TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa HTTTKT & TMĐT
----------
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Marx-Lenin về vấn đề
dân tộc để nhận thức vấn đề dân tộc ở Afghanistan
Nhóm thực hiện: 05
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà
Lớp học phần: 21106HCMI0121
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................
I.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc..............................................
1. Khái niệm và xu hướng phát triển.................................................................................
1.1.
Khái niệm:..................................................................................................................
1.2.
Xu hướng phát triển..................................................................................................
2. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn
đề dân tộc................................................................................................................................
II.
2.1.
Các dân tộc hồn tồn bình đẳng..............................................................................
2.2.
Các dân tộc được quyền tự quyết..............................................................................
2.3.
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.....................................................................
Vấn đề dân tộc ở Afghanistan hiện nay.........................................................................
1. Sơ lược về tình hình dân tộc (lịch sử vấn đề).................................................................
2. Thực trạng vấn đề dân tộc..............................................................................................
3. Những vấn đề đang đặt ra trong việc giải quyết vấn đề dân tộc................................
3.1.
Thứ nhất, Vấn đề khủng hoảng nhân đạo trầm trọng tại Afghanistan.................
3.2.
Thứ hai, các vấn đề về kinh tế-chính trị.................................................................
4. Một số gợi ý nhằm giải quyết vấn đề dân tộc ở Afghanistan hiện nay......................
KẾT LUẬN..............................................................................................................................
2
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT
Họ và tên
Mã SV
Vai trò
37
Nguyễn Thái
Sơn
20D190160
Thành
viên
38
Hà Quang
Thắng
20D190166
Nhóm
trưởng
39
Nguyễn Phương
Thảo
20D190164
Thành
viên
Nguyễn Thị Thư 20D190108
Thành
viên
Chu Thị Thương 20D190168
Thành
viên
40
41
42
Nguyễn Như
Thùy
20D190167
Thành
viên
43
Nguyễn Thị
Hương Trà
20D190049
Thành
viên
44
Lê Thị Thùy
Trang
20D190169
Thành
viên
3
Nhiệm vụ
Tổng hợp, chỉnh
sửa, hoàn thành
Word
Làm PowerPoint
Làm nội dung
Vẽ sơ đồ
Thuyết trình
Làm nội dung
Làm nội dung
Làm nội dung
Đánh
giá
Hồn
thành
tốt
Hồn
thành
tốt
Hồn
thành
tốt
Hồn
thành
tốt
Hồn
thành
tốt
Hồn
thành
tốt
Hồn
thành
tốt
Hồn
thành
tốt
Ghi
chú
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề cốt lõi
trong quan hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu trong thế giới hiện
đại. Các quốc gia đều đang ra sức tìm tịi con đường để bảo vệ lợi ích của quốc gia - dân
tộc mình, giữ gìn nền độc lập, chủ quyền quốc gia và tồn vẹn lãnh thổ, nhưng lại khơng
tách rời với thế giới, dù quốc gia đó là đơn tộc hay đa tộc người. Ở nhiều nước trên thế
giới, vấn đề dân tộc đang nổi cộm, có nhiều cuộc chiến tranh vừa và nhỏ đều bắt đầu từ
vấn đề dân tộc, chưa thành công trong việc hoạch định và thực thi chiến lược, chính sách
đối với các dân tộc thiểu số... Chính vì vậy, vấn đề dân tộc ln là mối quan tâm đặc biệt
của giới lãnh đạo, cầm quyền của các quốc gia và sự tìm tịi, khảo cứu của giới nghiên
cứu. Vấn đề dân tộc có tính đặc thù quan trọng, liên quan đến quốc gia - quốc tế, có tính
thời sự cấp bách và rất nhạy cảm.
Trên các đài, báo hiện nay đề cập rất nhiều đến vấn đề dân tộc ở Afghanistan. Sự
trở lại của Taliban ảnh hưởng đến trật tự quốc tế. Từ năm 1997 đến nay, các nhà phân
tích chính trị ln đặt câu hỏi về bản chất thực sự của phong trào Taliban, về các quyết
định chính trị của nó, về mối quan hệ của Taliban với các mạng lưới tôn giáo ở Pakistan
và các trào lưu khủng bố quốc tế. Hệ tư tưởng của Taliban chính xác là chủ nghĩa dân tộc
Pashtun với một tham vọng về quy mô và về lãnh thổ khá hạn chế, nhưng lại có một sức
chống trả bền bỉ và một khả năng hồi sinh rất ghê gớm, giống như tất cả những trào lưu
mang sắc thái dân tộc chủ nghĩa. Có thể thấy trước rằng tương lai chính trị của
Afghanistan dường như khơng mấy tươi sáng. Cuộc xung đột ở Afghanistan tiềm ẩn
nhiều nguy cơ sâu rộng tồn cầu, nên việc giải quyết khơng phụ thuộc vào bất kỳ một
quốc gia đơn lẻ nào, dù là Iran, Nga, Qatar hay Mỹ. Tất cả đều phải nỗ lực để góp phần
mang lại hịa bình và ổn định cho Afghanistan, đảm bảo một mơi trường an ninh có lợi
cho sự phát triển của khu vực và thế giới.
Để hiểu rõ hơn về vẫn đề này, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài: Vận dụng quan
điểm chủ nghĩa Marx-Lenin về vấn đề dân tộc để nhận thức vấn đề dân tộc ở Afghanistan.
4
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc
1. Khái niệm và xu hướng phát triển
1.1. Khái niệm:
Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa rộng: Dân tộc (nation) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn
định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngơn ngữ
chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị,
kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh trong suốt quá trình lịch sử lâu
dài dựng nước và giữ nước.
Nghĩa hẹp: Dân tộc (ethnic) là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng tộc người
được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung ý thức tự
giác tộc người, ngơn ngữ và văn hóa.
1.2. Xu hướng phát triển:
+ Xu hướng thứ nhất: Các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc
gia dân tộc độc lập. Thực tế này đã diễn ra ở những quốc gia, khu vực nơi có nhiều cộng
đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác nhau trong chủ nghĩa tư bản.
+ Xu hướng thứ hai: Xích lại gần nhau giữa các dân tộc (Liên hiệp giữa các dân
tộc). Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học công nghệ, của giao lưu kinh
tế và văn hoá trong xã hội tư bản làm xuất hiện nhu cầu xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa
các dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia, quốc tế giữa các dân tộc làm cho các dân tộc
xích lại gần nhau.
2. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải
quyết vấn đề dân tộc
5
2.1. Các dân tộc hồn tồn bình đẳng
+ Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt lớn hay nhỏ, trình độ
cao hay thấp.
+Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
+ Khơng có dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Quyền bình đẳng
dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý và trên thực tế.
+ Để thực hiện quyền bình đẳng phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, áp bức
dân tộc, đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
2.2. Các dân tộc được quyền tự quyết
+ Thực chất là quyền làm chủ của một dân tộc, tự mình quyết định vận mệnh của
dân tộc mình; quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc
mình.
+ Bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập và
quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
+ Thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải xuất phát từ thực tiễn – cụ thể và phải
đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo cho sự thống nhất giữa lợi ích
dân tộc và lợi ích của giai cấp cơng nhân.
+ Đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch
lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước hoặc kích động ly khai dân tộc.
2.3. Liên hiệp cơng nhân tất cả các dân tộc:
6
+ Phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; phản ánh
sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân
chính.
+ Là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân nhân lao động thuộc các dân
tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
+ Vừa là nội dung chủ yếu, vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung
của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể.
II.
Vấn đề dân tộc ở Afghanistan hiện nay
1. Sơ lược về tình hình dân tộc (lịch sử vấn đề)
Tổng quan về Afghanistan
Môi trường địa lý
Tiểu vương quốc Afghanistan nằm giữa Trung Á và Nam Á. Đây là quốc gia có vị
trí địa lý “nửa kín nửa hở” vì nằm sâu trong nội địa khơng giáp biển, nhưng Afghanistan
khơng hồn tồn khép kín vì biên giới giáp nhiều nước xung quanh và nằm trên ngã tư
đường Đông-Tây. Afghanistan được xem là điểm nút trọng yếu của “Vành đai kinh tế,
Con đường tơ lụa”. Hơn thế nữa, Afghanistan cịn giàu tài ngun khống sản, nhưng về
cơ bản là chưa phát triển và được mệnh danh là “kẻ nghèo nằm trên mỏ vàng”.
Văn hóa dân tộc và tơn giáo
Dân số: Vì Afghanistan chưa bao giờ tiến hành một cuộc tổng điều tra toàn quốc
về dân số nên cho đến nay, có nhiều ý kiến về dân số và có sự khác biệt lớn. Theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Afghanistan là 40.151.114 người tính đến
ngày 03/11/2021.
Dân tộc: Afghanistan là một quốc gia đa sắc tộc, các dân tộc chính bao gồm
Pashtun và Tajik, ngồi ra cịn có Hazara, Uzbek, Turkmen và hơn 20 dân tộc thiểu số.
Nhưng hiến pháp Afghanistan chỉ cơng nhận 14 nhóm sắc tộc. Điều 4 của Chương 1 Hiến
pháp Afghanistan quy định rõ "Người Afghanistan gồm các dân tộc sau: Pashtun, Tajik,
7
Hazara, Uzbek, Turkmen, Baluchi, Pasha, Nuristan, Aymak, Arab, Kyrgyz, Chikirbash,
Guju, Bulahui,… "
Ngơn ngữ: Các ngơn ngữ chính của Afghanistan bao gồm Pashto và Dari, cũng
như hơn 30 ngôn ngữ khác như tiếng Uzbek, Baluchi và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo CIA
Factbook, khoảng 50% dân số Afghanistan có thể nói tiếng Dari và khoảng 35% có thể
nói được Pashto.
Tơn giáo: Hơn 99% người dân Afghanistan là người Hồi giáo, trong đó khoảng 7489% thuộc hệ phái Sunni và 9-25% thuộc Shi'a (những con số ước tính có thể khác biệt).
Có khoảng 30.000 tới 150.000 người Ấn giáo và người đạo Sikh sống tại nhiều thành phố
nhưng chủ yếu tại Jalalabad, Kabul, và Kandahar.
Sơ lược về tình hình dân tộc
Cuộc chiến ở Afghanistan 20 năm qua và vụ khủng bố 11/9 có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, tịa tháp đơi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở
Manhattan, New York, bị một chiếc máy bay đâm vào, gây chấn động thế giới. Bin Laden
và các cơ sở tổ chức Hồi giáo cực đoan của hắn (Qaeda, Al-Qaeda) xuất hiện trước thế
giới với tư cách là thủ phạm. Căn cứ của Bin Laden là ở Afghanistan, và chính Taliban là
nơi ẩn náu cho hắn. Vậy Taliban là ai?
Năm 1989, quân đội Liên Xô rút lui, cuộc nội chiến ở Afghanistan nổ ra, và nhóm
chiến binh Hồi giáo Taliban bắt đầu hoạt động mạnh ở khu vực Tây Nam và biên giới
Pakistan. Khẩu hiệu của Taliban khi đó là chống tham nhũng và duy trì an ninh đồng thời
tuân thủ nghiêm ngặt các giáo lý Hồi giáo.
Bắt đầu từ năm 1996, Taliban từng bước kiểm soát hầu hết các khu vực của đất
nước và thực hiện luật Hồi giáo trên khắp đất nước, quy định đàn ông phải mọc tóc và
phụ nữ phải mặc áo dài trùm đầu, đồng thời phim và âm nhạc bị cấm.
8
Al-Qaeda (Qaida) và người sáng lập bin Laden thường xuyên đến và đi từ
Afghanistan. Sau vụ tấn công 11/9, Taliban từ chối giao nộp bin Laden và Mỹ quyết định
can thiệp quân sự để lật đổ chế độ Taliban, thiết lập hệ thống dân chủ ở Afghanistan và
loại bỏ lực lượng khủng bố.
Sau khi Taliban bị lật đổ và giải tán, họ đã tập trung tại các khu vực biên giới của
Pakistan để chuẩn bị cho một cuộc phục hưng.
Năm 2004, NATO hợp lực với Hoa Kỳ và chính phủ Afghanistan mới thành lập để
giành quyền kiểm soát từ tay Taliban, nhưng Taliban vẫn không ngừng phản kháng vũ
trang, và các cuộc tấn công bạo lực chết người vẫn tiếp tục. Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama đã tuyên bố "mở rộng" ở Afghanistan vào năm 2009, quân đội Hoa Kỳ
đóng tại Afghanistan đã tăng mạnh và lực lượng Taliban bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng
chúng không bị tiêu diệt.
Năm 2014 được gọi là năm đẫm máu nhất ở Afghanistan trong 20 năm qua. Vào
cuối năm đó, NATO đã tuyên bố chấm dứt các hoạt động chiến đấu ở Afghanistan và bàn
giao trách nhiệm và quyền lực bảo vệ quốc phòng và an ninh cho quân đội Afghanistan.
Taliban coi đây là cơ hội để lấy lại sức mạnh và đã liên tiếp giành lại nhiều nơi.
Chính phủ Mỹ và Taliban đã đàm phán nhiều lần và cuối cùng đã ký một thỏa thuận tại
thủ đô Doha (Qatar).
2. Thực trạng vấn đề dân tộc
Hoa Kỳ đã biến mất, và Taliban đã trở lại.
Vào tháng 2/2020, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một thỏa
thuận với Taliban, theo đó tất cả các lực lượng Mỹ sẽ rời khỏi Afghanistan trước ngày
1/5/2021. Đổi lại, Taliban cam kết cắt đứt quan hệ với các nhóm khủng bố như Al-Qaeda
và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, giảm bạo lực và đàm phán với chính phủ
Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn.
9
Kể từ khi Hoa Kỳ cơng bố lịch trình rút qn, tình hình ở Afghanistan đã có
chiều hướng xấu đi. Thời điểm trận chiến được “chiếu tướng” trên phạm vi toàn cầu diễn
ra vào ngày 15/8. Vào ngày này, Taliban đã tiến vào Kabul, thủ đô của Afghanistan, đại
diện của Taliban và chính phủ Afghanistan thảo luận về "chuyển giao quyền lực một cách
hịa bình", và Tổng thống Ghani của Afghanistan "rời bỏ" sang các nước khác ... Người
phát ngơn của Taliban nói với giới truyền thơng rằng chiến tranh đã kết thúc ở
Afghanistan, và hình thức quản trị và chế độ sẽ sớm trở nên rõ ràng.
Ngày 19/8/2021, Taliban tuyên bố thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo
Afghanistan, 4 ngày sau khi chiếm được thủ đơ Kabul.
Ơng Mujahid cũng tuyên bố, sự thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan
diễn ra 102 năm sau khi Anh từ bỏ quyền kiểm soát đất nước. Ngày 19/8 được tổ chức
như một ngày lễ quốc gia ở Afghanistan, kỷ niệm nền độc lập của nước này sau khi thoát
khỏi ách thuộc địa của Anh.
Người phát ngôn Zabihullah Mujahid nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng hiện nay
của Taliban là ổn định tình hình và thành lập một chính phủ.
Ơng Mujahid đã đưa ra nhiều cam kết cho đất nước Afghanistan trong tương lai
nằm dưới sự lãnh đạo của Taliban. Đặc biệt, đại diện của Taliban cam kết sẽ tôn trọng các
quyền của phụ nữ phù hợp với luật Hồi giáo.
Ông Mujahid tuyên bố Taliban sẽ nỗ lực thành lập một chính phủ toàn diện tại
Afghanistan và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động tái thiết đất nước. Ơng nói
rằng Afghanistan muốn có mối quan hệ tốt với tất cả các bên để phát triển kinh tế và có
được sự thịnh vượng.
Sự trở lại của Taliban ảnh hưởng đến trật tự quốc tế
Vào lúc Taliban đang dần ổn định trong vai trò là nhà cầm quyền mới tại
Afghanistan, các quốc gia khác đang chạy đua trong việc thích nghi với sự thay đổi quyền
lực này
10
Quốc gia láng giềng của Afghanistan là Pakistan chịu ảnh hưởng lớn từ việc thay
đổi quyền lực tại Kabul. Nước này thiệt hại rất nhiều từ tình trạng bất ổn tại Afghanistan
với số lượng lớn người tị nạn đến từ Afghanistan . Nhưng Pakistan vẫn nhận được một số
lợi ích nhờ sự trở lại của Taliban. Với những người tại Pakistan nhìn thế giới thơng qua
lăng kính cạnh tranh với Ấn Độ thì việc Taliban lên nắm quyền đồng nghĩa với việc ảnh
hưởng của Ấn Độ tại Afghanistan sẽ bị giảm bớt. Thêm vào đó, Pakistan muốn tạo ra một
"cầu nối kinh tế đường bộ" với các quốc gia Cộng hịa Trung Á thơng qua Afghanistan,
nhằm kết nối nước này với nền kinh tế khu vực rộng lớn hơn.
Quyết định ra đi vội vàng được coi là một đòn giáng nặng nề vào uy tín của Hoa
Kỳ, ảnh hưởng đến uy tín của Hoa Kỳ với tư cách là đối tác và tư cách đạo đức của Hoa
Kỳ trong các vấn đề quốc tế. Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos công bố hôm
30/8, chưa đến 40% người Mỹ tham gia khảo sát tán thành việc Tổng thống Joe Biden xử
lý việc rút quân khỏi Afghanistan, trong khi có tới 51% không ủng hộ cách xử lý của
người đứng đầu Nhà Trắng trong việc rút quân khỏi Afghanistan.
Với việc rút quân của Hoa Kỳ đã mang lại cho Trung Quốc cơ hội mở rộng ảnh
hưởng ở Afghanistan và khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có những lo lắng của
riêng mình. Trung Quốc có đường biên giới với Afghanistan, Trung Quốc đang bị cáo
buộc khủng bố người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi và lo sợ rằng những kẻ khủng bố Hồi
giáo chống Bắc Kinh có thể sử dụng Afghanistan làm căn cứ.
3. Những vấn đề đang đặt ra trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
3.1.Thứ nhất, Vấn đề khủng hoảng nhân đạo trầm trọng tại Afghanistan
Ngày 6/10, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc
(WFP) tại Afghanistan cho biết tình hình khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan ngày càng
trở nên tồi tệ, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ hơn nữa quốc gia đang bị
chiến tranh tàn phá này. Trước khi Taliban lên nắm quyền, Afghanistan đã ở trong tình
trạng khủng hoảng nhân đạo với 18 triệu người cần được giúp đỡ, nhưng giờ đây mọi thứ
thậm chí cịn tệ hơn, người dân khắp nơi thiếu lương thực và suy dinh dưỡng.
11
Và theo dự báo của liên hợp quốc, tình hình càng trở nên không khả quan khi mùa
đông sắp đến. Ngoài ra vấn đề dịch bệnh cũng là vấn đề nghiêm trọng tại Afghanistan.
Hàng trăm nghìn người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất tại Afghanistan gần như không
thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe do hệ thống y tế đang bị quá tải. Việc không nhận
được viện trợ từ các tổ chức tài trợ cộng thêm việc phong tỏa các đường biên giới, cùng
hoạt động gián đoạn của ngân hàng đã làm xuất hiện tình trạng thiếu thuốc men điều trị ở
Afghanistan. Taliban cũng đã bày tỏ mối quan ngại trước việc các nhân viên y tế rời khỏi
Afghanistan gây thiếu hụt nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế.
Tình trạng làn sóng người dân khao khát rời khỏi Afghanistan rất đáng báo động.
Các trang thông tin đã đưa tin rất nhiều về hình ảnh người dân nước này đã đổ xơ ra sân
bay để tìm cách tháo chạy khỏi đất nước. Đây là tâm lý chung của người dân Afghanistan
khi biết rằng Taliban đã nắm quyền kiểm soát Kabul.
Trong quá khứ Taliban đã để lại những kí ức kinh hồng mà họ vẫn ám ảnh nhất là
với Phụ nữ và trẻ em. Sự bất bình đẳng nam nữ cũng là vấn đề mà Taliban thực hiện.
Trong giai đoạn 1996-2001 phụ nữ Afghanistan không được đi làm, trẻ em gái không
được đi học, phụ nữ phải che mặt và đi cùng đàn ông nếu muốn ra khỏi nhà.
Hiện tại nhiều phụ nữ Afghanistan đã bày tỏ nỗi sợ hãi khi Taliban kiểm soát đất
nước. Họ lo sợ về một kịch bản hà khắc sẽ lặp lại đối với cuộc sống và quyền của họ dưới
sự kiểm soát của Taliban.
Nhiều sự lo ngại về việc Taliban sẽ là nơi sản sinh ra nhiều thành phần khủng bố
mới trên thế giới. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền hịa hình của khơng chỉ
riêng Afghanistan mà còn với cả khu vực và thế giới.
3.2.Thứ hai, các vấn đề về kinh tế-chính trị:
a. Vấn đề kinh tế
Dưới sự dày vò của chiến tranh, nền kinh tế của Afghanistan gần như không thể
phát triển được. Afghanistan vẫn luôn nhận được hàng tỷ USD viện trợ đến từ các nước
trên quốc tế nhưng điều đó cũng khơng thể cải thiện được nền kinh tế trên bờ vực sụp đổ.
12
Đất nước Trung Đông này vẫn nằm trong số những nước nghèo nhất trên thế giới. Tính
đến năm 2020, quy mô nền kinh tế Afghanistan chỉ đứng ở mức 19,807 tỷ USD.
Vấn đề tài chính cấp bách nhất của Afghanistan ở thời điểm hiện tại là cạn kiệt
đồng USD. Trước khi thủ đô Kabul rơi vào tay Taliban, bạo lực và hỗn loạn đã cản trở
việc chuyển USD đến Afghanistan. Hiện nay, Mỹ đã đóng băng 9,5 tỷ USD tài sản của
ngân hàng trung ương Afghanistan và tạm dừng chuyển tiền đến nước này. Các chính
quyền châu Âu ngừng viện trợ phát triển. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cắt quyền truy cập
vào SDR (quyền rút vốn đặc biệt) của Afghanistan.
Vậy sau khi Taliban lên nắm quyền thì có một câu hỏi đặt ra là nguồn thu nhập của
Taliban là từ đâu? Trong q trình vươn lên, nó chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ kinh tế của một
số nước láng giềng, các hoạt động tội phạm và nguồn thu từ việc thu thuế ở các khu vực
do Taliban kiểm sốt hoặc có ảnh hưởng. Mới đây, Taliban đã tun bố cấm sản xuất và
buôn bán ma túy, khẳng định chính quyền mới sẽ khơng biến quốc gia đang là nhà sản
xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới thành “Một Nhà nước ma túy” thực sự. Nhưng thực tế
trong suốt 20 năm qua Taliban vẫn luôn gây áp lực cho nông dân trồng cây anh túc ở
những vùng mà Taliban kiểm soát bằng việc áp thuế 10% đối với mọi mắt xích trong
chuỗi sản xuất, tiêu thụ ma túy. Các chun gia cũng đều cho rằng rất khó để chính quyền
mới thốt khỏi những vụ giao dịch ma túy có lợi nhuận khủng.
b. Vấn đề chính trị
Hiện tại Afghanistan đã trong quyền kiểm soát của Taliban. Ahmadullah Muttaqi,
một quan chức của Taliban, thông báo trên mạng xã hội rằng lễ ra mắt đang được sửa
soạn tại dinh tổng thống ở Kabul. Đài truyền hình tư nhân Tolo nói rằng chính phủ mới
sắp ra thông báo.
Nhà lãnh đạo tối cao Taliban Haibatullah Akhundzada dự kiến sẽ là người nắm
quyền lực tối cao trong hội đồng chính phủ, bên dưới ơng sẽ là tổng thống, một quan chức
Taliban nói với Reuters.
13
Trong vài ngày đầu tháng 10 qua tại Afghanistan vẫn xảy ra những vụ đánh bom
nhỏ thiệt hại về người: Vụ đánh bom nhằm vào các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite tại một
thánh đường ở tỉnh Kunduz dường như nhằm mục đích gây thêm bất ổn ở Afghanistan.
Hãng AFP ngày 8.10 đưa tin ít nhất 50 người thiệt mạng trong vụ đánh bom nhằm vào
những tín đồ tại một thánh đường Hồi giáo dòng Shiite ở thành phố Kunduz ở
Afghanistan. Trước đó cũng đã xảy ra nhiều vụ đánh bom nhỏ lẻ ở đất nước Nam Á này.
Nhìn chung về chính trị tại đây vẫn cịn q nhiều bất ổn.
4. Một số gợi ý nhằm giải quyết vấn đề dân tộc ở Afghanistan hiện nay
Dựa theo Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải
quyết vấn đề dân tộc sẽ có những gợi ý về hướng giải quyết sau:
- Tạo quyền bình đẳng cho các dân tộc tại Afghanistan. Afghanistan có nhiều
nhóm dân tộc khác nhau trong đó có 7 nhóm chính là Pashtun, Tajik, Hazara,
Tiếng Uzbekistan, Aimag, Turkmen, Balochi (Baluch). Taliban thuộc Pashtun và
hiện tại có lực lượng đơng nhất. Các mâu thuẫn xung đột chính của đất nước này
xảy ra chủ yếu do sự bất bình đẳng. Một khi Taliban lên nắm quyền đất nước mà
muốn ổn định phát triển thì trước tiên nhất là phải tạo ra sự công bằng cho các dân
tộc khác. Cho họ tham gia vào chính phủ để họ cũng có quyền hành. Từ đó có thể
hàn gắn lại các vết thương dân tộc.
- Taliban cần nhanh chóng khơi phục phát triển lại nền kinh tế đang trên bờ vực
sụp đổ. Kinh tế là xương sống của một nhà nước. Nền kinh tế khôi phục cũng sẽ
giúp phần nào trấn an người dân, hạn chế các cuộc xung đột cũng như đấu tranh.
Người dân một khi được sống an tồn, ổn định và có điều kiện thì sẽ khơng còn
chống trả.
- Tạo mối quan hệ hợp tác quốc tế: Taliban gần như từng bị cả thế giới cô lập do
những hành vi vô nhân đạo nhưng hiện tại khi chiếm được gần như toàn bộ
Afghanistan, Taliban đã muốn tạo mối quan hệ quốc tế với các nước. Điều này còn
phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cũng như diễn biến của Taliban. Mối quan hệ quốc
14
tế sẽ có thể giúp đất nước phát triển hơn nhận được sự trợ giúp để khôi phục cuộc
sống cho người dân.
- Vấn đề Xã hội cần được cải thiện: Các quyền tự do của con người cần được
đảm bảo. Trẻ em và Phụ nữ cần được tôn trọng và bảo vệ. Các vấn đề bạo lực cần
được hạn chế để khôi phục lại sự an toàn cần thiết. Các vấn đề giáo dục, y tế cần
được quan tâm hàng đầu.
KẾT LUẬN
Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng có tầm ảnh hưởng tới
cộng động, xã hội; là mối quan tâm hàng đầu của giới lãnh đạo, cầm quyền của
mỗi quốc gia và sự tìm tịi, khảo cứu của các nhà khoa học. Từ góc độ nghiên cứu
khoa học cho thấy, do có sự khác biệt về cách tiếp cận giữa các quốc gia, các
trường phái mà đến nay vẫn còn nhiều tranh luận, đồng thời còn những khoảng
trống trong lý luận về dân tộc. Tuy nhiên, để có thể lấp trống khoảng trống đó, con
người cần khơng ngừng nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân sâu xa của các
vấn đề về dân tộc và đưa ra giải pháp tốt nhất để ổn định tình hình, tránh được
những bất đồng, những xung đột giữa các dân tộc. Như C. Mác và Lênin đã nói:
“Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân
tộc khác cũng sẽ được xóa bỏ” (Tun ngơn của Đảng cộng sản -1848).
Trên đây là phần trình bày những hiểu biết về đề tài: “Vận dụng quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc để nhận thức về vấn đề dân tộc ở Afghanistan
hiện nay” của nhóm chúng em. Do kiến thức và hiểu biết thực tế còn hạn chế, rất
mong được cô nhận xét và chia sẻ ý kiến về bài thảo luận để chúng em rút kinh
nghiệm, hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
15
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học trường đại học Thương Mại NXB Thống
kê - 2019
2. />3. />4. />5. />6. />7. />%E1%BB%91c-phi%E1%BB%87n-s%E1%BA%BD-l%E1%BB%A5i-t
%C3%A0n-hay-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n
8. />9. />
16
17