Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Sổ tay kiến thức lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.27 KB, 37 trang )

Thái Minh Quân

Sổ tay kiến thức
Lịch sử - Địa lí 6

Tp. Hồ Chí Minh, 9/2022


Phần Lịch sử
Chương 1: Tại sao cần học lịch sử ?
Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
I. Lịch sử và mơn lịch sử
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con
người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Môn lịch sử là mơn khoa học tìm hiểu về lịch sử lồi người, bao gồm toàn bộ
những hoạt động của con người và xã hội lồi người trong q khứ.
II. Vì sao phải học lịch sử ?
Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được
ông cha ta đã sống và lao động như thế nào để có đất nước như ngày hơm nay.
Học lịch sử còn để đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phuc vụ cho
hiện tại và tương lai.
III. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu
Nguồn sử liệu (hay tư liệu lịch sử) là công cụ để lưu giữ những dấu tích của người
xưa cịn để lại cho chúng ta ngày nay.
Có các loại nguồn tư liệu lịch sử:
Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm
diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu
lịch sử.
Tư liệu truyền miệng gồm các truyền thuyết, thần thoại, dân ca… được truyền từ
đời này qua đời khác. Đây là nguồn thơng tin để tìm hiểu lịch sử.
Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chữ khắc trên mai rùa, trên xương, trên vỏ cây,


các bản chép tay hay in trên giấy… ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con
người và các sự kiện lịch sử xảy ra.
Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn lưu giữ được trong
lòng đất, hay trên mặt đất như các cơng trình kiến trúc, đồ gốm, các tác phẩm nghệ
thuật… Tư liệu hiện vật không chỉ là bằng chứng giúp chúng ta hiểu và dựng lại lịch sử
mà còn được sử dụng để kiểm chứng tư liệu chữ viết.


Bài 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
I. Âm lịch, Dương lịch
Dựa vào quan sát và tính tốn, người xưa đã phát hiện ra quy luật di chuyển của
Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất để tính tốn thời gian và làm ra lịch.
Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái
Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.
Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
II. Cách tính thời gian
Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của Dương lịch,
gọi là Công lịch.
Công lịch lấy năm 1 là năm ra đời của chúa Giê-su là năm đầu tiên của Cơng
ngun. Trước năm đó là Trước Cơng ngun (TCN), sau năm đó (năm 1) là được tính là
Công nguyên (CN).

Chương 2: Thời kỳ nguyên thuỷ
Bài 3: NGUỒN GỐC LỒI NGƯỜI
I. Q trình tiến hố từ vượn thành người
Cách đây khoảng 5 đến 6 triệu năm, Vượn người xuất hiện.
Khoảng 4 triệu năm trước, Người tối cổ xuất hiện. Họ đứng thẳng trên mặt đất, đi
bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo đá làm cơng cụ lao động. Người tối cổ
sống thành nhiều nhóm, tồn tại ở các môi trường khác nhau.

Khoảng 150.000 năm trước, Người tinh khôn (Người hiện đại) xuất hiện. Người
tinh khơn có bộ não lớn hơn Người tối cổ, cấu tạo cơ thể giống người hiện nay. Sự xuất
hiện của Người tinh khơn đánh dấu q trình chuyển biến từ Vượn người thành Người đã
hồn thành.
II. Dấu tích của người tối cổ ở Đơng Nam Á
Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở đảo Gia-va (Indonesia).


Ở Việt Nam, người ta tìm thấy nhiều cơng cụ lao động được ghè đẽo thô sơ của
người tối cổ ở núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Khê (Gia Lai). Họ cũng
tìm thấy nhiều chiếc răng của người tối cổ ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn).

Bài 4: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
I. Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thuỷ
Có 2 giai đoạn của xã hội nguyên thuỷ:
+ Bầy người nguyên thuỷ: gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau, có sự phân cơng
lao động giữa nam và nữ.
+ Công xã thị tộc: gồm các gia đình có cùng huyết thống sống chung với nhau, tộc
trưởng đứng đầu. Nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng và gắn bó với nhau
hợp thành bộ lạc.
II. Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ
Ban đầu, người tối cổ dùng các mẩu đá vừa tay để làm công cụ. Dần dần, họ biết
ghè một mặt (hoặc hai mặt) làm công cụ lao động thô sơ. Về sau, họ đã bắt đầu mài đá
tạo thành cơng cụ lao động. Ngồi ra, người ngun thuỷ cũng đã tạo ra lửa. Việc cải tiến
công cụ lao động, lửa giúp đôi tay con người khéo léo hơn, con người từng bước hồn
thiện bản thân mình, kiếm được nhiều thức ăn và nước uống hơn.
Ban đầu, người nguyên thuỷ sinh sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm. Khi
công cụ lao động được cải tiến, họ bắt đầu biết trồng trọt, chăn nuôi (thuần chủng động
vật hoang đã thành vật nuôi), địa bàn cư trú được mở rộng.
III. Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ.

Người nguyên thuỷ có tục chơn cất người chết vào mộ táng kèm theo công cụ lao
động.
Người nguyên thuỷ biết dùng đồ trang sức, biết vẽ các hình ảnh lên trên hang
động, biết khắc hình ảnh trên ngà voi, chất liệu đá.

Bài 5: SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ SANG XÃ
HỘI CĨ GIAI CẤP
I. Sự xuất hiện cơng cụ bằng kim loại


Khoảng thiên niên kỷ IV TCN, con người tìm ra đồng đỏ. Đầu thiên niên II TCN,
họ luyện được đồng thau và sắt. Các công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện sớm nhất
ở Tây Á, Bắc Phi, châu Âu.
Việc chế tạo công cụ bằng kim loại giúp tăng nhanh diện tích trồng trọt, đóng
thuyền, khai thác mỏ, xây nhà cửa, xuất hiện các công việc mới (luyện kim, chế tạo cơng
cụ lao động, chế tạo vũ khí…).
II. Sự chuyển biến trong xã hội ngun thuỷ
Nhờ có cơng cụ lao động bằng kim loại, năng suất tăng nhanh và con người tạo ra
một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên. Một số người tù trưởng, người đứng đầu thị
tộc chiếm mất lượng sản phẩm dư thừa đó, hình thành giai cấp thống trị. Những người
cịn lại ít hoặc khơng có lượng sản phẩm dư thừa đã trở thành người nghèo, hình thành
giai cấp bị trị.
Q trình phân hố xã hội và tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở các nơi trên thế giới
không giống nhau. Cuối thời nguyên thuỷ, cư dân phương Đông sống dọc các sông lớn,
làm nông nghiệp nên họ thường sống tập trung để cùng làm thuỷ lợi, chống giặc ngoại
xâm. Vì vậy, sự liên kết cộng đồng và các tập tục của xã hội nguyên thuỷ được bảo lưu.
III. Việt Nam cuối thời kỳ nguyên thuỷ
Cách đây hơn 4.000 năm, cư dân Việt Nam trải qua các nền văn hố Phùng
Ngun, Đồng Đậu, Gị Mun và Đơng Sơn. Trong thời gian đó, cư dân biết chế tác công
cụ lao động bằng đồng và luyện kim.

Việc sử dụng các công cụ lao động giúp cư dân dần định cư ở vùng đồng bằng ven
sông lớn để lập làng, đồng thời họ phát triển nghề nông, làm đồ gốm và làm nhiều công
cụ bằng đồng.

Chương 3: Xã hội cổ đại
Bài 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
I. Điều kiện tự nhiên
Ai Cập nằm ở đông bắc châu Phi, dọc sông Nin. Sông Nin mang đến nguồn nước
tới cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời là tuyến giao thông chủ yếu giữa các vùng của Ai
Cập cổ đại.
II. Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.


Cư dân Ai Cập cổ đại sống theo các công xã nằm dọc sông Nin. Về sau, các công
xã hợp thành Thượng Ai Cập ở miền bắc, Hạ Ai Cập ở miền nam.
Khoảng năm 3.200 TCN, vua Menes thành lập nước Ai Cập thống nhất. Đứng đầu
nước Ai Cập là pharaoh, theo cha truyền con nối. Pharaoh có quyền lực tối cao, sở hữu
tồn bộ đất đai và có qn đội riêng.
Năm 30 TCN, Ai Cập cổ đại bị La Mã tiêu diệt.
III. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
Người Ai Cập cổ đại tạo ra chữ tượng hình. Chữ tượng hình được viết trên các
phiến đá, giấy papyrus.
Về tốn học, người Ai Cập giỏi hình học. Họ đã xây dựng các Kim tự tháp hùng
vĩ.
Cơng trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại là các Kim tự tháp, các khu
đền tháp của các pharaoh và Thung lũng các vị Vua. Điêu khắc của người Ai Cập nổi bật
với tượng bán thân Nefertiti, phiến đá Narmer…
Về y học, người Ai Cập có tục ướp xác (mummy).

Bài 7: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

I. Điều kiện tự nhiên
Lưỡng Hà là vùng bình ngun, nằm giữa hai sơng lớn là Euphrates (Ơ-phơ-rát)
và Tigris (Ti-gơ-rơ). Cư dân Lưỡng Hà biết làm nông nghiệp, trồng cây chà là, trồng rau
củ, chăn nuôi, buôn bán.
II. Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại
Khoảng năm 3.500 TCN, người Sumer (Xu-me) thành lập hàng loạt quốc gia
thành thị ở Lưỡng Hà.
Sau người Sumer, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ Lưỡng Hà. Năm 539
TCN, Lưỡng Hà cổ đại bị nước Ba Tư tiêu diệt.
III. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
Từ thiên niên kỷ IV TCN, người Lưỡng Hà cổ đại sáng tạo ra chữ hình nêm (hay
chữ hình đinh).


Thành tựu văn học nổi bật là Sử thi Gilgamesh (Gin-ga-mét).
Về luật pháp, người Lưỡng Hà ra luật Hammurabi (thế kỷ XVIII TCN).
Người Lưỡng Hà giỏi số học, họ sử dụng hệ đếm 60. Họ chia một giờ thành 60
phút, một phút thành 60 giây và chia một vòng tròn thành 360 độ.
Cơng trình kiến trúc nổi tiếng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Babylon.

Bài 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
I. Điều kiện tự nhiên
Ấn Độ nằm ờ khu vực Nam Á, ba mặt giáp biển.
Ấn Độ có hai khu vực là Bắc Ấn, Nam Ấn. Khu vực Bắc Ấn có hai con sơng Ấn
(Indus) và sơng Hằng (Ganga) chảy qua, nên đất đai màu mỡ. Cư dân sống ở lưu vực hai
con sông chủ yếu làm nghề nông và chăn nuôi.
II. Xã hội Ấn Độ cổ đại
Khoảng 2.500 năm TCN, người bản địa Dravida xây dựng các thành thị dọc sông
Ấn.
Đến khoảng 1.500 năm TCN, người Arya từ Trung Á tiến vào Bắc Ấn, thống trị

người Dravida bằng chế độ đẳng cấp (Casta).
Chế độ đẳng cấp (Casta) ở Ấn Độ cổ đại có các đẳng cấp:
+ Brahman (Bà-la-môn)
+ Ksatriya (quý tộc vũ sĩ)
+ Vaisiya (nông dân, thương nhân, thợ thủ công)
+ Shoudra (những người thấp kém nhất trong xã hội).
III. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
Ấn Độ cổ đại có hai tơn giáo lớn. Bà-la-mơn giáo (về sau đổi thành Hindu giáo) đề
cao ba vị thần: Brahma (Sáng tạo), Vishnu (Bảo tồn), Shiva (Huỷ diệt), con người chịu sự
sắp đặt của thần Sáng tạo. Thế kỷ VI TCN, Phật giáo ra đời, nhấn mạnh luật nhân quả và
tất cả con người đều bình đẳng.
Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ Phạn.


Người Ấn Độ sáng tác ra các tác phẩm văn học bất hủ như kinh Vedha, hai bộ sử
thi (Mahabharata, Ramayana), trun ngụ ngơn về các lồi vật Panchatantra…
Về tốn học, người Ấn Độ phát minh các số từ 0 đến 9. Họ đã biết dùng thuốc tê,
thuốc mê trong chữa bệnh, biết phẫu thuật.
Ngay từ thời cổ đại, người Ấn Độ đã xây dựng các cơng trình kiến trúc kì vĩ, tiêu
biểu là đại bảo tháp Sanchi và chùa hang Ajanta. Cột trụ Ashoka trở thành biểu tượng của
Ấn Độ ngày nay.

Bài 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỶ VII
I. Điều kiện tự nhiên
Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc sống tập trung ở vùng trung và hạ lưu sơng Hồng
Hà. Về sau, họ mở rộng địa bàn cư trú đến lưu vực sông Trường Giang.
Sông Hồng Hà (cịn gọi là “sơng Mẹ”) thường xun gây lũ lụt, mang phù sa đến
bồi đắp cho đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho trồng trọt và chăn ni. Vì vậy,
nơi đây là cái nơi của văn minh Trung Quốc.
Về phía nam, vùng đồng bằng ở sơng Trường Giang phì nhiêu, thuận lợi cho nhiều

loại cây trồng phát triển.
Trên vùng đồng bằng của hai con sông, các nhà nước cổ đại ra đời.
II. Quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến của Tần Thuỷ Hoàng
Trong 2.000 năm của thời cổ đại, trên đất Trung Quốc có ba triều đại Hạ, Thương
và Chu. Trên lưu vực hai sơng này, đã xuất hiện hàng nghìn tiểu quốc, ln có chiến tranh
để thơn tính lẫn nhau.
Cuối thời Chu, nước Tần mạnh lên. Thời Tần Doanh Chính, quân Tần lần lượt
đánh bại các nước, thống nhất Trung Quốc.
Do sự phát triển của sức sản xuất, xã hội Trung Quốc phân hoá. Quý tộc, quan lại
cùng một bộ phận nơng dân cơng xã giàu có đã chiếm nhiều ruộng đất, hình thành giai
cấp địa chủ. Cịn lại các nơng dân cơng xã bị mất ruộng, hình thành nơng dân lĩnh canh
(tá điền). Địa chủ bóc lột nơng dân bằng địa tô. Chế độ phong kiến được xác lập ở Trung
Quốc.


Tần Doanh Chính lên ngơi Hồng đế, hiệu là Tần Thuỷ Hồng (221 – 210 TCN).
Ơng thống nhất lãnh thổ, hệ thống đo lường, tiền tệ và chữ viết. Sau khi ông băng hà, nhà
Tấn suy yếu và cuối cùng bị sụp đổ.
III. Từ nhà Hán, Nam – Bắc triều đến nhà Tuỳ
Sau nhà Tần, Trung Quốc chịu sự cai trị của nhà Hán (206 TCN – 220). Sau khi
nhà Hán đổ, Trung Quốc rơi vào loạn lạc, thống nhất xen kẽ chia rẽ. Năm 581, nhà Tuỳ
tái thống nhất Trung Quốc.
IV. Thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc cổ đại
Về tư tưởng, Nho gia của Khổng Tử đã nhấn mạnh tôn ti trật tự xã hội, kẻ dưới
phải phục tùng bề trên.
Người Trung Quốc sáng tạo ra chữ tượng hình. Chữ được viết trên mai rùa, xương
thú (giáp cốt), khắc trên chuông và đỉnh đồng.
Tác phẩm văn học nổi tiếng là Kinh Thi, Sử ký của Tư Mã Thiên.
Lĩnh vực y học sớm phát triển với nhiều phương pháp chữa bệnh hiệu quả bằng
thảo dược, châm cứu, bấm huyệt…

Trung Quốc có nhiều phát minh vĩ đại, như thiết bị đo động đất, kỹ thuật làm giấy,
kỹ thuật dệt lụa…
Các triều đại Trung Quốc xây dựng nhiều cơng trình kiến trúc hùng vĩ, tiêu biểu là
Vạn Lý trường thành.

Bài 10: HY LẠP CỔ ĐẠI
I. Điều kiện tự nhiên
Thời cổ đại, lãnh thổ Hy Lạp cổ đại nằm trong bán đảo Balkan (Ban-căng), vùng
biển Aegea (Ê-giê) và vùng ven biển phía tây Tiểu Á.
Đất đai nhiều đồi núi, khí hậu ấm áp nên thuận lợi cho việc trồng nho và cây ơ-liu.
Ngồi ra, Hy Lạp có nhiều khống sản, có đường bờ biển dài tạo thành các cảng biển,
thuận lợi cho hoạt động buôn bán.
II. Tổ chức nhà nước thành bang
Hy Lạp cổ đại gồm nhiều thành bang, mỗi thành bang có chính quyền, lãnh thổ,
qn đội… riêng.


Thế kỷ V, thành bang Aten gồm các cơ quan: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng
lĩnh, Hội đồng 500 và Toà án 6.000 người.
III. Những thành tựu tiêu biểu
Trên cơ sở tiếp thu chữ viết của người Phoenicia (Phê-ni-xi), người Hy Lạp sáng
tạo ra bàng chữ cái Hy Lạp, gồm 24 chữ cái.
Về văn học, người Hy Lạp cổ đại sáng tác ra các bộ Sử thi (Iliad và Odyssey của
Homer), các vở kịch của Euripides (Ơ-ri-pít), Sophocles (Xô-phốc)…
Hy Lạp là quê hương của các nhà khoa học nổi tiếng như Thales, Pythagore (toán
học), Archimedes (vật lý), Herodote và Thucydides (sử học), Socrates và Platon (triết
học).
Nhiều di tích kiến trúc còn để lại đến ngày nay như đền Athena, tượng thần Zeus
(Dớt), tượng Vệ nữ Milo…


Bài 11: LA MÃ CỔ ĐẠI
I. Điều kiện tự nhiên
Vùng đất gốc của La Mã là bán đảo Italia. Miền bắc có vùng đồng bằng ở lưu vực
sông Po (Pô) và sông Tibre (Ti-bơ-rơ) thuận lợi cho trồng trọt; miền nam bán đảo có
nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn ni. Bán đảo Italia có đường bờ biển dài, thuận lợi cho
việc bn bán, quản lý hiệu quả vùng lãnh thổ rộng lớn.
II. Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại
Khi mới thành lập, La Mã là một thành bang nhỏ ở miền trung bán đảo Italia. Qua
các cuộc chiến tranh, La Mã trở thành một đế chế có lãnh thổ rất rộng lớn, đó là tồn bộ
các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải.
Ban đầu, La Mã thiết lập nền Cộng hoà, quyền lực lọt vào tay Viện Nguyên lão
(Senate). Đến thế kỷ I TCN, La Mã trở thành Đế chế, quyền lực lọt vào tay Hồng đế,
Viện Ngun lão chỉ cịn là hình thức.
III. Những thành tựu văn hố tiêu biểu
Người La Mã sáng tạo ra chữ cái La-tinh gồm 26 chữ cái, số La Mã.
Cư dân La Mã cổ cũng sáng tạo ra hệ thống luật La Mã rất tiến bộ.


Người La Mã xây dựng nhiều cơng trình kiến trúc to lớn như đấu trường
Colossium (Cô-li-dê), đền Pantheon (Păng-tê-ông), hệ thống đường sá và cầu cống.

Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỷ tiếp giáp
công nguyên đến thế kỷ X
Bài 12: CÁC VƯƠNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á TRƯỚC THẾ KỶ X
I. Vị trí địa lí của Đơng Nam Á
Đông Nam Á là khu vực rộng lớn nằm ở phía đơng nam châu Á. Đơng Nam Á
nằm trên tuyến đường hàng hải từ Tây sang Đông, nên nơi đây là cầu nối giữa Ấn Độ và
Trung Quốc.
Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa
nước và các loại cây hương liệu quý hiếm (đinh hương, nhục đậu khấu, trầm hương…).

II. Sự xuất hiện các vương quốc từ đầu công nguyên đến thế kỷ VII
Ở Đông Nam Á trước thế kỷ đã xuất hiện các vương quốc như Champa, Phù Nam,
Pegu, Thaton… ở dọc lưu vực các con sông lớn, thuận lợi cho nông nghiệp và buôn bán.
Phù Nam là vương quốc phát triển nhất trong 7 thế kỷ đầu cơng ngun.
III. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỷ VII đến
thế kỷ X
Sau khi Phù Nam suy tàn, hàng loạt các vương quốc mới xuất hiện với vương
quốc Dvaravati (thế kỷ VII), vương quốc Pagan (năm 849), vương quốc Đại Cồ Việt (thế
kỷ X), vương quốc Sri Vijaya ở bán đảo Sumatra (thế kỷ VII – VIII). Từ thế kỷ VIII,
vương quốc Kalinga mạnh lên và trở thành bá chủ trong suốt ba thế kỷ sau đó.

Bài 13: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HỐ Ở ĐƠNG NAM Á TỪ
ĐẦU CƠNG NGUN ĐẾN THẾ KỶ X
I. Quá trình giao lưu thương mại
Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hoá lớn đã dẫn đến ra
đời tuyến đường thương mại ở Đông Nam Á. Trên con đường thương mại này, Đơng
Nam Á trở thành nơi cung cấp hàng hố, nước ngọt, lương thực mà còn là nơi để trao đổi


các loại hương liệu có giá trị (nhục đậu khấu, ngọc trai, san hô…). Các trung tâm buôn
bán lớn nhất lúc đó là Ĩc Eo (Phù Nam), Trà Kiệu (Champa), Palembang (Sri Vijaya).
II. Q trình giao lưu văn hố
Thơng qua con đường giao lưu thương mại, văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng mạnh sang
Đông Nam Á, biểu hiện cụ thể ở tôn giáo, chữ viết và kiến trúc.
Hindu giáo và Phật giáo ảnh hưởng mạnh ở Đông Nam Á. Các vương quốc ở đảo
Sumatra, đảo Java và nước Pagan đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Hindu giáo lại phổ
biến ở Champa và Chân Lạp.
Cư dân Đông Nam Á đã cải tiến chữ Phạn thành chữ Khmer, chữ Champa, chữ
Melayu (Mã Lai)…
Do ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, ở Đơng Nam Á xuất hiện các cơng trình kiến

trúc như khu đền Borobudur (Indonesia) và khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam).

Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỷ VII TCN đến
đầu thế kỷ X
Bài 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC
I. Nhà nước Văn Lang
Từ khoảng 2.000 năm TCN, cư dân Việt cổ bắt đầu mở rộng địa bàn cư trú xuống
vùng đồng bằng rộng lớn. Các bộ lạc dần hình thành, trong đó bộ lạc Văn Lang là lớn
mạnh nhất.
Do nhu cầu trị thuỷ, chống ngoại xâm nên các bộ lạc đã liên kết với nhau. Khoảng
thế kỷ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang thu phục các bộ lạc khác, xưng là Hùng
Vương, thành lập quốc gia Văn Lang, kinh đô là Phong Châu (Phú Thọ).
Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, giúp việc cho ông là Lạc hầu và Lạc tướng.
Đất nước được chia thành 15 bộ, ở các chiềng và chạ có Bồ chính cai quản. Nhà nước
Văn Lang chưa có luật pháp và qn đội, khi có giặc thì huy động thanh niên ở các
chiềng chạ cùng chiến đấu.
II. Nhà nước Âu Lạc


Năm 214 TCN, quân Tần xâm lược nước Văn Lang. Người Lạc Việt và người Tây
Âu liên kết với nhau cùng kháng chiến chống giặc. Năm 208 TCN, quân dân Văn Lang
đại phá được quân Tần.
Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương, thành lập nước
Âu Lạc, đóng đơ ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Hà Nội). Tổ chức nhà nước không thay
đổi nhiều, nhưng chặt chẽ hơn so với thời Văn Lang. Vua có nhiều quyền lực hơn, có
qn đội và có vũ khí tốt. Nhà vua xây dựng kinh thành Cổ Loa, biến kinh đơ thành trung
tâm của nhà nước và là phịng tuyến bảo vệ vững chắc.
Đầu thế kỷ II TCN, nước Âu Lạc bị quân của Triệu Đà tấn công. Năm 179 TCN,
nước Âu Lạc bị Triệu Đà thơn tính.


Bài 15: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KÌ VĂN LANG, ÂU LẠC
I. Đời sống vật chất
Cư dân Văn Lang – Âu Lạc sử dụng công cụ lao động, công cụ sinh hoạt bằng
đồng (lưỡi cày, thau chậu, bình gốm…). Ngồi ra, họ biết chăn nuôi và đánh cá.
Nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền. Nghề luyện kim được
chun mơn hố cao, nhiều người chỉ chun làm nghề đúc đồng, rèn sắt. Các sản phẩm
thủ công nổi tiếng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng
Ngọc Lũ.
Cư dân Văn Lang – Âu Lạc ăn cơm cùng với rau, tôm, cá. Họ biết dùng mâm, bát,
muôi để ăn, đồng thời biết nêm gia vị, muối, mắm cá cho món ăn thêm ngon. Cư dân ở
nhà sàn, đi lại chủ yếu bằng thuyền.
Ngày thường, nam đóng khố và đi chân đất, nữ mặc váy, có yếm che ngực. Họ để
tóc búi tó, để xỗ. Ngày lễ hội, họ đội mũ lơng chim, nam mặc khố dài, nữ mặc áo và váy
xoè.
II. Đời sống tinh thần
Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục thờ cúng Tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên
như Thần Sông, Thần Núi, Thần Cây… Họ chôn người chết trong thạp, bình, mộ thuyền.
Mộ của người giàu có có chơn nhiều cơng cụ và đồ trang sức q giá. Người dân có tục
nhuộm răng đen, xăm mình. Trong lễ hội, người dân nhảy múa bên tiếng khèn, tiếng
chiêng…


Bài 16: CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ BẮC THUỘC
I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
Nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam), gộp với 6
quận của Trung Quốc thành châu Giao. Thủ phủ đặt ở Luy Lâu (Bắc Ninh). Đến thời
Đường, vua Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ với 12 châu, 59 huyện.
Đứng đầu châu là Thứ sử (thời Đường đặt ra Đô hộ phủ, với Tiết độ sứ đứng đầu).
Đứng đầu quận là Thái thú người Hán. Đứng đầu huyện lúc đầu là Lạc tướng, về sau là

Huyện lệnh. Đứng đầu làng xã là các tù trưởng, hào trưởng người Việt.
Nhà Hán chiếm đoạt ruộng đất bắt người dân cống nạp sản vật quý, giữ độc quyền
muối và sắt. Nhà Ngô và nhà Lương đặt thêm thuế, bắt hàng nghìn thợ thủ cơng sang
Trung Quốc. Nhà Đường tăng cường thuế khoá, cống nạp và lao dịch nặng nề.
Các chính quyền phong kiến phương Bắc chủ trương đưa người Hán sang ở lẫn
với người Việt, bắt người Việt phải theo phong tục tập quán của họ. Đồng thời, họ truyền
bá chữ Hán cùng tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhân
dân Việt vẫn giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp của tổ tiên.
II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội
Người Việt trồng lúa nước mỗi năm hai vụ, dùng cày và sức kéo trâu bị phổ biến.
Ngồi ra, người dân cịn biết chăn ni, trồng cây ăn quả và đắp đê phòng lụt. Một số
nghề thủ công như dệt vải, làm giấy, khảm xà cừ, đúc tiền, đúc ngói… rất phát triển.
Các sản phẩm thủ công được trao đổi buôn bán ở các chợ làng, các trung tâm buôn
bán lớn. Các tuyến giao thông trên bộ và trên biển được mở rộng, tạo điều kiện cho
thương nhân các nước đến buôn bán. Tuy nhiên, chính quyền đơ hộ độc quyền ngoại
thương.
Các thành phần trong xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc có thay đổi căn bản so với
thời Văn Lang – Âu Lạc. Tầng lớp trên lúc đầu là các Lạc tướng người Việt, về sau thay
bằng Hào trưởng Việt, địa chủ Hán có uy tín trong nhân dân, nhưng vẫn bị chính quyền
đơ hộ chèn ép.
Nơng dân cơng xã bị chính quyền đơ hộ cướp đoạt ruộng đất, bị phân hố thành
nơng dân công xã và nông dân lệ thuộc. Riêng tầng lớp nơ tì là khơng thay đổi gì. Mâu
thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam với chính quyền đơ hộ
phương Bắc.


Bài 17: ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC
THỜI BẮC THUỘC
I. Đấu tranh bảo tồn văn hố dân tộc
Chính quyền đơ hộ sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để ép buộc người Việt phải

theo lễ nghi, phong tục của người Hán.
Nhưng người Việt vẫn có ý thức duy trì và giữ gìn dịng giống Tiên Rồng của cha
ơng để lại, như duy trì các tín ngưỡng truyền thống (thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự
nhiên), giữ gìn tiếng nói (tức tiếng Việt), bảo tồn các phong tục tập quán Việt (nhuộm
răng, ăn trầu, búi tóc…)
II. Phát triển văn hố dân tộc
Phật giáo và Đạo giáo khi truyền vào Việt Nam, đã hoà quyện với các tín ngưỡng
dân gian.
Người Việt chủ động tiếp thu có chọn lọc chữ Hán, một số kỹ thuật tiến bộ của
Trung Quốc để rồi sáng tạo ra từ Hán – Việt, làm ra các sản phẩm thể hiện rõ dấu ấn của
giao lưu với văn hoá Trung Quốc.

Bài 18: CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC
THẾ KỈ X
I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43)
Bất bình trước ách đơ hộ tàn bạo của chính quyền đô hộ phương Bắc, năm 40, Hai
Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân
nhanh chóng đánh bại kẻ thù, lập chính quyền mới đóng đơ ở Mê Linh (Vĩnh Phúc). Năm
42 – 43, khởi nghĩa bị quân Hán đàn áp. Nhân dân thương tiếc, lập đền thờ Hai Bà ở
nhiều nơi.
II. Khởi nghĩa Bà Triệu (248)
Dưới ách thống trị của nhà Ngô, năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở vùng
Cửu Chân (Thanh Hoá). Nghĩa quân Bà Triệu tràn xuống đánh phá các thành qch của
chính quyền đơ hộ, từ đó lan ra khắp Giao Châu. Nhà Ngơ đem đại quân đàn áp, khởi
nghĩa thất bại.
III. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (542 – 602)


Đầu thế kỷ VI, nhà Lương cai trị Giao Châu tàn bạo. Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi
nghĩa và nhanh chóng làm chủ Giao Châu. Quân Lương hai lần kéo sang đàn áp, nhưng

đều bị thất bại.
Khởi nghĩa thắng lợi. Mùa xn năm 544, Lý Bí lên ngơi Hồng đế (Lý Nam Đế),
đặt tên nước là Vạn Xuân, lập triều đình mới đóng đơ ở vùng cửa sơng Tơ Lịch (Hà Nội).
Năm 545, quân Lương xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế kháng chiến chống giặc
rất anh dũng. Năm 548, ông trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục, vị
tướng trẻ tài ba. Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên), lập căn cứ và
lãnh đạo quân dân Vạn Xuân kháng chiến.
Kháng chiến thắng lợi. Năm 550, Triệu Quang Phục xưng vương và tổ chức lại
chính quyền. Năm 571, ơng bị Lý Phật Tử cướp ngôi. Năm 602, nhà Tuỳ đem quân xâm
lược, nước Vạn Xuân kết thúc.
IV. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 – 722)
Dưới ách thống trị của nhà Đường, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa ở Hoan
Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh). Mai Thúc Loan xây kinh đô Vạn An ở vùng Sa Nam (Nghệ
An), đồng thời liên kết với nhân dân các châu, huyện trong vùng An Nam đô hộ phủ,
quân Champa, quân Chân Lạp cùng tổng tấn công thành Tống Bình (Hà Nội).
Ơng được nhân dân gọi là Mai Hắc Đế, lập chính quyền mới độc lập trong gần 10
năm. Năm 722, khởi nghĩa Mai Thúc Loan bị quân Đường đàn áp.
V. Khởi nghĩa Phùng Hưng
Cuối thế kỷ VIII, Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Nội). Được
nhân dân ủng hộ, Phùng Hưng đánh chiếm thành Tống Bình và sắp đặt việc cai trị. Năm
791, khởi nghĩa bị quân Đường đàn áp.

Bài 19: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
I. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
Từ cuối thế kỷ IX, nhà Đường suy yếu. Nhân cơ hội đó, một hào trưởng ở Hồng
Châu (Hải Dương) là Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân đánh chiếm thành Đại La (Hà
Nội), rồi tự xưng là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ. Năm 906, vua Đường buộc phải phong
Khúc Thừa Dụ chức Tiết độ sứ.



Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên cầm quyền, tiến hành cuộc
cải cách tiến bộ: bãi bỏ chính sách bóc lột của chính quyền nhà Đường, đặt lại đơn vị
hành chính, điều chỉnh mức thuế và đặt quan thu thuế, chiêu mộ thêm lính thơng qua lập
hộ khẩu. Cải cách Khúc Hạo đặt nền tảng cho việc xây dựng chính quyền tự chủ và độc
lập với phương Bắc.
Sau khi Khúc Hạo mất, chính quyền họ Khúc suy yếu. Năm 930, quân Nam Hán
xâm lược vùng đất Tĩnh Hải quân. Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ (một bộ tướng của
họ Khúc, quê ở Thanh Hoá) nhanh chóng lãnh đạo quân dân tiến đánh quân xâm lược.
Sau khi đánh bại quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự
chủ.
II. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị bộ tướng của mình là Kiều Cơng Tiễn sát hại.
Ngay sau đó, Kiều Cơng Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Được tin, Ngơ Quyền (con rể của
Dương Đình Nghệ) kéo quân ra thành Đại La hỏi tội họ Kiều, rồi ông chọn vùng hạ lưu
sông Bạch Đằng để đóng cọc, chuẩn bị lực lượng chống quân xâm lược.
Cuối năm 938, quân xâm lược Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Nhân lúc
thuỷ triều lên, Ngô Quyền chọ các toán quân nhỏ ra khiêu chiến để nhử quân giặc vào
trận địa. Thuỷ triều rút, quân giặc lọt vào trận địa cọc, quân của Ngô Quyền đổ ra đánh
quyết liệt. Kết quả, quân Nam Hán thất bại thảm hại, chỉ huy quân Nam Hán là Lưu
Hoằng Thao chết trận.
Trận Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập và
tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

Bài 20: VƯƠNG QUỐC CHAMPA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X
I. Sự ra đời và phát triển của vương quốc Champa
Cuối thế kỷ II, một thủ lĩnh thuộc huyện Tượng Lâm (nay thuộc Quảng Nam,
Quảng Ngãi), quận Nhật Nam là Khu Liên nổi dậy đánh phá châu thành của quân Hán,
lập ra vương quốc mới với tên gọi ban đầu là Lâm Ấp. Đến thế kỷ VIII, tên nước gọi là
Hoàn Vương. Tới thế kỷ IX, tên nước là Chiêm Thành.
Từ thế kỷ II đến thế kỷ X, vương quốc Champa trải qua 6 vương triều. Các triều

vua Champa nhiều lần dời đô: thế kỷ II, kinh đô là Sinhapura (Trà Kiệu, Quảng Nam).
Thế kỷ VII, kinh đô dời về Virapura (Ninh Thuận) ở phía nam. Thế kỷ IX dời lên phía
bắc, lập kinh đơ Indrapura (Thăng Bình, Quảng Nam). Cuối thế kỷ X, dời hẳn về phía


nam, đóng đơ ở Vijaya (Bình Định). Các vua Champa xây dựng lực lượng quân đội
mạnh, tiến hành mở rộng lãnh thổ. Đến thế kỷ IX, lãnh thổ Champa được mở rộng nhất,
bao gồm toàn bộ vùng duyên hải (ven biển), trải dài từ phía nam dãy Hồnh Sơn (Hà
Tĩnh) đến phía bắc sơng Dinh (Ninh Thuận).
II. Kinh tế và tổ chức xã hội
Người dân Champa biết trồng lúa trên các loại ruộng như ruộng trũng, ruộng cao,
ruộng chua mặn…, biết dùng trâu bò để kéo cày. Họ biết khai thác lâm sản và nhiều loại
khoáng sản trên rừng núi, biết đánh cá và trao đổi sản vật với các thuyền bn nước
ngồi.
Xã hội Champa gồm nhiều tầng lớp. Tầng lớp trên là quý tộc và tăng lữ Bà-lamôn, quân đội và các hộ pháp, nhạc công, vũ nữ hợp thành tầng lớp và phục vụ cho triều
đình, quan lại. Thợ thủ công, nghệ nhân và người đánh cá hợp thành tầng lớp áp chót,
khơng có vai trị quan trọng. Cuối cùng là tầng lớp nông dân trồng lúa và tiều phu khai
thác lâm sản.
III. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
Trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn, thế kỷ IV, người Chăm sáng tạo ra chữ Chăm cổ.
Cư dân Champa theo Bà-la-mơn giáo và Phật giáo (về sau có theo Hồi giáo), có
nhiều đóng góp cho hoạt động văn hoá và nghệ thuật.
Nghệ thuật ca múa nhạc của người Chăm rất phát triển, tạo ra tầng lớp nhạc công,
vũ nữ (Apsara).
Nhiều cơng trình kiến trúc như đền tháp Chăm vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Bài 21: VƯƠNG QUỐC CỔ PHÙ NAM
I. Quá trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam
Địa bàn chủ yếu của vương quốc Phù Nam là vùng đất Nam Bộ (Việt Nam) ngày
nay.

Vương quốc Phù Nam ra đời vào thế kỷ I, gắn liền với hệ thống các kênh rạch
chẳng chịt và hơn 10 thành thị, nổi bật là thương cảng Óc Eo (An Giang).
Từ thế kỷ III, Phù Nam mở rộng lãnh thổ, trở thành một quốc gia phát triển nhất
khu vực Đông Nam Á. Thời gian này, Phù Nam là trung tâm kết nối giao thương và văn
hoá giữa các cộng đồng dân cứ trong khu vực với Ấn Độ, Trung Quốc.


Đầu thế kỷ VI, Phù Nam suy yếu. Thế kỷ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thơn tính,
các thành thị của Phù Nam cũng đột ngột biến mất.
II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội
Tận dụng mạng lưới kênh rạch và sơng ngịi dày đặc, cư dân Phù Nam trồng lúa
nước. Người dân Phù Nam làm nhiều nghề thủ cơng, các sản phẩm thủ cơng của họ vẫn
cịn tồn tại đến ngày nay. Cư dân Phù Nam mở cửa giao lưu thương mại qua các thành
thị, thương cảng, nổi bật là thương cảng Óc Eo. Họ giao lưu thương mại, trao đổi sản vật
với thương nhân nước ngoài.
Xã hội Phù Nam phân hoá thành nhiều tầng lớp như quý tộc, nông dân, thương
nhân, thợ thủ công. Các thành thị với quy mô lớn, đã trở thành nơi cư trú của các tầng lớp
quý tộc, thương nhân, thợ thủ công, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động thủ công
nghiệp và buôn bán của cư dân Phù Nam.
III. Một số thành tựu văn hoá
Cư dân Phù Nam xây dựng nhà sàn trên các kênh rạch và sơng ngịi, xây thành thị
trên các vùng đất nổi, đi lại chủ yếu bằng thuyền.
Người Phù Nam dùng chữ Phạn để khắc bia ký. Hindu giáo và Phật giáo được
truyền vào Phù Nam, nhưng về sau, Phật giáo chiếm ưu thế.
Nghệ thuật kiến trúc của Phù Nam là các đền đài, các tượng Phật bằng gỗ (hoặc
đá), đồ trang sức tinh tế, các bức chạm nổi trên đá (hoặc đất nung).

Phần Địa lý
Bài mở đầu: TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ ?
I. Sự lí thú của việc học Địa lí

Từ xa xưa, ông cha ta đã nhìn thấy các hiện tượng thiên nhiên luôn diễn ra hằng
ngày, các “nhịp điệu” của thiên nhiên, từ đó đúc kết thành bài học kinh nghiệm bằng các
câu ca dao, tục ngữ. Nếu có kiến thức về Địa lí, em sẽ giải thích các câu ca dao, tục ngữ
trên.
II. Vai trị của Địa lí trong cuộc sống


Trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018, phân mơn Địa lí trong mơn học Lịch
sử - Địa lí giúp học sinh tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh, các thách thức mà thế giới
phải đối mặt. Việc học Địa lí giúp các em phát triển các các kỹ năng cần thiết như đọc và
xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.
Đặc biệt, việc học Địa lí giúp học sinh trở thành cơng dân tồn cầu, có hiểu biết và quan
tâm đến môi trường sống xung quanh.
III. Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kỹ năng Địa lí
Việc nắm các khái niệm và kỹ năng Địa lí sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi: cái gì
? ở đâu ? vì sao ? để từ đó rút ra kiến thức cơ bản để vận dụng vào thực tiễn. Đồng thời,
nắm các khái niệm và kỹ năng Địa lí giúp các em có nền tảng để nhanh chóng tiếp thu
kiến thức mới dễ dàng, rèn luyện các kỹ năng cần thiết của địa lí như khai thác thông tin
trong tư liệu, tự sưu tầm và lưu trữ các tài liệu địa lí theo chủ đề khi học tập, khai thác và
sử dụng các công cụ địa lí như bản đồ, biểu đồ, số liệu, tranh ảnh, mơ hình…

Chương 1: Bản đồ - phương tiện thể hiện bề mặt Trái
Đất
Bài 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ
I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
Hệ thống kinh, vĩ tuyến là một mạng lưới gồm các đường tưởng tượng bao phủ
toàn bộ Địa cầu giúp chúng ta xác định vị trí của tất cả các địa điểm.
Kinh tuyến là các đường nối cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa cầu.
Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich (Anh) ở ngoại ô thủ đô London,
được đánh số 00.

Kinh tuyến Tây là những đường kinh tuyến nằm ở khu vực phía tây của kinh tuyến
gốc đến kinh tuyến 1800.
Kinh tuyến Đông là những đường kinh tuyến nằm ở khu vực phía đơng của kinh
tuyến gốc đến kinh tuyến 1800.
Vĩ tuyến là các vòng tròn bao quanh quả Địa cầu, song song với đường Xích đạo.
Xích đạo hay vĩ tuyến gốc (00) chia quả Địa cầu thành hai phần bằng nhau, phần
phía bắc là bán cầu Bắc, phần phía nam là bán cầu Nam.


II. Toạ độ địa lí
Toạ độ địa lí của một địa điểm được xác định là kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên
bản đồ hay quả Địa cầu.
Kinh độ của một điểm là khoảng cách bằng số độ tính từ điểm đó đến kinh tuyến
gốc. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách bằng số độ tính từ điểm đó đến Xích đạo.
Khi ghi toạ độ của một điểm, người ta phải xác định điểm đó ở bán cầu Bắc hay
bán cầu Nam để ghi vĩ độ, xác định điểm đó ở phía đơng hay phía tây của kinh tuyến gốc
để ghi kinh độ. Cuối cùng, ghi vĩ độ trước và kinh độ sau. Ví dụ điểm A (23 023’B,
105020’Đ).
III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau, đồng quy tại điểm
cực. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
Các kinh, vĩ tuyến vng góc với nhau.

Bài 2: KÍ HIỆU VÀ CHÚ GIẢI TRÊN MỘT SỐ BẢN ĐỒ THƠNG DỤNG
I. Kí hiệu bản đồ và chú giải
Kí hiệu bản đồ là các hình vẽ, màu sắc, chữ viết… mang tính quy ước thể hiện các
đối tượng địa lí trên bản đồ. Kí hiệu bản đồ giúp người đọc phân biệt sự khác nhau giữa
các thơng tin trên bản đồ.
II. Các loại kí hiệu bản đồ
Hệ thống kí hiệu trên bản đồ có các loại:

+ Kí hiệu điểm: dùng để biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố thành các
điểm riêng biệt (một mỏ khoáng sản, một sân bay, một cảng biển). Kí hiệu điểm được
biểu diễn bằng kí hiệu tượng hình, kí hiệu hình học.
+ Kí hiệu đường: thường được dùng để biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân
bố theo chiều dài như đường biên giới quốc gia, đường giao thơng, sơng ngịi…
+ Kí hiệu diện tích: thường được dùng để biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lí
phân bố theo diện tích như đất trồng rừng, đầm lầy, vùng trồng lúa…. Kí hiệu diện tích
được biểu diễn bằng màu sắc, nét chải.

Bài 3: TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ


I. Phương hướng trên bản đồ
Các hướng chính là Đơng, Tây, Nam, Bắc; các hướng trung gian là Đông Bắc, Tây
Bắc, Đông Nam, Tây Nam.
Người ta xác định phương hướng trên bản đồ dựa trên hệ thống kinh, vĩ tuyến,
dùng kim chỉ nam, mũi tên chỉ hướng.
II. Tỉ lệ bản đồ
Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng
cách trên thực địa.
Để thể hiện tỉ lệ bản đồ, người ta dùng tỉ lệ số và tỉ lệ thước:
+ Tỉ lệ số: là một phân số ln có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và
ngược lại. Ví dụ, tỉ lệ 1: 100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm trên thực
địa.
+ Tỉ lệ thước: là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo tính sẵn. Mỗi đoạn
trên thước đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.
Để tính khoảng cách trên thực địa dựa trên tỉ lệ bản đồ, ta làm như sau:
- Đo khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ bằng thước kẻ
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ, tính khoảng cách trên thực địa.
Ví dụ, trên bản đồ tỉ lệ 1: 15.000, khoảng cách hai điểm A và B là 5 cm, thì khoảng

cách thực tế là 15.000 x 5 = 75.000 cm = 750 m.
III. Tìm đường đi trên bản đồ
Bản đồ rất hữu ích để tìm địa điểm, chọn đường đi và ước tính thời gian di
chuyển. Để đọc bản đồ, ta sử dụng các kỹ năng như: sử dụng bảng chú giải, xác định
phương hướng, đo tính khoảng cách…

Bài 4: LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ
I. Lược đồ trí nhớ
Lược đồ trí nhớ là hình ảnh về một địa điểm hoặc một khu vực cụ thể trong tâm trí
của con người.


Lược đồ trí nhớ giúp chúng ta định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng
cách vẽ phác hoạ tuyến đường đi. Lược đồ trí nhớ cịn giúp chúng ta hiểu thế giới xung
quanh, sắp xếp không gian rồi thể hiện lại đối tượng, phác hoạ hình ảnh một địa điểm,
một hành trình hoặc một vùng nào đó.
II. Vẽ lược đồ trí nhớ
Các bước vẽ lược đồ trí nhớ:
- Hình dung: nhớ lại và suy nghĩ về nơi em sẽ vẽ lược đồ. Ví dụ: khu phố, nơi em
đang sống, ngôi trường em đang học tập…
- Sắp xếp khơng gian: suy nghĩ về những hình ảnh em có về nơi đó, sắp xếp chúng
lại với nhau theo tư duy của mình.
- Vị trí bắt đầu: là địa điểm hoặc khu vực em chọn để vẽ lược đồ của mình. Nó có
thể là nhà em, trường học hoặc một địa điểm bất kì.

Chương 2: Trái Đất – hành trình của hệ Mặt Trời
Bài 5: VỊ TRÍ TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG, KÍCH
THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Trái Đất là một hành tinh của hệ Mặt Trời. Vị trí đó, cùng với sự tự quay đã giúp

Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự sống.
II. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
Trái Đất có dạng hình cầu. Trái Đất có bán kính tại Xích đạo là 6.378 km, có diện
tích bề mặt lên đến hơn 510 triệu km2.

Bài 6: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ
QUẢ
I. Chuyển động tự quay quanh trục
Trái Đất tự quay theo một trục tưởng tượng. Trục này nối liền hai cực, nghiêng
một góc 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh trục là 24 giờ.


II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đơng, nên ở mọi nơi trên Trái Đất đều
có ngày và đêm luân phiên nhau.
Các địa điểm nằm chung một kinh tuyến sẽ có cùng một giờ, đó là giờ địa phương
hay giờ Mặt Trời.
Giờ khu vực là giờ để thuận tiện cho tính giờ và giao dịch quốc tế.
Giờ gốc (hay múi giờ gốc) là múi giờ có đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn
Greenwich (Anh).
Giờ quốc tế là giờ được tính theo múi giờ gốc (kinh tuyến gốc là múi giờ số 0) làm
giờ giao dịch chung trên thế giới, gọi là giờ GMT. Những múi giờ nằm bên trái múi giờ 0
là giờ muộn hơn giờ quốc tế (GMT - ), còn múi giờ nằm bên phải múi giờ 0 là giờ sớm
hơn giờ quốc tế (GMT + ).
III. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể di chuyển trên bề mặt Trái
Đất
Trái Đất vận động tự quay quanh trục sẽ sinh ra một lực làm các vật đang chuyển
động trên Trái Đất bị lệch so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng gọi là lực Coriolis.
Theo đó, so với hướng chuyển động ban đầu, vật thể đang chuyển động sẽ bị lệch

về bên phải ở bán cầu Bắc và bị lệch về bên trái ở bán cầu Nam.

Bài 7: CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
I. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông, theo một quỹ
đạo có dạng ê-líp gần trịn.
Trái Đất quay một vịng quanh Mặt Trời mất 365 ngày 6 giờ. Thời gian này gọi là
một năm thiên văn.
Trong khi chuyển động quanh quỹ đạo, Trái Đất vẫn giữ độ nghiêng và hướng
nghiêng của trục. Nhờ vậy, sinh ra hiện tượng mùa, hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo
mùa trên Trái Đất.
II. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất


Mùa là một khoảng thời gian của năm, có các đặc điểm riêng về thời tiết và khí
hậu.
Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là do trục Trái Đất nghiêng và không đổi
hướng khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. Khi ấy, các bán đầu lần lượt ngả về
phía Mặt Trời. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì nhận được lượng nhiệt và
ánh sáng nhiều hơn, khi đó là mùa nóng và ngược lại, bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời ít
hơn thì nhận được lượng nhiệt và ánh sáng ít hơn, khi đó là mùa lạnh. Trong cùng một
thời điểm, mùa của hai bán cầu trái ngược nhau.
Vào ngày 21/3 và 23/9, ngày và đêm dài bằng nhau ở mọi nơi trên Trái Đất, do hai
bán cầu nhận được lượng nhiệt bằng nhau. Ngày 21/6, bán cầu Bắc ngả về Mặt Trời
nhiều hơn. Ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về Mặt Trời nhiều hơn. Bán cầu nào ngả về
phía Mặt Trời nhiều hơn thì ngày dài, đêm ngắn. Ngược lại, bán cầu nào nào ngả về phía
Mặt Trời ít hơn thì ngày ngắn, đêm dài.

Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất
Bài 9: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. ĐỘNG ĐẤT VÀ NÚI LỬA

I. Cấu tạo của Trái Đất
Cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp malti và lớp nhân.
+ Vỏ Trái Đất: rắn chắc, sâu từ 5 – 70 km, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao. Vỏ
Trái Đất gồm đất, đá, khơng khí, nước, sinh vật… Vỏ Trái Đất gồm vỏ lục địa (dày từ 25
– 70 km) và vỏ đại dương (dày từ 5 – 10 km).
+ Malti: từ quánh dẻo đến rắn, dày gần 3.000 km, nhiệt độ từ 1.5000C đến 3.7000C
+ Nhân: từ lỏng đến rắn, dày trên 3.000 km, nhiệt độ trên 5.0000C
II. Các mảng kiến tạo
Thạch quyển là lớp ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của
lớp malti. Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau.
Các mảng kiến tạo dịch chuyển trên lớp malti với tốc độ rất chậm, xô vào nhau
hoặc tách xa nhau. Nơi tiếp giáp các mảng kiến tạo được gọi là đới tiếp giáp. Đới tiếp
giáp thường là nơi bất ổn nhất trên Trái Đất, thường xảy ra động đất và núi lửa.
III. Động đất


×