Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề cương nghiên cứu xây dựng chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian biển v2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.36 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Nghiên cứu xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao nhận
thức cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven biển huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 - 2020

Sinh viên thực hiện:
Chuyên ngành đào tạo: Quản lí Biển
Lớp:
Niên khóa: 2013-2017
Giáo viên hướng dẫn:

HÀ NỘI, 2017

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Hà Nội 2017


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ ......đã tận tình
hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn đồng thời tạo mọi điều kiện để em có được
kết quả tốt nhất.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Khoa học Biển và Hải Đảo Trường
Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những
năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền
tảng cho nghiên cứu mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách cững
chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của huyện Nghĩa Hưng
tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá
trình thực tập tại đơn vị.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cơ, anh, chị luôn dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp .

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iii
Danh mục viết tắt ............................................................................................................ v
Phần 1 : Tổng quan nội dung nghiên cứu của đề tài ...................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1. 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4
Phần 2 : Nội dung nghiên cứu và tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ............. 6

2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 6
2.1.1. Cách tiếp cận đề tài........................................................................................... 6
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 6
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài........................................................... 7
Phần 3 : Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................. 10
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 12
Phần 4: Kết qủa và thảo luận ......................................................................................... 14
4.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .......................................................................... 14
4.2 Kết luận và kiến nghị .............................................................................................. 14
Phần 5: tài liệu thảm khảo .............................................................................................. 15
PHẦN 6: Kế hoạch thực hiện ......................................................................................... 16

iv


Danh mục viết tắt
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

Nghĩa tiếng việt

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH


Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

Cán bộ công nhân viên

CNTT

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin

CTR

Chất thải rắn

Chất thải rắn

CP


Cổ phần

Cổ phần

CTR

Chất thải rắn

Chất thải rắn

KGB

Không gian biển

Không gian biển

TM

Thương Mại

Thương Mại

MT

Môi trường

Môi trường

NLĐ


Người lao động

Người lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân

QHKGB

Quy hoạch không gian Quy hoạch không gian biển
biển

XH

Xã hội

Xã hội

v


PHẦN 1 : TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia lớn ven bờ Biển Đông với chỉ số biển cao gấp 6 lần chỉ số
biển trung bình tồn cầu, việc đặt biển vào vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế đất nước như tinh thần Nghị quyết 09/2006/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam

đến năm 2020 hoàn toàn là một hướng đi đúng, một cách nhìn xa, trơng rộng.
Các chiến lược gia cho rằng, biển là di sản của nhân loại, là nơi dự trữ cuối cùng
của loài người nói chung và của dân tộc ta nói riêng về lương thực, thực phẩm và nguyên
nhiên liệu. Trong bối cảnh thế giới tiến mạnh ra biển ở thế kỷ 21 với các chiến lược biển
(và đại dương) quốc gia đầy tham vọng, đặc biệt đối với các “cường quốc biển” như Mỹ,
Anh, Canada, Trung Quốc,... thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của nó đối
với chiến lược phát triển đất nước không phải là quá sớm. Bởi lẽ biển ẩn chứa nhiều tiềm
năng không thể nhìn thấu bằng mắt, tài nguyên biển thuộc dạng tài nguyên chia sẻ và
“dùng chung”, biển luôn khắc nghiệt với con người và hoạt động trên biển thường chịu
nhiều rủi ro cao.
Lịch sử phát triển thế giới gắn với đại dương và biển, và gần đây là một thế giới
chuyển đổi nhấn mạnh đến tồn cầu hóa, kinh tế tri thức và kinh tế xanh (green
economy). Nước ta đang tiến hành công cuộc phát triển kinh tế biển trong một giai đoạn
phát triển mới của nền kinh tế thế giới với các đặc trưng cơ bản: khan hiếm nguyên nhiên
liệu, thảm họa của biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương, an sinh xã hội bị đe doạ, cạnh
tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia trên biển thường xuyên và gay
gắt hơn bao giờ hết. Trong một thế giới chuyển đổi như vậy đòi hỏi cộng đồng quốc tế và
các quốc gia biển, quốc đảo phải thay đổi tư duy phát triển và đổi mới công nghệ để giải
quyết những thách thức thời đại nói trên.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam càng phải cân nhắc đến tính bền
vững trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế biển mà về
1


nguyên tắc chính là phát triển một nền kinh tế xanh lam (blue economy): dựa vào hệ sinh
thái, ít chất thải, ít cac-bon, thân thiện với mơi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu,
cơng nghệ sạch hơn, an tồn thực phẩm và sản phẩm biển có sức cạnh tranh cao,... Để đạt
được mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tạo dựng được một nền
kinh tế xanh lam trong khi trình độ khai thác biển của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc
hậu so với khu vực, Việt Nam phải xây dựng được một nền công nghệ biển hiện đại; phát

triển được một nền kinh tế biển hiệu quả, bền vững, có khả năng hội nhập quốc tế; có một
phương thức quản lý tổng hợp biển theo không gian và bảo đảm được an ninh chủ quyền
vùng biển. Trong đó, phương thức quản lý tổng hợp biển theo không gian và công cụ quy
hoạch khơng gian biển đang cịn là những vấn đề mới mẻ đối với không chỉ các nhà khoa
học và quy hoạch, mà còn đối với nhà quản lý và hoạch định chính sách của Việt Nam.
Ở Việt Nam, vấn đề QHKGB được quan tâm cùng với phân vùng chức năng các
khu bảo tồn biển và quản lý vùng tổng hợp. Phân vùng chức năng được coi là công cụ
đầu tiên của chu kỳ QHKGB được rút kinh nghiệm từ quy hoạch sử dụng đất rồi áp dụng
vào phân vùng chức năng của Khu bảo tồn biển từ năm 2000, điển hình là Khu Bảo Tồn
Biển Hịn Mun (tỉnh Khánh Hịa). Quản lý tổng hợp biển theo khơng gian địi hỏi xác lập
một cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý biển và giải quyết đồng bộ các quan hệ
phát triển khác nhau, trong đó quan hệ giữa các mảng không gian cho phát triển kinh tế
biển và tổ chức không gian biển hợp lý cho phát triển kinh tế biển bền vững là một trong
những nhiệm vụ quan trọng, cần đi trước một bước. Công cụ cơ bản giúp tổ chức hợp lý
không gian biển cho phát triển bền vững là quy hoạch không gian biển.
Huyện Nghĩa Hưng thuộc tỉnh Nam Định nằm trải dài theo trục Bắc Nam, bề
ngang hẹp (chỗ rộng nhất 11km, chỗ hẹp nhất chưa đến 1km). Địa hình bằng phẳng, ba
mặt Bắc, Tây, Đơng được bao bọc bởi ba con sông (sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy),
mỗi năm tiến ra biển 50-100m đất. Dọc sơng Ninh Cơ có các ruộng muối. Tuyến đê biển
dài tít tắp nói lên sức bền bỉ của con người nơi đây trong công cuộc chinh phục thiên
nhiên "bắt sóng dữ phải cúi đầu, bắt biển sâu thành đồng ruộng". Trong đê san sát những
2


hồ chứa, ao, đầm ni trồng thuỷ sản, phía ngồi đê là khoảng 3500 ha bãi ngập triều.
Huyện có 12km chiều dài bờ biển và 2 đảo cát nhỏ cách bờ biển 5km. Rừng phòng hộ
ven biển Nghĩa Hưng thuộc Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng. Nghĩa Hưng
thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng. Trong những năm gần đây, nhiều nghề
thủ công truyền thống được phục hồi như dệt chiếu cói ở Liêu Hải (Nghĩa Trung), Tân
Liêu (Nghĩa Sơn); khâu nón lá ở Nghĩa Châu; làm miến ở Nghĩa Lâm.

Ở các huyện có khơng gian biển nói chung và huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
nói riêng, việc quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên ven biển và đáy biển hiện vẫn còn
nhiều bất cập, nảy sinh nhiều xung đột, bao gồm cả xung đột giữa các dạng khai thác sử
dụng và xung đột giữa các đơn vị quản lý chuyên ngành. Để giải quyết các mâu thuẩn
giữa phát triển kinh tế với bảo vệ mơi trường, xung đột lợi ích giữa các ngành, các thành
phần kinh tế, các nhóm lợi ích khác nhau trong sử dụng các dạng tài nguyên cần được
giải quyết đồng bộ, thống nhất từ các cơ quan Trung ương xuống các địa phương, cộng
đồng dân cư ven biển. Một trong những nguyên nhân đó là do nhận thức của người dân
về việc quản lý khơng gian biển cịn rất hạn chế, hầu hết người dân khơng hiểu được vai
trị và tầm quan trọng của việc quản lý không gian biển. Điều này cũng một phần do chưa
có nhiều các chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ biển, bảo vệ không
gian biển cho người dân. Từ những vấn đề đặt ra nói trên em đã chọn đề tài " Nghiên cứu
xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý tổng
hợp không gian biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 - 2020” làm
đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
1. 2. Mục tiêu của đề tài
-

Mục tiêu chung: Xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức cộng
đồng về quản lý tổng hợp không gian biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam
Định.

-

Mục tiêu riêng :

3


+ Xác định được thực trạng việc công tác tuyên truyền về quản lý không gian

biển ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
+ Xác định ý thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian biển tại
huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các chương trình truyền thơng về quản lý
khơng gian biển, từ đó xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao ý thức
của cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh
Nam Định.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Xác định được thực trạng việc công tác tuyên truyền về quản lý không gian
biển ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng và tuyên truyền của huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam Định đang hoạt động như thế nào ?
- Các chương trình tun truyền về quản lý tổng hợp khơng gian biển đã và đang
được triển khai như thế nào?
2. Xác định ý thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian biển tại huyện
Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Người dân và các tổ chức trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định nhận
thức như thế nào về quản lý khơng gian biển ?
- Các chương trình truyền thơng của địa phương có tác động thế nào đến nhận thức
của cộng đồng về quản lý không gian biển ?
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vị nội dung : Phân tích, đánh giá các chương trình truyền thơng về
quản lý khơng gian biển của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
4


+ Phạm vi không gian: đề tài chọn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định để

nghiên cứu và xây dựng giải pháp về vấn đề truyền thông quản lý không gian
biển.
+ Phạm vi thời gian : Nghiên cứu tiến hành lấy số liệu và phân tích số liệu từ
năm 2014 – 2016.

-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: công tác tuyên truyền về quản lý tổng hợp
không gian biển.

5


PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Cách tiếp cận đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở pháp lí các quy định pháp luật về quy hoạch
không gian biển cũng cần làm rõ nội hàm của quy hoạch không gian biển; đặc biệt cần
khẳng định, làm rõ quy hoạch không gian biển không phải là việc thay thế quy hoạch của
các ngành khai thác, sử dụng biển theo Công ước Luật biển 1982 và Luật Biển Việt Nam
(2012).
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, đề tài đã tập trung vào các quan điển tiếp
cận sau đây
+ Quan điểm xã hội dân sinh: đặt cộng đồng và người dân vùng nghiên cứu của
đề tài là vùng biển huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
+ Quan điểm thực tiễn: bám sát thực tiễn các cơng trình nghiên cứu trong nước và
quốc tế có liên quan đến quản lý khơng gian biển và các chương trình tun truyền nâng
cao ý thức người dân về bảo vệ không gian biển. Bằng quan điểm thực tiễn để phát hiện
những vấn đề đối với quả lý, xây dựng và triển khai các chương trình tun truyền về

khơng gian biển, những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền để nâng cao ý
thức cộng đồng.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu quản lý khơng gian biển
- Tổng hợp, phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý không
gian biển.
- Phân tích, đánh giá khung pháp lý và các giải pháp có liên quan đến cơng tác quản
lý khơng gian biển tại Việt Nam.
6


- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý khơng gian biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh
Nam Định.
Nội dung 2: Xác định hiện công tác tuyên truyền về quản lý tổng hợp không gian biển tại
huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu đánh giá công tác xây dựng các chương trình truyền thơng của huyện
Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chương trình tuyên truyền và truyền thông tới
cộng đồng và người dân tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như quy định của nhà nước, tập tục địa
phương tới công tác tuyên truyền của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
Nội dung 3: Đề xuất xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng
về quản lý tổng hợp không gian biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định:
- Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý các chương trình truyền thơng tại huyện
Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác tun truyền cho
cộng đồng về quản lý không gian biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức của người dân về quản
lý không gian biển.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

- Trên thế giới : đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cũng như đưa ra những quy định
để làm căn cứ triển khai thực hiện quản lý không gian biển.
+ Công ước luật biển 1982: Đưa ra quyền và trách nhiệm chung đối với đại
dương, quy định: tất cả các quốc gia phải có nghĩa vụ bảo vệ vè bảo tồn môi
7


trường biển, kể cả các hệ sinh thái quý hiếm và dễ bị phá hủy cũng như nơi sinh
cư của các loài. Nghĩa vụ này áp dụng đối với tất cả các dạng và nguồn ô nhiễm,
kể cả rác thải biển và ngư cụ đánh bắt bị thất lạc.

-

Trong nước : Hiên nay, ở Việt Nam có 15 bộ ngành liên quan đến quản lý nhà nước về
biển, vùng bờ biển và hải đảo theo ngành. Vì vậy, năm 2008, chính phủ Việt Nam đã
thành lập ra Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
(MONRE) với chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, vùng bờ
biển và hải đảo ở Việt Nam.
+ Nguyễn Chu Hồi, đã tiến hành nghiên cứu về công tác tuyên truyền về quản lý

không gian biển, Biển đào Việt Nam (2012), tác giả đã có những phân tích và chỉ ra
những mặt cịn hạn chế trong công tác tuyên truyền về biển, đảo hiện nay, chưa đáp ứng
được yêu cầu của tình hình mới. Chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và chú trọng đúng mức
đến công tác tuyên truyền, giáo dục về phát triển bền vững biển, hải đảo và vấn đề chủ
quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong các tầng lớp nhân dân trên phạm vi cả nước;
Chỉ đạo công tác tuyên truyền biển, hải đảo còn thiếu tập trung, hướng dẫn chưa chuyên
nghiệp, còn làm theo phong trào và gắn quá mức vào một số sự kiện của Bộ, ngành và địa
phương.
+ Nguyễn Bá Diến, tiến hành nghiên cứu vấn đề :”Tranh chấp chủ quyền Trường Sa –
Hoàng Sa” là mối tranh chấp phức tạp, lâu dài nhất, đầy nguy cơ tiềm ẩn nhất về biển

đảo. Hiện đã có hàng loạt văn bản làm nền tảng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Do vậy, công tác tuyên truyền cần phải được
triển khai một cách đồng bộ, khoa học, cụ thể dựa trên cơ sở pháp lý, luật pháp quốc tế để
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa, tạp chí Biển đảo Việt Nam, số 126, tr 16-18.

8


+ Nguyễn Văn Hùng, tiến hành nghiên cứu vấn đề:Tuyên truyền nâng cao ý thức
người dân về quản lý tài nguyên biển”, tác giả đã cho chỉ ra: về ý thức chủ quyền biển,
đảo, phải cho mọi người dân, kể cả lãnh đạo từ cấp thấp đến cấp cao nhận thức được vai
trò, tầm quan trọng của biển đối với sự sinh tồn của Việt Nam. Biển phải là không gian
sinh tồn của người Việt trước mắt và lâu dài, tạp chí Biển đảo Việt Nam, số 112, tr 11-12.

9


PHẦN 3 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội:
Diện tích: 250,47 km².
Dân số: 205.280 người (năm 2015), 48,9% theo đạo Thiên Chúa
Nghĩa Hưng là một huyện ở phía Nam tỉnh Nam Định. Phía Đơng giáp các huyện
Hải Hậu, Trực Ninh, phía Tây giáp Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), phía Nam giáp biển Đơng,
phía Bắc giáp huyện Nam Trực và Ý Yên. Nghĩa Hưng nằm lọt trong ba con sông: sông
Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy.
Nghĩa Hưng vốn là tên phủ thời Lê Thánh Tơng, ở phía đơng nam trấn Sơn Nam,
có 4 huyện: Đại Án, Vọng Doanh (sau đổi là Phong Doanh), Thiên Bản (nay là huyện Vụ
Bản), Ý Yên. ThờiNguyễn, lãnh hai huyện là Thiên Bản và Đại An. Vùng đất huyện

Nghĩa Hưng ngày nay tương đương với huyện Đại An ngày ấy. Huyện này xưa có tên là
Đại Ác. Đến năm Minh Đạo thứ 3 triều Lý Thái Tông (1044) đổi thành Đại An. Thời
thuộc Minh đổi thành Đại Loan, thuộc phủ Kiến Bình. Thời Lê lấy lại tên Đại An thuộc
phủ Nghĩa Hưng. Từ năm Gia Long thứ 2 đến năm Gia Long thứ 5 (1803-1806) cho lệ
vào trấn Thanh Hoa Ngoại (Ninh Bình).
Nghĩa Hưng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sơng Hồng.
Huyện có chiều dài bờ biển 12 km, phía tây giới hạn bởi sơng Đáy, ranh giới phía đơng là
sơng Ninh Cơ. Vùng tiếp giáp với cửa sông Ninh Cơ là các bãi cát, các đụn cát và đầm
nước mặn. phía đơng khu vực là các đầm nuôi trồng thuỷ sản. Dọc sông Ninh Cơ có các
ruộng muối. Phía ngồi con đê chính có các bãi ngập triều với diện tích khoảng 3.500 ha.
Cách bờ biển 5 km có 2 đảo cát nhỏ có diện tích 25 ha với các đụn cát và một số đầm
nước mặn phí nam. Rừng phịng hộ ven biển Nghĩa Hưng (vùng chuyển tiếp thuộc các
xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi; vùng sinh quyển thuộc thị trấn

10


Rạng Đông, xã Nam Điền) đã được UNESCO đưa vào danh sách địa danh thuộc khu dự
trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.
Hiện nay kinh tế Nghĩa Hưng đang chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, tiểu biểu như huyện đã cho phép xây dựng khu công nghiệp Dệt may Rang
Đơng có quy mơ 600 ha tại thị trấn Rạng Đông và các xã lân cận tạo việc làm cho trên
100,000 lao động.
Ngồi ra, ngành nơng nghiệp của huyện với trồng lúa, khoai, lạc, đay, cói, ni
vịt, lợn. Đánh bắt và chế biến hải sản, sản xuất muối,đóng tàu cũng là một tiềm năng mới.
- Giao thơng:
Nghĩa Hưng có quốc lộ 21B, quốc lộ 37B và các đường tỉnh lộ 55, 508, 493 chạy
qua. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng
Ninh đi qua.
Nằm dài bên bờ hai sơng lớn và với mạng lưới sơng ngịi dày đặc, Nghĩa Hưng
thuận lợi phát triển giao thông thuỷ.

Bộ tưởng Bộ Giao thông vận tải đã về kiểm tra hiện trường để phê duyệt dự án
xây dựng một số cầu trên địa bàn tỉnh, trong đó có Cầu Đống Cao qua sông Đào nối liền
hai huyện Nghĩa Hưng và Ý Yên.
-Văn hóa du lịch
Ngày 6 Tết âm lịch hàng năm, ở Liễu Đề, có phiên chợ Xuân truyền thống. Ngày 7
Tết âm lịch hàng năm có chợ viềng Hải Lạng - Xã Nghĩa Thịnh.
Về du lịch, Nghĩa Hưng có khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Rạng Đông, khu dự
trữ sinh quyển châu thổ sơng Hồng, đình Hưng Lộc (xã Nghĩa Thịnh), đền chùa Hạ Kỳ
(xã Nghĩa Thịnh), đền thờ Phạm Văn Nghị (xã Nghĩa Lâm), đền thờ Doãn Khuê (xã
Nghĩa Thành).
Những thuận lợi và hạn chế
11


+) Thuận lợi :
 Huyện có chiều dài bờ biển 12 km, phía tây giới hạn bởi sơng Đáy, ranh
giới phía đơng là sơng Ninh Cơ. Vùng tiếp giáp với cửa sông Ninh Cơ là
các bãi cát, các đụn cát và đầm nước mặn. phía đơng khu vực là các đầm
ni trồng thuỷ sản.
 Có các bãi ngập triều với diện tích khoảng 3.500 ha, có 2 đảo cát nhỏ có
diện tích 25 ha với các đụn cát và một số đầm nước mặn phí nam
 Xã hội và con người huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định có truyền thống
lịch sử văn hóa lâu đời. Đây là nền tảng thuận lợi để xây dựng một tổng thể
thống nhất, tạo nên một sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn,
thách thức
 Là một huyện thuần nhất đồng bằng ven biển, Nghĩa Hưng thuận lợi phát
triển kinh tế nông nghiệp đa dạng.
+) Hạn chế
 Diễn biến thời tiết phức tạp trong những năm gần đây làm cho kinh tế của
huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong

công tác khai thác tài nguyên và nuôi trồng thủy sản.
 Công tác quản li về ô nhiễm mơi trường nói chung và mơi trường biển nói
riêng cịn nhiều hạn chế. Lực lượng cán bộ phụ trách công tác này cịn thiếu
và trình độ chun mơn khơng cao.
 Ý thức của người dân về công tác bảo vệ tài ngun biển và khơng gian
biển cịn rất hạn chế, thiếu các tài liệu và các chương trình tuyên truyền sâu
rộng về kiến thức bảo vệ môi trường biển.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên và đạt được mục tiêu đề ra, đề tài áp dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu sau đây:
12


-

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: trong khuôn khổ được phê duyệt, đề
tài đã tổ chức điều tra, khảo sát thực địa tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định
đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Nghĩa hưng và các xã ven biển của vùng
nghiên cứu với đặc trưng là một khu du lịch ven biển và gần cửa sông.

-

Phương pháp phỏng vấn: được tiến hành đồng thời với phương pháp điều tra
khảo sát thực địa, nhằm thu thập những nguồn tài liệu chưa chính thống hoặc
những nguồn tài liệu chưa chính thống hoặc những nguồn tài liệu mới chưa
được cơng bố chính thức, để bổ sung thêm cho những nội dung cần thiết trong
đề tài. Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị cũng như các cán
bộ thuộc các phòng ban của huyện, nhằm thu thập được các thơng tin liên quan
như: tình hình hoạt động tun truyền, hoạt động quản lý mơi trường biển
không gian biển.


-

Phương pháp nghiên cứu mô tả: Tiến hành phân tích thống kê miêu tả bằng kỹ
thuật lập bảng, so sánh ngang , so sanh chéo các số liệu thu được, sắp xếp theo
thứ tự các dữ liệu đã được thu thập, rút ra mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu
đã thực hiện và đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu và các phương hướng
làm cơ sở đưa ra giải pháp.

-

Phương pháp đánh giá nhanh mơi trường có sự tham gia của cộng đồng : đây là
phương pháp thu thập kinh nghiệm, hệ thống nhưng khơng chính thức, thực
hiện trong cộng đồng nhằm khai thác thông tin về môi trường và phát triển dựa
vào nguồn trí thức của cộng đồng kết hợp với kiểm tra thực địa. Phương pháp
này đóng vai trị quan trọng gắn kết giữa việc nghiên cứu, đánh giá và những
đối tượng chịu tác động nhằm tìm kiếm các giải pháp có tính khả thi cao.

13


PHẦN 4: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả dự kiến sẽ đạt được :
-

Xây dựng được mẫu phiếu điều tra về hiện trạng tích tụ rác thải biển ở vùng
biển ven bờ Quảng Ninh

-


Dự kiến sẽ thu được kết quả đánh giá của người dân thuộc huyện Nghĩa Hưng
tỉnh Nam Định về tình hình tun truyền về quản lý khơng gian biển.

-

Các số liệu tổng hợp về những tác nhân làm cho công tác tuyên truyền của
huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định kém hiệu quả.

-

Đề xuất xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao ý thức cộng đồng về
quản lý tổng hợp không gian biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.

4.2 Kết luận và kiến nghị

14


PHẦN 5: TÀI LIỆU THẢM KHẢO
1.

Nguyễn Chu Hồi (2013), Kỉ yếu Hội thảo Áp dụng Quy hoạch Không gian biển và

Vùng bờ ở Việt Nam – Nhà xuất bản thống kê.
2.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định (2015), Báo cáo số liệu thống kê du

lịch Nam Định 2011-2015, Nam Định.

3.

UBND tỉnh Nam Định (2010-2015), Tình hình kinh tế – xã hội và kế hoạch phát

triển năm 2010-2015, Nam Định.
4.

UBND tỉnh Nam Định (2015), Kỉ yếu Hội thảo Định hướng và giải pháp phát

triển kinh tế biển Nam Định, Nam Định.
5.

Viện Du lịch bền vững Việt Nam (2013), Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch

Nam Định đến năm 2020, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

15


PHẦN 6: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
STT

1.

2.

Thời gian

Nội dung thực hiện


Dự kiến kết quả

Địa điểm thực
hiện

Tuần 1

Thu thập các tài liệu liên
quan đến quản lý không
gian biển

Hiểu tổng quan về
quản lý không gian
biển

Thư viện QG và
thư viện trường

Tuần 2

Thu thập các số liệu, báo
cáo về cơng trình nghiên
cứu khơng gian biển.

Lấy được các số liệu
nghiên cứu về quản lý
không gian biển.

Huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam

Định

Các chương trình tun
truyền.
3.

4.

5.

6.

7.

Tuần 3

Tổng hợp phân tích các dữ
liệu và số liệu báo cáo đã
thu thập được.

Đưa ra được các con
số về việc nghiên cứu
về quản lý không gian
biển.

Huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam
Định

Tuần 4


Tổng hợp viết đề luận án sơ
bộ về q trình nghiên cứu
khơng gian biển và các
chương trình truyền thơng
về quản lý khơng gian biển.

Hồn thiện chương 1
trong luận văn.

Tại Trường ĐH
TNMT và tại
huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam
Định.

Tuần 5

Tiến hành lấy mẫu xin ý
kiến người dân.

Các mẫu đánh giá
người dân.

Huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam
Định

Tuần 6


Tiếp tục lấy thêm mẫu đánh
giá của người dân và tổ
chức.

Ghi chép được kết
quản đánh giá của
cộng đồng.

Huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam
Định

Tuần 7

Tổng hợp các số liệu vào
luận văn, hoàn thiện luận
văn.

Hoàn thiện luận văn

Trường ĐH Tài
Nguyên Môi
Trường

16



×