Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven biển v3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.12 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Nghiên cứu xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao nhận
thức cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven biển huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 - 2020

Sinh viên thực hiện:
Chuyên ngành đào tạo: Quản lí Biển
Lớp:
Niên khóa: 2013-2017
Giáo viên hướng dẫn:

HÀ NỘI, 2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Hà Nội 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Hồng Lân đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn đồng thời tạo
mọi điều kiện để em có được kết quả tốt nhất.

2


Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Khoa học Biển và Hải Đảo
Trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học
khơng chỉ là nền tảng cho nghiên cứu mà còn là hành trang quí báu để em bước vào
đời một cách cững chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn
trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cơ, anh, chị luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp .

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 2
Danh mục viết tắt ........................................................................................................... 5
Phần 1 : Tổng quan nội dung nghiên cứu của đề tài ..................................................... 5
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 5
1. 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 8
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 9
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 9

Phần 2 : Nội dung nghiên cứu và tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài .......... 10
2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 10
2.1.1. Cách tiếp cận đề tài ........................................................................................ 10
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 10
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ........................................................ 11
Phần 3 : Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu............................................. 19
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 19
Phần 4: Kết qủa và thảo luận ......................................................................................... 45
4.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..............................Error! Bookmark not defined.
4.2 Kết luận và kiến nghị ..................................................Error! Bookmark not defined.
Phần 5: tài liệu thảm khảo.............................................................................................. 68
PHẦN 6: Kế hoạch thực hiện ..............................................Error! Bookmark not defined.

4


Danh mục viết tắt
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

Nghĩa tiếng việt

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp


BHXH

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

Cán bộ công nhân viên

CNTT

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin

CTR

Chất thải rắn

Chất thải rắn


CP

Cổ phần

Cổ phần

CTR

Chất thải rắn

Chất thải rắn

KGB

Không gian ven biển

Không gian ven biển

TM

Thương Mại

Thương Mại

MT

Môi trường

Môi trường


NLĐ

Người lao động

Người lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân

lý Quy hoạch không gian Quy hoạch không gian ven biển

quản
tổng

hợp ven biển

không
gian Xã hội
XH
ven biển

Xã hội

PHẦN 1 : TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia lớn ven bờ Biển Đông với chỉ số biển cao gấp 6 lần chỉ
số biển trung bình tồn cầu, việc đặt biển vào vị trí quan trọng trong chiến lược phát

triển kinh tế đất nước như tinh thần Nghị quyết 09/2006/NQ-TW về Chiến lược

5


biển Việt Nam đến năm 2020 hoàn toàn là một hướng đi đúng, một cách nhìn xa,
trơng rộng.
Các chiến lược gia cho rằng, biển là di sản của nhân loại, là nơi dự trữ cuối
cùng của lồi người nói chung và của dân tộc ta nói riêng về lương thực, thực phẩm
và nguyên nhiên liệu. Trong bối cảnh thế giới tiến mạnh ra biển ở thế kỷ 21 với các
chiến lược biển (và đại dương) quốc gia đầy tham vọng, đặc biệt đối với các “cường
quốc biển” như Mỹ, Anh, Canada, Trung Quốc,... thì việc nhận diện một “Việt Nam
biển” và vị trí của nó đối với chiến lược phát triển đất nước không phải là quá sớm.
Bởi lẽ biển ẩn chứa nhiều tiềm năng khơng thể nhìn thấu bằng mắt, tài nguyên biển
thuộc dạng tài nguyên chia sẻ và “dùng chung”, biển luôn khắc nghiệt với con
người và hoạt động trên biển thường chịu nhiều rủi ro cao.
Lịch sử phát triển thế giới gắn với đại dương và biển, và gần đây là một thế
giới chuyển đổi nhấn mạnh đến tồn cầu hóa, kinh tế tri thức và kinh tế xanh (green
economy). Nước ta đang tiến hành công cuộc phát triển kinh tế biển trong một giai
đoạn phát triển mới của nền kinh tế thế giới với các đặc trưng cơ bản: khan hiếm
nguyên nhiên liệu, thảm họa của biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương, an sinh xã
hội bị đe doạ, cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia trên
biển thường xuyên và gay gắt hơn bao giờ hết. Trong một thế giới chuyển đổi như
vậy đòi hỏi cộng đồng quốc tế và các quốc gia biển, quốc đảo phải thay đổi tư duy
phát triển và đổi mới công nghệ để giải quyết những thách thức thời đại nói trên.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam càng phải cân nhắc đến tính
bền vững trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế
biển mà về nguyên tắc chính là phát triển một nền kinh tế xanh lam (blue economy):
dựa vào hệ sinh thái, ít chất thải, ít cac-bon, thân thiện với môi trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu, cơng nghệ sạch hơn, an tồn thực phẩm và sản phẩm biển có

sức cạnh tranh cao,... Để đạt được mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 và tạo dựng được một nền kinh tế xanh lam trong khi trình độ khai thác biển
của nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu so với khu vực, Việt Nam phải xây dựng
được một nền công nghệ biển hiện đại; phát triển được một nền kinh tế biển hiệu
quả, bền vững, có khả năng hội nhập quốc tế; có một phương thức quản lý tổng hợp
6


biển theo không gian và bảo đảm được an ninh chủ quyền vùng biển. Trong đó,
phương thức quản lý tổng hợp biển theo không gian và công cụ quy hoạch khơng
gian ven biển đang cịn là những vấn đề mới mẻ đối với không chỉ các nhà khoa học
và quy hoạch, mà còn đối với nhà quản lý và hoạch định chính sách của Việt Nam.
Ở Việt Nam, vấn đề quản lý tổng hợp không gian ven biển được quan tâm
cùng với phân vùng chức năng các khu bảo tồn biển và quản lý vùng tổng hợp.
Phân vùng chức năng được coi là công cụ đầu tiên của chu kỳ quản lý tổng hợp
không gian ven biển được rút kinh nghiệm từ quy hoạch sử dụng đất rồi áp dụng
vào phân vùng chức năng của Khu bảo tồn biển từ năm 2000, điển hình là Khu Bảo
Tồn Biển Hịn Mun (tỉnh Khánh Hịa). Quản lý tổng hợp biển theo khơng gian đòi
hỏi xác lập một cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý biển và giải quyết đồng bộ
các quan hệ phát triển khác nhau, trong đó quan hệ giữa các mảng không gian cho
phát triển kinh tế biển và tổ chức không gian ven biển hợp lý cho phát triển kinh tế
biển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần đi trước một bước.
Công cụ cơ bản giúp tổ chức hợp lý không gian ven biển cho phát triển bền vững là
quy hoạch không gian ven biển.
Huyện Nghĩa Hưng thuộc tỉnh Nam Định nằm trải dài theo trục Bắc Nam, bề
ngang hẹp (chỗ rộng nhất 11km, chỗ hẹp nhất chưa đến 1km). Địa hình bằng
phẳng, ba mặt Bắc, Tây, Đông được bao bọc bởi ba con sông (sông Đào, sông Ninh
Cơ, sông Đáy), mỗi năm tiến ra biển 50-100m đất. Dọc sơng Ninh Cơ có các ruộng
muối. Tuyến đê biển dài tít tắp nói lên sức bền bỉ của con người nơi đây trong công
cuộc chinh phục thiên nhiên "bắt sóng dữ phải cúi đầu, bắt biển sâu thành đồng

ruộng". Trong đê san sát những hồ chứa, ao, đầm ni trồng thuỷ sản, phía ngồi đê
là khoảng 3500 ha bãi ngập triều. Huyện có 12km chiều dài bờ biển và 2 đảo cát
nhỏ cách bờ biển 5km. Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc Khu dự trữ sinh
quyển đồng bằng sông Hồng. Nghĩa Hưng thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp
đa dạng. Trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công truyền thống được phục
hồi như dệt chiếu cói ở Liêu Hải (Nghĩa Trung), Tân Liêu (Nghĩa Sơn); khâu nón lá
ở Nghĩa Châu; làm miến ở Nghĩa Lâm.

7


Ở các huyện có khơng gian ven biển nói chung và huyện Nghĩa Hưng tỉnh
Nam Định nói riêng, việc quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên ven biển và đáy
biển hiện vẫn còn nhiều bất cập, nảy sinh nhiều xung đột, bao gồm cả xung đột giữa
các dạng khai thác sử dụng và xung đột giữa các đơn vị quản lý chuyên ngành. Để
giải quyết các mâu thuẩn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, xung đột lợi
ích giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các nhóm lợi ích khác nhau trong sử
dụng các dạng tài nguyên cần được giải quyết đồng bộ, thống nhất từ các cơ quan
Trung ương xuống các địa phương, cộng đồng dân cư ven biển. Một trong những
nguyên nhân đó là do nhận thức của người dân về việc quản lý tổng hợp khơng gian
ven biển cịn rất hạn chế, hầu hết người dân khơng hiểu được vai trị và tầm quan
trọng của việc quản lý tổng hợp không gian ven biển. Điều này cũng một phần do
chưa có nhiều các chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ biển,
bảo vệ không gian ven biển cho người dân. Từ những vấn đề đặt ra nói trên em đã
chọn đề tài " Nghiên cứu xây dựng chương trình truyền thông nâng cao nhận
thức cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven biển huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 - 2020” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu của đề tài
-


Mục tiêu chung: Xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức
cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven biển tại huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam Định.

-

Mục tiêu riêng :
+ Xác định được thực trạng việc công tác tuyên truyền về quản lý tổng
hợp không gian ven biển ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
+ Xác định ý thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven
biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các chương trình truyền thơng đã và
đang thực hiện tại địa phương về quản lý tổng hợp khơng gian ven biển,
từ đó xây dựng chương trình truyền thông nâng cao ý thức của cộng đồng
về quản lý tổng hợp không gian ven biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam
Định.

8


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Xác định được thực trạng công tác tuyên truyền về quản lý tổng hợp
không gian ven biển ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng và tuyên truyền của huyện
Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đang hoạt động như thế nào ?
- Các chương trình tuyên truyền về quản lý tổng hợp không gian ven biển đã
và đang được triển khai như thế nào?
2. Xác định ý thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven biển
tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Người dân và các tổ chức trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

nhận thức như thế nào về quản lý tổng hợp khơng gian ven biển ?
- Các chương trình truyền thơng của địa phương có tác động thế nào đến
nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven biển?
1.4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vị nội dung : Phân tích, đánh giá, đề xuất các chương trình truyền
thơng nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven
biển của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
+ Phạm vi không gian: đề tài chọn vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng tỉnh
Nam Định để nghiên cứu và xây dựng giải pháp về vấn đề truyền thông
quản lý tổng hợp không gian ven biển.
+ Phạm vi thời gian : Nghiên cứu tiến hành lấy số liệu và phân tích số
liệu từ năm 2014 – 2016.

-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: công tác tuyên truyền về quản lý tổng hợp
không gian ven biển.

9


PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Cách tiếp cận đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở pháp lí các quy định pháp luật về quy hoạch
không gian ven biển cũng cần làm rõ nội hàm của quy hoạch không gian ven biển;

đặc biệt cần khẳng định, làm rõ quy hoạch không gian ven biển không phải là việc
thay thế quy hoạch của các ngành khai thác, sử dụng biển theo Công ước Luật biển
1982 và Luật Biển Việt Nam (2012).
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, đề tài đã tập trung vào các quan điển
tiếp cận sau đây
+ Quan điểm xã hội dân sinh: đặt cộng đồng và người dân vùng nghiên cứu
của đề tài là vùng biển huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
+ Quan điểm thực tiễn: bám sát thực tiễn các cơng trình nghiên cứu trong
nước và quốc tế có liên quan đến quản lý tổng hợp không gian ven biển và các
chương trình tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về bảo vệ không gian ven
biển. Bằng quan điểm thực tiễn để phát hiện những vấn đề đối với quả lý, xây dựng
và triển khai các chương trình tuyên truyền về khơng gian ven biển, những khó
khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức cộng đồng.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu quản lý tổng hợp khơng gian ven
biển
- Tổng hợp, phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý
tổng hợp không gian ven biển.
- Phân tích, đánh giá khung pháp lý và các giải pháp có liên quan đến cơng tác
quản lý tổng hợp không gian ven biển tại Việt Nam.

10


- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tổng hợp không gian ven biển tại huyện
Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
Nội dung 2: Xác định thực trạng công tác tuyên truyền về quản lý tổng hợp không
gian ven biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu đánh giá cơng tác xây dựng các chương trình truyền thơng về
quản lý tổng hợp không gian ven biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chương trình tun truyền và truyền thơng
tới cộng đồng và người dân tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như chính sách, pháp luật của nhà
nước, tập tục địa phương tới công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý
tổng hợp không gian ven biển của cộng đồng dâ cư huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam
Định.
Nội dung 3: Đề xuất chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng về
quản lý tổng hợp không gian ven biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định giai
đoạn 2017 - 2020:
- Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý chương trình truyền thơng nâng cao
nhận thức về quản lý tổng hợp không gian ven biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam
Định tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác tun
truyền cho cộng đồng về quản lý tổng hợp không gian ven biển tại huyện Nghĩa
Hưng tỉnh Nam Định.
- Xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức của người dân về
quản lý tổng hợp không gian ven biển.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
2.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cũng như đưa ra những quy định để
làm căn cứ triển khai thực hiện quản lý tổng hợp không gian ven biển.

11


- Theo UNESCO: “Quy hoạch không gian biển là một q trình phân tích và phân
bổ các phần của khơng gian biển ba chiều cho các mục đích sử dụng cụ thể, để đạt
được các mục tiêu sinh thái, kinh tế và xã hội thường được xác định thông qua tiến
trình chính trị; kết quả của q trình quản lý tổng hợp không gian ven biển thường
là một kế hoạch tổng thể toàn diện cho một vùng biển. quản lý tổng hợp không gian

ven biển là một phần của quản lí sử dụng biển.” [4]
- Cơng ước luật biển 1982: Đưa ra quyền và trách nhiệm chung đối với đại dương,
quy định: tất cả các quốc gia phải có nghĩa vụ bảo vệ vè bảo tồn môi trường biển,
kể cả các hệ sinh thái quý hiếm và dễ bị phá hủy cũng như nơi sinh cư của các loài.
Nghĩa vụ này áp dụng đối với tất cả các dạng và nguồn ô nhiễm, kể cả rác thải biển
và ngư cụ đánh bắt bị thất lạc.
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiên nay, ở Việt Nam có 15 bộ ngành liên quan đến quản lý nhà nước về
biển, vùng bờ biển và hải đảo theo ngành. Vì vậy, năm 2008, chính phủ Việt Nam
đã thành lập ra Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường (MONRE) với chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển,
vùng bờ biển và hải đảo ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, vấn đề quản lý tổng hợp không gian ven biển được quan tâm
cùng với phân vùng chức năng các khu bảo tồn biển và quản lí tổng hợp vùng bờ.
Phân vùng chức năng được coi là cơng cụ đầu tiên của chu kì quản lý tổng hợp
không gian ven biển được rút kinh nghiệm từ quy hoạch sử dụng đất, áp dụng cho
việc phân bổ các nguồn tài nguyên biển và không gian biển cho các mục đích sử
dụng khác nhau có tính đến tình trạng của các hệ sinh thái, phù hợp với tầm nhìn
chung, các giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững.
Thực chất phân vùng chức năng biển là sự phân chia không gian thành những “đơn
vị không gian” nhỏ hơn theo những tiêu chí nhất định để có định hướng và cách
thức khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp lí, hiệu quả và bền vững [1]. Đây là
hoạt động đã có nhiều đóng góp cho hệ thống bảo tồn biển, có tác dụng tốt trong
xây dựng SPDL biển đảo. Mối liên kết giữa các khu bảo tồn và các doanh nghiệp

12


du lịch gắn bó lâu đời. Các khu bảo tồn cần du lịch và các doanh nghiệp du lịch cần
không gian biển để bảo vệ. Du lịch luôn là tiêu chí xem xét và thiết lập quản lí các

khu bảo tồn biển. Mỗi doanh nghiệp du lịch được giao những dự án đầu tư có sử
dụng khơng gian biển nhất định cũng cần phải được tiếp tục phân thành những đơn
vị không gian nhỏ hơn để tiện sử dụng cho việc khai thác SPDL biển đảo.
Quản lí tổng hợp vùng bờ đã được ứng dụng nhiều cho phát triển SPDL biển đảo có
“chức năng sản xuất” nhằm kết hợp các yếu tố đầu vào như lao động, tài nguyên
thiên nhiên của dải ven biển, vốn và thời gian để tạo ra các SPDL mong đợi (như:
bãi biển cho khách du lịch nghỉ dưỡng; chất lượng nước đảm bảo cho khu vực tắm
biển, thể thao; bảo tồn biển cho các hoạt động tham quan, lặn biển; bảo tồn nguồn
lợi thủy sản vùng bờ cho hoạt động du lịch câu cá giải trí; bảo tồn rừng ngập mặn
giảm tổn thất biến đổi khí hậu và chống ơ nhiễm mơi trường).
SPDL biển đảo chủ yếu dựa vào các yếu tố về tự nhiên, cảnh quan, điều kiện lịch sử
- văn hóa, kinh tế-xã hội gắn với không gian biển để thu hút du khách đến tham
quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm... Khi các yếu tố này được phát hiện, quy hoạch phát
triển, khai thác và sử dụng cho mục đích du lịch thì chúng sẽ trở thành SPDL hấp
dẫn [5]. Ứng dụng quản lý tổng hợp khơng gian ven biển giúp nhà quản lí và doanh
nghiệp đánh giá mối quan hệ giữa sử dụng biển cho mục đích du lịch với sử dụng
biển cho mục đích khác; xác định mối quan hệ giữa du lịch với môi trường biển.
Cách tiếp cận này sẽ giúp Nhà nước và doanh nghiệp cùng xây dựng SPDL tương
thích với điều kiện môi trường biển.
+ Nguyễn Chu Hồi, đã tiến hành nghiên cứu về công tác tuyên truyền về quản lý
tổng hợp không gian ven biển, Biển đào Việt Nam (2012), tác giả đã có những phân
tích và chỉ ra những mặt cịn hạn chế trong cơng tác tun truyền về biển, đảo hiện
nay, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc
và chú trọng đúng mức đến công tác tuyên truyền, giáo dục về phát triển bền vững
biển, hải đảo và vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong các tầng lớp
nhân dân trên phạm vi cả nước; Chỉ đạo công tác tuyên truyền biển, hải đảo còn
thiếu tập trung, hướng dẫn chưa chuyên nghiệp, còn làm theo phong trào và gắn quá
mức vào một số sự kiện của Bộ, ngành và địa phương.
13



+ Nguyễn Bá Diến, tiến hành nghiên cứu vấn đề :”Tranh chấp chủ quyền Trường
Sa – Hoàng Sa” là mối tranh chấp phức tạp, lâu dài nhất, đầy nguy cơ tiềm ẩn nhất
về biển đảo. Hiện đã có hàng loạt văn bản làm nền tảng khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Do vậy, công tác tuyên
truyền cần phải được triển khai một cách đồng bộ, khoa học, cụ thể dựa trên cơ sở
pháp lý, luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam, bảo
vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hồng Sa, Trường Sa, tạp chí
Biển đảo Việt Nam, số 126, tr 16-18.
+ Nguyễn Văn Hùng (2012), tiến hành nghiên cứu vấn đề: “Tuyên truyền nâng
cao ý thức người dân về quản lý tài nguyên biển”, tác giả đã cho chỉ ra: về ý thức
chủ quyền biển, đảo, phải cho mọi người dân, kể cả lãnh đạo từ cấp thấp đến cấp
cao nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của biển đối với sự sinh tồn của Việt
Nam. Biển phải là không gian sinh tồn của người Việt trước mắt và lâu dài, tạp chí
Biển đảo Việt Nam, số 112, tr 11-12.
2.2.3.Tổng quan về quản lý tổng hợp không gian ven biển ở tỉnh Nam Định
Nam Định, phạm vi do UNESCO công nhận gồm 2 tiểu vùng nằm ở cửa Ba
Lạt và cửa Đáy: Vườn quốc gia Xuân Thủy thuộc các xã Giao Thiện, Giao An, Giao
Lạc, Giao Xuân của huyện Giao Thủy và khơng gian ven biển phịng hộ ven biển
Nghĩa Hưng thuộc các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi, thị
trấn Rạng Đông, xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng [5].
Nam Định xây dựng kế hoạch hành động công tác truyền thông về quản lý
tổng hợp không gian ven biển giai đoạn 2011- 2013 và định hướng đến năm 2020,
quy hoạch bảo tồn công tác truyền thông về quản lý tổng hợp không gian ven biển
và cơ sở dữ liệu công tác truyền thông về quản lý tổng hợp không gian ven biển trên
địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên môi trường
tổ chức đào tạo nguồn nhân lực về quản lý công tác truyền thông về quản lý tổng
hợp không gian ven biển; tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác truyền thông
về quản lý tổng hợp không gian ven biển. Trong giai đoạn 2013-2015, Nam Định
lập kế hoạch về công tác truyền thông về quản lý tổng hợp không gian ven biển


14


huyện Giao Thủy, huyện Nghĩa Hưng về quản lý tổng hợp không gian ven biển trên
địa bàn tỉnh; xây dựng các đội ngũ, lực lượng phục vụ công tác truyền thông về
quản lý tổng hợp không gian ven biển tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia và các
vùng đất ngập nước quan trọng...[5].
Từ đầu năm 2011, các cơ quan chức năng trong tỉnh tiến hành điều tra cơ bản về
công tác truyền thông về quản lý tổng hợp không gian ven biển; xây dựng mạng
lưới, thực hiện kế hoạch về công tác truyền thông về quản lý tổng hợp không gian
ven biển và bảo vệ môi trường biển. Quy chế phối hợp trong việc xử lý khai thác,
kinh doanh, sử dụng tài nguyên thuộc không gian biển... xây dựng các mơ hình ứng
dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ về công tác truyền thông về quản lý tổng hợp
không gian ven biển [5].
Năm 2011 tỉnh Nam định triển khai chương trình bảo vệ mơi trường khơng gian
biển với thơng điệp “Cộng đồng các quốc gia chung sức thúc đẩy việc quản lý, bảo
tồn và phát triển bền vững các loại khơng gian ven biển; phịng, chống phá khơng
gian ven biển và suy thối khơng gian ven biển”. Hưởng ứng chương trình này tỉnh
ta đang triển khai nhiều hoạt động khai thác và bảo vệ khơng gian ven biển, trong
đó, đặc biệt ưu tiên việc khai thác không gian ven biển phịng hộ ven biển, ứng phó
với tình trạng nước biển dâng và tiếp tục tham gia hiệu quả vào mục tiêu thực hiện
dự án quốc gia khai thác mới 5 triệu ha khơng gian ven biển. Trung ương Đồn
TNCS Hồ Chí Minh đã chọn Tỉnh Đồn Nam Định làm điểm trong việc triển khai
xây dựng mơ hình bảo vệ mơi trường năm 2011, trong đó dự án “quản lý khơng
gian ven biển chắn sóng” với tổng diện tích 12ha đang được triển khai tại 3 huyện
ven biển Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Các địa phương tham gia dự án về ý
nghĩa, mục đích của việc khai thác khơng gian ven biển phịng hộ ven biển để cải
thiện các điều kiện khắc nghiệt của môi trường vùng đất cát như giảm nhiệt độ ở
lớp cát mặt trong mùa hè và giữ nước trong mùa khô. Rừng ven biển còn giúp nâng

cao sự đa dạng của hệ sinh thái vùng ven biển, đáp ứng nhu cầu về gỗ gia dụng và
củi đun cho nhân dân địa phương. Rừng còn hạn chế được nạn cát bay và q trình
rửa trơi (bạc màu) ở lớp cát mặt, đồng thời cung cấp khối lượng lớn các chất hữu cơ
làm cho độ phì nhiêu của đất không ngừng được cải thiện. Năm 2011, Tỉnh Đoàn đã

15


chọn xã Giao Long (Giao Thủy) là mơ hình điểm để rút kinh nghiệm và nhân ra
diện rộng. Đồng chí Vũ Tuyết Minh, Bí thư huyện Đồn Giao Thủy cho biết: “Từ
tháng 6, Đoàn Thanh niên huyện đảm nhận khai thác 4ha không gian ven biển. Hoạt
động khai thác không gian ven biển được coi là điểm nhấn trong công tác Đồn
năm 2011”. Đến thời điểm này, cơng tác chuẩn bị cho việc tuyên truyền quản lý
không gian ven biển đang diễn ra khá sôi nổi tại các cơ sở Đoàn tham gia dự án.
Theo kế hoạch, trong tháng 8 sẽ đồng loạt triển khai việc quản lý khai thác không
gian ven biển [15].
Tỉnh Nam Định triển khai Dự án đầu tư khơng gian ven biển phịng hộ ven biển
nhằm khôi phục và phát triển không gian ven biển và rừng ngập mặn, khơng gian
ven biển phịng hộ ven biển để chắn sóng, bảo vệ đê biển đê sơng, lấn biển, hạn chế
tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư
ven biển, điều hồ khí hậu, tơn tạo vẻ đẹp cảnh quan, cải thiện đời sống nhân dân và
góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng trên tuyến biên giới biển của tỉnh. Được thực
hiện từ nay đến năm 2014 với tổng kinh phí dự tốn gần 46,7 tỷ đồng, dự án tập
trung bảo vệ trên 2.203ha không gian ven biển phịng hộ hiện có tại 3 huyện ven
biển của tỉnh gồm Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thuỷ; khai thác mới gần 1.530ha,
trong đó có trên 1.036 ha khơng gian ven biển phòng hộ tập trung, khai thác bổ
sung 405ha khơng gian ven biển khai thác có mật độ thấp tại huyện Nghĩa Hưng,
58ha khơng gian ven biển chắn gió hại tại Hải Hậu và Giao Thuỷ, 29ha cây cảnh
quan môi trường, cảnh quan du lịch tại thị trấn Thịnh Long và Quất Lâm (huyện
Giao Thuỷ). Ngoài ra, dự án còn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng lâm sinh như

nâng cấp vườn ươm giống cây lâm nghiệp và xây dựng mới vườn ươm giống cây
ngập mặn tại vùng bãi bồi phía đơng xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng). Nằm ở
vùng Nam châu thổ sông Hồng, tỉnh Nam Định sở hữu 72km bờ biển. Hằng năm,
do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba Lạt và Lạch Giang, biển Nam Định lùi ra
khoảng 100- 200 m với diện tích khoảng 400ha. Theo thống kê, khảo sát, diện tích
đất thích nghi cho lâm nghiệp trên địa bàn tồn tỉnh khoảng 12.000- 14.000ha, chủ
yếu là khai thác không gian ven biển phòng hộ ven biển thuộc các huyện Giao
Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng [16].

16


Một số văn bản pháp lý, tỉnh Nam Định đã triển khai thực hiện trong công tác
truyền thông về quản lý tổng hợp không gian ven biển VQG Nghĩa Hưng:

- Quyết định số 26/LN- KH ngày 19/1/1995, trao quyền từ Chính phủ cho Bộ
Lâm nghiệp (nay là Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn) về việc phê duyệt
nghiên cứu khả thi về kỹ thuật và kinh tế ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Xuân Thủy.

- Quyết định số 479/QĐ- UB ngày 10/5/2012 của UBND tỉnh Nam Hà (nay là
UBND tỉnh Nam Định) về việc thành lập Ban quản lý tổng hợp không gian ven
biển tại huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.

- Quyết định số 872/2003/QĐ- UB ngày 24/4/2003 của UBND tỉnh Nam Định
quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy chịu trách nhiệm
truyên truyền về quản lý tổng hợp không gian ven biển tại huyện Nghĩa Hưng
tỉnh Nam Định.

- Quyết định số 126/QĐ- TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc

thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vững
không gian ven biển đặc dụng được triển khai tại Huyện Nghĩa Hưng.

- Quyết định số 1010/QĐ- BNN- TCLN ngày 7/5/2013 của Tổng cục Thủy Sản
về việc phê duyệt phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển
bền vững không gian ven biển đặc dụng tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

- Công văn số 1343/ĐTCB ngày 1/10/1989 của Uỷ ban khoa học nhà nước về
việc UNESCO công nhận bãi bồi Xuân Thủy gia nhập công ước Ramsar.

- Cơng văn số 302/KG ngày 6/8/1998 của văn phịng Hội đồng Bộ trưởng đồng ý
khoanh vùng cửa sông Hồng tỉnh Nam Hà đăng ký gia nhập công ước Ramsar.

- Báo cáo số 183/VP3 ngày 6/12/2002 của UBND tỉnh Nam Định xác định ranh
giới vùng lõi và vùng đệm của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định để trình
trước Thủ tướng chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

17


- Văn bản số 4822/BNN- KL ngày 24/12/2002 của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
Nơng thơn trình Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng diện tích vùng đệm của
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

18


PHẦN 3 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý
-

Nghĩa Hưng là huyện ven biển, có toạ độ địa lý từ 19o55’ đến 20o30’ vĩ độ
Bắc và từ 106o04’ đến 106o11’ kinh độ Đơng;

-

Phía Bắc giáp với huyện Nam Trực và huyện Ý Yên;

-

Phía Đơng Bắc giáp huyện Hải Hậu và Huyện Trực Ninh;

-

Phía Tây giáp huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình;

-

Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ;

Với vị trí nằm giáp sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ, đất đai Nghĩa Hưng chủ
yếu là đất phù sa do hệ thống sông Hồng bồi lắng tạo thành. Trải qua hàng nghìn
năm nhân dân Nghĩa Hưng đời sau kế tiếp đời trước quai đê lấn biển, xây dựng xóm
làng, biến vùng đất này thành vùng đất trù phú của tỉnh Nam Định. Nghĩa Hưng có
3 mặt giáp sơng và một mặt giáp biển tạo cho huyện có thế lợi về đường thuỷ, phát
triển kinh tế biển. Trên địa bàn huyện, có 2 tuyến đường tỉnh đi qua, đường 490C
chạy dọc huyện từ Bắc xuống Nam là trục giao thơng chính của huyện, đường 486B
cắt ngang huyện tạo ra các thị tứ, trung tâm huyện và dịch vụ thương mại giữa

huyện Nghĩa Hưng với huyện Hải Hậu và huyện Ý Yên. Với vị trí địa lý khá thuận
lợi đó là điều kiện quan trọng để Nghĩa Hưng phát triển kinh tế năng động, đa dạng
và hoà nhập cùng với các địa phương trong và ngồi tỉnh.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nghĩa Hưng nằm trải dài theo trục Bắc Nam, bề ngang hẹp (chỗ rộng nhất 11km,
chỗ hẹp nhất chưa đến 1km). Địa hình bằng phẳng, ba mặt Bắc, Tây, Đông được
bao bọc bởi ba con sông (sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy), mỗi năm tiến ra
biển 50 -100 m đất. Tuyến đê biển dài tít tắp nói lên sức bền bỉ của con người nơi
đây trong công cuộc chinh phục thiên nhiên "bắt sóng dữ phải cúi đầu, bắt biển sâu
thành đồng ruộng". Trong đê san sát những hồ chứa, ao, đầm ni trồng thuỷ sản,
phía ngồi đê là khoảng 3500 ha bãi ngập triều. Huyện có 12 km chiều dài bờ biển,
19


rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông
Hồng. Nghĩa Hưng thuận lợi phát triển kinh tế nơng nghiệp đa dạng.
3.1.1.3. Khí hậu
Nghĩa Hưng mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng Đồng bằng sông
Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (Xn,
Hạ, Thu, Đơng).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24oC, số tháng có nhiệt độ trung
bình lớn hơn 20oC từ 8-9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9 oC, tháng
lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27 oC, tháng nóng
nhất là tháng 7 và tháng 8.
- Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình năm 80-85%, giữa tháng có độ
ẩm lớn nhất và nhỏ nhất khơng chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90%
(tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố tương
đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của tỉnh. Lượng mưa phân bổ không đều trong
năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả

năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây
ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với
triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1,2, có
tháng hầu như khơng có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến
việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xn.
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100-1.200 giờ, chiếm 70% số giờ
nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 2,3 m/s. Mùa đơng hướng gió thịnh hành là gió đơng bắc với tần suất 60-70%, tốc
độ gió trung bình 2,4 -2,6 m/s, những tháng cuối mùa đơng, gió có xu hướng
chuyển dần về phía đơng. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, với tần
20


suất 50 -70%, tốc độ gió trung bình 1,9 -2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là
40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khơ nóng gây tác động xấu đến
cây trồng. Ngồi ra vùng ven biển cịn chịu ảnh hưởng của gió đất (hướng thịnh
hành là Tây và Tây Nam), gió biển (hướng thịnh hành là Đông Nam).
- Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của
bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 cơn/năm. Cơn bão số 5 (tháng 9/1998)
có sức gió giật trên cấp 12, là trận bão lớn nhất trong khoảng 100 năm trở lại đây.
Nhìn chung khí hậu Nghĩa Hưng rất thuận lợi cho môi trường sống của con người,
sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.
3.1.1.4. Thuỷ văn
- Hệ thống sơng ngịi: Nghĩa Hưng có hệ thống sơng ngịi khá dầy đặc với mật độ
lưới sông vào khoảng 0,6 - 0,9 km/km2. Do đặc điểm địa hình, các dịng chảy đều
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các sông lớn như sông Đáy, Sông Ninh Cơ và
sông Đào chảy qua Nghĩa Hưng đều thuộc phần hạ lưu nên lịng sơng thường rộng
và khơng sâu lắm, tốc độ dịng chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ
sống sơng ngịi chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn;

Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có các tuyến sơng nội đồng, kênh lớn như kênh Đại
Tán, Bình Hải, Âm Sa, Quần Vinh I, Quần Vinh II..., phân bố đều khắp trên địa
huyện theo hình xương cá, rất thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu. Sơng ngịi đã
mang lại nguồn lợi cho nguồn kinh tế của Huyện, thuận lợi về nguồn nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp, bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê và một số vùng trong
đê tăng thêm độ phì cho đất. Ngồi ra sơng ngịi cịn là đường giao thơng thuỷ thuận
lợi, rẻ tiền và là nơi sản xuất, cung cấp nguồn thuỷ sản dồi dào phong phú. Mặt hạn
chế là hàng năm phải đầu tư tu bổ đê điều, nạo vét kênh mương.
- Thuỷ triều: Thuỷ triều tại vùng biển Nghĩa Hưng thuộc loại nhật triều, biên độ
triều trung bình từ 1,6-1,7 m, lớn nhất là 3,3 m, nhỏ nhất là 0,1 m. Thơng qua hệ
thống sơng ngịi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thau chua, rửa
mặn trên đồng ruộng. Dịng chảy của sơng Ninh Cơ và sông Đáy kết hợp với chế độ
nhật triều đã bồi tụ vùng cửa sông, tạo thành bãi bồi lớn Cồn Trời, Cồn Mờ.
21


Đánh giá chung: Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn của Nghĩa Hưng tương đối thuận lợi
cho sử dụng đất đai vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, có thể chuyển đổi cơ cấu
được nhiều mùa vụ, nhiều hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, chúng cũng biểu lộ nhiều
yếu tố làm hạn chế đến khả năng thích nghi của đất đai khi đưa vào sản xuất các cây
trồng, vật nuôi.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, khảo sát, phân loại đất theo tiêu chuẩn Quốc tế (FAOUNESCO) đất Nghĩa Hưng bao gồm các nhóm đất như sau:
- Nhóm đất cát (Arenosols): có diện tích 1226 ha, chiếm 20,8% tổng diện tích tự
nhiên tồn huyện và chiếm 10 % diện tích điều tra , phân bố thành các dải hẹp chạy
dọc bờ biển từ Nghĩa Thắng đến Nghĩa Phúc và vùng cồn ngoài bãi triều. Đất cát
nghèo mùn và N, P, K, có phản ứng chua. Thường thiếu nước cho sinh hoạt và cây
trồng gặp rất nhiều khó khăn, có thể tận dụng trồng hoa màu, cây cơng nghiệp hay
trồng rừng;

- Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols): có diện tích 4.095 ha, chiếm 20% tổng diện tích
của Huyện chiếm 20 % diện tích điều tra, phân bố ở vùng bãi triều, dọc phía nam
TT Rạng Đơng, vùng ven cửa sông Đáy (Nam Điền, Nghĩa Hải) và Sông Ninh
(Nghĩa Bình, Nghĩa Tân) ... Đất nhiễm mặn do 2 nguyên nhân (do ngập nước triều
mặn và nước ngầm mặn gây ra). Tùy theo hàm lượng (CL- ) trong đất mà phân ra
mặn nhiều hay ít. Để khai thác đất mặn, nhân dân ta thường quai đê lấn biển, rửa
mặn bằng nước mưa, trồng cói trước - lúa sau;
- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): có diện tích 13.729 ha, chiếm 50% diện tích tự
nhiên, chiếm 80 % diện tích điều tra được phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trong
huyện. Nhóm đất phù sa được hình thành do q trình lắng đọng các vật liệu phù sa
của hệ thống sơng Hồng. Hệ thống đê của các dịng sơng chia đất phù sa thành 2
vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng
lớn không được bồi hàng năm. Đất phù sa có hàm lượng các chất dinh dưỡng từ
trung bình đến khá. Đây là loại đất tương đối tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng,
22


phần lớn diện tích đã được sử dụng trồng các loại hoa màu, cây lương thực, thực
phẩm và các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày;
Nhìn tổng qt, trên địa bàn huyện có sự phong phú về chủng loại đất nên q trình
khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng theo hướng đa
dạng sinh học với thế mạnh là các loại cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn
trái và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
3.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Do hệ thống các sông, hồ, mương máng và nguồn nước mưa
cung cấp.
Nguồn nước sơng: Nghĩa Hưng có hệ thống sông Ninh Cơ, sông Đáy và sông Đào,
bao quanh địa phận huyện, do vậy nguồn nước tưới rất phong phú, có thể lấy nước
bằng tự chảy là chủ yếu. Tuy nhiên mùa khô do nước mặn lấn sâu nên việc lấy nước
khó khăn, mùa mưa thường có lũ.

Nước mưa: lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1.700-1.800 mm) nhưng phân bố
không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7,8,9 tới 80% lượng mưa cả năm. Do
vậy mùa mưa thường gây ra úng lụt, mùa khô thường thiếu nước cho cây trồng và
sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm: Qua điều tra, khảo sát ban đầu cho thấy nguồn nước ngầm của
huyện tương đối phong phú, hàm lượng CL < 200 mg/L tầng khai thác phổ biến ở
độ sâu từ 80 m - 150 m. Hiện nay có đến 80 – 90% người dân huyện Nghĩa Hưng
sống phụ thuộc vào nguồn nước ngầm. Nghĩa Hưng được đánh giá là nơi có chất
lượng nguồn nước ngầm tương đối tốt. Do đó, hầu hết dân ở đây sử dụng trực tiếp
nước ngầm cho sinh hoạt và sản xuất. Nước ngầm trở thành nguồn cung cấp chính
cho dân trong vùng.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến năm 2010 tồn huyện có 1671,23 ha
rừng. Rừng phịng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc vùng tạm giao quyền quản lý
hành chính các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi, thị trấn Rạng

23


Đơng và xã Nam Điền. Rừng phịng hộ ven biển Nghĩa Hưng đã được UNESCO
đưa vào danh sách địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.
3.1.2.4. Tài nguyên biển
Tài nguyên biển huyện Nghĩa Hưng chiếm phần quan trọng trong tài nguyên biển
của tỉnh Nam Định, với chiều dài bờ biển 12 km, nằm trong vùng ngư trường thuộc
tỉnh Nam Định nên cũng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển. Nằm giữa cửa
2 sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, là nơi quần tụ nhiều loại hải sản quý như
ngao, hàu, tôm, cua. Với khoảng hơn 5000 ha bãi bồi ven biển, huyện đã trồng trên
2.000 ha sú vẹt, quy hoạch 200 ha bãi vạng và 550 ha vùng nuôi trồng thuỷ sản
trong đê (thuộc khu vực đông Nam Điền), vùng Cồn Xanh thực tạm giao quyền
quản lý hành chính các xã Nam Điền, Nghĩa Lâm, Nghĩa Thành, Nghĩa Hải. Kết

quả thu được trong những vụ thu hoạch tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân;
Tuy nhiên vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nguồn nước bị
ảnh hưởng do suy thối mơi trường vùng hạ lưu các sông lớn dẫn đến sản lượng
chưa ổn định, .
Tổng sản lượng nuôi trồng, đánh bắt hải sản năm 2010 ước đạt 23 nghìn tấn. Trong
đó, ni trồng đạt 10.500 tấn, đánh bắt đạt 12.500 tấn, tăng gấp 4 lần so với năm
2000. Nhiều mơ hình trang trại, gia trại; nhiều điển hình tiên tiến trong ni trồng
thuỷ sản đã xuất hiện. Tồn huyện hiện có 221 trang trại ni thủy sản, quy mơ có
trang trại cá biệt 3-5 ha với con nuôi chủ lực là: tôm sú, cua, cá bống bớp… Nhiều
trang trại có lợi nhuận thu được từ ni thuỷ sản đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm;
Ngồi ra cịn một số Cơng ty đầu tư xây dựng đầm ao, nuôi trồng thuỷ sản theo quy
mô công nghiệp như Công ty TNHH RDB Viễn Đông 105 ha, Công ty CPXD đô
thi thị Nam Định 9 ha....

Nguồn lợi thuỷ sản vùng biển có thời gian sản xuất

quanh năm, nhưng không được thuận lợi như các vùng biển khác của cả nước,
thường bị gián đoạn bởi các cơn bão, gió mùa Đông Bắc mạnh, số ngày khai thác
trên biển thuận lợi mỗi năm thường từ 180 - 240 ngày;

24


Vùng bãi bồi Nghĩa Hưng do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Lạch Giang tạo thêm
diện tích khoảng 150 ha/năm. Bình quân 20 năm quai thêm được khoảng 1000 ha
đất ở cao trình (- 0,5 ÷ -0,8) m trở lên;
Thiên tai: Bão, mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão qua Biển Đông. Bão lớn kèm
theo với sóng lừng, nước dâng cao gây nên lũ lụt là loại thiên tai bất thường, khó
phịng tránh, gây thiệt hại lớn về người và tài sản (nhất là với dân cư ven biển);
Như vậy, sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phịng tránh ơ nhiễm mơi

trường biển, thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng
trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của Nghĩa Hưng. Biển
thực sự đóng góp vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn
Nghĩa Hưng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện, nhân dân Nghĩa Hưng đã lần lượt đi qua 2 cuộc kháng
chiến trường kỳ và đang tích cực thực hiện công cuộc đổi mới với những thành
công đáng ghi nhận.Với những thành tích và đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng
chiến cứu nước, Nghĩa Hưng đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực
lượng Vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước, 6 xã được phong tặng danh
hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, 01 đơn vị được phong tặng Anh hùng
Lao động, 02 cá nhân là Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, 01 cá nhân là Anh
hùng Lao động và 76 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng. Trên địa bàn huyện, có 7 di tích lịch sử, văn hố đã được Nhà nước xếp hạng.
Có khu di tích lịch sử thờ Hồng Giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị - người có cơng
khai khẩn lập ấp Mễ Lâm, nay là xã Nghĩa Lâm. Tuy là vùng đất rất trẻ, nhưng có
nhiều làng nghề truyền thống như ở Nghĩa Châu, Nghĩa Trung, Nghĩa Sơn, Nghĩa
Lâm...
Lễ hội: Ngày 6 Tết âm lịch hàng năm, ở Liễu Đề, có phiên chợ Xuân truyền thống.
Ngày 7 Tết âm lịch hàng năm có chợ viềng Hải Lạng - Xã Nghĩa Thịnh. Về du lịch,
Nghĩa Hưng có khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Rạng Đông, khu dự trữ sinh quyển
châu thổ sơng Hồng, đình Hưng Lộc (xã Nghĩa Thịnh), đền chùa Hạ Kỳ (xã Nghĩa

25


×