Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường ven biển huyện hải hậu, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.09 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia có vùng biển rộng (gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền),
bờ biển dài (trên 3260 km, không kể bờ các đảo) bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa), đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược biển,
phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Tuy nhiên vùng bờ biển ở
nước ta đang đứng trước những thách thức trong phát triển, nguy cơ gây ơ nhiễm
và suy thối môi trường biển đã và đang không ngừng gia tăng với tính chất ngày
càng nghiêm trọng, ảnh hưởng khơng nhỏ tới môi trường sinh thái và nhiều mặt
của đời sống kinh tế, xã hội đặc biệt ở các khu vực cửa sông, ven biển[1].
Nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phịng khoảng 90
km, lại có 72km bờ biển nên Nam Định có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế, xã hội và một nền kinh tế biển, và thực sự kinh tế biển đã chiếm tỷ trọng
đáng kể trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên trong q trình phát triển đó mơi
trường biển khu vực này đã và đang phải chịu nhiều tác động do ô nhiễm, đặc biệt
ở vùng ven biển huyện Hải Hậu, một trong ba huyện giáp biển của tỉnh bị chia cắt
bởi cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ) và cửa Hà Lạn (sơng Sị); Là một trong 18
khu kinh tế biển quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch phát triển với
nhiều hoạt động cầu cảng, nhà máy nhiệt điện, khu công nghiệp, khu đô thị du lịch
biển thành phố Thịnh Long, các hoạt động nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy
hải sản,v.v.. được hứa hẹn là nơi có hoạt động kinh tế sơi động, tăng trưởng nhanh,
đa dạng và phong phú trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực phía
Nam đồng bằng Bắc Bộ, nên nguy cơ ô nhiễm môi trường cửa sông ven biển khu
vực này trong thời gian tới là rất cao [2].
Có thể nói sự “trường tồn của biển” phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý tài
1


nguyên và BVMT biển; Ưu tiên giải quyết vấn đề quản lý tổng hợp không gian
biển, tạo chuyển biến căn bản trong ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm sốt ơ nhiễm mơi


trường, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước hiện nay[3] là phải đẩy
mạnh hơn nữa phòng ngừa và kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm thơng qua việc
không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm mới, đồng thời giảm các nguồn thải đang
gây ô nhiễm; phải chú trọng cơng tác phịng ngừa và kiểm sốt ô nhiễm đối với
các hoạt động đổ thải do hoạt động du lịch, dịch vụ cầu cảng, hàng hải, khai thác,
vận chuyển, khai thác khống sản, đánh bắt, ni trồng thủy sản, thải đổ, nhận
chìm bùn nạo vét luồng giao thơng thủy, cơng trình biển…giảm thiểu các tác hại
của ơ nhiễm, đảm bảo hài hòa giữa với phát triển kinh tế, xã hội với BVMT góp
phần phát triển bền vững có rất nhiều biện pháp, giải pháp được quan tâm sử dụng,
trong đó truyền thơng BVMT biển, một trong những cơng cụ, giải pháp hữu hiệu
góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm môi
trường ven biển…
Thực tế trong thời gian qua, hoạt động truyền thơng nâng cao nhận thức về
BVMT nói chung, BVMT ven biển nói riêng tại huyện Hải Hậu đã được các cấp,
ngành, địa phương quan tâm và thu được một số thành quả khả quan góp phần
nâng cao nhận thức cộng đồng. Hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp
luật về BVMT đã đa dạng hơn; nguồn lực đầu tư cho hoạt động nêu trên được tăng
cường; Tuy nhiên, do người dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp, khai thác, nuôi
trồng và chế biến thủy hải sản, trình độ dân trí chưa cao, sự hiểu biết pháp luật về
BVMT cịn hạn chế, các hoạt động truyền thơng chủ yếu tập trung vào việc phổ
biến pháp luật về an ninh, chủ quyền biển đảo, truyền thông vận động cộng đồng
tham gia BVMT biển mới được lồng ghép trong các buổi họp thơn, xóm những
cũng chưa được thường xun, liên tục và chưa có chiều sâu nên sự hiểu biết về
quản lý tổng hợp không gian biển, việc ngăn ngừa và kiểm sốt quản lý tổng hợp
khơng gian biển của cộng đồng người dân khu vực này chưa cao. Để cộng đồng
2


hiểu rõ và quan tâm hơn đến biển, đặc biệt một chương trình, kế hoạch truyền
thơng cụ thể để truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách, pháp

luật liên quan đến khai thác, sử dụng bền vững tài ngun, về ngăn ngừa và kiểm
sốt ơ nhiễm, BVMT biển rất cần quan tâm, chú ý đẩy mạnh.
Từ những thực trạng trên, đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình truyền
thơng nâng cao nhận thức cộng đồng về ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm mơi
trường ven biển huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 - 2020 ” đã được
lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng các hoạt động truyền thông về BVMT biển, NN&
KSONMTB tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Xây dựng được chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng
về NN& KSONMTB huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 – 2020;
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thực trạng các nguồn gây quản lý tổng hợp không gian biển tại
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng các hoạt động truyền thông nâng cao nhận
thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển, NN& KSONMTB
- Đề xuất chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng về NN&
KSONMTB huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 – 2020;
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các xã ven biển: Hải Phú, Hải Lý, Hải Đơng, Hải
Hịa, Hải Triều, Thịnh Long được giới hạn trong phạm vi ranh giới hành chính
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

3


- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu số liệu và phân tích số liệu từ năm 2011 –
2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi: Thông

qua các bảng hỏi, phiếu khảo sát, các cuộc trao đổi, phỏng vấn với nhiều đối tượng
khác nhau để thu thập thông tin từ các ngư dân, cư dân ven biển, cán bộ công chức
hộ gia đình đã được lựa chọn.
- Phương pháp kế thừa: Phương pháp này được sử dụng nhằm kế thừa các
thơng tin, tài liệu, chương trình, báo cáo liên quan khác đã có về khu nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, dự báo ngoại suy được sử dụng để phân
tích, tổng hợp đưa ra những dự báo ơ nhiễm có thể phát sinh để có giải pháp xử lý
cho phù hợp.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ NGĂN
NGỪA VÀ KIỂM SỐT Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG VEN BIỂN

1.1. Một số khái niệm về thông tin, truyền thông
1.1.1. Thông tin, tuyên truyền
- Thông tin là phổ biến những tin tức, thơng đến các cá nhân, nhóm, tổ chức.
Phương tiện phổ biến có thể là sách báo, loa, radio, TV…
Trong thơng tin người ta ít hoặc khơng quan tâm đến mức độ tiếp thu và
phản ứng của người nhận.

- Tuyên truyền là việc truyền thông tin một chiều đến người nhận nhằm tác
động đến quan diểm của họ và kêu gọi họ chấp nhận thực hiện một hành vi nào
đó. Các hình thức tun truyền là: báo chí, đài phát thanh, tivi, phân phát tranh cổ
động, giảng bài[4].
1.1.2. Truyền thông, các hình thức truyền thơng
- Có nhiều định nghĩa về truyền thông: Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền
thông đại chúng” đưa ra định nghĩa: Truyền thông là sự trao đổi thơng điệp giữa

các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn
nhau[5]. Các tác giả cuốn “Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản” đưa ra một
định nghĩa chung nhất như sau: Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng
tin, tư tưởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều
người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh
hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã
5


hội [6]. Trong cuốn “Sổ tay truyền thông” do Trung tâm Đào tạo và Truyền thông
môi trường, Tổng cục Môi trường cho rằng: Truyền thông là việc truyền thông tin
hai chiều trong đó bên truyền tin cố gắng cung cấp thơng tin và kêu gọi thay đổi
hành vi, cịn bên nhận tin sẽ cung cấp một số phản hồi như là kết quả của việc
nhận tin. Các phản hồi này có thể được thực hiện thơng qua hội thoại hoặc hoạt
động[4]. Theo TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội: Truyền thông là một công cụ thiết yếu để đạt được các mục tiêu
của chính sách hay một dự án và địi hỏi một cách tiếp cận có hệ thống được lên
kế hoạch từ trước, liên quan đến các bên liên quan và đặc biệt là những người
chịu ảnh hưởng của chính sách hay dự án[8].
- Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông: (i) Nguồn: Là yếu tố mang
thông tin tiềm năng và khởi xướng q trình truyền thơng; (ii) Thơng điệp: Là nội
dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận thông tin; (iii)
Kênh truyền thơng (cịn gọi là hình thức/biện pháp): Là các phương tiện, con
đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận;
(iv) Người nhận: Là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thơng điệp trong q
trình truyền thơng; (v) Phản hồi: Là thơng tin ngược, là dịng chảy của thơng điệp
từ người nhận trở về nguồn phát; (vi) Nhiễu: Là yếu tố gây ra sự sai lệch thơng tin
trong q trình truyền thơng[4].
- Về mặt hình thức truyền thơng: (i) Truyền thơng trực tiếp: Được thực hiện
giữa người với người, mặt đối mặt; (ii) Truyền thông gián tiếp: Được thực hiện

thông qua các phương tiện truyền thơng như sách báo, loa, radio, TV
- Có 3 kênh truyền thơng chính[4]: (i) Truyền thơng cho cá nhân: Phỏng
vấn, đối thoại, điện thoại, gửi thư, v.v…; (ii) Truyền thơng cho nhóm: Họp, thảo
luận, hội thảo, tập huấn, cổ động có thảo luận, v.v…; (iii) Truyền thơng đại chúng:
Phương tiện điện tử (truyền hình và radio), báo chí, trang web, sách, điện ảnh, phát
thanh, quảng cáo, băng đĩa, v.v….
6


- Chiến lược truyền thông: Là sự kết hợp nhiều yếu tố truyền thông sao cho
tiếp cận với các đối tượng một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được các mục tiêu
truyền thông đã đề ra. Chiến lược truyền thông bao gồm các yếu tố: thông điệp,
cách tiếp cận và kênh truyền thơng[4].

Hình 1. Các bước để đạt mục tiêu truyền thơng

Tóm lại: Truyền thơng là q trình trao đổi thơng tin, ý tưởng, tình cảm, suy
nghĩ, thái độ, kinh nghiệm giữa hai hay một nhóm người với nhau để tạo ra một
sự đồng thuận cao hơn, một sức mạnh lớn hơn. Truyền thơng đóng một vai trị
quan trọng trong lập chương trình hay xác định dự án, ban hành, thực thi, kiểm
sốt, đánh giá chính sách hoặc dự án và duy trì sự điều khiển. Ở mỗi phần khác
nhau của một dự án, một chiến lược hay chính sách, truyền thơng có những vai trị
khác nhau. Điều quan trọng là cần xác định dự án, chiến lược, chính sách đang ở
giai đoạn nào để có những hoạt động truyền thơng thích hợp.
1.2. Khái qt về truyền thơng mơi trường
1.2.1 Khái quát về truyền thông môi trường

7



- Truyền thơng mơi trường là một q trình tương tác hai chiều giúp cho các
đối tượng tham gia được cùng chia sẻ với nhau các thông tin về môi trường nhằm
đạt được những hiểu biết chung nhất về các chủ đề mơi trường có liên quan, từ đó
nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân
cũng như tập thể. Truyền thơng mơi trường góp phần cùng với giáo dục mơi trường
nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ của người dân về vấn đề mơi trường, xác
định tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi môi trường có tính bền vững[4].
- Giáo dục mơi trường là q trình phát triển một cộng đồng dân cư có nhận
thức rõ ràng và quan tâm đến môi trường cũng như các vấn đề liên quan, có kiến
thức, kỹ năng, động cơ và sẵn sàng làm việc độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra
giải pháp cho những vấn đề hiện tại và phịng chống các vấn đề có thể nảy sinh
trong tương lai[7].
1.2.2. Mục tiêu của truyền thông môi trường:
- Nâng cao nhận thức của công dân về bảo vệ mơi trường và các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài ngun và bảo
vệ mơi trường, từ đó thay đổi thái độ, hành vi về môi trường, tạo lập cách ứng cử
thân thiện với môi trường, tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;
- Phát hiện các tấm gương, mơ hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện
tượng tiêu cực xâm hại đến môi trường;
- Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi trường, góp
phần thực hiện thành cơng xã hội hố cơng tác bảo vệ mơi trường.
1.2.3. Các hình thức ruyền thơng mơi trường
- Giao tiếp giữa các cá nhân và nhóm nhỏ: Giao tiếp, trao đổi thông tin giữa
các cá nhân và nhóm nhỏ cho phép các cuộc đối thoại sâu, cởi mở và có phản hồi.
Phương pháp này tỏ ra thích hợp với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa
8


phương, giải thích các vấn đề phức tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng tới nhóm
đối tượng, và đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp đánh giá hiệu quả của một chiến

dịch truyền thông môi trường.
- Họp cộng đồng – hội thảo: Các cuộc họp cộng đồng (tổ dân phố, nhóm,
phường, trường học, cơ quan...) thuận lợi cho việc bàn bạc và ra quyết định về một
số vấn đề của cộng đồng. Hội thảo thường giải quyết một vấn đề sâu hơn một cuộc
họp thông thường.
- Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Các phương tiện
thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí, phát thanh, internet, facebook, phim
ảnh...) có khả năng tiếp cận một phạm vi đối tượng rất rộng và có uy tín cao trong
việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung của chiến dịch truyền thông môi trường.
- Chiến dịch truyền thông môi trường là một đợt hoạt động tập trung, đồng
bộ, phối hợp nhiều phương tiện truyền thông, các kênh truyền thông nhằm truyền
tải các thông điệp cần thiết để tác động đến một hay nhiều nhóm đối tượng. Chiến
dịch truyền thơng mơi trường được tổ chức trong một thời gian ngắn tập trung vào
một nội dung ưu tiên, có tác dụng phát huy thế mạnh của các tổ chức BVMT, các
ngành, các cấp, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, gây tác động mạnh đến
nhóm đối tượng truyền thơng.
- Triển lãm và trưng bày: Triễn lãm mơi trường có quy mô rất khác nhau,
từ các cuộc triển lãm lớn cho đến các vật trưng bày nhỏ lẻ đặt tại các vị trí đơng
người. Khơng nhất thiết phải có nhân viên thuyết minh và trong nhiều trường hợp,
tự thân vật trưng bày đã dễ hiểu và nói lên những điều cần truyền thơng.
- Câu lạc bộ mơi trường: Hình thức Câu lạc bộ môi trường rất phù hợp với
các đối tượng thanh, thiếu niên và các cụ đã về hưu. Câu lạc bộ bảo tồn hoặc các
Hiệp hội bảo tồn cũng là những dạng đặc biệt của Câu lạc bộ môi trường. Những
9


Câu lạc bộ này có khả năng thu hút sự tham gia các các thành viên trong cộng
đồng vào các vấn đề bảo vệ mơi trường rất có hiệu quả.
- Nhân các sự kiện đặc biệt: Ngày Môi trường thế giới (ngày 5/6), Tuần lễ
Biển và Hải đảo, Tuần lễ Nước sạch - Vệ sinh môi trường, Ngày Trái đất, Chiến

dịch làm cho cho thế giới sạch hơn, v.v... là những sự kiện đặc biệt. Các sự kiện
này sẽ tăng thêm nhận thức của cộng đồng, thu hút sự chú ý của cộng đồng về vấn
đề liên quan với sự kiện. Sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung
ương hay địa phương làm tăng tính thuyết phục của hoạt động truyền thông môi
trường.
- Tổ chức các cuộc thi về mơi trường: Có nhiều hình thức thi: thi viết, sáng
tác ca khúc, thi vẽ, thi tuyên truyền viên, thi ảnh...; tuỳ đối tượng dự thi là người
lớn hay trẻ em mà đề ra tiêu chuẩn cho phù hợp.
1.3. Vai trị của truyền thơng về ngăn ngừa và kiểm sốt quản lý tổng hợp
khơng gian biển
1.3.1. Khái niệm quản lý tổng hợp không gian biển
Theo Luật Bảo vệ Mơi trường năm 2014: Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi
của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường
và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. [9]. Công
ước của Liên hợp quốc về Luật biển định nghĩa: Quản lý tổng hợp không gian biển
là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra chất liệu hoặc năng lượng vào
môi trường biển, gồm các cửa sơng khi việc gây ra đó gây ra hoặc có thể gây ra
những tác hại như gây tổn hại đến các nguồn lợi sinh vật, đến hệ động vật và thực
vật biển, gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt động
ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp
khác làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm
sút các giá trị mỹ cảm của biển[10]. Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ô nhiễm
10


và suy thối mơi trường biển là do con người và tự nhiên, được phân thành các
nhóm:
- Từ lục địa mang ra: Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các
lưu vực sơng như đơ thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi
trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khống,... Các chất thải

khơng qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng “trăm sông đều đổ về biển cả”.
Lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%[11].
- Từ trên biển: Các hoạt động trên biển như hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt
hải sản, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dị và khai thác
khống sản biển (chủ yếu dầu, khí), nhận chìm tàu và các sự cố môi trường biển
khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc
hại,...).
- Từ khơng khí đưa xuống: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo
theo hiện tượng lắng các chất gây ơ nhiễm xuống biển. Loại này khó theo dõi và
quản lý vì thường phát tán trên diện rộng.
- Từ đáy biển đưa lên: Chủ yếu ở những khu vực có hoặc chịu ảnh hưởng
của các hoạt động địa động lực mạnh như động đất, núi lửa, sóng thần,..
Trong thực tế, quản lý tổng hợp không gian biển do con người là chủ yếu và
nghiêm trọng nhất, điển hình cho cấp độ này là hoạt động xả thải trái phép, trên
quy mô lớn của công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã gây sự cố
môi trường biển đặc biệt nghiêm trọng cho 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4 năm
2016. Do đó bảo vệ mơi trường biển được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm,
triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa
phương, lực lượng và tồn dân, trong đó giải pháp truyền thông nâng cao nhận
thức cộng đồng về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển; công tác phòng
11


ngừa, ngăn chặn kết hợp với xử lý có hiệu quả ô nhiễm, cải thiện môi trường biển,
vùng ven biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.3.2. Vai trị của truyền thơng về ngăn ngừa và kiểm sốt quản lý tổng hợp
không gian biển.
Truyền thông về NN&KSONMTB là một dạng của truyền thông môi
trường, Kinh nghiệm của UNDP cho thấy các chương trình hay kế hoạch truyền
thơng mơi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa

chính phủ với tổ chức dân sự xã hội, khối doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và
cộng đồng. Thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường khả năng
tiếp cận thông tin, cộng đồng không những sẽ tích cực hơn trong việc tham gia
vào các q trình ra quyết định và đồng thời có những đóng góp cho các nỗ lực
bảo vệ, NN&KSONMTB.
Thực tế cho thấy truyền thơng về NN&KSONMTB có vai trị quan trọng
đó là: (i) Các vấn đề quản lý tổng hợp không gian biển có tác động, ảnh hưởng
đến mọi người, mọi ngành, mọi nghề, mọi mặt của đời sống xã hội của con người,
không chỉ đối với các thế hệ hiện tại mà cả đến các thế hệ tương lai; (ii) Phạm vi
tác động, ảnh hưởng của các vấn đề quản lý tổng hợp không gian biển đến điều
kiện tự nhiên và các hoạt động KT-XH thay đổi rất rộng, từ cá nhân, xóm, thơn,
bản đến quốc gia, khu vực và tồn cầu. Vì thế, vấn đề quản lý tổng hợp không gian
biển là vấn đề chung của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề quản lý tổng hợp không
gian biển, ngoài việc nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc xây
dựng, triển khai các chính sách, biện pháp, chương trình và kế hoạch hành động
nhằm khắc phục tình trạng ơ nhiễm và suy thối mơi trường biển thì việc ngăn
ngừa, kiểm sốt ơ nhiễm đối với các hoạt động du lịch, hàng hải; khoan, thăm dò,
khai thác, vận chuyển dầu khí; khai thác khống sản; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ
sản; thải đổ bùn nạo vét luồng giao thơng thủy, cơng trình biển… rất cần được ưu
12


tiên chú trọng. Thực trạng môi trường quản lý tổng hợp không gian biển do nhiều
nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người, do nhận thức không đúng
đắn và đầy đủ về môi trường và trách nhiệm BVMT biển, và để cộng đồng hiểu
biết về chính sách, pháp luật liên quan đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên
về quản lý tổng hợp không gian biển và BVMT biển tác động như thế nào tới đời
sống, sinh kế của chính những người dân hàng ngày sống chung với biển sẽ thấy
vai trò quan trọng của thông tin, truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cộng đồng có ý nghĩa như thế nào. Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền về

NN&KSONMTB để cộng đồng nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, thói
quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường biển theo hướng tích
cực trong ngăn ngừa, phịng chống quản lý tổng hợp không gian biển, tạo được sự
đồng thuận mạnh mẽ của cộng đồng đối với BVMT biển. BVMT nói chung và
BVMT biển nói riêng đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người,
mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là
trách nhiệm của mọi công dân là nhiệm vụ hàng đầu nền tảng quan trọng để đảm
bảo sự phát triển bền vững của quốc gia biển trong tương lai…
1.4.3. Mục đích, yêu cầu của chương trình truyền thơng về ngăn ngừa và
kiểm sốt quản lý tổng hợp khơng gian biển
- Mục đích: Từ những đặc điểm của quản lý tổng hợp không gian biển (là
vấn đề chung của cộng đồng, không riêng một người, một nhà, một cộng đồng,
hay một quốc gia bị tác động xấu hoặc được thu lợi), nên mục đích của truyền
thơng về NN&KSONMTB không chỉ là nhằm truyền đạt thông tin hay quá nhấn
mạnh vào truyền đạt thông tin, mà quan trọng hơn là nhằm thu hút mọi người tham
gia vào q trình chia sẻ thơng tin, tạo ra sự hiểu biết chung, nhận thức chung về
những vấn đề quản lý tổng hợp khơng gian biển nói chung và NN&KSONMTB
nói riêng để từ đó cùng chia sẻ trách nhiệm và thống nhất hành động theo một
13


hướng chung trong việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực NN&KSONMTB
đặt ra.
- Yêu cầu chung của truyền thông về NN&KSONMTB là: (i) Làm cho các
đối tượng truyền thông thấy rõ thực trạng của họ và cộng đồng của họ đã và đang
chịu những hậu quả tác động tiêu cực của sự suy thoái và quản lý tổng hợp không
gian biển, những nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng do suy thối, quản lý tổng hợp
khơng gian biển gây ra trong tương lai, nguyên nhân của suy thoái, quản lý tổng
hợp không gian biển hiện nay và những giải pháp mà cịn người phải thực hiện để
NN&KSONMTB, bảo vệ mơi trường biển thông qua việc cung cấp cho họ những

minh chứng khoa học và thực tiễn sinh động về hiện trạng suy thối, quản lý tổng
hợp khơng gian biển và những hậu quả tác động của chúng; (ii) Thu hút, huy động
được đông đảo lực lượng xã hội tham gia vào q trình truyền thơng, qua đó nâng
cao được nhận thức, kiến thức khoa học, thay đổi thái độ và hành vi của họ theo
hướng NN&KSONMTB để BVMT, biển góp phần phát triển bền vững; (iii) Việc
thực hiện các hoạt động truyền thông về quản lý tổng hợp không gian biển không
chỉ giới hạn trong công tác nâng cao nhận thức cộng đồng hay phổ biến thông tin.
Truyền thông cần bao gồm các cách tiếp cận có sự tham gia nhằm tăng cường hiểu
biết và đồng thuận về các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của quản lý
tổng hợp khơng gian biển từ phía cộng đồng cũng như các bên liên quan.

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG
TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN HẢI HẬU TỈNH
NAM ĐỊNH

14


2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
2.1.1. Vị trí địa lý - tài nguyên vị thế
Hải Hậu (Hình 2.1) là huyện ven biển nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Nam
Định, với đường bờ biển khoảng 32 km. Có tọa độ địa lý:
190 55' đến 200 15' vĩ độ Bắc
1060 00' đến 1060 21' kinh độ Đơng

Hình 2.1. Vị trí vùng nghiên cứu nhìn từ vệ tinh

15



. Hình 2.2. Bản đồ vị trí địa lý huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

16


2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

2.2. Hiện trạng và diễn biến môi trường biển giai đoạn 2011 - 2015
2.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước biển
* Chất thải từ đất liền:
- Hoạt động công nghiệp vùng ven sông, biển (cơng nghiệp đóng tàu và chế biến
thủy sản): Hoạt động đóng tàu phát sinh nhiều chất thải độc hại như dầu mỡ, chất thải
rắn (đặc biệt là mạt rỉ sắt), dung môi sơn, các chất thải sinh hoạt. Công nghiệp chế biến
thuỷ sản do nước thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ trong q trình sản xuất khơng được
xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu.
+ Hoạt động dân sinh: Hầu hết nước thải từ các nguồn phát sinh chưa được xử lý
hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt trong lục địa.
+ Ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp: Lượng dư thừa thuốc
bảo vệ thực vật và phân bón sẽ bị rửa trơi khi mưa xuống và theo kênh mương dẫn vào
các tuyến sông nội đồng và sông lớn để đổ ra biển.
-

Du lịch biển và nuôi trồng thủy sản:

+ Hoạt động du lịch: Trong những năm qua lượng khách du lịch càng ngày càng
gia tăng tập trung chủ yếu ở khu vực bãi tắm Thịnh Long. Hiện tại, các nhà nghỉ tại khu
du lịch hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo. Việc xây dựng nhà nghỉ
phát triển mạnh và thiếu quy hoạch, xây dựng trên diện tích rừng phi lao chắn sóng làm
diện tích rừng giảm. Việc xả thải rác thải bừa bãi của khách du lịch cũng đã làm ô nhiễm

môi trường bờ biển.
+ Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản: Bùn thải trong q trình ni trồng thủy sản
chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh,
các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong
đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ , SO42- . Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng
ngập nước yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4,
Mecaptan…thải ra trong q trình vệ sinh và nạo vét ao ni tác động xấu đến môi
trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng. Nước thải nuôi tôm
công nghiệp có hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l),
các chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70mg/l), ammoniac (0,5 1mg/l), coliforms (2,5.102 -3.104 MNP/100ml). Hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản chủ
17


yếu vùng ven biển nên nước thải của hoạt động này góp phần gia tăng quản lý tổng hợp
khơng gian biển [9].
- Hoạt động giao thông vận tải biển: Khu vực Hải Hậu với cảng biển Thịnh Long
xây dựng tại cửa sông Ninh Cơ với hai cầu tàu dài 200m, đảm bảo cho tàu 400 - 2000
tấn cập bến xếp dỡ hàng hố, năng lực thơng qua cảng 30 vạn tấn/năm. Ngồi ra, hoạt
động của cảng Ninh Phúc (Ninh Bình) trên sông Đáy, đảm bảo cho tàu biển trên 3.000
tấn ra vào thuận lợi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ven biển trong khu
vực. Hoạt động giao thông đường thuỷ với số lượng lớn là nguồn phát sinh dầu mỡ
khoáng và các loại chất thải, rác thải khác từ hoạt động sinh hoạt trên phương tiện. Nước
thải của phương tiện đường thuỷ như nước dằn tàu, nước la canh, nước thải sinh hoạt
chưa được xử lý thường thải trực tiếp xuống nguồn nước. Sự nhiễm bẩn dầu chủ yếu tại
các cảng, bến bãi và dọc theo tuyến luồng giao thông.
 Diễn biến ô nhiễm
Kết quả quan trắc qua các năm cho thấy chất lượng nước biển ven bờ tại các khu
vực khơng có các hoạt động ni trồng thủy sản hay khu vực du lịch thì có chất lượng
tốt hơn. Tuy nhiên, tại các khu vực này nước biển đã có dấu hiệu ơ nhiễm cục bộ bởi các
thông số như sunfua, Coliform nhưng ở mức độ thấp. Các thông số khác như Amoni,

Dầu mỡ, phenol.. đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN10:2008.
Hình 2.12. Diễn biến thơng số Sunfua
trong nước biển ven bờ

Hình 2.13. Diễn biến thơng số
Coliform trong nước biển ven bờ

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 )
-

Diễn biến độ mặn trên các sơng lớn

Với địa hình thấp, bằng phẳng bị phân cắt bởi các hệ thống sông, kênh mương
thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên các sông, kênh, mương của khu vực nghiên cứu
dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là vào mùa khơ. Tình hình xâm nhập mặn
trong thời gian qua tại khu vực nghiên cứu diễn biến phức tạp, mặn xâm nhập ngày càng
sâu vào trong nội đồng làm ảnh hưởng đến các vùng sản xuất. Mặt khác, hiện tượng biến
đổi khí hậu, tính phức tạp của dịng chảy sơng ở hạ du về mùa cạn, nhu cầu dùng nước
của các ngành kinh tế tăng cao… đã làm cho nước mặn tiến ngày càng sâu vào trong đất
liền [8].

18


Hình 2.14. Diễn biến độ mặn trên
sơng Đáy vào mùa mưa

Hình 2.15. Diễn biến độ mặn trên
sơng Đáy vào mùa khơ


Hình 2.16. Diễn biến độ mặn trên
sơng Ninh Cơ vào mùa mưa

Hình 2.17. Diễn biến độ mặn trên
sơng Ninh Cơ vào mùa khô

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 )
Ghi chú: Trục hồnh thể hiện khoảng cách từ cửa sơng đến điểm đo độ mặn
Tình hình xâm nhập mặn có xu hướng ngày càng tiến sâu vào trong đất liền nhất
là vào mùa khơ. Độ mặn có diễn biến thất thường trên các sông và qua các năm. Vào
mùa khô, trên sơng Đáy độ mặn có nồng độ tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, trên sơng
Ninh Cơ có sự tăng giảm thất thường, năm 2011 có độ mặn cao nhất sau đó năm 2012
giảm và tăng dần từ năm 2012 đến 2014.
19


2.2.2. Hiện trạng chất thải rắn
Khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 110,3 tấn/ngày, Trong đó đơ thị
14,5tấn/ngày, chủ yếu là lượngchất thải rắn sinh hoạt chiếm 73%. (nguồn Quy hoạch
mơi trường tỉnh Nam Định).
Hình thức xử lý CTR tại các xã, thị trấn chủ yếu là đổ thải tại các điểm quy định,
một phần do dân tự xử lý. Hiện huyện có 01 bãi chơn lấp tại xã Hải Phương thiết kế hợp
vệ sinh, còn lại các bãi xử lý theo biện pháp là chôn lấp và đổ thải. Về mặt lựa chọn công
nghệ và quy hoạch xử lý rác thải ở huyện cũng còn nhiều bất cập, định hướng xử lý chất
thải rắn tại các xã chủ yếu là chơn lấp. Có tới 29% lượng rác thu gom được đổ không
đúng nơi quy định, 58% lượng rác thu gom được đổ vào các nơi quy định của thơn xóm,
8% lượng rác thu gom được xử lý chơn lấp và tiêu huỷ tại các hộ gia đình, chỉ 10% lượng
rác thu gom được đổ theo quy hoạch cũng như quy định của xã. Việc quản lý chất thải
rắn theo hướng liên xã, liên huyện chưa được quan tâm đúng mức. Rác thải chưa được
quan tâm xử lý theo hướng tái chế, tái sử dụng để hạn chế chôn lấp. Trong khi đó cơng

tác quy hoạch, lựa chọn, điểm chôn lấp rác chưa hợp lý gây tốn kém quỹ đất, kinh phí
hoạt động cho cơng tác bải vệ mơi trường còn hạn chế, một bộ phận người dân chưa có
ý thức bảo vệ mơi trường chung…
Vì vậy việc quy hoạch quản lý chất thải rắn của huyện nhằm xây dựng một chương
trình quản lý chất thải rắn tổng hợp theo hướng tiên tiến, có lộ trình, nâng cao hiệu quả
công tác quản lý và xử lý chất thải, tiết kiệm về kinh tế và tài nguyên, đáp ứng các yêu
cầu của chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tổng hợp đối với huyện hiện nay đặt
ra hết sức cấp bách.
2.3 Thực trạng truyền thông về ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ven
biển huyện Hải Hậu
2.3.1 Đối tượng của chương trình truyền thơng về ngăn ngừa và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ven biển
Phân tích đối tượng là nhằm mục đích lựa chọn phương pháp và ngôn ngữ truyền
thông phù hợp với đối tượng, đặc biệt cần quan tâm đến nhóm đối tượng có liên quan
trực tiếp đến mục tiêu của chiến dịch truyền thơng.
Trong chương trình truyền thơng về ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
ven biển, được xác định gồm có các đối tượng chính như sau:
- Cán bộ quản lý cấp tỉnh
20


- Cán bộ quản lý cấp huyện
- Cộng đồng
Bên cạnh hiểu biết của người dân về các vấn đề về ô nhiễm môi trường ven biển,
thì sự hiểu biết của người dân về các hoạt động truyền thông là rất quan trọng. Theo kết
quả khảo sát, có đến 83,3% người trả lời cho rằng đối tượng cần được ưu tiên trong các
chương trình truyền thơng là cộng đồng, bên cạnh đó thì cũng có 33,3% cho rằng đối
tượng cán bộ quản lý cấp huyện cũng cần được ưu tiên trong truyền thông.
Biểu: Đối tượng ưu tiên trong truyền thông
ĐVT:%

Đối tượng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Cán bộ quản lý cấp tỉnh

5

16,7

Cán bộ quản lý cấp huyện

10

33,3

Cộng đồng

25

83,3

5

16,7

Hay đối tượng khác


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, 2017
2.3.2 Hình thức, tần suất truyền thông về ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm mơi
trường ven biển
a/ Về các chương trình truyền thơng
Chương trình truyền thơng sẽ giúp cho các cộng đồng dân cư ven biển, cho người
dân nhận thức được giá trị tài nguyên và môi trường vùng bờ; đồng thời khuyến cáo cho
họ về tác hại của việc ô nhiễm môi trường ven biển. Từ đó xây dựng ý thức tham gia tích
cực các chiến dịch làm sạch bãi biển, các phương thức đánh bắt thủy hải sản mang tính
hủy diệt đã giảm hẳn. Nhờ có chuyển đổi dần nhận thức nên cộng đồng dân cư ven biển
ở một số địa phương đã tham gia tích cực vào các hoạt động tun truyền về ngăn ngừa
và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường ven biển.
Theo kết quả khảo sát, phương tiện truyền thông thường được sử dụng để truyền
thông nâng cao nhận thức về ô nhiễm môi trường ven biển là từ truyền hình và loa đài
địa phương, chiếm 33,3%, ít nhất là từ sách báo (chiếm 6,7%).

21


Biểu: Phương tiện truyền thông thường được sử dụng để truyền thông nâng cao
nhận thức cộng đồng về ô nhiễm môi trường ven biển
ĐVT:%
Phương tiện

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Từ văn bản

5


16,7

Thông báo của chính quyền

5

16,7

Qua cán bộ quản lý

3

10,0

Truyền hình

10

33,3

Loa đài địa phương

10

33,3

Sách/báo

2


6,7

Hội nghị, hội thảo, tập huấn

5

16,7

Sinh hoạt thơn, xóm, tổ dân phố

5

16,7

Hoạt động sự kiện (mittinh,…)

3

10,0

Khác

3

10,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, 2017
Đối với người dân việc tham gia hoạt động truyền thông nhằm ngăn ngừa và kiểm
sốt ơ nhiễm mơi trường ven biển là rất quan trọng, tuy nhiên theo kết quả khảo sát thì

tỷ lệ người tham gia các hoạt động này chỉ chiếm 40%, chủ yếu là tham gia vào các
chương trình ra quân thu gom, làm sạch bờ biển theo sự chỉ đạo của chính quyền địa
phương và tham gia các lớp tập huấn về quản lý tổng hợp không gian biển (chiếm
16,7%).
Biểu : Hoạt động truyền thông nhằm ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường
ven biển đã tham gia
Hoạt động
Số lượng Tỷ lệ (%)


12

40,0

Mitinh Tuần lễ biển và Hải đảo

3

10,0

Ra quân thu gom, làm sạch bờ biển

5

16,7

Lớp tập huấn về quản lý tổng hợp không gian biển

5


16,7

22


Các hoạt động khác…

5

16,7

Không

2

6,7

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, 2017
Sự tham gia của công đồng người dân vào các chương trình truyền thơng có hiệu
quả hay không? Một phần là nhờ vào các đơn vị tổ chức chương trình, theo kết quả khảo
sát, hiện nay trên địa bàn huyện Hải Hậu, hầu hết đơn vị tổ chức chương trình là chính
quyền địa phương (chiếm 40%).
Biểu: Đơn vị tổ chức chương trình truyền thơng ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm
mơi trường ven biển
ĐVT:%
Đơn vị

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Chính quyền địa phương

12

40,0

Doanh nghiệp nhà nước

0

0,0

Tự phát

0

0,0

Tổ chức cá nhân

0

0,0

Khác

0

0,0


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, 2017
b/ Hình thức truyền thơng nào về ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường ven biển
Truyền thơng là một trong những chương trình góp phần quan trọng trong ngăn
ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường ven biển. Theo khảo sát, hoạt động truyền thông
làm cho người dân hiểu rõ nhất về ô nhiễm môi trường ven biển là thông qua hội nghị,
hội thảo, tập huẫn (chiếm 33,3%), thứ hai là thơng qua các phương tiện truyền hình
(chiếm 23,3%).
Biểu Hoạt động truyền thông làm cho người dân hiểu rõ nhất về ô nhiễm môi
trường ven biển
ĐVT:%
Phương tiện

Số lượng

Từ văn bản

2

23

Tỷ lệ (%)
6,7


Thơng báo của chính quyền

3

10,0


Từ Cán bộ quản lý

5

16,7

Loa, đài địa phương

5

16,7

Sách vở, báo chí

3

10,0

Truyền hình

7

23,3

Internet

2

6,7


10

33,3

Sinh hoạt thơn, xóm tổ dân phố

3

10,0

Hoạt động sự kiện (mitinh…)

3

10,0

Nguồn khác…………..

3

10,0

Hội nghị, hội thảo, tập huấn,

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, 2017
b/ Tần suất truyền thông
Tuy nhiên, số lần tham gia các hoạt động truyền thông của người dân tham gia
cịn rất ít, có đến 50% số người được khảo sát chi tham gia 1 lần, có người thì 2 lần, 3
lần; có 16,7% số người được tham gia trên 4 lần.

Biểu: Số lần tham gia các hoạt động truyền thông
ĐVT:%
Số lần

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

15

50,0

2

5

16,7

3

5

16,7

>4

5


16,7

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, 2017
Khi được hỏi về sự hợp tác của người dân với các chương trình truyền thơng thì
có 80% có sẵn sàng tham gia, cịn 20% số người khơng sẵn sàng tham gia, điều đó chứng
tỏ rằng chương trình truyền thơng thực hiện trên địa bàn huyện sẽ khó thực hiện một các
hiệu quả.
Biểu : Sự sẵn sàng của người dân về hợp tác với các chương trình truyền thơng
24


Trả lời

Số lượng


Khơng

Tỷ lệ (%)

24

80,0

6

20,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, 2017
Tuy nhiên, những người sẵn sàng hợp tác với chương trình thì 50% người có tinh

thần tham gia vận động gia đình, bạn bè và người thân cùng tham gia các chương trình,
và 50% khơng có tinh thần.
Biểu: Tinh thần tham gia vận động gia đình,bạn bè, người thân cùng tham gia các
chương trình truyền thơng
ĐVT:%
Trả lời

Số lượng

Tỷ lệ (%)



15

50,0

Khơng

15

50,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, 2017
Người dân sống trong khu vực ven biển huyện Hải Hậu, chủ yếu là làm các nghề
nuôi trông và đánh bắt thủy sản; đối với những người đánh bắt thì thường xa nhà, nên
khi được hỏi về số lần phù hợp diễn ra các chương trình truyền thơng thì 3 tháng hoặc
trên 6 tháng/lần là phù hợp nhất (chiếm 33,3%).
Biểu: Số lần phù hợp diễn ra các chương trình truyền thơng
ĐVT:%

Số lần

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1tháng/lần

5

16,7

2 tháng/lần

5

16,7

3 tháng/lần

10

33,3

> 6 tháng/lần

10

33,3


Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra, 2017
2.3.3 Các nội dung và thông điệp truyền thông về ngăn ngừa và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ven biển
25


×