Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.34 KB, 14 trang )

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 1
A. Câu lý thuyết
1. Phân biệt Luật Môi trường và Luật BVMT? Nêu ý nghĩa của việc phân biệt
giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và môi trường theo Luật BVMT?
Luật Mơi trường

Luật Bảo vệ Mơi trường

Hình

Một lĩnh vực pháp luật chuyên Một đạo luật (VBPL) do Quốc

thức

ngành bao gồm các quy phạm pháp hội ban hành theo trình tự thủ tục
luật, các nguyên tắc pháp lí

luật định

Nội

Điều chỉnh các quan hệ phát sinh Điều chỉnh các quan hệ xã hội

dung

giữa các chủ thể trong quá trình khai phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ
thác, sử dụng hoặc tác động đến một môi trường
hoặc một vài yếu tố của môi trường
trên cơ sở kết hợp các phương pháp
điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ
một cách có hiệu quả mơi trường


sống của con người

Phạm vi

Phạm vi rộng hơn Luật Bảo vệ Mơi Là văn bản nguồn của Luật Mơi
trường vì điều chỉnh cả 2 nhóm quan trường
hệ xã hội

Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, 2002):
“MT là tồn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay
một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Môi trường là hệ thống các
yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật.”.
=> So sánh hai khái niệm này:
* Giống nhau: nói đến mơi trường là nói đến điều kiện tự nhiên: đất, nước, khơng
khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật,…
* Khác nhau:


Nghĩa rộng: điều kiện xã hội (bao gồm những yếu tố vật chất và tinh thần), là tất
cả sống các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người
như tài nguyên thiên nhiên, khơng khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,

Nghĩa hẹp: vật chất nhân tạo (không bao gồm những yếu tố tinh thần): hệ thống
đê điều, các cơng trình kiến trúc, cơng trình nghệ thuật, …
+ Thành phần môi trường, khoản 2 Điều 3 LBVMT 2005, là yếu tố vật chất tạo
thành môi trường như đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái
và các hình thái vật chất
Ý nghĩa: Xác định được tầm quan trọng của môi trường tác động như thế nào tới

điều kiện sống của con người. Theo khái niệm mơi trường của Luật Bảo vệ mơi trường
2014 thì khơng xem con người là yếu tố trung tâm.
2. Chứng minh biện pháp pháp lí là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp
bảo vệ môi trường khác.
- Biện pháp chính trị:
Biện pháp chính trị được thực hiện thơng qua những hoạt động chính trị nhằm tác
động vào đường lối, chính sách bảo vệ mơi trường của quốc gia, nhận thức về môi
trường của một tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng, củng cố quyền lực và ảnh hưởng
chính trị. Biện pháp này thể hiện thông qua hoạt động:
+ Ngoại giao;
+ Tổ chức quốc tế: Liên hợp quốc là tiêu biểu nhất, tổ chức nhiều Hội nghị
thượng đỉnh về môi trường (6/1972 ở Stockholm, 6/1992 ở Rio De Janeiro);
+ Chính sách quốc gia thông qua hoạt động của các đảng phái chính trị (Việt
Nam: Đảng CSVN, các nước: đảng xanh, đi xe đạp trên đường phố Amtesdam, biểu
tình đình chỉ các dự án tái chế,..)
- Biện pháp tuyên truyền-giáo dục
Các biện pháp giáo dục, tuyên truyền tác động trực tiếp vào nhận thức làm thay
đổi hành vi của người dân, nâng cao ý thức người dân về khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên hợp lý. Biện pháp này thơng qua việc đưa vào chương trình đào tạo


từ bậc tiểu học môn học về môi trường, cổ động, tun truyền lối sống văn minh, việc
giữ gìn mơi trường xanh - sạch - đẹp, những cuộc vận động làm sạch đường phố, bãi
biển, …
- Biện pháp kinh tế
Sử dụng biện pháp này là sử dụng đến đòn bẩy kinh tế, thực chất đó là việc dùng
những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho mơi
trường, cho cộng đồng.
+ Bảo vệ mơi trường mâu thuẫn gay gắt với lợi ích kinh tế, để bảo vệ mơi trường,
hai nhóm giải pháp được đưa ra, cụ thể là:

+ Biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các biện pháp khác.
- Biện pháp khoa học – công nghệ
Biện pháp khoa học - công nghệ là một giải pháp để giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để
hạn chế tới mức thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường, đồng thời phát triển kinh tế.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế cho nguồn năng lượng truyền
thống: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước chảy…
+ Sử dụng công nghệ sạch hạn chế thải chất độc hại vào môi trường như công
nghệ vi sinh.
+ Sử dụng vật liệu mới ít gây ơ nhiễm mơi trường như cac- tôn, gốm cao cấp,
chất siêu dẫn hạn chế sử dụng kim loại.
+ Tái sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Biện pháp pháp lý
Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con
người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Biện pháp pháp lý bảo đảm
thực hiện các biện pháp nói trên.
+ Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác
và sử dụng các yếu tố của môi trường.
+ Pháp luật quy định các chế tài buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ
các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường.


+ Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ
môi trường.
Chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp
BVMT khác:
Biện pháp chính trị chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống bằng việc
thể chế hóa thành các quy phạm của pháp luật.
Biện pháp tuyên truyền- giáo dục muốn có hiệu quả tốt phải đi đôi với sự cưỡng
chế của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật.

Biện pháp kinh tế được cụ thể hóa bằng việc ban hành các sắc thuế, khen thưởng,
xử phạt theo quy định của pháp luật.
Biện pháp KH-CN các doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn tại phải áp dụng
các tiến bộ KH- CN để làm trong sạch môi trường sản xuất, không được gây ô nhiễm
cho môi trường, đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường do pháp luật quy định.
=> Do đó, biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp
BVMT khác.
3. Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể
hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam
- Khái niệm: Khoản 4 Điều 3 LBVMT 2014
- Cơ sở xác lập:
- Yêu cầu của nguyên tắc
• Khái niệm: Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định
nghĩa là: “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ mơi trường”.
Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được
mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận
mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hịa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hộimơi trường.
• Cơ sở xác lập


Nguyên tắc này được xác lập trên những cơ sở sau:
Tầm quan trong của môi trường và phát triển
Mối quan hệ tương tác giữa mơi trường và phát triển.
• u cầu của nguyên tắc
Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT (Báo
cáo Brundland, nguyên tắc 13 của Tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 5 của Tuyên bố
Rio De Janeiro).
Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất.

Bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp
luật Việt Nam
Ở Việt Nam, quan điểm Phát triển bền vững đã được khẳng định trong đường lối,
chính sách của Đảng (Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước) và các văn bản pháp luật của Nhà nước
(Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam; Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng
Chính phủ; Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã
được phê duyệt bởi Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ). Khái niệm PTBV đã được quy định tại khoản 4, Điều 3, Luật BVMT năm
2014. Theo đó, PTBV được hiểu - Đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng bởi nó
giúp đảm bảo nhu cầu tại thời điểm hiện tại giúp tăng trưởng kinh tế , bảo đảm tiến bộ
xã hội và BVMT đông thời cũng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó
của các thế hệ tương lai nên nguyên tắc đã được ghi nhận trong các quy định pháp luật
của Việt Nam ở văn bản khác nhau như trong đường lối, chính sách của Đảng, Luật
BVMT năm 2014,...Tuy nhiên trong các văn bẩn pháp luật này chỉ mới nêu ra định
nghĩa về phát triển môi trường chứ chưa đưa ra các biện pháp cũng như các chế tài
nhằm đảm bảo nguyên tắc này được thực thi.


4. Phân tích u cầu của ngun tắc mơi trường là thể thống nhất và bình luận về
sự thể hiện cùa nó trong phân cơng trách nhiệm quản lý nhà nước về mơi trường
ở Việt Nam
Phân tích u cầu của nguyên tắc Môi trường là một thể thống nhất như sau:
Việc Bảo vệ môi trường không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành
chính. Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác
để bảo vệ mơi trường chung. Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt
dưới sự Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt dưới sự quản lý thống

nhất của trung ương theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo đảm sự
hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương.
Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy
phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMTphù
hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ. Cụ thể: i) Các văn bản quy phạm
pháp luật về MT như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật
Tài nguyên nước... phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất; và ii) Trong phân công
trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp với tính
thống nhất của MT theo hướng quy hoạt động quản lý về mối trường về một đầu mối
dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
Bình luận về sự thể hiện cùa nó trong phân cơng trách nhiệm quản lý nhà
nước về môi trường ở Việt Nam.
Sự thể hiện nguyên tắc trên trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về
mơi trường ở Việt Nam:
Ngồi các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng được ban hành riêng cho lĩnh vực bảo vệ
môi trường và đa dạng sinh học nêu trên, các nội dung bảo vệ môi trường đều được
nêu trong các Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc. Trong đó, các chỉ tiêu về bảo vệ môi
trường là một trong số 03 nhóm chỉ tiêu chính của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
từng nhiệm kỳ. Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đã
được Đảng, Nhà nước quan tâm và thể chế hóa trong các chủ trương, đường lối, chính
sách, pháp luật.


Phân cơng vai trị và trách nhiệm trong quản lý, cũng giống như trong các lĩnh
vực khác, đóng một vị trí lớn trong hoạt động quản lý tài nguyên và mơi trường. Bên
cạnh việc phân định vai trị giữa trung ương và địa phương, giữa mơ hình tập trung và
phân cấp, thì việc xác định nhiệm vụ của mỗi cơ quan trong từng lĩnh vực cũng là điều
rất cần thiết. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường có rất nhiều nhóm
lĩnh vực nhỏ hơn có thể phân ra như: quản lý tài nguyên thiên nhiên (chung), qui
hoạch và sử dụng đất, các vấn đề nông nghiệp, kiếm sốt ơ nhiễm v.v…Thơng thường,

để thuận tiện cho hoạt động quản lý, mỗi nhóm lĩnh vực này sẽ do các cơ quan khác
nhau phụ trách. Tuy nhiên, một hệ quả rất khó tránh khỏi đó là sự phân cơng như vậy
sẽ dẫn tới sự cạnh tranh và xung đột về thẩm quyền giữa các cơ quan. Thí dụ như cùng
một loại tài nguyên, có thể cùng chịu sự quản lý giữa cơ quan môi trường và cơ quan
thương mại. Vậy thì việc phân định vai trị và phối hợp giữa các cơ quan sẽ là rất hữu
ích trong những trường hợp như vậy. Phần tới chúng ta sẽ xem xét tới kinh nghiệm
quốc tế trong việc làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan khác nhau trong quản
lý tài nguyên và môi trường.
5. Hiện nay người dân có thể thực hiện quyền được sống trong một mơi trường
trong lành thông qua những quyền cụ thể nào? Hãy đánh giá việc thực hiện các
quyền này trên thực tế?
Hiện nay người dân có thể thực hiện quyền được sống trong một môi trường
trong lành thông qua những quyền cụ thể: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú,
quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin...
Quyền này trên thực tế đang bị xâm phạm từ tình hình ơ nhiễm, suy thối mơi
trường: ơ nhiễm khơng khí/nguồn đất/nguồn nước/tiếng ồn,...Hiện tượng hiệu ứng nhà
kính do việc xả khí thải q nhiều từ hoạt động cơng nghiệp hóa quá mức của các quốc
gia gây nên việc nóng lên tồn cầu, thay đổi khí hậu: bão, lũ, hạn hán, nhiệt độ thời tiết
tăng giảm thất thường khiến tỉ lệ tử tăng cao trong nhiều năm vừa qua. Dân số tăng
nhanh khiến diện tích rừng bị thu hẹp kéo theo hàng loạt các hệ lụy sinh thái.
Chẳng hạn như các vụ việc điển hình Vedan, Formosa xả thải mà khơng qua xử
lý khiến mơi trường xung quanh đó bị ô nhiễm nặng nề (cá chết, nước sông bị ô
nhiễm,...) sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nặng nề nhưng chế tài cho các hành vi vi
phạm này chưa đủ răn đe khiến các doanh nghiệp dù bị phạt vẫn chạy theo lợi ích.


Tiền bồi thường thiệt hại cho người dân bị thiệt hại chẳng đáng là bao với sức khẻo và
tài sản họ bị thiệt hại, tuy nhiên để được bồi thường người dân phải chứng minh cho
thiệt hại của mình theo luật, mà điều này lại gây khó khăn cho họ về nhiều mặt.
Do đó để nguyên tắc này có thể thực thi trên thực tế cần nhiều nỗ lực từ phía nhà

nước ban hành các biện pháp, cam kết quốc tế từ các quốc gia và quan trọng hơn là ý
thức của con người.
6. Hãy phân biệt nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng? Cho ví dụ để
làm rõ sự khác nhau này.

Tiêu chí

Ngun tắc phịng ngừa

Ngun tắc thận trọng

- Phòng ngừa đối với những rủi ro - Thận trọng đối với những rủi ro con ngườ
mà con người đã lường trước được
Đối tượng

thể lường trước được

- Những rủi ro được minh chứng về - Những rủi ro chưa được chứng minh về

mặt khoa học và thực tiễn (những rủi khoa học và thực tiễn (hững rủi ro không
ro chắc chăn xảy ra)

chắc chắn hoặc không chắc chắn xảy ra)

Chi phí phịng ngừa bao giờ cũng rẻ Ngun tắc thận trọng là nguyên tắc xem
Cơ sở

hơn chi phí khắc phục. Có những tổn cân nhắc, phán đốn cần thiết để lập các

Xác lập


hại gây ra cho MT là khơng thể khắc tính trong các điều kiện khơng chắc chắn
phục được mà chỉ có thể phịng ngừa

Ngăn ngừa những rủi ro mà con Ngăn ngừa những rủi ro mà con người có
Mục đích

người và thiên nhiên có thể gây ra lường trước được. Những rủi ro không

cho MT (đãđược chứng minh về chắc chắn hoặc không chắc chắn xảy ra (c
khoa học và thực tiễn)

được chứng minh về khoa học và thực tiễn)

Lường trước những rủi ro mà con Đưa ra những phương án, giải pháp để g
người và thiên nhiên có thể gây ra thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro.
Yêu cầu

cho MT. Đưa ra những phương án,
giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại
trừ rủi ro


Có 2 cơng trình thủy điện Sơn La:
Sơn La cao và Sơn la thấp; và quốc
hội phải chọn 1 trong 2 để thi cơng,
thực hiện. Quốc hội đã chọn cơng
trình Sơn La thấp. Vì nếu có rủi ro
về chất lượng xảy ra đối với đập thủy
điện Sơn La cao có thể gây vỡ đập

Ví dụ

thì sẽ dẫn tới việc thủy điện Hịa
Bình vỡ theo, và khi đó Hà Nội sẽ bị
chìm trong bể nước.
Như vậy, ta có thể thấy quốc hội đã
lường trước được những rủi ro có thể
xảy ra khiến thiên nhiên bị tàn phá;
và lựa chọn thực hiện cơng trình thi
cơng có ít trủi ro hơn nhằm bảo vệ
mơi trường.

7. Nêu và bình luận một số quy định pháp luật nhằm đảm bảo thực thi quyền con
người được sống trong một môi trường trong lành.
Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực mơi trường.
Xử lý vi phạm hành chính
Các quy định của pháp luật hành chính về xử lý vi phạm mơi trường bao gồm:
quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 1, Nghị Định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31-122009 của Chính phủ quy định: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội
phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Các hành vi vi phạm các quy định về lập, thực hiện cam kết bảo vệ môi
trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường


bổ sung (sau đây gọi chung là báo cáo đánh giá tác động môi trường), đề án bảo vệ
môi trường; b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường; c) Các hành vi vi phạm các quy
định về quản lý chất thải; d) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thơng vận tải, nguyên

liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu; đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi
trường hoạt động du lịch, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; e) Các
hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, sự cố môi trường và các hành vi vi phạm các quy định khác về bảo vệ mơi
trường.
Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không
trực tiếp quy định trong Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong các nghị định khác có liên quan.
Điều 2, Nghị định 117/2009/ NĐ-CP quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
“1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngồi (sau đây gọi
chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này
hoặc các Nghị định có liên quan. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của
Điều ước quốc tế đó.
b) Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ mơi trường thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính.
2. Cơ sở gây ơ nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị
áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động theo
quy định tại Chương III của Nghị định này.
Bộ Tài nguyên và Mơi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


3. Cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ mà có hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ mơi trường thì khơng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
của Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, cơng chức”.

Xử lý hình sự
Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định 10 hành vi phạm tội về môi trường. Mỗi điều
khoản về tội phạm môi trường (TPMT) trong Bộ Luật hình sự 2015 đều đã xác định
hành vi phạm tội, căn cứ truy cứu hình sự, định khung phạt tiền và định hình phạt tù
tương ứng với ba mức độ hậu quả gây ra: Nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng.
Luật Bảo vệ Môi trường 2014 của Việt Nam xác định: BVMT là sự nghiệp của
toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường có trách nhiệm
khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp
luật. Đây chính là quan điểm nhất quán về quyền và trách nhiệm của các chủ thể pháp
luật đối với công tác BVMT ở Việt Nam. Trong Luật BVMT cũng quy định 15 hành vi
vi phạm môi trường cụ thể bị Nhà nước nghiêm cấm.
Tuy nhiên, đến nay khái niệm về Tội phạm mơi trường vẫn chưa được luật hóa,
mà mới chỉ được định nghĩa trong một số cơng trình nghiên cứu về pháp luật. Các khái
niệm về tội phạm môi trường mặc dù đã nêu được bản chất cơ bản của loại hình tội
phạm này, song vẫn chưa thể hiện được đặc trưng và phân biệt của nó với các hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường. Đây có thể coi là một rào cản lớn trong
việc xác định chính xác TPMT để có thể tiến hành truy tố được loại tội phạm này.
Quy định về bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả môi trường
Về biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra, trước
đây Nghị định 81/2006/NĐ-CP chỉ quy định 05 biện pháp khắc phục hậu quả, đến nay
Nghị định 117/2009/NĐ-CP quy định cụ thể 12 biện pháp khắc phục hậu quả, góp
phần khắc phục triệt để hậu quả của hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định 117/2009/NĐ-CP quy định mới về biện pháp cưỡng chế (gồm 05 biện
pháp), các trường hợp bị cưỡng chế (gồm 03 trường hợp), thủ tục ban hành quyết định
cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, chỉ đạo


thực hiện quyết định cưỡng chế, Sở Tài nguyên và Mơi trường chủ trì, phối hợp với

Cơng an cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra cịn là vấn đề mới
ít được nghiên cứu ở Việt nam
Việc bồi thường thiệt hại đối với môi trường bị ô nhiễm được thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 113/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 03/12/2010.
Nghị định này quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm việc thu
thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính tốn thiệt hại đối
với mơi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ơ
nhiễm, suy thối gây ra trong các trường hợp: mơi trường nước phục vụ mục đích bảo
tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo
tồn sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng; hệ sinh thái tự nhiên thuộc và khơng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị
suy thối; lồi được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.
Tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ơ nhiễm, suy thối phải bồi thường tồn bộ
thiệt hại đối với mơi trường do mình gây ra, đồng thời phải chi trả tồn bộ chi phí xác
định thiệt hại và thủ tục thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cơ quan ứng trước
kinh phí. Trường hợp có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên làm mơi trường bị ơ nhiễm, suy
thối thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường, trách nhiệm chi trả chi
phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại của từng tổ
chức, cá nhân được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại đối
với môi trường. Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ
mơi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng khơng
gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường thì khơng phảo bồi thường thiệt hại đối với mơi
trường và khơng phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ
tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/01/2011. Các hành vi gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường dẫn đến thiệt hại đối với môi trường xảy ra sau ngày Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực mà chưa bồi thường thiệt hại thì việc xác



định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định tại
Nghị định này.
8. Phân biệt hành vi trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền với
tiền phải trả do xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường?
Tiêu chí

Tiền trả theo nguyên tắc người gây

Tiền trả trong xử phạt hành chính về hành vi

ơ nhiễm phải trả tiền

gây ô nhiễm MT

Người khai thác, sử dụng tài nguyên Các cá nhân, tổ chức có hành vi gây ơ nhiễm mơi
thiên nhiên; người có hành vi xả thải trường theo quy định của pháp luật.
Chủ thể

vào mơi trường; người có những
hành vi khác gây tác động xấu tới
môi trường theo quy định của pháp
luật

Mục đích Định hướng hành vi tác động của các Nhằm răn đe, phòng ngừa và định hướng lại hành
chủ thể vào môi trường theo hướng vi của các chủ thể. Như một hình thức xử lý đối
tích cực, có lợi.
Hành vi


với hành vi vi phạm pháp luật.

Trả tiền cho hành vi hợp pháp gây Tiền trả cho hành vi vi phạm pháp luật về môi
tác động tiêu cực đến mơi trường. trường
(tức hành vi cịn trong giới hạn cho
phép của pháp luật)

Hậu quả

Có hậu quả gây tác động xấu đến Không xét đến hậu quả. Dù gây ra hậu quả hay
mơi trường.

khơng miễn có hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường là phải chịu phạt.

9. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được xem và trường hợp nào
không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc Người
gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)? Giải thích tại sao?
 Thuế bảo vệ mơi trường
 Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải
 Phạt vi phạm hành chính về môi trường
 Thuế tài nguyên
 Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra


 Tiền cấp quyền khai thác khống sản
 Lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản
Bản chất của việc trả tiền hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc Người gây ô
nhiễm phải trả tiền là việc những chủ thể sẽ trả cho hành vi chắc chắn gây tác động
xấu đến môi trường trong tương lai, tức là trả tiền để được phép thực hiện những hành

vi tác động xấu đến môi trường theo luật định. Như vậy, những hành vi trên được phân
loại như sau:
- Những hành vi được xem là hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc Người gây ô
nhiễm phải trả tiền là:
+ Thuế bảo vệ mơi trường
+ Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải
+ Thuế tài nguyên
+ Tiền cấp quyền khai thác khống sản
+ Lệ phí cấp giấy phép khai thác khống sản
- Những hành vi không được xem là hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc Người
gây ô nhiễm phải trả tiền là:
+ Phạt vi phạm hành chính về mơi trường
+ Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra



×