Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.12 KB, 15 trang )

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 3
1. Chất gây ơ nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất.
Nhận định sai
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì chất gây ơ nhiễm là các
chất hóa học tồn tại dưới dạng chất hoặc hợp chất thì cịn có thể tồn tại dưới dạng các yếu tố
vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm mơi trường
bị ơ nhiễm.
Ví dụ: như ô nhiễm tiếng ồn, rung, bức xạ, ánh sáng,..
2. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ơ nhiễm mơi
trường.
Nhận định sai.
Ơ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật.
Các hành vi làm biến đổi chất lượng mơi trường chính là suy thối mơi trường là sự
suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật.
Căn cứ vào khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng
môi trường.
Nhận định sai.
Theo quy định tại Điều 137 LBVMT thì Bộ Tài ngun và Mơi trường chịu trách
nhiệm về lập báo cáo hiện trạng mơi trường. Cịn trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi
trường quốc gia và địa phương là của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
CSPL: Khoản 1 Điều 137, Khoản 4 Điều 141 Luật Bảo vệ mơi trường 2014.
4. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm.
1


Nhận định đúng.
Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì chất thải là chất có thể gây ơ nhiễm


hoặc khơng gây ơ nhiễm mơi trường. Do đó, chất thải có nội hàm rộng hơn chất gây ơ
nhiễm.
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác
Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong
môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Cho thấy khi chất thải được thải vào môi trường ở và đạt tới một mức độ mà cao hơn
ngưỡng cho phép làm cho mơi trưường bị ơ nhiễm thì khi đó chất thải sẽ là chất gây ơ
nhiễm.
5. Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải.
Nhận định sai.
Quản lý chất thải là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Vì vậy xử lí chất thải chỉ là một q trình
của quản lí chất thải.
CSPL: Khoản 15 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014.
6. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại
tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhận định sai.
Chủ nguồn chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài ngun
và Mơi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.
Cho nên việc Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải
nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường là không phù hợp.
CSPL: Khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu

2


7. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý
chất thải nguy hại
Nhận định sai

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại trên phạm vi toàn quốc.
CSPL: Khoản 2 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu
8. Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động mơi trường đã được phê duyệt.
Nhận định sai.
Điểm sai thứ nhất, phải có báo cáo đánh giá tác động mơi trường được Bộ Tài nguyên
và Môi trường phê duyệt không phải là bắt buộc nếu như có các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy
định tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
“a) Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban
hành đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7
năm 2006 bao gồm: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; văn bản thẩm định
bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; phiếu thẩm
định đánh giá tác động môi trường; hoặc giấy tờ tương đương với các văn bản này;

b) Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã đưa vào hoạt động”.
Điểm sai thứ hai, có một số trường hợp khơng cần phải đáp ứng điều kiện là phải có
báo cáo đánh giá tác động mơi trường đã được phê duyệt. Đó là những trường hợp được
quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
“a) Cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có nhu
cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải dựa trên cơng nghệ sản xuất sẵn có mà khơng
thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;

3


b) Cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật có
nhu cầu cải tạo, nâng cấp với công nghệ tiên tiến hơn để giảm hoặc không làm gia tăng tác
động xấu đến môi trường, nâng cao hiệu quả xử lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng mà

không thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải có
phương án trình cơ quan cấp phép xử lý chất thải nguy hại để xem xét, chấp thuận trước khi
triển khai việc cải tạo, nâng cấp”.
CSPL: Khoản 1, 9 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu
9. Mọi trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động xử lý lý chất thải nguy hại đều
phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Nhận định sai.
Có các trường hợp có hoạt động xử lý chất thải nguy hại nhưng không được coi là cơ
sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy
hại:
“Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng
lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy
hại;
Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong
mơi trường thí nghiệm;
Cơ sở y tế có cơng trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện
việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mơ hình
cụm)”.
CSPL: Khoản 10 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu
10. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện
đều bị cấm theo quy định của pháp luật môi trường.
Nhận định sai.

4


Vì nếu phương tiện giao thơng (đã qa sử dụng) là tàu biển đã qua sử dụng phải đáp
ứng QCKT mơi trường, và được Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép nhập khẩu,
phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng thì trường hợp này khơng bị cấm.
CSPL: Điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ mơi trường 2014.

11. Chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
thì mới được nhập khẩu phế liệu.
Nhận định sai
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau:
a) Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
b) Phải xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không được
cho, bán tạp chất đi kèm phế liệu;
c) Phải tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp
khơng tái xuất được thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
Nên cá nhân nhập phế liệu trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu
sản xuất thì đều được nhập phế liệu với điều kiện đáp ứng các yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật
và phế liệu nằm trong danh mục cho phép.
CSPL: Khoản 3 Điều 76 Luật BVMT
12. Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi
của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường.
Nhận định sai.
Theo Khoản 10 Điều 3 Luật BVMT:
“Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến
đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thối hoặc biến đổi mơi trường nghiêm trọng.”
Vậy mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự
nhiên gây thiệt hại chưa chắc là sự cố môi trường
5


13. Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố mơi trường mới có trách nhiệm khắc
phục sự cố.
Nhận định sai
Trường hợp sự cố môi trường do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên
nhân thì bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi

trường.
Và trường hợp sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn liên tỉnh thì việc khắc phục ô
nhiễm và phục hồi môi trường thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vậy nên
ngồi tổ chức cá nhân gây ra sự cố mơi trường thì cịn có bộ, ngành và UBND các cấp.
CSPL: Khoản 3,4 Điều 112 Luật BVMT
14. Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Nhận định sai.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: Rừng tự
nhiên; Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ; Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng
cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.Bên
cạnh đó cịn có tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng bao gồm: Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư; Rừng
được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp
luật. Nên tài nguyên rừng không chỉ thuộc sở hữu tồn dân do NN đại diện CSH mà cịn tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, cơng đồng dân sư.
CSPL: Điều 7 Luật BVMT
15. Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.
Nhận định đúng
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao
rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận
chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
6


1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
a) Rừng tự nhiên;
b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở
hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

bao gồm:
a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
b) Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy
định của pháp luật.
CSPL: Khoản 9 Điều 2 và Điều 7 Luật BVMT
16. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ, phát triển rừng.
Nhận định sai
Ngồi UBND các cấp cịn có các chủ thể khác tham gia quản lý nhà nước về lâm
nghiệp. Kiểm lâm cũng xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng. Đối với tổ chức lập
quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia thì ngồi UBND cịn có các Bộ và cơ quan ngang Bộ Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thơn có trách nhiệm.
CSPL: khoản 1 Điều 12, Điều 104 Luật Lâm nghiệp 2017
17. Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản xuất
kinh doanh.
Nhận định sai
Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng là Hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng;
đơn vị vũ trang; Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ...còn đối với tổ
7


chức kinh tế để sản xuất kinh doanh Nhà nước áp dụng hình thức cho thuê rừng trả tiền thuê
rừng một lần hoặc hằng năm.
CSPL: khoản 3 Điều 16, Điều 17 Luật Lâm nghiệp 2017
18. Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phịng hộ.
Nhận định sai
Ngồi Ban quản lý cịn có những chủ thể khác được giao rừng phòng hộ như:
Tổ chức kinh tế đối với rừng phịng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ
chức đó;

Đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới,...
Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phịng hộ đối với
rừng phịng hộ đầu nguồn; rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng,
lấn biển;
CSPL: khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017
19. Tổ chức, cá nhân nước ngồi cũng có thể được Nhà nước giao rừng để sản
xuất kinh doanh
Nhận định sai
Nhà nước cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng chứ không giao rừng đối với tổ
chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng; sử dụng đất rừng sản xuất được
kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
Theo tại Điều 17 Luật Lâm nghiệp 2017 tổ chức kinh tế, cá nhân sử dụng rừng để sản
xuất kinh doanh thì Nhà nước sẽ áp dụng hình thức cho thuê rừng.
CSPL: khoản 2, 3 Điều 135 Luật đất đai 2013
20. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ
được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.
8


Nhận định sai
Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi
rừng vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng
cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc khơng đúng đối tượng.
Cịn các trường hợp khác như chủ rừng sử dụng rừng khơng đúng mục đích, cố ý
khơng thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật
về lâm nghiệp hay Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng,... thì khơng được bồi thường.
CSPL: Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017
21. Pháp luật hiện hành cấm gây ni các lồi động, thực vật nguy cấp, q hiếm
thuộc nhóm IA, IB.

Nhận định sai.
Việc ni các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm 1A, 1B khơng bị cấm
trong mọi trường hợp, mà hành vi này để thực hiện một cách hợp pháp thì cần phải đáp ứng
một số các điều kiện luật định. Ví dụ như khơng được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại sinh
trưởng phát triển của lồi đó trong tự nhiên; đảm bảo nguồn gốc; đáp ứng đầy đủ các điều
kiện tại điều 14 15.
Cơ sở pháp lý khoản 1 điều 5, Điều 14, 15 NĐ06/2019/NĐ-CP.
22. Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật.
Nhận định sai.
Trong một số trường hợp, việc chế biến kinh doanh trên là hợp pháp khi các hành vi
này không ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại sinh trưởng phát triển của lồi đó trong tự
nhiên và đáp ứng các điều kiện khác
Cơ sở pháp lý: khoản 1 khoản 2 Điều 5, Điều 9 Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
23. Khi động vật rừng tấn cơng đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ có
quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ.
9


Nhận định sai.
Hành vi bẫy, bắt trong trường hợp bị đe dọa tấn cơng chỉ hợp pháp khi có đủ các yếu
tố sau:
- Mức độ nguy hiểm bị đe dọa tấn cơng trực tiếp;
- Khơng gian ở ngồi các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
- Thời gian sau khi áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng khơng có hiệu quả;
- Chủ thể người được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn đó
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 8 Nghị định 06/2019/NĐ- CP.
24. Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu.
Nhận định đúng.

"Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của
pháp luật."
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Thủy sản 2017.
25. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ để
đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Nhận định sai.
Pháp luật Việt Nam khơng khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ mà
khuyến khích phát triển các hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra.
Cơ sở pháp lý: điểm e khoản 2 Điều 6 Luật Thủy sản 2017
"e) Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khơi phục sản xuất khi có sự cố
mơi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản,
chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ"

10


26. Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy
định của Luật Thủy sản.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017.
Theo khoản 1 Điều 50, không phải mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc
phải có Giấy phép theo quy định của Luật Thủy sản mà tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên mới phải có Giấy phép khai thác thủy
sản.
27. Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012.
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển

thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó khơng phải mọi
nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước CHXHCNVN đều là tài nguyên nước mà chỉ có
nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Không phải mọi nguồn nước đều
chịu sự điều chỉnh của Luật Tài ngun nước vì nước nóng, nước khoáng thiên nhiên do
Luật Khoáng sản điều chỉnh.
28. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được
cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả thải.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước 2012, khoản 3 Điều 16 NĐ
201/2013.
Tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và khơng chứa hóa chất độc hại, chất
phóng xạ không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản
5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
11


a) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
b) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt
quá 5 m3/ngày đêm và khơng chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
c) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy
định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có
thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành
hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
d) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm
hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
29. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước.
Nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 65 Luật Tài nguyên nước 2012.
Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước để phát điện có mục đích thương mại;
b) Khai thác nước để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông
nghiệp;
c) Khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng
thủy sản tập trung với quy mô lớn.
30. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khống sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường theo quy định của pháp luật.
Nhận định sai.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2015/NĐ-CP thì:

12


“Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc tổ chức, cá nhân gửi một khoản tiền vào
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường địa phương (gọi tắt là quỹ
bảo vệ môi trường) để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá
nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản”.
Như vậy, việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chỉ được thực hiện đối với các tổ
chức, cá nhân có hoạt động khai thác khóang sản để nhằm bảo đảm trách nhiệm cải tạo,
phục hồi môi trường của họ đó khi thực hiện việc khai thác.
Theo quy định của pháp luật về Khoáng sản (Điều 2, Luật Khống sản) thì hoạt động
khống sản bao gồm các hoạt động:
- Khảo sát khống sản;
- Thăm dị khống sản;
- Khai thác khoáng sản (bao gồm cả hoạt động khai thác tận thu khoáng sản);
- Chế biến khoáng sản.
Khi thực hiện khảo sát khống sản, thăm dị khống sản, chế biến khống sản khơng

cần ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
CSPL: Khoản 2 Điều 3 Nghị định 19/2015/NĐ-CP
31. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dị khống sản đều thơng qua đấu giá
quyền khai thác khống sản
Nhận định sai
Vì Để được cấp giấy phép thì tổ chức cá nhân phải có đủ điều kiện theo luật định. Vì
thế khơng phải mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dị khống sản đều thơng qua đấu giá
quyền khai thác khống sản mà cịn thơng qua việc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
lựa chọn.
Cơ sở pháp lý: Điểm a, khoản 2 Điều 40 Luật Khoáng sản 2010
32. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương
nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khống sản đó.
13


Nhận định sai.
Vì tổ chức cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khống sản thì có quyền chuyển
nhượng quyền khai thác khống sản chứ khơng được chuyển nhượng giấy phép khai thác
khống sản đó; đồng thời việc chuyển nhượng phải lập hồ sơ chuyển nhượng với các giấy tờ
theo luật định
Cơ sở pháp lý: Điểm e khoản 1 Điều 55 và khoản 4 Điều 59 Luật Khoáng sản 2010
33. Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai thác khống
sản.
Nhận định sai
Vì trường hợp chủ thể khai thác là hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai
thác khống sản thì được khai thác khống sản làm vật liệu xây dựng thơng thường, khai
thác tận thu khống sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 51 và khoản 3 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010
34. Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước.
Nhận định sai.

Vì, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện quản lý, ngồi ra tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cũng có quyền sở hữu đối với rừng trồng do
mình đầu tư, được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017
35. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
chun mơn đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhận định sai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chịu trách
nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý đối với các nguồn tài nguyên thiên
nhiên nhưng không phải là tất cả. Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên mang tính đặc thù
của một ngành, lĩnh vực khác thì do cơ quan khác quản lý. Cụ thể như, tài nguyên Rừng,
14


thủy sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn giúp Chính phủ quản lý, tài ngun là
di sản văn hóa vật thể do Bộ Văn hóa thể thao du lịch quản lý.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 101 Luật Lâm nghiệp 2017 và khoản 2 Điều 101 Luật
Thủy sản 2017.

15



×