Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.76 KB, 11 trang )

NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 5
Bài tập 1
Năm 2018, dự án khu liên hợp gang thép và cảng biển của tập đoàn F. Giai đoạn
1, chủ đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp gang thép có cơng suất 7,5 triệu tấn sản
phẩm/năm và cảng biển nước sâu SD có năng lực cập tàu là 30.000 DWT. Dự kiến chủ
đầu tư phải hút cát để san lắp mặt bằng với tổng lượng vật liệu nạo vét là 12.000.000
m3, thi công khu tái định cư cho 1.785 hộ dân, thi công đường ống cấp nước cho dự án
từ hồ chứa nước thượng nguồn sông T. lưu lượng khoảng 55.000 m3 nước/ngày đêm.
Giai đoạn 2, chủ đầu tư sẽ khởi cơng dự án lọc hóa dầu cơng suất 6 triệu tấn/năm. Hỏi:
a. Dự án nào thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)? Tại
sao?
Dự án thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là:
Dự án xây dựng nhà máy liên hợp gang thép có cơng suất 7, 5 triệu tấn sản phẩm/năm:
vì dự án này thuộc nhóm dự án đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở hoặc khu liên hợp sản xuất
gang thép, luyện kim của cột 3 c Phụ lục II: Tất cả các dự án thuộc nhóm này đều phải đánh
giá tác động môi trường (Điểm c khoản 1 Điều 18 LBVMT; Số 42 Phụ lục II NĐ 40/2019)
Dự án cảng biển nước sâu SD có năng lực cập tàu là 30.000 DWT: vì dự án này thuộc
nhóm dự án đầu tư xây dựng cảng sông, cảng biển; khu neo đậu tránh trú bão; nạo vét luồng
hàng hải, luồng đường thủy nội địa của cột 3 cPhụ lục II: Tất cả các dự án thuộc nhóm này
đều phải đánh giá tác động môi trường (Điểm c khoản 1 Điều 18 LBVMT; Số 23 Phụ lục II
NĐ 40/2019)
Dự án xây dựng khu tái định cư 1.785 hộ dân: vì dự án này thuộc nhóm dự án đầu tư
xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, khu dân cư của cột 3 Phụ lục II: Khu dân cư cho 400 hộ trở
lên phải đánh giá tác động môi trường (c/1/18 LBVMT; Số 9 Phụ lục II NĐ 40/2019)
(Dự án hút cát để san lắp mặt bằng với tổng lượng vật liệu nạo vét là 12.000.000 m3:
Vì thuộc nhóm dự án nạo vét kênh mương, lịng sơng, hồ thuộc cột 3 Phụ lục II: Khối lượng
nạo vét từ 100.00 m3 trở lên phải đánh giá tác động môi trường (c/1/18 LBVMT; Số 4 Phụ
lục II NDD40/2019)


Thi công đường ống cấp nước cho dự án từ hồ chứa nước thượng nguồn sông T. lưu


lượng khoảng 55.000 m3 nước/ngày đêm. Dự án khai thác nước cấp cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt: đây thuộc nhóm các dự án về khai thác. Chế biến khoáng
sản; khai thác tài nguyên nướcSố 35 cột 3 phụ lục II: Công suất từ 100.000 m3 nước/ngày
(24 giờ) trở lên đối với nước mặt) 2 cái này không chắc
Dự án lọc hóa dầu cơng suất 6 triệu tấn/năm: Vì thuộc số 38 Phụ lục II NDD40/2019:
Cơng suất từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên.
b. Ai là người có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM? Tại sao?
Dự án xây dựng nhà máy liên hợp gang thép có cơng suất 7, 5 triệu tấn sản phẩm/năm
Dự án lọc hóa dầu cơng suất 6 triệu tấn/năm


3 Dự án trên do BTN&MT có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt báo

cáo đánh giá tác động môi trường (Khoản 5, 8 Phụ lục III ND40/2019) Mục 3 Khoản
5 Điều 1 NĐ 40/2019
Dự án xây dựng khu tái định cư 1.785 hộ dân
Dự án cảng biển nước sâu SD có năng lực cập tàu là 30.000 DWT
2 dự án trên do Bộ, cơ quan ngang bộ hoặc UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (Mục 3 Khoản 5 Điều 1 NĐ 40/2019)
c. Cho biết chủ đầu tư phải thực hiện những nghĩa vụ nào theo nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải trả tiền? Tại sao?
Thuế tài nguyên: tiền phải trả cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như: Nước,
khoáng sản kim loại; khống sản khơng kim loại(cát): Điều 2 Luật thuế tài ngun 2009
Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải: Điểm l, g khoản 2 Điều 2 NĐ 154/2016;
Điều 148 LBVMT
Phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác khoáng sản: Khoản 2 Điều 1 NĐ 164/2016;
Điều 148 LBVMT
Chi phí phục hồi mơi trường trong khai thác tài nguyên (nước, dầu)
Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ.



Tiền sử dụng đất.
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước: ND 203/2013
d. Nếu sau khi dự án đi vào hoạt động làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho
người dân, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại có phải là nghĩa vụ phải trả tiền theo nguyên
tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền không? Tại sao?
Không. Vì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là trách nhiệm pháp lí được quy định tại Điều
602 Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
được xác định như sau:
“Chủ thể làm ơ nhiễm mơi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó khơng có lỗi.”
Theo quy định trên, cá nhân, tổ chức có hành vi làm ơ nhiễm mơi trường mà gây thiệt
hại, ngồi việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật chuyên ngành thì phải bồi
thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó khơng có lỡi.
Bài tập 2
Ơng A dự định đầu tư dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông
thường công suất 500 tấn/ ngày, đêm tại tỉnh H. Theo kế hoạch, ông A nhập khẩu dây
chuyển cơng nghệ từ nước ngồi và khai thác nước ngầm để phục vụ cho hoạt động
của cơ sở. Ngày 12/10/2018, báo cáo đánh giá tác động môi trường về dự án trên được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, do gặp một số vấn đề khó khăn về tài
chính nên đến tháng 10/2019, ơng A thay đổi địa điểm triển khai dự án tại tỉnh K. Hỏi:
a. Dự án trên có thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
không? Tại sao?
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường công suất 500 tấn/ ngày
đêm tại tỉnh H. – là dự án phải ĐTM
Vì theo điểm c, khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường
Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường thì Đối tượng phải
thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:



“a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ;
b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch
sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được
xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến mơi trường.
2. Chính phủ quy định danh mục dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều
này”.
Mà theo danh mục quy định tại Mục 40 Phụ lục II Nghị định 40/2019thì Dự án đầu tư
xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại phải thực hiện đánh giá tác
động môi trường.
– 10/2019, ông A thay đổi địa điểm triển khai dự án tại tỉnh K. Lúc này thì ơng A phải
thực hiện việc lập lại báo cáo ĐTM vì
“Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp
sau:
b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt;”
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ mơi trường.
b. Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt ĐTM? Tại sao?
Bộ tài nguyên và môi trường.
Theo mục 9 Phụ lục III Nghị định 40/2019 thì Dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử
lý chất thải rắn công nghiệp thông thường công suất từ 500 tấn/ngày (24 giờ) trở lên do Bộ
tài nguyên và môi trường thẩm định và phê duyệt ĐTM.
c. Những nghĩa vụ nào ông A phải thực hiện theo quy định pháp luật môi trường
khi đầu tư cho dự án trên?
Phí bảo vệ mơi trường (Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường)
Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ.


Tiền sử dụng đất.

Thuế tài nguyên (khai thác nguồn nước ngầm)
Chi phí phục hồi mơi trường trong khai thác tài nguyên.
Bài tập 3
UBND TP.HCM lập quy hoạch sử dụng đất 10 năm (từ 2020 – 2025). Hỏi:
a) Để Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất nêu trên thì UBND TP.HCM
có phải lập báo cáo ĐMC hay khơng? Vì sao?
Theo Điều 13 LBVMT thì quy hoạch sử dụng đất 10 năm của UBND TP HCM là
những quy hoạch phát triển của thành phố nằm trong đối tượng đánh giá tác động môi
trường chiến lược.
Nên cơ quan tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch sử dụng đất 10 năm là
UBND TP HCM có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn thành lập báo cóa đánh giá tác
động môi trường chiến lược Khoản 1 Điều 14 Luật BVMT
b) Giả sử trường hợp này phải lập báo cáo ĐMC thì UBND TP.HCM có thể tự
lập báo cáo hay không? Báo cáo trên do cơ quan nào tổ chức thẩm định? Vì sao?
UBND TP HCM có thể tự lập báo cáo ĐMC theo Khoản 1 Điều 14 LBVMT
Báo cáo trên do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ quyết định;
Bài tập 4
Cơng ty TNHH X hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kim loại và sắt thép xây
dựng. Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất nên Công ty X muốn triển khai thực hiện
dự án xây dựng một nhà máy luyện kim ở địa bàn huyện HM, TP.H. Để thực hiện dự
án Công ty tiến hành nhập khẩu kim loại phế liệu từ nước ngồi về sử dụng. Hỏi:
a) Cơng ty X có phải thực hiện ĐTM khơng? Vì sao?


Cơng ty X phải thực hiện ĐTM vì dự án của công ty là dự án xây dựng nhà máy luyện
kim có sử dụng nguyên liệu là phế liệu thuộc đối tượng phải có ĐTM thuộc mục 47 phụ lục
II NĐ 18/2015/NĐ-CP.
b) Nếu có thì Cơng ty X muốn tự lập báo cáo ĐTM thì có được khơng? Cơ quan

nào sẽ có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM nêu trên?
Chủ dự án-cơng ty X có trách nhiệm tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện ĐTM
Cơ quan có quyền thẩm định báo cáo ĐTM trên là UBND thành phố H
CSPL: khoản 2 Điều 12, điểm d khoản 1 Điều 14 NDD18/2015/NĐ-CP
c) Giả sử trong quá trình thực hiện dự án Công ty X muốn đăng ký bổ sung thêm
ngành nghề cán, kéo kim loại cho dự án. Cơng ty có phải thực hiện thêm thủ tục pháp
lý nào về mơi trường khơng? Vì sao?
Nếu bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loại có quy mơ cơng suất từ 2000 tấn sản
phẩm/ năm trở lên Công ty phải thực hiện thủ tục Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 15 và Mục 48 Phụ luc II NĐ 18/2015/NĐ-CP
Nếu khơng thuộc trường hợp trên thì cơng ty X phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi
trường cho
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 18 NĐ 18/2015/NĐ-CP
d) Công ty X phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào về mơi trường?
Cơng ty X phải đóng phí bảo vệ mơi trường, tiền sử dụng đất.
Bài tập 5
Danh nghiệp tư nhân A (DN A) do ông H làm chủ hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh nhà hàng, quán nhậu hiện có một nhà hàng tại Quận 1 (nhà hàng này đã được
cơ quan có thẩm quyền xác nhận kế hoạch BVMT). Ngày 24/01/2019, do muốn mở
rộng quy mô kinh doanh nên ông H đã mở thêm một địa điểm kinh doanh cho DN A
tại Quận 4 trên diện tích mặt bằng 500m2 để kinh doanh quán nhậu. Hỏi:


a) Ơng H có phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận 4
khơng? Vì sao?
Ông A sẽ phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận 4 nếu cả
cơ sở đang hoạt động tại Quận 1 và phần mở rộng tại Quận 4 cộng lại:
- Có lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất
thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí

thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ;
- Khơng phải các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục
II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường; Điểm b khoản 1 Điều 18
N40/2019/NĐ-CP.
b) Kế hoạch BVMT trên có bắt buộc phải đăng ký khơng? Nếu đăng ký thì cơ
quan nào có thẩm quyền xác nhận? Cơ sở pháp lý?
Kế hoạch BVMT trên bắt buộc phải đăng ký. Cơ sở pháp lý: Điều 31 Luật Bảo vệ môi
trường và khoản 2 Điều 18 Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận là
UBND cấp huyện.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường; Điểm b khoản 1 Điều 19 NĐ
40/2019/NĐ-CP.
c) Tình tiết bổ sung: Để tiết kiệm chi phí ngun liệu, ngày 10/6/2019 ơng H đã
đầu tư th một diện tích đất có mặt nước 15 ha tại huyện X tỉnh K để thực hiện dự án
nuôi trồng thủy sản nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà hàng, quán nhậu
của ông. Hỏi dự án này phải lập báo cáo ĐTM hay kế hoạch BVMT? Vì sao?
Dự án này phải lập báo cáo ĐTM vì nó thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM. Cơ sở
pháp lý: Điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường và mục 70 Phụ lục II Nghị định
40/2019/NĐ-CP.
Bài tập 6
Công ty cổ phần ô tô TH (gọi tắt là Công ty) là một doanh nghiệp chun sản
xuất, sửa chữa, lắp ráp ơ tơ có trụ sở tại tỉnh QN. Do muốn mở rộng quy mô kinh


doanh nên Công ty muốn mở một dự án đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất, sửa
chữa, lắp ráp ô tô tại Quận TB, thành phố H nhằm sản xuất và phân phối ô tô cho các
đại lý ở thành phố H và các tỉnh lân cận. Do không am hiểu pháp luật môi trường nên
Công ty muốn nhờ bạn tư vấn một số vấn đề có liên quan. Cụ thể như sau:
a) Cơng ty có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Vì sao?
Theo quy định tại Điều 8 Luật BVMT 2014, có 3 đối tượng phải thực hiện ĐTM, đó

là:
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ,
TTCP
- Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử
- văn hóa, khu di sản thể giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp
hạng
- Dự án có nguy cơ tác động xấu tới môi trường.
Công ty muốn mở một dự án đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô
tô tại quận TB, tp H nhằm sản xuất phân phối ô tô cho các đại lý ở thành phố H và các tỉnh
lân cận.
Theo khoản 3 Mục 1 Phụ lục của NĐ 40/2019/NĐ-CP quy định về Danh mục các dự
án phải lập báo cáo ĐTM…, tại khoản 47 có nêu Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, sửa
chữa, lắp ráp xe máy, ô tô là đối tượng phải lập báo cáo ĐTM khi công suất sản xuất từ
5000 xe máy/năm trở lên và công suất 500 xe ô tô/năm trở lên.
Như vậy, nếu dự án của Cty thực hiện với công suất 500 xe ơ tơ/năm trở lên thì phải
thực hiện lập báo cáo ĐTM. Nếu dưới công suất này, cty không cần thực hiện lập báo cáo
ĐTM mà phải đăng ký kế hoạch bvmt.
b) Giả sử sau khi được cấp phép hoạt động, trong q trình sản xuất Cơng ty có
phát sinh một lượng lớn chất thải nguy hại nhưng Công ty chưa biết phải xử lý như
thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Cho biết Công ty sẽ phải thực hiện
yêu cầu nào theo quy định của pháp luật mơi trường? Cơng ty có thể làm gì để giải
quyết khối lượng chất thải nguy hại phát sinh nêu trên, biết rằng hiện tại Công ty
không có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại?


Trường hợp 1 chất thải nguy hại nhỏ hơn 600 kg thì thực hiện như sau:
1. Đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy
hại (sau đây viết tắt là CTNH) với khối lượng phát sinh nhỏ hơn 600kg/năm thì khơng phải
thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH (quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều
12, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về

quản lý chất thải nguy hại). Đối với trường hợp này, chủ cơ sở phải đăng ký bằng báo cáo
quản lý CTNH định kỳ (quy định tại Khoản 4, Điều 14, Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại).
2. Khi cơ sở chưa ký được hợp đồng với đơn vị có đầy đủ chức năng thực hiện thu
gom vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định (Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy
phép quản lý CTNH do Bộ Tài ngun và Mơi trường cấp), thì chủ nguồn thải cần phải thực
hiện các yêu cầu sau:
- Có biện pháp giảm thiểu chất thải nguy hại phát sinh; tự chịu trách nhiệm về việc
phân định, phân loại, xác định số lượng chất thải nguy hại phải báo cáo và quản lý.
- Bố trí khu vực lưu giữ CTNH; lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2 (A) ban hành kèm
theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Khi ký được Hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH với đơn vị có đủ chức năng, thì
chủ nguồn thải cần phải thực hiện các nội dung sau:
- Chỉ ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân có Giấy phép xử lý
CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp.
- Khi có nhu cầu xử lý CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH phải tuân
thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu hủy
chúng theo quy định tại Điều 22 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 ban
hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.


- Sau thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày chuyển CTNH, nếu không nhận được hai liên
cuối của chứng từ CTNH mà khơng có lý do hợp lý bằng văn bản từ phía tổ chức, cá nhân
tiếp nhận CTNH thì chủ cơ sở phát sinh CTNH báo cáo Sở Tài ngun và Mơi trường hoặc
có thể báo cáo Tổng cục Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Lưu giữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên chứng từ CTNH đã sử dụng, báo

cáo quản lý CTNHH và các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền
khi được yêu cầu.
- Lập và nộp báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tình từ ngày 01
tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước
ngày 31 tháng 01 năm tiếp theo.
4. Ngồi ra, chủ nguồn thải CTNH cịn phải thực hiện một số yêu cầu khác về quản lý
chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015
của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp 2 đối với lượng chất thải nguy hại lớn hơn 600kg thì làm như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH lớn hơn 600
kg/năm phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường
nơi có cơ sở phát sinh CTNH.
* Căn cứ pháp lý đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại:
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014, ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014
- Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2015, Nghị
định của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Căn cứ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015, thông
tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Cơng ty có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại vì vậy phải thực hiện thủ tục đăng
ký chủ nguồn chất thải nguy hại theo quy định. Cơng ty có thể thực hiện thủ tục đăng ký này


bằng một trong các hình thức: lập hồ sơ đăng ký hoặc tích hợp trong báo cáo quản lý chất
thải nguy hại hoặc đăng ký trực tuyến – Điều 6, 7 NĐ 38/2015
- Cơng ty khơng có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại: Cơng ty có thể ký hợp đồng
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với chủ xử lý chất thải nguy hại để họ thực
hiện trách nhiệm xử lý thay cho cty – Điều 12 NĐ 38/2015
- Trường hợp nếu chưa tìm được chủ xử lý chất thải phù hợp, định kỳ 6 tháng, cty phải

báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với Sở TN&MT bằng văn bản
riêng hoặc trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ - khoản 5 Điều 7 NĐ 38/2015.
c) Giả sử, trong q trình sản xuất, Cơng ty muốn nhập khẩu một số ô tô cũ từ
Nhật Bản về Việt Nam để tháo dỡ lấy phụ kiện tái sử dụng thì có được khơng? Vì sao?
Cty khơng thể nhập khẩu ô tô cũ từ Nhật Bản về Việt Nam để tháo dỡ lấy phụ kiện tái
sử dụng.
Giải thích: Theo quy định của pháp luật về bảo vệ mơi trường trong nhập khẩu q
cảnh hàng hóa tại Điều 75 Luật BVMT 2014, cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện
giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ, trừ trường hợp là tàu biển đáp ứng quy chuẩn
kỹ thuật môi trường.
Như vậy, Cty không thể thực hiện hành vi nêu trên.
d) Công ty muốn nhập khẩu một khối lượng lớn phế liệu sắt thép từ các ô tô đã bị
nghiền, ép ở Nhật Bản về Việt Nam để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ơ tơ thì có
được khơng? Vì sao?
Trường hợp này Cty được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. Vì khơng nằm
trong những đối tượng bị cấm theo quy định tại 2 Điều 75 Luật BVMT và thuộc danh mục
được phép nhập khẩu theo quy định của QĐ 28/2020/QĐ-TTg ngày 24/9/2020.
e) Cho biết với các hành vi nêu trên, Cơng ty sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ tài
chính nào về mơi trường?
Nghĩa vụ tài chính cơng ty phải thực hiện: phí bảo vệ mơi trường, tiền phải trả cho
việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ quản lý chất thải nguy hại),



×