Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ TÀI: NÊU KHÍA CẠNH TÍCH CỰC (HOẶC TIÊU CỰC) CỦA CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ SINH ĐẺ VÀ ĐƯA RA CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ (HOẶC PHẢN ĐỐI) CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ SINH ĐẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 15 trang )

ĐỀ TÀI: NÊU KHÍA CẠNH TÍCH CỰC (HOẶC TIÊU CỰC) CỦA CHÍNH
SÁCH HẠN CHẾ SINH ĐẺ VÀ ĐƯA RA CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
BẢO VỆ (HOẶC PHẢN ĐỐI) CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ SINH ĐẺ
Cơng tác dân số - kế hoạch hố gia đình là một bộ phận quan trọng của Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là yếu tố cơ bản để phát huy nguồn lực con người.
Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong bối cảnh nước
ta đang hội nhập với thế giới. Để giải quyết được vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải tìm ra
những chính sách phù hợp và một trong những chính sách đang được quan tâm đó là
“Hạn chế sinh đẻ”. Chính sách này đã cho thấy được mục tiêu của cơng tác dân số kế
hoạch hóa gia đình là: vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh phúc và hồ thuận gia đình, để
cho việc ni dạy con cái được chu đáo.
I.

Chính sách hạn chế sinh đẻ là gì?

Vậy chính sách hạn chế sinh đẻ là gì? Chính sách hạn chế sinh đẻ là chủ trương
chính sách của nhà nước về vấn đề sinh đẻ nhằm để kiểm sốt tình trạng gia tăng dân số
phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi thời kì.

Hình 1: Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm
II.

Mặt tích cực của chinh sách hạn chế sinh đẻ

Đặt vào trong bối cảnh nền kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta, chính sách hạn chế
sinh đẻ phát huy nhưng điểm tích cực như sau:
Một là, Tốc độ gia tăng dân số được khống chế, cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực.
Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh.

1



Hình 2: Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Việt Nam
Hai là, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng
nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu
người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực
người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với q trình
đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và u cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng,
an ninh.

Hình 3: Số liệu dân số theo độ tuổi
Ba là, Đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh:
Chính sách hạn chế sinh đẻ sẽ giúp kiểm sốt được khoảng cách giữa các lần sinh
con, làm giảm bớt tỷ lệ có thai ngồi ý muốn, giảm những rủi ro có thể gặp phải nếu sử
dụng các phương pháp phá thai khơng an tồn nếu có thai.
Tránh được những hao tổn về sức khỏe của bà mẹ do phải thường xuyên mang thai,
đẻ nhiều, đẻ dày; Tránh được những ốm đau cho trẻ em xảy ra do phải ngừng sớm việc
nuôi con bằng sữa mẹ và thiếu sự chăm sóc do có sự ra đời của đứa con mới. Khoảng
2


cách giữa hai lần sinh càng thưa, càng giúp cho bà mẹ và trẻ em khỏe mạnh vì người mẹ
được phục hồi sau sinh khi sinh con, con được chăm sóc tốt hơn. Đẻ ít, đẻ thưa làm cho
thể chất và tinh thần của người mẹ được cải thiện và ít phải lo lắng. Thể chất và tinh thần
của các con cũng được cải thiện vì được chăm sóc nhiều hơn. Cả mẹ và con đều có cuộc
sống tốt hơn.
Chính sách hạn chế sinh đẻ còn làm giảm nguy cơ thai ngoài ý muốn ở những phụ
nữ sống chung với HIV, chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả
HIV/AIDS, giảm tỷ lệ trẻ bị nhiễm bệnh và trẻ sớm bị mồ côi khi sử dụng bằng biện pháp
sử dụng bao cao su.
Bốn là, đối với cuộc sống, kinh tế gia đình:

Có một cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, mỗi một đứa con đều có sự ni dưỡng
và chăm sóc tốt hơn, có cơ hội tốt hơn để học hành và phát triển trở thành người tốt. Số
liệu gần đây cho thấy tỷ lệ phụ nữ đi học đại học cao hơn nam giới. Đồng thời, chính sách
hạn chế sinh đẻ giảm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình. Điều kiện của mỗi gia đình đã
trở nên tốt hơn. Do đó, phụ nữ cũng có nhiều tự do hơn trong gia đình. Họ được gia đình
ủng hộ để theo đuổi những thành tựu trong cuộc sống.
Thực hiện tốt chính sách hạn chế sinh đẻ giúp các cặp vợ chồng có nhiều thời gian
chia sẻ hạnh phúc và quan tâm con cái; Người mẹ được giải phóng, khơng trở thành gánh
nặng kinh tế cho gia đình và xã hội; Người mẹ cũng có nhiều thời gian hơn để tham gia
các hoạt động xã hội khác.
Tránh được sinh con quá muộn khi tuổi cha mẹ đã cao.
Mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi gia đình: ngăn ngừa sự nghèo túng; có thể mua sắm
thêm tiện nghi cho cuộc sống. Gia đình có cơ hội được giáo dục tốt, chăm sóc y tế và vui
chơi giải trí nhiều hơn; cha mẹ có thể tiết kiệm tiền cho tuổi già…
Năm là, đối với cộng đồng xã hội:
Những đứa trẻ được sinh ra nhiều khơng có sự kiểm soát sẽ khiến cho mật độ dân số
ngày càng tăng cao, có thể dẫn đến bùng nổ dân số kèm theo các vấn đề về kinh tế xã hội
phát sinh như lạm phát, tình trạng đói nghèo gia tăng, trật tự xã hội mất ổn định, thất
nghiệp…làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút. Đồng thời, tình trạng này sẽ
cản sự phát triển kinh tế của một ấp, một xã, một huyện, một tỉnh, thậm chí có thể gây bất
ổn về chính trị, ảnh hưởng đến những nỗ lực phát triển quốc gia và khu vực.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình của
các cấp, các ngành và tồn dân có bước đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành
chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình
được mở rộng, chất lượng ngày càng cao.
3


III.


Cơ sở khoa học và thực tiễn của chính sách hạn chế sinh đẻ

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là khâu chuẩn bị rất quan trọng cho đầu vào
của nguồn nhân lực có chất lượng – là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định sự phát
triển nhanh và bền vững của đất nước. Việc thay đổi quan niệm của người dân ở một đất
nước nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến về việc sinh con,
muốn có “đơng con, nhiều cháu” và phải có con trai để nối dõi tơng đường cịn là một
việc làm hết sức khó khăn, lâu dài và phức tạp, quan niệm “trời sinh voi, sinh cỏ” không
phải lúc nào cũng đúng trong mọi thời kỳ. Chính vì vậy, chính sách hạn chế sinh đẻ khi
đưa vào áp dụng trên thực tiễn có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Để
chính sách trên có thể được người dân Việt Nam đón nhận và thực hiện tốt thì chúng ta
phải đưa ra được những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của chính sách trên.
Về mặt y học, tại sao cần hạn chế sinh đẻ? Hiện nay, chỉ số phát triển con người
(HDI) của Việt Nam còn thấp (xếp hạng 116 trong số 188 nước); tầm vóc, thể lực của
người Việt Nam chậm được cải thiện (hơn 30 năm qua, chiều cao của nam chỉ tăng 4,4 cm
và nữ tăng 3,4 cm, thuộc số các nước có chiều cao thấp nhất thế giới)… Vì thế, cần những
giải pháp cụ thể đưa chỉ số HDI vào nhóm bốn nước hàng đầu Đơng Nam Á; phát triển
chiều cao của nam nữ thanh niên Việt Nam.
Các gia đình ở vùng xâu vùng xa, điều kiện chăm sóc và ni dưỡng thấp, song cịn
đẻ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em
còn cao. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước
(chênh lệch gần 10 năm). Cho nên cần tăng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh; tăng tỷ lệ nam
nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hơn; giảm tình trạng tảo hơn, kết
hôn cận huyết thống, nhất là ở một số dân tộc thiểu số.
Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao khi phụ nữ sinh đẻ nhiều lần. Trải qua nhiều
lần sinh nở, đây trở thành một trong những nguy cơ cao khiến bạn mắc ung thư cổ tử
cung. Phụ nữ mang thai nhiều lần, sức đề kháng của cổ tử cung người phụ nữ cũng sẽ bị
giảm dần. Điều này kéo theo tình trạng rối loạn chức năng và khiến phụ nữ khơng cịn sức
đề kháng và miễn dịch tốt.
Là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số, mức sinh là thông tin

đầu vào cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách về dân số và phát triển. Mức sinh
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và môi trường.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989, dân số Việt Nam ở thời điểm
này là 64,4 triệu người, tăng gấp 2,2 lần so với năm 1960. Tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn
ở mức 2,3 %, số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng là gần 4 con, số dân tăng lên hằng
năm khoảng 1,5 triệu người, tương đương dân số của một tỉnh.
Căn cứ vào số liệu của tổng cục điều tra nêu trên và tốc độ đạt kết quả trong gần 30
triển khai công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam kể từ khi bắt đầu vào năm
4


1961, Quỹ dân số Liên hợp quốc đã dự báo quy mô dân số Việt Nam sẽ đạt mức 128 triệu
người vào năm 2025 và 158 triệu người trước thời điểm giữa thế kỷ XXI.
Theo kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, dân số Việt Nam là
85,8 triệu người, số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 2,09
con, tỷ lệ phát triển dân số là 1,04%. Tốc độ tăng quy mơ dân số trung bình hàng năm của
giai đoạn 10 năm 1999 – 2009 là 1,2%, thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đó
(1,7% cho giai đoạn 1989 – 1999 và 2,1% cho giai đoạn 1979 – 1989). Giai đoạn 2009 –
2019, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,14% với tổng số dân được tính đến năm 2019 là
96,2 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải từ đủ
18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện kết hôn. Việc quy định như vậy là nhằm đảm bảo cho sức
khỏe sinh sản của người mẹ và đứa trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ sinh con ở
độ tuổi chưa thành niên vẫn còn cao (10 – 17 tuổi), nhất là ở vùng núi và trung du, các
vùng tập trung nhiều dân tộc thiểu số. Trên phạm vi toàn quốc, phụ nữ chưa thành niên
sinh con chiếm tỷ trọng 3,3%, trong đó cao nhất ở trung du và miền núi phía bắc là 9,7%,
cao hơn 8,5 lần so với đồng bằng sông Hồng là 1,1%. Do phong tục tập quán phải lấy
chồng, sinh con sớm, nhà phải đơng con, người dân chưa có kiến thức về chính sách sinh
sản hợp lý...nên dân số ở những vùng núi và trung du luôn cao hơn nhiều so với những
vùng khác trong cả nước.

Từ những số liệu điều tra trên, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hạn chế
sinh đẻ để đảm bảo có một tỷ lệ dân số hợp lý, bảo vệ sức khỏe cho người dân, kinh tế xã hội được phát triển ổn định.
Cơ sở thực tiễn để thực hiện chính sách hạn chế sinh đẻ thể hiện qua: Quá
trình thay đổi phát triển và hồn thiện chính sách dân số nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tiễn: từ năm 1961 đến nay trải qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn

Hoàn cảnh

Kết quả

Giai đoạn 1
(1961-1975)

Bối cảnh diễn ra cuộc kháng
- Ban hành chính sách “sinh đẻ có
chiến chống Mĩ cứu nước
hướng dẫn”, thực hiện công cuộc “sinh
đẻ có kế hoạch” nhằm hạn chế sinh đẻ.
Dân số tăng nhanh
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ
3.8% giảm xuống cịn 2.5%. Số con
trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ đã giảm từ 6,3 con (1961) xuống
còn 5,25 con (1975)

Giai đoạn 2
(1976-1990)

- Đất nước thống nhất

- Số con trung bình của mỗi phụ nữ
nhưng gặp nhiều khó khăn trong độ tuổi sinh đẻ là 4.8 con
5


về kinh tế xã hội

- Tỷ lệ tăng dân ở các tỉnh miền
Nam khá cao 3,2%/năm

- Bắt đầu công cuộc
đổi mới đất nước

- Đẩy mạnh cơng cuộc sinh đẻ có
kế hoạch và bắt đầu thực hiện chế tài
“thưởng” – “phạt”
- Tỷ lệ tăng dân số nước ta đã giảm
từ 2,5% (1975) xuống cịn 1,9% (1990).
Số con trung bình của một phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ giảm từ 5,25 xuống 3,8.

Giai đoạn 3
(1991-2000)

- Sự nghiệp đổi mới
- Thực hiện chính sách “Dân số đạt kết quả, kinh tế - xã hội kế hoạch hóa gia đình”, “Hạ tỷ lệ phát
phát triển
triển dân số địi hỏi phải làm tốt cơng tác
kế hoạch hóa gia đình, thực hiện gia
- Sự gia tăng nhanh đình ít con, khoẻ mạnh, văn minh và

chóng dân số
giàu có, là nền tảng trong chiến lược con
người của Đảng, góp phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống
cho thế hệ chúng ta và các thế hệ mai
sau”.
- Áp dụng triệt để chính sách
“thưởng – phạt”
- Tổng tỷ suất sinh giảm nhanh từ
3,8 con (1991) xuống 2,3 (2000), thấp
hơn 0,6 con so với mục tiêu 2,9 con.
- Chất lượng cung cấp dịch vụ sức
khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình
được cải thiện.

Giai đoạn 4
(2001-2010)

- Thành tựu và thách
- Mục tiêu duy trì mỗi cặp vợ
thức trong phát triển kinh tế chồng có 1 hoặc 2 con để ổn định quy
xã hội
mô dân số, đảm bảo cơ cấu dân số và
phân bố dân cư hợp lý
- Nghị quyết số 47-NQ/TW (Khóa
IX) của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng xác định: “Chính sách dân số
nhằm chủ động kiểm sốt quy mô và
tăng chất lượng dân số phù hợp với
6



những yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Nâng cao chất lượng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch
hóa gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ
giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý
dân số và phát triển nguồn nhân lực”
- Chế tài “thưởng – phạt” chỉ áp
dụng ở mức độ nhất định
- Từ năm 2003, Việt Nam thực
hiện khuyến khích tự nguyện sinh con.
- Tỷ lệ tăng dân số và số con trung
bình so với năm 1960 giảm.

Giai đoạn 5
(2011 đến
nay)

- Bước vào giai đoạn
- Thủ tướng Chính phủ đã ban
già hóa dân số.
hành Quyết định số 2013/QĐ-TTg của
Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến
- Chênh lệch giới tính lược dân số - sức khỏe sinh sản Việt
khi sinh
Nam giai đoạn 2011-2020. Với mục tiêu
là: nâng cao chất lượng dân số, cải thiện
tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức
sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những

vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân
số, góp phần thực hiện thắng lợi sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.Trong đó,
chú trọng việc chăm sóc sức khỏe sinh
sản, tránh mang thai ngồi ý muốn ở
tuổi vị thành niên; tăng cường sàng sọc
trước sinh, sơ sinh, thúc đẩy bình đẳng
giới và phát triển bền vững đất nước
- Đề cao tính tiên phong, gương
mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc
thực hiện chính sách về công tác dân số,
chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình
hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng
trong tồn xã hội. Song song với đó,
khuyến khích tồn dân tham gia thực
hiện chính sách dân số và phát triển một
cách tự giác và có trách nhiệm.
7


Kết quả của q trình thay đổi phát triển hồn thiện:
Trải qua 5 giai đoạn hình thành, phát triển và hồn thiện chính sách dân số, mặc dù
cịn tồn tại những hạn chế nhất định nhưng chúng ta đã đạt được những thành công quan
trọng: Mức sống của người dân được nâng cao, chất lượng dịch vụ sinh sản cũng được
phát triển; sức khỏe được đảm bảo, tuổi thọ trung bình tăng, nhất là nữ giới.
Định hướng tương lai
Từ những kết quả đạt được, chúng ta cần hoạch định chính sách về dân số phù hợp,
hạn chế sinh đẻ nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu dân số để có nguồn lực phát triển kinh tế xã
hội, tránh tình trạng “chưa giàu đã già”.
Liên hệ từ một số nước trên thế giới

Đối với lịch sử của hầu hết loài người chúng ta thời xưa dân số tăng trưởng một
cách chậm rãi. Cho đến khi những khám phá mới mang đến cho chúng ta nhiều thức ăn
hơn và tuổi thọ của chúng ta tăng lên. Chỉ trong vòng 100 năm, dân số đã tăng gấp 4 lần,
tăng vọt từ 1.8 tỉ vào năm 1800, đến 2.3 tỉ vào năm 1940, 3.7 tỉ năm 1970, và 7.8 tỉ hiện
nay.
Nhưng thực ra tỉ lệ gia tăng dân đã đạt đỉnh điểm vào những năm 1960. Kể từ đó tỉ
lệ sinh sản đã giảm khi hầu hết các nước trên thế giới phát triển và được cơng nghiệp hóa.
Dân số thế giới giờ đây được kì vọng sẽ cân bằng ở mức khoảng 11 tỉ người vào cuối
2100.
Vài thập kỷ trước, nhiều quốc gia Châu Á, phần lớn dân số sống trong nghèo khổ cùng
cực, và tỉ lệ sinh đẻ thì rất cao.

8


[H4]
Hãy xem Bangladesh.
Trong những năm 1960, một phụ nữ trung bình có 7 con trong cả cuộc đời. 25%
những đứa trẻ chết trước 5 tuổi, và trong những đứa trẻ sống sót, chỉ có 1 trong 5 là được
tiếp cận giáo dục. Tuổi thọ trung bình là khoảng 45 tuổi, và thu nhập bình quân đầu người
nằm trong mức thấp nhất thế giới.

[H5]

[H6]
Vậy nên trong những năm 1960, Bangladesh đã bắt đầu kế hoạch hóa gia đình, dựa
trên ba trụ cột chính
1. Giáo dục giúp thay đổi cái nhìn của phụ nữ. Những phụ nữ được giáo dục cao hơn
muốn ít con hơn, và trở thành mẹ muộn hơn
9



2. Chăm sóc sức khỏe tốt hơn giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ, dẫn đến phụ huynh muốn ít
con hơn vì họ có thể mong đợi chúng sống sót.
3. Những người làm công tác mang biện pháp tránh thai đến cả những vùng hẻo lánh
nhất, đưa tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai từ 8% năm 1975 lên 76% vào năm 2019.
Cùng nhau các biện pháp này nhanh chóng làm giảm tốc độ tăng trưởng dân số.
Năm 1960, trung bình một phụ nữ Bangladesh có 7 người con. Năm 1996 là 4 con và vào
năm 2019 chỉ còn 2 con. Điều này cũng thay đổi cơ cấu dân số và kinh tế quốc gia.
Trước đây nhiều trẻ em được sinh ra nhưng lại qua đời trước khi được đóng góp cho xã
hội.
Vì trẻ em tử vong ít hơn và ít trẻ em được sinh ra hơn, nhiều thứ thay đổi. Trẻ em được
giáo dục và trở thành người có ích cho xã hội. Chính phủ đã có thể chuyển nguồn vốn từ
giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sang thúc đẩy nền kinh tế. Đến năm 2024, Bangladesh được kỳ
vọng sẽ ra khỏi danh sách các nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển.

[H7]
Một số nước châu Á khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, hay Philippines, đều đã
trải qua một quá trình tương tự, thậm chí họ cịn nhanh hơn. Đầu tư vào sức khỏe và giáo
dục dẫn đến tỷ lệ sinh thấp hơn, làm thay đổi cơ cấu dân số và cho phép chính phủ thúc
đẩy nền kinh tế.

10


[H8]
Đơng con, nghèo đói, bệnh tật 1 trong những ngun nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong
ở trẻ em dưới 5 tuổi
Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi thường thấp hơn nhiều ở các nước có thu nhập cao
và bản chất của những trường hợp tử vong này khác với những nước có thu nhập thấp

hơn. Ví dụ ở Vương quốc Anh, tử vong ở trẻ em có xu hướng bị chi phối nhiều bởi các
biến chứng sơ sinh. Tử vong do các bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy và suy dinh dưỡng rất
thấp.

[H9]
Ngược lại, các bệnh truyền nhiễm và thiếu hụt dinh dưỡng là những nguyên nhân
gây tử vong lớn ở các nước thu nhập thấp. Ở các nước này điều kiện vệ sinh, hạ tầng,
chăm sóc y tế khơng phát triễn hoặc cịn thiếu thốn. Nhà nước không đủ ngân sách để cải
thiện y tế, chăm lo sức khỏe cộng đồng.

[H10]

11


[H11]
Mối liên hệ thực tế
Qua biểu đồ ta thấy mối liên quan giữa tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử vong và nghèo đói liên
quan mật thiết. Tỷ lệ tử vong do điều kiện môi trường môi sinh thấp đo lường số người
chết trên 100.000 người ở một quốc gia hoặc khu vực nhất định. Tỷ lệ này cao ở các quốc
gia có thu nhập thấp hơn, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á cận Sahara.

[H12]

[H13]
12


[H14]
Như bản đồ ở đây cho thấy, ngày nay tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao nhất là ở Châu Phi

cận Sahara, nơi chúng ta vẫn có những quốc gia có tỷ lệ tử vong ở trẻ em lớn hơn 10% điều này có nghĩa là cứ 10 trẻ sinh ra thì có một trẻ chưa bao giờ đến sinh nhật thứ 5.
Chính sách hạn chế sinh đẻ góp phần cải thiện tư tưởng nữ giới, chú trọng đào tạo giáo
dục cho họ. Thực tế và theo quy luật tự nhiên nữ giới khi họ có trình độ đào tạo cao, họ
muốn có ít con hơn, thu nhập cao hơn và họ đóng góp được cho xã hội nhiều hơn.

[H15]

13


[H16]
Hơn nữa tỉ lệ sinh thấp (dưới 2 con) làm giảm tỉ lệ tử vong ở mẹ.

[H17]

[H18
]
Kết luận, từ các dữ liệu thống kê trên ta thấy một cách khoa học rằng chính sách hạn
chế sinh đẻ sẽ đóng góp vào nhận thức của người dân về sức khỏe sinh sản, chất lượng
14


cuộc sống, nuôi dạy, hạn chế tỉ lệ tử vong, nhà nước tập trung thúc đẩy kinh tế và nhiều
lợi ích khác.

15




×