Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TỘI PHẠM HỌC Hãy chọn một vụ án (trên báo, đài, mạng, hồ sơ vụ án, bản án, …) để phân tích nguyên nhân và điều kiện của 1 tội phạm cụ thể.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.79 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mơn: TỘI PHẠM HỌC
Nhóm: 4
Lớp: TM42A2

BÀI KIỂM TRA BỘ PHẬN 30%
Danh sách thành viên:
ST
T

HỌ VÀ TÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

1

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

2

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

3

Huỳnh Ngọc Loan



1753801011106

4

Lê Thị Bích Loan

1753801011107

5

Nguyễn Thị Thu Mai

1753801011113

6

Nguyễn Văn Minh

1753801011115

7

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011121

Ngày 15/10/2020



Đề 1: Hãy chọn một vụ án (trên báo, đài, mạng, hồ sơ vụ án, bản án, …) để phân tích
nguyên nhân và điều kiện của 1 tội phạm cụ thể.

TỊA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM 45/2015/HSST NGÀY 17/12/2015 VỀ NGUYỄN
HẢI DƯƠNG, VŨ VĂN TIẾN, TRẦN ĐÌNH THOẠI VỀ "TỘI GIẾT NGƯỜI"
TRONG VỤ "THẢM SÁT 06 NGƯỜI Ở BÌNH PHƯỚC"
Ngày 17 tháng 12 năm 2015, tại khu phố Trung Lợi, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn
Thành (ngay Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước), Tịa án
nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử lưu động vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số
56/2015/HSST ngày 03 tháng 11 năm 2015 đối với các bị cáo:
1. Nguyễn Hải Dương, sinh ngày 01/02/1991 tại An Giang; HKTT: Ấp Long Hạ, xã
Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; Chỗ ở hiện nay: Số 290/10, tổ 2, ấp 1, xã
Nhị Bình, huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh; Trình độ văn hóa: 12/12; Nghề
nghiệp: Công nhân; Con ông Nguyễn Phú Hải, sinh năm 1968 và bà Trần Thị Kim
Thu, sinh năm 1970; Gia đình có hai anh em, bị cáo là con thứ nhất và chưa có vợ,
con; Tiền án, tiền sự: Khơng; Bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 10/7/2015 cho đến nay.
2. Vũ Văn Tiến, sinh ngày 21/10/1991 tại Cà Mau; HKTT: Thôn Phú Nguyên, xã Phú
Riềng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; Chỗ ở hiện nay: Ấp 1, xã Nhị Bình,
huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh; Trình độ văn hóa: 04/12; Nghề nghiệp: Thợ
Mộc; Con ơng Vũ Duy Hiền, sinh năm 1958 và bà Vũ Thị Mao, sinh năm 1960; Gia
đình có 05 anh chị em, bị cáo là con thứ năm và chưa có vợ, con; Tiền án, tiền sự:
Không; Bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 10/7/2015 cho đến nay.
3. Trần Đình Thoại, sinh ngày 23/5/1988; HKTT: Ấp Tường Hưng, xã Thới Hịa,
huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long; Chỗ ở hiện nay: Số 13, đường Phạm Văn Đồng,
phường 3, quận Gị Vấp, TP. Hồ Chí Minh; Trình độ văn hóa: 09/12; Nghề nghiệp:
Đầu bếp; Con ông Trần Hữu Hiếu (đã chết) và bà Dương Thị Kim Liên, sinh năm
1962; Gia đình có 03 anh em, bị cáo là con thứ hai và chưa có vợ, con; Tiền án, tiền
sự: Không; Bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 09/8/2015 cho đến nay.
Những người bị hại (đều đã chết):

- Ông Lê Văn Mỹ, sinh năm 1967;
- Bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga, sinh năm 1973;
- Bà Lê Thị Ánh Linh, sinh năm 1993;
- Cháu Lê Quốc Anh, sinh năm 2000;
- Cháu Dư Ngọc Tố Như, sinh năm 1997;
2


- Cháu Dư Minh Vỹ, sinh năm 2001;
XÉT THẤY
Do thù tức việc bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga ngăn cản mối quan hệ tình cảm giữa
Nguyễn Hải Dương với Lê Thị Ánh Linh và việc Linh nghe lời mẹ chia tay với Dương
nên Dương đã nảy sinh ý định giết cả gia đình Linh để trả thù và cướp tài sản. Để thực
hiện việc giết cả gia đình Linh, Dương đã chuẩn bị công cụ phạm tội gồm: 01 khẩu
súng bắn bi, 01 khẩu súng điện, 01 con dao bấm, găng tay, dây rút và đã lợi dụng cháu
Dư Minh Vỹ để phục vụ cho kế hoạch phạm tội của mình. Ngày 04/7/2015, Dương rủ
Trần Đình Thoại đến nhà ơng Mỹ với mục đích giết người rồi cướp tài sản, Thoại đồng
ý. Dương bàn bạc với Thoại về việc chuẩn bị công cụ phạm tội, kế hoạch thực hiện
hành vi phạm tội. Đến khuya cùng ngày Dương và Thoại đến nhà ông Mỹ, nhưng do
cháu Vỹ không ra mở cửa, nên không thực hiện được hành vi giết người và cướp tài
sản như theo kế hoạch đã bàn bạc, cả 2 bàn nhau đi về ngày hôm sau tiếp tục đến nhà
ông Mỹ để gây án. Trên đường về, Thoại bàn với Dương là Thoại sẽ mua thêm 01 con
dao Thái Lan để ngày mai đi tiếp, thì Dương đồng ý. Đến tối ngày 05/7/2015, Thoại đã
mua 01 dao Thái Lan đưa cho Dương, nhưng sau đó nói bà ngoại bệnh nên không đi
với Dương nữa. Ngày 06/7/2015. Dương rủ Vũ Văn Tiến đi cướp tài sản. Tiến đồng ý,
Dương bàn bạc và cho Tiến biết toàn bộ kế hoạch thực hiện tội phạm, các công cụ,
phương tiện đã chuẩn bị. Vào khoảng 01 giờ ngày 07/7/2015, Dương và Tiến đi vào
khu vực nhà ông Mỹ, khi cháu Vỹ ra mở cửa thì Dương, Tiến đã dùng tay khống chế
bóp cổ, bị miệng cháu Vỹ đến bất tỉnh, Dương dùng dao đâm nhiều nhát làm cháu Vỹ
tử vong. Tiếp đến, Dương và Tiến trèo tường phía sau vào nhà ơng Mỹ, khống chế trói

Lê Thị Ánh Linh, Dư Ngọc Tố Như, ông Lê Văn Mỹ, bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga và
cháu Lê Quốc Anh. Sau đó Tiến dùng dây siết cổ từng người và Dương dùng dao lần
lượt đâm chết cháu Anh, bà Nga, ông Mỹ, chị Như và chị Linh. Cùng với quá trình
thực hiện hành vi giết người. Dương và Tiến đã chiếm đoạt tài sản có giá trị
49.227.058 đồng (Bốn mươi chín triệu, hai trăm hai mươi bảy nghìn, khơng trăm năm
mươi tám đồng) của gia đình ơng Mỹ.
Q trình điều tra và tại phiên tịa hôm nay các bị cáo khai nhận diễn biến hành vi
phạm tội như nêu trên. Xét lời khai của các bị cáo là thống nhất với nhau và phù hợp
lời khai của những người làm chứng về thời gian, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội;
ngồi ra cịn phù hợp với vật chứng thu được của vụ án, biên bản khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, kết luận giám định pháp y, đồng thời phù hợp với tất cả
các chứng cứ, tài liệu khác có tại hồ sơ đã được thẩm tra, xét hỏi cơng khai tại phiên
tịa. Do đó có đủ cơ sở để kết luận hành vi mà các bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn
Tiến, Trần Đình Thoại thực hiện đã đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người” theo Điều 93
Bộ luật hình sự và tội “Cướp tài sản” theo Điều 133 Bộ luật hình sự.
Các bị cáo đều là người đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực chịu trách
nhiệm hình sự, chỉ vì lý do bị ngăn cản trong chuyện tình cảm mà bị cáo Nguyễn Hải
Dương đã chuẩn bị hung khí và rủ bị cáo Thoại, Tiến đi giết người rồi cướp tài sản của
họ, cùng một lúc các bị cáo đã tước đoạt mạng sống của 06 người trong 01 gia đình,
trong đó có 02 nạn nhân là trẻ em, các bị cáo đã dùng dây trói tay và siết cổ, dùng
khăn bị mắt và dùng súng chích điện các nạn nhân rồi sử dụng dao bấm, dao Thái Lan
đâm vào tim các nạn nhân sau đó dùng dao đâm vào cổ và rạch ngang cổ các nạn nhân
3


một cách man rợ, tàn bạo. Do đó Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố các
bị cáo Dương, Thoại, Tiến về tội giết người với các tình tiết định khung “giết nhiều
người; giết trẻ em; để thực hiện tội phạm khác; thực hiện tội phạm một cách man rợ;
có tính chất cơn đồ" theo quy định tại các điểm a, c, g, i, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật
hình sự là có căn cứ, ngồi ra bị cáo Dương cịn phải chịu thêm tình tiết định khung

“vì động cơ đê hèn” theo điểm q khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự như cáo trạng của
Viện kiểm sát nhận định là phù hợp; do tài sản các bị cáo chiếm đoạt khi giết người có
giá trị 49.227.058 đồng nên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước truy tố các bị cáo
về tội "Cướp tài sản" theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự là có căn cứ,
đúng người, đúng tội.
Xét tính chất hành vi, hậu quả mà các bị cáo gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, đã trực
tiếp xâm phạm đến tính mạng và tài sản của những người bị hại là khách thể đặc biệt
được luật hình sự ưu tiên bảo vệ bởi lẽ mạng sống của con người là bất khả xâm phạm
khơng ai có quyền tước đoạt một cách trái pháp luật nhưng với thái độ côn đồ, hung
hãn, bất chấp luân thường đạo lý các bị cáo đã cố tình tước đoạt mạng sống của những
người bị hại một cách tàn nhẫn rồi chiếm đoạt tài sản của họ, cùng một lúc các bị cáo
giết chết 06 người trong một gia đình, gây đau thương mất mát cho những người thân
của nạn nhân mà khơng gì bù đắp nổi, ngồi ra cịn gây xơn xao dư luận, bất bình,
phẫn nộ trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự
tại địa phương vì vậy cần có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các
bị cáo mới có tác dụng trừng trị, răn đe và phòng ngừa tội phạm.
Đây là vụ án mang tính chất đồng phạm, các bị cáo cùng có chung mục đích là giết
người, cướp tài sản. Tuy nhiên, cần xem xét, đánh giá vai trị của từng bị cáo khi quyết
định hình phạt.
Bị cáo Nguyễn Hải Dương vừa là kẻ tổ chức, chủ mưu, cầm đầu vừa là người thực
hành, chính bị cáo đã chuẩn bị các công cụ, phương tiện phạm tội (súng, dao, dây dù,
găng tay, băng keo), lên kế hoạch giết tất cả 6 người nhà ơng Mỹ và chính bị cáo rủ rê,
bàn bạc với Thoại, Tiến để thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo dụ dỗ, lợi dụng cháu Dư
Minh Vỹ mở cổng cho bị cáo vào nhà, chính bị cáo là kẻ trực tiếp dùng dao bấm và
dao Thái Lan đâm chết 06 người, bị cáo phạm tội một cách quyết liệt, quyết tâm phạm
tội đến cùng mặc dù trong quá trình phạm tội đã nhiều lần bị cáo Tiến can ngăn nhưng
bị cáo Dương vẫn quyết tâm phải giết hết 06 người trong gia đình nạn nhân. Hành vi
phạm tội của bị cáo đã phạm vào các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại các
điểm a, c, g, i, n, q khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự như giết nhiều người, giết trẻ em,
để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác, thực hiện tội phạm một cách man rợ, có tính

chất cơn đồ và vì động cơ đê hèn.
Đối với bị cáo Vũ Văn Tiến tham gia với vai trò là người thực hành khi được Dương
rủ đi cướp tài sản và bàn bạc kế hoạch giết người thì bị cáo đồng ý ngay và tích cực
thực hiện, trong q trình thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo tuy có ngăn cản Dương
nhưng khi Dương nói lỡ rồi thì bị cáo tiếp tục làm theo sự chỉ dẫn của bị cáo Dương,
chính bị cáo là kẻ khống chế và dùng dây siết cổ các nạn nhân để cho Dương dùng dao
đâm chết 6 người. Hành vi của bị cáo đã phạm vào các tình tiết định khung tăng nặng
quy định tại các điểm a, c, g, i, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự như giết nhiều
4


người, giết trẻ em, để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác, thực hiện tội phạm một
cách man rợ và có tính chất cơn đồ.
Tại phiên tịa hơm nay bị cáo Dương, Tiến thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải;
gia đình bị cáo Tiến có ơng nội, ơng ngoại, bố đẻ có cơng với cách mạng nhưng xét
hậu quả các bị cáo gây ra là quá lớn, các bị cáo thực hiện tội phạm với nhiều tình tiết
định khung tăng nặng, thể hiện ác tính rất cao, khơng cịn khả năng giáo dục, cải tạo.
Vì vậy, cần áp dụng mức hình phạt cao nhất, loại bỏ vĩnh viễn bị cáo Nguyễn Hải
Dương và Vũ Văn Tiến ra khỏi đời sống xã hội để trừng phạt các bị cáo và phịng ngừa
tội phạm.
Đối với Trần Đình Thoại tham gia vụ án với vai trò đồng phạm giúp sức về mặt vật
chất, chính bị cáo đã cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội là ba lô và dao Thái Lan
cho bị cáo Dương, khi được bị cáo Dương rủ và bàn bạc kế hoạch, chuẩn bị công cụ
phạm tội để đến nhà ông Mỹ cướp tài sản sau đó sẽ giết chết 06 người trong gia đình
ơng Mỹ thì bị cáo đồng ý ngay và đêm ngày 04/7/2015 bị cáo cùng đi với Dương đến
nhà ông Mỹ thực hiện kế hoạch giết người, cướp tài sản nhưng do Vỹ không ra mở cửa
nên các bị cáo không thực hiện được và bị cáo đã mua thêm dao để đến đêm ngày
05/7/2015 tiếp tục thực hiện, đến chiều ngày 05/7/2015, tuy bị cáo từ chối không đi
cùng Dương nữa nhưng vẫn tiếp tục giúp bị cáo Dương bằng cách mua thêm 01 con
dao Thái Lan đưa cho bị cáo Dương. Vì vậy, bị cáo phải chịu chung hậu quả do bị cáo

Dương gây ra.
Tại phiên tịa hơm bị cáo thừa nhận đã thực hiện hành vi phạm tội như lời khai của bị
cáo Dương. Vì vậy, cần phải tuyên xử bị cáo mức hình phạt nghiêm khắc, cách ly bị
cáo một thời gian dài khỏi đời sống xã hội mới đủ răn đe, giáo dục bị cáo và phòng
ngừa tội phạm.
Về trách nhiệm dân sự: Tại phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của những người
đại diện hợp pháp cho những người bị hại là ông Nguyễn Lê Vinh yêu cầu các bị cáo
phải bồi thường toàn bộ chi phí mai táng phí cho 6 nạn nhân là: 50.000.000 đồng/1
người, tổng cộng chi phí mai táng phí là 300.000.000 đồng; chi phí tổn thất tinh thần
là: 30.000.000 đồng/1 người, tổng cộng là 180.000.000 đồng. Tổng số tiền phía gia
đình người bị hại u cầu các bị cáo phải bồi thường là 480.000.000 đồng.
Tại phiên tòa, các bị cáo đồng ý bồi thường theo yêu cầu của người đại diện hợp pháp
cho những người bị hại nên cần ghi nhận sự thỏa thuận của các bên.
- Về vật chứng vụ án: Áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình
sự:
Tuyên tịch thu tiêu hủy tồn bộ vật chứng là cơng vụ phạm tội, đồ vật của gia đình
người bị hại khơng cịn giá trị sử dụng, bao gồm những vật chứng tại bản kê vật chứng
phụ lục số 02 kèm theo.
Đối với 01 điện thoại di động hiệu Iphone 5 màu vàng, số Imel 0139.6700.2322.084
thu giữ của bị cáo Nguyễn Hải Dương, 01 điện thoại di động hiệu ASUS màu đen,
kèm theo trong máy có một sim điện thoại số 0938.744.342 thu của bị cáo Vũ Văn
5


Tiến; 01 điện thoại di động màu đen hiệu Sam Sung, model GT- E2121B, mã số S/N:
RGUB846577Z, đã bị vỡ phần vỏ, điện thoại khơng có thẻ sim thu giữ của bị cáo Trần
Đình Thoại, được các bị cáo sử dụng để liên lạc trong quá trình thực hiện vụ án, cịn
giá trị sử dụng. Do đó, cần tịch thu, sung quỹ Nhà nước.
Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự:
Tuyên trả cho người đại diện hợp pháp của những người bị hại số tiền, tài sản mà các

bị cáo đã chiếm đoạt, được thu giữ trong quá trình điều tra theo bảng kê vật chứng tại
bảng kê phụ lục số 03 kèm theo.
Tuyên trả cho những người liên quan các đồ vật, tài sản thu giữ để phục vụ cho việc
điều tra tại bảng kê vật chứng phụ lục số 04 kèm theo.
Đối với số tiền 806.500 đồng thu giữ của bị cáo Dương, đây là số tiền còn lại từ số tiền
1.000.000 đồng bị cáo vay mượn của ông Nguyễn Phú Hải, cha ruột của bị cáo nên
quản thủ để đảm bảo cho việc thi hành án.
Riêng đối với xe mô tô nhãn hiệu YAMAHA số loại EXCITER, màu xanh, trắng, biển
kiểm soát 59M-451.15, số khung P10CY-197918, số máy 55P1-197940; 01 giấy đăng
ký mô tô, xe máy số 044183, mang tên Nguyễn Phú Bình cấp cho xe Exciter biển số
59M1-451.15 là xe bị cáo mua và nhờ ông Nguyễn Phú Bình là chú ruột của bị cáo
đứng tên. Đây là tài sản thuộc sở hữu của bị cáo, cần tạm giữ phương tiện cùng giấy
đăng ký xe mô tô trên để đảm bảo thi hành án.
Quan điểm của Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước về phần tội danh và
hình phạt đối với các bị cáo là có căn cứ nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hải Dương về việc xem xét các
tình tiết định khung quy định tại các điểm i, n, q khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự là
khơng có cơ sở nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận; về các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo Vũ Văn Tiến đề nghị Hội đồng xét xử
khơng áp dụng 02 tình tiết định khung quy định tại các điểm a, n khoản 1 Điều 93 Bộ
luật hình sự khơng được Hội đồng xét xử chấp nhận; quan điểm bào chữa về các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo Trần Đình Thoại về việc bị cáo Thoại không
đồng phạm với bị cáo Dương về tội “Giết người” và chỉ đồng phạm với bị cáo Dương
về tội “Cướp tài sản” ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, không được Hội đồng xét xử chấp
nhận.
Quan điểm của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những người bị hại đề nghị
tuyên xử tử hình đối với hai bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến là có căn cứ,
được chấp nhận; đề nghị tuyên xử tử hình đối với bị cáo Trần Đình Thoại là khơng có

căn cứ, khơng được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Án phí hình sự sơ thẩm: Các bị cáo phải chịu theo quy định pháp luật.
6


Án phí dân sự sơ thẩm: Mỗi bị cáo phải chịu 8.000.000 đồng.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1. Về tội danh: Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình
Thoại phạm các tội “Giết người”, “Cướp tài sản”.
2. Về hình phạt:
Áp dụng các điểm a, c, g, i, n, q khoản 1 Điều 93; khoản 1 Điều 133; điểm p khoản 1
Điều 46; Điều 20; Điều 35; Điều 53 Bộ luật hình sự và Điều 228 Bộ luật tố tụng hình
sự;
Xử phạt bị cáo Nguyễn Hải Dương hình phạt Tử hình về tội “Giết người” và 08 (tám)
năm tù về tội “Cướp tài sản”. Áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình phạt
chung của cả hai tội danh là Tử hình. Tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án.
Áp dụng các điểm a, c, g, i, n khoản 1 Điều 93; khoản 1 Điều 133; điểm p khoản 1;
khoản 2 Điều 46; Điều 20; Điều 35; Điều 53 Bộ luật hình sự và Điều 228 Bộ luật tố
tụng hình sự;
Xử phạt bị cáo Vũ Văn Tiến hình phạt Tử hình về tội “Giết người” và 07 (bảy) năm tù
về tội “Cướp tài sản”. Áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình phạt chung của
cả hai tội là Tử hình. Tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án.
Áp dụng các điểm a, c, g, i, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự; khoản 1 Điều 133;
điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 20; Điều 53; Điều 33; Điều 50 Bộ luật hình sự;
Xử phạt bị cáo Trần Đình Thoại 13 (mười ba) năm tù về tội “Giết người” và 3 (ba)
năm tù về tội "Cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung của cả hai tội là 16 (mười sáu)
năm tù. Thời hạn tù được tính từ ngày 09/8/2015.
3. Trách nhiệm dân sự: Áp dụng các Điều 604, 605, 606 Bộ luật dân sự
Ghi nhận sự thỏa thuận giữa người đại diện theo ủy quyền của những người đại diện

hợp pháp cho những người bị hại và các bị cáo.
Buộc các bị cáo có trách nhiệm bồi thường chung cho những người đại diện hợp pháp
của những người bị hại tổng số tiền 480.000.000 đồng, tương đương mỗi bị cáo phải
có trách nhiệm bồi thường cho những người đại diện hợp pháp của người bị hại tổng
số tiền là 160.000.000 (một trăm sáu mươi triệu đồng).
Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật và có đơn yêu cầu Thi hành án nếu chậm thi hành
khoản tiền bồi thường thì hàng tháng người có nghĩa vụ thi hành án cịn phải chịu
thêm số tiền lãi của số tiền bồi thường chưa thi hành theo mức lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với thời gian chậm thi hành.
7


"Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền
thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị
cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự,
thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 30 Luật thi hành án dân
sự.
4. Về vật chứng vụ án:
Áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự:
Tun tịch thu tiêu hủy tồn bộ vật chứng là cơng cụ phạm tội, đồ vật của gia đình
người bị hại khơng cịn giá trị sử dụng, bao gồm những vật chứng tại bản kê vật chứng
phụ lục số 02 kèm theo.
Tịch thu, sung quỹ nhà nước đối với 01 điện thoại di động hiệu Iphone 5 màu vàng, số
Imel 0139.6700.2322.084 thu của bị cáo Nguyễn Hải Dương, 01 điện thoại di động
hiệu ASUS màu đen, kèm theo trong máy có một sim điện thoại số 0938.744.342 thu
của bị cáo Vũ Văn Tiến; 01 điện thoại di động màu đen hiệu Sam sung, model GTE2121B, mã số S/N: RGUB846577Z, đã bị vỡ phần vỏ, điện thoại khơng có thẻ sim
thu giữ của bị cáo Trần Đình Thoại.
Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự:
Tuyên trả cho người đại diện hợp pháp của những người bị hại số tiền, tài sản mà các

bị cáo đã chiếm đoạt, thu trong quá trình điều tra theo bảng kê vật chứng tại bảng kê
phụ lục số 03 kèm theo.
Tuyên trả cho những người liên quan các đồ vật, tài sản thu giữ để phục vụ cho việc
điều tra tại bảng kê vật chứng phụ lục số 04 kèm theo.
Tuyên tạm giữ số tiền 806.500 đồng; 01 xe mô tô nhãn hiệu YAMAHA số loại
EXCITER, màu xanh - trắng, biển kiểm soát 59M-451.15, số khung P10CY-197918,
số máy 55P1-197940; 01 giấy đăng ký mô tô, xe máy số 044183, mang tên Nguyễn
Phú Bình cấp cho xe Exciter biển số 59M1-451.15 để đảm bảo thi hành án.
5. Về án phí và quyền kháng cáo:
Án phí hình sự sơ thẩm: Các bị cáo Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình
Thoại, mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng;
Án phí dân sự sơ thẩm: Mỗi bị cáo phải chịu 8.000.000 đồng.
Trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án; các bị cáo, những người đại diện hợp pháp
cho những người bị hại, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên
tịa được quyền kháng cáo bản án. Đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng
mặt tại phiên tịa có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được
bản án hoặc bản án được niêm yết.
8


Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử
hình được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.

9


TÓM TẮT BẢN ÁN
Bị cáo:
1. Nguyễn Hải Dương, sinh ngày 01/02/1991. Nghề nghiệp: công nhân
2. Vũ Văn Tiến, sinh ngày 21/10/1991. Nghề nghiệp: thợ mộc

3. Trần Đình Thoại, sinh ngày 23/5/1988. Nghề nghiệp: đầu bếp
Những người bị hại đều đã chết:
1. Ông Lê Văn Mỹ, sinh năm 1967;
2. Bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga, sinh năm 1973;
3. Bà Lê Thị Ánh Linh, sinh năm 1993;
4. Cháu Lê Quốc Anh, sinh năm 2000;
5. Cháu Dư Ngọc Tố Như, sinh năm 1997;
6. Cháu Dư Minh Vỹ, sinh năm 2001;
Nguyễn Hải Dương quen với con gái ông Mỹ được 2 năm tuy nhiên sau đó bị gia
đình ơng ngăn cấm và bị bạn gái phản bội nên Dương hận tình nảy sinh hành vi giết
người, cướp của. Cụ thể: Dương đã chuẩn bị hung khí (01 khẩu súng bắn bi, 01 khẩu
súng điện, 01 con dao bấm, găng tay, dây rút) và rủ bị cáo Thoại, Tiến đi giết người rồi
cướp tài sản của họ, cùng một lúc các bị cáo đã tước đoạt mạng sống của 06 người
trong 01 gia đình, trong đó có 02 nạn nhân là trẻ em, các bị cáo đã dùng dây trói tay và
siết cổ, dùng khăn bịt mắt và dùng súng chích điện các nạn nhân rồi sử dụng dao bấm,
dao Thái Lan đâm vào tim các nạn nhân sau đó dùng dao đâm vào cổ và rạch ngang cổ
các nạn nhân một cách man rợ, tàn bạo.
Quyết định của Tòa án:
- Xử phạt bị cáo Nguyễn Hải Dương hình phạt Tử hình về tội “Giết người” và 08
(tám) năm tù về tội “Cướp tài sản”. Áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình
phạt chung của cả hai tội danh là Tử hình. Tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi
hành án.
- Xử phạt bị cáo Vũ Văn Tiến hình phạt Tử hình về tội “Giết người” và 07 (bảy)
năm tù về tội “Cướp tài sản”. Áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự, tổng hợp hình phạt
chung của cả hai tội là Tử hình. Tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án.
- Xử phạt bị cáo Trần Đình Thoại 13 (mười ba) năm tù về tội “Giết người” và 3
(ba) năm tù về tội "Cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung của cả hai tội là 16 (mười
sáu) năm tù. Thời hạn tù được tính từ ngày 09/8/2015.

10



I. Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội
1.1. Tâm lý tiêu cực của người phạm tội
Thông qua lời cha của Nguyễn Hải Dương, anh là một người hiền lành, hiếu thảo
với gia đình. Nguyễn Hải Dương trước đó chưa có tiền án, tiền sự. Thơng qua lời cha
của Nguyễn Hải Dương, anh là một người hiền lành, hiếu thảo với gia đình. Do thù tức
việc bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga ngăn cản mối quan hệ tình cảm giữa mình với Lê Thị
Ánh Linh và việc Linh nghe lời mẹ chia tay với Dương nên Dương đã nảy sinh ý định
giết cả gia đình Linh để trả thù và cướp tài sản. Có thể thấy, nguyên nhân về mặt tâm
lý của hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương xuất phát từ tình cảm quá sâu sắc
nhưng suy nghĩ lại nông cạn của anh. Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại, theo lời kể của
cha của Nguyễn Hải Dương, là những người hiền lành, và theo bản án, hai người đều
chưa có tiền án, tiền sự, do bị Nguyễn Hải Dương dụ dỗ, lôi kéo nên đã dẫn đến việc
thực hiện hành vi phạm tội.
1.2. Đặc điểm sinh học
Giới tính: Theo kết quả thống kê xã hội học cho thấy tỷ lệ phạm tội của nam giới
luôn cao hơn nữ giới. Trong cơ cấu chung của tội phạm thì những tội mà nam giới
thường hiện nhiều các nhóm tội phạm cướp, giết, hiếp và thường có dấu hiệu sử dụng
bạo lực. Như trong vụ án “Thảm sát 06 người ở Bình Phước” do Nguyễn Hải Dương
cùng Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại lên kế hoạch và thực hiện đã gây chấn động dư
luận bởi mức độ nghiêm trọng của vụ án. Nguyễn Hải Dương giới tính nam, khi bị
người yêu chia tay Nguyễn Hải Dương đã lên kế hoạch, thực hiện vụ một vụ án giết
người, cướp của có sử dụng bạo lực ( giết chết 6 người trong gia đình người yêu và
cướp của) với những hành vi bạo lực – (Dương, Tiến đã dùng tay khống chế bóp cổ,
bị miệng cháu Vỹ đến bất tỉnh, Dương dùng dao đâm nhiều nhát làm cháu Vỹ tử
vong. Tiếp đến, Dương và Tiến trèo tường phía sau vào nhà ơng Mỹ, khống chế trói
Lê Thị Ánh Linh, Dư Ngọc Tố Như, ông Lê Văn Mỹ, bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga và
cháu Lê Quốc Anh. Sau đó Tiến dùng dây siết cổ từng người và Dương dùng dao lần
lượt đâm chết cháu Anh, bà Nga, ông Mỹ, chị Như và chị Linh).

Lứa tuổi: Nguyễn Hải Dương sinh ngày sinh ngày 01/02/1991 thực hiện hành vi
giết người vào ngày 07/7/2015 lúc này Dương 24 tuổi, Tiến 24 tuổi và Thoại 27 tuổi,
thuộc nhóm tuổi có tỷ lệ phạm tội cao nhất (từ 18 tuổi đến 30 tuổi). Những người từ 18
tuổi đến 30 tuổi thường thực hiện phần lớn các tội phạm có sử dụng bạo lực vì ở lứa
tuổi này tính cách thường bồng bột, khả năng kiềm chế kém, muốn được tự thể hiện
bản thân.
Thể lực: Là một trong những yếu tố khiến người phạm tội chọn cách thực hiện
hành vi phạm tội như người có sức khỏe tốt thường thực hiện các hành vi phạm tội
mang tính bạo lực như giết người, cướp của,… Người có thể lực yếu thường thực hiện
các hành vi đầu độc,... Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến nhóm tuổi có tỷ lệ
phạm tội cao nhất là từ 18 tuổi đến 30 tuổi vì đây là lúc con người có sức khỏe tốt
nhất. Nguyễn Hải Dương cùng đồng bọn là những thanh niên khỏe mạnh, Dương vì
muốn trả thù gia đình người u vì khơng được gia đình người yêu chấp nhận nên đã
thực hiện trực tiếp hành vi giết người, cướp của có tính chất bạo lực- Giết 6 người
trong gia đình người yêu.
Thần kinh: Theo các thống kê thì người phạm tội thường là người có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự bởi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì người phạm tội mới
11


nhận thức được và tự lên kế hoạch, thực hiện,... hành vi phạm tội của mình. Như trong
vụ án Thảm sát 06 người ở Bình Phước, Nguyễn Hải Dương đã lên kế hoạch chuẩn bị
01 khẩu súng bắn bi, 01 khẩu súng điện, 01 con dao bấm, găng tay, dây rút và đã lợi
dụng cháu Dư Minh Vỹ để phục vụ cho kế hoạch phạm tội của mình. Sau đó cùng
đồng phạm đột nhập vào nhà giết người và cướp tài sản.
Tính cách: Chúng ta thường cho rằng người phạm tội thường là những người có
tính cách hung hãn, cộc cằn,... - những người không khống chế được cảm xúc. Nhưng
theo nghiên cứu của Đại học Oxford thì những vụ án mang tính cất nguy hiểm, đặc
biệt nguy hiểm thường do những người có tính cách hịa nhã, dễ gần thực hiện bởi
những người phạm tội ln tìm cách che dấu, ngụy trang bản thân nhằm tránh bị nghi

ngờ. Như Nguyễn Hải Dương trước khi phạm tội giết người, cướp của là một người dễ
gần có việc làm, bạn bè, người yêu, chưa có tiền án tiền sự.
1.3. Đặc điểm xã hội
Nghề nghiệp của những người phạm tội phần lớn rơi vào nhóm lao động tay
chân, lao động giản đơn, những người trí thức và hưu trí thường ít phạm tội. Trong vụ
án trên thì Nguyễn Hải Dương là cơng nhân, Vũ Văn Tiến là thợ mộc, Trần Đình Thoại
là đầu bếp. Hầu hết đây là những công việc nặng nhọc, ít thu nhập và khơng cần có
bằng cấp, chứng chỉ.
Vị trí xã hội: Nguyễn Hải Dương và đồng bọn làm lao động chân tay, là tầng lớp
trung lưu trong xã hội. Chính vì vậy, tầng lớp này dễ bị tổn thương và thường mặc
cảm, dễ bị lôi kéo và sa ngã vào con đường tệ nạn xã hội và con đường phạm tội. Chỉ
cần một hành động, lời nói, cử chỉ của người khác trong xã hội có thể kích thích họ
làm những việc xấu và dễ nảy sinh hành vi phạm tội.
Hồn cảnh gia đình: Nguyễn Hải Dương: Gia đình có hai anh em, bị cáo là con
thứ nhất và chưa có vợ, con. Gia đình ở An Giang, làm nơng, cuộc sống khó khăn,
kinh tế gia đình khơng ổn định. Cịn Vũ Văn Tiến là Con ơng Vũ Duy Hiền, sinh năm
1958 và bà Vũ Thị Mao, sinh năm 1960. Gia đình có 05 anh chị em, bị cáo là con thứ
năm và chưa có vợ, con. Và cuối cùng là Trần Đình Thoại: Con ơng Trần Hữu Hiếu
(đã chết) và bà Dương Thị Kim Liên, sinh năm 1962. Gia đình có 03 anh em, bị cáo là
con thứ hai và chưa có vợ, con. Cả 3 đối tượng này đều chưa có tiền án, tiền sự; chưa
bị bắt tạm giữ, tạm giam. Gia đình cả 3 đối tượng này đều khó khăn, cha mẹ già, bệnh
tật, kinh tế gia đình khơng ổn định, cuộc sống khơng được đảm bảo. Trong 3 đối tượng
thì Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại gia đình nghèo khó, cha mẹ chất vật kiếm sống, nên
hai đối tượng này cũng không được ăn học.
1.4. Đặc điểm tâm lý
Nhu cầu: Nguyễn Hải Dương khao khát trả thù người yêu quá mức làm nảy sinh
ý định giết người đòi hỏi quá đáng mâu thuẫn với sự phát triển của xã hội làm thỏa
mãn dục vọng của bản thân. Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại nhu cầu tiền bạc để tiêu
xài nên đã đồng ý thực hiện hành vi cướp tài sản với Nguyễn Hải Dương.
Trình độ văn hóa: Nguyễn Hải Dương: 12/12; Vũ Văn Tiến: 04/12; Trần Đình

Thoại: 09/12. Cả 3 đối tượng trên đều có trình độ học vấn khơng cao, điều này phần
nào cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Do trình độ học vấn thấp,
suy nghĩ không thấu đáo, không nghĩ đến hậu quả xảy ra, nên có những hành động
man rợ, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người khác.
12


Ý thức đạo đức: Vì muốn trả thù do bị người yêu phản bội Dương đã tước đoạt
mạng sống của 06 người trong 01 gia đình, trong đó có 02 nạn nhân là trẻ em, các bị
cáo đã dùng dây trói tay và siết cổ, dùng khăn bị mắt và dùng súng chích điện các nạn
nhân rồi sử dụng dao bấm, dao Thái Lan đâm vào tim các nạn nhân sau đó dùng dao
đâm vào cổ và rạch ngang cổ các nạn nhân một cách man rợ, tàn bạo. Dương cùng
Tiến và Thoại đã khơng có sự hiểu biết về các giá trị đạo đức đầy đủ, thiếu chiều sâu
và khơng nhận thức được hành vi của mình là “xấu” và “ác”. Qúa trình hình thành và
phát triển của cả 3 đối tượng có nhiều khiếm khuyết, thiệu sót do hồn cảnh và mơi
trường sống khơng thể tiếp nhận một cách đầy đủ và toàn diện về các giá trị của đạo
đức.
Ý thức pháp luật: Dương bị thù hận làm mất đi lý trí khơng kiểm sốt được
hành vi của bản thân dẫn đến dù nhận thức được hành vi giết người là phạm pháp
nhưng vẫn bất chấp để giết cả nhà người u. Nếu khơng có sự ngăn cấm của ba mẹ
người u thì đã khơng có sự việc tan thương thư vậy. Ngịi nổ chính là sự đuổi việc
của ba người yêu đã khiến cho Dương có thời gian để lên kế hoạch giết người. Còn
Tiến và Thoại do thiếu ý thức pháp luật nên dễ bị loi kéo, dụ dỗ vào con đường thực
hiện tội phạm cùng với Dương. Những giá trị đạo đức được cụ thể hóa, quy định trong
các quy phạm pháp luật. Sự hiểu sai lệch các giá trị đạo đức của Dương cùng đồng bọn
đã dẫn đến ý thức pháp luật kém. Học vấn hạn chế của 3 đối tượng cũng là nguyên dẫn
đến ý thức pháp luật chưa được hoàn thiện, gây ra những hành vi thương tâm cho xã
hội.
II. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN
2.1. Hồn cảnh và điều điện mơi trường vụ án

Ngoài những nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ phía người phạm tội thì
những tình huống, hồn cảnh phạm tội cụ thể cũng đã góp phần tạo điều kiện cho việc
thực hiện tội phạm. Những tình huống hồn cảnh khách quan này được xác định cụ thể
bằng yếu tố khơng gian, thời gian và tình huống gắn liền với đặc điểm của hành vi
phạm tội,
Về thời gian tồn tại tình huống: Có 3 nhóm tình huống khi căn cứ vào thời gian
tồn tại, đó là: tình huống tồn tại nhất thời, một lần; tình huống tồn tại trong một thời
gian tương đối dài; tình huống tồn tại kéo dài và mang tính lặp lại. Trong vụ án “Thảm
sát 06 người ở Bình Phước”, người thực hiện hành vi phạm tội có mối quan hệ trong
cơng việc và tình cảm với các nạn nhân. Chính vì điều này đã một phần giúp đối tượng
hiểu được nếp sống, thời gian sinh hoạt và lợi dụng lòng tin của nạn nhân từ đó lên kế
hoạch để thực hiện hành vi phạm tội. Đây là dạng tình huống tồn tại kéo dài và mang
tính lặp lại.
Về mức độ tác động của tình huống: Có hai loại là tình huống khiêu khích
phạm tội và tình huống hỗ trợ phạm tội. Trong vụ án, vì bất mãn thù tức việc bà Nga
ngăn cản chuyện tình cảm giữa Dương với Linh và Linh nghe lời mẹ chia tay với
Dương nên Dương nảy sinh ý định giết cả gia đình người yêu. Ta thấy rằng, do sự mâu
thuẫn xung đột giữa hai bên khiến Dương có ý định nảy sinh ý định phạm tội và đã
thực hiện hành vi phạm tội. Đây là dạng tình huống khiêu khích phạm tội.
Về nguồn gốc hình thành tình huống: Có ba loại là tình huống do người phạm
tội tạo ra; tình huống do nạn nhân tạo ra và tình huống phát sinh do các lực lượng tự
nhiên, tự phát, do hồn cảnh ngẫu nhiên. Trong vụ án này có thể nói tình huống phạm
13


tội là tình huống do nạn nhân tạo ra. Chính vì những mâu thuẫn phát sinh và hành vi
ngăn cấm đã tạo nên tâm lý bất mãn thù tức trong người phạm tội, từ đó dẫn đến
những hành vi sai trái sau đó. Trong vụ án giết người này, người phạm tội còn thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (gia đình nạn nhân có điều kiện về kinh tế), điều này
cũng một phần thể hiện yếu tố từ nạn nhân đã dẫn đến hành vi phạm tội.

Qua những phân tích trên, ta thấy được tình huống hồn cảnh phạm tội là một
yếu tố quan trọng trong việc góp phần thực hiện tội phạm. Giả sử, bà Nga không ngăn
cản chuyện tình cảm và Linh khơng chia tay thì người Dương có nảy sinh ý định giết
người xấu xa của mình hay khơng? Có thể có, nhưng chính hành vi của bà Nga và
Linh “như một chất xúc tác dẫn đến hành vi phạm tội của Dương”. Và ta thấy rằng, khi
nghiên cứu một tội phạm cụ thế, tình huống và hồn cảnh phạm tội góp phần quan
trọng để hiểu rõ, đánh giá chính xác hành vi phạm tội.
2.2. Khía cạnh nạn nhân
a. Hành vi của nạn nhân
Trong vụ án của Nguyễn Hải Dương thơng qua tình tiết cũng như lời khai của bị
cáo có thể thấy hành vi của nạn nhân bao gồm các dạng hành vi tiêu cực và hành vi
cẩu thả được thể hiện như sau:
Hành vi tiêu cực: xuất phát từ hành vi của em Dư Minh Vỹ (14 tuổi, cháu ông
Mỹ, nạn nhân trong vụ án) đã phần nào "tiếp tay" cho Dương thực hiện phạm tội khi
làm "tay trong" mở cửa nhà cho Dương vào, đồng thời trước đó cịn trao đổi thơng tin
về lịch sinh hoạt của các thành viên trong gia đình cho Dương biết. Chính những điều
này giúp thủ phạm dễ dàng lên kế hoạch của mình.
Dương có thể lợi dụng Vỹ nhờ vào biết tính cách, sở thích mê chơi game nhưng
luôn thiếu tiền của Vỹ. Vỹ dù là cháu ruột của ơng Mỹ nhưng có hành vi vi phạm đạo
đức (Vỹ biết Dương có ý định khơng tốt khi vào nhà đêm đó: để đóng giả làm cướp,
dọa nạt ông Mỹ lấy tiền rồi sẽ chia tiền cho mình tiêu xài). Vỹ biết người thân của
mình có thể bị thiệt hại, mất tài sản nhưng vẫn tiếp tay cho Dương vì lợi ích bất chính,
ích kỷ của bản thân.
Hành vi cẩu thả: xuất phát từ Linh và gia đình Linh. Đầu tiên, Linh dù đang
quen Dương chưa chia tay nhưng lại quen với người khác có thể khiến Dương bị tổn
thương. Trong lúc Dương phát hiện bạn gái mình thay lịng cịn gặp gia đình Linh
ngăn cấm, u cầu chấm dứt tình cảm với con gái họ.
Nếu gia đình Linh khơng chấp nhận Dương thì ngay từ đầu nên ngăn cấm chứ
không phải đợi 2 năm lúc này mới ngăn cản, cịn Linh nếu là người tốt thì khơng nên
mập mờ, lừa dối người khác. Chính những yếu tố này có thể làm Dương - với gia cảnh

nghèo, khơng điều kiện cảm thấy bị phũ phàng, khinh thường từ phía gia đình Linh
sinh nên lịng thù hận. Gia đình Linh đã quá vô ý, chủ quan khi không chú ý đến cảm
xúc, hành vi có thể phát sinh từ Dương khi bị cự tuyệt tình cảm.
b. Mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội
Mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội trong vụ án là quen biết. Dương
quen biết Linh qua mạng xã hội và một buổi sinh nhật, sau đó cả hai tìm hiểu và trở
thành người u. Gia đình Linh nhờ đó mà biết Dương. Dương đã quen con gái gia
đình ơng Mỹ từ 2013 đến 2015 thời gian 2 năm đủ dài để Dương hiểu tính cách, sở
thích, thơng tin rồi làm thân với từng người. Rõ ràng ta thấy từ việc biết sở thích,
14


thơng tin từ Vỹ (thiếu tiền, thích game) nên Dương mới lợi dụng được Vỹ để thực hiện
kế hoạch thông qua lời nói dối của mình.
c. Đặc điểm nhân thân của nạn nhân
Trong cuộc sống, nhiều người với những thói quen, lối sống, cách cư xử cũng
như những đặc điểm tâm sinh lí, thể chất, tinh thần cộng với một số điều kiện bên
ngoài thuận lợi rất dễ trở thành nạn nhân của tội phạm. Theo chuyên gia tâm lý Đinh
Đồn, trong những vụ án mạng, thủ phạm có lỗi 10 thì nạn nhân cũng phải có một
phần trách nhiệm. Tại sao gia đình ơng Mỹ lại trở thành nạn nhân của Nguyễn Hải
Dương cùng đồng bọn? Hãy tìm hiểu các đặc điểm sau đây để hiểu rõ hơn.
Đặc điểm sinh học của nạn nhân, các đặc điểm này có vai trò thúc đẩy việc
thực hiện hành vi phạm tội. Một số nhóm người do các đặc điểm sinh học vốn có là
những yếu tố thuận lợi tạo ra nguy cơ trở thành nạn nhân cao hơn nhiều so với những
nhóm người khác. Đó là các đặc điểm đặc thù như độ tuổi, giới tính hay sức khoẻ mà
điển hình là các nhóm phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật hay người mắc bệnh
tâm thần (được gọi là các nhóm yếu thế trong xã hội). Nghiên cứu nhóm nạn nhân nữ
giới, các nhà nghiên cứu nhận thấy, với đặc điểm sinh học hạn chế về khả năng tự bảo
vệ, nữ giới ln có nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của nhiều loại tội phạm, nhất là
các tội phạm liên quan đến tình dục và bạo lực gia đình. Trong vụ án trên, gia đình

nạn nhân có 6 người, xét về đặc điểm sinh học thì ơng Mỹ đã 48 tuổi cũng già về
khơng cịn đủ sức khỏe để chống cự lại thanh niên trai tráng; Còn 5 người còn lại, gồm
bà Nga – 42 tuổi, chị Linh – 22 tuổi, cháu Quốc Anh – 15 tuổi, cháu Như – 18 tuổi,
cháu Vỹ - 14 tuổi, đều là phụ nữ, trẻ em sức khỏe không bằng nam giới, khả năng
chống cự khơng có, yếu ớt, dễ bị tấn cơng, khơng có sự phịng bị. Thường thì phụ nữ,
trẻ em ít được trang bị các kỹ năng để xử lí khi bị tội phạm tấn cơng. Lợi dụng những
điểm yếu này mà Nguyễn Hải Dương đã đến nhà nạn nhân và dễ dàng giết các nạn
nhân.
Đặc điểm xã hội như dấu hiệu nghề nghiệp, vị trị xã hội, hoàn cảnh kinh tế của
nạn nhân cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện một số hành vi phạm tội cụ
thể: Trọng vụ án trên, ông Mỹ là chủ của một xưởng gỗ nơi mà Nguyễn Hải Dương
làm công nhân, gia đình giàu có nổi tiếng trong vùng với khối lượng tài sản đáng kể
cất giữ trong nhà. Trụ sở Công ty chế biến gỗ Quốc Anh (xã Minh Hưng, Huyện Chơn
Thành, Bình Phước) cũng đồng thời là nơi ở của gia đình nạn nhân là một căn biệt thự
khá đẹp và rộng. Tồn bộ khn viên biệt thự rộng khoảng 3.000 m2 bao gồm cả kho
xưởng và căn nhà nơi các nạn nhân. Điều này cũng một phần thu hút đối tượng,
Nguyễn Hải Dương có mối quan hệ tình cảm với Lê Thị Ánh Linh con gái của ông Mỹ
trong khi Linh là con gái một gia đình giàu có cịn Dương là một cơng nhân làm th
cho gia đình Linh.
Đặc điểm tâm lí của nạn nhân như sự cả tin, dễ dãi trong các mối quan hệ xã
hội, hoặc thơng qua lời nói, cử chỉ hay hành động. Trong vụ án này, thì phía nạn nhân
đã có những cử chỉ và lời nói xúc phạm Dương, và ông Mỹ đã có hành vi đuổi việc
Dương. Việc gia đình ơng Mỹ coi thường Dương và ngăn cản con gái đến với Dương
vì cho rằng nhà Dương nghèo khơng xứng với con gái ông, làm phát sinh ý định phạm
tội cũng như thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội. Thêm vào đó, nạn nhân khơng
có sự cảnh giác như để cháu Vỹ ra mở cửa vào đêm hơm, tâm lí q tự tin vì nghĩ việc
15


Linh chia tay với Dương là bình thường chưa nghĩ đến việc Dương có thể quay lại trả

thù, quá dễ dãi hay coi thường đối với sự bảo vệ tính mạng, tài sản của mình, tâm lí
thích phơ trương tài sản. Trong khoảng thời gian yêu nhau, Dương cũng đã từng ăn ở
trong nhà ơng Mỹ. Do đó, Dương nắm được quy luật sinh hoạt và các phòng, đường đi
lỗi lại trong nhà. Dương dụ dỗ Dư Minh Vỹ giúp làm tay trong biết cháu thiếu tiền
chơi game, Như là người thông báo cho Dương về việc camera ngưng hoạt động cũng
như việc gia đình vừa rút tiền về để chuẩn bị trả lương công nhân cho Dương. Đây là
tâm lí dễ dãi tin tưởng của nạn nhân. Điều này cũng là những yếu tố cơ bản tạo ra nguy
cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.

16



×