Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) (TUỔI 7) TẠI BQLR NGUYÊN LIỆU GIẤY LÂM HÀ LÂM ĐỒNG, PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI RỪNG TRỒNG THÔNG
BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) (TUỔI 7) TẠI BQLR
NGUYÊN LIỆU GIẤY LÂM HÀ - LÂM ĐỒNG,
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Họ và tên sinh viên: LÊ ĐĂNG THÀNH
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004-2009

Tháng 06/2009


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ
(TUỔI 7) (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TẠI BQLR NGUYÊN LIỆU
GIẤY LÂM HÀ - LÂM ĐỒNG, PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Trang tựa
Tác giả

LÊ ĐĂNG THÀNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. Nguyễn Thị Bình

Tháng 06/2009

i


LỜI CẢM TẠ
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
kiến thức cho tôi về Lâm nghiệp trong suốt thời gian học tập.
Kính gửi lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ nơi làm việc nghỉ ngơi và tài liệu tham khảo để tôi
hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn Ban quản lý rừng nguyên liệu giấy Lâm Hà - Lâm Đồng, cán bộ
phòng kỹ thuật, cán bộ tiểu khu 209 đã giúp đỡ tôi về tài liệu, phương tiện đi lại trong
thời gian thực tập nghiên cứu tại địa bàn Ban quản lý rừng nguyên liệu giấy Lâm hàLâm Đồng.
Xin chân thành cảm tạ!
Tp.HCM tháng 06/2009
Sinh viên thực hiện:

Lê Đăng Thành

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu“ Thành phần sâu bệnh phá hại rừng trồngthông ba lá (Pinus
kesiya Royle ex Gordon) tại BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà, Lâm Đồng, phân tích
nguyên nhân và biện pháp phòng chống. Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2009 đến

tháng 05/2009.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài điều tra thành phần bệnh hại và xác định
chính xác tác nhân gây hại chính, đánh giá được mức độ bị hại và tình hình diễn biến của
bệnh trên rừng trồng thông ba lá (tuổi 7) nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho
việc đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng trừ bệnh hại theo hướng tổng hợp, IPM có
hiệu quả và bền vững.
Để giải quyết các nội dung của đề tài, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp điều tra
quan sát trên các ô tiêu chuẩn tạm thời, mô tả, phân tích những triệu chứng quan sát được,
đo đếm và tính toán tỉ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của bệnh, thông qua các chỉ tiêu:
TLB P% và CSB R% và phân cấp theo thang phân loại 5 cấp bệnh của Cục BVTV, 1996
Đề tài đã thu được những kết quả sau:
+ Khái quát được tình hình sinh trưởng chung của hai loại rừng tại khu vực
nghiên cứu
+Xác định được thành phần bệnh hại chính và mức độ phổ biến của bệnh trên rừng
trồng thông ba lá (tuổi 7) tại BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà - Lâm Đồng.
+ Mô tả triệu chứng điển hình và xác định những tác nhân gây hại chính của một
số loại bệnh hại điều tra được.
+ Đánh giá mức độ bị hại và tình hình biến động của bệnh qua các tháng điều tra
từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.
+ Đề xuất và kiến nghị một số biện pháp kiểm soát và phòng chống bệnh theo
hướng tổng hợp, IPM.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................x
Chương 1:MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2 Mục đích đề tài ......................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài .......................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................3
U

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ..........................................3
2.1.1 Vị trí địa lý......................................................................................................3
2.1.2 Địa hình ..........................................................................................................3
2.1.3 Đất đai.............................................................................................................3
2.1.4 Khí hậu thủy văn ............................................................................................3
2.1.5 Tình hình giao thông ......................................................................................4
2.1.6 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội ................................................................4
2.2 Đặc điểm sinh học – sinh thái của loài thông ba lá ...............................................5
2.2.1 Mô tả...............................................................................................................5
2.2.2 Phân bố ...........................................................................................................5
2.2.3 Sinh thái..........................................................................................................5
2.2.4 Công dụng ......................................................................................................5
2.3 Khái quát về lí lịch rừng trồng thông ba lá tại khu vực nghiên cứu......................6

iv



Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......7
U

3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................7
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................7
3.3 Phương Pháp nghiên cứu.......................................................................................7
3.3.1 Phương Pháp điều tra thành phần và mức độ phổ biến bệnh .........................7
3.3.2 Phương pháp điều tra mô tả đặc điểm xâm nhiễm, phân tích nguyên
nhân gây hại ............................................................................................................8
3.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ bị hại của một số bệnh hại chính ................10
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................12
4.1 Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh trên rừng trồng thông ba lá (tuổi 7
) tại khu vực nghiên cứu...........................................................................................12
4.2 Đặc điểm xâm nhiễm và phân tích tác nhân gây hại rừng trồng thông ba lá (tuổi
7) tại khu vực khảo sát...............................................................................................13
4.2.1 Bệnh khô xám lá thông (Pestalotia sp) ........................................................13
4.2.2 Bệnh khô cành (Botryodiplodia sp)..............................................................15
4.2.3 Bệnh rơm lá thông (Cerospora sp)...............................................................17
4.2.4 Bệnh vàng lá thối rễ gây héo rũ cây thông ba lá do tuyến trùng................19
4.2.4.1 Loài tuyến trùng (Bursaphelenchus sp).................................................21
4.2.4.2 Loài tuyến trùng (Pratylenchus sp)......................................................22
4.2.4.3 Loài tuyến trùng (Aphelenchus sp)........................................................23
4.2.4.4 Loài tuyến trùng (Melordogine sp) .......................................................23
4.3 Đánh giá mức độ bị hại và tình hình biến động của một bệnh hại chính trên rừng
thông ba lá tuổi 7 tại tiểu khu 239 BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà trong thời gian
điều tra từ tháng 01 – tháng 05 năm 2009 .................................................................27
4.3.1 Bệnh vàng lá thối rễ (héo rũ) do tuyến trùng kí sinh trên cây thông ba lá ...27
4.3.2 Bệnh khô thân cành (Botryodiplodia sp)......................................................29
4.3.3 Bệnh khô xám lá thông (Pestalotiopsis sp) .................................................30

4.3.4 Bệnh rơm lá thông (Cercospora sp)............................................................32
4.4 Đánh giá khái quát về tình hình sinh trưởng chung của rừng trồng thông ba lá (
tuổi 7) tại khu vực nghiên cứu...................................................................................33

v


4.5 Hiệu quả thử nghiệm biện pháp lâm sinh phòng trừ bệnh tuyến trùng hại rừng
thông ba lá tại khu vực nghiên cứu............................................................................34
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................36
5.1 Kết luận................................................................................................................36
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................38

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

BQLR

: Ban quản lý rừng

CSB (R%)

: Chỉ số bệnh


D1,3

: Đường kính 1 m 3

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

TK

: Tiểu khu

TLB (P%)

: Tỉ lệ bệnh

T1, T2,…

: Tháng 1, Tháng 2,….

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1:Triệu chứng cây thông ba lá (tuổi 7) bị bệnh khô xám lá (Pestalotia sp) .....14
Hình 4.2: Hình thái bào tử nấm (Pestalotia sp gây) bệnh khô xám lá thông ...............14
Hình 4.3: Khuẩn lạc nấm (Pestalotia sp) gây bệnh khô xám lá thông .........................15
Hình 4.4: Triệu chứng cây thông ba lá tuổi 7 bị bệnh khô cành (Botryodiplodia sp)..16
Hình 4.5: Hình thái bào tử nấm Botryodiplodia sp gây bệnh.......................................16

khô cành ở cây thông ba lá ............................................................................................16
Hình 4.6: Triệu chứng cây thông bị bệnh rơm lá do nấm (Cercospora sp) gây ra.......18
Hình 4.7: Hình dạng cuống bào tử và bào tử phân sinh của.........................................18
nấm (Cercospora sp) gây bệnh rơm lá thông ................................................................18
Hình 4.8: Triệu chứng cây thông ba lá bị vàng lá thối rễ (héo rũ) do tuyến trùng gây ra .20
Hình 4.9: Triệu chứng cây thông ba lá bị tuyến trùng (Aphelenchida sp) ..................20
Hình 4.10: Hình thài loài tuyến trùng (Bursaphelenchus sp) .......................................22
gây bệnh vàng lá thối rễ ( héo rũ ) ở cây thông ba lá ....................................................22
Hình 4.11: Hình thái loài tuyến trùng (Pratylenchus sp)..............................................22
gây bệnh vàng lá thối rễ ở cây thông bá lá ....................................................................22
Hình 4.12: Hình thái loài tuyến trùng (Aphelenchus sp) ..............................................23
Hình 4.13: Hình thái loài tuyến trùng (Melordogine sp) ..............................................23

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 : Một số bệnh hại chính trên rừng trồng thông ba lá (tuổi 7 ) .......................12
tại khu vực khảo sát từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 .................................................12
Bảng 4.2: Một số loài tuyến trùng xuất hiện trên rừng trồng .......................................21
thông ba lá tuổi 7 tại khu vực nghiên cứu. ....................................................................21
Bảng 4.3 : Mật độ tuyến trùng có trong rễ cây thông ba lá...........................................24
ở các vị trí cây bệnh, cây khỏe (cá thể/ml dung dịch lọc) .............................................24
Bảng 4.4: Mật độ tuyến trùng có trong đất ở các vị trí .................................................25
cây bệnh và cây khỏe (Cá thể / ml dịch lọc)..................................................................25
Bảng 4.5: Mật độ tuyến trùng phân bố giữa các bộ phận .............................................25
của cây đang có biểu hiện bệnh tuyến trùng (cá thể / ml) .............................................25
Bảng 4.6: Thành phần và mật độ tuyến trùng kí sinh trong đất tại vị trí ......................26
cây thông bị bệnh vàng lá thối rễ (héo rũ) tại khu vực nghiên cứu (con / 50g đất) ......26

Bảng 4.7: Thành phần và mật độ tuyến trùng kí sinh trong rễ......................................26
của cây thông bị bệnh vàng lá thối rễ (con / 5g rễ). ......................................................26
Bảng 4.8 : Mức độ bị hại và biến động của bệnh vàng lá , thối rễ trên cây thông ba lá
qua các tháng điều tra tại khu vực khảo sát...................................................................27
Bảng 4.9 Biến động của bệnh khô thân cành (Botryodiplodia sp) ...............................29
trên cây thông ba lá qua các tháng điều tra từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009..............29
Bảng 4.10 : Mức độ bị hại và diễn biến bệnh của các tháng điều tra T1 - T5/ 2009....30
Bảng 4.11: Mức độ bị hại và biến động của bệnh qua từng giai đoạn điều tra ............32
theo dõi từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 tại khu vực nghiên cứu ..............................32
Bảng 4.12 Một số đặc trưng điều tra về sinh trưởng rừng thông ba lá (tuổi 7) ............33
ở tiểu khu 239 tại BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà......................................................33
Bảng 4.13: Diễn biến tỉ lệ cây thông ba lá có triệu chứng vàng lá thối rễ do tuyến
trùng gây hại ..................................................................................................................34

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 : Biến động về nhiệt độ, ẩm độ với tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh ...................28
vàng lá , thối rễ trên cây thông ba lá tại khu vực nghiên cứu qua các tháng điều tra ...28
Biểu đồ 4.2: Biến động về nhiệt - ẩm độ với tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh khô thân cành
(Botryodiplodia sp) trên cây thông ba lá qua các tháng điều tra từ T1 - T5 / 2009. .....29
Biểu đồ 4.3 : Biến động về nhiệt - ẩm độ với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh ......................31
của bệnh khô xám lá thông từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 tại khu vực nghiên cứu 31
Biểu đồ 4.4 : Diễn biến nhiệt - ẩm độ với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh ............................32
rơm lá thông tại khu vực nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009......................32

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tỉnh Lâm Đồng là nơi phân bố chủ yếu của rừng thông ở Việt Nam, trong đó
thông bá lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) là loài cây chủ lực trong rừng trồng ở địa
phương, phân bố ở độ cao từ 800 - 1800m, diện tích rừng thông tự nhiên khoảng
127.000ha, diên tích rừng trồng khoảng 45.000ha, phân bố chủ yếu ở Huyện Lạc
Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm và TP Đà Lạt.
Trong nhiều năm đầu của thập kỷ 20, theo Sở NN&PTNT, chi cục BVTV tỉnh
Lâm Đồng, hàng năm dịch sâu bệnh hại rừng trồng thông ba lá đã gây nên những tổn
thất nặng nề không những làm giảm chất lượng rừng, làm chết cây, ước tính thiệt hại
hàng tỷ đồng mà còn làm suy thoái môi trường. Đặc biệt từ năm 2001 đến nay mức độ
gây hại do sâu bệnh gây ra ngày càng nghiêm trọng và xảy ra trên diện rộng (>
2000ha). Bệnh nhẹ làm cho cây suy yếu, bệnh nặng làm cho cây chết hàng loạt, giảm
sút nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng của rừng thông ba lá, thậm chí có
nhựng khu rừng bị chết trụi và gần như mất trắng.
Để góp phần cung cấp thêm một số thông tin về việc xác định chính xác nguyên
nhân gây hại, cơ chế gây bệnh và điều kiện phát sinh của bệnh, giúp cho những nhà
trồng rừng có cơ sở khoa học đề ra những biện pháp kiểm soát, phòng trừ bệnh một
cách hợp lý, chủ động an toàn, tiết kiệm nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do sâu bệnh
gây ra đối với rừng trồng thông ba lá tại tỉnh Lâm Đồng nói chung, Ban Quản lý rừng
Nguyên liệu giấy Lâm Hà - Lâm Đồng nói riêng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và
cấp bách trong công tác kinh doanh loài cây này ở tỉnh Lâm Đồng nói chung, Ban
quản lý rừng nguyên liệu giấy Lâm Hà – Lâm Đồng nói riêng.
Trước yêu cầu trên đây của thực tế sản xuất và quản lý, được sự chấp thuận của
Hội đồng khoa học Khoa Lâm nghiệp và Bộ môn Lâm sinh, dưới sự hướng dẫn của cô
1



giáo Nguyễn Thị Bình, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên “Điều tra thành
phần bệnh hại rừng trồng thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) (tuổi 7) tại
BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà, Lâm Đồng, phân tích nguyên nhân và biện pháp
phòng chống” đã được thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.
1.2 Mục đích đề tài
Đề tài được thực hiện xác định thành phần, diễn biến của những bệnh hại chính,
phân tích những tác nhân gây hại và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả
năng phát sinh phát triển của bệnh, từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ thích hợp
trong những điều kiện cụ thể của thực tế tại BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà - Lâm
Đồng trên rừng thông ba lá.
1.3 Giới hạn đề tài
- Chỉ giới hạn nghiên cứu các loại bệnh do tuyến trùng và nấm gây ra.
- Việc giám định chỉ dừng lại ở cây giống (Genus)
- Chỉ giới hạn điều tra ở rừng thông ba lá thuộc BQLR nguyên liệu giấy Lâm
Hà - Lâm Đồng.
- Chưa có điều kiện khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ bệnh bằng một số loại
thuốc hóa học và các biện pháp lâm sinh theo nguyên tắc chung “Quản lý tổng hợp
sinh vật có hại IPM” tại khu vực nghiên cứu, làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ
bệnh thiết thực hơn.

2


Chng 2
TNG QUAN TI LIU NGHIấN CU

2.1 c im iu kin t nhiờn ca khu vc nghiờn cu
2.1.1 V trớ a lý
Khu vc nghiờn cu thuc tiu khu 239, tiu khu ny do BQLR nguyờn liu giy
Lõm H qun lý nm trờn phm vi qun lý hnh chớnh ca xó Phỳ sn Huyn Lõm H

- Tnh Lõm ng.
2.1.2 a hỡnh
a hỡnh thuc vựng cao nguyờn Nam Trung b b chia ct mnh, to nhiu khe
sui nh, i nỳi nhp nhụ tng i dc, ủoọ cao tửụng ủoỏi tửứ 80 ủeỏn 100 m, dc
t 5 - 290. cao tuyt i 1530 m, cao bỡnh quõn 1070 m, gõy khú khn cho cụng
tỏc qun lý, bo v, phũng chng sõu bnh hi.
2.1.3 t ai
c xỏc nh t bn a cht, kt hp vi ngoi thc a. Khu thit k l
loi t Feralit hỡnh thnh trờn ỏ Granit :
+ dy tng t A+B

: 30 40 cm

+ cht

: Trung bỡnh.

+ T l ỏ ln

: 10 15 %

+ Hin tng xúi mũn mnh .
Nhỡn chung t cũn cú tớnh cht t rng phự hp vi loi cõy thụng 3 lỏ. Xp
loi t nhúm 2.
2.1.4 Khớ hu thy vn
BQLR nguyờn liu giy Lõm H, Lõm ng thuc vựng khớ hu nhit i giú
mựa, mt nm cú hai mựa rừ rt:
-

Mựa ma t thỏng 5 n thỏng 11

Mựa khụ t thỏng 12 n thỏng 4 nm sau
3


-

Nhiệt độ trung bình năm

: 21oC

-

Nhiệt độ tối cao

: 32o

-

Nhiệt độ tối thấp

: 16oC

-

Lượng mưa bình quân năm

:1625 mm

-


Lượng mưa cao nhất năm

:1967 mm

-

Lượng mưa thấp nhất năm

: 997 mm

-

Độ ẩm bình quân năm

: 80,5%

-

Độ ẩm tối cao tuyệt đối

: 98,8%

-

Độ ẩm tối thấp tuyệt đối

: 67%

-


Lượng bốc hơi nước bình quân năm

: 1070 mm

-

Tháng có lượng bốc hơi cao nhất

:148,5 mm

-

Tháng có lượng bốc hơi cao nhất

: 53,7 mm

-

Chế độ gió: hướng gió thịnh hành là gió Đông và gió Tây
+ Gió Đông xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
+ Gió Tây từ tháng 4 đến tháng 9

* Thủy văn: Trong khu vực có khe nhỏ và suối nước
Nhìn chung với khí hậu này rất thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc rừng trồng
thông ba lá. Trồng rừng vào mùa mưa, chăm sóc rừng vào mùa khô.
2.1.5 Tình hình giao thông
Hệ thống đường giao thông chưa thuận lợi, chỉ có một tuyến đường chính đi
ngang qua khu vực trồng rừng, mặc dù đơn vị có ủi một số tuyến đường vào hiện
trường rừng trồng nhưng còn ít, gây khó khăn cho vệc đi lại phục vụ cho công tác
quản lý, bảo vệ, phòng chống sâu bệnh hại.

2.1.6 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội
Khu vực rừng tiểu khu 239 chủ yếu là đồng bào dân tôc thiểu số bản địa, và số
ít dân di cư tự do từ miền Bắc vào kinh tế khó khăn, thu nhập chưa ổn định và có cuộc
sống ít nhiều phụ thuộc vào tài nguyên đất rừng (như canh tác nương rẫy, khai thác và
thu lượm các sản phẩm từ rừng …). Ảnh hưởng tới công tác quản lý, phòng chống sâu
bệnh hại.

4


2.2 Đặc điểm sinh học – sinh thái của loài thông ba lá
Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon)
Pinus khasya Royle var. langbianensis (A. Chev.) H. Gauss
Pinus insularis Endl.
Họ: Thông Pinaceae
Bộ: Thông Pinales
2.2.1 Mô tả
Cây gỗ lớn, cao 30 – 35 m, thân thẳng tròn, vò dày màu nâu sẫm, nứt dọc sâu.
Cành thô màu nâu đỏ. Lá màu xanh thẫm, mềm, thường có 3 lá dạng kim xanh thẩm
mọc trên chồi ngắn (bẹ) tập trung thành cụm đầu cành. Lá dài 15 – 20 cm, bẹ dài 1,2 cm.
Quả non hình trứng viên chùy, dài 5 – 9 cm, thường quặp xuống, đôi khi quả hơi vẹo.
Vảy quả năm thứ 2 có vảy mặt dày, rốn hơi lồi, đôi khi có gai nhọn, có 2 đường gờ ngang
và dọc đi qua giữa mặt vảy. Hạt có cánh dài 1,5 - 2,5 cm. Ra hoa vào tháng 4 - 5. Quả
chín sau 2 năm.
2.2.2 Phân bố
Cây phân bố ở các tỉnh: Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lâm
Đồng. Thường mọc thuần loại hoặc hỗn giao với một số loài cây khác nhưng không
đáng kể tạo thành loại rừng thưa lá kim. Phân bố ở độ cao 900 – 1500 m ở Lâm Đồng.
Thông ba lá lá loài cây ưa sáng, đôi khi ưa khí hậu ẩm hoặc hai mùa khô ẩm rõ rệt, có
khả năng chịu được lạnh

2.2.3 Sinh thái
Loài cây ưa sáng thích hợp với loại khí hậu mưa nhiều, có mùa mưa và mùa
khô rõ rệt, độ ẩm không khí không xuống qúa thấp (70%). Có khả năng chịu được
lạnh, sương muối, có thể mọc được ở điều kiện đất xấu nhưng thoát nước, tái sinh hạt
mạnh ở nơi đất trống.
2.2.4 Công dụng
Gỗ mềm, nhẹ, màu sáng, màu vàng da cam nhạt, gỗ muộn màu nâu nhạt, có ống
tiết. Tỷ trọng 0,61 - 0,75. Lực nén song song 450 - 540 kg/cm2, lực uốn tĩnh 1,100 1,309 kg/cm2, lực đập xung kích 0,320 - 0,470 kg/m/cm2, lực kéo thẳng góc 23 – 27
kg/cm2, lực tách ngang 10 – 12 kg/cm2. Có thể đóng đồ dùng gia đình, đóng hòm, làm

5


diêm, làm giấy, làm cột điện tạm thời đồ dùng văn phòng phẩm… Nhựa tốt nhưng ít
nên không được chú ý khai thác.
2.3 Khái quát về lí lịch rừng trồng thông ba lá tại khu vực nghiên cứu
- Mục đích : Trồng rừng làm nguyên liệu giấy, đồng thời phủ xanh đất trống đồi
núi trọc, bảo vệ môi trường, ổn định nguồn nước, tạo công ăn việc làm cho nhân dân
địa phương và ổn định vốn rừng cho mục đích kinh doanh rừng. Là loại rừng sản xuất
khoảng trên 15 năm với tiêu chuẩn D1,3 > 30 cm; Hvn > 20 m, thì khai thác bằng
phương thức khai thác chọn.
- Rừng trồng ở Tiểu khu 239 khoảnh 2 do BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà
quản lý nằm trên phạm vi quản lý hành chính của xã Phú sơn Huyện Lâm Hà - Tỉnh
Lâm Đồng. diện tích thiết kế 48.6 ha gồm 17 lô được đặt tên từ lô a1 đến lô a17.
- Rừng trồng năm 2002 thuần loại
+ Mật độ trồng

: 3300 cây / ha

+ Cự ly trồng


: Cây cách cây 1 m, hàng cách hàng 3 m

+ Phương thức trồng : Trồng toàn diện thuần loài khép kín toàn bộ lô
thiết kế.
+ Phương pháp trồng : Trồng bằng cây có túi bầu, cuốc hố trồng theo
đường đồng mức.

6


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu một số hiện tượng bệnh lý xuất hiện trong thời gian từ
tháng 01 năm 2009 đến tháng 05 năm 2009 trên rừng trồng thông ba lá tuổi 7 trồng
năm 2002 tại tiểu khu 239 khoảnh 2 thuộc địa bàn hành chính xã Phú Sơn Huyện Lâm
Hà - Tỉnh Lâm Đồng do BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà phụ trách.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra, nội dung nghiên cứu gồm:
+ Điều tra thành phần, mức độ phổ biến của bệnh hại trên rừng trồng thông ba
lá tại khu vực khảo sát
+ Đặc điểm xâm nhiễm, phân tích nguyên nhân gây hại rừng trồng thông ba lá
tại địa điểm điều tra
+ Đánh giá mức độ bị hại và biến động của một số bệnh hại chính trên rừng
trồng thông ba lá
+ Khái quát tình hình sinh trưởng chung của rừng trồng tại khu vực điều tra
+ Bước đầu đề xuất một số giải pháp phòng chống dịch hại rừng trồng thông ba
lá tại BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà - Lâm Đồng.
3.3 Phương Pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương Pháp điều tra thành phần và mức độ phổ biến bệnh
Dựa theo phương pháp điều tra bệnh hại của Tiến sĩ Đặng Vũ Thanh và Giáo sư
Hà Minh Trung (Viện BVTV, 1997).
* Chọn điểm điều tra :
Tiến hành khảo sát theo tuyến toàn khu rừng trồng thông ba lá tại khu vực
nghiên cứu. Mục đích phát hiện những loài sâu bệnh phá hoại xuất hiện và chọn vị

7


trí lập ô tiêu chuẩn. Ở mỗi vị trí địa hình khác nhau : đỉnh - sườn - chân đồi lập 03
ô tiêu chuẩn trên mỗi vị trí. Diện tích ô 400m2. Tổng số ô điều tra toàn khu rừng
trồng là 09 ô.
* Trong mỗi ô tiến hành đo đếm:
• Mật độ cây (N/ô), đếm số cây bị hại (n/ô.đtra)
• Đo D 1,3; H VN tình hình vệ sinh rừng …
• Đánh giá chất lượng rừng theo ba cấp: Tốt (A); Trung bình (B) và Xấu (C).
• Ghi chép số liệu thu thấp được vào phiếu điều tra, mô tả sâu bệnh hại.
* Lịch điều tra định kỳ mỗi tháng một lần.
* Chỉ tiêu theo dõi :
• Tỉ lệ cây bị hại (P%) = Số cây bị hại / Tổng số cây điều tra x 100
• Đánh gía mức độ phổ biến của bệnh theo tỉ lệ cây bị hại như sau:
-:

Không xuất hiện sâu bệnh ở các cây điều tra

+:

Xuất hiện bệnh ≤ 10% cây bị hại / tổng số cây điều tra


++:

Xuất hiện bệnh 11 - 25% cây bị hại / tổng số cây điều tra

+++:

Xuất hiện bệnh 26 - 50% cây bị hại / tổng số cây điều tra

++++:

Xuất hiện bệnh > 50% cây bị hại / tổng số cây điều tra

3.3.2 Phương pháp điều tra mô tả đặc điểm xâm nhiễm, phân tích nguyên
nhân gây hại
Trên cơ sở điều tra về thành phần bệnh hại xuất hiện trên rừng trồng thông ba lá
tại khu vực nghiên cứu, tiến hành quan sát mô tả triệu chứng điển hình của từng loại
bệnh phát hiện được. Phân tích điều kiện phát sinh phát trển của bệnh thông qua một
số nhân tố sinh thái chủ yếu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… tuổi rừng, độ dốc, hướng
dốc, điều kiện đất đai…(Dựa theo số liệu khí tượng thủy văn của trạm khí tượng Đức
Trọng, Lâm Đồng, và điều kiện tự nhiên do BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà cung
cấp). Là cơ sở để bước đầu có những nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố đó đến
khả năng phát sinh phát triển của dịch hại tại khu vực khảo sát trên rừng trồng thông
ba lá.
Thu thập mẫu bệnh cho từng đối tượng bệnh phát hiện được đem về nuôi cấy,
phân lập định danh để xác định tác nhân gây hại. Chọn các mẫu có triệu chứng từ khi
8


mới xuất hiện cho đến khi vết bệnh có triệu chứng điển hình nhưng chưa quá già để
tránh các vi sinh vật cộng sinh hoặc hoại sinh có trên vết bệnh gây trở ngại cho việc

xác định tác nhân gây hại chính. Bộ phận lấy mẫu gồm : lá, cành, rễ. Dùng dao cắt
cành lá, rễ có cùng triệu chứng gói riêng vào giấy báo cho vào túi ni lon, để nơi thoáng
mát. Trên túi đựng mẫu có ghi đầy đủ : Ngày lấy mẫu, người lấy mẫu, địa điểm, triệu
chứng bệnh …
* Lấy mẫu tuyến trùng
Tại các ô tiêu chuẩn trên lô rừng trồng thông ba lá, tiến hành lấy mậu đất và rễ
cây có triệu chứng bệnh vàng lá, thối rễ. Đất và rễ cây bệnh được lấy ở độ sâu từ
0 – 30 cm. Mỗi ô lấy ba mẫu trộn lại lấy mẫu bình quân. Sau đó rửa sạch mẫu rễ để
tránh những con tuyến trùng sống hoại sinh trong đất. Giữ ẩm bằng cách gói mẫu vào
giấy báo cho vào túi ni lon, để nơi thoáng mát. Ghi chú các mục trên túi đựng mẫu
giống như trên đã trình bày.
* Cách làm tiêu bản cho tuyến trùng
Mẫu sau khi thu thập về, tiến hành làm tiêu bản như sau:
Tuyến trùng đựợc trích ly bằng phương pháp ngâm rễ (Rây lọc tĩnh) và
phương pháp phễu Bearman. Chọn những đầu rễ nhỏ cắt thành nhiều mảnh nhỏ có
chiều dài 0,7 mm cho vào khay lọc qua một lớp giấy thấm (để hạn chế tạp chất trong
môi trường ngâm, khó cho việc xem qua kính hiển vi) đặt vào đĩa Petri. Dùng nước cất
đổ ngập mẫu cắt, ngâm trong 24h. Sau khi ngâm, lấy khay lọc ra cho vào đĩa Petri
chứa dung dịch được ngâm quan sát mẫu dưới kính hiển vi.
* Làm tiêu bản
Nhỏ một giọt glycerin lên lam kính. Qua kính hiển vi dùng que cấy vớt tuyến
trùng đặt vào giọt glycerin đậy lamene lên quan sát tiêu bản với vật kính 10 hoặc 40.
Để xác định mật độ tuyến trùng: dùng khoan, khoan các lỗ trên gốc, ngọn và rễ
cây bị bệnh. Lấy các phôi gỗ được khoan ngâm vào nước cất, lắng, lọc, tách chiết bằng
phễu Bearman, lấy ra khoảng 1ml dung dịch ở đáy phễu đem soi qua kính hiển vi tìm
tuyến trùng và xác định mật độ của chúng bằng cách đếm số cá thể tuyến trùng hiện
diện trong 5 giọt dung dịch, từ dó suy ra mật độ trên 1ml dung dịch. Định danh tuyến
trùng theo khóa phân loài của Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000);
MaiW.F.MulemPeterg (1996).
9



* Thang đánh giá mức độ nhiễm bệnh tuyến trùng:
- Không nhiễm

: ≤10 con/100ml dd hoặc 100g đất

- Nhiễm nhẹ

: 11 - 40 con/100ml dd hoặc 100g đất

- Nhiễm trung bình : 41 - 80 con/100ml dd hoặc 100g đất
- Nhiễm nặng

: 81 - 150 con/100ml dd hoặc 100g đất

- Nhiễm rất nặng

: > 150 con/100ml dd hoặc 100g đất.

* Tính tần số xuất hiện các loài tuyến trùng trên mẫu thí nghiệm như sau:
Tần số xuất hiện (%) = Số mẫu phát hiện có tuyến trùng/tổng số mẫu điều tra x 100
3.3.3 Phương pháp đánh giá mức độ bị hại của một số bệnh hại chính
Tiến hành chọn cây tiêu chuẩn trong ô điều tra. Số cây tiêu chuẩn chọn trên 5
điểm / ô ( 4 điểm 4 góc + 1 điểm ở tâm đường chéo ô). Số cây trên 1 điểm là 6 cây,
tổng số cây tiêu chuẩn được chọn là 30 cây trên 1ô. Tổng số cây điều tra cố định là 90
cây trên 3ô ở ba vị trí: Đỉnh - Sườn - Chân đồi. Dựa vào kết quả điều tra thành phần
bệnh hại trên lô rừng trồng thông ba lá (năm 2002) chọn ra những loại bệnh phổ biến
để theo dõi biến động của bệnh qua các tháng điều tra từ tháng 01 đến tháng 05 năm
2009. Xác định một số yếu tố sinh thái có ảnh hưởng đến đặc trưng phân bố bệnh cũng

như tình hình diễn biến bệnh tại đây để rút ra mối liên hệ giữa các yếu tố khí hậu, đất
đai với sự xuất hiện của bệnh. Để đánh giá mức độ phân bố, mức độ bị hại thông qua
chỉ số P% (tỷ lệ bệnh) và R% (chỉ số cảm bệnh) dựa theo phương pháp điều tra tỉ mỉ
của TS - Đặng Vũ Thanh và GSTS – Hà Minh Trung (viện BVTV, 1997).
- Xác định cây bị bệnh hay không bị bệnh để tính P% theo công thức
P% = n/N*100 Trong đó n là số cây bị bệnh; N là tổng số cây điều tra.
Nếu P từ

0 – 5%:

Bệnh phân bố cá thể

6 – 25% :

Bệnh phân bố cụm

26 – 50% :

Bệnh phân bố đám

> 50% :

Bệnh phân bố đều

- Đánh giá mức độ bị hại theo thang phân loại 5 cấp bệnh của cục BVTV (1996)
• Cấp O : không bị hại
• Cấp 1 : ≤ 5% diện tích lá, cành bị bệnh
• Cấp 2 : 6 - 25% diện tích lá, cành bị bệnh
• Cấp 3 : 26 - 50% diện tích lá, cành bị bệnh
10



• Cấp 4 : > 50% diện tích lá, cành bị bệnh
- Mức độ bị hại được đánh giá dựa vào chỉ số bệnh R% tính theo công thức:
R% = ∑nv/N.V*100 = ( n1v1 +n2v2 + … + nnvn )/N.V
Trong đó: n1, n2, …nn là số lá, cành bị bệnh ở cấp 1, 2, …n
V là cấp bệnh tương ứng
N là tổng số lá, cành điều tra
V là cấp bệnh cao nhất
Nếu R từ : 0 – 10% cây khỏe.
Từ : 11 – 20% cây bệnh nhẹ
Từ : 21 – 30% cây bệnh vừa
Từ : 30 – 50% cây bệnh nặng
Từ : > 50% cây bệnh rất nặng

11


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua thời gian điều tra, nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại phá hoại rừng trồng
thông ba lá ( trồng năm 2002) tại BQLR nguyên liệu giấy Lâm Hà - Lâm Đồng chúng
tôi đã thu được những kết quả như sau:
4.1 Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh trên rừng trồng thông ba lá
(tuổi 7 ) tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.1 : Một số bệnh hại chính trên rừng trồng thông ba lá (tuổi 7 )
tại khu vực khảo sát từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009
Số

Thành phần bệnh hại


Bộ phận

Mức độ phổ biến

TT

Tên Việt nam

Tên khoa học

bị hại

của bệnh

1

Bệnh khô cành

Botryodiplodia sp

cành, thân

+++

2

Khô xám lá

Pestalotiopsis sp




++

3

Rơm lá

Cerospora sp



++

Vàng lá, thối
4

Bursaphelenchus sp Ngọn, thân. Gốc

rễ do tuyến

Pratylenchus sp

Rễ

trùng

Aphelenchus sp


Đất

Meloidogine sp

Rễ

(Bệnh héo rũ)

+++

Qua kết quả tổng hợp bảng 4.1 cho thấy :
Rừng trồng thông ba lá (tuổi 7) tại khu vực khảo sát đang bị nhiễm 4 loại bệnh
do 7 tác nhân gây ra. Trong đó 3 loại bệnh do nấm và một loại bệnh do 4 loài tuyến
trùng ký sinh. Cả bốn loại bệnh trên hiện đang phát triển ở mức độ từ trung bình đến

12


khá phổ biến (+ + và + + +). Hai loại bệnh khô thân cành và bệnh vàng lá thối rễ có tỷ
lệ cây bị hại khoảng 30 – 38%. Hai lọai bệnh còn lại số cây bị bệnh từ 20 – 25%. Đặc
biệt bệnh vàng lá thối rễ do tuyến trùng có chiều hướng lây lan và gây hại nguy hiểm.
4.2 Đặc điểm xâm nhiễm và phân tích tác nhân gây hại rừng trồng thông ba lá
(tuổi 7) tại khu vực khảo sát
4.2.1 Bệnh khô xám lá thông (Pestalotia sp)
Bệnh khô xám lá thông là một loại bệnh xuất hiện ở ba vị trí : Đỉnh, sườn và
chân đồi của lô rừng trồng 7 tuổi tại khu vực. Bệnh thường phát sinh dưới tán gần gốc
nhiều hơn phần giữa tán, còn phần trên tán gần ngọn cây thì ít hơn.
* Triệu chứng bệnh
Sau khi bị nhiễm bệnh, trên lá hình thành các đốm nhỏ màu vàng xám, chuyển
dần sang màu vàng nâu, ngọn lá quăn lại cuối cùng lá bị bệnh có màu trắng xám hoặc

xám (còn bệnh rơm lá có màu vàng tươi). Đốm bệnh hơi lõm xuống, ranh giới giữa
đốm và phần xanh tươi có một đường vòng quanh màu đỏ thẫm (bệnh rơm lá không
có). Trên các lá bệnh có những chấm nhỏ màu đen. Các chấm đen thường rải rác trên
lá không theo vị trí và quy luật nhất định ( Bệnh rơm lá thông các chấm đen xếp song
thành từng đám trên phần lá bị bệnh). Lá bệnh thường khô chết, phần bị bệnh thường
khô và rụng xuống. Khi trời ẩm ướt các chấm đen nổi lên có thể nhìn thấy bằng mắt
thường. (Khác với bệnh rơm lá thông, bệnh khô xám lá thông chủ yếu gây hại ở giai
đoạn rừng trồng, không gây hại ở giai đoạn gieo ươm)
* Tác nhân gây bệnh
Bệnh khô xám lá thông do nấm Pestalotia sp gây nên. Loại nấm này thuộc chi
Pestalotopsis, họ đĩa bào tử phân sinh (Melanconidiaceae), Bộ Melanconidiales, Lớp
nấm bất toàn (Deuteromycetes).
Hình thái vật gây bệnh : các chấm nhỏ màu đen trên lá bệnh lá là đĩa bào tử
đính (Diaces of condiome). Trong đĩa bào tử chứa các bào tử đính (Conidia). Bào tử
hình thoi hơi phình lên ở phía trên, có 5 tế bào, 3 tế bào giữa màu đen nâu, 2 tế bào 2
đầu không màu. Trên đỉnh bào tử thường có 3 lông roi ( một số ít có 2 - 4 lông roi).

13


Hình 4.1:Triệu chứng cây thông ba lá (tuổi 7) bị bệnh khô xám lá (Pestalotia sp)

Hình 4.2: Hình thái bào tử nấm (Pestalotia sp gây) bệnh khô xám lá thông

14


×