Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NGHI LUẬN về ý KIẾN của RAXUN GAM ZATOOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.54 KB, 5 trang )

Bằng hiểu biết của mình về văn học, anh/chị hãy bình luận vấn đề lí luận đặt ra từ
bài thơ:
“Thế giới chẳng là gì, trật tự cũng khơng!
Nhà thơ thở than và lìa xa thế giới
Thế giới thật tuyệt vời, một nhà thơ khác nói
Và cũng lìa đời khi tuổi đang xuân
Người thứ ba chia tay với một thời dữ dội
Anh đã sống hết mình, cái chết chịu thua anh
Anh vĩ đại và tận cùng trung thực
Vạch cái xấu rồi vun cái tốt phân minh”
(Daghextan của tôi – Raxum Gamatop)
Hướng dẫn làm bài:

Bản chất của văn chương nghệ thuật là sự khám phá thế giới khách quan qua con
mắt chủ quan của người nghệ sĩ. Cho nên, điều quan trọng là con mắt của nhà văn
có thể khám phá, nhìn ra được điều gì trong cõi đời phức tạp. Vậy, cho tới tận cùng
của cái đích nghệ thuật, văn chương muốn ánh mắt ấy thấu hiểu được giá trị nào
trong thế giới kia ? Bằng việc đặt ra nhiều góc nhìn, đánh giá của nhiều nhà thơ,
tác giả “Daghextan của tôi” (Raxum Gamatop) đã chỉ ra được câu trả lời cho văn
chương cổ kim.
Bài thơ của Raxum Gamatop khép lại chỉ với tám câu thơ nhưng lại mở ra được ba
quan điểm, tư tưởng nhìn nhận thế giới khác nhau của ba đối tượng nhà thơ trên
văn đàn. Trước hết, đó là kiểu nhà thơ tiêu cực, nhìn thế giới một chiều, khơng
hứng thú với bất kì vẻ đẹp nào.
“Thế giới chẳng là gì, trật tự cũng khơng” Ánh mắt của anh mang theo cái nhìn ích
kỉ, tối tăm trong tâm hồn mà nhìn vào cả thế giới. “Thế giới chẳng là gì” đó là một
sự phủ nhận đầy phiến diện về cuộc sống khách quan, người nghệ sĩ đã chẳng cịn
đủ nhiệt huyết, tâm và tài để nhìn ra ở đó vẻ đẹp thẩm mĩ bình dị hay tinh tế, cao
cả. Nhà thơ thứ hai trái lại với đó, anh nhìn vào thế giới chỉ tồn là màu hồng, lầu
son:
“Thế giới thật tuyệt vời, một nhà thơ khác nói”



Người nghệ sĩ đã chẳng thể phân biệt được xấu, đẹp ở trên đời. Anh cho tất cả thế
giới đều tuyệt vời, đẹp đẽ mà đắm chìm trong nó. Nhưng, dù khác nhau về cái
nhìn, đánh giá thế giới, hai đối tượng nhà thơ trên đều nhận một kết quả cuối cùng


“lìa xa thế giới”. Có thể hiểu, sự lìa xa cuộc đời ở đây là cái chết của tâm hồn nghệ
sĩ, cái chết thiển cận, không nhận ra điều xấu để lánh xa, dần “lìa xa” mà anh nhận
lấy đồng thời có thể là cái chết của bài thơ, của tác phẩm nghệ thuật. Một tác phẩm
liệu có thể đi đến đâu khi không thỏa mãn được cho con người khao khát thẩm mĩ,
thưởng thức cái đẹp hay không thể soi tỏ cho con người những góc khuất tăm tối,
xấu xa của đời sống.
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, việc lí tưởng hóa hay đánh giá một chiều đều
là thứ thuốc độc mà người nghệ sĩ phải lánh xa. Một nhà thơ tiêu cực, chỉ nhìn ra
cái xấu để sợ hãi, than thở mãi mãi chẳng thể dẫn người ta tìm đến con người đi
tìm trong đời cái đẹp của tự nhiên, tình yêu và ngay cả vẻ đẹp trong chính bản thân
họ. Bản chất của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là hành trình đi tìm giá
trị thẩm mĩ mà với con mắt tiêu cực kia, anh chẳng thể dẫn người ta tìm đến đâu
cả. Độc giả tìm đến thơ với mong muốn nhận được bài học trơng-nhìn- thưởng
thức, để tìm ra trong thế giới muôn màu kia những niềm vui, hi vọng, lạc quan
sống. Cho nên, khi ngay cả người trong vai trò dẫn đường thấy “thế giới chẳng ra
gì” anh đã tìm đến cái chết của nghệ thuật. Nếu như trước đây, nhà thơ Trần Đăng
Khoa không thể thấy ở đời một vẻ đẹp bình dị, tinh tế:
“Ngồi thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
Hay Tố Hữu không tìm thấy tong cuộc sống một tình cảm chân thành, mặn nồng
giữa người với người:

“Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”

Thì có lẽ, thơ ca đã chết ngay từ khia kịp nảy nở và tỏa hương. Nhưng, nói như vậy
cũng khơng có nghĩa là nhà thơ chỉ chăm chăm kiếm tìm cái đẹp, lí tưởng hóa “thế
giới tuyệt vời” mà bỏ quên con đường vạch ra cái xấu, cái ác. Chức năng của văn
chương là phải giáo dục con người, hướng con người tới những giá trị chân – thiện
– mĩ tốt đẹp, đồng thời chỉ ra cái xấu để con người loại bỏ, tránh xa. Thứ văn
chương chỉ làm con người ta ảo tưởng, mợ mộng, sống trong thế giưới màu hồng
hóa ra lại trở thành những điều giả dối, che mắt mà thôi. Con mắt của nhà thơ phải
là con mắt trung thực với chính mình và cuộc đời, anh phải dùng ngịi bút của
mình để cải tạo xã hội “diệt bạo, trừ gian”. Chỉ có như vậy, bài thơ mới trở thành
những bài học sống, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm, tàn bạo. Như vậy, cả việc
coi “cuộc đời chẳng là gì” là lí tưởng hóa cuộc sống đều đem đến những cái chết
tận diệt của thơ ca cổ kim. Vậy, thơ ca cần một cái nhìn như nào của người nghệ
sĩ ?


Con mắt của nhà thơ phải là một cái nhìn tồn diện, trung thực, nhìn ra ở đời tất cả
những biến thái, ngõ ngách tinh rõ nhất của nó:
“Anh đã sống hết mình, cái chết chịu thua anh
Anh vĩ đại và tận cùng trung thực
Vạch cái xấu, vun cái tốt phân minh”
Cuộc đời của con người vốn vô cùng phong phú, phức tạp, nó đan xen cả điều
thiện và điều ác. Điều quan trọng không chỉ là anh nhận ra được đâu là tốt, đâu là
xấu mà còn phải giúp cho độc giả thấu hiểu, cảm nhận vẻ đẹp, vun mầm nó và
tránh xa, gạt bỏ điều xấu xa. Con mắt của nhà thơ luôn phải là con mắt tinh đời,
người nghệ sĩ khơng chỉ nhìn bằng con mắt hời hợt, bề ngồi mà phải nhìn kĩ, nhìn
sâu vào bên trong bản chất sự việc, con người. Hơn thế nữa, bằng trải nghiệm, sự
dày dặn của mình nhà thơ cịn biết khám phá cái tốt bên trong cái xấu, cái xấu ẩn
bên trong cái tốt. Để có được cái nhìn đa diện, tinh tế, sâu sắc về cuộc đời, người
nghệ sĩ trước hết phải gắn bó, sống hết mình với thế giới xung quanh.
Việc cái nhìn của anh sẽ sâu sắc hay hời hợt phụ thuộc trực tiếp vào mối quan hệ

của nhà thơ với cuộc đời. Người nghệ sĩ phải “lặn lội trong những chốn lầm tham,
cầm bút dưới những gian khó” chứ khơng bao giờ là sự sáng tạo “ngơi trên lầu
hồng” hay kiến tạo bởi trí tưởng tượng bé nhỏ. Trước khi truyền cho con người
những tình cảm yêu thương, rung động thẩm mĩ hay lòng căm thù cái ác, anh phải
yêu trước, hận trước. Nhà văn khơng thẻ giả dối với chính mình, người cầm bút
phải nhìn nhận, đánh giá một cách trung thực, vĩ đại vì cái ta chung của tất cả mọi
người. Có như vậy, tư tưởng, góc nhìn của anh mới chân thực phổ quát và mang
giá trị nhân sinh, nhân đạo.
Văn chương nói chung và thơ ca nói riêng bao giờ cũng phải có giá trị thẩm mĩ và
giá trị nhân thức, giáo dục. Vì thế, việc khai thác, tìm ra cái đẹp và chỉ ra cái xấu
phải cùng lúc song hành với nhau tạo nên giá trị tác phẩm. Có nghĩa rằng, trong
quá trình làm thơ, anh vừa trung thực, chân thành nhưng cũng phải vừa giữ được
cái “cong” của một phẩm thơ hay, kết hợp hiện thực và chất sáng tạo.
Ngay từ văn học trung đại, mặc dù chưa trình bày một cách khoa học theo cơ sở lí
luận hiện đại nhưng trong tư tưởng và quan niệm sáng tạo của các nhà thơ tiến bộ
đã nhận thấy và thể hiện điều nay. Nổi bật trong đó là các tác phẩm của đại thi hào
dân tộc Nguyễn Du. Bài thơ “Độc Tiểu thanh kí” vừa vang lên như một khúc ca
tôn vinh vẻ đẹp con người, thiên nhiên, vừa là tiếng nói đanh thép, dội vào thế lực
đen tối của xã hội phong kiến, đòi quyền sống cho con người. Trước hết, đó là sự
ngợi ca vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của người con gái Trung Hoa – Tiểu Thanh:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”


Bài thơ bắt nguồn từ cảm hứng về sự thay đổi, lụi tàn đối lập của cảnh xưa và cảnh
này, người xưa với xay. Nhà thơ thể hiện sự đau đớn, thương tiếc một cảnh đẹp
Tây Hồ nay đã hóa gị hoang. Động từ “tẫn” đã diễn tả, xốy sâu một sự hủy hoại
tới tận cùng, tận diệt. Nó gây trong lòng người bao tiếc nuối, vấn vương. Càng

ngậm ngùi nhớ về quá khứ bao nhiêu, lời thơ lại càng trở nên trân trọng, cảm thông
với vẻ đẹp bị lụi tàn, vùi dập bấy nhiêu. Hai từ “hoa uyển” không chỉ diễn tả một
cảnh đẹp viên mãn, thơ mộng mà còn gợi ra một vẻ đẹp diễm lệ, yêu kiều của Tiểu
Thanh – người con gái sống ở Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Chính hành động đầy chân
thành, khao khát “độc điếu”, một mình tìm đến tri âm, chia sẻ với số phận của
người phụ nữ sống cạnh đó ba trăm năm về trước đã khẳng định mong muốn được
khám phá, cảm nhận vẻ đẹp đã xa của con người. Cho dù rằng, hiện tại nhà thơ
đang đối diện với một “thành khư”, một mảnh di cảo mong manh, một thiên nhiên
cô độc, hoang tàn nhưng ẩn sâu trong khát khao đầy nhân đạo của Nguyễn Du, ông
đang tri âm, tìm lại vẻ đẹp xưa cũ. Đó chẳng phải là con mắt tinh tế nhìn ra được
cái đẹp ngay cả trong cái xấu hay sao? Cảnh tàn nhưng ẩn chứa một con người,
một cốt cách, một tâm hồn đẹp. Hình ảnh “chi phấn” và “văn chương” là nhưng
cách nói ẩn dụ thể hiện sự trân trọng với nhan sắc và tài năng của người con gái tài
hoa mà bạc mệnh.
Nguyễn Du đã nhìn ra được trong mảnh di cảo cịn vương xót kia một Tiểu Thanh
xinh đẹp, sắc nước hương trời, một ngòi bút văn chương tài hoa và tinh tế. Càng
thấy được vẻ đẹp, khám phá vẻ đẹp tài sắc của nàng bao nhiêu, Nguyễn Du lại
càng trân trọng, thương cảm cho nàng bấy nhiêu. Chính ngịi bút của nhà thơ đã
dẫn người đọc cùng yêu và cùng thương với “con mắt nhìn xun sáu cõi, tấm lịng
nghĩ suốt nghìn đời” của mình. Nhưng có phải chăng trong lời ngợi ca tài sắc của
Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã lí tưởng hóa thế giới theo cái cách “thế giới thật tuyệt
vời, một nhà thơ khác nói” hay khơng? “Chi phấn” ấy nhưng lại là “chi phấn” phải
“chơn cịn hận”, “văn chương” tài sắc ấy nhưng là “văn chương” mà “đốt cịn
vương”. Rõ ràng con mắt của nhà thơ đã nhìn rất sâu vào cuộc đời và con người.
Ơng khơng chỉ ra bất kì một thế giới “chẳng là gì” hay thế giới “thật tuyệt vời”,
chúng đan xen vào nhau, tạo nên cả một sự sống muôn màu, muôn vẻ, tốt xấu đan
cài.
Nguyễn Du đã trực tiếp vạch ra trong số phận con người một nghịch lí “tài hoa bạc
mệnh”, “tài mệnh tương đố”. Đó chính là ngịi bút trung thực, chân thành, vạch ra
cái xấu phân minh:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
Trong cái tối tăm, mịt mù của xã hội phong kiến bất cơng, người ta cứ mịn mỏi đi
tìm lời giải cho số kiếp nghiệt ngã của những con người tài hoa. Hóa ra, tất cả nỗi


oan khiên họ nhận được không phải đi từ một rủi ro, bất trắc hay lỗi lầm nào, họ
bất hạnh, gian truân bởi một “nết phong nhã”. Vĩ “nết phong nhã” mà mắc oan
khiên, đó là cái tàn bạo, bất công đến tận cùng của một xã hội, thời đại xấu xa, mục
rũa. Nguyễn Du đã thẳng thắn, trung thực nhìn vào hiện trạng ấy của con người mà
cất lên tiếng nói lên án, địi lại cơng bằng, nhà thơ tự nguyện, chân thành, cho mình
là kẻ đồng cảnh ngộ với kiếp tài hoa, bạc mệnh mà cảm thông, sẻ chia, tri âm.
Bằng lòng của một người nghệ sĩ vĩ đại, sống hết mình đã tỏa sáng lời thơ đầy
nhân văn, nhân đạo. Không chỉ vạch ra cái xấu, tiếng thơ, tiếng lòng Tố Như còn
vươn lên đòi quyền sống, khát khao tri âm của con người giữa cõi đời đen bạc:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
Đó là khát khao chân chính của một nhà thơ “sinh bất phùng thời”, “tài hoa bạc
mệnh” như bao con người khác trong xã hội cũ. Đó khơng chỉ dừng lại là tiếng nói
vạch trần, lên án cái xấu mà còn mang hơi hướng đem con người tới những ước
mơ cao cả, đẹp đẽ hơn trong mịt mù, tối tăm cuộc đời.
Như vậy, bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” thực sự trở thành minh chứng tiêu biểu cho
giá trị đích thực của thơ ca chân chính: nâng đỡ cái tốt, loại bỏ lên án cái xấu trong
đời. Cái nhìn của Nguyễn Du là cái nhìn tồn diện, đa chiều, hướng tới cuộc đời
mn hình vạn trạng.
Chắt chiu hàng ngàn hạt bụi quý từ cuộc sống, đôi mắt nhà văn đã thu vào bao biến
chuyển tinh vi của thế thái nhân tình. Và anh, những người nghệ sĩ chân chính, tận
cùng trung thực sẽ trở thành người nâng giấc cho con người trên con đường hướng

thiện và hướng thượng.



×