Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách người lớn nói cho trẻ con vâng lời potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.4 KB, 3 trang )

Cách người lớn nói cho trẻ con
vâng lời
1. Bố mẹ nên dùng mẫu câu "Khi nào thì"
Bố mẹ hãy nói "Khi nào con làm bài tập xong thì sẽ được xem tivi", mà
không nên dùng cụm "Nếu thì". "Khi nào" ngụ ý công việc bé cần hoàn
thành và mang ý nghĩa tích cực hơn, bé sẽ thấy thoải mái hơn. "Nếu thì"
khiến bé cảm thấy giống như một mệnh lệnh ép buộc.
2. Nói với con, bố mẹ nên "chân trước, miệng sau"
Bố mẹ nên tránh tình trạng con chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng
quát. Anh Quân kể mình đã từng chứng kiến có bà mẹ đang nấu ăn trong
bếp, nghe tiếng cốc chén vỡ loảng xoảng ở ngoài phòng khách, liền quát
lên: "Con làm vỡ phải không", đến khi chạy ra, mới biết con mình không
làm vỡ, mà tội đồ là con mèo. Khi bị bố mẹ đổ oan như thế, bé sẽ không
phục và sẵn sàng tư tưởng chống đối.
3. Hãy cho bé được lựa chọn
Bố mẹ muốn con thu dọn đồ chơi thay vì ép: "Con phải thu dọn ngay lập
tức", có thể nói "Mẹ đếm từ 1 đến 5, hoặc con hãy dọn xong đồ chơi, hoặc
mẹ sẽ thu và bỏ vào thùng rác". Sự thực thì tất cả những lựa chọn này
đều đã được bố mẹ kiểm duyệt và giới hạn nhưng bé vẫn thấy vui vẻ và
không cảm thấy bị gò bó. Tất nhiên, bố mẹ không nên đưa quá nhiều lựa
chọn khiến bé rối trí và chính bố mẹ cũng khó xử, chỉ nên 2 đến 3 lựa
chọn là tốt nhất.
4. Nói trực tiếp với bé, mắt miệng bố mẹ ở cùng tầm với mắt miệng
của bé
Nếu bé đang tuổi mầm non, bố mẹ hãy hạ mình và ngồi xuống để nói cùng
với bé. Anh Quân ví von, cũng như khi quản lý nhân viên, nếu anh ngồi ở
phòng giám đốc và ra lệnh, nhiều khi nhân viên vâng vâng dạ dạ rồi việc
để đấy. Nhưng khi anh trực tiếp xuống tận chỗ nhân viên hướng dẫn và
chỉ đạo, công việc được hoàn thành rất nhanh.
5. Nêu đích danh bé
Nếu bố mẹ cứ nói chung chung: "Tắt tivi đi", nhiều bé bướng bỉnh tảng lờ


không nghe thấy, nhưng khi được nêu đích danh: "Bi, con tắt tivi đi", bé sẽ
dễ dàng làm theo lời bố mẹ hơn.
6. Đưa ra yêu cầu một cách đơn giản
Bố mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách hỏi xem bé có thể nhắc lại điều bố mẹ
vừa nói hay không. Nếu bé nhắc lại gần chính xác tức là bố mẹ đã đi đúng
hướng. Không ai có thể làm đúng yêu cầu của người khác nếu không hiểu
yêu cầu đó như thế nào, đặc biệt là một đứa trẻ.
7. Nêu những lợi ích cũng như bất lợi dành cho bé khi bảo bé làm
một việc gì
Ví dụ "Đi học vui vẻ và được phiếu bé ngoan, cuối tuần bố mẹ sẽ cho con
đi chơi", "Nếu con phá hỏng món đồ chơi này thì sẽ không được mua
thêm một món đồ chơi nào nữa cho đến sinh nhật con". Một điều quan
trọng là bố mẹ phải giữ đúng lời hứa với bé.
8. Nên tự đặt mình vào vị trí của bé
Anh Luận, bố của một cô con gái 11 tuổi đồng thời cũng là một doanh
nhân đã có kinh nghiệm hơn một năm làm quản lý của một trường mầm
non bổ sung thêm, nếu muốn bé vâng lời, người lớn nên tự đặt mình vào
vị trí của bé để xem yêu cầu của mình có phù hợp không. Tại sao chúng ta
bắt bé phải ăn hết suất cơm trong khi mình nấu quá dở? Tại sao ngày nghỉ
chúng ta bắt bé đi ngủ đúng giờ như ở lớp học, trong khi buổi sáng chúng
ta cho phép mình và bé được ngủ nướng đến 10h? Nếu bố mẹ đặt mình
vào vị trí của con, sẽ không có những yêu cầu vô lý, bé không phải chịu
những trận đòn oan và gia đình cũng không ầm ĩ tiếng quát tháo như ong
vỡ tổ.
9. Thể hiện thái độ tôn trọng con
Chị Thu Linh (bà mẹ của 4 đứa con lần lượt 18, 16, 13 và 10 tuổi) cho
rằng cách sử dụng từ ngữ khi nói chuyện với con rất quan trọng. Nếu lúc
nào bố mẹ cũng giở giọng quát nạt từ những việc đơn giản, bé sẽ nhờn và
không còn nể sợ nữa. Bé sẽ dễ dàng làm những việc đáng bực mình hơn
rất nhiều. Từ thực tế nhà mình, chị Linh chia sẻ, nếu muốn các con vâng

lời, bố mẹ nên thể hiện thái độ tôn trọng con. Ở nhà chị, nếu bé nào mắc
lỗi, chị đều gọi riêng ra nói chuyện và nhắc nhở, không để các anh chị em
khác trong nhà biết mà chế giễu bé.

×