Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Sổ tay kiến thức sử địa 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.86 KB, 45 trang )

Thái Nguyễn Đức Minh Quân

Sổ tay kiến thức
Lịch sử - Địa lí 7

Tp. Hồ Chí Minh, 9/2022

Phần Lịch sử
Chương 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI


Bài 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ
PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
I. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
Thế kỉ IV – V, đế chế La Mã suy yếu. Lợi dụng cơ hội đó, các bộ tộc người Giécman xâm chiếm đất đai La Mã.
Thế kỉ V, đế chế La Mã sụp đổ, người Giéc-man thành lập các vương quốc của họ,
nổi bật là vương quốc Franc (Phơ-răng) làm chủ vùng Tây Âu lục địa một thời gian ngắn.
Cùng với sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man, xã hội Tây Âu có sự
thay đổi. Do chính sách ban cấp ruộng đất của các vua Giéc-man, tầng lớp quý tộc quân
sự và quý tộc tăng lữ hình thành. Quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ hợp thành lãnh chúa
phong kiến rất giàu có, quyền thế. Nơ lệ và nơng dân tự do bị mất ruộng đất, trở thành
nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa. Đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu cơ bản đã
hình thành.
II. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu
Lãnh địa phong kiến là những vùng đất đai rộng lớn bị các quý tộc biến thành khu
đất riêng của họ, được cha truyền con nối.
Lãnh địa phong kiến là đơn vị hành chính biệt lập, khép kín. Lãnh chúa có tồn
quyền trên lãnh địa, có quân đội riêng, luật lệ riêng. Kinh tế ở lãnh địa chủ yếu là nơng
nghiệp, mang tính tự cung tự cấp.
Trong lãnh địa, lãnh chúa sống xa hoa và bóc lột nông nô bằng địa tô. Nông nô
canh tác trên đất của lãnh chúa, phải nộp mức tô rất nặng, có khi tới ½ số sản phẩm thu


hoạch được sau mỗi vụ. Như vậy, quan hệ chính trong xã hội Tây Âu là quan hệ giữa lãnh
chúa và nông nô.
III. Thành thị Tây Âu trung đại
Từ cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển trong các lãnh địa. Một số nơng nơ dần tìm
cách thốt khỏi lãnh địa, đem hàng hố của mình đến nơi có đơng người qua lại để bn
bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó, họ lập thành các thị trấn, sau trở thành các thành thị
trung đại.
Cư dân sống ở thành thị trung đại là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các
phường hội, thương hội, hội chợ và đỉnh cao là Liên minh Hanseatic (Han-xê-tích) ở
vùng ven biển Baltic (Ban-tíc) để cùng nhau trao đổi, buôn bán.


Thành thị trung đại có vai trị to lớn trong Tây Âu trung đại. Thành thị trung đại đã
phá vỡ kinh tế lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển. Đồng thời, sự ra
đời của thành thị trung đại đã mang khơng khí tự do cho người dân, tạo điều kiện ra đời
các trường đại học. Cuối cùng, thành thị trung đại góp phần xố bỏ tình trạng phân
quyền, hình thành các quốc gia tập quyền sau này.
IV. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
Thiên Chúa giáo ra đời từ thể kỉ I ở vùng phía nam Palestine. Lúc đầu, Thiên Chúa
giáo là tôn giáo của người nghèo khổ, nên bị chính quyền La Mã đàn áp tàn bạo. Đến thế
kỉ IV, Thiên Chúa giáo được hồng đế cơng nhận, bắt đầu có chỗ đứng trong xã hội.
Đứng đầu Giáo hội Thiên Chúa giáo là Giáo hồng, có quyền lực rất lớn, có ảnh
hưởng đến các vương quốc phong kiến Tây Âu. Nhà thờ trở thành nơi sinh hoạt, nơi hành
lễ của các giáo dân (tức hầu hết người dân Tây Âu).

Bài 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
I. Hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là nơi xuất phát của các cuộc phát kiến địa lí.
Năm 1487, B. Dias (Đi-a-xơ) đi xuống cực nam châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố
(sau có tên là Hảo Vọng).

Năm 1492, C. Colombo (Cơ-lơm-bơ) tìm ra châu Mỹ.
Năm 1498, V. da Gamar (Ga-ma) tìm ra Ấn Độ
Năm 1519 – 1522, đồn thuyền của F. Magellan (Ma-gien-lăng) tìm ra Thái Bình
Dương, quần đảo Hương liệu (Maluku), về đến Tây Ban Nha, hồn thành chuyến đi vịng
quanh Trái Đất đầu tiên của nhân loại.
II. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
Các cuộc phát kiến địa lí để lại các hệ quả to lớn. Các cuộc phát kiến địa lí đã đem
đến cho con người những hiểu biết về vùng đất mới, con người mới và văn hoá mới,
khẳng định Trái Đất hình cầu, thị trường bn bán trên thế giới được mở rộng, đồng thời
thúc đẩy quá trình tiếp xúc các nền văn minh thông qua trao đổi kinh tế, văn hoá giữa các
châu lục. Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí dẫn đến các hoạt động cướp bóc thuộc địa,
bn bán nơ lệ da đen và huỷ diệt thổ dân, văn hoá châu Mỹ cổ của chủ nghĩa thực dân.


Bài 3: SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở
TÂY ÂU TRUNG ĐẠI
I. Những biến đổi trong xã hội Tây Âu
Sau các cuộc phát kiến địa lí, nhờ hoạt động cướp bóc thuộc địa, q tộc và
thương nhân Tây Âu ngày càng giàu có, có quyền cơng dân và chi phối tồn bộ xã hội.
Cịn lại thợ thủ công, người ăn xin, nông dân mất ruộng đất ngày càng nghèo đói, bần
cùng hố.
II. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Một bộ phận giai cấp tư sản (chủ đất, chủ xưởng…) bỏ vốn ra lập các đồn điền,
trang trại, công trường thủ công, công ti thương mại, dần trở thành tư sản công nghiệp.
Họ thuê mướn các nông dân mất đất, thợ thủ công… vào làm trong các đồn điền, trang
trại. Những người lao động sẽ bán sức lao động cho chủ, trở thành công nhân nông
nghiệp.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành trong lịng xã hội phong kiến
Tây Âu, đó là quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Giai cấp tư sản bóc lột sức
lao động của giai cấp vơ sản.


Bài 4: VĂN HOÁ PHỤC HƯNG
I. Những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ
XVI
Từ thế kỉ XIII, cùng với sự xuất hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở
nhiều nước Tây Âu, giai cấp tư sản ngày càng giàu có, nhưng chưa có địa vị xã hội tương
ứng. Do vậy, họ phát động phong trào Văn hoá Phục hưng.
Phong trào Văn hoá Phục hưng bắt đầu từ các thành trị tự trị thuộc miền bắc Italia
vào thế kỉ XIV, rồi lan sang nhiều nước Tây Âu khác như Anh, Pháp, Tây Ban Nha... Mục
đích của phong trào là khôi phục lại tinh hoa văn hoá cổ đại Hy Lạp – La Mã, đồng thời
xây dựng nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
II. Những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng.
Phong trào Văn hoá Phục hưng diễn ra từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVII, với một loạt
các thành tựu trên nhiều lĩnh vực khác nhau.


Trên lĩnh vực văn học, có các tác phẩm Thần khúc của nhà thơ A. Dante (Đan-tê,
người Italia), Don Quijote (Đôn Ki-hô-tê, Đông ki-sốt) của nhà văn M. Cervantes (Xécvan-tét, người Tây Ban Nha), các vở kịch của nhà viết kịch W. Shakespeare (Sếch-xpia,
người Anh). Các tác phẩm trên lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo, lên án sự
tàn bạo của quý tộc phong kiến, đề cao tự do, tình yêu, quê hương đất nước…
Trên lĩnh vực nghệ thuật, có tác phẩm Bữa ăn tối cuối cùng, La Joconde (La Giôcông) của danh hoạ L. de Vinci (Vanh-xi, người Italia); tượng David (Đa-vít), bức tranh
Sáng tạo thế giới của danh hoạ B. Michelangelo (Mi-ken-lăng-giơ, người Italia)… Các
tác phẩm đề cao tự do, gia trị con người (lấy con người làm trung tâm để sáng tác).
Thời Phục hưng đã xuất hiện nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật như Thuyết
Nhật tâm của N. Copernicus (Cơ-péc-ních, người Ba Lan), G. Bruno (Bơ-ru-nô, người
Italia), G. Galilei (người Italia)…
III. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là đả phá sự thống trị về tinh thần của
Giáo hội Thiên Chúa và chế độ phong kiến, đề cao giá trị con người và tự do cá nhân, đề
cao khoa học kĩ thuật, thay đổi nhận thức của con người, mở đường cho sự phát triển của

văn hoá Tây Âu trong thời gian tiếp theo.
Phong trào Văn hố Phục hưng có tác động to lớn với xã hội Tây Âu. Đó là một
“cuộc cách mạng tiến bộ” (Ăng-ghen), khai sinh ra những “con người khổng lồ” với tư
tưởng, những hiểu biết sâu rộng của họ đã khai sáng Tây Âu thời trung cổ, thay đổi lịch
sử văn minh nhân loại.

Bài 5: PHONG TRÀO CẢI CÁCH TƠN GIÁO
I. Ngun nhân của phong trào Cải cách tơn giáo
Từ sau thế kỉ IX, Giáo hội Thiên Chúa trở thành chỗ dựa của chế độ phong kiến,
thống trị nhân dân về đời sống tinh thần, đàn áp các tư tưởng tiến bộ. Vì thế, giai cấp tư
sản đang lên muốn “cải cách” Giáo hội Thiên Chúa.
Đầu thế kỉ XVI, lấy cớ Giáo hội Thiên Chúa “bán thẻ miễn tội”, giai cấp tư sản
phát động phong trào Cải cách tôn giáo.
II. Nội dung và tác động của Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu
Các nhà Cải cách tôn giáo là M. Luther (Lu-thơ) và J. Calvin (Can-vanh).


Các nhà Cải cách tôn giáo phê phán các hành vi sai trái của Giáo hội Thiên Chúa,
các nghi lễ phức tạp. Họ chủ trương xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm
thời gian.
Cải cách tôn giáo đã khiến Giáo hội Thiên Chúa phân thành các giáo phái là Cựu
giáo (Công giáo) và Tân giáo (Tin lành, Anh giáo). Phái Cựu giáo công khai đàn áp phái
Tân giáo, dẫn đến cuộc chiến tranh nông dân Đức (1524 – 1525). Mặc dù vậy, Cải cách
tôn giáo đã làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu phát triển mạnh. Hầu hết các
thành thị trung đại theo Tân giáo có nền kinh tế phát triển hơn so với các thành thị theo
Công giáo.

Chương 2: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ
XIX
Bài 6: KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ

VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
I. Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trải qua một loạt các triều đại và
thời kì như nhà Đường, thời Ngũ đại thập quốc, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nhà
Thanh.
Trong đó, thời nhà Đường và nhà Minh là thời kì Trung Quốc phát triển cường
thịnh nhất. Hai triều đại không phải do người Hán thành lập là triều Nguyên và triều
Thanh. Cuối triều Thanh, Trung Quốc suy yếu, đứng trước nguy cơ xâm lược của thực
dân phương Tây.
II. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
Vào thời Đường, chính quyền được củng cố hoàn chỉnh từ trung ương đến địa
phương. Các vua Đường cử người thân tín đi cai quản ở các địa phương, mở khoa thi để
chọn nhân tài.
Về kinh tế, nhà Đường ban hành chế độ quân điền, giảm thuế và thúc đẩy thủ công
nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh. Thời Đường, kinh đô Trường An là trung tâm
kinh tế và văn hoá lớn nhất Trung Quốc.
Về đối ngoại, nhà Đường chủ trương mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
III. Sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh


Cuối thế kỉ XIV, Trung Quốc lần lượt trải qua hai triều Minh (1368 – 1644) và
triều Thanh (1644 – 1911).
Các vua thời Minh – Thanh thường giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, chú
trọng thuỷ lợi, cải tiến cây trồng, lập các đồn điền… để nông nghiệp phát triển. Các nghề
thủ công thời Minh – Thanh như gớm sứ, dệt lụa, đóng thuyền… được chun mơn hố,
hình thành các trung tâm nổi tiếng như gốm sứ trấn Cảnh Đức, dệt Tô Châu. Hoạt động
buôn bán ở Trung Quốc phát triển mạnh nhất, đã có mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Cuối thời Minh – Thanh, nhà nước hạn chế ngoại thương.

Bài 7: CÁC THÀNH TỰU VĂN HOÁ CHỦ YẾU CỦA TRUNG QUỐC TỪ

THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
I. Nho giáo
Từ thế kỉ II TCN, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính của nhà nước phong kiến
Trung Quốc. Nho giáo chủ trương bảo vệ trật tự xã hội phong kiến. Từ thời Đường, nhà
nước mở khoa thi chọn nhân tài, nội dung học tập thi cử là các sách Nho giáo.
II. Văn học, sử học
Văn học Trung Quốc có nhiều thành tựu. Thời Đường là đỉnh cao của thơ ca Trung
Quốc, với hàng loạt tác phẩm và các tác giả nổi bật, nổi bật là Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch
Cư Dị. Thời Minh – Thanh là đỉnh cao của tiểu thuyết, với “tứ đại danh tác” là Thuỷ Hử
(Thi Nại Am), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), Tây du kí (Ngơ Thừa Ân) và Tam quốc
diễn nghĩa (La Quán Trung).
III. Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ
Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc thời phong kiến đã đạt trình độ cao và để lại
nhiều thành tựu. Về kiến trúc có các cơng trình như Tử Cấm thành, Thập tam lăng, chùa
Thiên Ninh… Điêu khắc Trung Quốc thời phong kiến để lại nhiều thành tựu, nổi bật là
tượng Phật ở núi Lạc Sơn.
Hội hoạ Trung Quốc thời phong kiến nổi bật nhất là vẽ tranh thuỷ mặc, viết thư
pháp và vẽ tranh.

Chương 3: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Bài 8: VƯƠNG TRIỀU GUPTA


I. Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Ấn Độ là một tiểu lục địa ở Tây Á, có ba mặt giáp biển tạo thuận lợi cho
buôn bán. Đồng bằng sông Ấn và sông Hằng tạo điều kiện cho nông nghiệp, chăn ni
phát triển.
II. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Gupta
Thế kỉ IV, sau một thời gian loạn lạc, Ấn Độ được thống nhất dưới thời vương
triều Gupta. Đầu thế kỉ VI, vương triều Gupta bị người Hung Nô tiêu diệt.

Phần lớn người dân Ấn Độ làm nghề nông. Các nghề thủ công phát triển như
luyện kim, dệt vải, làm đồ trang sức. Thương mại rất phát triển ở các thành thị.
Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ tiếp tục được duy trì, thể hiện rõ vị trí xã hội và nghề
nghiệp của mỗi người.
III. Một số thành tựu văn hố tiêu biểu
Tơn giáo chính là Hindu giáo. Ngồi ra, Phật giáo cũng có vị trí quan trọng, với sự
ra đời của trường Đại học Phật giáo Nalanda.
Văn thơ chữ Phạn đạt nhiều thành tựu, nổi bật là tác phẩm Shakuntala (Sơ-kun-tơla) của nhà thơ Kalidasa.
Về khoa học kỹ thuật, người Ấn Độ tìm ra hiện tượng nguyệt thực, khẳng định
Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục. Họ cũng đã biết phẫu thuật, khử trùng vết
thương và tìm ra vaccin (vắc-xin).
Về kiến trúc và điêu khắc, người Ấn Độ xây dựng các đền chùa, nổi bật là chùa
hang Ajanta (A-gian-ta), đến tháp Ellora (En-lô-ra), bảo tháp Sanchi… đồng thời khai
sinh ra Trường phái nghệ thuật Gupta.

Bài 9: VƯƠNG TRIỀU HỒI GIÁO ĐÊ-LI
I. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập vương triều Hồi giáo Đêli ở miền Bắc Ấn Độ. Vương triều phát triển thịnh vượng vào thế kỷ XIV. Đến thế kỷ
XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li bị người Mông Cổ gốc Trung Á tiêu diệt.


Nhà nước chú trọng làm thuỷ lợi, phát triển nông nghiệp. Thủ công nghiệp và
thương nghiệp rất phát triển. Các thương nhân Ấn Độ trao đổi buôn bán với vùng Trung
Á và Tây Á.
Thời vương triều Hồi giáo Đê-li, bất bình đẳng trong xã hội Ấn Độ đã diễn ra.
Người Ấn Độ theo Hồi giáo nằm thực quyền, người Ấn Độ theo Hindu giáo phải nộp
“thuế ngoại đạo” và bị phân biệt đối xử. Điều này khiến mâu thuẫn giữa nhân dân với
Vương triều ngày càng gay gắt.
II. Thành tựu tiêu biểu về văn hoá
Hồi giáo được truyền bá vào Ấn Độ. Cư dân Ấn Độ dùng chữ Ba Tư, sáng tác

nhiều tác phẩm văn học, trong đó có “Những bài ca của Kabir” của nhà thơ Kabir (Cabia)
Nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng, với kiểu kiến trúc vòm là chủ
yếu, tiêu biểu là nhà thờ Hồi giáo Kutub Mina (Cu-túp Mi-na).

Bài 10: ĐẾ QUỐC MÔ-GÔN
I. Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đế quốc Mô-gôn
Đầu thế kỷ XVI, người Mông Cổ ở Trung Á thành lập đế quốc Mô-gôn.
Nửa cuối thế kỷ XVI, vua Akbar (A-cơ-ba) tiến hành loạt cải cách quan trọng:
+ Chính trị: vua bổ nhiệm tất cả các quan chức, xây dựng luật pháp nghiêm minh.
+ Kinh tế: đo đạc lại ruộng đất, thống nhất đo lường và tiền tệ.
+ Văn hoá: bãi bỏ “thuế ngoại đạo”, khuyến khích hơn nhân Ấn – Hồi và thực hiện
chính sách hồ hợp tơn giáo.
II. Thành tựu văn hố tiêu biểu
Văn học có nhiều thành tựu, tiêu biểu là trường ca Ramacharita Manasa của nhà
thơ Tulsi Das (Tun-xi Đa-xơ).
Lĩnh vực kiến trúc và hội hoạ có nhiều thành tựu. Các cơng trình kiến trúc có thể
kể đến là Thành Đỏ ở Agra, khu lăng mộ Taj Mahal (Ta-giơ Ma-han). Hội hoạ thời Mơgơn phản ảnh cuộc sống cung đình và các sự kiện lịch sử, hình thành Trường phái nghệ
thuật Mô-gôn.


Chương 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa
đầu thế kỉ XVI
Bài 11: KHÁI QUÁT VỀ ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA
ĐẦU THẾ KỈ XVI
I. Quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á
Từ thế kỉ X, xuất hiện nhà nước độc lập của người Việt (Đại Cồ Việt, Đại Việt),
các vương quốc Pagan và Sri Vijaya đã phát triển thịnh vượng.
Thế kỉ XIII, Đại Việt đánh thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, một loạt các
quốc gia khác ra đời như Sukhothai, Ayutthaya (A-út-thay), Mojopahit (Mơ-giơ-pa-hít).
Trong đó, Malacca (Ma-lắc-ca) là vương quốc phát triển thịnh vượng nhất Đông Nam Á.

Về kinh tế, một số nước phát triển về nông nghiệp như Ayutthaya, Campuchia, Đại
Việt. Số khác phát triển về thương mại như Mojopahit, Malacca.
II. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu
Phật giáo phát triển ở các nước Đại Việt, Pagan, Sukhothai, Ayutthaya và
Campuchia, trong khi Hồi giáo (Islam giáo) phát triển mạnh ở các vương quốc hải đảo.
Chữ viết xuất hiện, tạo cơ sở hình thành các tác phẩm văn học như Bình Ngô đại
cáo (Đại Việt), Đám cưới Arjuna-vivaha của nhà thơ Kanva (Gia-va)…
Về kiến trúc, đó là các cơng trình kiến trúc và điêu khắc ở Đại Việt, Campuchia,
Pagan.

Bài 12: VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA
I. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia
Đầu thế kỉ IX, triều đại Angkor (Ăng-co) được thành lập.
Thế kỉ XV, triều đại Angkor sụp đổ. Campuchia suy yếu, kéo dài đến thế kỉ XIX.
II. Vương quốc Campuchia thời Angkor
Từ sau thế kỉ X, các vua thời Angkor tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ ra
bên ngoài. Đến thời vua Jayavarman VII (1181 – 1218), lãnh thổ Campuchia mở rộng ra
tồn lưu vực sơng Mê-nam và vùng trung lưu sông Mekong.


Người dân Campuchia đảo các hồ thuỷ lợi để trồng lúa, dân cư tập trung đơng đúc,
hình thành “Vành cung thịnh vượng Biển Hồ”. Cư dân giỏi làm nghề thủ cơng, làm đồ
gốm, bn bán chưa phát triển.
III. Văn hố của Vương quốc Campuchia
Cư dân sử dụng chữ Khmer, viết trên lá cọ.
Văn học Campuchia có văn học dân gian, truyện thơ, sử thi như sử thi Riêm-kê,
các bài kinh Jataka…
Người dân Campuchia theo Phật giáo (từ thế kỉ XIII).
Kiến trúc và điêu khắc Campuchia có nhiều thành tựu, tiêu biểu là quần thể kiến
trúc Angkor Wat và Angkor Thom.


Bài 13: VƯƠNG QUỐC LÀO
I. Quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào
Trên địa bàn Lào ngày nay, từ xưa đã xuất hiện người Lào Thơng, sau đó là người
Lào Lùm.
Năm 1353, Pha Ngừm thành lập vương quốc Lan Xang.
Trong các thế kỉ XV – XVII, Lan Xang bước vào thời kì thịnh vượng.
II. Vương quốc Lào thời Lan Xang
Đất nước chia thành các mường, có quan cai trị. Kinh đô lần lượt là Mường Xoa,
rồi Viêng-chăn.
Cư dân Lan Xang làm nông nghiệp, phát triển các nghề thủ cơng truyền thống và
có trao đổi bn bán với bên ngoài.
Vương quốc Lan Xang giữ hoà hiếu với các nước láng giềng (Đại Việt,
Campuchia), đồng thời cương quyết chiến đấu chống lại quân xâm lược Myanmar (Miến
Điện) để bảo vệ nền độc lập của mình.
III. Một số thành tựu tiêu biểu về văn hố
Phật giáo là tơn giáo chủ đạo.
Chữ Lào (xuất hiện từ thế kỉ XIV).


Văn học Lào có nhiều thành tựu, như trường ca Xỉn-xay, Lời huấn thị của Pha
Ngừm, Quả bầu nậm…
Kiến trúc chùa ở Lào chiếm vị trí chủ đạo, nổi bật là chùa Xiềng Thơng, Thạt
Luổng… Chùa có ở khắp nơi, là trung tâm văn hoá của người dân Lào.
Ca múa nhạc ở Lào rất phát triển, tiêu biểu là điệu hát Lăm, điệu múa Lăm-vông.

Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ
XVI
Bài 14: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI NGÔ –
ĐINH – TIỀN LÊ (938 – 1009)

I. Ngô Quyền dựng nền độc lập
Năm 939, Ngơ Quyền xưng vương, lập chính quyền mới, đóng đơ ở Cổ Loa (Hà
Nội). Vua đứng đầu triều đình, giúp việc là các quan lại. Ở địa phương, vua chia nước
thành các châu, cử tướng lĩnh đến cai trị.
Sự kiện họ Ngơ dựng nền độc lập có ý nghĩa to lớn. Nó cho thấy đất nước đã yên
bình, nền độc lập dân tộc được củng cố, tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển ở các thời
kì sau.
II. Cơng cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
Sau khi Ngô Quyền mất, chính quyền Cổ Loa suy yếu, xuất hiện “Loạn 12 sứ
quân”.
Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư (Ninh Bình) có tài cầm qn. Ơng dùng biện pháp chính
trị mềm dẻo kết hợp sức mạnh quân sự để lần lượt đánh bại các sứ quân, thống nhất đất
nước.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi Hồng đế (Đinh Tiên Hồng), đóng đô ở Hoa
Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu mới. Mục đích của vua Đinh là khẳng định
vị thế độc lập của nước Đại Cồ Việt.
III. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)
Cuối thời Đinh, nội bộ chính quyền Hoa Lư khủng hoảng. Nhân cơ hội này, nhà
Tống đem quân xâm lược nước Đại Cồ Việt.


Trước nguy cơ xâm lược, Thập đạo tướng quân Lê Hồn lên ngơi vua, lãnh đạo
cuộc kháng chiến.
Đầu năm 981, quân Tống xâm lược Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo của Lê Hồn, qn
dân Đại Cồ Việt phục kích, chặn đánh quân Tống ở nhiều nơi. Kết quả, quân Tống thất
bại thảm hại và phải rút quân, nền độc lập của nước Đại Cồ Việt được giữ vững.
IV. Tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê
Thời Đinh, Hồng đế đứng đầu triều đình, giúp việc là các quan văn, quan võ và
tăng quan. Vua cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Nhà vua chia
đất nước thành các đạo (châu), giáp và xã.

Thời Tiền Lê, vua đứng đầu triều đình, giúp việc gồm quan văn, quan võ, Thái sư,
Đại sư. Vua Tiền Lê cử các con trai đi trấn giữ những nơi quan trọng. Ở địa phương, vua
chia đất nước thành lộ, phủ, châu, giáp, xã.
Quân đội gồm hai bộ phận là Cấm quân (bảo vệ triều đình) và Quân địa phương.
Vua thực hiện chính sách “ngụ binh ư nơng”.
V. Đời sống xã hội, văn hố thời Ngơ – Đinh – Tiền Lê
Xã hội thời Ngô – Đinh – Tiền Lê gồm hai tầng lớp thống trị và bị trị. Tầng lớp
thống trị gồm vua, quan lại, một bộ phận các nhà sư. Tầng lớp bị trị gồm nông dân, thợ
thủ công, thương nhân, nơ tì. Trong tầng lớp bị trị, nơng dân là lực lượng sản xuất chính,
nơ tì thì hầu hạ vua quan.
Phật giáo được truyền bá rộng rãi. Các chùa được xây dựng nhiều nơi, các nhà sư
là người có học và được coi trọng.
Nhiều loại hình văn hố dân gian phát triển, tiêu biểu như hát chèo, đấu vật, đánh
đu…

Bài 15: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI LÝ
(1009 – 1225)
I. Sự thành lập nhà Lý
Năm 1009, vua Tiền Lê băng hà. Triều đình suy tơn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên thành Thăng
Long.


II. Tình hình chính trị
Năm 1054, vua Lý đổi tên nước là Đại Việt.
Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc là quan văn và quan võ. Vua cử người thân nắm
giữ các chức vụ quan trọng. Cả nước được chia thành lộ, phủ (châu), huyện, hương, xã.
Năm 1042, vua Lý ban hành bộ luật Hình thư. Các vua Lý đặt ra hội thề Đồng Cổ,
cho đặt chuông trước cung điện để tiện xét xử.
Quân đội gồm hai bộ phận là Cấm quân (bảo vệ triều đình) và Quân địa phương.

Vua thực hiện chính sách “ngụ binh ư nơng”.
Nhà Lý thi hành chính sách đồn kết với các dân tộc miền núi, giữ quan hệ với các
nước láng giềng.
III. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)
a. Giai đoạn một (1075):
Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn chồng chất. Để giải quyết các khó
khăn đó, vua Tống xâm lược Đại Việt.
Trước âm mưu của vua Tống, nhà Lý chuẩn bị lực lượng, cử Thái uý Lý Thường
Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông đề xuất chủ trương đánh giặc sáng tạo:
“Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.
Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy đại quân Lý đánh vào đất Tống. Kết quả,
quân Lý đại thắng, chủ động rút quân về nước.
b. Giai đoạn hai (1076 – 1077)
Sau khi rút quân về nước, ông bố trí lực lượng và xây dựng phịng tuyến Như
Nguyệt.
Tháng 1/1077, 10 vạn quân Tống tiến vào Đại Việt. Sau các trận quyết chiến kịch
liệt, quân Tống bị chặn lại ở phòng tuyến Như Nguyệt. Cuối tháng 3/1077, quân Lý đại
thắng giặc Tống. Kết quả, quân Tống thất bại, phải giảng hồ để rút qn về nước.
IV. Tình hình kinh tế, xã hội
Nông nghiệp được nhà Lý chú trọng. Các vua Lý tiến hành lễ cày tịch điền, chia
ruộng đất để nông dân cày cấy, đặt ra luật lệ để bảo vệ sức kéo trâu bị, thực hiện chính
sách “ngụ binh ư nông”, tỗ chức làm thuỷ lợi và khai hoang. Kết quả, sản xuất nông
nghiệp phát triển, nhiều năm trúng mùa.


Thủ công nghiệp gồm hai bộ phận là thủ công nghiệp nhà nước (đúc tiền, chế tạo
vũ khí…), thủ cơng nghiệp nhân dân (dệt lụa, làm đồ gốm, đúc đồng…). Nhiều làng nghề
ra đời, như làng dệt Nghi Tàm, làng gốm Bát Tràng…
Thương nghiệp thời Lý phát triển mạnh. Nhà nước đúc tiền, khuyến khích người
dân bn bán. Thăng Long, cảng thị Vân Đồn trở thành trung tâm buôn bán lớn nhất thời

Lý.
Thời Lý, tầng lớp thống trị là vua, quan. Tầng lớp bị trị là nông dân, thợ thủ cơng,
thương nhân, nơ tì. Trong tầng lớp bị trị, nơng dân là lực lượng sản xuất chính, thợ thủ
cơng và thương nhân khá đơng, nơ tì làm việc trong gia đình quan lại.
V. Những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục
Vua Lý xây dựng Văn Miếu (1070), trường Quốc tử giám (1076) ở Thăng Long,
mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.
Văn học chữ Hán phát triển, tiêu biểu là Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam quốc
sơn hà (khuyết danh)…
Phật giáo thịnh hành, triều đình bắt đầu đúc tượng và xây nhiều ngơi chùa. Đạo
giáo hồ lẫn vào tín ngưỡng dân gian. Nho giáo bước đầu phát triển.
Các vua Lý xây dựng các cơng trình kiến trúc như tháp Báo Thiên, chuông Quy
Điền, chùa Một Cột. Điêu khắc chủ yếu ở các tượng Phật, hình hoa sen trên đồ gốm, hình
rồng thời Lý.

Bài 16: CƠNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226 – 1400)
I. Nhà Trần thành lập
Đầu thế kỷ XIII, nhà Lý suy yếu.
Năm 1226, vua Lý nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần thành lập.
II. Tình hình chính trị
Nhà vua đứng đầu triều đình. Nhà Trần đặt ra chế độ Thái thượng hoàng.
Các chức quan đều do người trong hoàng tộc nắm giữ. Các quan đều có bổng lộc,
có thưởng và phạt cụ thể.
Ở địa phương, nhà Trần chia thành lộ, phủ, xã.


Về pháp luật, vua Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật. Các cơ quan thi hành
pháp luật được xây dựng và kiện toàn.
Quân đội nhà Trần gồm quân triều đình, quân ở các lộ và phủ, quân biên ải, dân
binh ở làng xã. Vua cử tướng giỏi ra trấn giữ biên ải. Nhà Trần tiếp tục thi hành chính

sách “ngụ binh ư nơng”, chủ trương “qn lính cốt tinh nhuệ, khơng cốt đơng”.
III. Tình hình kinh tế
Về nơng nghiệp, vua Trần ban hành các chính sách tích cực: đặt các chức quan
chăm lo nông nghiệp và thuỷ lợi, đắp đê phịng lụt, khai hoang, đào sơng ngịi. Ngồi
trồng lúa, nông dân thời Trần trồng thêm cây lương thực và hoa quả (khoai, đậu, cây ăn
quả…)
Các làng nghề thủ công phát triển mạnh vào thời Trần. Thăng Long với 61 phường
nghề đã trờ thành trung tâm sản xuất lớn.
Các vua Trần đúc tiền, mở rộng các cảng như Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều…
để nhân dân buôn bán với thương nhân nước ngồi. Mặt hàng chủ yếu để bn bán là
gốm sứ.
IV. Tình hình xã hội
Tầng lớp quý tộc và quan lại lập ra các điền trang rộng lớn, tầng lớp địa chủ bước
đầu phát triển. Tầng lớp bị trị là nông dân (chiếm đa số), thợ thủ công, thương nhân và nơ
tì. Nhìn chung, các tầng lớp xã hội sống rất hồ thuận.
V. Tình hình văn hố
Tín ngưỡng cổ truyền (thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc…) phổ biến. Phật
giáo, Đạo giáo và Nho giáo được coi trọng, nổi bật là sự xuất hiện của Thiền phái Phật
giáo là Trúc Lâm Yên Tử do thượng hoàng Trần Nhân Tông thành lập.
Quốc tử giám được mở rộng, cho con em quan lại và cả con em thường dân vào
học tập. Vua cho mở các trường ở các địa phương. Nhà Trần định lệ thi Thái học sinh,
chọn ra Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). Các sĩ tử đỗ đạt sau kì thi được
triều đình trọng dụng.
Văn học thời Trần có các tác phẩm Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Phú sông
Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải).
Sử học thời Trần có Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Việt sử lược (khuyết danh), Việt
sử cương mục (Hồ Tông Thốc).


Y học thời Trần là ông tổ thuốc nam Tuệ Tĩnh.

Thiên văn học có Trần Ngun Đán, Đặng Lộ.
Các cơng trình kiến trúc vào thời Trần được xây dựng rất nhiều, tiêu biểu là tháp
Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc. Điêu khắc chủ yếu là tượng thú, chạm khắc gỗ.
Hát chèo và múa rối phát triển.

Bài 17: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG –
NGUYÊN
I. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258)
Đầu thế kỷ XIII, đế quốc Mông Cổ được thành lập và nhanh chóng mở rộng lãnh
thổ ra bên ngồi.
Năm 1257, vua Mơng Cổ quyết định xâm lược Đại Việt, nhằm chiếm toàn bộ Đại
Việt, tạo bàn đạp đánh vào Trung Quốc, tạo đà tiến xuống các nước Đông Nam Á. Để
thực hiện âm mưu này, vua Mổng Cổ cứ sứ giả sang dụ hàng vua Trần, nhưng thất bại.
Vua Trần Thái Tông lệnh cho cả nước sắm vũ khí và tập luyện quân đội, sẵn sàng
đánh giặc.
Tháng 1/1258, quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt. Quân Trần vừa đánh, vừa rút lui
để bảo toàn lực lượng. Ở kinh đô Thăng Long, nhân dân thực hiện “vườn không nhà
trống”, khiến quân giặc gặp nhiều khó khăn. Lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức đánh
tan giặc ở Đông Bộ Đầu, quân giặc thua chạy về nước. Kết quả, cuộc kháng chiến kết
thúc thắng lợi.
II. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (1285)
Năm 1279, nhà Nguyên được thành lập. Vua Nguyên chuẩn bị lực lượng để xâm
lược Đại Việt lần thứ hai.
Trước tình hình đó, vua Trần chuẩn bị lực lượng, triệu tập các hội nghị Bình Than
(1282) và Diên Hồng (1285) để bàn kế sách đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được cử làm
Quốc công tiết chế, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Để cổ vũ quân dân Trần, ông viết Hịch
tướng sĩ.
Đầu năm 1285, từ hai hướng bắc và nam, quân Nguyên tiến vào Đại Việt. Quân
Trần vừa chặn đánh giặc, vừa rút lui. Triều đình tiếp tục thực hiện “vườn không nhà



trống”, rút về Thiên Trường (Nam Định). Giữa năm 1285, quân Trần phản công, đánh bại
quân Nguyên ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
III. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (1287 - 1288)
Sau các lần thất bại ở Đại Việt, vua Nguyên lại cử quân sang xâm lược Đại Việt
lần thứ ba. Trước âm mưu của kẻ thù, nhà Trần lại chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
Cuối năm 1287, hai đạo quân thuỷ - bộ của nhà Nguyên tiến vào Đại Việt. Tháng
1/1288, Trần Khánh Dư diệt đoàn thuyền lương của quân Nguyên ở Vân Đồn. Số quân
Nguyên cịn lại tiến vào Thăng Long, găp khó khăn nên buộc phải rút quân về nước. Lợi
dụng thời cơ, Trần Hưng Đạo tổ chức mai phục ở sông Bạch Đằng. Kết quả, quân
Nguyên thất bại thảm hại, cuộc kháng chiến của nhà Trần kết thúc thắng lợi.
IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân
xâm lược Mông – Nguyên
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là do
lịng u nước, sự đồn kết của tồn dân, kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo của các
vua Trần, tài năng thao lược của các vua và tướng lĩnh nhà Trần.
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên đã đập
tan tham vọng và ý chí xâm lược của qn Mơng – Nguyên, bảo vệ nền độc lập của nước
Đại Việt, chặn đứng âm mưu xâm lược của quân giặc xuống Nhật Bản và các nước Đông
Nam á. Thắng lợi này khẳng định ý chí quật cường, khí phách của dân tộc Việt Nam
không khuất khuất phục trước quân xâm lược, để lại bài học kinh nghiệm về đoàn kết
toàn dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Bài 18: NHÀ HỒ VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MINH (1400 – 1407)
I. Nhà Hồ thành lập
Cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy sụp. Nạn mất mùa và đói kém, khởi nghĩa diễn ra
khắp nơi.
Trước tình hình đó, năm 1400, Hồ Q Ly phê truất vua Trần, lập ra nhà Hồ.
II. Cải cách của Hồ Quý Ly



Về chính trị, vua Hồ dời dơ về thành An Tơn (Thanh Hố), củng cố chính quyền.
Vua chia nước thành các lộ, phủ, châu, huyện, đặt chức quan cai trị. Ông tổ chức các kì
thi để chọn người tài.
Về kinh tế, vua Hồ ban hành tiền giấy, chính sách thuế mới, chính sách hạn nơ và
hạn điền.
Về qn sự và quốc phịng, ơng củng cố qn đội, chế tạo vũ khí và xây dựng
nhiều thành qch, tuyến phịng thủ để chống giặc ngoại xâm.
Về văn hoá và giáo dục, vua Hồ đề cao Nho giáo và dùng chữ Nôm trong văn hoá
và giáo dục, chần chỉnh lại Phật giáo.
Cải cách của Hồ Quý Ly có tác động to lớn. Điểm tích cực là ơng hạn chế thế lực
của q tộc họ Trần, sử dụng các Nho sĩ có tài để xây dựng đất nước, hạn chế nạn chiếm
hữu ruộng đất của quý tộc. Cải cách văn hoá và giáo dục rất tiến bộ, mang tính dân tộc rõ
nét. Điểm hạn chế nằm ở chính sách hạn nơ, chính sách hạn điền.
III. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1406 – 1407)
Đầu thế kỷ XV, nhận thấy tình hình Đại Việt bị khủng hoảng, vua Minh đã lấy cớ
“phù Trần, diệt Hồ” để đưa quân xâm lược nước ta.
Cuối năm 1406, quân Minh tiến vào nước ta. Sau nhiều trận chiến ác liệt giữa hai
bên, quân Hồ bị thất bại và phải lui dần. Tháng 6/1407, vua Hồ bị giặc bắt, cuộc kháng
chiến chống quân Minh thất bại.
Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ chủ yếu là các chính sách không được nhân dân
ủng hộ, đường lối kháng chiến sai lầm.

Bài 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN
I. Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đặt ách cai trị tàn bạo lên nhân dân Việt.
Hào trưởng Lê Lợi (Lam Sơn) tích cực chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa. Khi hào
kiệt tập trung về Lam Sơn, ông triệu tập Hội thề Lũng Nhai (1416).
Đầu năm 1418, ông phất cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương.

Những năm đầu khởi nghĩa (1418 – 1423), nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, phải
rút lên núi Chí Linh đến 3 lần. Đến năm 1423, Lê Lợi tạm hoà với quân Minh.


Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, Lê Lợi đưa quân về Nghệ An. Chỉ trong thời
gian ngắn (1424 – 1425), nghĩa quân giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến
đèo Hải Vân.
Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến ra bắc. Khi viện binh Minh tiến vào Cao Bộ (Hà
Nội), tháng 11/1426, nghĩa quân phục kích đánh tan giặc ở Tốt Động – Chúc Động. Kết
quả, nghĩa quân thừa thắng ra vây hãm Đơng Quan, giải phóng nhiều châu huyện.
Cuối năm 1427, viện binh giặc lại kéo vào nước ta. Nghĩa quân tổ chức phục kích,
đánh tan quân Minh ở Chi Lăng, Xương Giang.
Tháng 12/1427, Lê Lợi tổ chức Hội thề Đông Quan. Quân Minh rút về nước.
II. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là do nhân dân đoàn kết một lòng và ủng hộ
khởi nghĩa, đường lối chiến lược sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn.
Khởi nghĩa Lam Sơn đã lật đổ ách thống trị của nhà Minh, mở ra thời kì phát triển
mới của quốc gia Đại Việt – thời Lê sơ.

Bài 20: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)
I. Nhà Lê sơ thành lập
Sau khi đánh thắng qn Minh, Lê Lợi lên ngơi Hồng đế, đóng đơ ở Đơng Kinh
(Hà Nội), khơi phục quốc hiệu Đại Việt.
Chính quyền nhà Lê sơ được củng cố và hoàn thiện dần. Vua nắm toàn quyền,
kiêm chức Tổng chỉ huy quân đội. Vua Lê chia đất nước thành 13 đạo thừa tuyên và 1
phủ Trung Đô - phủ - huyện (châu) - xã. Đứng đầu các đạo thừa tuyên là Tam ty.
II. Tình hình kinh tế - xã hội
Vua Lê thi hành các chính sách phát triển kinh tế:
Trong nơng nghiệp, vua Lê ban hành chính sách qn điền, đặt các chức quan
chăm lo nông nghiệp (Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ), đào kênh mương, cấm

giết trâu bị để bảo vệ sức kéo nơng nghiệp. Nhờ vậy, nông nghiệp thời Lê sơ được phục
hồi và phát triển.


Các làng nghề thủ công như làng rèn sắt Vân Chàng, làng gốm Chu Đậu, làng đúc
đồng Đại Bái… phát triển theo hướng chun mơn hố. Thăng Long 36 phố phường trở
thành trung tâm kinh tế sầm uất.
Thời Lê sơ, giao thương với nước ngoài qua các cảng, cửa khẩu rất phát triển. Các
mặt hàng được ưa chuộng là vải, gốm, sứ, sành, lâm sản quý…
Xã hội thời Lê sơ phân hoá rõ nét. Tầng lớp thống trị là vua, quan lại và địa chủ.
Tầng lợp bị trị gồm nông dân (cày ruộng, làm lao dịch, nộp tô thuế cho nhà nước),
thương nhân và thợ thủ công không được coi trọng, nơ tì đang giảm dần.
III. Tình hình văn hố, giáo dục
Nho giáo chiếm độc tôn. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.
Vua Lê mở lại Quốc tử giám ở kinh đơ. Ở các địa phương đều có trường học. Nội
dung học tập và thi cử là các sách của đạo Nho. Các khoa thi được mở thường xuyên để
tuyển chọn quan lại, những người đỗ đạt được khắc tên vào văn bia ở Văn Miếu.
Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thể với Quỳnh uyển cửu ca (Lê Thánh Tơng),
Bình Ngơ đại cáo (Nguyễn Trãi)… Văn học chữ Nơm có tác phẩm Hồng Đức quốc âm
thi tập (Lê Thánh Tơng), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi).
Sử học có Đại Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sĩ Liên, địa lý có Dư địa chí của
Nguyễn Trãi và Hồng Đức bản đồ, tốn học có Đại thành tốn pháp của Lương Thế Vinh
và Lập thành toán pháp của Vũ Hữu…
Ca múa nhạc thời Lê sơ gồm có nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng…
Các cơng trình kiến trúc thời Lê sơ gồm các lăng tẩm, cung điện (điện Kính
Thiên). Điêu khắc đá thời Lê Sơ rất tỉ mỉ, trau chuốt.
IV. Một số danh nhân văn hoá tiêu biểu
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hố thế
giới. Ơng để lại nhiều tác phẩm (Dư địa chí, Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực
lục…), nổi bật với tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.

Lê Thánh Tông (ở ngôi từ 1460 – 1497) là nhà cai trị nước tài ba, nhà thơ tài hoa.
Ơng là chủ sối của hội thơ Tao đàn.
Lương Thế Vinh (1441 - ? ) đỗ Trạng nguyên năm 1463. Ơng là tác giả của Đại
thành tốn pháp (tốn học) và Hí phường phả lục (sân khấu).
Ngơ Sĩ Liên là nhà sử học nổi tiếng, tác giả bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư.


Bài 21: VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI
I. Diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế
kỉ XVI
Từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI, trên khu vực từ Quảng Bình đến lưu vực
sơng Đồng Nai ngày nay, chiến tranh giữa Đại Việt và Champa liên tiếp diễn ra.
Năm 1069, vùng đất châu Ô, châu Lý (nay thuộc Quảng Bình, bắc Quảng Trị)
thuộc về Đại Việt.
Thế kỷ XIII, Đại Việt và Champa cùng kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên. Năm 1306, cuộc hôn nhân Huyền Trân – Chế Mân đã đưa châu Ơ, châu Rí (nay
thuộc phía nam Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) vào Đại Việt.
Từ sau thế kỷ XIV, chiến tranh giữa hai nước lại diễn ra. Kết quả, vùng Chiêm
Động, Cổ Luỹ và Vijaya (từ Quảng Nam đến Bình Định) được đưa vào Đại Việt.
Trong khi đó lưu vực sông Đồng Nai trở vào phương nam do nước Chân Lạp cai
quản. Do vua Chân Lạp tập trung phát triển Campuchia ở vùng Biển Hồ, cả một khu vực
từ Tiền Giang xuống tận mũi Cà Mau trong tình trạng hoang dã.
II. Tình hình kinh tế, văn hố vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ
XVI
Ở vùng đất phía Nam, cư dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá và buôn bán. Nghề
thủ công như dệt vải, làm đồ gốm, đóng thuyền… được duy trì.
Sau thế kỷ X, chính quyền Đại Việt tổ chức cho lưu dân Việt đi vào phương Nam.
Người Việt sống hoà thuận với người Chăm, đồng thời tiếp thu văn hố (tín ngưỡng,
phong tục tập qn) của người Chăm. Kết quả, các đền tháp trở thành nơi thờ cúng chung
của người Việt và người Chăm, hình thành các dịng họ gốc Chăm của người Việt…


Phần Địa lí


Chương 1: Châu Âu
Bài 1: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
I. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu
Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc (trải dài từ 360B đến 710B), ở phía Tây lục địa Á –
Âu.
Châu Âu có diện tích nhỏ (10,5 triệu km2), có ba mặt giáp biển, có đường bờ biển
dài và khúc khuỷu hình thành các vũng, vịnh, bán đảo…
II. Đặc điểm tự nhiên châu Âu
a. Địa hình
Châu Âu có hai khu vực địa hình chính:
- Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố ở phía đơng và trung tâm.
Lớn nhất là đồng bằng Đơng Âu.
- Địa hình miền núi:
+ Địa hình núi già: phân bố ở phía bắc và trung tâm, chạy dọc hướng Bắc – Nam
như dãy Scandinavia, dãy Ural…
+ Địa hình núi trẻ: phân bố ở phía nam, gòm các dãy Pirene (Pi-rê-nê), dãy Alp
(An-pơ), dãy Karpathian (Các-pát)…
b. Khí hậu
Khí hậu châu Âu phân hố thành các đới và các kiểu khí hậu:
- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố ở phía bắc, lạnh quanh năm và lượng mưa
rất ít.
- Đới khí hậu ơn đới: chiếm diện tích lớn, có các kiểu khí hậu:
+ Kiểu khí hậu ơn đới hải dương: phân bố ở vùng ven biển phía tây, khí hậu điều
hồ (hạ mát, đơng khơng lạnh), lượng mưa lớn.
+ Kiểu khí hậu ơn đới lục địa: phân bố ở vùng trung tâm và phía đơng châu lục,
khí hậu ơn đới hải dương (mùa hạ nóng hơn, mùa đơng lạnh hơn), mưa ít.

- Đới khí hậu cận nhiệt: phân bố ở phía nam châu lục, khí hậu cận nhiệt đới địa
trung hải (mùa hạ nóng khơ, mùa đơng ấm), lượng mưa trung bình.


c. Sơng ngịi
Mạng lưới sơng ngịi dày đặc, nhiều nước quanh năm, các sơng ở phía bắc thường
bị đóng băng ở vùng cửa sông.
Các sông lớn: sông Volga (Vôn-ga), sông Danube (Đa-nuýp), sông Rhein (Rai-nơ,
Ranh).
d. Các đới thiên nhiên
- Đới lạnh: phân bố ở phía bắc châu lục, động thực vật nghèo nàn (rêu, địa y, chuột
lem-mút…).
- Đới ơn hồ: chiếm phần lớn diện tích, gồm các vùng:
+ Ven biển phía tây: phổ biến là rừng lá rộng (cây sồi, dẻ), gấu nâu, gà rừng…
+ Lục địa phía đơng: thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam. Thực vật gồm cây
thông, cây vân sam, thảo nguyên, rừng hỗn giao… Động vật gồm nai sừng tấm, gấu, chó
sói…
+ Phía nam châu lục: có rừng lá cứng địa trung hải (cây sồi thường xanh, cây bụi),
cầy đốm, khí mặt đỏ.

Bài 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU
I. Đặc điểm dân cư châu Âu
Năm 2020, dân số châu Âu là 747,6 triệu người. Quy mô tăng chậm, tỉ suất tăng
dân số rất thấp.
Châu Âu có cơ cấu dân số già, tỉ lệ nữ cao hơn nam, người dân có trình độ học vấn
cao.
II. Di cư ở châu Âu
Từ thế kỷ XV, người châu Âu đã di cư đến các vùng đất mới ở châu Mỹ.
Từ thế kỷ XX, người nhập cư vào châu Âu tăng mạnh. Người nhập cư góp phần
giải quyết thiếu hụt lao động, tăng nhu cầu sản xuất các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên,

việc nhập cư cũng gây ra các vấn đề trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh.
III. Đơ thị hố ở châu Âu


Dân cư châu Âu phân bố không đều. Họ tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng,
duyên hải, các thung lũng lớn, nhiều nhất ở các đơ thị.
Q trình đơ thị hố có từ thời cổ đại, phát triển mạnh vào thời trung và cận đại.
Các đô thị ở châu Âu không ngừng mở rộng về quy mô phát triển, đó là việc mở rộng ra
ngoại thành, đơ thị hố nông thôn và thành lập các đô thị vệ tinh, mức độ đơ thị hố cao
(75% số dân sống chủ yếu ở đơ thị).
Q trình đơ thị hố ở châu Âu góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
châu Âu, cải thiện điều kiện sống của người dân nơng thơn (đơ thị hố nơng thơn) và hình
thành lối sống văn minh đơ thị (lối sống văn minh, ứng xử có văn hố, tác phong làm việc
khoa học…).

Bài 3: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ
THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
I. Bảo vệ môi trường nước
Nguồn nước ở châu Âu rất phong phú, gồm nước sông, nước ngầm, hồ. Nước sử
dụng nhiều nhất vào nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp (chiếm hơn 60% lượng nước ngọt
toàn châu Âu).
Hiện tại, lượng nước ngọt bị khai thác quá mức, các hoạt động sản xuất công
nghiệp và sinh hoạt làm nguồn nước bị ô nhiễm. Chỉ 44% lượng nước sông và hồ, 75%
lượng nước ngầm là sử dụng được.
Trước thực trạng đó, các quốc gia châu Âu để ra một loạt các biện pháp bảo vệ
môi trường nước: ban hành các quy định kiểm soát chất lượng nguồn nước, cải tiến kĩ
thuật, đổi mới công nghệ xử lý chất thải, giảm sử dụng hoá chất trong sản xuất nông
nghiệp, nâng cao ý thức của người dân để bảo vệ môi trường nước…
Việc thực hiện các biện pháp trên có tác dụng: giảm ơ nhiễm do chất thải và chất
hoá học gây ra, giảm lượng nước sử dụng vào các ngành kinh tế, cung cấp đủ nước cho

sản xuất và sinh hoạt cho người dân.
II. Bảo vệ môi trường khơng khí
Trước đây, hoạt động giao thơng vận tải, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt của
người dân.. thải ra các chất gây ơ nhiễm khơng khí là NO 2 (ni-tơ đi-ơ-xít), amoniac
(NO3), sunfua đi-ơ-xít (SO2)…


×