Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

scribfree.com TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH MÁY MÓC THIẾT BỊ DỤNG CỤ VÀ LINH KIỆN PHỤ TÙNG GIỮA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN TRƯỚC VÀ SAU DỊCH COVID-19_ml33-ktxnk-nhom7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.57 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------***-------

TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH MÁY MÓC
THIẾT BỊ DỤNG CỤ VÀ LINH KIỆN PHỤ TÙNG GIỮA VIỆT NAM VÀ
THÁI LAN TRƯỚC VÀ SAU DỊCH COVID-19

Môn: Kế Toán Xuất Nhập Khẩu
Giảng viên: Ths. Dương Thị Hồng Lợi
Khố lớp: K59C
Mã mơn học: ML33


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT

MSSV

HỌ VÀ TÊN

1

2013316660

Dương Th Bình

2

2013316662


3

2013316701

4

2013316718

5

2013316800

6

2013316809

7

2018815768

8

2013316834

PHÂN CƠNG CƠNG
VIỆC

Tình hình xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam - Thái Lan
(năm 2019 - tháng 6 năm

2022)
Đặng Kim Chi
Tình hình xuất khẩu từ
Việt Nam - Thái Lan
trước và sau dịch COVID
- 19
Ngô Quốc Huy
Giới thiệu chung +
Thuyết trình
Võ Thị Thúy Loan Cơ hội và thách thức cho
các doanh nghiệp
Phạm Tường Thuật Tổng quan về Việt Nam +
Thuyết trình
Hồng Thị Minh
Tình hình nhập khẩu từ
Trang
Việt Nam - Thái Lan
trước và sau dịch
Trần Ngọc Thảo
Tổng quan về Thái Lan +
Vân
Thuyết trình
Võ Thị Hải Yến
Thiết kế Slide + Tổng
hợp

2

THÁI
ĐỘ

LÀM
VIỆC
Tốt

NHÓM
CHẤM
ĐIỂM

Tốt

10

Tốt

10

Tốt

10

Tốt

10

Tốt

10

Tốt


10

Tốt

10

10


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................4
1. Khái niệm xuất khẩu - nhập khẩu:.........................................................................4
2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế: .....................................4
2.1

Nhập khẩu: ......................................................................................................4

2.2

Xuất khẩu: .......................................................................................................5

3. Mối quan hệ ngoại giao song phương giữa Việt Nam - Thái Lan: .......................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN ................................................................5
1. Thông tin cơ bản:...................................................................................................5
2. Tổng quan tình hình kinh tế: .................................................................................6
3. Các yêu cầu và giấy tờ liên quan khi nhập khẩu ở Thái Lan: ...............................8
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM ........................9
CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - THÁI LAN..............9
1. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Thái Lan (năm 2019 - tháng 6 năm

2022).............................................................................................................................9
2. Tình hình xuất khẩu từ Việt Nam - Thái Lan trước và sau dịch (máy móc, thiết
bị dụng cụ và linh kiện phụ tùng)...............................................................................11
2.1

Trước đại dịch Covid 19 ...............................................................................11

2.2

Sau đại dịch Covid 19 ...................................................................................12

3. Tình hình nhập khẩu Việt Nam - Thái Lan trước và sau dịch.............................13
3.1

Trước đại dịch Covid 19 ...............................................................................13

3.2

Sau đại dịch Covid 19 ...................................................................................13

4. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam: ......................................15
4.1

Thách thức và cơ hội trong thời kỳ đại dịch: ................................................15

4.2

Thách thức và cơ hội sau đại dịch: ...............................................................16

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ............................................................................................17

KẾT LUẬN ...................................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................19

3


LỜI MỞ ĐẦU
Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng hết sức trầm trọng lên tất cả các khía
cạnh của đời sống kinh tế - xã hội của toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Về kinh tế,
những giải pháp mà Chính phủ các quốc gia áp dụng cũng như những hao phí nguồn lực
để kiểm sốt dịch bệnh và những kỳ vọng tiêu cực trong các nền kinh tế gây ra những
tổn thất hết sức to lớn. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, phân mảnh trầm trọng. Hoạt
động kinh tế gần như tê liệt hoàn toàn. Nền kinh tế của các quốc gia rơi vào trạng thái
suy thối trầm trọng, thậm chí có thể lớn hơn gấp nhiều lần so với cuộc khủng hoảng
năm 2008. Và Việt Nam đương nhiên không là một ngoại lệ. Trong đó, tình hình xuất
nhập khẩu Việt Nam đối với quốc tế, chiếm khoảng 1% GDP, cũng bị ảnh hưởng tiêu
cực (từ nước xuất siêu sang nước nhập siêu). Đặc biệt là mối quan hệ song phương đối
với các nhà cung cấp từ các quốc gia nói chung và Thái Lan nói riêng có những diễn
biến phức tạp trong thời kỳ khó khăn này. Tuy nhiên, sau đại dịch, một số nhóm mặt
hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng khá so với cùng
kỳ năm trước đó.
Để hiểu rõ tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với đối tác Thái Lan trước và
sau đại dịch COVID-19, nhóm sẽ trình bày qua bài tiểu luận dưới đây.
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái niệm xuất khẩu - nhập khẩu:
Xuất - nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với
nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình khơng sản xuất được từ các
quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ
gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là

xuất khẩu.
2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế:
2.1
Nhập khẩu:
Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại
cho sản xuất và các hàng hố cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước khơng sản xuất
được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu, tác động tích cực đến sự phát triển cân đối
và khai thác tiềm năng,thế mạnh của nền kinh tế quốc dân:
• Nhập khẩu thúc đẩy nhanh q trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước
• Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự
phát triển cân đối ổn định. Khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả
năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
• Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người
lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.

4


• Nhập khẩu có vai trị tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất
lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu
hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.
2.2
Xuất khẩu:
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi
nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo
đIều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng:
• Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.
• Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

• Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất
nước.
3. Mối quan hệ ngoại giao song phương giữa Việt Nam - Thái Lan:
Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia thành viên của hiệp hội ASEAN. Ngày 6-81976, Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong suốt 46 năm
(1976-2022), hai nước không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt,
cùng nỗ lực làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác chiến lược. Về quan hệ kinh tế: Thái Lan
là nhà đầu tư lớn thứ 9 vào Việt Nam với số vốn 12.7 tỷ USD (2020), là đối tác thương
mại lớn thứ 5 của Việt Nam.
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN
1. Thông tin cơ bản:
Tên chính thức

Vương quốc Thái Lan

Thủ đơ

Krung Thep Maha Nakhon (Bangkok)

Quốc tịch

Thái

Vị trí địa lý

Thái Lan là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á giáp với biển
Andaman và vịnh Thái Lan. Các nước láng giềng bao gồm Miến
Điện, Campuchia, Lào và Malaysia. Địa lý bao gồm một dãy núi
ở phía tây và một eo đất phía nam nối đất liền với Malaysia.


Diện tích

514,000 km2

Dân số

Thái Lan là một quốc gia đa sắc tộc với dân số 64,1 triệu người.

Ngôn ngữ

Tiếng Thái là ngơn ngữ chính thức. Các ngơn ngữ khác được sử
dụng bao gồm tiếng Trung và tiếng Mã Lai.

Đơn vị tiền tệ

Đơn vị tiền tệ của Thái Lan là Baht.

Thể chế chính trị

Dân chủ nghị viện (song quyền) với chế độ quân chủ lập hiến.

Xuất khẩu chính

Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm sản phẩm chế tạo (74%),
nơng sản (13%), nơng sản cơng nghiệp (8%), khai khống và các
5


sản phẩm khác (5%). Các sản phẩm sản xuất chính là ơ tơ và phụ
tùng ơ tơ, máy tính và linh kiện, đồ trang sức, sản phẩm cao su,

hạt nhựa và các sản phẩm hóa chất. Đối với mặt hàng nông sản,
các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su thiên nhiên, gạo, sản
phẩm bột sắn, thịt gà chế biến, hàng thủy sản đông lạnh và rau quả
ướp lạnh. Sản phẩm nơng nghiệp bao gồm đường và thực phẩm
đóng hộp và chế biến.

2. Tổng quan tình hình kinh tế:
Trong bốn thập kỷ qua, Thái Lan đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sự
phát triển kinh tế và xã hội, chuyển từ một quốc gia có thu nhập thấp lên một quốc gia
có thu nhập trung bình cao. Có thể nói, Thái Lan là một ví dụ điển hình của thành
cơng về phát triển với tốc độ tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ấn tượng. Nền kinh
tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 7,5% trong những năm
bùng nổ 1960-1996 và 5% trong giai đoạn 1999-2005 sau cuộc Khủng hoảng Tài
chính Châu Á. Sự tăng trưởng này đã tạo ra hàng triệu việc làm, giúp kéo hàng triệu
người thốt khỏi đói nghèo. Điều này cũng kéo theo sự gia tăng ấn tượng trong phúc
lợi xã hội: nhiều trẻ em được tiếp nhận giáo dục hơn và hầu như tất cả mọi người hiện
được bảo hiểm y tế trong khi các hình thức an sinh xã hội khác đã được mở rộng.
Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng từ mơ hình tập trung vào xuất khẩu mà cách
đây không lâu đã hỗ trợ rất nhiều cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan dường như đã
giảm đi đáng kể, do năng suất bị đình trệ. Đầu tư tư nhân giảm từ hơn 40% năm 1997
xuống còn 16,9% GDP năm 2019, trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và
sự tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu đang có dấu hiệu đình trệ. Việc chuyển đổi cơ
cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang cơng nghiệp khó có thể tiếp tục như trước
đây. Ngành sản xuất cho thấy mối liên kết thuận lợi nhưng vẫn phụ thuộc vào đầu vào
nước ngoài và đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước láng giềng trong
khu vực. Du lịch và lữ hành, ngành dịch vụ chính của đất nước, có tương đối ít mối
liên kết và triển vọng đa dạng hóa khi so sánh với các phân ngành dịch vụ khác.
Tiến độ xóa đói giảm nghèo của Thái Lan đã chậm lại từ năm 2015 trở đi, phản
ánh nền kinh tế đang phát triển chậm lại và thu nhập từ nông nghiệp, kinh doanh và
tiền lương khơng có xu hướng tăng. Tình trạng nghèo đói được ước tính sẽ trì trệ vào

năm 2021 trong bối cảnh thị trường lao động phục hồi chậm và chính phủ dần dần loại
bỏ các biện pháp cứu trợ. Một cuộc khảo sát nhanh qua điện thoại do Ngân hàng thế
giới (World Bank) thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021 ước tính rằng hơn 70%
hộ gia đình bị giảm thu nhập kể từ tháng 3 năm 2020, trong đó các nhóm dễ bị tổn
thương bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

6


Theo Cơ quan Giám sát Kinh tế Thái Lan (Thailand Economic Monitor), đại
dịch COVID-19 đã tạo ra cú sốc khiến nền kinh tế Thái Lan giảm 6,2% trong năm
2020 do nhu cầu bên ngoài sụt giảm ảnh hưởng đến thương mại và du lịch, gián đoạn
chuỗi cung ứng và suy yếu tiêu dùng trong nước. Sau khi trải qua cuộc suy giảm tồi tệ
nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 2020, nền kinh tế đã mở rộng
1,6% vào năm 2021 trong bối cảnh hứng chịu bốn đợt đại dịch và dự kiến sẽ không
phục hồi trở lại mức trước COVID-19 cho đến năm 2023. Đại dịch COVID-19 cũng
có tạo ra một số thách thức mới trên thị trường lao động. Tác động chính là tỷ lệ thất
nghiệp tăng đột biến. Tính đến quý đầu tiên của năm 2021, đã có ít hơn 710.000 việc
làm so với năm trước đó.
Các chính sách chính của Thái Lan đối với đại dịch COVID-19 là thúc đẩy hoạt
động kinh tế và hỗ trợ sinh kế cho nhóm người dễ bị tổn thương , tập trung vào gói tài
chính ngồi ngân sách trị giá 1,5 nghìn tỷ baht - khoảng 9% GDP - để thúc đẩy cho
việc lưu thông tiền tệ, y tế ứng phó, và phục hồi kinh tế và xã hội. Các chương trình
chuyển tiền mơ lớn đã được thành lập để hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, những
người chưa được hỗ trợ với các tổ chức xã hội khác
Quỹ đạo toàn cầu của đại dịch vẫn khơng thể đốn trước. Giá năng lượng và
lương thực tăng sẽ làm chậm tăng trưởng tiêu dùng tư nhân và hộ gia đình. Tác động
tiêu cực này có thể được giảm thiểu bằng cách tiếp tục các chương trình trợ giúp xã
hội và cứu trợ của chính phủ. Để duy trì sự phục hồi, Thái Lan sẽ phụ thuộc vào sự
tiến bộ liên tục với việc triển khai các mũi tiêm vắc-xin tăng cường, việc thực hiện liên

tục các biện pháp phòng ngừa, xét nghiệm và truy vết các ca nhiễm, đồng thời duy trì
mở lại biên giới quốc tế.

7


.
.
3. Các yêu cầu và giấy tờ liên quan khi nhập khẩu ở Thái Lan:
Giấy phép nhập khẩu là bắt buộc đối với việc nhập khẩu nhiều nguyên liệu thô, xăng
dầu, máy móc cơng nghiệp, hàng dệt may, dược phẩm, vũ khí và đạn dược, và các mặt
hàng nơng nghiệp. Trong một số trường hợp, nhập khẩu một số mặt hàng khơng u cầu
giấy phép phải chịu thêm phí và các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ. Ngoài ra, một số
sản phẩm phải chịu sự kiểm soát nhập khẩu theo các luật khác. Thái Lan áp đặt các yêu
cầu mua hàng trong nước đối với các nhà nhập khẩu một số sản phẩm chịu hạn ngạch
thuế quan (TRQs), bao gồm đậu tương và khô đậu tương. Thái Lan cũng áp đặt yêu cầu
mua hàng trong nước đối với các nhà nhập khẩu lúa mì thức ăn chăn ni, loại lúa mì
này khơng phải tn theo TRQ.
Ngồi ra, một số sản phẩm phải chịu sự kiểm soát nhập khẩu:
● Nhập khẩu thực phẩm chế biến, thiết bị y tế, dược phẩm, vitamin
và mỹ phẩm cần phải có giấy phép của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm,
Bộ Y tế Công cộng.
● Nhập khẩu oxit vonfram, quặng thiếc và thiếc kim loại với số lượng
vượt quá hai kilôgam phải được Cục Tài ngun khống sản, Bộ Cơng nghiệp
cho phép.
● Nhập khẩu vũ khí, đạn dược hoặc thiết bị nổ cần có giấy phép của
Bộ Nội vụ.
● Việc nhập khẩu cổ vật hoặc đồ vật nghệ thuật, dù đã đăng ký hay
chưa, đều phải được Cục Mỹ thuật, Bộ Giáo dục cho phép.
Thủ tục thông quan chung cho cả hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu tại Thái Lan

đều yêu cầu nộp tờ khai hải quan xuất nhập khẩu hoặc tờ khai nhập khẩu. Biểu mẫu phải
được đính kèm với các chứng từ vận chuyển tiêu chuẩn, bao gồm hóa đơn thương mại,
danh sách đóng gói, vận đơn, vận đơn đường hàng khơng và thư tín dụng. Một số sản
phẩm có thể yêu cầu giấy phép xuất nhập khẩu hoặc ủy quyền của các cơ quan liên quan.
Bao gồm các sản phẩm thực phẩm (đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến), dược phẩm,
thiết bị y tế, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, chất độc hại, động vật và một số
sản phẩm nông nghiệp. Thái Lan đã loại bỏ yêu cầu về giấy chứng nhận xuất xứ đối với
hàng hóa nhập khẩu cơng nghệ thơng tin theo Hiệp định Công nghệ Thông tin của WTO.
8


CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM
Theo thống kê, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý II/2022 là 7,72% - mức
cao nhất trong hơn 10 năm qua, góp phần thúc đẩy GDP 6 tháng tăng 6,42%. Tăng
trưởng 2 quý đầu năm nay cao hơn tốc độ tăng trưởng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020
và 5,74% của nửa đầu năm 2021.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có 76.200 doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngối. Nếu tính cả số doanh nghiệp
quay lại hoạt động sẽ nâng tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường lên 116.900, tăng
25,4%. Với số doanh nghiệp tham gia và tái gia nhập thị trường lần đần tiên vượt mốc
100.000, các chuyên gia và tổ chức quốc tế tin tưởng kinh tế Việt Nam đang có triển
vọng rất khả quan trong giai đoạn phục hồi và có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6%-6,5%
trong năm nay. Sản xuất công nghiệp ghi nhận tăng trưởng khá nhờ hoạt động sản xuất
- kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi. Bên cạnh đó là sự
phục hồi nhanh của khu vực dịch vụ, ước tăng trưởng 6,6% - cao gấp 1,7 lần so với cùng
kỳ. Thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 cũng khá khả quan với 941.300 tỉ đồng, bằng
66,7% dự toán. Kết quả thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và
tiền thuê đất trong 6 tháng đầu năm thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đạt khoảng 39.800 tỉ đồng. Tăng trưởng GDP quý II đạt 7,72% và 2 quý đầu năm
đạt 6,42% là "những con số tích cực", phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế trong bối

cảnh phải đối mặt nhiều khó khăn do dịch bệnh và các yếu tố bên ngoài. Kết quả này
cho thấy Việt Nam đang thực hiện quyết liệt chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
với tổng hịa các giải pháp đã đề ra cùng với cơng tác lãnh đạo, điều hành của các cấp,
ngành và sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 là hoạt động xuất
nhập khẩu. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỉ
USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước tính
đạt 185,94 tỉ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu ước tính đạt 710
triệu USD.
CHƯƠNG 4:
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - THÁI LAN
1. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Thái Lan (năm 2019 - tháng 6
năm 2022):
Thái Lan là một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, ln duy
trì vị trí thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam. Quan hệ hợp tác giữa Thái Lan và
Việt Nam ngày càng lớn mạnh, thông qua sự tăng trưởng cao về kim ngạch xuất nhập
khẩu trong những năm gần đây.
Năm 2019, Thái Lan là một trong 8 thị trường ngoại thương đạt quy mô kim ngạch
từ 10 tỷ USD trở lên, cụ thể là 16.928 tỷ USD (xuất khẩu 5,272 tỷ USD, nhập khẩu
11,656 tỷ USD). Việt Nam ln trong tình trạng thâm hụt thương mại với Thái Lan, chỉ
9


riêng năm 2019, nhập siêu từ nước này lên đến hơn 6.3 tỷ USD. Nhập khẩu cao gấp 2
lần so với xuất khẩu, sự mất cân bằng của cán cân thương mại.

Năm 2020, với sự ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19, trao đổi thương mại giữa
Việt Nam và Thái Lan trong chín tháng đầu
năm giảm 12,2%. Xuất khẩu của Việt Nam

sang thị trường này giảm 11,9% so với cùng
kỳ năm 2019. Nhập khẩu của Việt Nam từ
Thái Lan giảm 12,4%. Tuy nhiên, nhìn
chung so với năm 2004 thì kim ngạch
thương mại của Việt Nam với Thái Lan tăng
gấp 7 lần, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt
hơn 11%/năm. Để giảm thiểu tác động tiêu
cực từ đại dịch, Việt Nam đã chủ động tạo
cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và
Thái Lan cùng nhau trao đổi, hợp tác để
phục hồi sản xuất kinh doanh.
Bước sang năm 2021,
kim ngạch thương mại khởi sắc,
tăng 17,9% so với năm 2020
(gần 19 tỷ đồng). Đây cũng là
mức kim ngạch hai chiều cao
nhất từ trước đến giờ. Ba tháng
đầu năm 2022, kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa hai nước đạt
gần 5 tỷ USD, tăng 7,4%. Trong
5 tháng đầu năm 2022, xuất
khẩu Việt Nam sang Thái Lan
đạt gần 3 tỷ đồng, tăng 16% so
với cùng kỳ năm 2021. Đây là
10


mức cao nhất được ghi nhận trong vòng 10 năm qua. Đây là tín hiệu khả quan trong việc
giảm lượng thâm hụt. Nhập khẩu tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 5,6 tỷ USD.
Nhìn chung, trong các năm 2019-2020 kim ngạch thương mại hai chiều giảm mạnh

do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và hạn hán ở Thái Lan. Vào năm 2021-2022, cán
cân thương mại dần được cân bằng và có xu hướng cải thiện thâm hụt. Đồng thời, hai
bên đã bàn bạc và thống nhất một số định hướng và kế hoạch cụ thể trong thời gian tới
để xây dựng mối quan hệ đối tác kinh tế bền chặt, hướng đến mục tiêu sớm đạt kim
ngạch thương mại song phương 25 tỷ USD như đã đặt ra.
2. Tình hình xuất khẩu từ Việt Nam - Thái Lan trước và sau dịch (máy móc,
thiết bị dụng cụ và linh kiện phụ tùng)
2.1 Trước đại dịch Covid 19
Thái Lan ln duy trì vị trí thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam trong ASEAN.
Năm 2019, trao đổi thương mại song phương giữa hai nước đạt 16,966 tỷ USD. Trong
đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 5,303 tỷ USD giảm 3,4% so với năm
2018, nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 11,663 tỷ USD. Việt Nam ln trong
tình trạng thâm hụt thương mại với Thái Lan, riêng năm 2019 nhập siêu từ nước này lên
đến 6,360 tỷ USD.

Trong đó các mặt hàng có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu năm 2019 là điện thoại và các loại linh kiện đạt 51,38 tỷ USD (tăng 4,4%); máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 35,93 tỷ USD (tăng 21,5%); máy móc thiết bị
dụng cụ phụ tùng đạt 18,3 tỷ USD (tăng 11,9%).
Bảng: Thị trường máy móc, thiết bị phụ tùng xuất khẩu năm 2019
Thị trường

Năm
2019 Tăng/giảm so với Tỷ trọng năm
(triệu USD)
năm 2018 (%)
2019 (%)

Hoa Kỳ


5.057,42

48,4

27,6

Nhật Bản

1.939,86

5,5

10,6

Hàn Quốc

1.626,07

31,8

8,9

11


Trung Quốc

1.584,34

9,0


8,7

Khối EU

2.510,35

21,6

13,7

Khối ASEAN

1.860,81

4,4

10,2

Ấn Độ

751,95

-55,3

4,1

Hồng Kông (Trung Quốc)

744,17


-27,2

4,1

2.2 Sau đại dịch Covid 19:
Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất
khẩu nhiều nhất sang Thái Lan trong 5
tháng đầu năm đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 71%
tổng xuất khẩu mặt hàng các loại. Xuất
khẩu chủ yếu là điện thoại các loại và linh
kiện gần 368,2 triệu USD. Một số nhóm
hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, có trị
giá tăng như: kim loại thường khác và sản
phẩm tăng 63%; sắt thép các loại tăng
38%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện tăng 28%...
Theo thương vụ việt Nam tại Thái
Lan, hàng hóa của Việt Nam chiếm 6% thị
phần nhập khẩu hàng hóa của Thái Lan. Việt
Nam xuất khẩu sang Thái Lan chủ yếu là
máy móc, thiết bị điện tử, sắt thép các loại,
hàng thủy sản, dệt may và hóa chất… Trong
đó, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp
như điện thoại các loại và linh kiện; máy
móc, thiết bị, dụng cụ khác đạt kim ngạch
lớn nhất.
Hiện nay, với một số biện pháp cụ thể như: giảm tối đa việc áp dụng và tìm
phương hướng giải quyết các rào cản thương mại không cần thiết nhằm đảm bảo sự vận
hành bình thường của các chuỗi cung ứng. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hoạt động

xúc tiến thương mại tại Thái Lan và Việt Nam, khuyến khích các tập đồn bán lẻ của
Thái Lan làm cầu nối đưa hàng hoá Việt Nam đến với người tiêu dùng Thái Lan và
người tiêu dùng tại các nước mà Thái Lan có đầu tư phát triển hệ thống phân phối. Phía
Việt Nam đã đề nghị Thái Lan trao đổi, chia sẻ thơng tin về cơ chế, chính sách, thủ tục
nhập khẩu của Thái Lan. Dỡ bỏ những quy định không cần thiết đối với các mặt hàng
12


Việt Nam quan tâm và đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh đối với tàu hàng Việt
Nam ghé cảng Thái Lan.
3. Tình hình nhập khẩu Việt Nam - Thái Lan trước và sau dịch:
3.1 Trước đại dịch Covid 19:
Theo báo cáo của Vụ thị trường Châu Á Châu Phi, sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN,
kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và
Thái Lan tăng nhanh. Theo thống kê từ Tổng cục
Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa từ thị trường Thái Lan năm 2019 đạt 11,66 tỷ
USD, giảm 3,2%, chiếm 4,6% trong tổng nhập
khẩu của cả nước. Trong các mặt hàng nhập khẩu
từ thị trường này năm 2019, nhóm máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng khác có kim ngạch đạt 1,01
tỷ USD, chiếm 8,68% thị phần, tăng 4,61% so với
năm 2018. Điều này có thể thấy, Thái Lan là đối
tác thương mại lớn tiềm năng của Việt Nam trong ngành hàng máy móc linh kiện. Thái
Lan đang dần vượt Trung Quốc trở thành thị trường chính Việt Nam nhập khẩu hàng
điện - linh kiện và người tiêu dùng Việt Nam cũng có xu hướng u thích các mặt hàng
có xuất xứ từ Thái Lan hơn Trung Quốc do chất lượng và uy tín.
Bảng: Thị trường máy móc, thiết bị nhập khẩu năm 2019.
Thị trường


Kim ngạch
(triệu USD)

Tăng/giảm so với
năm 2018 (%)

Tỷ trọng trong nhập
khẩu năm 2019 (%)

Trung Quốc

14.895,94

27,97

40,53

Hàn Quốc

6.163,06

4,42

16,77

Nhật Bản

4.694,53

5,81


12,78

Thái Lan

1.011,91

4,54

2,8

Singapore

399,52

7,07

1,1

Đài Loan

1.428,04

- 6,94

3,9

Hoa Kỳ

1.129,86


8,07

3,1

3.2 Sau đại dịch Covid 19:
Năm 2021, thế giới đang dần hồi phục sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid19. Do việc kiểm soát tốt đại dịch đi kèm với các chính sách, hỗ trợ cho các quốc gia
13


phục hồi kinh tế, việc đảm bảo thực hiện tiêm chủng toàn dân đã giúp ngăn chặn sự lây
lan của đại dịch. Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với
năm 2020. Nhập khẩu đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp,
khơng có tình trạng thiếu hụt hay đứt gãy nguồn cung.
Năm 2021, Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu
vực Đông Nam Á, chiếm 21,3% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam đến Đông Nam Á
(tăng 0,1% về tỷ trọng so với năm 2020) và chiếm 30,5% tỷ trọng nhập khẩu của Việt
Nam từ Đông Nam Á (giảm 5,4% về tỷ trọng so với năm 2020). Kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam từ Thái Lan đạt 12,6 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm 2020. Nhập khẩu
của Việt Nam từ Thái Lan chiếm 3,8% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới.
Nhập siêu của Việt Nam từ Thái Lan năm 2021 là 6,4 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm
2020. Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
đạt gần 46,3 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm 2020 và chiếm tỷ trọng 13,93% kim ngạch
nhập khẩu cả nước.
Thị trường

Kim ngạch
(triệu USD)

Tăng/giảm so với

năm 2020 (%)

Tỷ trọng trong nhập
khẩu năm 2019 (%)

Trung Quốc

24.920,98

46,37

53,83

6.112,78

6.112,78

1,82

13,20

Nhật Bản

4.449,23

0,61

9,61

ASEAN


2.828,23

5,36

6,11

Đài Loan

1.271,24

4,98

2,75

Hoa Kỳ

992,17

-4,46

2,14

Ngày 07 tháng 01 năm 2021,
Chính phủ Thái Lan công bố kế hoạch
gồm 14 điểm nhằm thúc đẩy thương mại
trong năm 2021 khắc phục các rào cản
đối với xuất khẩu do tác động của đại
dịch Covid-19, phục hồi thương mại nội
địa và biên mậu. Đây là điều kiện thuận

lợi để Việt Nam tăng cường giao thương
với Thái Lan, phát triển nhập khẩu mặt
hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng Thái
Lan vào thị trường Việt Nam.
14


4. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam:
4.1 Thách thức và cơ hội trong thời kỳ đại dịch:
Dịch bệnh Covid bùng nổ cuối năm 2019-2020 đã đem đến những biến chuyển
khôn lường trong nền kinh tế, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với trao đổi xuất
nhập khẩu giữa các nước. Trong giai đoạn này, các nước nhất là các quốc gia Châu
Á(trong đó có Việt Nam và Thái Lan), Hoa Kỳ …đang trong giai đoạn bùng dịch mạnh
mẽ. Do đó, để an tồn các nước đều chọn đóng cửa, cấm xuất cấm nhập, tập trung mạnh
vào giải quyết dịch bệnh làm ngưng trệ và gần như bất động xuất nhập.Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) cho rằng, đại dịch Covid-19 có thể gây tổn thất lớn nhất cho kinh
tế toàn cầu với sụt giảm thương mại có thể giao động từ 13 - 23%, cao nhất sau cuộc
Đại suy thối những năm 1930.Việc đóng cửa nền kinh tế làm cho nguồn cung bị gián
đoạn, làm cho nguyên vật liệu và lực lượng lao động trở nên khan hiếm (như các ngành
thiết bị điện tử, linh kiện ơ tơ,máy móc, thiết bị dụng cụ và linh kiện phụ tùng)... Điều
này tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngành máy móc, thiết bị
dụng cụ và linh kiện phụ tùng có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Các doanh nghiệp trong
nước ở ngành này cũng gặp khá nhiều khó khăn khi phải duy trì hoạt động sản xuất trong
điều kiện chi phí sản xuất gia tăng nhanh chóng. Các yêu cầu cách ly, giãn cách xã hội
làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận khách hàng khiến lượng sản phẩm
sản xuất ra khơng có nguồn tiêu thụ. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu tạo sản phẩm cạnh
tranh đáp ứng nhu cầu cho hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là một thách thức
khơng nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đối phó với dịch chưa kịp thời làm dịch bệnh
lan nhanh, gây nên tình trạng ứ đọng hàng hóa thời gian dài.
Tuy nhiên, giữa nhiều khó khăn, thách thức thì một xu hướng mới diễn ra, nhanh

chóng đáp ứng nhu cầu mua sắm, kinh doanh đó là thương mại điện tử. Việc xuất nhập
khẩu hàng hóa giữa trong và ngồi nước được đơn giản hóa hơn so với trước mặc dù
còn một số hạn chế về giao hàng, kiểm tra chất lượng…
Theo thống kê Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020, kinh doanh
trực tuyến tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đa dạng, “thương mại điện tử trở nên phổ biến
và trở thành kênh mua sắm thường xuyên của một bộ phận đáng kể người tiêu dùng”
(VECOM, 2020a). Tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) của thương mại điện tử trong
giai đoạn 2016-2019 là 30%. Quy mơ thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng năm 2019 đạt 11,5 tỷ USD, trong đó doanh thu thương mại điện tử doanh
nghiệp với người tiêu dùng (B2C) đạt 10,08 tỷ USD, bằng 5% tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Số người mua sắm trực tuyến tăng liên tục từ 30,3
triệu người lên 44,8 triệu người trong giai đoạn 2015-2019, tăng bình quân 10,3%/năm.
Giá trị mua sắm trực tuyến của một người cũng tăng từ 160 USD lên 225 USD, tăng
bình quân 8,8%/năm. Kết quả tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử nói chung và
thương mại điện tử B2C nói riêng có được là do tỷ lệ người sử dụng Internet không

15


ngừng tăng qua các năm. Năm 2019, có 66% người sử dụng Internet, tăng 12 điểm phần
trăm trong vòng bốn năm.

Đây chính là cơ hội to lớn để các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng
thốt khỏi vị thế bị động do đại dịch Covid-19, nhất là đối với ngành máy móc, thiết bị,
linh kiện phụ tùng vì nguồn cung cho các nhà sản xuất chuỗi khác đang thiếu trầm trọng
đầu vào.Là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành tìm kiếm thêm nhiều khách hàng
mới, xây dựng hướng phát triển áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa quy trình sản
xuất, khai thác để cắt giảm nguồn nhân lực dư thừa, tiết kiệm chi phí.
4.2 Thách thức và cơ hội sau đại dịch:
Sau đại dịch, nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi đáng kể, xuất nhập khẩu

ngành máy móc, thiết bị dụng cụ và linh kiện điện tử tăng trưởng nhanh chóng.Tuy
nhiên, sau những tổn thất nặng nền kinh tế tồn cầu có dấu hiệu đang suy thoái nghiêm
trọng, chiến tranh Nga-Ukraine diễn ra làm leo thang về nguồn cung nhiên liệu, lạm phát
tăng cao nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam và Thái Lan làm cho nhu cầu
sức mua giảm, các doanh nghiệp cũng có xu hướng thu nhỏ lại quy mơ nên ngành máy
móc, thiết bị linh kiện cũng bị ảnh hưởng một phần.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng có những động thái, chính sách hiệu quả để giúp đỡ
doanh nghiệp. Một là, tiếp tục hồn thiện thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh,
tạo điều kiện cho việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thời kỳ dịch
bệnh; tận dụng triệt để các lợi thế về các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hỗ trợ
cho hoạt động xuất khẩu đến các đối tác thuận lợi và dễ dàng hơn; thực hiện các cải cách
hành chính để giảm thiểu độ cồng kềnh của các thủ tục hải quan; đẩy mạnh xây dựng
các kế hoạch phát triển và lưu thông thương mại biên giới trên cơ sở hoàn thiện các quy
định pháp luật và nâng cấp các cơ sở hạ tầng ở các cửa khẩu biên giới, tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, tiếp cận các đối tác. Hai là, xây dựng các chính
sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, năng
cao năng suất để tạo ra những sản phẩm có giá cạnh tranh, hạn chế tối đa sự phụ thuộc
vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; Duy trì và tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư của
nước ngồi thơng qua việc cải thiện mơi trường đầu tư thơng thống và minh bạch, ổn
định chính trị, tập trung chống dịch hiệu quả; Chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt
16


hàng nơng sản có thể mạnh và các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày
da… sang các thị trường mới.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện và ban hành mới các chính sách tài chính, tiền tệ như
hạ lãi suất, giảm thuế, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay… để hỗ trợ nhanh chóng
và kịp thời cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như người
dân. Đây là cơ hội để doanh nghiệp cân bằng những khó khăn đang gặp phải.
CHƯƠNG 5:


GIẢI PHÁP

Ứng phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách
thức lớn nhất cho doanh nghiệp và Chính phủ trong thời đại này. Chính các nhà lãnh
đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức
tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc sau khi các lệnh cấm của chính
phủ, như tại Việt Nam, được nới lỏng.Chính sách “bình thường mới" sẽ được phát triển.
Ngoài việc bám sát và khẩn trương triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ
tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ, Bộ và các Bộ, ngành cơ
quan cần tập trung xử lý tốt một số vấn đề ở các khu vực thị trường xuất nhập khẩu của
Việt Nam; Các địa phương cũng tập trung xây dựng phát triển thương hiệu đối với các
mặt hàng có thế mạnh của tỉnh, phối hợp với các Bộ, ngành xử lý tốt vấn đề về truy xuất
nguồn gốc và đảm bảo chất lượng sản phẩm của Việt Nam, bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn
xuất khẩu của các nước.Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất và đẩy
mạnh xuất khẩu, thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này sẽ triển khai đồng
loạt nhiều giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó, tiếp tục
phát triển mạnh cơng nghiệp hạ nguồn, trong đó, có một số ngành như công nghiệp năng
lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế
tạo để bảo đảm cho cơng nghiệp hỗ trợ có điều kiện phát triển. Đồng thời, Bộ Cơng
Thương cũng tiếp tục đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính, đặc biệt là cơng tác cải
cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh theo hướng rà sốt thủ
tục, quy trình cấp phép, thực hiện tối đa việc cấp phép trực tuyến bảo đảm đơn giản,
công khai, minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối liên
thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ.
Đối với doanh nghiệp, phải kế hoạch thực hiện các phương pháp an toàn lao động
để bảo vệ nhân viên và các chiến lược xoay quanh làm việc từ xa và tự động hóa.Khi
doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch COVID-19, doanh
nghiệp cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an tồn lao động được duy trì một

cách bền vững. Huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và
giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt. Đồng thời, doanh nghiệp
phải chú tâm vào bốn lĩnh vực sau trước khi đưa lực lượng lao động trở lại làm việc:
Sức khỏe và An tồn, Loại hình cơng việc, Tài chính (Chi phí và doanh thu) và Nhu cầu
của nhân viên. Chú trọng vào đầu tư, phát triển công nghệ vào dây chuyền sản xuất để
17


nâng cao chất lượng sản phẩm( nhất là ngành máy móc, linh kiện phụ tùng), giảm thiểu
nhân lực dư thừa, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành để tăng cạnh tranh ở thị trường
Thái Lan và với sản phẩm trong nước. Đào tạo nguồn nhân lực với tay nghề, kiến thức
chun mơn cao; Gia tăng tự động hóa và các hình thức làm việc mới; xây dựng chiến
lược phát triển linh hoạt, kịp thời đáp ứng đối với những khó khăn thách thức tiềm ẩn
trong mơi trường lạm phát, suy thoái kinh tế kèm theo những bất ổn về chính trị, an ninh
và dịch bệnh. Ln chủ động tiếp cận và phát triển những xu thế mới trong nền kinh tế
để kịp thời, chủ động trong mọi sự thay đổi.Đồng thời, doanh nghiệp phải tận dụng triệt
để những chính sách hỗ trợ (về thuế, các hiệp định thúc đẩy thương mại…) từ chính
phủ, đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh ở thị trường Thái Lan.
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận về tình hình xuất nhập khẩu giữa Thái Lan và Việt Nam về ngành
máy móc, thiết bị dụng cụ và linh kiện phụ tùng thể hiện một phần nhỏ về tình hình xuất
nhập khẩu của Việt Nam trước và sau đại dịch Covid-19. Trong nền kinh tế tồn cầu
hóa và quan hệ xuất nhập khẩu, việc hợp tác kinh tế giữa Việt - Thái Lan ngày càng trở
thành các chủ thể quan trọng, có tầm ảnh hưởng và vai trò lớn đối với các doanh nghiệp
hai nước và đối với sự phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đang hướng tới kỷ niệm 10
năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2023, hai bên nhất trí tiếp tục tăng
cường trao đổi đồn cấp cao và các cấp; thúc đẩy tăng trưởng thương mại theo hướng
cân bằng, cùng có lợi, phấn đấu sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương
đạt 25 tỷ USD vào năm 2025 theo hướng cân bằng hơn và cùng có lợi.Đặc biệt, sự hợp
tác giữa Việt Nam và Thái Lan vừa là mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương

giữa các nước trong khối ASEAN. Không chỉ về thương mại xuất nhập khẩu đối với
ngành máy móc, phụ tùng và linh kiện phụ tùng, nhiều dự án cụ thể trong nhiều lĩnh vực
từ quản lý đô thị, mơi trường, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, phát triển bền vững… đã
được triển khai và mang lại kết quả rất tích cực. Mối quan hệ giao thương giữa Việt
Nam và Thái Lan là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về doanh
nghiệp nước bạn. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm, ngành giữa hai
nước nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp chúng ta thay đổi, đáp ứng thị hiếu thị
trường quốc tế và khu vực Đông Nam Á.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1. Bộ Công Thương. (2020). Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2019. Hà Nội: Nhà
xuất bản Công Thương.
2. Bộ Công Thương. (2021). Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020. Hà Nội: Nhà
xuất bản Công Thương.
Tài liệu trực tuyến:
1. Royal Thai Embassy. Thailand in brief. [online] Royal Thai Embassy,
Washington D.C. Available at: < [Accessed 6 September 2022].
2. World Bank Thailand (2022). THAILAND SYSTEMATIC COUNTRY
DIAGNOSTIC
[online]
World
Bank.
Available
at:
< />96-REVISED-v1-4-26-WB-TH-SCD-REPORT-BOOKLET-159PAGERevisedApr26.pdf> [Accessed 6 September 2022].
3. World Bank Thailand (2022). Creating Markets in Thailand Rebooting

Productivity for Resilient Growth. [online] World Bank. Available at:
< />ing-Markets-in-Thailand-Rebooting-Productivity-for-Resilient-Growth.pdf>
[Accessed 6 September 2022].
4. World Bank Thailand (2021). Thailand Economic Monitor: Living with COVID
in
a
digital
world.
[online]
World
Bank.
Available
at:
< />4810eff81c0030b22f0874a695a491d.pdf> [Accessed 6 September 2022].
5. International Trade Administration (2021). Thailand - Country Commercial
Guide: Import Requirements and Documentation. [online] International Trade
Administration. Available at: < />[Accessed
6
September 2022].
6. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2022). XUẤT KHẨU ĐIỆN TỬ, MÁY TÍNH
VÀ LINH KIỆN TĂNG CAO, ĐỘNG LỰC VÀ KỲ VỌNG TRONG NĂM
2022. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Available at: < [Accessed 6 September
2022].
7. World Bank (2021). Monitoring the Impact of COVID-19 in Thailand. [online]
World
Bank.
Available
at:
< [Accessed 6 September 2022].


19


8. Lê, N. (2022). Xuất khẩu sang Thái Lan đạt mức cao nhất trong một thập kỷ qua.
[online]
Tạp
chí
điện
tử
Mekong
Asean.
Available
at:
< [Accessed 6 September 2022].
9. Sở Cơng Thương Bình Dương. (2022). Đưa hàng Việt vào thị trường Thái Lan
góp phần giảm nhập siêu. [online] Sở Cơng Thương Bình Dương. Available at:
< [Accessed 6 September 2022]
10. Phùng, N. (2021). Xuất nhập khẩu Việt Nam và Thái Lan tháng 5/2021: Xuất
khẩu cà phê tăng 365%. [online] Vietnambiz.vn. Available at:
< [Accessed 6 September
2022]
11. Phùng, N. (2021). Xuất nhập khẩu Việt Nam và Thái Lan tháng 4/2021: Xuất
khẩu chủ yếu điện thoại các loại và linh kiện. [online] Vietnambiz.vn. Available
at: < />[Accessed 6 September 2022]

20




×