!"#$ %&'()*+#!, #
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần
tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành
nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.Luật Cạnh tranh cũng nói đến hợp nhất doanh
nghiệp - là việc “hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
Mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận
nhanh hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số không. Nhưng nó cũng
không phải hoàn toàn không có rủi ro và sự thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất
nhiều vào sự lựa chọn và đánh giá khôn ngoan của bạn về doanh nghiệp mà bạn
định mua.
- Ưu điểm: tạo ra sự lớn mạnh cho doanh nghiệp về quy mô mà còn giúp doanh
nghiệp khẳng định năng lực sản xuất, gia tăng uy tín thương hiệu trên thị trường,
mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng thị phần. Đối với một số doanh nghiệp, mở rộng
quy mô kinh doanh như là con đường tất yếu nhằm gia tăng thế và lực trong cuộc
chiến cạnh tranh khốc liệt của thương trường. Nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường
một cách nhanh nhất thông qua “ăn sẵn” các giá trị của công ty bị mua, bị sáp nhập
- Nhược điểm: Thẩm định giá trị và hồ sơ pháp lý không phải là việc dễ đối
với các doanh nghiệp trong nước, tính minh bạch chưa cao dễ dẫn đến việc “lừa”
nhau về mặt giá trị, rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Bị phá sản do những quyết định sai
lầm trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.mở rộng kinh doanh đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro. Nếu lựa
chọn không đúng thời điểm thích hợp, hoặc mở rộng không đúng hướng, doanh
nghiệp có thể phải chịu thất bại nặng nề. Bên cạnh những thất thoát lớn về tài chính
do việc đầu tư mở rộng, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối diện với việc mất uy tín,
giảm lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Thậm chí đã có những doanh nghiệp
-./#0#)#1/#2
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của các
doanh nghiệp được đa dạng hoá. Tuỳ theo điều kiện phát triển thị trường tài chính
của một quốc gia, tuỳ theo loại hình của doanh nghiệp và các đặc điểm kinh doanh
cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn
khác nhau.
Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu chủ yếu là huy động từ:
• Vốn góp ban đầu.
• Lợi nhuận không chia.
• Phát hành cổ phiếu mới.
Các hình thức huy động vốn nợ chủ yếu là huy động từ:
• Tín dụng thương mại.
• Tín dụng ngân hàng.
• Tín dụng thuê mua.
• Phát hành trái phiếu.
-2/#3%#456+)7
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, bao gồm
phần vốn chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả
trong hoạt động kinh doanh.
Do vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên doanh
nghiệp không có trách nhiệm phải trả vốn đó cho người khác. Số liệu về vốn chủ sở
hữu giúp cho thấy trong số giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu được dùng
để đảm bảo trả nợ.
-82$9: ;
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một số
vốn ban đầu nhất định do cổ đông - chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh
nghiệp đó. Vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản
thân doanh nghiệp.
--<2)=>?+#@*#/#+
Khái niệm: Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi
nhuận dùng để tái đầu tư.
Quy mô vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy
nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh
nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn
vốn.
Vốn góp ban đầu và lợi nhuận không chia được gọi là hình thức tự tài trợ của
doanh nghiệp. Hình thức này có một số ưu nhược điềm sau.
a) Ưu điểm:
- Doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài (Ngân hàng )
- Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân
hàng, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông.
- Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo
cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo.
b) Nhược điểm:
- Khi doanh nghiệp không trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể
làm cho giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
-A#.)##/B9#+CD+
2.1.3.1. Khái niệm
Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích sở hữu
hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với vốn của tổ chức phát hành.
2.1.3.2. Phân loại cổ phiếu.
Doanh nghiệp có thể phát hành các loại cổ phiếu sau:
- Cổ phiếu thường
- Cổ phiếu ưu đãi
2.1.3.3. Đặc điểm của nguồn vốn do phát hành cổ phiếu.
a) Điều kiện, thủ tục phát hành cổ phiếu.
Tuỳ từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà điều kiện và thủ tục phát hành cổ phiếu
là khác nhau.
- Điều kiện phát hanh: Ở Việt Nam, điều kiện phát hành cổ phiếu được quy
định trong Điều 6 nghị định 144/2003/NĐ-CP. Doanh nghiệp muốn phát hành cổ
phiếu phải có đủ các điều kiện sau:
+ Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát
hành cổ phiếu tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam.
+ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có
lãi.
+ Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ
phiếu.
- Thủ tục phát hành: Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu
(được quy định chi tiết trong Điều 10 nghị định 144/2003/NĐ-CP) và nộp cho Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước.
b) Quy mô phát hành cổ phiếu.
Doanh nghiệp chỉ được quyền phát hành một lượng cổ phiếu tối đã và được
gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép.
c) Thời hạn và lãi suất.
- Cổ phiếu không có thời gian đáo hạn.
- Cổ đông được doanh nghiệp trả cổ tức nhưng doanh nghiệp không phải trả
một mức cổ tức cố định và cũng không bắt buộc phải trả cổ tức cho cổ đông mà có
thể giữ lại để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
d) Quản lý và giám sát.
- Quyền lợi của doanh nghiệp và cổ đông gắn bó chặt chẽ với nhau do đó
doanh nghiệp phải chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ từ cổ đông. Ngoài ra doanh
nghiệp cũng phải chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
- Cổ đông có quyền tham gia biểu quyết những vấn đề quan trọng của doanh
nghiệp.
e) Áp lực thanh toán.
- Doanh nghiệp không phải chịu áp lực thanh toán đối với cổ đông.
f) Phương thức, phương tiện thanh toán.
- Doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương thức thanh toán 6 tháng hay 1
năm trả cổ tức một lần. Phương tiện thanh toán cổ tức có thể là tiền mặt hay cổ
phiếu.
g) Tiết kiệm thuế.
- Cổ tức được doanh nghiệp trả từ lợi nhuận sau thuế do đó doanh nghiệp
không tiết kiệm được thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có cổ phiếu được niêm yết
lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ được giảm 50% số thuế TNDN phải
nộp trong 2 năm kể từ khi thực hiện việc niêm yết.
--2?
--EF!G)#HI"+
2.2.1.1. Khái niệm & đặc điểm.
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực
hiện dưới hinh thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời
hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh
nghiệp bán dưới hinh thức tiền tệ. Thương phiếu tồn tại dưới 2 hinh thức là hối
phiếu và lệnh phiếu:
• Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu người mua
chịu trả một số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho
người thụ hưởng.
• Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một
số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ
hưởng.
Như vậy, hối phiếu là lệnh đoi tiền do chủ nợ lập và chỉ sử dụng trong quan
hệ thương mại, con lệnh phiếu thi do người mua chịu lập, được sử dụng không chỉ
trong quan hệ thương mại mà còn trong các quan hệ dân sự khác.
2.2.1.2. Chi phí của tín dụng thương mại.
Trong trường hợp giá mua chịu và giá mua trả tiền ngay có sự chênh lệch,
thường là chênh lệch phải chịu giá cao hơn thi chi phí tín dụng thương mại chính là
chênh lệch giữa giá bán chịu và giá trả tiền ngay.
Thông thường, các nhà cung cấp thường có kèm theo các điều kiện chiết
khấu để khuyến khích khách hàng sớm trả tiền
Như vậy chi phí cho khoản tín dụng này khá cao.
Trên thực tế, loại hinh tín dụng này thường có thời hạn rất ngắn và thường có
lãi suất ngầm ẩn cao hơn rất nhiều so với lãi suất có kỳ hạn tương đương của vốn
vay từ ngân hàng thương mại.
2.2.1.3. Ưu và nhược điểm của việc huy động vốn tín dụng thương mại.
a) Ưu điểm:
- Tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh do doanh nghiệp sẽ vay trực tiếp
bằng nguyên vật liệu và số lượng có thể thay đổi mỗi ki khi kí hợp đồng.
- Giúp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu
bền.
- Chủ động khi huy động vốn: chủ động về thời gian, số lượng, nhà cung
ứng.
- Huy động nhanh chóng dễ dàng.
- Không phải chịu sự giám sát của ngân hàng cũng như các cơ quan nhà
nước.
- Ngoài ra, đối với doanh nghiệp làm chủ nợ: có thể vay ngân hàng thông qua
hinh thức chiết khấu thương phiếu (bán hoặc cầm cố).
b) Nhược điểm:
- Hạn chế về quy mô tín dụng :
+ Số lượng mua chịu.
+ Khả năng của nhà cung ứng.
- Hạn chế về đối tượng vay mượn.
- Hạn chế về không gian vay mượn.
- Hạn chế về thời gian vay mượn do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp khác nhau và thường bị hạn chế về thời hạn vay.
- Phụ thuộc vào quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường.
- Có thể gặp rủi ro khi buộc phải thay đổi nhà cung ứng và phụ thuộc nhiều
vào sự đúng hẹn, uy tín của nhà cung ứng.
- Dễ gặp rủi ro dây truyền.
---EF!G)#J
2.2.2.1. Khái niệm chung.
Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài
sản, máy móc thiết bị. Nó có lịch sử khá lâu đời, song chỉ phát triển mạnh ở những
nước có nền kinh tế phát triển. Đây là một hình tức tín dụng trung và dài hạn đặc
biệt rất thông dụng trong việc tài trợ các doanh nghiệp. Ở nước ta hình thức tín dụng
này mới được hình thành và phát triển.
Có hai phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức thuê vận hành
(operating lease) & phương thức thuê tài chính (capital lease).
b
2.2.2.2. Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng thuê mua.
a) Điều kiện, thủ tục thuê.
- Điều kiện: Doanh nghiệp phải kí qũy một mức từ 15-30% giá trị tài sản
thuê.
- Thủ tục: Để được xem xét cho thuê tài chính, Doanh nghiệp cũng phải
chuẩn bị một bộ hố sơ đầy đủ bao gồm các tài liệu chứng minh về tư cách pháp
nhân, tinh hinh tài chính và dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả. Thuê tài chính
không cần tài sản đảm bảo nhưng phải làm các thủ thục thuê như định giá, đăng kí,
đăng kiểm…
b) Chi phí thuê: Doanh nghiệp đi thuê tài sản phải chịu một mức tiền thuê mà
có thể bu đắp được hoàn toàn chi phí công ty Cho thuê tài chính (CTTC) bỏ ra để
mua sắm tài sản, phí quản lí, rủi ro và khả năng tích lũy lãi. Đối với các nước trên
thế giới áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, tiết kiệm về thuế sẽ được chia cho 2
bên nên phí phải trả của Doanh nghiệp sẽ giảm đi.
c) Thời hạn thuê: Thời gian thuê tối đa đối với tài sản mới (100%) tối thiểu là
1 năm nhưng không quá thời gian khấu hao cần thiết do Bộ tài chính quy định. Thời
gian thuê đối với tài sản cũ đã qua sử dụng phù hợp với tình trạng kỹ thuật và công
năng thực tế của tài sản đó nhưng không vượt quá thời gian khấu hao của tài sản đó
theo quy định của Bộ Tài chính.
d) Phương thức trả tiền: Căn cứ vào khả năng, điều kiện của bên thuê và thời
hạn cho thuê đã được thống nhất trong hợp đồng cho thuê tài chính, bên cho thuê và
Doanh nghiệp có thể thoả thuận phương thức trả tiền như sau:
- Gốc và phí cung trả một lần trong một kỳ thanh toán.
- Trả phí và gốc theo định kỳ.
e) Quy mô của nguồn vốn: Doanh nghiệp có thể được tài trợ 100% vốn mà
Doanh nghiệp cần. Tuy nhiên quy mô này cũng bị hạn chế bởi quy định:
+ Thuê vận hành: Tổng giá trị TS sử dụng cho thuê vận hành với 1 khách
hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty CTTC.
+ Thuê tài chính: Tổng giá trị TS cho thuê không được vượt quá 5% vốn tự
có của công ty CTTC.
f) Quản lý và giám sát.
- Quản lí: Bên cho thuê không có quyền tham gia vào các quyết định của
doanh nghiệp đi thuê.
- Giám sát: Doanh nghiệp thuê tài sản chịu sự kiểm tra tài sản định kì của bên
cho thuê.
g) Phương thức hoàn trả của Doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng:
- Việc định kỳ hạn trả gốc tiền thuê và phí tiền thuê được thoả thuận giữa bên
cho thuê và bên thuê.
- Trả gốc: Căn cứ vào khả năng thu nhập định kỳ của bên thuê, thời hạn thuê
để xác định kỳ trả nợ nhưng tối đa không quá 6 tháng một kỳ.
- Đối với những tài sản có thời gian lắp đặt thiết bị, chạy thử, có thời gian ân
hạn phu hợp với thời gian cần có để lắp đặt thiết bị. Thời gian này công ty cho thuê
tài chính chưa thu nợ. Thời gian cụ thể để xác định kỳ trả nợ lần đầu do hai bên thoả
thuận trong hợp đồng Công ty cho thuê tài chính.
- Trả phí: Phí tiền thuê được trả theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý theo
hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
h) Áp lực thanh toán:
Doanh nghiệp trả nợ không đúng hạn hoặc không thực hiện cam kết trong
hợp đồng sẽ phải chịu lãi suất phạt như vay của Ngân hàng và sự phán xử của toà
án.
i) Tiết kiệm thuế:
Do Doanh nghiệp trích khấu hao (Thuê tài chính) hoặc phản ánh chi phí trả
tiền thuê là một khoản chi phí của Doanh nghiệp nên lợi nhuận trước thuế của
Doanh nghiệp giảm, Doanh nghiệp tiêt kiệm được 1 khoản thuế.
2.2.2.3. Các loại hình cho thuê tài chính.
a) Bán và tái thuê
KF#?9< E/3 :J)#J57
Bên cho > Bên
thuê > thuê
KF#?9<)#J/#,)#JE5-7
b) Cho thuê hợp tác ( leveragel lease): Đối với tài sản thuê có giá trị lớn, một
bên cho thuê không đủ vốn để tài trợ hoặc sợ rủi ro vi tập trung vốn quá lớn vào một
khách hàng nên một số bên cho thuê hợp tác với một hay nhiều bên cho vay để cung
tài trợ.
c) Thuê mua trả góp ( purchase lease): Đây là một hinh thức mua trả góp tài
sản trong một thời gian nhất định, thường là từ 1-5 năm, được áp dụng đối với
trường hợp người mua có thế chấp và không có thế chấp.
d) Thuê mua giáp lưng (under lease): Thuê mua giáp lưng là phương thức tài
trợ mà trong đó được sự thỏa thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho
người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê.
--AEF!GL#
2.2.3.1. Khái niệm.
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu
nhằm vào 3 mục đích:
+ Đầu tư vào Tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng…
+ Bổ sung thêm vốn lưu động
+ Phục vụ các dự án
2.2.3.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng.
Doanh nghiệp vay để đầu tư vào TSCĐ và phục vụ dự án: có thể vay Ngân
hàng theo hình thức như cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ 3 để bảo lãnh
cho mình hoặc vay dưới hình thức trả góp…
2.2.3.3. Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
a) Điều kiện vay vốn: Doanh nghiệp muốn vay vốn Ngân hàng cần phải có
một số điều kiện sau:
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả và phu hợp với quy định của pháp luật.
b) Thủ tục vay vốn: Để được vay vốn ngân hàng, Doanh nghiệp phải có bộ hồ
sơ vay vốn gồm:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Giấy phép kinh doanh.
+ Dự án, phương án sản suất kinh doanh, kế hoạch trả nợ.
+ Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố.
+ Hồ sơ tài liệu khác theo yêu cầu của NH.
c) Lãi suất vay: Khi Doanh nghiệp vay vốn NH, Doanh nghiệp phải trả một
mức lãi suất phụ thuộc vào kì hạn của khoản vay (Lãi suất của các khoản vay có kì
hạn càng cao thì càng cao), phụ thuộc vào Doanh nghiệp có phải là đối tượng ưu đãi
không,…
- Lãi suất doanh nghiệp phải trả thường là lãi suất cố định. Điều đó có nghĩa
là Doanh nghiệp sẽ phải trả cho Ngân hàng lãi định ki (thường là lãi định kì) ngay
cả khi Doanh nghiệp làm ăn không có lãi.
d) Thời hạn vay: Doanh nghiệp có thể vay Ngân hàng dưới hình thức ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn.
e) Quy mô nguồn vốn vay: Doanh nghiệp huy động vốn Ngân hàng với quy
mô phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên quy mô này có thể bị hạn chế
do quy định hạn mức tín dụng của Ngân hàng cho doanh nghiệp , do ki hạn của
nguồn vốn, do giá trị của TS thế chấp, do tính hiệu quả và khả thi của dự án…
Trong trường hợp này Doanh nghiệp có thể xin sự đồng tài trợ của nhiều Ngân hàng
cho mình.
f) Quản lý và giám sát: Doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng chịu sự giám sát
của Ngân hàng trên 2 phương diện:
+ Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có đúng với mục đích ghi trong hợp
đồng vay vốn hay không?
+ Doanh nghiệp trả gốc và lãi có đúng hạn không?
g) Rủi ro - Áp lực thanh toán: Định kì, doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân
hàng ngày cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi, nếu không doanh nghiệp sẽ
phải chịu lãi suất phạt của NH. Đến hạn trả gốc, nếu Doanh nghiệp mất khả năng chi
trả thì tài sản bảo đảm của Doanh nghiệp bị phát mãi hoặc bên thứ ba đứng ra bảo
lãnh cho Doanh nghiệp khi vay sẽ phải chịu trách nhiệm trả hộ cho doanh nghiệp .
Điều này gây ra ảnh hưởng rất xấu về uy tín của Doanh nghiệp với NH.
h) Tiết kiệm thuế: Lãi vay được tính là chi phí của doanh nghiệp , làm giảm
lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp tiết kiệm được một
khoản thuế TNDN.
2.2.3.4. Ưu nhược điểm của việc vay vốn Ngân hàng.
a. Ưu điểm:
- Đối với Doanh nghiệp lớn:
+ Tập trung được nguồn vốn lớn cung một lúc do có thể có tài sản để thế
chấp lớn, có uy tín với NH…
+ Mức độ rủi ro thấp hơn các Doanh nghiệp nhỏ: Đến ki thanh toán
Doanh nghiệp không trả đựơc nợ sẽ được Ngân hàng gia hạn, các DNNN sẽ được
nhà nước trả hộ…
- Đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ngày nay Doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà nước để có thể tiếp cận được
nguồn vốn này.
b. Nhược điểm:
- Bị động trong quá trinh vay vì số lượng vay là bao nhiêu còn phụ thuộc vào
quyết định từ phía NH
- Doanh nghiệp chịu sự giám sát của Ngân hàng trong quá trinh sử dung vốn
vay. Ngân hàng sẽ giám sát Doanh nghiệp về việc sử dụng vốn vay có đúng mục
đích ghi trong hợp đồng không, về việc trả nợ gốc và lãi có đúng kì hạn cam kết
không…
--M#.)##).+9#+C
2.2.4.1. Khái niệm.
Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích đòi nợ
hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành.
2.2.4.2. Phân loại trái phiếu.
Một doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu sau:
a) Trái phiếu có lãi suất cố định.
b) Trái phiếu có lãi suất thả nổi
c) Trái phiếu có thể thu hồi
d) Trái phiếu có thể chuyển đổi
e) Trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu
f) Trái phiếu có tài sản đảm bảo
g) Trái phiếu không có tài sản đảm bảo
2.2.4.3. Đặc điểm của việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu.
a) Điều kiện, thủ tục phát hành. Tuy từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà điều
kiện và thủ tục phát hành trái phiếu là khác nhau.
+ Điều kiện phát hành: Ở Việt Nam, điều kiện phát hành trái phiếu được quy
định trong Điều 8 nghị định 144/2003/NĐ-CP: Doanh nghiệp muốnphát hành cổ
phiếu phải có đủ các điều kiện sau:
● Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà
nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ
đồng Việt Nam.
● Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải
có lãi.
● Có phương án khả thi về việc sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt
phát hành trái phiếu.
● Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
+ Thủ tục phát hành: Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu
(được quy định chi tiết trong Điều 10 nghị định 144/2003/NĐ-CP) và nộp cho Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước.
b) Quy mô phát hành: Doanh nghiệp chỉ được phát hành một lượng trái phiếu
nhất định dưói sự cho phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
c) Thời hạn và lãi suất: Lãi suất trái phiếu thường thấp hơn lãi suất cho vay
của ngân hàng và lợi tức cổ phiếu thường.
Ví dụ: Lãi suất Trái phiếu của Tổng công ty Sông Đà kỳ hạn 3 năm là
9,3%/năm. Trong khi lãi suất ngân hàng cho vay ngắn hạn từ 9,36%/năm đến
12,06%/năm; cho vay dài hạn từ 0,9%/tháng đến 1,2%/tháng,
- Trái phiếu có thời gian đáo hạn xác định. Khi đáo hạn, doanh nghiệp phải
hoàn trả cho trái chủ cả phần gốc và lãi trái phiếu.
d) Quản lý và giám sát: Doanh nghiệp không phải chịu sự quản lý hay giám
sát từ các trái chủ. Doanh nghiệp chỉ phải chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán
Nhà nước.
- Trái chủ không có quyền tham gia vào các quyết định và biểu quyết những
vấn đế quan trọng của doanh nghiệp.
e) Áp lực thanh toán: Doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh toán tiền lãi trái
phiếu hàng năm và trả nợ gốc khi đáo hạn.
f) Phương thức thanh toán: Doanh nghiệp có thể thanh toán lãi theo phương
thức trả lãi trước hoặc trả lãi sau.
g) Tiết kiệm thuế: Lãi trái phiếu được hạch toán vào chi phí hoạt động tài
chính (TK 635) để xác định lợi nhuận trước thuế do đó doanh nghiệp tiết kiệm được
một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có trái phiếu được niêm yết lần đầu tại Trung
tâm giao dịch chứng khoán sẽ được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm
kể từ khi thực hiện việc niêm yết.
A./9#HI9#.9*#(# ,
AK#(# ,)#N,9#HI9#.9HO)#P.
Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau
trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định như sau:
MK =
NG
T
Trong đó:
MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ
NG: Nguyên giá TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) được xác đinh như sau:
Tk =
Mk
NG
Hoặc Tk =
1
T
Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các
khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp
đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử
dụng. các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ. Nó
được xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ có tính đến
sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, mục đích sử
dụng và hiệu quả sử dụng.
Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu
hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra
sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược
điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được
sự hao mòn vô hình của TSCĐ.
Trong thực tế, để tính khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp, người ta
thường xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung. Có nhiều cách xác định
tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của doanh nghiệp nhưng cách xác định thông
dụng nhất là theo phương pháp bình quân gia quyền:
─ n
Tk =
∑(fi.Ti)
i =1
Trong đó:
- f: tỷ trọng của từng loại TSCĐ
- Ti : Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ
- i : Loại TSCĐ
Do đó, mức khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp được xác định:
M =
Nguyên giá bình quân
TSCĐ phải tính khấu hao
X
Tỷ lệ khấu hao tổng
hợp bình quân chung
A-K#(# ,)#N,9#HI9#.9%2!H+&!;/$+Q/#R#
Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau:
Mk
i
= G
di
x T
kh
Mk
i
: Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i
Gd
i
: giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ
─
i : thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ ( i = 1,n )
Tkh = Tk x Hs
Trong đó:
Tk: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
Hs: Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở các nước như sau:
- Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm
- Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm
- Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm
AAK#(# ,)#N,9#HI9#.9)R>S*#(# ,+&!;
Theo phương pháp này, mức khấu hao năm được xác đinh như sau:
Mkt = NG x Tkt
Trong đó:
Mkt: số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t
NG: Nguyên giá TSCĐ
Tkt: tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm thứ t
t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ
MT&)U#)<
Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất
hoặc bán ra sau này, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở
dang, thành phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ.
M./#L)2&##HC)<*#,!V)4
Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào
một số yếu tố cơ bản sau:
• Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của
doanh nghiệp thường bao gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ
thời vụ.
• Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
• Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp.
• Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.
• Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
• Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
• Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…
Quản trị tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt
động nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hóa đi vào, đi ra khỏi doanh nghiệp.
Quản trị hàng tồn kho phải trả lời được các câu hỏi:
• Lượng hàng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất?
• Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng?
Việc quản trị tồn kho trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải
chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài
sản của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ đúng mức, hợp lý sẽ
giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong kinh doanh, không bị thiếu sản
phẩm hàng hóa dễ bán, đồng thời giúp doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm, giảm
chi phí tồn kho.
M-#+9#F)<*#,
Chi phí tồn kho có liên quan trực tiếp tới giá vốn của hàng bán. Bởi vậy các
quyết định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lý hàng tồn kho
dự trữ cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập.
Các chi phí gắn liền với hàng tồn kho (chi phí tồn kho) bao gồm:
• Chi phí đặt hàng
• Chi phí lưu kho (chi phí bảo quản
• Các chi phí khác:
• Chi phí giảm doanh thu do hết hàng
• Chi phí mất uy tín với khách hàng .
• Chi phí gián đoạn sản xuất…
Một số yếu tố chi phí liên quan đến việc ra quyết định về hàng tồn kho và
quản lý hàng bán không tồn tại trong hệ thống kế toán hiện hành, ví dụ như chi phí
cơ hội.
• #0#W)##+S&56XT7
Mô hình lượng đặt hàng kinh tế EOQ (Economics Order Quantity Model) là
một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính chất định lượng được sử dụng để xác
định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, trên cơ sở 02 loại chi phí: một là chi phí
đặt mua hàng (chi phí mua hàng). Hai là chi phí tồn trữ hàng tồn kho (chi phí dự
trữ). Hai loại chi phí trên có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu số lượng
nguyên vật liệu hay hàng hóa tăng lên cho mỗi lần đặt hàng thì chi phí đặt hàng sẽ
giảm xuống nhưng chi phí tồn trữ sẽ tăng lên. Mục tiêu của mô hình quản trị hàng
tồn kho EOQ sẽ lựa chọn mức tồn kho sao cho ở mức đó tổng hai lọai chi phí này là
thấp nhất.
Mô hình này được giả thiết rằng:
• Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau.
• Nhu cầu, chi phí đặt hàng, chi phí bảo quản là xác định. Thời gian mua hàng
– thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng cũng là xác định.
• Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt.
Giả thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ không ảnh hưởng đến mô hình
EOQ bởi vì chi phí mua hàng của tất cả hàng hóa mua vào sẽ như nhau bất kể
quy mô đơn hàng với số lượng đặt là bao nhiêu.
• Không xảy ra hiện tượng hết hàng: một lý do biện hộ cho giả thiết này là ở
chỗ chi phí cho một lần hết hàng là qua đắt. Chúng ta phải luôn duy trì một
lượng tồn kho thích hợp để đảm bảo hiện tượng hết hàng không xảy ra.
Với những giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội. Để xác
định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
Tổng chi phí tồn kho = Tổng chi phí đặt hàng + Tông chi phí bảo quản
= (D/EOQ) x P + (EOQ/2) x C
Theo lý thuyết về mô hình số lượng hàng đặt có hiệu quả thì:
EOQ =
Trong đó:
EOQ: Số lượng đặt hàng có hiệu quả.
D: Tổng nhu cầu số lượng một loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất
định.
P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng.
C: Chi phí bảo quản trên mỗi đơn vị hàng tồn kho.
Công thức cho thấy EOQ tỷ lệ thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng, tỷ lệ
nghịch với chi phí bảo quản.
• Xác định thời điểm đặt hàng lại.
Quyết định quan trọng thứ hai liên quan đến quản trị tồn kho là vấn đề khi
nào thì đặt hàng. Điểm tái đặt hàng là chỉ tiêu phản ánh mức hàng tối thiểu còn lại
trong kho để khởi phát một yêu cầu đặt hàng mới. Điểm tái đặt hàng được tính toán
đơn giản nhất khi cả nhu cầu và thời gian mua hàng là xác định.
Điểm tái đặt hàng = Số lượng hàng bán trong một
đơn vị thời gian
* Thời gian mua hàng
• Lượng dự trữ an toàn.
Giả thiết rằng nhu cầu và thời gian đặt hàng là xác định. Dự trữ an toàn là
mức tồn kho được dự trữ ở mọi thời điểm ngay cả khi lượng tồn kho đã được xác
định theo mô hình EOQ. Nó được sử dụng như một lớp đệm chống lại sự tăng bất
thường của nhu cầu, hay thời gian mua hàng, hoặc tình trạng không sẵn sàng cung
cấp của các nhà cung cấp. Mức dự trữ an toàn tối ưu là lượng dự trữ an toàn cho
phép tối thiểu chi phí hết hàng và chi phí dự trữ.
YZT[\E8]^_
Y+D+)#+S/#Q)B/)``
Tổng công ty lắp máy Việt Nam ( tên gọi tắt: LILAMA) - là doanh nghiệp
Nhà nước, thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất
nước sau chiến tranh.
Kể từ khi thành lập đến năm 1975, LILAMA đã lắp đặt nhiều nhà máy thủy
điện từ Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của khu công
nghiệp Việt Trì, Thượng Đình v.v Góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng
XHCN ở miền Bắc.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, đối mặt với muôn ngàn khó khan của
nền kinh tế thời hậy chiến, trong cơ chế quản lý bao liêu bao cấp, tiếp đó là sự cạnh
tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường những năm 90.LILAMA đã lắp đặt thành
công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền
kinh tế như: thủy điện Hòa Bình, Trị An, xi măng Bỉm Sơn, Kiên Lương, các trạm
biến áp truyền tải điện 500Kv Bắc - Nam
Cuối năm 1995, chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty,
LILAMA đã có những bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết
cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng
chế tạo thiết bị cho các nhà máy: xi măng ChinFong, Nghi Sơn, Hoàng Mai trị giá
hàng trăm triệu USD.
Sau 40 năm phát triển và trường thành bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và
những đóng góp xứng đáng trong những năm qua, năm 2000 nhà nước đã tin tưởng
giao cho LILAMA làm Tổng thầu EPC thực hiện các dự án: nhiệt điện Uông Bí
300MW: nhiệt điện Cà Mau (chu trình hỗn hợp) 720 MW: và thắng thầu gói 2 & 3
nhà máy lọc dầu Dung Quất từ khảo sát, thiết kế đến chế tạo thiết bị và tổ chức
quản lý xây lắp.Sự kiện này đã đưa LILAMA lên tầm cao mới, trở thành nhà thầu
EPC đầu tiên của đất nước giành lại ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước ngoài.
LILAMA đã khẳng định được khả năng này bằng việc đứng đầu các tổ hợp các nhà
thầu Quốc tế, đấu thầu và thắng thầu hợp đồng EPC dự án xây dựng nhà máy lọc
dầu Dung Quất trị giá trên 230 triệu USD.
Hiện nay, với 25.000 CBCNV của 20 công ty thành viên, 1 Viện nghiên cứu
công nghệ Hàn, 2 trường đào tạo CNKT, với đội ngũ trên 2.500 kỹ sư và 2.000 thợ
hàn có chứng chỉ quốc tế yêu nghề được trang bị đầy đủ phương tiện thiết kế, chế
tạo, thi công tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001-2000 ở Tổng công ty , ISO 9002 tại các công ty thành viên, khẳng định
LILAMA sẽ luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong công cuộc xây dựng kinh
tế, góp phần xứng đáng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
-TC)U#)##>@9/)E``
Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2001 của Thủ tướng phê duyệt
Chiến lược phát triển ngành cơ khí VN đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đã khẳng định
“một trong những định hướng ưu tiên phát triển là phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ
khí đáp ứng 55-60% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt
30% giá trị sản lượng. Với ưu tiên đó, dòng tiền từ nước ngoài chảy vào VN để thực
hiện các dự án như nhà máy điện (thuỷ, nhiệt, nguyên tử ), xi măng, hoá chất, lọc
dầu, thực phẩm với tổng giá trị đầu tư bình quân là 10 tỷ USD/năm. Đây là một
khối lượng công việc khổng lồ, một thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng và triển vọng.
Trong khi đó tại VN chỉ có LILAMA, COMA, HAVICO và một số công ty cơ khí
nhỏ nên không thể đáp ứng được tiến độ và khối lượng công việc trên. Thêm vào
đó, các nước phát triển cũng đang có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cơ khí do chi
phí sản xuất của họ cao. Xuất phát từ nhu cầu trong nước và nước ngoài, đã thôi
thúc chúng tôi khởi nghiệp vào ngành kinh doanh là: Cơ khí và lắp máy. Việc khởi
nghiệp đã được thẩm định về tính khả thi của nó. Từ đó chúng tôi quyết định thành
lập công ty TNHH “Ltd” và viết bản kế hoạch kinh doanh để kêu gọi vốn. Dự kiến
là trên 11 thành viên, những người có cùng ý chí và tâm huyết với nghề. Nguồn vốn
được đóng góp trên tinh thần tự nguyện và không nhất thiết bằng nhau. Các thành
viên có thể đóng góp bằng tiền, vàng, bất động sản, xe máy, thiết bị hay tài sản liên
quan khác. Phần đóng góp này được đánh giá và quy đổi bằng tiền theo giá thị
trường và được ghi trên Bản điều lệ công ty. Do loại hình kinh doanh này đòi hỏi
nhiều thành viên sáng lập phải am hiểu về sản phẩm đặc thù, phải đầu tư nhiều vào
tài sản cố định nên số vốn cần góp ban đầu lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi thực hiện
mua thương hiệu LILAMA.
Theo bản phương hướng và nhiệm vụ phát triển công ty, sau 3 năm hoạt động
có hiệu quả, quy mô sản xuất tăng và có dự án khả thi (NPV>0), thì công ty chuyển
đổi thành công ty cổ phần để huy động vốn trên thị trường chứng khoán, một nguồn
vốn dài hạn sẽ giúp công ty tăng trưởng và phát triển bền vững.
BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH
• Tên công ty: Công ty TNHH Cơ khí LILAMA
Tên giao dịch quốc tế: LILAMA Mechanical Company Ltd
Tên viết tắt: LILAMA.MC
Slogan: Niềm tin của nền công nghiệp
Công ty TNHH Cơ khí LILAMA là một doanh nghiệp có đầy đủ tư cách
pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, tổ chức và hoạt động theo
Điều lệ của công ty và luật doanh nghiệp.
• Cơ cấu nguồn vốn và tài sản đầu tư
• Vốn kinh doanh tự có
5.000.000.000 VNĐ
Trong đó: Vốn cố định 4.400.000.000 VNĐ
Vốn lưu động 600.000.000 VNĐ
• Tài sản cố định cần dùng
• Nhà cửa, vật kiến trúc
• Nguyên giá
1.200.000.000 VNĐ
• Máy móc, thiết bị
• Nguyên giá
2.400.000.000 VNĐ
• Phương tiện vận tải
• Nguyên giá
800.000.000 VNĐ
• Diện tích đất sử dụng
15.000 m
2
• Khu điều hành công ty
300 m
2
• Khu tập thể
400 m
2
• Nhà xưởng 1
2.000 m
2
• Sân bãi chế tạo và sơn thiết bị
12.300 m
2
• Sản phẩm của ngành kinh doanh: Chế tạo và lắp đặt thiết bị cho các nhà máy
công nông nghiệp; Chế tạo và lắp đặt thiết bị kết cấu công trình đường dây và
trạm biến áp; Chế tạo và lắp đặt nồi hơi, ống áp lực, bồn bể chịu áp lực cao;
Chế tạo và lắp đặt thiết bị nâng, cần trục, cầu trục, cổng trục.
• Mô hình tổ chức điều hành công ty, gồm 64 người thường trực:
• Ban lãnh đạo công ty gồm: 4 người.
• 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc (phó giám đốc phụ trách công tác thi công,
an toàn, máy thi công; phó giám đốc phụ trách công tác kinh tế-kỹ thuật,
công tác vật tư), 01 Kế toán trưởng.
• Khối cơ quan công ty gồm 04 phòng ban nghiệp vụ, gồm 16 người
• Phòng tổ chức hành chính: 02 Phòng kinh tế-Kỹ thuật: 08
• Phòng tài chính-kế toán: 03 Phòng vật tư, thiết bị: 03
• Khối sản xuất gồm:
• 01 Nhà máy chế tạo thiết bị đóng tại công ty: 20 người ( thợ hàn, thợ
gia công tổ hợp, thợ ống )
• 03 Đội công trình trực thuộc: 24 người (thợ hàn, thợ gia công, thợ lắp,
thợ ống, lái xe cẩu )
Bộ máy quản lý điều hành được xây dựng căn cứ vào điều lệ của công ty,
hàng năm tiến hành tổ chức Đại hội đồng, Đại hội đồng là cơ quan quản
lý cao nhất quyết định chiến lược, phương hướng sản xuất
Đại hội đồng bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát công ty. Ban kiểm
soát có chức năng giúp HĐQT kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
• Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
• Xây dựng nguồn lực:
• Nguồn lực về “con người”
• Xây dựng chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài. Lập phương án đào tạo
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo phải phù hợp với quá
trình đầu tư và phát triển theo từng giai đoạn
• Hình thức đào tạo tại công trường thi công đối với đội ngũ công nhân kỹ
thuật, đặc biệt là đội ngũ thợ hàn để củng cố và phát triển số lượng và chất
lượng thợ có đẳng cấp trong khu vực ASEAN và quốc tế (đạt trình độ 5G-
6G, hàn điện trong môi trường khí bảo vệ như hàn TIG,MIG, MAG)
• Xây dựng đội ngũ kỹ thuật thành thạo vi tính, sử dụng phần mềm, giao dịch
bằng tiếng Anh.
• Nguồn lực về “tài chính”
Huy động nguồn vốn được dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty có thể
tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại qua các năm để tái sản xuất mở rộng hoặc tăng vốn từ
các thành viên theo điều lệ. Sau đó, lên phương án kêu gọi tài trợ vốn cho các dự án
đầu tư nhằm đảm bảo tăng trưởng và hiệu quả. Hàng năm, công ty thực hiện chính
sách phòng ngừa rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính.
• Nguồn lực về “Thiết bị, công nghệ”
Sử dụng tối đa công suất nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc nhằm
sử dụng triệt để năng lực sản xuất của công ty. Khi thực hiện việc đầu tư mua sắm
thiết bị phải tính đến hiệu quả kinh tế.
• Các tuyên bố giá trị văn hoá
• Đối với khách hàng: Tôn trọng và biết ơn khách hàng, kinh doanh trung thực,
đảm bảo chất lượng sản phẩm công trình, lắng nghe ý kiến phản hồi và chịu
trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm của mình.
• Đối với các đối tác trong và ngoài nước: bảo đảm tính cộng đồng doanh
nhân, cùng giúp đỡ lẫn nhau trong kinh doanh, trước hết là cùng ngành cơ
khí, thực hiện cạnh tranh đúng pháp luật, tôn trọng các hợp đồng đã ký kết
như: chất lượng và thời gian hoàn thành dự án. Với các đối tác kinh doanh,
chữ tín là văn hoá, là phẩm chất của doanh nhân. Khách hàng được coi là tài
sản của công ty và càng được trân trọng.
• Đối với công nhân viên: chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo hộ lao
động, tôn trọng ý kiến và kiến nghị, khêu gợi tinh thần trách nhiệm và ý thức
làm chủ, thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã ký kết theo luật địn, thù lao
và khen thưởng xứng đáng, chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
• Các quy tắc đạo đức:
• Đối với nội bộ: Phát huy triết lý kinh doanh, thể hiện cách thức kinh doanh
phù hợp với pháp luật-đạo đức-văn hoá dân tộc, thu được lợi nhuận mà
không làm tổn hại đến khách hàng-xã hội. Công ty đề cao trung thực, trách
nhiệm và giá trị tinh thần trong kinh doanh. Công ty coi trọng sự đóng góp xã
hội: từ đóng thuế đến tạo việc làm hay cả niềm vui KH thoả mãn, thể hiện
“hàng VN-chất lượng cao”
• Phát huy yếu tố con người, tạo ra sức mạnh tổng thể và cổ vũ người lao động
sáng tạo với niềm tin, lý tưởng cao đẹp, cũng như mỗi thành viên là hệ giá trị
tạo nên nguồn lực cho sự phát triển bền vững.
• Đối với lãnh đạo công ty: lắng nghe, thuyết phục mọi người gắn chặt với
hướng mới, công nhận và khen thưởng những ai tuân theo quy tắc văn hoá
mới.
• Chiến lược kinh doanh: đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường trong và
ngoài nước.
• Tăng cường và củng cố đội ngũ kỹ sư, trang bị thêm các phần mềm hỗ trợ để
đi sâu vào lĩnh vực khảo sát thiết kế trong ngành xây dựng, tư vấn thiết kế
công nghệ các dây chuyền sản xuất
• Củng cố và nâng cao năng lực, đầu tư các công nghệ hiện đại cho “Nhà máy
chế tạo thiết bị” của công ty. Ngoài việc chế tạo cca sản phẩm cơ khí truyền
thống cho các ngành công nghiệp năng lượng, hoá chất, vật liệu xây dựng,
công nghiệp thực phẩm, công nghiệp ôtô, xe máy Chúng ta từng bước mở
rộng sang lĩnh vực chế tạo thiết bị nâng, chế tạo bình bể chịu áp lực, bồn bể
chúa xăng dầu và thiết bị khác.
• Tăng cường công tác tiếp thị với các đối tác nước ngoài, mở rộng liên doanh,
liên kết để tiếp tục đẩy mạnh công tác chế tạo sản phẩm cơ khí cho xuất
khẩu. Củng cố lực lượng tham gia đấu thầu đủ mạnh nhằm nâng cao tỷ lệ
thắng thầu tiến tới ký kết được nhiều công trình và các hợp đồng kinh tế có
giá trị lớn.
A./#0#)#1/#2
Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn
hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh
chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; việc huy
động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành
cổ phiếu . Đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và lắp máy như công ty
TNHH LILAMA,cần số vốn lớn để đầu tư sản xuất,mở rộng quy mô ,thì những hạn
chế của mô hình công ty TNHH đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy
động vốn của công ty.
Chính vì vậy mà sau 3 năm hoạt động có hiệu quả,quy mô sản xuất tăng và
có dự án khả thi ( NPV >0 ),thì công ty đã chuyển đổi sang công ty cổ phần để huy
động vốn trên thị trường chứng khoán,một nguồn vốn dài hạn sẽ giúp công ty tăng
trưởng và phát triển bền vững.
Đối với 1 doanh nghiệp kinh doanh cần có nguồn vốn lớn và ổn định thì sẽ
khó có thể phụ thuộc vào 1,2 nguồn vốn . Do đó cần kết hợp giữa các nguồn huy
động vốn để phục vụ cho các nhu cầu ngắn ,và dài hạn của công ty.
Các nguồn vốn bổ sung cho nhau sẽ giúp công ty hoạt động linh hoạt và hiệu
quả hơn. Công ty TNHH LILAMA của chúng tôi đã áp dụng rất nhiều hính thức
huy động vốn.
-Tăng tỉ lệ lợi nhuận giữ lại qua các năm để hoặc là tăng vốn từ các thành
viên theo điều lệ để tái sản xuất ,mở rộng, tạo các nguồn vốn dự trữ.
-Kêu gọi tài trợ vốn cho các dự án mà công ty đầu tư (nhằm đảm bảo tăng
trưởng ,hiệu quả ) .Kí các hợp đồng tài trợ tín dụng với các sở giao dịch-
ngân hàng với lãi suất hợp lý.
-Vay vốn từ các quỹ đầu tư ,có được thương hiệu nổi tiếng LILAMA ,việc
huy động nguồn vốn từ các quỹ đầu tư cũng dễ dàng và nhận được nhiều ưu
đãi hơn.
-Vay vốn từ các ngân hàng có mối quan hệ lâu năm với công ty LILAMA,để
có được những ưu đãi về lãi suất cũng như thời hạn trả gốc và lãi.
Các hình thức huy động vốn trên có ưu điểm là dễ huy động và thời gian huy
động vốn nhanh ,phục vụ tức thì khi công ty cần tiền để đầu tư vào dự án khi nhận
được các dự án khả thi .Tránh tình trạng để tuột mất hợp đồng hoặc việc thi công
công trình ,dự án bị dang dở ,đình trệ.Thích hợp cho các chiến lược ngắn hạn.
Tuy nhiên ,để có thể có 1 nền tảng vững chắc hơn,cho tương lai với các đầu
tư dài hạn ,công ty cần có 1 nguồn vốn ổn định và lâu dài ,với lãi suất thấp hơn. Đó
chính là nguồn vốn rất lớn từ dòng tiền nhàn dỗi của người dân ,được huy động
thông qua việc phát hành cổ phiếu ,trái phiếu doanh nghiệp.
Việc sở hữu thương hiệu LILAMA ,giúp cho giá trị trái phiếu cũng như cổ
phiếu trên thị trường được nâng cao rất nhiều ,tính thanh khoản cũng cao hơn.
a#.)##).+9#+C là kênh huy động vốn rẻ và hiệu quả.
Phát hành trái phiếu ( chứng khoán nợ ) ,căn cứ vào uy tín của doanh nghiệp ,
hiệu quả của dự án đầu tư và tình hình thị trường tài chính - tiền tệ, doanh nghiệp
phát hành trái phiếu quyết định lãi suất trái phiếu cho từng đợt phát hành. Việc phân
chia ra các đợt phát hành sẽ tối đa hóa được số tiền cần huy động.
Phát hành trái phiếu không làm pha loãng lợi ích cổ đông, chủ động hơn về
nguồn vốn với lãi suất thấp, do lãi suất trái phiếu thường xác định trước và là chi phí
được khấu trừ thuế.
So với vay ngân hàng, huy động vốn qua trái phiếu có một số ưu điểm như
không cần có tài sản thế chấp và được chủ động sử dụng số tiền huy động mà không
có sự giám sát của ngân hàng. Doanh nghiệp chỉ phải trả lãi theo kỳ hạn 6 tháng
hoặc 1 năm và chỉ trả gốc vào cuối kỳ. Lãi suất trái phiếu không bị khống chế bởi
trần lãi suất nên có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Với trái phiếu mệnh giá tối thiểu 100.000 VNĐ /1 trái phiếu ,công ty sẽ huy
động được nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư.Tuy nhân ,vì mô hình công ty vẫn còn
nhỏ ,chưa có được uy tín về khả năng sản xuất ,kinh doanh cũng như chưa được hấp
dẫn như trái phiếu chính phủ nên tính thanh khoản chưa cao, do đó công ty cần tính
toán số lượng trái phiếu phát hành cho phù hợp với mô hình của công ty.
Công ty cần cân nhắc tính toán thật kĩ ,vì trái phiếu là loại chứng khoán nợ ,có
thời hạn thanh toán cố định cho nhà đầu tư mỗi khi đáo hạn .
a#.)##/B9#+C huy động 1 lượng vốn để phục vụ cho yêu cầu của
công ty.
Cũng như phát hành trái phiếu doanh nghiệp ,công ty cung cần tính toán ,cân
nhắc số lượng cổ phiếu phát hành,số lượng các loại cổ phiếu trong mỗi đợt phát
hành.
Cổ phiếu có ưu điểm hơn trái phiếu là lãi suất không cố định ,tùy thuộc vào
tình hình kinh doanh của công ty ,do đó bớt được gánh nặng về lãi suất ,thời gian
thanh toán cho cổ đông cũng không có thời gian cố định như trái phiếu . Do đó
doanh nghiệp chủ động hơn ,điều chỉnh cho phù hợp với khả năng,tình hình kinh
doanh của công ty ,hạ thấp tính rủi ro.
Thị trường chứng khoán là 1 mảnh đất màu mỡ ,nhưng có quá nhiều đối thủ
cạnh tranh và nhiều thách thức ,do nhiều yếu tố tác động ,công ty cần phải có 1
chiến lược phát triển phù hợp ,bền vững ,không nóng vội để luôn có được 1 chỗ
đứng an toàn trên thị trường nội địa trước khi muốn vươn xa hơn.
M./9#HI9#.9*#(# ,
-Nhóm chọn mốc thời gian mua tài sản cố định trùng với mốc thời gian giả
định công ty bắt đầu hoạt động là: cuối năm 2003, bắt đầu đưa vào sử dụng và tính
khấu hao là từ năm 2004.
-Căn cứ theo “Khung thời gian sử dụng Tài sản cố định” (Ban hành kèm
quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính); ta có mức khấu
hao tương ứng cho:
+Nhà cửa, vật kiến trúc:
-Kiên cố: từ 25 đến 50 năm.
-Bình thường: từ 6 đến 25 năm.
+Máy móc thiết bị ngành sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí chính xác: từ 5
đến 12 năm.
+Phương tiện vận tải (tuỳ loại): từ 6 đến 15 năm.
*Để tiện cho việc tính toán và so sánh, nhóm giả sử rằng các loại TSCĐ của
công ty có số năm tính khấu hao là như nhau, chọn cùng 1 mức thống nhất là 8 năm,
nằm trong khoảng thời gian phù hợp với từng loại tài sản.
-Do đất sử dụng của công ty là đất thuê (không được ghi nhận là TSCĐ vô
hình) nên không tính khấu hao.
Tổng nguyên giá TSCĐ là: 1200+2400+800=4400 (triệu đồng).
1.Khấu hao theo ph ương pháp đường thẳng:
Mức khấu hao hàng năm là:
M= NG / N = 4400 / 8 = 550 (triệu đồng).
Năm Cuối
2003
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
thứ
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Mua
TSCĐ
(4400)
Khấu
hao
550 550 550 550 550 550 550 550
LNST
(dự
kiến)
960 1100 1270
Dòng
tiền
thuần
1510 1650 1820
2.Khấu hao theo ph ương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh:
Mức khấu hao năm i : Mi = Gi . T đc ; T đc = T . H
Thời gian khấu hao N=8 năm > 6 năm => H=2,5
=> T đc = 1/8 . 2,5 = 0.3125
*Bảng tính khấu hao:
Năm G i T đc M i Khấu hao
luỹ kế
Giá trị còn
lại
1 4400 0,3125 1375 1375 3025
2 3025 0,3125 945,31 2320,31 2079,7
3 2079,7 0,3125 650 2970,21 1429,7
4 1429,7 0,3125 446,78 3417 982,92
5 982,92 0,3125 307,16 3724,16 675,76
6 675,76 0,3125 211,175 3935,33 464,58
7 464,58 0,3125 232,3 4167,62 232,3
8 232,3 0,3125 232,3 4400 0
*Tính dòng tiền thuần:
Năm Cuối
2003
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
thứ
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Mua
TSCĐ
(4400)
Khấu
hao
1375 945,31 650 446,78 307,16 211,175 232,3 232,3
LNST
(dự
kiến)
960 1100 1270
Dòng
tiền
thuần
1406,78 1407,16 1481,175
3. Khấu hao theo ph ương pháp tỉ lệ giảm dần:
Mi = NG . Ti ; Ti = 2.(N – i + 1) / N.(N+1)
T1= 2.(8-1+1) / 8.9 = 16/72 => M1= 16/72. 4400 = 977,77
Tương tự, ta có:
T2= 14/72 => M2= 855,55
T3= 12/72 => M3= 733,33
T4= 10/72 => M4= 611,11
T5= 8/72 => M5= 488,88
T6= 6/72 => M6= 366,66
T7= 4/72 => M7= 244,44
T8= 2/72 => M8= 122,22
*Tính dòng tiền thuần:
Năm Cuối
2003
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Năm
thứ
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Mua (4400)
TSCĐ
Khấu
hao
977,77 855,55 733,33 611,11 488,88 366,66 244,44 122,22
LNST
(dự
kiến)
960 1100 1270
Dòng
tiền
thuần
1571,11 1588,88 1636,66
#L)F/#/#b9# HI9#.9*#(# ,
-Theo đề bài, 3 năm 2007, 2008, 2009 đã có số liệu dự kiến về Lợi nhuận sau
thuế, ta có thể xét Dòng tiền thuần trong 3 năm này và mục tiêu kinh doanh trong
giai đoạn đó làm căn cứ để lựa chọn phương pháp khấu hao.
a) Nếu doanh nghiệp mong muốn nâng cao các chỉ số NPV, PI trong toàn bộ
quá trình đưa TSCĐ vào sản xuất :
*Giả sử với NPV trong 3 năm từ 2007 đến 2009 :
NPV= CF4/(1+k)4cCF5/(1+k)5 + CF6/(1+k)6 - ICO ; giả định k=10%
*Với phương pháp khấu hao đường thẳng :
NPV 1 = 1510/(1+0,1)4c1650/(1+0,1)5 + 1820/(1+0,1)6 - 4400
=3083,21 – 4400 = -1316,79
*Với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh :
NPV 2 = 1406,78/(1+0,1)4c1407,16/(1+0,1)5 + 1481,175/(1+0,1)6 - 4400
= 2670,57 – 4400 = -1729,43
*Với phương pháp khấu hao theo tỉ lệ giảm dần :
NPV 3 = 1571,11/(1+0,1)4c1588,88/(1+0,1)5 + 1636,66/(1+0,1)6 - 4400