Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích và bình luận quy định pháp luật việt nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.2 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Giải quyết vấn đề
I, Một số khái niệm
1, Khái niệm trọng tài thương mại
2, Khái niệm về phán quyết thương mại
3, Thi hành phán quyết trọng tài
4, Hủy phán quyết trọng tài của tòa án
II, Các quy định về thi hành và hủy phán quyết trọng tài
1, Các quy định về thi hành phán quyết trọng tài
2, Các quy định về hủy phán quyết trọng tài
III, Đánh giá về các quy định về thi hành và hủy phán quyết trọng tài
1, Đánh giá về các quy định thi hành phán quyết trọng tài
2, Đánh giá các quy định về hủy phán quyết trọng tài
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

Trang
2
2
2
2
3
4
4
4
5
9
13
13
14


15
16

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xem như phương thức
phổ biến nhất, đặc biệt đối với các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại.
Trên thực tế, có nhiều phán quyết của trọng tài thương mại được hi hành. Nhưng
Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2

Page 1


cũng khơng ít phán quyết bị hủy bỏ. Để làm rõ vấn đề này, em xin được trình bày
đề tài: “Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy
phán quyết trọng tài’’.
NỘI DUNG
I.

Một số khái niệm
1.Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương

mại. Nhưng tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết
của trọng tài thương mại nếu các bên có tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa
thuận này có hiệu lực.
Với tư cách là một phương thức giái quyết tranh chấp, trọng tài thương mại
được ghi nhận hầu hết trong pháp luật các quốc gia, và ở những quốc gia có nền
kinh tế phát triển thì phương thức giải quyết tranh chấp này càng được sử dụng
rộng rãi. Theo đó, có nhiều khái niệm về trọng tài được đưa ra. Pháp luật Việt Nam
hiện hành cũng tiếp cận khái niệm trọng tài trên phương diện này: “Trọng tài

thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được
tiến hành theo quy định của luật này” (khoản 1 Điều 3 luật trọng tài thương mại
2010). Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp
phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian xử lý nhanh, nội dung tranh
chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, khơng có kháng cáo,
kháng nghị.
Như vậy với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp, trọng tài
thương mại có thể được hiểu một cách chung nhất là phương thức mà các bên tranh

Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2

Page 2


chấp tự nguyện thỏa thuận với nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp đã hoặc
sẽ phát sinh giữa họ cho trọng tài thương mại.
2. Khái niệm về phán quyết thương mại
Khoản 10 Điều 3 Luật TTTM năm 2010 quy định: “ Phán quyết trọng tài là
quyết định của Hội đồng TTTM giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và chấm dứt tố
tụngtrọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện”.


Đặc điểm của phán quyết trọng tài

Một là, phán quyết Trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và
chấm dứt tố tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài phải đưa ra quyết
định trọng tài. Quyết định trọng tài là quyết định do hội đồng trọng tài ban hành
nhằm giải quyết chung thẩm các vấn đề được đưa ra hội đồng trọng tài giải quyết.
Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Ý kiến của thiểu số

được ghi vào biên bản phiên họp. Nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải
quyết thì trọng tài viên này quyết định. Quyết định của trọng tài viên này vẫn có
giá trị như quyết định của hội đồng trọng tài.
Hai là, phán quyết trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện
Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTTM là “Phán quyết trọng
tài là chung thẩm” (Khoản 5 Điều 4 Luật TTTM), có nghĩa là sau khi TTTM đưa ra
phán quyết thì các bên khơng có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hoặc
một Tịa án nào (trừ trường hợp có đủ bằng chứng cho rằng phán quyết đó có vi
phạm pháp luật thì có quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền hủy). Đây là một ưu
thế xuất phát từ bản chất của TTTM. Phán quyết của TTTM là do một chủ thể
(Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài gồm nhiều Trọng tài viên) được các bên
Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2

Page 3


thỏa thuận thành lập đưa ra, do đó các bên tranh chấp phải có tránh nhiệm thi hành.
Chính nhờ ưu thế này mà các nhà kinh doanh không bị kéo vào vòng kiện tụng, tốn
kém tiền bạc và thời gian như ở Tòa án.
3. Thi hành phán quyết trọng tài
Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
quyết định của trọng tài khơng bị kháng cáo, kháng nghị. Điều này có nghĩa là
ngay sau khi hội đồng trọng tài công bố phán quyết trọng tài, các bên phải thi hành
quyết định trọng tài trừ trường hợp một trong các bên làm đơn yêu cầu tòa án hủy
phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành khi phán
quyết này là hợp pháp. Theo Luật TTTM thi hành phán quyết trọng tài theo thủ tục
của thi hành vụ án dân sự ( VADS).
4. Hủy phán quyết trọng tài của tòa án
Do phán quyết của trọng tài là chung thẩm, tức đây là phán quyết cuối cùng,
các bên liên quan phải có nghĩa vụ thi hành những quyết định trong phán quyết và

trong một số trường hợp phán quyết có thể được cưỡng chế thi hành. Để đảm bảo
công bằng và sự đúng đắn của phán quyết, nhà làm Luật đã quy định Tịa án có thể
hủy phán quyết của trọng tài nếu có một trong các bên yêu cầu và có căn cứ được
quy định theo điều 68 Luật TTTM 2010.
II.
1

Các quy định về thi hành và hủy phán quyết trọng tài
Các quy định về thi hành phán quyết trọng tài
Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về thi hành phán quyết trọng tài

tại chương X, từ điều 65 đến điều 67
Thi hành phán quyết trọng tài được chia làm hai trường hợp:
Một là, bên phải thi hành phán quyết trọng tài tự nguyện thi hành phán quyết;
Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2

Page 4


Hai là, bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành và cũng
không yêu cầu hủy phán quyết .
a, Trường hợp bên phải thi hành phán quyết tự nguyện thi hành phán quyết trọng
tài
Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành, các bên
tranh chấp có nghĩa vụ thi hành. Khi nhận được phán quyết trọng tài, các bên thỏa
thuận thống nhất thi hành theo phán quyết, tức là các bên tự mình, khơng cần có sự
can thiệp của bất kỳ tổ chức, cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào, tự
giác thi hành phán quyết đó. Trong trường hợp này, các bên tranh chấp nhận thấy
rằng phán quyết trọng tài là hợp tình, hợp lý, phù hợp với nguyện vọng của các bên
hoặc do bản thân họ muốn tiếp tục duy trì quan hệ làm ăn lâu dài, hoặc đơn giản vì

họ thấy rằng việc phản đối phán quyết trọng tài là phi thực tế, tốn kém công sức,
thời gian và tiền bạc… nên họ tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Hành động
tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài của các bên trong phán quyết không chỉ là
mong muốn của các bên tranh chấp và các tổ chức trọng tài mà cũng chính là chủ
trương, là mong muốn của Đảng và Nhà nước trongviệc khuyến khích các tổ chức,
cá nhân tự giác chấp hành pháp luật, hạn chế đến mức tối đa phải áp dụng quyền
lực Nhà nước, phù hợp với quy định “Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện
thi hành phán quyết trọng tài” (Điều 32 Luật TTTTM).
b, Trường hợp bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành
phán quyết và cũng không yêu cầu hủy phán quyết


Thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài
Khoản 1 Điều 8 Luật TTTM quy định: “Cơ quan THADS có thẩm quyền thi

hành phán quyết trọng tài là cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết”. Theo quy định đó thì cơ quan có thẩm
Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2

Page 5


quyền ra phán quyết trọng tài là cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Điều 14 Luật THADS năm 2008 quy
định cơ quan THADS cấp tỉnh có nhiệm vụ hết sức quan trọng, thể hiện đặc thù
của ngành THADS là “trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định
tại Điều 35” của Luật THADS. Cụ thể đó là các bản án, “quyết định của Trọng tài
thương mại”.



Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài thương mại

Điều 66 Luật Trọng tài thương mại quy định rõ bên được thi hành phán quyết
trọng tài thương mại có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi
hành phán quyết trọng tài nếu “hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài
mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài theo quy đinh tại Điều 69 của Luật này”. Theo quy định
đó thì có thể hiểu điều kiện để bên được thi hành phán quyết trọng tài yêu cầu cơ
quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là: bên phải thi hành
phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài theo quy định của pháp luật. Pháp luậtquy định rõ phán quyết trọng tài bị hủy
nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu:
Thỏa thuận trọng tài là “thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng
tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh” (Khoản 2 Điều 3 Luật TTTM).
Như vậy, các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi tranh chấp thương
mại phát sinh. Nếu khơng có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp thương mại đó
khơng thể giải quyết bằng phương thức trọng tài, và đương nhiên phán quyết trọng
tài nếu có cũng sẽ bị hủy bỏ.

Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2

Page 6


Ngồi ra, có một số trường hợp vẫn có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận đó
vẫn bị vơ hiệu.
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa
thuận của các bên tranh chấp hoặc trái với quy định của Luật TTTM;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, trường hợp

phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
thi nội dung đó bịhủy bỏ;
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài có căn cứ vào đó để ra
phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán
quyết trọng tài;
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
(Điều 68 Luật TTTM).
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên
có đủ căn cứ chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một
trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật TTTM thì có quyền
làm đơn gửi Tịa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì
sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng khơng được tính vào
thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 69 Luật TTTM).
Như vậy, hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài mà người phải thi
hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành, đồng thời hết thời hạn yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài mà khơng có bên nào làm đơn gửi Tịa án có thẩm quyền
Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2

Page 7


hủy phán quyết thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu
cầu cơ quan THADS cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết thi hành phán
quyết trọng tài theo quy định của pháp luật.


Thủ tục thi hành phán quyết trọng tài

Điều 67 Luật TTTM quy định: “phán quyết trọng tài được thi hành theo quy

định của pháp luật về thi hành án dân sự”. Trình tự thủ tục thi hành án dân sự được
hiểu là các bước THADS do cơ quan THADS có thẩm quyền thực hiện tính từ thời
điểm cơ quan THADS có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết
định thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án đến khi thi hành
xong toàn bộ nội dung bản án dân sự và đưa hồ sơ thi hành án vào lưu trữ. Quá
trình này được Chấp hành viên cơ quan THADS cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra
phán quyết – người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định
theo quy định của pháp luật – tổ chức thi hành. Trình tự thủ tục thi hành án được
tiến hành theo các bước sau:
+ Đơn yêu cầu thi hành án
Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 66
Luật TTTM, người được thi hành án (THA) có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan
THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
+ Thụ lý hoặc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án
+ Ra quyết định thi hành án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu THA, thủ
trưởng cơ quan THADS ra Quyết định THADS theo đơn yêu cầu (Điều 36 Luật
THADS).

Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2

Page 8


+ Tổ chức thi hành quyết định thi hành án
Quyết định THADS có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 02 ngày làm
việc, kể từngày ra Quyết định THA, Thủ trưởng cơ quan THADS phải phân công
CHV tổ chức thi hành Quyết định THA đó (Điều 36 Luật THADS).

+ Kết thúc thi hành án
Quá trình THA được coi là đương nhiên kết thúc trong các trường hợp tại Điều
52 Luật THADS:
2. Các quy định về hủy phán quyết trọng tài
a. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài
Theo Điều 68 Luật TTTM và điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng
dẫn thi hành một số quy định luật Trọng tài Thương mại., hủy phán quyết trọng tài
khi:
- Khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu: trong trường hợp
tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài;
người xác lập thoả thuận trọng tài khơng có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật; người xác lập thoả thuận trọng tài khơng có năng lực hành vi dân sự theo quy
định của Bộ luật Dân sự; hình thức trọng tài khơng phù hợp; một trong các bên bị
lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu
tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu; hoặc thỏa thuận trọng tài vi phạm điều
cấm của pháp luật.
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả
thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật trọng tài thương mại.

Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2

Page 9


- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp
phánquyết trọng tài có nội dung khơng thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài thì
nội dung đó bị huỷ.
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán
quyết là giả mạo; hoặc trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán

quyết trọng tài.
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
b. Nghĩa vụ chứng minh
Theo quy định của Khoản 3 Điều 68 Luật trọng tài thương mại năm 2010, ngoại
trừ trường hợp Tòa án chủ động xác minh, bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài có
nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các
trường hợp phán quyết phải bị hủy; Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài do
thuộc trường hợp trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Tịa án có
trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không
hủy phán quyết trọng tài.
c. Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Theo điều Điều 69 Luật trọng tài thương mại năm 2010: Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để
chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những
trường hợp bị hủy, thì có quyền làm đơn gửi Tồ án có thẩm quyền u cầu huỷ
phán quyết trọng tài. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời
gian có sự kiện bất khả kháng khơng được tính vào thời hạn u cầu hủy phán
quyết trọng tài.
Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2 Page 10


Theo Điều161 Bộ luật Dân sự: “Sự kiện bất khả kháng” theo Bộ luật Dân sự
là những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép
d. Tòa án có thẩm quyền
Tịa án có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài là Tòa án cấp tỉnh tại nơi các bên
lựa chọn hoặc tại nơi mà hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết (Điều 7 Luật trọng
tài thương mại).
e. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Đơn yêu cầu phải đầy đủ nội dung theo Luật TTTM,k èm theo đơn u cầu phải
có bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực hợp lệ; và bản
chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ. Giấy tờ kèm
theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch
phải được chứng thực hợp lệ.


Sự có mặt của các đương sự
Khoản 3 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010: Phiên họp được tiến

hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, kiểm sát
viên viện kiểm sát cùng cấp.
Trong trường hợp có một bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài mà rút đơn
hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời
phiên họp mà khơng được hội đồng chấp thuận thì hội đồng ra quyết định đình chỉ
việc xét đơn yêu cầu (Khoản 5 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010). Tuy
nhiên, trường hợp có nhiều bên yêu cầu hội đồng xét đơn mà có một trong cácbên
vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng
Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2 Page 11


hoặc rời phiên họp mà không được hội đồng chấp thuận thì hội đồng vẫn tiến hành
xét đơn như bình thường (Khoản 3 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010).
f. Thủ tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, tồ án có thẩm quyền
thơng báo ngay cho trung tâm trọng tài hoặc các trọng tài viên của hội đồng trọng
tài vụ việc, các bên tranh chấp và viện kiểm sát cùng cấp (Khoản 1 Điều 71 Luật
trọng tài thương mại năm 2010).
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án toà án chỉ định
một hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm

chủ tọa theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, hội đồng xét đơn yêu cầu
phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải
chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm
việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu.
Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp
xem xét đơn yêu cầu (Khoản 2 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010).
Khi xét đơn yêu cầu, hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định của
Luật trọng tài thương mại năm 2010 về căn cứ hủy phán quyết trọng tài (nêu ở
trên) và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ
tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu
kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, kiểm sát viên trình
bày ý kiến của Viện kiểm sát, hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số (Khoản
4 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010).

Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2 Page 12


Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán
quyếttrọng tài. Hội đồng cũng có thể đình chỉ việc xét đơn u cầu nếu bên yêu cầu
được triệu tập rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt khơng có lý do
chính đáng hoặc rời phiên họp mà khơng được hội đồng chấp thuận (Khoản 5 Điều
71 Luật trọng tài thương mại năm 2010). Quyết định của toà án là quyết định cuối
cùng và có hiệu lực thi hành (Khoản 10 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm
2010).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết
định chocác bên, trung tâm trọng tài hoặc trọng tài viên trọng tài vụ việc và viện
kiểm sát cùng cấp(Khoản 6 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010).
Hậu quả của việc hủy phán quyết trọng tài
Trường hợp hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài,

các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài
hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Ngược lại, trường hợp hội đồng
xétđơn yêu cầu khơng hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi
hành (Khoản 8 Điều 71 Luật trọng tàithương mại năm 2010). Trong mọi trường
hợp, thời gian giải quyết tranh chấp tại trọng tài, thời gian tiến hànhthủ tục hủy
phán quyết trọng tài tại Tịa án khơng tính vào thời hiệu khởi kiện (Khoản 9Điều
71 Luật trọng tài thương mại năm 2010).
III.
1


Đánh giá về các quy định về thi hành và hủy phán quyết trọng tài
Đánh giá về các quy định thi hành phán quyết trọng tài
Ưu điểm
Pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài ở Việt Nam hiện nay quy định phán

quyết trọng tài là chung thẩm và buộc các bên phải thi hành, nếu không tự nguyện
thi hành thì“cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng
Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2 Page 13


trọng tài ra phán quyết” sẽ tổ chức thi hành phán quyết đó. Đây là một bước tiến
lớn trong hoạt động thi hành phán quyết trọng tài ở nước ta so với trước kia. Là sự
hỗ trợ rất quan trọng và cần thiết của Nhà nước đối với hoạt động thi hành phán
quyết trọng tài.


Hạn chế
Các quy định về thi hành quyết phán quyết trọng tài còn quá chung chung


chủ yếu dựa vào những nguyên tắc trình tự chung của THADS điều này đã không
giải quyết triệt để các đặc tính riêng biệt của tranh chấp thương mại, hơn nữa do sự
quy định thiếu cụ thể và rõ ràng dẫn đến còn nhiều các phán quyết chưa được thi
hành hoặc thời giant hi hành quá lâu gây tổn hại lớn đến vật chất và uy tín của các
thương nhân.
2

Đánh giá về các quy định hủy phán quyết trọng tài

Thứ nhất, đã hạn chế được các trường hượp hủy phán quyết trọng tài
Nghị quyết số 01/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTM đã hạn
chế các trường hợp hủy phán quyết trọng tài . Cụ thể, theo Điểm b khoản 2 Điều 14
của Nghị quyết, trong “trường hợp các bên có thỏa thuận về thành phần Hội đồng
trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài nhưng Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng
thỏa thuận của các bên hoặc Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng quy định
Luật TTTM về nội dung này mà Tòa án xét thấy đó là những vi phạm nghiêm
trọng và cần phải hủy nếu Hội đồng trọng tài không thể khắc phục được hoặc
khơng khắc phục theo u cầu của Tịa án quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật
TTTM” thì ” Tịa án hủy phán quyết trọng tài”.

Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2 Page 14


Với việc khoanh vùng các trường hợp có thể hủy phán quyết trọng tài như vừa nêu,
khả năng phán quyết bị hủy sẽ giảm , điều này sẽ giúp cho hình thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài ngày càng hiệu quả.
Thứ hai, Luật trọng tài thương mại năm 2010 có điểm mới là tiếp thu một khái
niệm rất phổ biến trên thế giới (nhất là trong lĩnh vực trọng tài). Đó là khái niệm
mất quyền phản đối được quy định tại Điều 13 theo đó “trong trường hợp một bên
phát hiện có vi phạm quy định của Luật này hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn

tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời
hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Tòa án”.(1)
Nghị quyết 01/2014 xác định “trường hợp Luật TTTM không quy định thời hạn
thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng
tài. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài khơng quy
định thì việc phản đối phải được thực hiện trước thời điểm Hội đồng trọng tài
tuyên phán quyết”.
KẾT LUẬN
Trọng tài thương mại là phương thức để giải quyết tranh chấp. Các phán quyết
đưa ra có thể được thi hành hay hủy phán quyết. Việc Tòa án hỗ trợ trọng tài trong
việc hủy hay không hủy phán quyết trọng tài đã giúp cho phán quyết được thi hành
dễ dàng hơn khi có hiệu lực và Tịa án như đã trở thành cấp trên của trọng tài. Tuy
nhiên, Tịa án và trọng tài vẫn là những hình thức giải quyết tranh chấp độc lập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2 Page 15


1, Giáo trình “Luật thương mại tập II” – Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công
an nhân dân
2, Luật trọng tài thương mại 2010
3, />4, />5, />%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-tr%E1%BB%8Dng-t%C3%A0i-th
%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-l%C3%A0-chung-th%E1%BA
%A9m.html

Bài tập học kì Luật Thương mại Việt Nam 2 Page 16




×