Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.31 KB, 17 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
HĐTT: Hội đồng trọng tài
ICC: Phòng thương mại quốc tế
NQ: Nghị quyết
PQTT: Phán quyết trọng tài
QĐTT: Quyết định trọng tài
TTTM: Trọng tài thương mại
TTTT: Thỏa thuận trọng tài
TTV: Trọng tài viên
VIAC: Vietnam International Arbitration Centre (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam)

MỞ ĐẦU


Hiện nay, khi một tranh chấp thương mại xảy ra, các bên tranh chấp sẽ lựa chọn
nhiều phương thức giải quyết khác nhau, một trong những phương thức đó là
Trọng tài thương mại. Khi kết thúc quá trình tố tụng, Hội đồng trọng tài sẽ đưa ra
phán quyết có giá trị chung thẩm để giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và buộc các
bên phải thi hành. Hoạt động thi hành phán quyết trọng cũng có một ý nghĩa quan
trọng bởi nếu không được thi hành đầy đủ trên thực tế sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến
dư luận, xa hơn nữa là môi trường kinh doanh trong nước. Để nâng cao hiệu quả
của hoạt động của trọng tài thương mại, thì pháp luật đã có những quy định về sự
hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trên, trong đó có quy định về vệc hủy quyết
định quyết định trọng tài nhằm hạn chế tối đa các sai sót trọng q trình giải quyết
tranh chấp tại trọng tài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên , trong bài viết dưới đây, em
xin chọn đề bài tập số 10: “Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam
về thi hành và hủy phán quyết trọng tài” làm bài tập học kỳ của mình.


NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Trọng tài (Arbitration) và cụ thể hơn là trọng tài thương mại
(Commercial Arbitration) là phương thức giải quyết tranh chấp (Tranh
chấp ở đây là các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền
giải quyết bằng trọng tài theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương
mại 2010) do các bên thỏa thuận, có thể được sử dụng thay thế cho
phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng Tòa án.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản. Các bên
trong tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của họ tới một chủ thể để
giải quyết mà các bên tin tưởng sự phán xét của chủ thể đó. Mỗi bên
trình bày vụ việc của mình cho người ra quyết định, một chủ thể tư - còn
được gọi là "trọng tài viên". Trọng tài viên lắng nghe các bên, xem xét
các tình tiết và lập luận của các bên và đưa ra quyết định. Quyết định đó
là chung thẩm và ràng buộc các bên. Sở dĩ quyết định mang tính chung


thẩm và ràng buộc bởi vì các bên đã tự thỏa thuận như vậy chứ không bị
cưỡng chế bởi bất kỳ nhà nước nào.1
II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG
TÀI
1. Các quy định về thi hành phán quyết trọng tài
Phán quyết Trọng tài thương mại (TTTM) là chung thẩm và không bị kháng cáo,
kháng nghị. Điều này có nghĩa là ngay sau khi Hội đồng trọng tài công bố phán
quyết trọng tài, các bên phải thi hành, trừ trường hợp các bên làm đơn yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài. Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán
quyết TTTM(2).
Theo quy định tại Điều 66 Luật TTTM 2010 thì khi “hết thời hạn tự nguyện thi
hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi
hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy định tài Điều 69

của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng trọng tài có quyền làm đơn yêu
cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài”.
Như vậy, theo những quy định trên thì thi hành phán quyết trọng tài được chia làm
hai trường hợp:
Một là, bên phải thi hành phán quyết trọng tài tự nguyện thi hành;
Hai là, bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành và
cũng không yêu cầu hủy phán quyết.
1.1. Trường hợp bên phải thi hành phán quyết tự nguyện thi hành phán quyết
trọng tài
Khi nhận được phán quyết trọng tài, các bên thỏa thuận thống nhất thi hành
theo phán quyết, tức là các bên tự mình, khơng cần có sự can thiệp của bất kỳ tổ
chức, cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào, tự giác thi hành phán quyết
đó. Hành động tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài của các bên trong phán
quyết không chỉ là mong muốn của các bên tranh chấp và các tổ chức trọng tài mà
1 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC)
2 Điều 32, Luật TTTM 2010


cũng phù hợp với chủ trương của Nhà nước trong việc khuyến khích các bên tự
nguyện thi hành phán quyết trọng tài.
1.2. Trường hợp bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi
hành phán quyết và cũng không yêu cầu hủy phán quyết
Trong trường hợp các bên khơng tự nguyện thi hành thì khơng cịn cách nào
khác là Nhà nước phải dùng công cụ pháp luật để buộc phải thi hành phán quyết.
Theo quy định tại Điều 67 Luật TTTM 2010 thì “phán quyết trọng tài được thi
hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”. Những vấn đề về chủ thể
có quyền yêu cầu thi hành phán quyết, cơ quan có thẩm quyền thi hành cũng như
thủ tục thi hành được pháp luật về thi hành phán quyết TTTM quy định chi tiết, cụ
thể.
1.2.1. Thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài

Khoản 1 Điều 8 Luật TTTM 2010 quy định như sau:
“Cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là cơ quan THADS
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết”.
Cơ quan THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan trực thuộc Tổng
cục THADS – Bộ tư pháp. Thẩm quyền thi hành án của Cơ quan này được quy
định tại Điều 35 của Luật THADS. Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 35
Luật THADS thì “quyết định của Trọng tài thương mại” là một trong các bản án,
quyết định thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan THADS cấp tỉnh. Theo quy
định tại Khoản 1 Điều 17 Luật THADS thì: “Chấp hành viên là người được Nhà
nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của
Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên
trung cấp và Chấp hành viên cao cấp”.
Như vậy, Chấp hành viên (CHV) là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành
các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, CHV phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm và uy tín.


Như vậy, Cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết TTTM là cơ quan
THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có Hội đổng trọng tài ra phán
quyết, và CHV là người được giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo
quy định của pháp luật.
1.2.2. Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài
Tại Khoản 1 Điều 66 Luật TTTM quy định như sau:
“Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết
không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo
quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có
quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán
quyết trọng tài”.

Như vậy, theo quy định trên, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm
đơn yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Điều
kiện để bên được thi hành phán quyết trọng tài yêu cầu cơ quan THADS có thẩm
quyền thi hành phán quyết trọng tài là: bên phải thi hành phán quyết không tự
nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy định của
pháp luật. khi đó phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về
THADS.
1.2.3. Thủ tục thi hành phán quyết trọng tài
Khi phán quyết trọng tài được thi hành bởi cơ quan THADS thì quá trình tổ chức
thi hành phán quyết trọng tài phải tuân theo một trình tự, thủ tục pháp lý được Luật
THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định rất chặt chẽ và cụ
thể. Lúc này, phán quyết trọng tài được gọi chính bằng thuật ngữ “án dân sự”.
Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được hiểu là các bước THADS do cơ quan
THADS có thẩm quyền thực hiện tính từ thời điểm cơ quan THADS có thẩm
quyền thụ lý đơn yêu cầu thi hành án (THA) và ra quyết định THA theo đơn yêu
cầu của người THA đến khi thi hành xong toàn bộ nội dung án dân sự và đưa hồ sơ
THA và lưu trữ. Quá trình này được CHV cơ quan THADS cấp tỉnh nơi Hội trong
trọng tài ra phán quyết tổ chức thi hành. Trình tự, thủ tục THA được tiến hành theo
các bước sau:


* Đơn yêu cầu thi hành án
Người được THA có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi
hành phán quyền trọng tài. Theo Điều 31 Luật THADS, đơn u cầu THA phải có
các nội dung chính sau: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành
án dân sự nơi yêu cầu; Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi
hành án; Nội dung yêu cầu thi hành án; Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi
hành án của người phải thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản
án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan (nếu có). Người
yêu cầu THA có quyền yêu cầu cơ quan THADS áp dụng biện pháp bảo đảm thi

hành theo quy định tại Điều 66 Luật THADS.
Sau khi hoàn chỉnh nội dung và hình thức đơn yêu cầu THA và các tài liệu kèm
theo, người được THA tự minh hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu THA bằng
một trong các hình thức sau: nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ
quan THADS; gửi đơn qua đường bưu điện (Điều 32 Luật THADS).
* Thụ lý hoặc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án
Khi nhận đơn yêu cầu THA, cơ quan THADS phải kiểm tra cụ thể nội dung đơn và
các tài liệu kèm theo. Nếu thấy thiếu các thơng tin cần thiết thì cơ quan THADS
thông báo đề đương sự bổ dung nội dung đơn yêu cầu THA trước khi ra quyết định
THA.
Theo Điều 34 Luật THADS thì nếu thấy có căn cứ từ chối nhận đơn yêu cầu THA
thì cơ quan THADS sẽ không thụ lý đơn của người được THA, gồm các trường
hợp: người được THA khơng có quyền u cầu THA hoặc nội dung đơn yêu cầu
THA không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; cơ quan THADS được
u cầu khơng có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định; hết thời hiệu yêu cầu thi
hành bản án, quyết định. Thời hạn yêu cầu THA là 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, trường hợp do trở ngại khách
quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời
hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng khơng tính vào
thời hiệu u cầu thi hành án(3). Cơ quan THADS từ chối nhận đơn yêu cầu THA
phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu THA.
3 Điều 30 Luật THADS


Như vậy, nếu xét thấy đơn yêu cầu của người được THA đầy đủ nội dung theo quy
định của pháp luật và không thuộc các trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu THA
thì cơ quan THADS sẽ thụ lý đơn yêu cầu THA và ra quyết định THA theo yêu cầu
của người được THA.
* Ra quyết định thi hành án
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu THA, thủ trưởng cơ quan

THADS ra Quyết định THADS theo đơn yêu cầu (Điều 36 Luật THADS). Quyết
định THA phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp (Điều 38 Luật
THADS), đồng thời Quyết định THA và các văn bản khác có liên quan đến việc
THA phải được thông báo cho các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
đến họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Việc thơng báo được thực hiện theo
các hình thức: Thơng báo trực tiếp hoặc quan cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo
quy định của pháp luật; Niêm yết công khai (áp dụng trong trường hợp không rõ
địa chỉ của người phải THA); Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
(Điều 39 Luật THADS).
* Tổ chức thi hành quyết định thi hành án
Quyết định THA có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ
ngày ra Quyết định THA, Thủ trưởng cơ quan THADS phải phân cơng CHV tổ
chức thi hành Quyết định THA đó (Điều 36 Luật THADS).
CHV thông báo cho người phải THA thời hạn tự nguyên THA là 15 ngày, kể từ này
người phải THA nhận được hoặc được thông báo hợp lệ Quyết định THA. Song
song với việc gửi quyết định THA và thông báo thời hạn tự nguyện thi hành cho
người phải THA, CHV thực hiện hoạt động xác minh THA. Xác minh THADS là
quá trình kiểm tra thực tế cho thấy người phải THA điều kiện, hay nói cách khác là
có khả năng THA hay khơng. Đây là hoạt động quan trọng nhất và cũng xuyêt xuốt
trong toàn bộ quá trình THADS mà CHV phải thực hiện.
Thời hạn tự nguyện THA là 15 ngày, kể từ ngày người phải THA nhận được thông
báo hợp lệ quyết định. Hết thời hạn trên, người phải THA có điều kiện mà khơng
tự nguyện THA thì bị cưỡng chế thi hành. CHV có thể áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp cưỡng chế cũng một lúc trong số các biện pháp đã được pháp luật
THADS quy định.


* Kết thúc thi hành án
Quá trình THA được coi là đương nhiên kết thúc trong các trường hợp quy định tại
Điều 52 Luật THADS:

“1. Đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình;
2. Có quyết định đình chỉ thi hành án;
3. Có quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án.”
2. Thực trạng áp dụng các quy định về thi hành phán quyết trọng tài
2.1. Thực trạng
Từ khi Luật TTTM năm 2010 thay thế Pháp lệnh năm 2003, cùng với đó là
việc ban hành Luật THADS năm 2008 thì việc thi hành phán quyết TTTM đã có
những chuyển biến tích cực, việc thi hành phán quyết TTTM đã có nhiều cơ sở
pháp lý đảm bảo hơn cho việc thi hành trên thực tế.Mặc dù vậy, về cơ bản thì hoạt
động thi hành phán quyết trọng tài trên thực tế là không nhiều, không cao.
Theo số liệu thống kế kết quả thi hành án dân sự của Cục THADS thành phố
Hồ Chí Minh(4) thì:
Năm 2010: có tổng số 739 việc kinh tế phải thi hành tương ứng với số tiền 2
nghìn 252 tỷ 945 triệu 637 nghìn đồng, trong đó có 329 việc có điều kiện thi hành
(chiếm tỉ lệ 44$ tổng số án phải thi hành) tương ứng 963 tỷ 532 triệu 693 nghìn
đồng (chiếm tỷ lệ 43% số tiền phải thi hành). Cục đã thi hành xong 213 việc
(chiếm tỉ lệ 64% /số việc có điều kiện thi hành) tương ứng 717 tỷ 794 triệu 727
nghìn đồng (chiếm tỉ lệ 74%/số tiền có điều kiện thi hành).
Trong số án kinh tế phải thi hành, có 7 phán quyết trọng tài (chiếm tỉ lệ
0,09%/tổng số án kinh tế phải thi hành) tương ứng 3 tỷ 191 triệu 669 nghìn 840
đồng và 120 nghìn 304 USD (chiếm tỉ lệ 0,03%/tổng số tiền kinh tế phải thi hành).
Cục THADS thành phố thi hành xong 3 việc (chiếm tỉ lệ 42%/tổng số việc phải thi
hành), tương ứng số tiền 375 triệu 302 nghìn 939 đồng.

4 Nguyễn Mạnh Cường, Pháp luật về thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại ở Việt Nam – một số vấn đề lí
luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học, năm 2012.


Năm 2011 có tổng cộng 1693 việc kinh tế phải thi hành tương ứng với số
tiền 2 nghìn 034 tỷ 413 triệu 552 nghìn đồng, trong đó có 813 việc có điều kiện thì

hành (chiếm tỉ lệ 48%/tổng số án phải thi hành) tương ứng 912 tỷ 756 triệu 073
nghìn đòng (Chiếm tỉ lệ 49%/tổng số tiền phải thi hành). Cục đã thi hành xong 460
việc (chiếm tỉ lệ 56%/số việc có điều kiện thi hành) tương ứng 540 tỷ 208 triệu 389
nghìn đồng (chiếm tỉ lệ 59%/số tiền có điều kiện thi hành).
Trong số án kinh tế phải thi hành, có 10 phán quyết trọng tài (chiếm tỉ lệ
0,05%/tổng số án kinh tế phải thi hành) tương ứng 75 tỷ 830 triệu 257 nghìn 089
đồng và 1 triệu 808 nghìn 772 USD (chiếm tỉ lệ 5%/tổng số tiền kinh tế phải thi
hành. Cục THADS Thành phố thi hành xong 4 việc (chiếm tỉ lệ 40%/tổng số việc
phải thi hành) tương ứng với số tiền 1 tỷ 124 triệu 929 nghìn 911 đồng (chiếm tỉ lệ
0,1%/tổng số tiền phải thi hành.
Số liệu thơng kê tại thành phố Hồ Chí Minh – địa phương thu lý thi hành phán
quyết trọng tài nhiều nhất cả nước, đã phản ánh rõ nét sự “ảm đảm” trong việc tổ
chức thi hành loại vụ việc này. Những con số trên cho thấy rằng, việc các doanh
nghiệp lựa chon TTTM làm phương thức giải quyết tranh chấp thương mại là rất ít
và việc thi hành phán quyết trọng tài cũng chưa thực sự đạt hiệu quả.
2.2. Ngun nhân
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, có thể kể đến các nguyên
nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng với các
Luật chuyên ngành khác còn bộc lộ một số khiếm khuyết do chưa cụ thể, chưa phù
hợp với thực tế, thiếu thống nhất với pháp luật có liên quan.
Thứ hai, công tác tuyên truyền Luật THADS, Luật TTTM, các văn bản
hướng dẫn thi hành chưa thường xuyên, phong phú, đa dạng, do đó, nhiều doanh
nghiệp, đương sự chưa biết và hiểu biết về TTTM, hoạt động của TTTM cũng như
công tác thi hành phán quyết TTTM.
Thứ ba, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của một số cá nhân liên quan đến
việc THA còn yếu, nhất là người phải thi hành án.
2.3. Giải pháp



Để khắc phục những hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi hành phán
quyết TTTM có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, sửa đổi, bổ sung pháp luật về thi hành phán quyết TTTM trên cơ sở
thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan, phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội.
Hai là, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền, đồng thời có các biện pháp mạnh đối
với các trường hợp không chịu thi hành, trốn tránh nghĩa vụ thi hành phán quyết
trọng tài.
Ba là, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ CHV, đảm bảo đội ngũ này có đầy
đủ phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động THADS nói chung và thi
hành phán quyết trọng tài nói riêng.
III. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
1. Các quy định về hủy phán quyết trọng tài
Hủy phán quyết trọng tài được hiểu là việc Tịa án khơng thừa nhận hiệu lực pháp
lý của phán quyết trọng tài do những vi phạm pháp luật (chủ yếu về thủ tục). Tố
tụng trọng tài khơng có nhiều giai đoạn xét xử, khơng có thủ tục phúc thẩm, giám
đóc thẩm, tái thẩm. Vì vậy, khơng ai có thể đảm bảo rằng quyết định giải quyết
tranh chấp trọng tài luôn đúng về mọi phương diện. Điều 69 Luật TTTM quy định:
“1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một
bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết
thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì
có quyền làm đơn gửi Tồ án có thẩm quyền u cầu huỷ phán quyết trọng tài.
Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng
minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện
bất khả kháng khơng được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”.
Thủ tục hủy quyết định trọng tài của Tịa án khơng phải là thủ tục xét xử lại vụ
kiện, không giống như thủ tục phúc thẩm trong tố tụng dân sự. Luật TTTM 2010
đã quy định một cách cụ thể về vấn đề hủy quyết định trọng tài : căn cứ hủy quyết
định trọng tài (Điều 68); quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 69); đơn



phương yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Điều 70) ; Tòa án xét đơn yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài (Điều 71). Khi xem xét việc hủy phán quyết trọng tài, cịn có
sự tham gia của Viện kiểm sát với tu các là cơ quan giám sát hoạt động tố tụng của
Tòa án trong việc hỗ trợ hoạt động trọng tài. Khi nhận được đơn yêu cần hủy quyết
định trọng tài đối với vụ tranh chấp đã được trọng tài giải quyết, Tòa án chỉ đối
chiếu với các trường hợp hủy quyết định trọng tài quy định tại Điều 68 LTM 2012
để ra quyết định. Đó là các trường hợp:
“a) Khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với
thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp
phán quyết trọng tài có nội dung khơng thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán
quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của
một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, cơng bằng của phán
quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Nếu như bên yêu cầu chứng minh được quyết định trọng tài đã tuyên thuộc một
trong các trường hợp trên thì Tịa án sẽ quyết định hủy quyết định trọng tài. Với
trường hợp quy đinh tại điểm đ khản 2 Điều 68 thì Tịa án sẽ có trách nhiệm chủ
động xác minh, thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy quyết định
trọng tài. Quy định này góp phần khắc phục những sai phạm (nếu có) của Hội đồng
trọng tài khi giải quyết tranh chấp, làm cho vụ giải quyết tranh chấp được giải
quyết thực sự khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Nếu phán quyết khơng bị
tun hủy thì phán quyết trọng tài đó là đúng pháp luật, cần được các bên tơn trọng
và tự nguyên thi hành hoặc cưỡng chế thi hành.
Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. Đây là một

chế định quan trọng của LTTTM nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự khi đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài.


Khác với Pháp lệnh TTTM 2003, thủ tục Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài theo luật TTTM 2010 chỉ có một cấp và có giái trị chung thẩm. Luật quy
định một Hội đồng gồm 3 Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài và quyết định của Hội đồng là chung thẩm có hiệu lực thi hành ngay là phù hợp
(Điều 71). Quy định này thay thế cho các quy định bất hợp lý tại Điều 55, 56 của
Pháp lệnh TTTM 2003.
Quy định về cách thức, điều kiện, trình tự, thủ tục hủy phán quyết trọng tài của
LTTTM năm 2010 hoàn thiện hơn rất nhiều so với quy định của Pháp lệnh TTTM
năm 2003.
PLTTTM 2003 quy định điều kiện yêu cầu hủy phán quyết trọng tài khá dễ dàng.
Tranh chấp là một vấn đề phức tạp, khi các bên không thể tự giải quyết được mới
đưa trọng tài để giải quyết. Do vậy, phán quyết của trọng tài khó có thể thỏa mãn
được cả hai bên. Trong khi đó, Pháp lệnh chỉ cần điều kiện một bên “không đồng ý
với quyết định trọng tài” thì có quyền làm đơn u cầu hủy. Điều này vơ hình
chung đã khun khích các bên làm đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với
nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là để kéo dài thời hạn thi hành quyết định trọng
tài, tẩu tán tài sản. Pháp lệnh cũng không yêu cầu làm đơn kèm theo các tài liệu,
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết phải có căn cứ hợp pháp. Với
quy định như vậy đã làm cho phán quyết trọng tài có tính chất như một bản án sơ
thẩm, mất đi ưu điểm của phương thức giải quyết trọng tài. LTTTM 2010 đã khắc
phục hạn chế này. Sự bổ sung này là hoàn toàn phù hợp, bảo đảm cho việc gửi đơn
yêu cầu phải được tiến hành nghiêm túc, dựa trên những căn cứ xác đáng, tránh
tình trạng gửi đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài với tâm trạng “cầu may” của
bên không đồng ý với quyết định trọng tài như trước khi.
LTTTM 2010 đã sửa căn cứ “quyết định của trọng tài trái với lợi ích cơng cộng
của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt nam”, một căn cứ rất trừa tượng nên rất

khó áp dụng trong thực tiễn, thành “phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam”. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam đã
được quy định rất rõ trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và các văn
bản pháp luật khác, là những cơ sở pháp lý vững chắc để Tòa án áp dụng quy định
này.


Việc có sự hỗ trợ của Tịa án hủy quyết định trọng tài đối với những phán quyết vi
phạm pháp luật của Trọng tài thương mại giúp cho các nhà kinh doanh yên tâm
hơn khi lựa chọn Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, vì khi Trọng tài
có sự vi phạm pháp luật Tòa sẽ giúp đỡ họ. Quy định này góp phần hạn chế sự tùy
tiện trong hoạt động xét xử của Trọng tài viên, làm cho họ phải khách quan, vô tư
trong khi giải quyết tranh chấp.
2. Thực trạng về hủy phán quyết trọng tài
2.1. Thực trạng
Trong giai đoạn 2003-2013, số vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài chiếm 12% thì 34% trong số đó bị hủy. Khi Luật trọng tài thương mại có hiệu
lực từ 1.1.2011 thì chỉ trong gần 3 năm (2011-2013) đã có tới 36% số phán quyết
trọng tài bị hủy(5).
Nhiều ý kiến về thực trạng và đề xuất, kiến nghị liên quan đến hủy phán quyết
trọng tài đã được đưa ra tại “Hội thảo về việc hủy phán quyết trọng tài, công nhận
và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam" do VIAC phối hợp Bộ
Tư pháp và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 18/10/2013
tại Hà Nội.
Thống kê sơ bộ của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho thấy từ
năm 2006 đến 2011 chỉ có khoảng 3 phán quyết Trọng tài (PQTT) bị Toà án tuyên
huỷ. Thế nhưng từ khi Luật Trọng tài thương mại chính thức có hiệu lực (từ
1/1/2011) tỷ lệ PQTT bị hủy bỗng nhiên tăng vọt với 4 PQTT bị tuyên hủy. Thậm
chí, chỉ trong tháng 11 năm 2012 vừa qua, có tới 3 PQTT bị huỷ, tỷ lệ PQTT bị
hủy trong vòng 1 năm đã bằng tổng số 8 năm về trước(6) (xem thêm phần Phụ lục).

Lý do Tòa hủy PQTT khá tùy tiện. Theo tìm hiểu về việc hủy PQTT của 4 vụ mới
nhất (từ 2011 tới nay) cho thấy có những PQTT bị hủy chỉ vì Hội đồng Trọng tài
dùng ngơn từ mang tính chất “thân thiện”. Theo đó, Hội đồng Trọng tài gửi thông
báo mời các bên đến dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Mặc dù thông báo này
nêu rõ thời gian và địa điểm tổ chức phiên họp, được gửi hợp lệ đến các bên tranh
chấp nhưng Tồ lại tun hủy PQTT với lý do thơng báo của Hội đồng Trọng tài
không ghi chữ “triệu tập”, chỉ ghi là “mời” nên các bên có thể đến hoặc không đến.
5 />6 />

Một số PQTT khác bị hủy với lý do khiến người trong cuộc cũng phải ngỡ ngàng.
Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 81 Luật Trọng tài thương mại 2010, đối với các
thoả thuận trọng tài ký trước ngày luật có hiệu lực thì áp dụng pháp luật tại thời
điểm ký thoả thuận trọng tài. Tuân thủ quy định này, các Hội đồng Trọng tài đã áp
dụng Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 đối với các vụ kiện có thoả thuận trọng
tài ký trước ngày Luật Trọng tài có hiệu lực. Tuy nhiên, Toà đã tuyên huỷ các
PQTT này với lý do Hội đồng Trọng tài không áp dụng các quy định của Luật
Trọng tài thương mại 2010 vì Phán quyết được tuyên tại thời điểm Luật Trọng tài
thương mại 2010 đã có hiệu lực.
Cũng liên quan tới việc áp dụng luật, Hội đồng Trọng tài không triệu tập người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vì q trình tố tụng trọng tài chỉ ràng buộc đối với
các bên ký thoả thuận trọng tài. Trọng tố tụng trọng tài khơng có khái niệm người
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như trong tố tụng Tồ án. Vì vậy, Hội đồng
Trọng tài khơng có thẩm quyền triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thế nhưng có những PQTT bị hủy chỉ với lý do Hội đồng trọng tài đã khơng triệu
tập người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
VIAC cho biết thực tế số PQTT bị hủy có thể nhiều hơn con số thống kê với một
số PQTT bị hủy mà VIAC cũng khơng biết vì Tồ án thơng báo cho dù Luật Trọng
tài 2010 quy định việc gửi Quyết định huỷ hoặc không huỷ PQTT phải được gửi
cho các Trung tâm trọng tài sau 05 ngày Tịa ra quyết định.
Tình trạng PQTT bị hủy với số lượng lớn, lý do hủy thiếu thuyết phục sẽ làm cho

các vụ kiện ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến mơi trường đầu tư. Ngồi ra, điều
này cịn khiến cho doanh nghiệp không chọn phương pháp giải quyết bằng Trọng
tài khi có tranh chấp, theo như nhận định của ông Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch
VIAC: “Chỉ cần 1 phán quyết trọng tài bị hủy thì cộng đồng doanh nghiệp sẽ e
ngại có nên chọn trọng tài Việt Nam hay khơng, và ngược lại. Do đó, vấn đề hủy
phán quyết trọng tài cần được xem xét toàn diện và khắc phục”.
2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, có một số quy định bất cập. Chẳng hạn, về việc Hội đồng trọng tài có
thẩm quyền xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, xem xét thẩm quyền của
chính Hội đồng trọng tài, xem xét thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay
khơng có phần khơng hợp lý. Bởi nếu Hội đồng trọng tài khơng có thẩm quyền giải


quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp khơng có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng
tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được thì việc thành lập một Hội đồng trọng tài
để xem xét thỏa thuận và ra quyết định đình chỉ vụ việc trong trường hợp này là
khơng hợp lý.
Thứ hai, đó là chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề trên, về sự hỗ trợ của
Tịa án trong q trình giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.
Thứ ba, có sự áp dụng luật khơng thống nhất của Tịa án trọng việc hủy phán quyết
trọng tài, vận dụng các quy định của tố tụng dân sự làm cơ sở nhận định phán
quyết của Trọng tài thương mại, can thiệp quá sâu vào nội dung giải quyết của
Trọng tài.
2.3. Giải pháp
Đối với vấn đề này, cần tiến hành một số giải pháp sau:
Một là, Tịa án nhân dân tối cao cần nhanh chóng ban hành Nghị quyết
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTM 2010. Trong đó quy định rõ các
căn cứ để Tòa án hủy phán quyết trọng tài. Chẳng hạn, phân biệt hai loại vi phạm
của Hội đồng trọng tài: Vi phạm nghiêm trọng và vi phạm không nghiêm trọng và
chỉ vi phạm có tính nghiêm trọng mới là căn cứ để hủy phán quyết trọng tài. Điều

đó có nghĩa là những vi phạm nhỏ (khơng nghiêm trọng) thì khơng bị hủy.
Hai là, Tòa án nhân dân tối cao cần có bộ phận theo dõi việc hủy phán quyết trọng
tài; Các tịa địa phương có thẩm phán chun sâu giải quyết các vấn đề liên quan
đến trọng tài.
Ba là, cần có quy định buộc bên “lạm dụng” quyền yêu cầu tòa án bồi thường thiệt
hại phát sinh từ việc lạm dụng này. Cụ thể, có thể buộc bên yêu cầu bồi thường
thiệt hại phát sinh từ việc chậm thi hành phán quyết nếu họ lạm dụng quyền yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài.

KẾT LUẬN
Qua bài viết trên, có thể thấy hoạt động thi hành và hủy phán quyết trọng tài
có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Đảm bảo được hai hoạt động trên diễn ra


đúng pháp luật, có hiệu quả trong thực tiễn giúp cho việc giải quyết các tranh chấp
thương mại một cách nhanh chóng và đạt kết quả tốt, khắc phục được những hạn
chế đang tồn tại.
Do những hạn chế về thời gian và tài liệu tham khảo nên bài làm của em cịn
nhiều thiếu sót, kính mong q thầy (cơ) có những nhận xét, đánh giá để kiến thức
của em được hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại Việt Nam II, NXB Tư
pháp, 2020;
2. Luật Thương mại 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019)
3. Luật trọng tài thương mại 2010
4. Bài đăng “Trọng tài thương mại” ngày 30/10/2019, Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam bên cạnh Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VIAC);




×