Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Nghiên cứu đánh giá một số loại hình di sản địa chất khu vực vịnh Hạ Long phục vụ khai thác du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.81 MB, 75 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI, ĐỊA CHẤT - ĐỊA
MẠO VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỊNH HẠ LONG..................................4
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực vịnh Hạ Long................4
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên.............................................................................4
1.1.2. Đặc điểm khí hậu.........................................................................................6
1.1.3. Đặc điểm các dòng chảy mặt và chế độ thủy - hải văn...............................6
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và lớp phủ rừng........................................................7
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội..................................................................................9
1.3. Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực VHL...................................................11
1.3.1. Đặc điểm địa chất......................................................................................11
1.3.2. Đặc điểm địa mạo......................................................................................17
1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu di sản địa chất phục vụ khai thác du lịch....24
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................24
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................26
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................28
2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu..................................28
2.3. Phương pháp chuyên gia..............................................................................29
2.4. Phương pháp thống kê, phân loại và đánh giá giá trị DSĐC........................29
2.5. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch môi trường địa chất....................31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ LOẠI HÌNH DI
SẢN ĐỊA CHẤT KHU VỰC VHL PHỤC VỤ KHAI THÁC DU LỊCH...........32
3.1. Giá trị mỹ học...............................................................................................32
3.1.1. Vẻ đẹp từ vật thể địa chất..........................................................................32
Ngành Kỹ thuật Địa chất



1

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


3.1.2. Vẻ đẹp từ hình khối đảo............................................................................33
3.1.3. Vẻ đẹp từ sắc màu không gian...................................................................34
3.1.4. Vẻ đẹp từ sinh cảnh...................................................................................34
3.2. Giá trị đa dạng địa chất - địa mạo.................................................................35
3.2.1. Đa dạng về các thành tạo vật chất.............................................................35
3.2.2. Đa dạng về kiến trúc, cấu tạo và q trình tiến hố địa chất.....................36
3.2.3. Đa dạng về mơi trường trầm tích...............................................................36
3.2.4. Đa dạng về địa hình - địa mạo và cảnh quan tự nhiên...............................37
3.3. Giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vỹ..................................................................56
3.3.1. Những thời kỳ cổ địa lý đặc biệt...............................................................56
3.3.2. Quá trình phát triển Karst vùng nhiệt đới ẩm trên nền thạch học carbonat
và kiến tạo không đồng nhất................................................................................57
3.3.3. Kỳ vỹ về không gian biển - đảo và quy mô karst......................................57
3.4. Các giá trị đi kèm.........................................................................................58
3.4.1. Giá trị đa dạng sinh học.............................................................................58
3.4.2. Giá trị kinh tế.............................................................................................59
3.4.3. Giá trị văn hoá - lịch sử.............................................................................59
3.4.4. Giá trị phòng thủ........................................................................................61
3.5. Đề xuất các định hướng giải pháp tạo sinh kế bền vững nhằm bảo tồn tài
nguyên địa hình vịnh Hạ Long............................................................................62
3.5.1. Định hướng phát triển du lịch VHL năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.. .62
3.5.2. Đề xuất các định hướng giải pháp tạo sinh kế bền vững nhằm bảo tồn tài
nguyên địa hình ở vịnh Hạ Long.........................................................................63
KẾT LUẬN.........................................................................................................66

KIẾN NGHỊ.........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................69

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ngành Kỹ thuật Địa chất

2

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


Chữ cái viết tắt
VHL
DSĐC
CVĐC

Ngành Kỹ thuật Địa chất

Cụm từ hoàn chỉnh
Vịnh Hạ Long
Di sản địa chất
Công viên địa chất

3

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Ảnh vệ tinh vùng VHL và kế cận .........................................................4
Hình 1.2. Rừng sú vẹt trên VHL. .........................................................................8
Hình 1.3. Rừng trên các đảo ở VHL. ...................................................................9
Hình 1.4. Cây Bướm Bạc bên ngồi cửa Động Thiên Cung.................................9
Hình 1.5. Cây thiên tuế Hạ Long mọc trên vách núi đá........................................9
Hình 1.6. Bình đồ cấu trúc địa chất khu vực VHL và lân cận.............................12
Hình 1.7. Bản đồ địa mạo khu vực VHL.............................................................20
Hình 1.8. Chú giải bản đồ địa mạo VHL ............................................................22
Hình 1.9. Kiểu sườn vách đứng của các dạng địa hình dương trên VHL...........23
Hình 1.10. Kiểu sườn có bề mặt karren với những khe rãnh sâu .......................24
Hình 3.1. Các đảo đá trên VHL liên kết thành những bức tường hùng vĩ trên mặt
biển......................................................................................................................33
Hình 3.2. Hịn Bút - Tháp đơn kiểu Phong Linh ................................................33
Hình 3.3. Vẻ đẹp từ sắc màu khơng gian ...........................................................34
Hình 3.4. Karst chóp đá kiểu Phong Tùng..........................................................38
Hình 3.5. Tổ hợp Karst tháp đá kiểu Phong Linh ..............................................38
Hình 3.6. Đảo Đầu Chó.......................................................................................40
Hình 3.7. Hịn Trống Mái....................................................................................40
Hình 3.8. Vách đá có nguy cơ trượt lở................................................................41
Hình 3.9. Một khối đá đổ lở................................................................................41
Hình 3.10. Nước biển ăn mịn hóa học và cơ học gặm mịn chân đảo................41
Hình 3.11. Các hang động chủ yếu trên VHL ....................................................42
Hình 3.12. Nhũ đá trong Động Thiên Cung........................................................46
Hình 3.13. Cột đá trong Động Thiên Cung.........................................................46
Hình 3.14. Phịng hang thứ hai của Động Thiên Cung.......................................47
Hình 3.15. Cửa hang Đầu Gỗ..............................................................................47
Hình 3.16. Hang Đầu Gỗ nhìn từ ngồi vào trong..............................................47
Hình 3.17. Bức tranh đá trên tường hang bên phải hang Đầu Gỗ.......................48
Hình 3.18. Cột đá trong hang Đầu Gỗ.................................................................49
Hình 3.19. Cây đa giếng nước trong hang Đầu Gỗ.............................................49

Hình 3.20. Khống vật và tạp chất lẫn trong đá trong hang Đầu Gỗ..................49
Ngành Kỹ thuật Địa chất

7

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


Hình 3.21. Cửa hang Sửng Sốt............................................................................50
Hình 3.22. Hang Sửng Sốt ..................................................................................50
Hình 3.23. Cột đá trong hang Sửng Sốt .............................................................51
Hình 3.24. Cửa hang Hồ Động Tiên ...................................................................52
Hình 3.25. Măng đá trong Hồ Động Tiên ..........................................................53
Hình 3.26. Chén Ngọc trong Hồ Động Tiên ......................................................53
Hình 3.27 Hang Trinh Nữ (Nguồn: Internet)......................................................54
Hình 3.28. Nhũ đá trong Hang Trinh Nữ ...........................................................54
Hình 3.29. Hang Luồn vịnh Hạ Long..................................................................55
Hình 3.30. Nhũ đá bên trong hang Luồn.............................................................56
Hình 3.31. Một ngơi miếu trong vách núi đá......................................................61
Hình 3.32. Bia đá vua Khải Định........................................................................61

Ngành Kỹ thuật Địa chất

8

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Một số đảo tiêu biểu trên vịnh Hạ Long................................................39

Bảng 2. Một số hang động tiêu biểu tại vịnh Hạ Long.......................................43

Ngành Kỹ thuật Địa chất

9

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di sản địa chất là phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học,
giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế, bao gồm: các cảnh quan địa mạo, các di chỉ cổ
sinh, hóa thạch, các miệng núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động, các hang động,
hẻm vực sông, hồ tự nhiên, thác nước, các diện lộ tự nhiên hay nhân tạo của đá
và quặng. Các cảnh quan còn ghi lại những biến cố, bối cảnh địa chất đặc biệt,
các địa điểm có thể quan sát được các q trình địa chất đã và đang diễn ra hằng
ngày, thậm chí cả các khu mỏ đã ngừng khai thác… Giá trị nổi bật của DSĐC
không chỉ là lưu trữ các thông tin khoa học quý báu về lịch sử quá trình hình
thành và phát triển của Trái đất, mà cịn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của loài
người, cung cấp mơi trường, khơng gian sống, hình thành nên yếu tố văn hóa
tâm linh phong phú, đó cũng là nguồn tài ngun thiên nhiên q giá có thể khai
thác thơng qua hoạt động du lịch địa chất nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá, trải
nghiệm, nghỉ dưỡng của cộng đồng, góp phần nâng cao văn hóa tri thức và kinh
tế du lịch bền vững tại nhiều nơi trên thế giới.
Du lịch địa chất là hình thức tham quan, nghiên cứu tại các khu vực địa
chất tự nhiên, đặc biệt tập trung vào giá trị khoa học và cảnh quan. Nó thúc đẩy
du lịch tại các khu vực DSĐC phát triển, tăng cường hiểu biết về DSĐC thơng
qua q trình nghiên cứu và học tập. Trong các hình thức khai thác thiên nhiên
thì đây là loại hình hoạt động khai thác bền vững, ít gây tác động tiêu cực đến

mơi trường.
Nghiên cứu và khai thác các giá trị của DSĐC đã có một q trình phát
triển lâu dài trên thế giới. Tính đến 2017, tồn thế giới có khoảng 140 cơng viên
địa chất với nhiều loại hình di sản độc đáo, phong phú ở 38 quốc gia và vùng
lãnh thổ, đã được UNESCO cơng nhận là CVĐC tồn cầu. Các CVĐC trên
khơng chỉ là nơi bảo tồn DSĐC nổi bật mà còn là nơi bảo toàn đa dạng sinh học,
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại, thu hút khách du lịch tạo giá
trị kinh tế bền vững cho khu vực. Trong những năm gần đây, du lịch khám phá
đang trở thành xu hướng trên thế giới và dần trở thành một loại hình quan trọng
của ngành du lịch, nhiều CVĐC đã được đưa vào khai thác đem lại nhiều hiệu
quả về mặt kinh tế, như: CVĐC Trương Gia Giới - Trung Quốc trong năm 2016
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


đã tiếp đón 61,47 triệu lượt du khách, doanh thu 44,3 tỉ Nhân Dân Tệ (tương
đương 6,9 tỷ USD); CVĐC Yellow Stone - Hoa Kỳ trong năm 2017 đã tiếp đón
4.116.525 lượt khách du lịch… Khai thác CVĐC phục vụ du lịch đang được các
quốc gia quan tâm đầu tư vì những lợi ích to lớn của nó mang lại cho cộng đồng
và bảo vệ thiên nhiên bền vững.
Nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm với bờ biển dài hơn 3000km kéo dài 15 vĩ độ,
Việt Nam là một quốc gia rất đa dạng về địa hình, đồi núi, đồng bằng, bờ biển và
thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất phong phú với nhiều cảnh
quan, DSĐC độc đáo. Đất nước có tiềm năng to lớn cho hoạt động khai thác du
lịch địa chất, đặc biệt với 3 Di sản thiên nhiên thế giới và 2 CVĐC toàn cầu là
Cao nguyên đá Đồng Văn và Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận.
Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực còn tương đối mới so với Việt Nam, vì vậy, hiệu
quả khai thác du lịch của DSĐC cịn thấp và chưa đem lại hiệu quả tương xứng.
Khu vực vịnh Hạ Long (VHL), tỉnh Quảng Ninh có nhiều DSĐC đa dạng

về loại hình và phong phú về số lượng, thu hút được nhiều sự quan tâm của du
khách trong và ngồi nước, có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa
học địa chất Việt Nam và nước ngoài từ nhiều thập niên trở lại đây. Tuy nhiên,
các kết quả nghiên cứu về DSĐC tại khu vực này chủ yếu mang tính học thuật,
thống kê nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá các giá trị nổi bật của DSĐC
để phục vụ cho hoạt động khai thác du lịch địa chất và có những định hướng đầu
tư và quy hoạch phù hợp, dẫn đến hiệu quả khai thác du lịch chưa cao. Chính vì
vậy, sinh viên lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá một số loại hình di sản địa
chất khu vực vịnh Hạ Long phục vụ khai thác du lịch” nhằm mục đích đánh giá
tiềm năng du lịch của một số loại hình di sản và đề xuất một số định hướng
nhằm góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên di sản để phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào và quảng bá các giá trị địa chất
khu vực tới cộng đồng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định giá trị địa chất, văn hóa, du lịch nổi bật của một số loại hình
DSĐC theo hướng phục vụ khai thác du lịch.
- Đánh giá tiềm năng khai thác du lịch của một số DSĐC tại khu vực VHL.
- Đề xuất, định hướng các khai thác hiệu quả du lịch địa chất khu vực VHL,
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


Quảng Ninh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu, sơ đồ, bản vẽ về địa chất, địa mạo và hệ thống phân
bố di sản địa chất của khu vực VHL.
- Khảo sát thực địa, đo vẽ, chụp ảnh, mô tả địa chất, địa mạo khu vực VHL.
- Làm rõ hiện trạng, thống kê, phân loại các giá trị nổi bật của một số loại
hình DSĐC khu vực VHL.

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện địa chất, địa lý, cơ sở
hạ tầng, dịch vụ, nhân sinh phục vụ khai thác hiệu quả, phát triển du lịch địa
chất khu vực VHL.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các giá trị địa chất, địa mạo, văn hóa, du lịch nổi
bật của một số loại hình DSĐC tại khu vực VHL.
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực VHL, tỉnh Quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp thống kê, phân loại và đánh giá giá trị DSĐC.
- Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch môi trường địa chất.
- Phương pháp chuyên gia.
Cấu trúc đồ án
Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên - xã hội, địa chất - địa mạo và tình
hình nghiên cứu khu vực VHL
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu đánh giá một số loại hình di sản địa chất
khu vực VHL phục vụ khai thác du lịch
Kết Luận

Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI, ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO
VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỊNH HẠ LONG
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực vịnh Hạ Long

1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Vịnh Hạ Long (VHL) rộng 1.533km2, nằm trong khoảng 106°56’ - 107°37’
kinh độ đông và 20°43'-21°09' vĩ độ bắc, là một phẩn của vịnh Bắc Bộ, thuộc
vùng biển tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp thành phố Hạ Long, phía đơng giáp
huyện đảo Vân Đồn, phía tây nam giáp quẩn đảo Cát Bà.

Hình 1.1. Ảnh vệ tinh vùng VHL và kế cận (Nguồn: Trần Tân Văn, 2012)
Vùng biển - đảo được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới có diện tích
434km2, gồm cả một phần của vịnh Bái Tử Long ở phía đơng, gồm 775 đảo đá vơi.
VHL là khu vực có địa hình karst bị nước biển chìm ngập, đó là chưa kể
liền kề với nó là quần đảo Cát Bà với Vườn Quốc gia Cát Bà cũng có nhiều đặc
điểm tương tự. Ngày 25/10/2004 Vườn Quốc gia Cát Bà đã được Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


trữ sinh quyển thế giới.
Ngày 14/12/1994, tại kỳ họp lần thứ 18 ở Phu Kẹt, Thái Lan, Hội đồng Di
sản thế giới đã nhất trí cơng nhận VHL của Việt Nam là Di sản thiên nhiên thế
giới với giá trị thẩm mỹ, trở thành thắng cảnh đẩu tiên của Việt Nam được nhận
vinh dự này. Những giá trị địa chất và địa mạo nổi trội của Hạ Long cũng đã
được khẳng định. Vì vậy, ngày 29/11/2000, tại kỳ họp ln thứ 24 của Hội đồng Di
sản thế giới ở thành phố Cain, bang Queen The Land, Australia, VHL đã được
công nhận lần thứ hai là Di sản thiên nhiên thế giới với những giá trị địa chất và
địa mạo tiêu biểu và độc đáo.
VHL cịn có thế giới sinh vật phong phú với tính đa dạng sinh học cao, có
nhiều di chỉ khảo cổ chứa những hiện vật của văn hóa tiền sử Hạ Long. VHL có
gần 2.000 đảo lớn nhỏ, trong số đó gần 1.000 hịn đảo đã được đặt tên, phần lớn

là tên dân dã.
Các đảo trên VHL gồm hai loại, phần lớn là các đảo đá vôi, chỉ một số rất ít
là các đảo đá lục nguyên. Các đảo đá lục ngun thường có diện tích lớn hơn,
địa hình đồi thoải với những đường nét mềm mại, đơi khi trên đó phát triển cả
dạng địa hình đồng bằng, được sử dụng để canh tác lúa nước. Các đảo đá vơi có
địa hình karst hiểm trở, tạo nên những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên VHL.
VHL và Bái Tử Long thực chất là một cánh đồng karst rộng lớn bị chìm
ngập dưới biển vào giai đoạn Kainozoi của lịch sử địa chất - các kỷ Neogen và
Đệ tứ. Phần đồng bằng giữa các núi - đảo cùng hệ thống sông suối, chỉ hơn một
vạn năm trước đây cịn chở nặng phù sa, nay bị ngập chìm dưới biển.
Những khối núi đá vôi lớn nhỏ nổi trên VHL là thắng cảnh ngoạn mục
khơng nơi nào có được. Nước mưa hịa tan carbonic của khí quyển trở thành axit
lỗng có khả năng hịa tan đá vơi, sóng biển gặm mịn đá vơi do tác động cơ học
và hóa học, cùng nhiều tác nhân ngoại sinh khác đã góp phẩn tạo nên kỳ quan
Hạ Long.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
VHL thuộc khí hậu biển nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn mùa xn, hạ,
thu, đơng. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió đơng nam hoạt động mạnh. Mùa
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


đơng lạnh, khơ hanh, ít mưa, có gió mùa đơng bắc. Do nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới nên tỉnh Quảng Ninh nói chung và VHL nói riêng có lượng bức xạ
trung bình hàng năm 115,4 kcal/cm. Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm từ
21 - 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm lên tới 1700 - 2400mm và số ngày
mưa hàng năm từ 90 - 170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hè (hơn 85%),
nhất là vào các tháng 7 và 8 trong năm. Mùa đông chỉ mưa khoảng 150 400mm. Độ ẩm trung bình 82 - 85%.
Trong khu vực vịnh thường xuất hiện nhiều sương mù về mùa đông. So với

các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ, VHL chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc
mạnh hơn. Gió thổi mạnh hơn so với các nơi cùng vĩ độ và thường lạnh hơn từ 1
- 3°C. Tuy nhiên, càng vào sâu trong vịnh, cường độ gió giảm nhanh do được
chặn kín bởi nhiều các đảo nhỏ. Tốc độ gió đo được ở thành phố Hạ Long là 2,8
m/s. VHL cũng chịu ảnh hưởng của bão tố. Bão thường đến sớm (các tháng 6, 7
và 8) và có cường độ khá mạnh (cấp 9, 10 và cá biệt đến cấp 11).
Vùng có chế độ nhật triều đều, tại Hịn Gai mực nước trung bình 2,06m và
lớn nhất đạt 4,2m; thuộc triều lớn nhất Việt Nam. Độ cao sóng ven bờ trung bình
năm đạt 0,78m, sóng cao nhất đến 2,2 - 4,9m về mùa hè và có hướng nam, đơng
nam. Dịng chảy giữa các tuyến, cung đảo có tốc độ khá lớn, nhất là khi triều rút,
có thể đạt 0,9m/s ở cửa Vạn, cửa Mô, vịnh Bái Tử Long. Nhiệt độ trung bình
tầng nước mặt đạt 20°C về mùa đông và 28,5°C về mùa hè. Tại Cô Tô, nhiệt độ
nước biển trung bình năm 23,7°C và độ mặn là 30,9‰.
1.1.3. Đặc điểm các dòng chảy mặt và chế độ thủy - hải văn
Trên đất liền, Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều sơng suối. Các sơng suối
đều có đặc điểm: độ dài ngắn, nhỏ và độ dốc lớn, nên lưu lượng nước và tốc độ
chảy của các sông thường phụ thuộc theo mùa. Lưu lượng mùa mưa và mùa khô
chênh nhau lớn: vào mùa khô lưu lượng đạt 1,45m3/s, vào mùa mưa lên tới
1.500m3/s, chênh nhau 1.000 lần.
Trên biển, VHL thuộc vịnh Bắc Bộ, do được nhiều đảo che chắn nên kín và
sóng gió khơng lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật
triều điển hình, biên độ tới 3 - 4m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh “con
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


nước” và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều mùa Hạ, buổi sáng các tháng
mùa Đông những ngày có con nước cường. Ngồi ra, khu vực này cịn có dịng
hải lưu chảy theo phương Bắc - Nam kéo theo dịng nước lạnh, lại có gió mùa

Đơng Bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta, nhiệt độ có khi xuống tới
13°C.
1.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và lớp phủ rừng
Trên 50 đảo ven bờ của nước ta chỉ phổ biến một số ít loại đất, gồm đất cát
biển, đất mặn (Vĩnh Thực, Trà Bản, Cái Bầu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Cô Tô,…);
đất feralit bị biến đổi do canh tác, đất feralit vàng đỏ trên sản phẩm dốc tụ, đất
feralit vàng đỏ trên bột kết (Cái Bầu, Cái Lim, Trà Bản, Ngọc Vừng, Cô Tô, đảo
Trần,…) và đất feralit nâu vàng trên sản phẩm phong hóa đá vơi (terrarosa) trên
đảo Cát Bà.
Nhìn chung, các tầng đất trên đảo mỏng, thường xuyên bị rửa trôi, nghèo
chất dinh dưỡng. Lớp phủ rừng trên các đảo có độ che phủ bình qn đạt trên
50% diện tích, nhiều đảo đạt đến 80 - 90% như Ba Mùn, Trà Bản, Cát Bà,… Các
kiểu thảm thực vật chính gồm: rừng kín thường xanh cây lá rộng (Cô Tô, Thanh
Lam, Ba Mùn, Trà Ngọ, Cái Bầu, Cát Bà,…), tràng cây bụi thứ sinh, tràng cỏ
(Cái Bầu, đảo Trần, Bạch Long Vĩ, Quan Lạn, Ngọc Vừng,…); rừng ngập mặn,
thảm thực vật bãi triều (Đồng Rui, Hà Loan, Quả Muỗn, ven đảo Cát Bà); rừng
trên đụn cát (Cô Tơ, Thanh Lam).

Hình 1.2. Rừng sú vẹt trên VHL. (Nguồn: Internet)
Hiện nay, rừng chủ yếu trên VHL là kiểu rừng trên đá vơi (Hình 1.3). Các
đảo đá vơi ở VHL ngày nay vì nhiều lý do khơng cịn có được lớp phủ rừng dày
như ở Cát Bà, nhưng trong quá khứ thì lớp thực vật đó đã tham gia tích cực vào
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


tiến trình karst hóa của vùng để tạo nên cảnh quanh karst bóc mịn với sự phổ
biến các dạng tháp phân tán và kiểu cụm đỉnh - lũng của karst Hạ Long như
chúng ta đã biết. Tính đến nay, theo số liệu thống kê, tổng số loài thực vật sống

trên các đảo ở VHL khoảng trên một nghìn lồi. Một số quần xã các lồi thực
vật khác nhau được tìm thấy như: Các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát
ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa
hang hay khe đá.
Tài liệu của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã phát hiện 7
loài thực vật đặc hữu của VHL. Theo tài liệu thống kê năm 1999, các nhà khoa
học đã phát hiện 12 loài thực vật đặc hữu, mang nguồn gen quý, chỉ ở VHL mới
có, như: Cọ Hạ Long; Sóng bè Hạ Long; Giềng Hạ Long; Ngũ gia bì Hạ Long,
Thiên tuế Hạ Long; Móng tại Hạ Long; Nhài Hạ Long: Khổ cử đại nhung; Khổ
cử đại tím; Hài vệ nữ hoa vàng…

Hình 1.3. Rừng trên các đảo ở VHL. (Nguồn: Internet)

Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


Hình 1.4. Cây Bướm Bạc bên
ngồi cửa Động Thiên Cung

Hình 1.5. Cây thiên tuế Hạ Long
mọc trên vách núi đá

1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Quảng Ninh là một tỉnh trọng điểm kinh tế của khu vực phía Bắc nước ta
và là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với “Di sản thiên nhiên
thế giới vịnh Hạ Long” đã hai lần được UNESCO công nhận theo các tiêu chí về
giá trị thẩm mỹ và giá trị địa chất - địa mạo. Hiện nay, trong số 1969 đảo trên
VHL chỉ có khoảng 40 đảo là có dân sinh sống. Những đảo này có quy mơ từ

vài chục đến hàng ngàn hecta, tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam của
vịnh. Mấy chục năm gần đây, nhiều vạn chài sống trôi nổi trên mặt nước đã bắt
đầu lên một số đảo định cư, biến những hòn đảo hoang sơ trở thành trù phú như
đảo Sa Tô (thành phố Hạ Long), đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân Đồn)... Dân số
trên VHL hiện nay khoảng 1.540 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá
Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dẻ (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long).
Cư dân vùng vịnh phần lớn sống trên thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc
đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy sản, hải sản. Ngày nay, cuộc sống
của cư dân VHL đã phát triển do kinh doanh dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó,
Quảng Ninh cịn phát triển các ngành cơng nghiệp đã có từ lâu đời tại khu vực
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


này như:
- Ngư nghiệp: Hiện nay, Quảng Ninh là một trong 4 ngư trường lớn nhất cả
nước. Dọc theo chiều dài 250 km bờ biển Quảng Ninh có trên 40.000 hecta bãi
biển, 20.000 hecta eo vịnh và hàng chục nghìn hecta vùng nông ven bờ là môi
trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu.
- Cảng biển: Quảng Ninh do có ưu thế là bờ biển dài, nhiều khu vực kín
gió, ít lắng đọng nên thuận lợi cho việc phát triển cảng biển. Bên cạnh các ưu
thế nổi bật về hệ thống cảng biển, cảng sông cùng lợi thế về các cửa khẩu quốc
tế, Quảng Ninh cịn có đủ điều kiện cần thiết để hình thành các khu công nghiệp
tập trung, khu chế xuất. Điều đó tạo điều kiện cho tỉnh phát triển các cơ sở sản
xuất hàng xuất khẩu.
- Du lịch: Quảng Ninh cũng là tỉnh có tài nguyên du lịch bậc nhất cả nước
với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng. VHL, vịnh Bái Tử Long đã được
UNESCO công nhận là “Di sản Thiên nhiên Thế giới” cùng hàng trăm di tích
lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc bờ biển với mật độ cao nhất cả nước,

tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp giữa đất liền và các đảo. Việc phát
triển du lịch ở khu vực Hạ Long - Bãi Cháy kết hợp với tuyến ven biển đến
Móng Cái, Hải Phịng - Đồ Sơn - Cát Bà... sẽ tạo thành một quần thể du lịch thể thao - giải trí ven biển, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế,
hứa hẹn đạt doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.
- Các ngành nghề khác: Ngồi ngư nghiệp, thương nghiệp, du lịch Quảng
Ninh cịn có tiềm năng trong các ngành công nghiệp khác đặc biệt là ngành cơng
nghiệp than. Nói đến than khơng thể khơng nói đến đây là một trong những bể
than lớn nhất Việt Nam. Có lợi thế là một trong những bể than lớn của cả nước
nên Quảng Ninh thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp khác để
phục vụ cho việc khai thác, chế biến, xuất khẩu than của tỉnh này như: các sản
phẩm cơ khí, ngành kinh tế cảng biển, vận tải biển... Bên cạnh đó, ở đây cịn có
sự ra đời của hàng loạt cơ sở cơng nghiệp lớn, các nhà máy xi măng, nhiệt điện,
phân bón, hố chất, gạch chịu lửa... trên tồn tỉnh.
1.3. Đặc điểm địa chất, địa mạo khu vực VHL
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


Sự hình thành và phát triển địa hình vùng VHL ln chịu tác động trực tiếp
của các q trình ngoại sinh. Tuy nhiên, sự phát triển địa hình nói chung và nguy
cơ xảy ra các tai biến địa chất nói riêng trước hết chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc
địa chất cũng như các quá trình phát triển địa chất của khu vực. Đối với khu vực
VHL, một số các yếu tố địa chất cần quan tâm gồm: đặc điểm cấu trúc kiến tạo,
các đứt gãy, khe nứt và đới phá huỷ kèm theo, đặc điểm địa động lực và địa mạo
của vùng nghiên cứu.
1.3.1. Đặc điểm địa chất
Trong phạm vi VHL, bao gồm cả vùng đệm, các trầm tích từ cổ đến trẻ
được thể hiện trên bề mặt bao gồm các phân vị hệ tầng sau:


Hình 1.6. Bình đồ cấu trúc địa chất khu vực VHL và lân cận
(Nguồn: Trần Văn Trị, 2003)
1.3.1.1. Loạt Đồ Sơn
Loạt Đồ Sơn gồm 3 hệ tầng: Vạn Cảnh (D 1 – D2evc), Dưỡng Động (D1 –
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


D2edd) và Vạn Hương (D2gvvh). Thành phần thạch học chủ yếu của loạt này là các
trầm tích lục nguyên, từ tướng ven bờđến tướng biển nơng, phân bố ở Hải
Phịng, Quảng Ninh, Hải Dương và trên một số đảo thuộc vịnh Bái Tử Long.
Trong phạm vi VHL, loạt Đồ Sơn phân bố ở phía Đơng, nằm trong vùng
đệm. Với mức độ tài liệu hiện tại, chưa có diện phân bố chi tiết của các hệ tầng
hợp phần nên các trầm tích lục nguyên được thể hiện trong một phân vị duy nhất
là loạt Đồ Sơn.
- Hệ tầng Vạn Cảnh (D1 – D2evc): Hệ tầng Vạn Cảnh có tuổi Devon sớm Eifel, Devon giữa, tương đồng về tuổi với hệ tầng Dưỡng Động và được thành
tạo trong môi trường vùng vịnh, ven bờ. Thành phần chủ yếu của hệ tầng gồm
các lớp bột kết, cát kết, có màu xám sáng phớt lục, xám nâu, phân lớp trung bình
(10

-

20cm)

- Hệ tầng Dưỡng Động (D1 – D2edd): Có tuổi Devon sớm - Eifel, Devon giữa.
Thành phần chủ yếu của hệ tầng là các trầm tích lục nguyên gồm: đá phiến sét,
cát kết, bột kết, đá có màu xám xanh, xám sáng, phân lớp mỏng đến trung bình.
- Hệ tầng Vạn Hương (D2gvvh): Nằm trên hệ tầng Dưỡng Động và Vạn
Cảnh với quan hệ chỉnh hợp, có tuổi Givet, Devon giữa. Thành phần chủ yếu

của hệ tầng gồm cát kết dạng quarzit, có xen các trầm tích lục nguyên hạt mịn
hơn, phân bố trên bán đảo Đồ Sơn, Hải Phòng và một số đảo thuộc vịnh Bái Tử
Long như Trà Bản, Quan Lạn, Ngọc Vừng... thuộc huyện đảo Vân Đồn, Quảng
Ninh
1.3.1.2. Loạt Thủy Nguyên
- Loạt Thủy Nguyên: Gồm các hệ tầng Tràng Kênh (D2gv – D3tk), Con Voi
(C1t – vcv) và Phố Hàn (C1t – vph) thành tạo trong một chu kỳ trầm tích, phân bố
ở vùng Kinh Môn (Hải Dương), Thủy Nguyên, Kiến An, đảo Cát Bà (Hải
Phòng) và các đảo trong VHL, vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh). Đá carbonat
màu xám sẫm, phân lớp mỏng đến vừa chiếm vai trò chủ đạo trong thành phần
của loạt. Hợp phần silic - vôi và silic chiếm tỷ lệ khác nhau trong các hệ tầng.
Trong phạm vi VHL, loạt phân bố rộng rãi ở phần phía Đơng và trung tâm
vịnh thuộc hệ tầng Tràng Kênh (D2gv – D3fmtk).
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


- Hệ tầng Tràng Kênh (D2gv – D3fmtk): Gồm đá vơi hạt mịn màu xám sẫm
xen ít đá phiến silic, phân bố ở vùng Kinh Môn (Hải Dương), Thủy Nguyên (Hải
Phịng) thành những dải kéo dài từ Tây sang Đơng, nằm giữa sông Giá và sông
Đá Bạch và các đảo trong VHL, vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh). Hệ tầng Tràng
Kênh nằm chỉnh hợp trên loạt Đồ Sơn và dưới các hệ tầng Con Voi, có tuổi
Givet, Devon trung - Frasni - Famen, Devon muộn.
- Hệ tầng Con Voi (C1t – vcv): Hệ tầng Con Voi có tuổi Carbon sớm
Tournais - Vise. Thành phần chủ yếu là đá vôi dolomit phân lớp mỏng đến vừa,
phân bố ở An Lão (Hải Phịng), Kinh Mơn (Hải Dương), đảo Cái Bầu và nhiều
đảo nhỏ trong VHL và vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh). Trong phạm vi VHL hệ
tầng được ghi nhận tại hòn Cột, hòn Sư Tử Cái,... Hệ tầng Con Voi nằm chỉnh
hợp trên hệ tầng Tràng Kênh và có quan hệ giả chinh hợp với hệ tầng Bắc Sơn

nằm trên.
1.3.1.3. Hệ tầng Bắc Sơn (C – Pbs)
Hệ tầng Bắc Sơn có tuổi Carbon - Permi. Thành phần chủ yếu gồm đá vơi,
đá vơi dolomit hóa, đá vơi sinh vật, màu xám, xám sáng, phân lớp dày và khối,
phân bố rộng rãi trong VHL. Trong một số diện phân bố, mặt cắt hệ tầng thường
gồm hai phần: phần dưới gồm đá vôi dolomit hóa, màu trắng đục; phần trên gồm
đá vơi sinh vật màu xám, xám sáng, hạt mịn đến thô. Hệ tầng Bắc Sơn nằm
không chỉnh hợp trên các hệ tầng Con Voi, Phố Hàn và chỉnh hợp dưới với hệ
tầng Bãi Cháy.
Quan hệ dưới giả chỉnh hợp của hệ tầng Bắc Sơn trên hệ tầng Con Voi tại
vùng VHL được quan sát tại hòn Lược, còn quan hệ giả chỉnh hợp của hệ tầng
Bắc Sơn trên hệ tầng Phố Hàn (C1ph) được quan sát tại Gia Luận ở Bắc đảo Cát
Bà.
1.3.1.4. Hệ tầng Bãi Cháy (P3bc)
Hệ tầng Bãi Cháy lần đầu tiên được Nguyễn Văn Liêm xác lập vào năm
1970 dựa theo địa danh Bãi Cháy ở phía Tây thành phố Hạ Long. Trong khu vực
nghiên cứu, hệ tầng phân bố hạn chế ở phía Bắc VHL thành những dải hẹp, sát
đất liền. Hệ tầng có tuổi Permi muộn Wuchiaping, thành phần chủ yếu gồm đá
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


silic, phiến silic, silic - vôi và cát kết quarzit. Trong mặt cắt, bên dưới chủ yếu là
đá silic, phiến silic xen các lớp kẹp mỏng cát kết, phía trên chủ yếu là đá quarzit
xen các lớp kẹp silic.
1.3.1.5. Trầm tích Đệ tứ (Q)
Trầm tích Đệ tứ trong vùng chủ yếu tuổi Holocen muộn (Q), có nguồn gốc
biển, phân bố hạn chế thành những dải hợp giữa các hòn đảo trong diện tích
VHL. Thành phần gồm sét, bột màu xám, xám vàng.

1.3.1.6. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo
Theo những tài liệu nghiên cứu trước đây, các hệ thống đứt gãy trong khu
vực VHL - Bái Tử Long đều có thời gian thành tạo trước Kainozoi. Trong
Kainozoi, các đứt gãy đều bị tái hoạt động trở lại với các biểu hiện mạnh, yếu
trong những giai đoạn khác nhau. Các hệ thống đứt gãy phát triển trên vùng
nghiên cứu gồm 4 hệ thống chính: Tây Bắc - Đơng Nam, Đơng Bắc - Tây Nam,
Á kinh tuyến và Á vĩ tuyến. Các hệ thống đứt gãy này chủ yếu là đứt gãy nội
khối, được sinh kèm cùng với các hệ thống đứt gãy lớn ở ngồi khu vực nghiên
cứu và cũng mang tính chất hoạt động như những hệ thống đứt gãy chính những
biểu hiện ở mức độ yếu hơn.
1.3.1.7. Lịch sử phát triển địa chất vùng
VHL cùng với quần đảo Cát Bà và các vùng lân cận thuộc đới Quảng Ninh,
là một phần của lãnh địa liên hợp Việt - Trung, đã trải qua q trình tiến hóa lâu
dài với 4 thời kỳ phát triển chính:
- Thời kỳ Tiền Cambri (3 - 0,75 tỷ năm): Móng kết tinh granulit, amphibolit
hầu hết bị che phủ, trong khi vẫn tham gia vào các hoạt động kiến tạo khu vực
như quá trình va chạm tạo núi Grevilli, gắn kết các craton Cathaysia, Dương Tử,
Hoàng Liên Sơn và Indosinia là những hợp phần của siêu lục địa cách đây
khoảng 1 tỷ năm.
- Thời kỳ Neoproterozoi - Paleozoi giữa (750 - 350 triệu năm): Hình thành
các đá flysh, turbidit nguồn gốc bể trước cung Cô Tô (O 3 - Sct) và Tấn Mài (O3 Stm), chứa nhiều hố thạch Bút đá và bị uốn nếp mạnh.
Tiếp đó là sự phát triển của bể trầm tích Silur - Carbon sớm (các hệ tầng
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


Kiến An, Đồ Sơn, Tràng Kênh, Con Voi, Phố Hàn) với mặt cắt biển tiến từ thành
hệ molas lục địa, cận lục địa chuyển dần lên lục nguyên - carbonat silic trên
thềm biển, nằm khơng chỉnh hợp góc trên hệ tầng Cô Tô (O 3 - Sct), tạo thành một

cánh nếp lõm nghiêng vòng cắm về Tây Bắc dưới VHL, dun hải Quảng Ninh
và hướng Đơng Nam nghiêng về phía Hải Phòng - Thủy Nguyên.
- Thời kỳ Paleozoi muộn - Mesozoi (350 - 65 triệu năm): Phát triển trên thềm
tương đối bình ổn và một số võng, biển sâu là những nhánh của Paleo - Tethys
kéo qua Đông Bắc, Việt Nam, điển hình là các trầm tích đá vơi trứng cá, đá vôi
dolomit và đá phiến silic hệ tầng Bắc Sơn (C - P bs). Trầm tích silic, lục nguyên
thuộc hệ tầng Bãi Cháy.
Ở khu vực VHL và quần đảo Cát Bà, hệ tầng Bắc Sơn bắt đầu bằng tập
dolomit, phản ánh mơi trường vũng, biển kín ban đầu. Bắt đầu vào Carbon giữa,
môi trường biển mở được thiết lập và duy trì đến tận cuối Permi giữa. Đá vơi hệ
tầng Bắc Sơn thường có màu xám sáng, đồng nhất, phân lớp dày hoặc khối
chứng tỏ chúng được hình thành trong vùng thềm carbonat rộng lớn với chế độ
kiến tạo yên tĩnh kéo dài.
Vào giai đoạn Paleozoi muộn - đầu Mesozoi, hoạt động kiến tạo Indosini
gây ra va chạm giữa các mảng Shan - Thai, Đông Dương và Việt - Trung, cũng
như tách giãn và va chạm nội craton gây ra biến cố kịch phát vào Trias sớm giữa (245 - 10 triệu năm) ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực. Ở khu vực VHL, dấu
ấn điển hình là các hệ tầng Bình Liêu (T 2a), Nà Khuất (T2), Mẫu Sơn (T3c), Hòn
Gai (T3n-rhg), Hà Cối (J1-2hc)... chứa phong phú các hóa thạch điển hình thuộc
nhóm Hạt trần, Dương xỉ, Thân đốt…
- Thời kỳ Kainozoi (65 triệu năm - nay): Hình thành các trầm tích chứa đá
dầu, asphaltit ở Hồnh Bồ và đảo Bạch Long Vĩ, bắt đầu giai đoạn Tân kiến tạo
làm nên cảnh quan địa hình hiện nay:
+ Eocen - Oligocen (56 - 23 triệu năm): Trên phông nâng Tân kiến tạo
chung của các lục địa, do ảnh hưởng của quá trình tách mở mãnh liệt của trũng
nước sâu Biển Đơng bắt đầu hình thành một số bồn trũng Kainozoi như rift
Sông Hồng.
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS



+ Miocen (23 - 5.3 triệu năm trước): Giai đoạn này các chuyển động phân
dị ngày càng mạnh, tiếp tục quá trình hình thành các trũng, tăng cường sụt lún
các bồn trũng, mở rộng rift Sông Hồng - vịnh Bắc Bộ. Kết thúc giai đoạn này
được đánh dấu bằng các chuyển động nâng khối tảng và san bằng chung thể hiện
trong việc hình thành một bề mặt bóc mịn đặc trưng.
+ Pliocen - Đệ tứ (5,3 triệu năm trước - nay): Giai đoạn này đặc trưng bởi
sự phát triển kiểu thềm lục địa trên khu vực rộng lớn, hình thành các tầng trầm
tích biển tương đối đồng nhất. Đồng thời chuyển động phân dị khối tảng dọc
theo các đứt gãy mở rộng hoặc tạo mới các trũng giữa núi hoặc trước núi xen kẽ
các pha phun trào bazan quy mô khác nhau. Phần lớn các đảo của hệ thống đảo
ven bờ được hình thành trong giai đoạn này do một phần nền móng của chúng bị
cuốn hút vào q trình sụt lún thềm lục địa trong Kainozoi.
1.3.2. Đặc điểm địa mạo
1.3.2.1. Địa hình bóc mịn, phần sót các bề mặt san bằng không phân chia
(PD)
Kết quả nghiên cứu của nhiều cơng trình đi trước cho thấy trên vùng núi
Đơng Bắc, Bắc Bộ đã tồn tại có hệ thống nhiều bề mặt san bằng khác nhau. Một
số vùng chủ yếu nâng cao thì bề mặt san bằng nào có vị trí độ cao càng lớn thì
tuổi càng cổ. Mỗi bề mặt san bằng được thành tạo liên quan đến quá trình san
phẳng địa hình núi phân cắt trước đó trong điều kiện yên tĩnh kiến tạo kéo dài.
Những quá trình san bằng tiêu biểu như phong hóa, rửa trơi bề mặt, xâm thực, di
chuyển khối trên sườn... Kết quả của các quá trình trên làm cho địa hình phân
cắt tương phản, độ dốc sườn lớn trước đó theo thời gian bị giảm dần để rồi thay
vào đó bằng địa hình ít phân cắt tương phản hơn và bề mặt san bằng khi đó được
thiết lập.
Q trình san bằng có thể dừng lại bất kỳ lúc nào khi vùng chịu tác động
của pha nâng cao mới và khi đó bề mặt san bằng trước đó lại bị hủy hoại khiến
chỉ cịn lại ở dạng vết tích.
Vùng VHL và kế cận có biểu hiện bị ảnh hưởng của sụt lún vịnh Bắc Bộ và

bể Sông Hồng. Trên các đảo cấu tạo bằng đá lục nguyên của vùng vịnh Bái Tử
Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


Long, cũng như ở vùng núi Cái Mâm còn tồn tại di tích hay vết tích của các bề
mặt san bằng cổ. Chúng thể hiện ở dạng các đồi thoải mà xung quanh là các
sườn có độ dốc lớn như: đảo Ngọc Vừng, Trà Bàn, Thẻ Vàng.
Hầu hết các phần sót san bằng trên vùng nghiên cứu phân bố ở các độ cao
dao động từ 120 - 250m, có vẻ như càng xa bờ thì độ cao đó càng giảm. Những
phần sót bề mặt san bằng đều có cấu tạo bởi vỏ phong hóa kiểu eluvi có phẫu
diện từ trên xuống là tầng đất xám dày 10 - 15cm. Xuống dưới là tầng sét lẫn
các mảnh đá gốc, dưới nữa là tầng bán phong hóa của đá gốc rồi đến đá gốc.
Nhưng cũng nhiều nơi ở đây phát hiện thấy tầng bán phong hóa lộ ngay trên bề
mặt địa hình. Theo các kết quả nghiên cứu khu vực, những phần sót đó được coi
là thuộc bề mặt san bằng Pliocen muộn có phạm vi phân bố rộng ở vùng núi
Đơng Bắc và có độ cao tương đối thấp.
1.3.2.2.

Địa

hình

xâm

thực

(ED)


Phạm vi nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có gió mùa, thường
xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới với lượng mưa trung bình 2.000mm/năm,
trong đó có nhiều trận mưa đạt cường độ đến trên 100mm/ngày. Hơn thế, địa
hình ở đây lại có độ dốc lớn nên hoạt động xâm thực của các dòng chảy xảy ra
khá mạnh mẽ khi mưa rơi, nước theo các sườn dốc mau chóng tập trung vào các
thung lũng có độ dốc cao tạo nên dòng chảy mà đa phần là các dòng tạm thời
(xuất hiện trong khi mưa và tồn tại không lâu sau khi mưa). Do chảy trên các
thung lũng có độ đốc lớn nên dịng chảy đã khơng ngừng đào sâu, khía cắt vào
đáy để tạo ra kiểu thung lũng xâm thực khá tiêu biểu. Năng lực xâm thực sườn
và đáy của các dòng chảy tăng lên rõ rệt khi mà dòng chảy mang theo các vật
liệu rắn thường là cát, dăm, có khi cả tảng.
Hầu hết các thung lũng xâm thực này đều có các sườn dốc trên dưới 30°,
một số nơi hơn thế, và có ở dạng chữ “V”. Các thung lũng xâm thực cắt xẻ sườn
đồng thời là dạng địa hình vẫn đang tiếp tục quá trình thành tạo của mình.
1.3.2.3. Địa hình tích tụ biển, các bãi biển hiện đại (MS1)

Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


Hình 1.7. Bản đồ địa mạo khu vực VHL (Nguồn: Trần Tân Văn, 2012)

Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


Hình 1.8. Chú giải bản đồ địa mạo VHL (Nguồn: Trần Tân Văn, 2012)
1.3.2.3. Địa hình tích tụ biển, các bãi biển hiện đại (MS1)

Ngành Kỹ thuật Địa chất

Trần Nhật Hạ - Lớp ĐH6KS


×