CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM
CẤP NHÀ NƯỚC “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010”, MÃ SỐ KX.04
*****
XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI
CƠ CẤU XÃ HỘI VIỆT NAM
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC, MÃ SỐ KX.04.14/06-10
Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. TẠ NGỌC TẤN
8011
Hà Nội, 5-2010
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH An sinh xã hội
CNH Công nghiệp hoá
CNTB Chủ nghĩa tư bản
DS - KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long
ĐTH Đô thị hóa
HĐH Hiện đại hoá
HTX Hợp tác xã
KH&CN Khoa học và công nghệ
KTTT Kinh tế thị trường
LLSX Lực lượng sản xuất
NSNN Ngân sách Nhà nước
NSLĐ Năng suất lao độ
ng
PTKT Phát triển kinh tế
PTXH Phân tầng xã hội
TTKT Tăng trưởng kinh tế
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
XHCN Xã hội chủ nghĩa
QHSX Quan hệ sản xuất
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI :
GS, TS. Tạ Ngọc Tấn
BAN CHỦ NHIỆM :
GS, TS. Trương Giang Long
PGS, TS. Mai Văn Hai
PGS, TS. Nguyễn Linh Khiếu
ThS. Hoàng Bích Yến
TS. Phạm Việt Dũng
CỘNG TÁC VIÊN CHÍNH :
TS. Trần Văn Chiến
GS, TS. Đặng Cảnh Khanh
TS. Hà Quang Ngọc
TS. Lưu Hồng Minh
PGS, TS. Khổng Diễn
PGS, TS. Hồng Dương
PGS, TS. Trần Quang Nhiếp
MỤC LỤC
Tr.
MỞ ĐẦU
1
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
11
1.1 Các khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận nghiên cứu biến
đổi cơ cấu xã hội
11
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xã hội và cơ cấu xã
hội
27
1.3 Biến đổi cơ cấu xã hội ở một số quốc giá trong quá trình
phát triển: kinh nghiệm và bài học
38
Chương II KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VIỆT
NAM THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI, TỪ 1945 ĐẾN 1986
55
2.1 Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam từ 1945 đến
1986
55
2.2 Khái quát tình hình cơ cấu xã hội Việt Nam trước Cách
mạng Tháng Tám năm 1945
58
2.3 Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp (1946 - 1954)
59
2.4 Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ (1955 – 1975)
65
2.5 Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam thời kỳ
kế hoạch hóa tập
trung bao cấp
78
Chương III BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG 25 NĂM
ĐỔI MỚI
89
3.1 Những nhân tố tác động và quy định sự biến đổi cơ cấu xã
hội Việt Nam thời kỳ Đổi mới
89
3.2 Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp 97
3.3 Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề
nghiệp
114
3.4 Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - dân số 123
3.5 Thực trạng và xu hướ
ng biến đổi cơ cấu xã hội - dân tộc 133
3.6 Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - tôn giáo 149
Chương IV
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM TRONG 25 NĂM ĐỔI MỚI
160
4.1 Tác động đến phát triển kinh tế 160
4.2 Tác động đến hệ thống chính trị và cơ chế quản lý xã hội 174
4.3 Tác động đến hệ thống dịch vụ và chính sách xã hội 187
4.4 Tác động đến phát triển văn hóa - xã hội 204
4.5 Tác động đến an ninh - quốc phòng 226
Chương V DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
224
5.1 Những cơ sở lý luận và thực tiễn của dự báo 224
5.2 Dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp 234
5.3 Dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp 254
5.4 Dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - dân số 264
5.5 Dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - dân tộc 267
5.6 Dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã h
ội - tôn giáo 273
Chương VI
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP
NHẰM QUẢN LÝ, PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
280
6.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng về biến đổi cơ cấu xã
hội
280
6.2 Các giải pháp nhằm quản lý và phát huy vai trò tích cực
của biến đổi cơ cấu xã hội trong giai đoạn 2011-2020
291
KẾT LUẬN
319
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
327
PHỤ LỤC
335
1
MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, đã trải qua những giai đoạn
lịch sử quan trọng: giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại
xâm lược kéo dài 9 năm (1946-1954), giai đoạn cả hai miền Nam - Bắc
tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai nhằm
thống nhất nước nhà (1955-1975), giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội
(theo kiểu cũ) ở miền Bắc từ 1960 và trong cả nước (1975-1985) và sau
cùng là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới (1986 đến nay). Trong quá
trình lịch sử đó, mỗi khi chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác,
không chỉ các yếu tố khác nhau của cơ cấu xã hội đều có sự biến đổi, mà
mỗi sự biến đổi này còn đặt ra không ít vấn đề có ảnh hưở
ng quan trọng
đến quá trình phát triển của xã hội Việt Nam.
Đặc biệt, khi đất nước ta chuyển từ giai đoạn xây dựng chủ nghĩa
xã hội (theo kiểu cũ) sang giai đoạn đổi mới - tức là chuyển từ nền kinh
tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên công
nghi
ệp hóa, hiện đại hóa; từ một lối sống, phong tục, tập quán làm chuẩn
mực sang một lối sống lấy luật pháp, pháp lý làm chuẩn mực; từ một xã
hội khép kín sang một xã hội mở, sẵn sàng “làm bạn” với tất cả các quốc
gia, dân tộc khắp thế giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi - thì xã hội
Việt Nam cũng có sự biến đổi sâu sắc trên tất cả các phương diệ
n: giai
cấp, nghề nghiệp, dân số, dân tộc, tôn giáo, v.v Sự biến đổi này đương
nhiên là một nhân tố tích cực, nó đã góp phần làm thay đổi một cách căn
bản mọi mặt đời sống của người dân trên mọi miền đất nước. Nhưng
cùng với những biến đổi tích cực này, hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội
cũng đã đặt ra: đó là khoảng cách giàu - nghèo ngày càng gia tăng; sự
khác biệt gi
ữa nông thôn và đô thị, giữa miền xuôi và miền núi, sự mất
cân bằng giới giữa nam và nữ, sự bất bình đẳng giữa lao động chân tay
và lao động trí óc, vấn đề di dân tự do từ Bắc vào Nam, từ nông thôn ra
đô thị, rồi các vấn đề về dân tộc, tôn giáo và nhiều vấn đề khác nữa. Đây
là những chủ đề mà trong dư luận xã hội, cũng như trên các phương tiện
truyền thông hàng ngày người ta vẫn thường nói đến.
2
Tuy nhiên, trong thực tế, sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong
thời đổi mới diễn ra như thế nào? Lý do xã hội nào quy định sự biến đổi
đó? Các vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra theo đó là gì? Tần số và cường độ
của chúng ra sao? Những ảnh hưởng - kể cả tích cực và tiêu cực - của
chúng đến đâu? Đó là những câu hỏi đặt ra, đòi hỏi phả
i được nghiên
cứu và trả lời một cách thấu đáo trên phương diện khoa học.
Từ Đại hội VIII, Đảng ta đã xác định một nhiệm vụ to lớn là phấn
đấu đến năm 2020 biến nước ta về cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Như vậy, cùng với nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, thì đất nước công nghiệp s
ẽ là một trong những
nhân tố vô cùng quan trọng quy định sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam
trong giai đoạn phát triển sắp tới (2011-2020). Nhưng sự biến đổi này sẽ
diễn ra theo xu hướng nào? Các vấn đề kinh tế - xã hội kéo theo nó là gì?
Làm thế nào để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của chúng? Những kinh nghiệm và bài học rút ra
trong tiến trình biến đổi c
ơ cấu xã hội ở các giai đoạn trước, nhất là giai
đoạn 1986 đến 2010, có giúp ích gì cho sự biến đổi ở giai đoạn mới này
không? Nếu giúp ích được, thì những kinh nghiệm và bài học đó cần phải
được quán triệt ra sao? Rõ ràng, thêm một lần nữa thực tiễn đời sống
đang đặt ra cho các nhà khoa học, nhất là khoa học xã hội, nhiều câu hỏi
cần phải giải đáp, nhằm góp phần vào sự phát triển của đất nước theo
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
như Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
Cũng cần nói rằng, không phải cho đến bây giờ vấn đế biến đổi cơ
cấu xã hội Việt Nam mới được đặt ra. Trước đây, nhất là trong thời kỳ
đổi mới, nhiều người đã quan tâm đến mảng đề tài này và nhiều công
trình c
ũng đã được công bố. Tuy nhiên, do mỗi người đều xuất phát từ
góc nhìn của chuyên môn hẹp, các cách tiếp cận và phương pháp không
thống nhất, thời gian nghiên cứu lại không liên tục, nên mặc dù các
nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội ở từng khía cạnh thì nhiều, song
bức tranh tổng thể biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam đến nay vẫn còn bỏ
trống. Đề tài khoa học “Xu hướng bi
ến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam” mà
chúng tôi đang thực hiện sẽ là một cố gắng bước đầu để lấp dần đi
khoảng trống đó.
3
2- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1- Mục tiêu tổng quát: mô tả, phân tích biến đổi cơ cấu xã hội
Việt Nam, những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi, cũng như những tác
động của sự biến đổi ấy đến sự phát triển của đất nước từ Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến nay (năm 2010) đặc biệt là giai đoạn đổi mới
(1986-2010), và dự báo xu hướng biế
n đổi xã hội 10 năm tiếp theo (từ
2011 đến 2020), qua đó rút ra những kinh nghiệm và bài học làm cơ sở
khoa học cho các nhà quản lý trong việc hoạch định hoặc điều chỉnh
chính sách nhằm tạo lập sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam một cách
tích cực và bền vững trong thời gian sắp tới.
2.2- Mục tiêu trực tiếp trước mắt: cung cấp cơ sở khoa học giúp
cho việc bổ sung và phát triển Cương lĩnh chính trị và các văn kiện Đại
hội XI sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu này là xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội
Việt Nam trong thời kỳ hiện đại, được thể hiện ở 5 thành tố cơ bản, đó là:
- Cơ
cấu xã hội - giai cấp;
- Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp;
- Cơ cấu xã hội - dân số;
- Cơ cấu xã hội - dân tộc (hay tộc người); và
- Cơ cấu xã hội - tôn giáo.
3.2- Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài được trải rộng
trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Về thời gian, phạm vi của nó kéo dài suốt
từu 1945 đến 2020, trong đó trung tâm nghiên cứu là giai đoạn thực hi
ện
đường lối đổi mới 1986-2010, giai đoạn trước đó là cơ sở so sánh và giai
đoạn sau đó, 2011-2020 là thời gian dự báo. Tuy nhiên, do những hạn
chế về thời gian, năng lực và nguồn kinh phí, nên không tránh khỏi ở
khía cạnh này hay khía cạnh kia trong nghiên cứu này vẫn chưa bao quát
được đầy đủ các số liệu, các dữ kiện như chúng cần phải có.
4
4- Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1- Cách tiếp cận
Như đã nói, đề tài “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam” là
một đề tài lớn: Xét về mặt không gian, nó trải rộng trên phạm vi của toàn
bộ đất nước; về thời gian nó kéo dài suốt từ 1945 đến 2020 - tức là gần
trọn một thế kỷ. Đây là một đề tài mang tính liên ngành, người ta có thể
xuất phát từ nhiều góc nhìn khác nhau nh
ư triết học, sử học, xã hội học,
dân tộc học, nhân khẩu học, nhân học văn hóa, nhân học xã hội, v.v để
tiến hành nghiên cứu. Vì vậy, để triển khai đề tài này, các tác giả đã vận
dụng nhiều quan điểm lý thuyết khác nhau, trong đó đặc biệt chú trọng
đến quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng
như những chủ trương, đườ
ng lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta
đối với vấn đề cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội (Các vấn đề này
đều được tường giải cặn kẽ trong phần bàn về cơ sở lý luận và thực tiễn
của đề tài).
4.2- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu biến đổi cơ cấu xã, hay nói rộng ra là biến đổi xã hội,
về thực chất, là một nghiên c
ứu lịch đại. Mà nghiên cứu lịch đại, cố
nhiên ngoài các thông tin mới được thu thập qua điều tra điền giã còn
phải dựa vào các nguồn số liệu, các dữ kiện được lưu giữ qua từng giai
đoạn lịch sử khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu này, nhóm tác giả đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
4.2.1- Sử dụng các nguồn tài liệu đã công bố
- Các cuộc Tổng
điều tra dân số: 1979, 1989, 1999, 2009;
- Các số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và
Tổng cục Thống kê, đặc biệt là các cuộc Khảo sát mức sống dân cư
VLSS 1993-1998; VHLSS 2002-2004-2006-2008;
- Các kết quả nghiên cứu liên quan đến chủ đề của các tác giả đi
trước;
- Các số liệu thống kê được lưu giữ từ thời Pháp thuộc, hoặc các số
liệu thống kê của nước Việ
t Nam dân chủ cộng hòa và của chính quyền
Sài Gòn thời đất nước còn chia cắt;
- Các kinh nghiệm và bài học về biến đổi cơ cấu xã hội ở Liên
bang Nga, Trung Quốc, Thái Lan, v.v
5
4.2.2- Phương pháp chuyên gia
Nhằm bổ sung các số liệu còn thiếu hụt ở giai đoạn này hay giai
đoạn khác, đồng thời để có thêm ý tưởng trong quá trình nghiên cứu, đề
tài đã tổ chức các hội thảo khoa học, các cuộc tọa đàm với các nhà quản
lý - lãnh đạo, các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, như sử học,
triết học, xã hội học, kinh tế học, dân tộc học, dân số học, tôn giáo học,
vă
n hóa học, v.v Nhiều chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực này đã
được mời trực tiếp tham gia thực hiện đề tài. Ngoài ra, Ban chủ nhiệm đề
tài còn có dịp trao đổi về chủ đề nghiên cứu với các chuyên gia của các
nước, như: Ấn Độ, Mê-xi-cô, Vê-nê-xu-ê-la để học hỏi thêm kinh
nghiệm ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.
4.2.3- Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội học
Phỏng vấn trực tiếp bằ
ng bảng hỏi qua mẫu ngẫu nhiên. Tổng số
người được phỏng vấn là 1680, thuộc 6 tỉnh, bao gồm: Hà Nội, Yên Bái,
Hà Tĩnh, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp.
Mục tiêu của cuộc điều tra xã hội học này một mặt nhằm bổ sung
các số liệu còn thiếu ở các cuộc điều tra mang tính quốc gia như Tổng
điều tra dân số, khảo sát mức sống dân cư, và m
ặt khác là nhằm kiểm
định và so sánh với các nguồn số liệu đã thu thập được từ trước.
5- Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề cơ bản
sau đây:
5.1- Mô tả, phân tích thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội ở nước từ
1945 đến 2010 qua các giai đoạn khác nhau: 1945-1954, 1955-1975,
1976-1985 và 1986 đến nay trên các phương diện: giai cấp, nghề nghi
ệp,
dân số, dân tộc và tôn giáo, trong đó đặc biệt chú trọng giai đoạn 1986
đến nay, tức là giai đoạn đổi mới toàn diện của đất nước.
5.2- Nghiên cứu, phát hiện những nguyên nhân bên trong và bên
ngoài, khách quan và chủ quan (về môi trường, khí hậu, kinh tế, chính trị,
văn hóa) đã tác động và làm biến đổi cơ cấu xã hội ở từng giai đoạn cụ
thể. Nói cách khác, cần phải làm sáng tỏ xem các nhân tố xã hội nào đã
định hướng, nhào nặn hay ảnh hưởng đến sự biến đổi cơ cấu xã hội như
trên.
5.3- Đánh giá những tác động của biến đổi cơ cấu xã hội trong 25
năm đổi mới (1986-2010) cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực đối với tiến
6
trình lịch sử, từ đó rút ra những bài học và kinh nghiệm giúp cho sự phát
triển của đất nước ở các giai đoạn tiếp theo.
5.4- Dự báo xu hướng, đồng thời xác định các mục tiêu, quan
điểm, định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tạo ra sự biến đổi cơ cấu xã
hội một cách tích cực, nhằm góp phần vào sự phát triển đất nước một
cách bền vững ở giai đoạn trước mắt (từ 2010 đến 2020).
7
6- Lược đồ phân tích biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam (1945 – 2010)
và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển xã hội
Chú thích: Chiều tác động của các nguyên nhân dẫn đến biến đổi
Quá trình biến đổi cơ cấu xã hội từ thời điểm từ t1 sang t2
Chiều tác động củ
a cơ cấu xã hội ở trạng thái x2 đến hệ thống xã hội
Nguyên nhân dẫn đến
biến đổi
- Môi trường, khí hậu;
- Xây dựng CNXH (kiểu cũ);
- Sự nghiệp đổi mới: kinh tế
thị trường, CNH, HĐH;
- Tiến bộ KH – KT – CN;
- Toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế;
- Chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về cơ cấu
xã hội;
- Các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc;
- Các lý do xã hội khác
Tác động của cơ cấu xã hội
ở thời điểm t2 đến hệ thống
xã hội
- Những tác động tích cực
- Những tác động tiêu cực
- Những vấn đề đặt ra
Cơ cấu
xã hội
có trạng
thái
x1
ở thời
điểm
t1
Cơ cấu
xã hội
có trạng
thái
x2
ở thời
điềm
t2
8
7- Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7.1- Ý nghĩa lý luận
Cơ cấu xã hội là một trong các phạm trù cơ bản của sự phân tích xã
hội học về xã hội, nó biểu thị mạng lưới những mối liên hệ có trật tự và
thiết định lẫn nhau giữa các yếu tố của hệ thống xã hội. Nhà xã hội học
người Nga là L.G.Ionin (1996), trong công trình Sociologija Kultury, cho
rằng cơ cấ
u xã hội bao hàm hai yếu tố cơ bản: 1) đó là hệ thống những
quan hệ tổ chức xã hội thành một chỉnh thể thống nhất, là cái giữ vững xã
hội thành một khối, không cho phép nó phân chia ra thành những yếu tố
riêng biệt (như các nhóm, các tổ hợp, các cá nhân đơn lẻ) và 2) đó là tổng
thể các địa vị, các nhóm, các tầng lớp hay các giai cấp được tổ chức theo
một trật tự có phân cấp, t
ức là không bình đẳng trong việc sử dụng những
nguồn dự trữ mà hệ thống xã hội sở hữu. Quan điểm này đã được nhiều
người chấp nhận, nhất là ở Liên bang Nga thời hậu Xô viết. Các kết quả
nghiên cứu xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam, dù là khẳng
định, bác bỏ hay phát triển nó, song đều có cùng một ý nghĩa là kiểm
chứng tính phổ biến (hoặc ngược lại) đối với quan điểm lý thuyết là định
hình đó. Nói cách khác, nghiên cứu của chúng tôi là một cách đóng góp
cho sự hoàn thiện về mặt nhận thức đối với phạm trù cơ cấu xã hội với tư
cách là một công cụ phân tích xã hội học về xã hội và đó chính là ý nghĩa
lý luận cơ bản của nghiên cứu này.
7.2- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghi
ến cứu của đề tài sẽ cung cấp các luận chứng khoa học
cho việc hoạch định chính sách xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô, cụ thể là
các chính sách về phát triển và nâng cao chất lượng của giai cấp công
nhân trong giai đoạn cách mạng mới; các chính sách hạn chế sự gia tăng
bất bình đẳng, phân tầng xã hội;
các chính sách về xóa đói giảm nghèo;
về bình đẳng giới; các chính sách về dân tộc và tôn giáo, v.v Kết quả
nghiên cứu của đề tài cũng còn là một nguồn tài liệu tham khảo cho việc
học tập và giảng dạy về cơ cấu xã hội, đồng thời nó cũng gợi mở cho các
nhà khoa học những vấn đề về cơ cấu xã hội cần được tiếp tục nghiên
cứu trong thời gian sắp tớ
i.
8- Sản phẩm nghiên cứu
- Báo cáo tổng hợp;
- Báo cáo tóm tắt;
9
- Báo cáo kiến nghị;
- Các tài liệu kèm theo, bao gồm: các báo cáo chuyên đề nhánh, bộ
phiếu điều tra định lượng và báo cáo kết quả điều tra, các kết quả hội
thảo khoa học, các báo cáo chuyên đề, 1 cuốn sách và 13 bài báo, 4 báo
cáo theo đặt hàng của Hội đồng Lý luận Trung ương, v.v
9- Bố cục của Báo cáo tổng hợp
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các
phụ lục, báo cáo này được tổ chức thành 6 ch
ương.
- Chương I trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên
cứu, bao gồm việc định nghĩa và thao tác hoá các khái niệm làm việc,
giới thiệu các hướng tiếp cận lý thuyết, các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về cơ
cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội. Ngoài ra, chương này còn được mở
rộng để
thảo luận về những kinh nghiệm và bài học rút ra từ quá trình
biến đổi cơ cấu xã hội ở Liên bang Nga, Trung Quốc và Thái Lan.
- Các chương II và III tập trung mô tả và phân tích quá trình biến
đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong ngót 3/4 thế kỷ, cụ thể là từ 1945 đến
2010. Các khía cạnh cơ bản của cơ cấu xã hội được chọn để khảo sát là:
cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ cấu xã hội - nghề nghi
ệp, cơ cấu xã hội - dân
số, cơ cấu xã hội - tộc người (dân tộc) và cơ cấu xã hội - tôn giáo. Đặt
toàn bộ các đối tượng khảo sát này trong các bối cảnh rộng lớn hơn - bao
gồm cả cảnh quan, môi trường, khí hậu, kinh tế, chính trị và văn hóa -
các tác giả đã xem xét và chỉ ra các nhân tố khách quan hoặc chủ quan đã
định hướng, nhào nặn hay ảnh hưởng đến sự biến đổi 5 khía cạ
nh cơ cấu
xã hội cơ bản trên ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể: giai đoạn chống Pháp,
giai đoạn chống Mỹ, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội (theo kiểu cũ)
và giai đoạn đổi mới (1986 đến nay)!
- Chương IV các tác giả phân tích những tác động - kể cả tác động
tích cực và tiêu cực - của sự biến đổi cơ cấu xã hội trong 25 năm đổi mới
(1986-2010) đến sự phát triển của đất nước trên các bình diện: kinh tế,
chính trị, văn hóa, an ninh - quốc phòng, v.v Đây không chỉ là hệ quả
tất yếu của quá trình phát triển, mà còn là bài học kinh nghiệm cho các
giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.
- Chương V và VI được dành để dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu
xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và xác định các mục tiêu, quan
10
điểm, định hướng và giải pháp nhằm tạo ra sự biến đổi cơ cấu xã hội một
cách tích cực đối với sự phát triển của đất nước trong một bối cảnh lịch
sử mới: đất nước công nghiệp, nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
11
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1- CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT, CÁCH TIẾP CẬN
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI
1.1.1- Định nghĩa khái niệm
Trong nghiên cứu này có 2 khái niệm cần được định nghĩa để làm
cơ sở nghiên cứu là cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã hội.
1.1.1.1- Cơ cấu xã hội
Trong các tài liệu về Triết học và Xã hội học, có nhiều định nghĩa
về c
ơ cấu xã hội. Một điều dễ nhận thấy là mặc dù xuất phát từ các góc
nhìn khác nhau, song các định nghĩa này đều có những điểm chung nhất
định. Dưới đây xin giới thiệu một số định nghĩa như thế.
Từ điển xã hội học của T.Houll (Mỹ), định nghĩa cơ cấu xã hội
như sau:
“Cơ cấu xã hội biểu thị: a) các m
ối quan hệ tương đối ổn định, tồn
tại giữa các phương diện của đời sống xã hội, và b) sự tổ chức tình thế
đặc thù của cá nhân hay của nhóm mà mỗi một trong số đó đều có một
địa vị đặc biệt”
1
.
Trong Từ điển xã hội học của Đức, định nghĩa:
“Cơ cấu xã hội là: a) cơ cấu của xã hội hay, dưới dạng chung hơn,
của hệ thống xã hội, và b) Tổ chức những người chủ chốt vào các quan
hệ có trật tự thiết chế mà những tham số về cơ cấu quan trọng nhất là tình
thế, vai trò và địa vị” (Redklif - Braun Hagel và cộng sự)
2
.
1
L.G.Ionin, Sociologija Kultury, M.Logos, 1996, trang 229-231
2
L.G.Ionin, Sociologija Kultury, M.Logos, 1996, trang 229-231
12
Bách khoa toàn thư triết học của Nga thời hậu Xô viết định nghĩa
về cơ cấu xã hội:
“Theo nghĩa rộng của từ, cơ cấu xã hội biểu thị tổng thể những
quan hệ giữa các nhóm xã hội khác nhau (các giai cấp, các cộng đồng,
các tổ chức) và các thiết chế xã hội bảo đảm tính ổn định tương đối trong
xã hội. Theo nghĩa hẹp - tổ hợp những địa vị xã hội có liên hệ với nhau,
mỗi một trong số đó đều có các quyền và các nghĩa vụ xác định, cần thiết
để hoàn thành vai trò xã hội. Cơ cấu xã hội bảo đảm tính ổn định của hệ
thống xã hội; sự tái sản xuất bình thường của nó”
3
.
Ở nước ta, trong tác phẩm Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, tác
giả Nguyễn Đình Tấn định nghĩa:
“Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một
hệ thống xã hội nhất định - biểu hiện như là sự thống nhất tương đối bền
vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất c
ấu
thành hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả
các xã hội loài người. Những thành tố cơ bản của cơ cấu xã hội là nhóm
với vị thế, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội và các thiết chế
4
.
Như vậy, ngoài những điểm chung như là “hình thức tổ chức bên
trong”, là “các mối quan hệ tương đối ổn định”, “có trật tự”, các định
nghĩa còn cho thấy mạng lưới cơ cấu xã hội ở nhiều cấp độ: cấp độ vĩ mô
(của toàn quốc gia - dân tộc), cấp độ trung mô (vùng miền, cộng đồng,
đoàn thể), và cấp độ vi mô (các nhóm nhỏ như gia đình, nhóm bạn ).
Hơn thế, các định nghĩa như trên còn cho thấy các đặc trưng cơ bản của
cơ cấu xã hội.
Theo chúng tôi, dù xét dưới cấp độ nào, song nếu phân tích một
cách khái quát các định nghĩa cơ cấu xã hội nêu trên, có thể thống nhất
hai đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về mặt tổ chức - hệ thống, cơ cấu xã hội là hệ thống
những quan hệ
tổ chức xã hội hợp thành một chỉnh thể thống nhất, là cái
giữ xã hội thành một khối, không cho phép nó phân chia ra thành những
yếu tố riêng biệt (như các nhóm, các tổ hợp, hay là các cá nhân tách biệt).
Thứ hai, về mặt phân tầng, cơ cấu xã hội - đó là tổng thể các địa vị,
các nhóm, các tầng lớp hay các giai cấp được tổ chức theo một trật tự có
3
L.G.Ionin, Sociologija Kultury, M.Logos, 1996, trang 229-231
4
Nguyễn Đình Tấn, Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, 2005, trang
13
phân cấp, tức là không bình đẳng trong việc sử dụng những nguồn dự trữ
mà hệ thống xã hội có được. Trên thực tế, bất kỳ sự phân tích và mô tả
nào về cơ cấu xã hội cũng đều đã và đang là sự mô tả các hệ thống bất
bình đẳng xã hội. Nhưng, chính yếu tố bất bình đẳng - như kinh nghiệm
chỉ ra - lại thiết định sự phát triển và s
ự biến đổi của cơ cấu xã hội.
Về cơ bản, những phân tích về cơ cấu xã hội trên đây phù hợp với
quan niệm của chúng tôi trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, để nhận thức
sâu sắc hơn về mặt lý luận, qua đó giúp cho việc phân tích xu hướng biến
đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam, cũng cần phải làm rõ các yếu tố cấu
thành cơ cấu xã hội.
Nhóm xã h
ội: Đó là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vị
thế, vai trò, nhu cầu, lợi ích và những định hướng xã hội nhất định.
Nhóm xã hội thường được chia thành 2 loại: Nhóm nhỏ và nhóm lớn.
Nhóm nhỏ là một tập hợp gồm ít người, các thành viên quan hệ với nhau
trực tiếp và ổn định với tư cách cá nhân. Nhóm lớn là tập hợp các cộng
đồng nhóm, được hình thành bởi những dấu hi
ệu xã hội chung có liên
quan đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống quan niệm xã hội hiện có.
Bên cạnh đó, người ta còn phân chia thành các cặp nhóm khác nhau như:
nhóm chính và nhóm phụ, chủ yếu và thứ yếu, căn bản và không căn
bản…
Trong các lý thuyết xã hội học về nhóm, chúng ta còn bắt gặp sự
phận chia nhóm thành nhóm quy ước và nhóm tự nhiên. Nhóm quy ước
là loại nhóm do con người tạo lập vì những mục đích nh
ất định. Nhóm tự
nhiên là những nhóm tồn tại thực một cách không hề tuân theo một chủ ý
riêng trong đời sống xã hội. Nhóm quy ước mang tính ước lệ, tạm thời
không bền vững và phụ thuộc vào ý muốn của người tạo ra nó. Nhóm tự
nhiên tồn tại, vận động và phát triển theo những qui luật khách quan.
Nghiên cứu cơ cấu xã hội cần nhận thức đúng hai loại nhóm này bởi lẽ
cơ cấ
u xã hội được tạo nên chỉ bởi các nhóm tự nhiên.
Vị thế xã hội: Vị thế hay còn được gọi thông thường là vị trí trong
cơ cấu xã hội. Tuy nhiên, vị thế còn nói lên thế và lực của chủ thể. Vị thế
quyết định chỗ đứng và phương thức ứng xử của mỗi cá nhân hay nhóm
xã hội. Tùy theo các góc độ khác nhau mà mỗi cá nhân hay nhóm xã hội
có những vị thế khác nhau. Trong quan hệ xã hội, thường v
ị thế nghề
nghiệp mang ý nghĩa quan trọng hơn cả, nó qui định những đặc trưng của
cá nhân hay nhóm xã hội.
14
Vị thế xã hội có các đặc điểm: Không nhất thiết gắn với người có
uy tín và địa vị cao; không phụ thuộc vào ý kiến của mỗi người về bản
thân; vị thế của mỗi người cần đối chiếu hay gắn với những tiêu chuẩn
khách quan của xã hội; vị thế của mỗi người là vị trí xã hội của người đó
được xã hội thừa nhậ
n và suy tôn; vị thế mang tính ổn định tương đối…
Vị thế xã hội có các nguồn gốc: Dòng dõi, của cải, nghề nghiệp,
chức vụ và quyền lực; trình độ học vấn và các cấp bậc, chức sắc tôn giao,
thân tộc… Vị thế xã hội thường được chia làm 4 loại: Vị thế tự nhiên là
những đặc trưng, thiên chức mang tính chất mặc định khó có thể thay thế
như chủng tộ
c, giới tính, tuổi; Vị thế xã hội là những đặc trưng, vai trò,
nghĩa vụ thuộc về đời sống văn hóa xã hội, con người ta đạt được trong
quá trình sản xuất và sinh sống của mình; Vị thế then chốt có thể do
chính bản thân tạo ra nhưng cũng có thể do sự ưu tiên nào đó (như đẳng
cấp, dòng dõi, thừa kế…) của xã hội; Vị thế không then chốt đó là những
vị thế không đóng vai trò quyết định đặc điểm hay hành vi ứng xử xã hội
của chủ thể.
Vai trò xã hội: đó là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ
và quyền lợi gắn với một vị thế cụ thể. Vai trò là sự thể hiện một cách
sinh động của vị thế trong những quan hệ nhất định. Một vị thế, có thể có
nhiều vai trò khác nhau và vai trò sẽ thay đổi trong các quan hệ khác
nhau cũng như vai trò sẽ thay đổi khi vị thế thay đổi.
Xã hội học về vai trò xã hội thường tập trung nghiên cứu các nội
dung: một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện hay sắc thái
khác nhau; vai trò không chỉ biểu hiện thành hành vi bên ngoài mà còn
thể hiện những nội dung tinh thần bên trong; bất kỳ vai trò nào cũng tồn
tại trong sự gắn bó với các vai trò khác; vai trò bao giờ cũng trong một
khuôn kh
ổ giới hạn nhất định, ngoài giới hạn đó, nó không còn là vai trò
nữa; sự không phù hợp vai trò của chủ thể dẫn đến căng thẳng và xung
đột xã hội; vai trò và nhân cách gắn bó mật thiết và quy định nhau trong
quan hệ xã hội; mỗi chủ thể bao giờ cũng có nhiều vai trò khác nhau;
Có 4 loại vai trò xã hội: Vai trò chỉ định là vai trò được qui định
một cách mặc định, chủ thể dù muốn hay không cũng không có quyền từ
chối; Vai trò l
ựa chọn là vai trò có được do nỗ lực của chủ thể, chủ thể
dành được nó trong đời sống xã hội; Vai trò then chốt là vai trò quan
trọng nhất trong nhóm các vai trò của chủ thể tại một thời điểm cụ thể
nào đó; Vai trò tổng quát đó là sự phối hợp các vai trò khác nhau của chủ
15
thể tạo nên một vai trò chung bao hàm trong đó ý nghĩa của nhiều vai trò
khác.
Mạng lưới xã hội: Xã hội là tổng hợp của các mối quan hệ. Mạng
lưới là phức hợp các mối quan hệ của cá nhân, nhóm, cộng đồng, các tổ
chức. Tất cả các mối quan hệ của xã hội tạo nên mạng lưới xã hội.
Không cá nhân, nhóm, cộng đồng, tổ chức hay đoàn thể nào có thể đứng
ngoài mạng lướ
i xã hội. Trong đời sống xã hội, con người phải xử lý một
phức hợp quan hệ xã hội tồn tại một cách chằng chịt với tư cách là mạng
lưới xã hội. Trong các mối quan hệ đó có những quan hệ đóng vai trò đặc
biệt quan trọng đối với vị thế và vài trò của chủ thể buộc họ phải thực
hiện. Tuy nhiên, trong đó cũng có rất nhiều mối quan h
ệ không mang
tính bắt buộc và đòi hỏi con người phải thực hiện.
Mạng lưới xã hội là một thành tố cơ bản cấu tạo nên cơ cấu xã hội.
Chính thông qua các mối quan hệ phức hợp của mạng lưới xã hội mà cơ
thể xã hội vận hành và biến đổi. Đặc biệt, qua mạng lưới xã hội, các
thành viên xã hội có thể chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến thức, nguồn lực
để tăng cường thêm sức mạnh cho bản thân, tổ chức và cả xã hội. Chính
tính hài hòa hay rối loạn của mạng lưới xã hội quyết định sự phát triển
hay đình trệ của xã hội.
Thiết chế xã hội: Theo nhà xã hội học Joseph H.Fichter, “một thiết
chế là một cơ cấu tổ chức, tương đối có tính cách ổn định của những
khuôn mẫu xã hội, vai trò và tương quan con người thực hiện theo một số
lề lối đã được chế tài và thống nhất với mục đích thỏa mãn những nhu
cầu xã hội căn bản”
6
.
Thiết chế xã hội nào cũng tạo thành một cơ cấu và người ta có thể
xem xét chúng theo cơ cấu bên trong và cơ cấu bên ngoài. Theo đó, với
cơ cấu bên trong thiết chế biểu hiện là tổng thể con người, cơ quan được
trang bị những phương tiện vật chất nhất định và thực hiện các chức năng
xã hội cụ thể; còn, với cơ chế bên ngoài, thiết chế xã hộ
i là tập hợp
những tiêu chuẩn được định hướng theo mục tiêu về hành vi của con
người nhất định trong một hoàn cảnh cụ thể.
Thiết chế xã hội có 2 chức năng chủ yếu là: Khuyến khích, điều
chỉnh, điều hòa hành vi của con người sao cho phù hợp với quy phạm và
chuẩn mực của xã hội; và, chế định, kiểm soát, giám sát nhu cầu và hoạt
6
JoSeph H.Fichter, Xã hội học, Hiện đại, 1973. Bản dịch của Trần Văn Đĩnh, trang 148
16
động của các hành vi lệch chuẩn. Sự tồn tại, ổn định và phát triển của
mọi xã hội có được là do có sự quản lý và kiểm soát xã hội, chính thiết
chế xã hội thực hiện các chức năng quản lý và kiểm soát xã hội.
Thiết chế xã hội có những đặc điểm cơ bản là:
- Thiết chế có tính bền vững tương đối và thường biến đổi chậm;
- Các thiết ch
ế có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau;
- Những thiết chế có xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn
đề xã hội chủ yếu. Có nhiều loại thiết chế xã hội khác nhau cùng tồn tại
nhưng trong đó các thiết chế cơ bản là: gia đình, giáo dục, kinh tế, chính
trị, y tế, giải trí, truyền thống, tôn giáo
1.1.1.2- Biến đổi cơ cấu xã hội
Thuật ngữ biến
đổi cơ cấu xã hội mà chúng tôi sử dụng trong
nghiên cứu này được hiểu theo các nghĩa sau đây:
- Được dùng để xem xét sự thay đổi của các vị thế, các vai trò, các
mạng lưới, các thiết chế xã hội, tóm lại là các phương diện của đời sống
xã hội dọc theo trục thời gian. Đó là một quá trình xã hội, trong đó ở thời
điểm t
1
một phương diện xã hội nào đó có trạng thái X
1
, trong khi ở thời
điểm t
2
nó có trạng thái X
2
, và cứ như thế đến thời điểm t
n
, nó sẽ có trạng
thái X
n
. Trong nghiên cứu này, sự biến đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam
cũng được đặt trên một trục thời gian là các thời điểm trước Đổi mới và
thời kỳ Đổi mới, trong mỗi thời kỳ đó, tùy theo các vấn đề, các khía cạnh
được khảo sát mà khoảng thời gian còn được chia nhỏ hơn nữa.
- Biến đổi cơ cấu xã hội không những không tách rời, mà còn luôn
gắn li
ền với sự biến đổi của xã hội và văn hóa, nghĩa là sự biến đổi của
toàn bộ hệ thống xã hội. Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu xã hội theo nghĩa
đó cần phải thấy được sự tác động hai chiều của nó: chiều tiến bộ và
chiều thoái bộ. Chẳng hạn, trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình,
khi tỷ lệ sinh con gi
ảm ít nhiều cũng kéo theo đó sự mất cân bằng về cơ
cấu giới (do nhiều gia đình chỉ thích sinh con trai). Cũng như vậy, trong
lĩnh vực cơ cấu xã hội dân tộc, một khi đồng bào miền xuôi lên khai
hoang ở miền núi thì cố nhiên việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc
được tăng cường, song mặt khác cũng làm cho một số dân tộc thiểu số bị
mất đất và đẩy họ
ngày càng lùi dần vào nơi rừng sâu núi thẳm. Nghiên
cứu sự biến đổi cơ cấu xã hội của chúng tôi luôn quan tâm đến cả hai
chiều tương tác đó.
17
- Nếu biến đổi cơ cấu xã hội với tư cách là biến số phụ thuộc luôn
chịu sự tác động của những biến số độc lập, thì khái niệm biến đổi cơ cấu
xã hội phải trở thành trọng tâm cho suy nghĩ về việc Kế hoạch hóa, việc
hoạch định chính sách để sao cho sự biến đổi đó góp phần vào mục tiêu
dân giàu, nướ
c mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà toàn
Đảng, toàn dân ta đang thực hiện.
1.1.2- Thao tác hóa khái niệm làm việc
Sơ đồ 2: Hệ thống chỉ báo khái niệm của đề tài
…. … …
Khái niệm cần được thao tác hóa để làm việc (gọi là khái niệm cơ
sở) trong nghiên cứu này là Cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ Đổi
mới. Như đ
ã biết, không có xã hội nào không có cơ cấu bên trong của nó.
Xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới cũng không là ngoại lệ. Các chỉ báo
khái niệm ở mức độ đầu tiên được lựa chọn ở đây là cơ cấu xã hội - giai
cấp, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - dân số, cơ cấu xã hội -
dân tộc và cơ cấu xã hội - tôn giáo - tức là những khía cạnh quan tr
ọng
nhất trong hệ thống cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay. Tiếp theo các chỉ
báo khái niệm ở mức độ đầu tiên này là các chỉ báo khái niệm ở mức độ
thứ hai, thứ ba, thứ n cho tới các chỉ báo thực nghiệm (xem sơ đồ).
Cơ cấu xã hội
Việt Nam
Cơ cấu xã
hội giai cấp
Cơ cấu XH –
nghề nghiệp
Cơ cấu XH
– dân số
Cơ cấu XH
– dân tộc
Cơ cấu XH
– tôn giáo
Khái niệm cơ sở
Chỉ báo khái niệm
ở mức đầu tiên
1 2 n
1 2 n 1 2 n 1 2 n
Nhóm chỉ
báo khái
niệm ở mức
thứ n
18
Để thấy rõ hơn về hệ thống chỉ báo khái niệm cơ cấu xã hội Việt
Nam từ mức đầu tiên tới mức n, dưới đây là sự diễn giải 5 chỉ báo khái
niệm ở mức đầu tiên đó.
Cơ cấu xã hội - giai cấp: Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội - giai cấp,
đề tài này không chỉ quan tâm tới các giai cấp mà cả các tầng lớp, các tập
đoàn người khác nhau của xã hộ
i. Chúng tôi cũng tập trung vào quy mô,
kích thước, vị thế, vai trò, sự quan hệ và liên minh giữa các giai cấp, các
tầng lớp, tập đoàn xã hội với nhau. Đồng thời, cũng nghiên cứu các giá
trị, chuẩn mực, xu hướng, tính cơ động xã hội, tính tích cực, sở hữu…
của các giai cấp, tầng lớp, qua đó thấy được khuôn mẫu văn hóa, lối
sống, xu hướng và mục tiêu của các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn khác
nhau.
Bên cạnh đó, cũng có những cách tiếp cận nghiên cứu cơ cấu xã
hội - giai cấp chỉ tập trung nghiên cứu những tập đoàn người tạo nên
những giai cấp cơ bản, có ý nghĩa quyết định sự vận động và biến đổi xã
hội. Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung phân tích thực trạng cơ
cấu các giai cấp, qui mô giai cấp, vai trò, sứ mạng và tương lai của các
giai cấp và qua đ
ó chỉ ra giai cấp cơ bản quyết định sự biến đổi cơ cấu xã
hội và phát triển xã hội.
Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp: Nó là hệ quả của sự phát triển sản
xuất, sự phát triển ngành nghề và phân công lao động xã hội. Nghiên cứu
cơ cấu xã hội - nghề nghiệp cần tập trung nhận diện thực trạng, tỷ trọng
các ngành nghề, những
đặc trưng, xu hướng và sự tác động qua lại lẫn
nhau của các ngành nghề cũng như sự biến đổi, thay đổi ngành nghề của
một xã hội nhất định.
Trong xã hội hiện đại, người ta thường tập trung xem xét lực lượng
lao động cũng như các ngành nghề cụ thể của lao động công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù khác. Đồng thời,
ngườ
i ta cũng nghiên cứu cơ cấu lao động theo giới tính, lứa tuổi, trình
độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ…
Ngoài ra, tiếp cận nghiên cứu cơ cấu xã hội - nghề nghiệp cũng cần
quan tâm tới góc độ lao động theo lãnh thổ, vùng, miền, khu vực kinh tế
xã hội; lao động trong các khu vực, thành phần kinh tế khác nhau; lao
động trong khu vực kinh tế chính thức hay phi chính thức, theo độ tuổi
người lao động cũng như mức độ có vi
ệc làm và thất nghiệp.
19
Điều quan trọng của nghiên cứu cơ cấu xã hội - nghề nghiệp là để
nhận diện sự biến đổi của nó và tác động của sự biến đổi ấy đến đời sống
xã hội và ngược lại. Qua đó có thể dự báo xu hướng vận động và biến đổi
của cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nói riêng, biến đổi cơ cấu xã hội nói
chung.
Cơ cấu xã hội - dân số: Còn được gọi là cơ cấu xã hội - nhân khẩu.
Ở đây các nghiên cứu tập trung vào các tham số cơ bản như mức sinh,
mức tử, biến động cơ học, tự nhiên, đô thị hóa, cơ cấu giới tính và cơ cấu
độ tuổi, cơ cấu thế hệ. Bên cạnh đó, cũng chú ý nghiên cứu sức khỏe sinh
sản, sức khỏe sinh sản vị
thành niên, đặc trưng văn hóa, tôn giáo, dân tộc,
vùng miền của dân số.
Qua phân tích thực trạng cơ cấu xã hội - dân số, chúng ta có thể dự
báo được xu hướng vận động và phát triển dân số của một xã hội ở
những giai đoạn lịch sử nhất định; cũng như mức độ ảnh hưởng, sự tác
động của biến đổi cơ cấu xã hội - dân số đến s
ự vận động và phát triển
của kinh tế, xã hội, an ninh, văn hóa, tài nguyên, môi trường… Cao hơn
nữa, đó là sự tác động đến tổng thể chất lượng cuộc sống của con người.
Cơ cấu xã hội - dân tộc: Trước hết là nghiên cứu thực trạng các
dân tộc và sự khác biệt giữa các dân tộc. Cụ thể, đề tài tập trung nghiên
cứu quy mô, tỷ trọng, phân bố và sự biến đổi số lượng, chất lượng, đặc
trưng, xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và
sự tương quan giữa chúng với cộng đồng các dân tộc. Nghiên cứu biến
đổi cơ cấu - xã hội một dân tộc cụ thể cũng cần đặt nó trong tổng thể các
dân tộc của một quốc gia, chính sự biến đổi cơ cấu - dân tộ
c của các dân
tộc cụ thể quyết định sự biến đổi cơ cấu - dân tộc của quốc gia. Nghiên
cứu cơ cấu xã hội - dân tộc chúng tôi luôn đặt nó trong mối quan hệ
khăng khít với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: chính trị,
văn hóa, kinh tế, xã hội, dân số, tôn giáo…
Nghiên cứu cơ cấu xã hội - dân tộc không chỉ nhằm nhận diện đúng
sự bi
ến đổi của nó trong một xã hội nhất định mà còn tạo cơ sở khoa học
cho việc hoạch định chính sách, chiến lược, chủ trương để quy hoạch và
phân bổ lại cơ cấu dân cư, lực lượng lao động, ngành nghề, việc làm, các
nguồn tài nguyên phù hợp với chiến lược phát triển chung; đồng thời
cũng phù hợp với những điều kiện tự nhiên - xã hội từng vùng miề
n,
từng dân tộc cụ thể. Cũng từ đó có chiến lược bảo tồn văn hóa và bản sắc
dân tộc, xây dựng tình đoàn kết anh em giữa các dân tộc, tích cực góp
20
phần giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ biên giới quốc gia và sự toàn
vẹn lãnh thổ.
Cơ cấu xã hội - tôn giáo: Đó là cơ cấu một cộng đồng người với
các địa vị giai cấp, xã hội khác nhau theo cùng một tôn giáo hay tổ chức
tôn giáo dựa trên nền tảng tín lý, giáo lý và thực hành nghi thức thờ cúng.
Cộng đồng này ở một số tôn giáo còn là sự tập hợp các cộng đồng như
được t
ổ chức thành hội, đoàn hoặc các tổ chức tương tự nhưng không
bền vững. Trong cộng đồng do vị trí công việc tôn giáo mà một số thành
viên có địa vị khác nhau.
Cơ cấu xã hội - tôn giáo được hình thành trong những hoàn cảnh
lịch sử nhất định, vì vậy nó chịu sự chi phối của những điều kiện chính
trị - xã hội và biến động của tôn giáo chủ thể sản sinh ra nó. Cơ cấu tổ
chức của tôn giáo có các tính chất: bền chặt, bảo thủ khó biến đổi; khi có
điều kiện cơ cấu xã hội - tôn giáo sẽ tác động mạnh mẽ đến cơ cấu xã hội
nói chung. Nghiên cứu này quan tâm tới tất cả các chỉ báo và các đặc
trưng đó.
1.1.3- Một số hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài
Đề tài Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam
là một đề tài lớn,
mang tính liên ngành, do đó đòi hỏi phải vận dụng nhiều cách tiếp cận
nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, do khuôn khổ trang viết có hạn, ở đây
chúng tôi chỉ xin dừng lại ở mấy cách tiếp cận cơ bản sau đây: tiếp cận
theo thuyết hệ thống, tiếp cận theo thuyết xung đột, tiếp cận phân tích
văn hóa và sau cùng là tiếp cận lịch sử và so sánh.
1.1.3.1- Tiếp cận theo thuyết h
ệ thống
Lý thuyết hệ thống (cũng còn được gọi là lý thuyết cấu trúc - chức
năng) cho rằng: 1) Mọi hệ thống đều bao gồm các yếu tố có quan hệ chặt
chẽ với nhau và mạng lưới các mối quan hệ đó tạo thành cấu trúc của hệ
thống; 2) Mỗi yếu tố của hệ thống, đến lượt mình, đều có thể là một hệ
thống con và dưới h
ệ thống con lại có thể có những hệ thống nhỏ hơn
nữa) và 3) Mọi hệ thống đều có quan hệ mật thiết với môi trường cảnh
quan bao quanh chúng. Nghiên cứu Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt
Nam dưới ánh sáng của lý thuyết hệ thống, chúng ta dễ dàng nhận ra cơ
cấu xã hội Việt Nam cũng là một hệ thống, bên trong hệ thống lớn này
bao gồm các y
ếu tố hay là các hệ thống con (cơ cấu xã hội - giai cấp, cơ
cấu xã hội - nghề nghiệp ), mạng lưới quan hệ giữa các yếu tố này cũng