Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

KHU mậu DỊCH tự DO ASEAN – TRUNG QUỐC tác ĐỘNG đến THƯƠNG mại VIỆT NAM và đối SÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.38 KB, 22 trang )

KHU MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – TRUNG QUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ ĐỐI SÁCH

I.

KHÁI QUÁT VỀ KHU MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – TQ VÀ QUAN
HỆ THƯƠNG MẠI ASEAN – TQ
1. Khu mậu dịch tự do ASEAN - TQ
Khu MDTD ASEAN - TQ thành lập năm 2010, đánh dấu một bước tiến

mới trong quan hệ thương mại giữa TQ và các nước ASEAN. Theo đó khoảng
9000 nhóm hàng hố và dịch vụ, tương đương 90% tổng lượng trao đổi thương
mại song phương, được cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu
Việc xây dựng khu có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2002 đến 2010): giai đoạn khởi động và giảm mạnh thuế quan, bắt
đầu từ tháng 11 năm 2002 hai bên ký “Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện
TQ – ASEAN“ với nội dung chính là khu MDTD TQ– ASEAN đến 1/1/2010
giảm thuế bằng 0 đối với 93% sản phẩm của ASEAN.
Giai đoạn 2 (2011-2015) giai đoạn hoàn thành việc xây dựng toàn diện khu mậu
dịch tự do, tức là tuyệt đại đa số sản phẩm trong thương mại giữa 4 nước
ASEAN là VN, Lào, Campuchia và Myanma cũng thực hiện thuế XNK bằng 0.
Đồng thời hai bên thực hiện sâu rộng hơn nữa việc mở cửa thị trường dịch vụ và
thị trường đầu tư.
Giai đoạn 3 (sau năm 2016) giai đoạn củng cố hoàn thiện khu mậu dịch tự
do1.
Biểu thời gian mở cửa thị trường khu MDTD TQ - ASEAN
1

Hứa Ninh Ninh, “ Khu mậu dịch tự do Trung Quốc –Asean và doanh nghiệp Asean tại Trung Quốc”, NXB
đường sắt Trung Quốc 2009, trang 5


1


Kế hoạch thu hoạch sớm: được đưa ra nhằm giúp người tiêu dùng trong khu
vực sớm được hưởng lợi ích từ khu MDTD. Từ 1/1/2004 giảm thuế XNK cho
hơn 500 mặt hàng (chủ yếu là nơng sản). Lộ trình loại bỏ thuế quan trong 3 năm
đối với ASEAN 6 và TQ và 5 năm với VN tức là từ 1/1/2006, TQ và ASEAN 6
áp dụng thuế bằng 0 cho tất cả các mặt hàng trong EHP, VN từ 1/1/2008. TQ và
Thái Lan thực hiện sớm nhất, từ tháng 10/2003.
- Thương mại hàng hố:
“Hiệp định thương mại hàng hố” chính thức đi vào giai đoạn thực thi từ
tháng 7 năm 2005. Ngoài các mặt hàng trong “Kế hoạch thu hoạch sớm”, các sản
phẩm cịn lại chia thành hàng bình thường và hàng nhạy cảm.
Các bước giảm thuế hàng bình thường như sau:
TQ và 6 nước ASEAN cũ (Brunei, Indonesia, Maylaysia, Philippin, Singapo
và Thái lan) hàng bình thường loại 1 bắt đầu giảm thuế từ tháng 7 năm 2005, lần
lượt giảm thuế tiếp theo vào 1 tháng 1 năm 2007 và 1 tháng 1 năm 2009. Đến 1
tháng 1 năm 2010 cuối cùng giảm thuế cịn 0. Loại 2 xố bỏ thuế vào 1 tháng 1
năm 2012
Các nước ASEAN mới. Loại 1: bắt đầu giảm thuế từ tháng 7 năm 2005.
1/1/2006 và 1/1/2009 tiếp tục giảm thuế. 2010 không giảm thuế, từ 2011 cứ 2
năm giảm một lần. Đến 2015 giảm thuế về 0. Loại 2 xoá bỏ thuế XNK trước
2018.
Biểu 1: Lộ trình cắt giảm thuế của VN - Danh mục thông thường2
Mức thuế suất ưu đãi FTA
(Áp dụng từ 1/1 đến 31/12, riêng năm 2005 từ ngày 1/7)
2

Nghiên cứu “Tác động của khu mậu dịch tự do Asean- Trung Quốc”, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế
quốc tế năm 2006, trg 146


2


X=Mứcthuế

2005* 2006

2007 2008 2009

2011

2013 2015

X
> 60%
MFN
(2003)

60

50

40

30

25

15


10

0

45% < X < 60% 40

35

35

30

25

15

10

0

35% < X < 45% 35

30

30

25

20


15

5

0

30% < X < 35% 30

25

25

20

17

10

5

0

25% < X < 30% 25

20

20

15


15

10

5

0

20% < X < 25% 20

20

15

15

15

10

0-5

0

15% < X < 20% 15

15

10


10

10

5

0-5

0

10% < X < 15% 10

10

10

10

8

5

0-5

0

7% < X < 10% 7

7


7

7

5

5

0-5

0

5% < X < 7%

5

5

5

5

5

5

0-5

0


X < 5%

Không thay đổi

0

Hàng nhạy cảm (SL): là các sản phẩm các bên cần bảo hộ do nhu cầu phát
triển ngành nghề trong nước nên thuế cuối cùng thường không bằng 0. Hàng
nhạy cảm chia thành nhạy cảm thường (SL) và nhạy cảm cao (HSL). TQ đưa ra
danh mục hàng nhạy cảm của mình áp dụng cho 10 nước ASEAN. 10 nước
ASEAN cũng lần lượt đưa ra danh mục hàng nhạy cảm của nước mình và chỉ áp
dụng với TQ. Hàng nhaỵ cảm bị hạn chế bởi 2 chỉ tiêu là số lượng dòng thuế và
kim ngạch nhập khẩu tức là số lượng hàng nhạy cảm không được vượt quá dòng
thuế nhất định, đồng thời kim ngạch nhập khẩu hàng nhạy cảm của một bên
không được vượt quá tỷ lệ nhất định trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
TQ và các nước thành viên cũ của ASEAN: không vượt quá 400 dịng thuế 6
chữ số (kim ngạch nhập khẩu khơng vượt quá 10% tổng kim ngạch nhập khẩu).
Campuchia, Lào, Myanma: không vượt q 500 dịng thuế 6 chữ số, khơng
giới hạn kim ngạch nhập khẩu.
3


VN: khơng vượt q 500 dịng thuế 6 chữ số, không giới hạn kim ngạch nhập
khẩu, nhưng nên giảm thuế ở mức độ nhất định trong thời gian quy định
Phương thức giảm thuế của hàng nhạy cảm thường khác hàng nhạy cảm cao. Do
mức độ nhạy cảm thấp hơn, mức thuế cuối cùng của hàng nhạy cảm thường thấp
hơn của hàng nhạy cảm cao.
Hàng nhạy cảm thường: TQ - ASEAN 6: 1/1/2012 giảm đến 20%. 1/1/2018
giảm tiếp đến dưới 5%. TQ - ASEAN 4: 1/1/2015: giảm đến 15%. 1/1/2020 giảm

đến dưới 5%
Hàng nhạy cảm cao: TQ - ASEAN 6: 1/1/2015 giảm đến dưới 50%, số lượng
khơng vượt q 100 dịng thuế 6 chữ số. TQ – ASEAN 4: 1/1/2018 giảm thuế
đến dưới 50%, số lượng khơng vượt q 150 dịng thuế 6 chữ số
- Thương mại dịch vụ:
“Hiệp định thương mại dịch vụ” thực thi từ tháng 7/2007. Các bên đưa ra
cam kết mở cửa cụ thể trong lĩnh vực dịch vụ trên cơ sở cam kết của WTO với
mức độ mở cửa cao hơn. TQ sẽ mở cửa 26 lĩnh vực thuộc 5 ngành dịch vụ gồm:
xây dựng, bảo vệ môi trường, vận tải, thể thao và trao đổi hàng hoá với các nước
ASEAN. Các nước ASEAN cũng cam kết mở cửa 67 lĩnh vực thuộc 12 ngành:
tài chính, y tế, du lịch, vận tải...cho TQ3.
Cam kết của VN về cơ bản giống cam kết trong WTO, chủ yếu trong các
ngành thương mại, điện tín, kiến trúc, tài chính, du lịch và vận tải.
- Đầu tư:
Hiệp định đầu tư ký ngày 15/8/2009. Theo Hiệp định, các nhà đầu tư TQ
và ASEAN sẽ được đối xử như nhau về điều kiện liên quan tới quản lý, thực
hiện, hoạt động, duy trì, sử dụng, bán và các hình thức khác về chuyển nhượng
3

/>
4


đầu tư..4.. Hai bên cùng trao cho các nhà đầu tư quyền đãi ngộ quốc dân, đãi ngộ
tối huệ quốc, đãi ngộ công bằng đầu tư, tạo ra môi trường đầu tư tự do, tiện lợi,
rõ ràng và công bằng.
1/1/2010, Khu mậu dịch tự do ACFTA đã hoàn thành đúng hạn
1/1/2011, Nghị định thư thứ 2 “Hiệp định thương mại hàng hố Hiệp định
khung hợp tác kinh tế tồn diện TQ-ASEAN” có hiệu lực
1/1/2012 loạt Nghị định thư cam kết cụ thể thứ 2 về thực thi “Hiệp định

thương mại dịch vụ” khu mậu dịch tự do ASEAN - TQ có hiệu lực5
Bảng 2: Biểu thời gian giảm thuế XNK khu MDTD ASEAN - TQ 6:
Bao gồm các

Thuế suất

điều mục

Nước tham gia

Năm

Với tất cả các nước thành viên

85% điều mục

6 nước ASEAN

2000

ASEAN ) 0 %-5%

CEPT



Toàn bộ điều

6 nước ASEAN


mục CEPT



Toàn bộ

TQ và 10 nước

1/1/200 Với tất cả các nước thành viên
2

ASEAN ) 0 %-5%

1/7/200 Thuế suất MFN WTO
3
1/10/20
03

ASEAN
Thuế đối với rau quả Trung

Rau quả Trung

Quốc và Thái Lan giảm còn 0

Quốc và Thái
Lan

1/1/200 Bắt đầu giảm thuế XNK nông
4

1/2005

TQ – Thái Lan

Hàng nông sản

sản

TQ và 10 nước
ASEAN

Bắt đầu giảm thuế XNK đối

Toàn bộ

4

TQ và 10 nước

Xây dựng khu mậu dịch tự do Asean-Trung Quốc, quá trình và những kết quả bước đầu, PGS,TS Nguyễn Thu
Mỹ, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí NCTQ số 10/2010, trang 46
5
中中中中中中中中中中 www.caexpo.org (5/2013)
6
Hứa Ninh Ninh, “ Khu mậu dịch tự do Trung Quốc –Asean và doanh nghiệp Asean tại Trung Quốc”, NXB
đường sắt Trung Quốc 2009, trang 8

5



với mọi thành viên
2006
2010

ASEAN

Thuế XNK nông sản giảm đến

Hàng nông sản

0

TQ và 10 nước
ASEAN

Thuế = 0 với 6 nước ASEAN

Toàn bộ sản

6 nước ASEAN



phẩm giảm thuế



Thuế XNK giảm đến 0

Toàn bộ sản


TQ và 6 nước

phẩm (trừ một

ASEAN cũ

2010

số hàng nhạy
cảm)

2015

Thuế = 0 đối với 4 nước

Toàn bộ sản

4 nước ASEAN

ASEAN mới

phẩm (trừ một

mới

số hàng nhạy
cảm)

2015


Giảm thuế đến 0 đối với các

Toàn bộ sản

4 nước ASEAN

nước thành viên ACFTA

phẩm (trừ một

mới

số hàng nhạy
cảm)

2018

Thuế = 0 với mọi thành viên

Một số hàng

4 nước ASEAN

AFTA và ACFTA

nhạy cảm còn

mới


lại
CEPT: thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential
Tariff), là mức thuế có hiệu lực, được thỏa thuận ưu đãi cho ASEAN, được các
nước ASEAN ký kết năm 1992 và được áp dụng cho tất cả hàng hóa có xuất xứ
từ các quốc gia thành viên ASEAN
Việc xây dựng ACFTA có cả ý nghĩa kinh tế và chính trị, giúp củng cố và
tăng cường quan hệ hợp tác giữa TQ và ASEAN. Quan hệ giữa hai bên đã nâng
lên tầm quan hệ đối tác chiến lược. Sau khi xây dựng khu, việc miễn giảm thuế
6


cũng như các hàng rào phi thuế quan giúp phát triển thương mại, đầu tư trong và
ngoài khu vực. Thực lực kinh tế hai bên sẽ được tăng cường, kết cấu ngành nghề
được nâng cao, dễ hoà nhập vào kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng đối phó với
những biến động trong q trình tồn cầu hố kinh tế. Việc xây dựng ACFTA
cũng góp phần bảo vệ hồ bình và ổn định ở khu vực Đông Á và Châu Á-Thái
Bình Dương, giúp tăng cường đồn kết hợp tác của các nước đang phát triển.
Khi xây dựng ACFTA, TQ và các nước ASEAN đàm phán trên nguyên tắc cùng
có lợi và tinh thần bình đẳng và có cân nhắc với các nước kém phát triển trong
khu. Sau khi thành lập ACFTA, nhiều nước đã phát triển quan hệ kinh tế và
chính trị mới với các nước ASEAN, giúp nâng cao vị thế của ASEAN. Lãnh đạo
Bruney còn đánh giá việc TQ và ASEAN xây dựng khu MDTD là “quyết định có
ý nghĩa lịch sử trọng đại“7
2. Quan hệ thương mại ASEAN – TQ từ khi ACFTA thành lập
ASEAN cũng là đối tác hợp tác hạt nhân trong chiến lược nhất thể hoá khu
vực của Trung Quốc8, là ưu tiên trong ngoại giao với các nước xung quanh của
TQ. Hợp tác với ASEAN cũng là một phần của chiến lược hai cánh “Nam trước
Bắc sau” trong hợp tác khu vực Đông Á của Trung Quốc (Nam là hợp tác kinh tế
với ASEAN, Bắc là hợp tác kinh tế Trung Nhật Hàn). Cũng có ý kiến cho rằng,
TQ muốn đạt vai trị thống trị trong nền kinh tế khu vực phải kiểm soát được xu

hướng hội nhập kinh tế khu vực. TQ cũng cho rằng trong 3 nước Trung Nhật
Hàn, bên nào có trình độ nhất thể hố cao với ASEAN trước sẽ là hạt nhân hợp
tác ở khu vực Đông Á9.
TQ cịn có hệ thống Hoa kiều đơng đảo mạnh về kinh tế ở các nước
ASEAN, phát triển tốt quan hệ kinh tế với ASEAN cũng giúp nâng tầm ảnh
7

Hứa Ninh Ninh, “ Khu mậu dịch tự do Trung Quốc –Asean và doanh nghiệp Asean tại Trung Quốc”, NXB
đường sắt Trung Quốc 2009
8
中中中中中中中中中中中中中中中中中中中, />9
中中中中中中中中中中中中中中中中中中中, (7/11/2013)

7


hưởng chính trị của TQ trong khu vực. Củng cố quan hệ với ASEAN cũng giúp
TQ mở rộng căn cứ điểm khi tham gia cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Tình hình thế
giới lúc nắng lúc mưa cũng khiến ngoại thương TQ đi xuống, thông qua việc
giúp đối tác thương mại trong khu vực chấn hưng kinh tế, xuất khẩu TQ sẽ phần
nào ổn định hơn.
Bắt đầu từ năm 2010, trong khoảng 7000 loại sản phẩm ASEAN xuất khẩu
sang TQ đã có 93% sản phẩm thực hiện thuế quan 0% 10. Hơn 10 năm ASEAN
xuất siêu sang TQ, đến 2012 TQ mới xuất siêu sang ASEAN 11.. Thương mại dịch
vụ còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, nguồn lợi mà các nước ASEAN
được hưởng từ ACFTA không đồng đều: Malaysia, Thái Lan, Singapo quan hệ
bình đẳng, có lợi với TQ, phần lớn các nước còn lại trong ASEAN lại chịu bất
lợi.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa TQ và ASEAN tăng khá nhanh
Đến nay, TQ là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. ASEAN là đối

tác thương mại thứ 3 của TQ. Phấn đấu trước năm 2015 thương mại hai chiều đạt
500 tỷ USD. Phía TQ cố gắng tới năm 2020 sẽ tăng mức trao đổi thương mại
giữa TQ và ASEAN lên 1000 tỷ USD và trong vòng 8 năm đầu tư hai chiều tăng
mới 150 tỷ USD12.
Hợp tác tiểu vùng cũng là điểm sáng trong hợp tác kinh tế thương mại TQ
– ASEAN và ngày càng quan trọng. Để thực hiện mục tiêu xây dựng cộng đồng
ASEAN vào 2015, ASEAN tích cực tăng cường hợp tác kinh tế tiểu vùng như
khu tăng trưởng kinh tế phía Đông ASEAN, khu vực sông Mêkông, tam giác
10

Sản phẩm ASEAN được hoan nghênh tại Hội chợ hợp tác và thương mại đầu tư miền Tây Trung Quốc lần
thứ 17, (10/4/2013)
11
中中中中中中中中中中中中中中中中中中中, />12
中中中中—中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中中, />(4/9/2013)

8


tăng trưởng Indonesia - Malaysia – Thái Lan nhằm thu hẹp khoảng cách phát
triển trong nội bộ ASEAN.
Chính phủ TQ cũng khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác tiểu
vùng trong ASEAN, tích cực thúc đẩy xây dựng GMS và khu kinh tế Vịnh Bắc
bộ mở rộng với các nước liên quan trong ASEAN13.
Về thị trường XNK của TQ trong ASEAN, năm 2012, hai đối tác lớn nhất
của TQ trong các nước ASEAN lần lượt là: Ma-lai-xi-a (kim ngạch thương mại
hai chiều đạt 94,813 tỷ USD), Thái Lan (kim ngạch thương mại hai chiều đạt
69,745 tỷ USD14). Đến tháng 4/2013, Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ
Malaysia, tiếp đến là Thái lan, Indonesia, Singapo, Philippin, VN. TQ xuất khẩu
sang VN nhiều nhất, kế đó là Singapo, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Xuất khẩu

sang Philippin ít nhất.
ASEAN và TQ đã có rất nhiều hoạt động để xúc tiến quan hệ thương mại,
đầu tư hai bên
Về đầu tư, năm 2011, đầu tư FDI của TQ vào ASEAN tăng trên 100% so
với 201015. Năm 2012 tổng vốn đầu tư hai chiều giữa TQ và ASEAN là 100,7 tỷ
USD. Trước kia, TQ đầu tư vào ASEAN cịn ít, ít hơn nhiều so với đầu tư từ các
nước ASEAN sang TQ. Cùng sự phát triển của ACFTA, đầu tư hai bên tăng
nhanh trên nhiều lĩnh vực ...Đến nay, ASEAN vẫn là nguồn đầu tư quan trọng
của TQ. Bên cạnh đó, TQ đầu tư vào ASEAN ngày càng nhiều. Năm 2012, tốc
độ đầu tư của doanh nghiệp TQ vào ASEAN gấp đôi của doanh nghiệp ASEAN
vào TQ16 và đã chuyển từ các ngành truyền thống sang các lĩnh vực mới như
中中中中中中中中中中中中中中中, www.cafta.org.cn/show.php?contentid=63895 (2/5/2012)
/>15
Nguyễn Hoàng, Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư ASEAN-Trung Quốc,
/>(21/9/2012)
13

14

16

中中中中 2013 中中中-中中中中中中中中中中, www.cafta.org.cn (21/1/2013)

9


năng lượng, chế tạo, dịch vụ, khoa học công nghệ...Quy mô đầu tư của TQ tuy
chưa lớn nhưng tốc độ tăng nhanh. Hiện ASEAN đã trở thành thị trường lớn số
một trong đầu tư ra ngoài của TQ. Tuy nhiên, các ngành nghề mà TQ đầu tư tại
ASEAN vẫn chưa hoàn thiện.

Năm 2012, TQ và ASEAN cùng các đối tác trong khu vực đạt được đồng
thuận về khởi động đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) (gồm 10 nước ASEAN, TQ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia,
Newzealand). RCEP khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực,
phù hợp chính sách ngoại giao “mục lân, an lân, phú lân” của TQ, giúp củng cố
sự dịch chuyển “quyền lực kinh tế toàn cầu” từ phương Tây sang châu Á17.
Năm 2012, TQ đã có đại sứ đầu tiên (bà Dương Tú Bình) tại Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (trụ sở ở Jakarta – Indonesia). Điều này cho thấy Bắc
Kinh ngày càng coi trọng quan hệ với ASEAN.
Trong 4 đối tác thương mại chính của TQ (Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản),
mức tăng thương mại của TQ với ASEAN là nhanh nhất. Tốc độ tăng cũng cao
hơn mức tăng bình quân của thương mại TQ với thế giới
Có thể thấy, những năm qua, quan hệ thương mại TQ – ASEAN nhìn
chung là tốt. Thương mại hai bên tăng trưởng nhanh, mạnh, đạt tốc độ bình quân
22%/năm18. Cơ cấu thương mại cũng dần cải thiện, tăng tỷ trọng sản phẩm mới
và cơng nghệ cao. Ngồi tự do hố thương mại hàng hố ra, TQ và ASEAN cịn
mở rộng hợp tác ra nhiều lĩnh vực

17

Lê Minh (TTXVN), RCEP: Mở lối cho hội nhập kinh tế toàn diện ở châu
Á (21/11/2012 )
18
Phong Vũ, Trao đổi thương mại ASEAN - Trung Quốc tăng trưởng mạnh
(13/9/2013)

10


Gần đây các nước ASEAN hoan nghênh Sáng kiến của TQ về xây dựng

phiên bản nâng cấp của Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN – TQ (mở rộng chuẩn
gia nhập thị trường của lĩnh vực thương mại và đầu tư, hoàn thành quy tắc
thương mại về nguồn gốc xuất xứ, tăng cường khai thác phát triển nguồn nhân
lực, hợp tác kinh tế biển...). Đây cũng là một biểu hiện của TQ trong việc đẩy
nhanh cạnh tranh với TPP do Mỹ chủ đạo
TQ và ASEAN đã trải qua 10 năm hồng kim và sẽ tiếp tục đón chào 10
năm kim cương tiếp theo.
Nhờ ACFTA, thị trường TQ và ASEAN cũng được bên ngoài chú ý hơn.
Một số nước Âu Mỹ đã đặt hàng rào thương mại đối với một số hàng nhập khẩu
từ TQ. Do đó, sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp TQ sang ASEAN đầu tư, để
khai thác các thị trường Nhật, Hàn, Âu Mỹ. Đồng thời cũng có ngày càng nhiều
doanh nghiệp bên ngồi đầu tư vào ASEAN, tận dụng “thuế bằng 0” của ACFTA
để khai thác thị trường TQ.
Tuy nhiên, cũng còn những vấn đề hai bên cần chú ý giải quyết.
Thứ nhất, hai bên cần điều chỉnh chính sách ngành nghề, kết cấu ngành
nghề các nước trong khuôn khổ của khu, đồng thời cần kết hợp hữu cơ việc mở
cửa thị trường và nâng cấp ngành nghề. Nhiều ngành nghề còn chưa kết nối, còn
thiếu hiểu biết về ngành nghề giữa hai bên. Hai là, một số quốc gia Đông Nam Á
vẫn lo ngại sản phẩm TQ sẽ gây ảnh hưởng đến ngành nghề nước họ. 4 nước
thành viên mới của ASEAN vẫn còn thiếu sự chuẩn bị cho việc cùng TQ thực
hiện “thuế bằng 0” vào năm 2015. Ba là, tỷ lệ các doanh nghiệp tận dụng chính
sách ưu đãi trong khu chưa cao.Vẫn cịn những doanh nghiệp, quan chức chính
phủ, người phụ trách thương hội thiếu hiểu biết về chính sách hữu quan, thời
gian biểu mở cửa thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp khi xuất khẩu không
điền CO nên chưa được hưởng ưu đãi về thuế. Bốn là, mức độ mở cửa trong lĩnh
11


vực thương mại dịch vụ của TQ và ASEAN cần được nâng cao. Về lĩnh vực
thương mại hàng hoá vẫn cịn khơng gian mở cửa hơn nữa. Bên cạnh đó, một số

doanh nghiệp hai bên cịn thiếu thơng tin về thị trường đối tác, chưa hiểu rõ về
chính sách ngành nghề, đặc điểm thị trường, thể chế kinh tế, doanh nghiệp hai
bên ít biết đến thương hiệu nổi tiếng của nhau, còn thiếu kênh thương mại để
chọn đối tác thương mại và đầu tư, còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
trong kinh doanh để mở cửa thị trường.
Ngoài ra, những nhân tố phi thương mại cũng ảnh hưởng phần nào quan
hệ thương mại hai bên, trong đó nổi bật hơn cả là vấn đề biển Đông.
II.

TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA ĐẾN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt – Trung từ khi ACFTA thành
lập.
Sự xuất hiện của ACFTA lần đầu tiên đặt quan hệ hai nước trong một cơ

chế cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ một hiệp định mậu dịch tự do khu
vực19.
Những năm gần đây, kim ngạch thương mại hai chiều giữa VN và TQ liên
tục tăng với mức tăng trưởng bình quân 4 năm (2009 – 2012) đạt trên
20%/năm20.)21. Song sự “khập khiễng" trong quan hệ thương mại hai nước lâu
nay vẫn khó giải quyết, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quan hệ
thương mại hai nước. 6 tháng đầu 2014, Việt Nam nhập siêu nhiều nhất từ thị
trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 12,4 tỷ USD.
Tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn nhiều tốc độ tăng xuất khẩu sang TQ. TQ
mới là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của VN (sau Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản).
19

Tác động của ACFTA đối với cơ chế thương mại biên mậu Việt – Trung, />1312.
20
Thương mại Việt – Trung: cán cân lệch, />21
PGS.TS Nguyễn Kim Bảo (chủ biên), “Sự trỗi dậy về kinh tế của TQ và những vấn đề đặt ra cho VIệt Nam”,

NXB Từ điển Bách Khoa năm 2013 trg 352

12


Đối với hàng hóa nhập khẩu từ TQ vào VN, trong năm 2012, gần 200 dòng thuế
được cắt giảm, với mức cắt giảm khoảng 5-10 điểm phần trăm so với thuế suất
ACFTA năm 201122. Khoảng hơn 8.700 dòng thuế còn lại vẫn giữ nguyên thuế
suất ACFTA của năm 201123.
VN chủ yếu nhập khẩu từ TQ các hàng cơng nghiệp có trình độ cơng nghệ
thấp và trung bình; nhóm hàng trung gian (chủ yếu là hàng bán thành phẩm –
nguyên nhân chính khiến nhập siêu cao và kéo dài. Hàng bán thành phẩm nhập
về chỉ cần lắp ráp đơn giản là tiêu thụ được ở VN, thuế nhập khẩu rẻ hơn hàng
nguyên chiếc24.
Bảng 3 :
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu với TQ giai đoạn 2007-2012
Đơn vị : tỷ USD
Xuất
khẩu

2007

2008

2009

2010

2011


2012

3.357

4.536

4.909

7.309

11.126

12,388

2007
Nhập
khẩu
Nhập
siêu

2008

2009

2010

2011

12.502


15.652

16.441

20.019

24.593

9.145

11.116

11.532

12.710

13.467

22

2012
28,786

16.398

/>23
Cắt giảm thuế nhập khẩu hàng nghìn mặt hàng,
/>itemid=407
24
TS. Lương Văn Khơi , Một số giải pháp cho tình trạng nhập siêu cao và kéo dài của Việt Nam,

(30/10/2013)

13


TQ và VN có chung đường biên giới dài, xuất khẩu biên mậu phát triển,
hàng TQ giá rẻ, phong phú, hợp thị hiếu, thanh toán thuận tiện...là những nguyên
nhân khiến VN nhập khẩu lớn từ TQ.
VN nhập siêu nhiều từ TQ, song TQ cũng đồng thời là thị trường tiềm
năng lớn đối với hàng xuất khẩu VN. Hiện VN xuất khẩu chủ yếu sang TQ máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại các
loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại,
xăng dầu các loại. Các mặt hàng sơ chế, nông phẩm, chế phẩm quặng, nguyên
liệu thô, hang tiêu dùng, hàng công nghiệp trình độ cơng nghệ thấp cũng duy trì
xuất khẩu sang TQ.
TQ là thị trường lớn nhưng nếu chiêm nghiệm qua năm các năm 2011,
2012 và 10 tháng năm 2013, tỷ lệ tương quan thương mại VN/TQ bình quân là
1/2,5 ước đốn trong gói cam kết 60 tỷ USD kim ngạch buôn bán hai chiều VN –
TQ năm 2015, phần VN đạt 17-18 tỷ USD là “kịch kim đồng hồ”, còn lại thuộc
về bạn25. TQ muốn các nền kinh tế trong khu vực Đông Á là nền kinh tế cộng
sinh chứ không phải ký sinh, nhưng với VN, nếu không thay đổi thì khả năng
cộng sinh với TQ sẽ khơng cao.
Đầu tư của TQ vào VN vẫn được đánh giá là chưa tương xứng so với tiềm
lực hai nước. VN đầu tư vào TQ cũng cịn rất ít.
2. Tác động của ACFTA đến thương mại Việt Nam
2.1. Tác động tích cực
Đến 2010, theo ACFTA mức thuế suất tối đa của TQ cơ bản chỉ còn là
0%. Mức thuế này ưu đãi hơn nhiều cam kết của TQ đối với các thành viên
WTO, mang lại cơ hội cho hàng xuất khẩu của VN 26. Năm 2010 mức tăng trưởng
25


Niềm vui 60 tỷ USD: Việt Nam được bao nhiêu? />26
Tác động của ACFTA đối với cơ chế thương mại biên mậu VIệt – Trung, />1312.

14


thương mại Việt Nam-Trung Quốc là 28%, 2011 là 52%. Chúng ta phải nhập
khẩu nhiều nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thuế giảm sẽ có lợi cho VN, doanh
nghiệp VN tiếp cận nguồn nguyên liệu dễ hơn, rẻ hơn giúp kích thích sản xuất.
Năng lực kinh doanh, quản lý, khả năng cạnh tranh, tính chủ động của doanh
nghiệp được nâng cao.
ACFTA cũng tác động đến cải cách thể chế kinh tế, chính sách thương
mại, xuất nhập khẩu, tác động đến thị trường, kinh tế trong nước (thu ngân sách,
công nghiệp, doanh nghiệp…), giảm nhập lậu do xu hướng chuyển từ kênh phi
chính thức sang chính thức vì mức chênh lệch giữa nộp thuế và đi theo tiểu
ngạch không chênh lệch nhiều. Cam kết mở cửa thị trường cũng giúp tạo niềm
tin cho các nhà đầu tư, Qua ACFTA, thu hút FDI của VN cũng có những tiến
triển tích cực. TQ tăng nhanh đầu tư sang các nước ASEAN trong đó có VN. ...
VN là một trong hai nước có tỷ trọng hàng xuất khẩu sử dụng mẫu xuất xứ
form E khá cao. Form E là Giấy chứng nhận để xác định hàng hóa xuất xứ từ
ACFTA. Năm 2009, tỷ lệ sử dụng mẫu xuất xứ form E tăng 264% so với 2008 27.
Tiêu chí xuất xứ chung mà ACFTA áp dụng là RVC(40) (tức hàm lượng giá trị
khu vực 40%) cũng tương đối phù hợp và thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của
VN28.
Về cơ bản, lộ trình cam kết giảm thuế của VN trong ACFTA tương đối
nhất quán về phạm vi và nguyên tắc cam kết trong các FTA khác mà VN tham
gia. Đối tượng bảo hộ của VN trong ACFTA cũng khá tương đồng với các FTA
mà VN đã tham gia29.


27

Tác động từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, />28
Khác biệt về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định FTA của ASEAN, />t=4002 (4/2010)
29
Tác động từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, />
15


Bảng 4: Minh họa tốc độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong một số FTA tiêu
biểu30

Đối với các mặt hàng trong danh mục thông thường (NT), mức độ cam kết
trong ACFTA có lộ trình khá chậm trong 5 năm đầu thực hiện. Thuế suất trung
bình ACFTA trong giai đoạn từ 2005-2010 hầu như tương đương với mức thuế
MFN của VN. Từ năm 2010-2015, tốc độ giảm thuế diễn ra nhanh hơn. Năm
2010 những dòng thuế cao của VN chưa về mức 0-5%, mà chủ yếu mới về mức
10-20%. Mức thuế như vậy thì việc bảo hộ có thể vẫn mang tính hiệu quả. Từ
năm 2013 trở đi, VN bắt đầu cắt giảm sâu hàng rào bảo hộ thuế quan để tiến tới
loại bỏ thuế với doanh nghiệp trong nước. Lộ trình đến năm 2015 VN sẽ cắt
giảm thuế từ 0-5% và từ năm 2015 trở đi sẽ cắt giảm đến 0%. Có hơn 8.000
dịng thuế như vậy sẽ phải cắt giảm. Một số nhóm mặt hàng cần bảo hộ nhất
chúng ta đã đưa vào nhóm mặt hàng nhạy cảm cao, tức sẽ chỉ giảm thuế đến mức
50%. Với nhóm “nhạy cảm”, lộ trình cắt giảm thuế cũng chậm hơn, đến năm
2015 mức thuế mới xuống khoảng 20% và sẽ tiếp tục giảm xuống 5% vào năm
202031. Từ năm 2015 trở đi, cam kết trong ACFTA của VN hầu như tương
30

xem chú thích 68
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc: Việt Nam được gì, mất gì? />(15/1/2010)

31

16


đương với mức cam kết CEPT/AFTA. Các mặt hàng nhạy cảm (SL) và nhạy cảm
cao (HSL) hầu như không bị tác động bởi lộ trình giảm thuế do cam kết giảm
thuế trong hai nhóm nhạy cảm này là khơng đáng kể, thậm chí đối với nhiều mặt
hàng, thuế suất cam kết còn cao hơn thuế MFN của VN32. Năm 2015, các mặt
hàng trong danh mục nhạy cảm thường cũng phải đưa vào cắt giảm thuế. Tuy
nhiên, theo số liệu năm 2007, 90% số dịng thuế VN có cam kết loại bỏ thuế chỉ
chiếm 37% kim ngạch nhập khẩu từ TQ; 10% là các mặt hàng nhạy cảm có kim
ngạch nhập khẩu từ TQ chiếm tới 63%. Thực tế này là điều kiện tốt để Việt Nam
phát triển hiệu quả các ngành kinh tế đang cạnh tranh với hàng nhập khẩu của
Trung Quốc dưới tác động của ACFTA33.
ACFTA thành lập cũng tác động nhiều đến các khu vực của VN, nhất là
khu vực biên giới, giúp thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng khu biên giới, phát triển
kinh tế xã hội, cải thiện điều kiện sản xuất, sinh hoạt của miền Tây TQ và miền
Bắc VN, tạo cơ hội mới cho các khu vực kém phát triển miền Tây TQ và miền
bắc VN tăng cường hợp tác thương mại. Cơ chế ưu đãi biên mậu trước kia của
TQ khiến nhiều doanh nghiệp VN kinh doanh theo kiểu “chộp giật”, thu lợi
nhuận theo kiểu “mỳ ăn liền”. ACFTA sẽ góp phần thay đổi cung cách làm ăn
này khi cơ chế này khơng cịn nhiều tác dụng, góp phần giảm dần tình trạng
buôn lậu...
Trong khuôn khổ ACFTA, cơ cấu xuất khẩu của VN sang ASEAN đã chuyển
biến theo hướng tích cực cả về chất lượng và giá trị
2.2.

Tác động tiêu cực


Áp lực của các doanh nghiệp Việt trong cạnh tranh tăng lên, nhất là với
32

Tác động từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, />33
Tác động từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, />
17


hàng nhập khẩu giá rẻ từ TQ. Cơ cấu hàng xuất khẩu VN phần nhiều tương đồng
với TQ nhưng nhiều mặt hàng chất lượng kém hơn, giá lại cao hơn nên khó đứng
vững cạnh hàng TQ. Năm 2010, theo PGS người TQ, chuyên gia hàng đầu về
VN - Phan Kim Nga, ACFTA có hiệu lực, một số ưu đãi Trung Quốc vốn chỉ
dành cho VN khơng cịn nữa (như chính sách miễn thuế biên mậu đã thực hiện ở
Quảng Tây và Vân Nam), hàng VN sẽ phải cạnh tranh trên một mặt bằng với sản
phẩm các nước ASEAN khác, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu VN sang TQ sẽ
giảm phần nào. Nếu VN khơng có giải pháp kịp thời thì kể từ năm 2015 hàng
hóa của TQ tràn ngập thị trường VN và gần 4 triệu hộ kinh doanh cá thể VN có
nguy cơ xóa sổ, doanh nghiệp VN sẽ phá sản hàng loạt34.
Cách thức giảm thuế của Việt Nam có xu hướng dồn việc thực thi cắt giảm
thuế vào giai đoạn sau. Giai đoạn tới sẽ là giai đoạn rất khó khăn.Từ 2010-2013,
tốc độ giảm thuế ACFTA bình quân mỗi năm là 10,85%. Đến 2015, mức độ cắt
giảm so với 2014 tăng đến 46% vì VN phải đưa 85% tổng số dòng thuế của biểu
thuế NK về mức thuế suất dưới 5% theo cam kết. Thuế suất bình quân giảm
mạnh nhất là thuỷ sản, toàn bộ đạt mức thuế suất ACFTA là 0%, giảm 100% so
với năm trước. Ngành dệt may, thuế suất ACFTA bình quân là 2%, giảm 73,68%
so với 2014 . Song những mặt hàng trên, Việt Nam khơng nhập nhiều từ TQ. Đối
với kim khí, thuế suất ACFTA năm 2015 bình quân là 1,2%, giảm 73,68% so với
201435. Đây là mặt hàng VN nhập nhiều từ TQ, giảm thuế sẽ giúp tăng nhập khẩu
nhưng cũng sẽ là thách thức cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước, nhất
là trong ngành cơ khí, chế tạo. Ví dụ ngành thép VN sẽ khó cạnh tranh được với

thép TQ. VN hiện dùng những công nghệ lạc hậu như loại lò cao TQ cấm từ
2005. Nhu cầu thép cho xây dựng nước cơng nghiệp của VN cịn lớn (tiêu thụ

34

Một số giải pháp cho tình trạng nhập siêu cao và kéo dài của Việt Nam, (30/10/2013)
35
Xem chú thích 73

18


thép của Việt Nam hiện chỉ bằng 50% so với các nước trong ASEAN) 36 nhưng
các doanh nghiệp thép nhỏ và vừa của Việt Nam vẫn và sẽ phải cạnh tranh vất vả
với các tập đoàn thép nước ngoài như dự án nhà máy thép lớn nhất ĐNÁ của tập
đoàn Formosa tại khu kinh tế Vũng Áng sẽ đi vào hoạt động năm 2014-2015. Áp
lực đối với những mặt hàng VN vẫn cạnh tranh được như nông, thủy, hải sản
chưa chế biến cũng đang ngày càng tăng. Nhập khẩu từ TQ trước đây về cơ bản
chỉ là bổ sung cho những thời điểm sản xuất trong nước bị thiếu hụt. Nhưng đến
tháng 10/2013, có đến gần một nửa rau quả VN nhập khẩu là từ TQ37.
Khi các cam kết giảm thuế được thực hiện đầy đủ, nhập siêu của VN từ
một số nước ASEAN có thể sẽ tăng lên. ACFTA thành lập, VN cạnh tranh với
các nước ASEAN trong XNK hàng hoá với TQ, cạnh tranh với ASEAN trong thu
hút đầu tư. Ví dụ như mặt hàng gạo, TQ có thể lựa chọn nhiều phân khúc với
mức giá từ cao đến thấp từ các nước ASEAN là Thái lan, VN và Myanma. VN
“gạo nhiều tiền ít”, xuất khẩu nhiều nhưng giá không cao. Hay trong sản xuất ô
tô, VN đã thua Indonesia, Thái Lan rất nhiều từ khâu chuẩn bị.... Luật đầu tư
nước ngoài mới của Myanma năm 2012 được đánh giá là bộ luật cởi mở trong
khu vực. Myanma cũng rất mạnh về các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, cơng
nghiệp tiêu dùng.

III.

GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
Ưu hố cơ cấu hàng xuất khẩu, xây dựng cơ cấu xuất khẩu hiện đại.
Xây dựng kế hoạch điều hành xuất nhập khẩu, giảm nhập siêu với TQ

thông qua tăng xuất khẩu, . Theo tác giả Ngọc Lan, ACFTA không phải là lời
giải cho bài toán giảm nhập siêu với Trung Quốc38.
36

Thanh Hương, Báo Đầu tư số 73 (19/6/2013) trang 5
38 (20/11/2013)
Ngọc Lan, Thực thi ACFTA: cửa khó, />(7/1/2010)
Cơ hội thương mại trong hợp tác dệt may Trung Quốc--ASEAN ngày càng nhiều, tăng cường hợp tác sẽ thúc
đẩy nâng cấp ngành dệt may của hai bên, />37

19


Chú trọng công nghệ, thương hiệu trong nhập khẩu, thu hút đầu tư từ TQ.
Nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, cửa khẩu tạo
thuận lợi cho hai nước trong quan hệ thương mại
VN nên tích cực thu hút doanh nghiệp TQ đến VN mở nhà máy, thu hút
đầu tư của TQ Theo bà Phạm Chi Lan, tổng xuất khẩu của VN tăng phần nào là
xuất khẩu “hộ” TQ. VN cũng nên tạo điều kiện để thu hút FDI thế giới vào phát
triển công nghiệp phụ trợ nhằm giảm nhập khẩu nguyên vật liệu quá nhiều từ
TQ, giúp giảm giá thành và tăng tính chủ động trong sản xuất, như vậy mới có
thể tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường TQ,
ASEAN39.

Tham gia ACFTA, VN nên chuyển dần sang mua bán chính ngạch. Bên
cạnh đó cũng cần khắc phục một số điểm VN còn yếu trong quan hệ với các tỉnh
giáp biên.
Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, nâng cao nhận thức của xã hội, giới
doanh nghiệp và người dân về những cơ hội và thách thức trong quá trình hội
nhập, cả trong AFTA và ACFTA.
Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm các nước để bảo vệ doanh nghiệp trong
nước bằng những biện pháp phù hợp
Mở rộng thị trường (nhất là cho hàng nông lâm thuỷ sản) để tránh phụ
thuộc quá mức vào một thị trường nhất định

(25/7/13)
Ngọc Lan, Thực thi ACFTA: cửa khó, (7/1/2010)
39

PGS.TS Nguyễn Kim Bảo (chủ biên), “Sự trỗi dậy về kinh tế của TQ và những vấn đề đặt ra cho VIệt Nam”,
NXB Từ điển Bách Khoa năm 2013, trg 369.

20


Trong nước, VN cũng nên có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa vì họ ít được hưởng lợi từ các FTA.
Phát huy vai trò hiệp hội, làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các hội.
Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh hơn để thu hút cả các quốc
gia ngoài khu vực cũng như tránh để các nhà đầu tư hiện tại chuyển thị trường ra
ngoài
Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo, cân đối nhân lực.

21




×