Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Ôn tập ngữ văn khảo sát chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.98 KB, 9 trang )

ÔN TẬP KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NGỮ VĂN 8
1. Quê Hương - Tế Hanh

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt
trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ
về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vơ cùng sâu lắng
Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dịng sơng đầy nắng
trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu
đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được
viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần
cù.
Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện
được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sơng
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống
chấm cà dầm tương.
Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sơng và biển, một làng chài
sóng nước bao vây, một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời
trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, khơng gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.
Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt
đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu
con người trên những chiếc thuyền ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức
sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm
vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy
ấn tượng khí thế băng tới vơ cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết.


Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh
vật, một tấm lịng gắn bó với q hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn
là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn
người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong
cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hồnh tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi
được linh hồn của sự vật.
Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay
bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao
nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm
đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận,


giữa sóng nước mênh mơng, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại
thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.
Cả đoạn thơ là khung cảnh q hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả
của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong
đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” tốt lên khơng khí đơng vui, hối hả đầy sơi động của cánh buồm đón ghe cá
trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng
yên, biển lặng để người dân chài trở về an tồn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc
trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là
những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da
ngăm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vơ cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng
mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả
nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người
biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà cịn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con
thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong
từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó khơng cịn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành
người bạn của ngư dân. Khơng phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng
chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hồ vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là
âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm
thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.
Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám
ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều khơng hình sắc,
khơng âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi,
thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của
con thuyền lúc trở về bến…” Nói lên tiếng nói từ tận đáy lịng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một
người con xa quê hướng về q hương, về đất nước:
Nay xa cách lịng tơi ln tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vơi
Thống con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tơi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá


Nếu khơng có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê, ta thấy được một khung cảnh vô cùng
sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trị, từ đó ta có thể nhận ra

rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, q hương ln hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng
cảm xúc. Nỗi nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vơ cùng giản dị: “Tơi thấy nhớ cái mùi nồng
mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.
Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng
quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ơng, bình dị như những
người dân q ơng, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng
tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước, óng ả nắng
vàng. Dịng sơng, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập
kết trên đất Bắc. Vẫn cịn đó tấm lịng u q hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới ven sơng
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngồi đồng
Tơi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lịng tơi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bến sơng
(Nhớ con sơng q hương – 1956)
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại khơng có những tư tưởng chán
đời, thốt li với thực tại, chìm đắm trong cái tơi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã
hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. “Quê
hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhớ, từ trong tâm tưởng người con đất Quảng
Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn,
hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê
hương “rất Tế Hanh”.
2. Nhớ Rừng - Thế Lữ

Thế Lữ tên đầy đủ là Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907, mất năm 1989, quê ở Bắc Ninh, được đánh giá là một
trong những ngọn cờ tiên phong của trào lưu Thơ mới (1932 – 1945). Với tâm hồn dạt dào cảm xúc cùng khả

năng sử dụng ngơn ngữ tài tình, ơng đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca Việt Nam. Ngoài tuyển tập
Mấy vần thơ xuất bản năm 1935, Thế Lữ còn sáng tác nhiều thể loại khác như truyện trinh thám, truyện kinh dị,
truyện đường rừng, kịch… Thời kì tham gia kháng chiến chống Pháp, ơng chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu
và có nhiều cơng lao trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
Tên tuổi Thế Lữ gắn liền với bài thơ Nhớ rừng được nhiều người yêu thích. Mượn lời con hổ bị nhốt trong
vườn bách thú, tác giả đã diễn tả sâu sắc và sinh động tâm trạng uất hận, chán ghét cảnh đời tù túng, tầm
thường và nhớ tiếc cuộc sống tự do trong q khứ. Qua đó kín đáo thể hiện thái độ phủ nhận thực tại nô lệ, khát
vọng tự do mãnh liệt và lịng u nước thầm kín, thiết tha của nhân dân ta.
Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, vần liền (hai câu liền nhau có chung vần). Vần bằng, vần trắc thay đổi nhịp
nhàng, đều đặn. Đây là thể thơ được sử dụng khá rộng rãi trong Thơ mới.
Bài thơ có hai hình ảnh tương phản là vườn Bách Thảo, nơi con hổ đang bị giam cầm và chốn rừng núi đại
ngàn, nơi nó tung hồnh hống hách những ngày xưa. Cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là dĩ vãng và cũng là
mộng tưởng, khát khao cháy bỏng.


Cảnh ngộ bị cầm tù chính là nguyên nhân tâm trạng chất chứa đầy bi kịch của con hổ. Tính bi kịch thể hiện ở
chỗ hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi nhưng tính cách con hổ chẳng thể đổi thay. Nó khơng cam chịu cúi đầu
chấp nhận hồn cảnh bởi ln ý thức mình là bậc chúa tể của mn lồi. Nếu chấp nhận thì nó sẽ khơng cịn là
nó. Tâm trạng uất hận, bất bình, giằng xé dữ dội của con hổ bị cầm tù là cảm xúc chủ đạo bao trùm toàn bài và
thấm sâu vào từng câu, từng chữ.
Tâm trạng ấy được nhà thơ miêu tả bằng ngòi bút sắc sảo, tài hoa:
"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
................................
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."
Đoạn thơ thể hiện nỗi khổ tâm ghê gớm của chúa sơn lâm bị giam cầm lâu ngày trong một không gian bé nhỏ,
ngột ngạt.
Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một
mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lịng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vơ hình ấy nhưng bất lực,

đành nằm dài trơng ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và
tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.
Từ chỗ là chúa tể của mn lồi được tơn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất
thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ
mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo
chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém khơng đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng khơng thốt,
hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.
Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm:
"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
................................
Với khi thốt khúc trường ca dữ dội,"
Phủ nhận hiện tại phũ phàng, chúa sơn lâm chỉ còn hai hướng: hoặc trở về q khứ, hoặc ngưỡng vọng tương
lai. Hổ khơng thể có tương lai mà chỉ cịn q khứ. Hào quang chói lọi của quá khứ tạo nên ảo giác và ảo giác
đó được trí tưởng tượng chắp cánh bay bổng tới mức tột cùng.
Chúa sơn lâm thừa hiểu dĩ vãng oanh liệt một đi không bao giờ trở lại. Bởi vậy tâm trạng của nó là vừa tự hào,
vừa xen lẫn đau thương, tuyệt vọng.
Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, hoang
vu, bí mật… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, hoang dã và sức sống mãnh liệt của chốn
rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh
rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.
Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:
"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hồng,
................................
Giữa chốn thảo hoa khơng tên, khơng tuổi."
Những hình ảnh giàu chất tạo hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức
mạnh bên trong ghê gớm của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.
Đoạn ba của bài thơ giống như một bộ tranh tứ bình lộng lẫy miêu tả phong cảnh thiên nhiên trong những thời
điểm khác nhau:



"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
................................
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào
cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ.
Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng
tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình
minh cây xanh nắng gội chan hịa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng
thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta
phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng
của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn lồi.
Nhưng dẫu huy hồng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những
điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang.
Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ
đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất:
"Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?"
Tuy nhân vật tự sự trong bài thơ là con hổ, xưng là Ta, (Ta sống mà…, Ta bước chân lên,Ta biết ta…) nhưng
thực chất đó là "cái tôi" của nhà thơ lãng mạn bừng thức giữa xã hội tù hãm đương thời.
Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu,
buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học địi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ
sự tầm thường, giả dối đáng ghét:
"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
................................
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u."
Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng
ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm
hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đơng thanh niên có học thức trước thực tại quẩn
quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.
Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:
"Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!

................................
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước
thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ
chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình
với hiện tại nhưng khơng thể thốt khỏi xích xiềng nơ lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông
xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm
đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa
tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô
lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến
công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ
vừa ra đời đã được cơng chúng nồng nhiệt đón nhận.
Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế
hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công,
ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nơ lệ để "cái tôi" tự do được khẳng định và phát


triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nơ lệ. Về
mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp
pháp đầu thế kỉ XX.
Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được
coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng
trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình
ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc
qua bài thơ. Ngơn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm
lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.
Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tn trào dưới ngịi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu
biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ
thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới

Nhở rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.
3. Tức Nước Vỡ Bờ - Ngơ Tất Tố
• Phân tích hình ảnh Chị Dậu trong tác phẩm:

Trong nền văn học hiện thực phê phán thời kì 1930-1945 khơng thể khơng nhắc tới những cái tên các tác gia
nổi bật như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngơ Tất Tố,… Và có lẽ chúng ta khơng thể nào qn được hình ảnh
chị Dậu- điển hình của người phụ nữ thời kì đó. Đó là hình ảnh một người phụ nữ ln hết lịng vì chồng con,
mang nặng đức hi sinh nhưng khơng cịn sự yếu đuối nhu nhược của người phụ nữ thời kì phong kiến mà đã có
sự phản kháng mạnh mẽ chống lại những thế lực luôn chèn ép, bắt buộc những người nơng dân thời kì bấy giờ,
do đó có lẽ đoạn văn “tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn đắt giá nhất trong tác phẩm “ tắt đèn” của
Ngô Tất Tố mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc để lại trong lòng người đọc cho tới tận hơm nay.
Bối cảnh trong tác phẩm là hình ảnh của làng Đông Xá trong những ngày đang bị bọn lí chủ, cường hào đi thúc
giục sưu thuế cho bọn chúng. Mà nhà chị Dậu lại là một trong những gia đình khó khăn nhất trong làng. Vì
khơng thể trả nổi mức thuế cao vơ lí mà anh Dậu đã bị bọn chúng bắt trói lại, đánh đập dã man. Cực chẳng đã,
chị Dậu đã phải bán đi đàn chó mẹ, chó con cùng đứa con gái lớn nhất cho nhà Nghị Quế với mứa giá rẻ mạt để
có tiền cứu chồng ra khỏi tay của bọn cường hào. Qua đây, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của một người
phụ nữ nông dân tuy thất học nhưng ln hết lịng vì chồng, phải cáng đáng cơng việc mà đáng lẽ ra dành cho
người đàn ông trong gia đình.
Mở đầu đoạn trích là hình ảnh anh Dậu bị trói trên cây cột giữa sân đình, đang thoi thóp, kiệt quệ, không thể
chống đỡ được sự đau đớn, mỏi mệt cả về thể xác và tinh thần. Khó khăn lắm, chị Dậu mới có được chút tiền
bạc để nộp sưu. Ấy vậy mà bọn cường hào, tay sai của “ơng Lý” lại lơi anh Dậu ra vứt ở ngồi sân, trao trả lại
cho chị và đòi chị phải nộp thêm thuế đinh của người em trai chồng đã mất từ năm ngối. Đó là một điều địi
hỏi vơ lí, thế nhưng chị vẫn phải nhẫn nhục. Đau khổ là thế, lo lắng là thế nhưng chị vẫn cố dặn lịng, cố gắng
đưa cho chồng bát cháo lỗng, dù chính mình cịn chưa có gì ăn, Chị chỉ nhẹ nhàng bảo với chồng :” Thầy em
cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột” . Lời của người đàn bà nhà quê tuy mộc mạc nhưng lại mang biết bao
tâm tư, tình cảm mà ít ai sánh được. Thậm chí, chị cịn bế cái Tửu ngồi cạnh chồng để nhìn xem anh ăn có được
hay khơng, có ngon miệng khơng . Tình cảm của chị phải son sắt, giàu đức hi sinh như thế nào mới có thể được
như vậy trong lúc hồn cảnh khó khăn, đầy ngang trái như vậy. và có lẽ chính tình u thương bao la ấy đã tạo
cho chị sức mạnh phi thường chống lại bọn tay sai khi chúng tiến vào, định cưỡng ép tới bước đường cùng hoàn
cảnh của anh chị.

Đám tay sai khi tiến vào cùng roi da, gậy gộc, điều làm đầu tiên của chị là nghĩ tới người chồng đáng thương
của mình. Chị lo lắng anh khơng thể chịu nổi bất cứ trận đánh nào nữa. anh đã hoàn tồn kiệt sức sau đêm qua.
Chị chỉ có thể cầu xin bằng giọng nói run run, đầy hèn mọn, nài nỉ:” hai ơng làm phúc nói với ơng Lý xin cho
cháu khất”. chị cư xử như vậy là bởi vì chị biết hồn cảnh của mình bấy giờ, vì chị chỉ là một người phụ nữ
nông dân như bao con người khác mà thơi. Lúc này chị khơng cịn nghĩ được gì ngồi ý chí sơi sục phải bảo vệ
gia đình của mình, bảo vệ người chồng đau ốm cũng những đứa con thơ dại. thế nhưng, những tên tay sai ấy
đâu cịn chút tình người nào. Chúng bỏ ngồi tai lời van xin của chị, chúng gạt chị ra, định tiếp tục trói anh Dậu
dẫn đi, lúc này đây, chị đã phải quỳ xuống cầu xin :” cháu xin ông, nhà cháu mới tình được một lúc”. Nhưng


hắn lại tát chị và một mực địi xơng về phía anh Dậu vừa mới tỉnh lại trong chốc lát. Tới đây, chị đã khơng thể
nín nhịn được nữa. Sự phản kháng của chị đi theo mức độ tăng dần lên. Đầu tiên, chị ngăn bọn chúng lại và nói
“ chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. chỉ một câu nói thơi nhưng đã như một lời cảnh cáo
của chị về hành động của bọn chúng. Thế nhưng càng nhẫn nhịn thì bọn chúng lại càng lấn tới. Hắn “ bịch luôn
vào ngực chị mấy bịch” rồi “ tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi vẫn xơng về phía anh Dậu. đến lúc này, chị
Dậu đã khơng cịn giữ được bình tĩnh nữa, chị lao về phía chồng, gạt bọn tay sai ra, hai tay chống nạnh nói “
mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”. Đúng như câu nói “tức nước vỡ bờ”, chị Dậu từ cách xưng hô đầy nhỏ
bé, hèn kem, xưng cháu gọi ơng, sau đó chị xưng là “tơi”, và cuối cùng là “bà- mày”. Có thể có người cho rằng
chị Dậu là một người phụ nữ đanh đá thế nhưng có thể nói rằng, ít ai có thể hành động được như chị. Chị lao
vào những tên muốn bắt chồng chị rồi đánh nhau với chúng. Sức mạnh thật sự của người phụ nữ trỗi dậy khi họ
bắt buộc phải bảo về những người thân yêu xung quanh mình,, và cũng có lẽ do chị đã khơng thể nín nhịn được
thêm nữa, chị đã bị buộc vào bức đường cùng. Thậm chí dù chồng chị có khun, chị cũng vẫn đanh thép làm
theo bản năng của chị, chị thà ngồi tù chứ quyết không để bị chèn ép, bị ép buộc. cũng như nhà Nguyễn Tuân
đã từng nói:”trên cái tối trời, tối đất của xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu. Bản
chất của chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra…”
Đoạn trích “tức nước vỡ bờ” đã miêu tả lại sâu sắc hình ảnh đầy màu sắc hiện thực của xã hội việt nam thời kì
trước cách mạng. Cùng với nó, hình ảnh chị Dậu cũng được khắc họa một cách rõ nét, dung hịa hai tính cách
khác nhau, đối với những người thân yêu bên cạnh, chị luôn dịu dàng, sẵn sàng hi sinh bất cứ điều gì, thế nhưng
với những kẻ xấu, chị bất chấp tất cả để chiến đấu cùng chúng. Đó cũng có lẽ là một sự thay đổi lớn trong hình
ảnh của người phụ nữ cả về khí chất và tính cách.



Phân tích hình ảnh Chị Dậu đánh cai lệ và người nhà lí trưởng:

Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài người
nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bao trùm “Tắt đèn” là một không gian chật chội, ngột ngạt bởi
nỗi tủi nhục, sự ấm ức của người nông dân. Nhưng đó đây trong tác phẩm vẫn lóe lên những điểm sáng bất ngờ.
Đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhà văn Nguyễn Tuân từng đánh giá đó là khoảnh khắc cháy sáng trong tác
phẩm. Còn nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn
tuyệt khéo”.
Cái chật chội, ngột ngạt trong “Tắt đèn” bị gây nên bởi nạn sưu thuế trong xã hội Việt Nam phong kiến nửa
thực dân xưa. Gia đình chị Dậu nghiêng ngả, xơ dạt cũng vì cái nạn ấy, vốn là gia đình nghèo khổ “hạng cùng
đinh” trong làng, nhà chị Dậu khơng có tiền đóng sưu thuế cho anh Dậu. Để cứu chồng khỏi đòn roi tù ngục,
chị Dậu đành cắn răng bán con bán chó. Nhưng tai họa vẫn tiếp tục ập xuống: Chị Dậu cịn phải đóng thuế cho
người em chồng đã chết. Anh Dậu vừa về đã bị bọn lính lệ ập đến bắt đi. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ
chương XVIII trong tác phẩm thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và đám cai lệ đến bắt chồng chị. Đoạn trích
đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, một người phụ nữ có lịng thương chồng rất mực đồng thời có tinh
thần phản kháng thế lực áp bức.
“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội
dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là “một đoạn tuyệt khéo”, Vũ Ngọc
Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngơn ngữ tác
phẩm…
Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu
và tên cai lệ. Là một người phụ nữ nông dân, chị Dậu rất mực thương chồng. Với chồng, chị tỏ ra rất nhẹ
nhàng, nấu cháo, mời chồng ăn cháo. Ngay cả với đám cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu chị cũng rất mực
lễ phép: “Van xin tha thiết”, xưng “cháu” gọi “ông”. Hơn cả lễ phép, đó cịn là sự nhẫn nhục cam chịu đến hạ
mình. Nhưng khi thái độ đó khơng lay chuyển được đám đầu trâu mặt ngựa, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ
thường. Chị “cự lại” hành động sấn đến bắt anh Dậu của tên cai lệ bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không
được phép hành hạ!”. Cách xưng hơ đã thể hiện vị trí ngang hàng “tôi” - “ông”. Rồi khi bị cai lệ “tát vào mặt”,
chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô “bà” - “mày" đã

thể hiện một vị thế khác của chị Dậu, một mối quan hệ khác giữa chị và cai lệ: “Bà” - người trên, “mày” - kẻ
dưới. Khơng dừng lại ở đó, chị cịn thể hiện ở hành động quyết liệt “túm lấy cổ”, “ấn dúi ra cửa”, “túm tóc lẳng


cho một cái”... Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo.
Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
Bên cạnh hình ảnh chị Dậu với những đặc điểm tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam là nhân vật cai
lệ, người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho
quyền lực bất nhân của “nhà nước”, của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được
khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, khơng chút tình người. Đến nhà một người
ốm yếu, nghèo hèn mà chúng “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng giật phắt cái thừng”, “bịch
luôn vào ngực chị Dậu”... Chẳng những vậy, trước những lời “van xin tha thiết” và sự nhẫn nhục của chị Dậu,
chúng chẳng chút động lòng vẫn sấn sổ đánh, bắt vợ chồng nhà chị.
Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngơ Tất Tố cũng thể hiện một ngịi bút linh hoạt, sống
động. Ngơn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật. Chị
Dậu ban đầu xưng “cháu” gọi “ông” với cai lệ. Khi ấy chị đang lo lắng cho sức khỏe của chồng và sợ hãi vì thái
độ hung hãn của hai tên tay sai. Nhưng khi bị chúng "bịch vào ngực”, lòng căm phẫn trào lên, chị “cự lại” xưng
“tôi” gọi “ông”. Và khi lòng căm phẫn dâng lên tột điểm, chị đã vùng lên xưng “bà” đầy uy quyền và gọi “mày”
rất coi thường, khinh bỉ. Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và hai tên tay sai cũng được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ và sinh
động. Hành động của tên cai lệ được diễn tả bằng những động từ, tính từ giàu sức biểu cảm “sầm sập”, “trợn
ngược”, “đùng đùng giật phắt”... Hành động vùng lên đánh lại hai tên tay sai lại càng đặc biệt. Chỉ trong một
câu văn, Ngô Tất Tố dùng đến bốn động từ diễn tả sức mạnh và hành động chớp nhoáng của chị Dậu: “Túm lấy
cổ hắn, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái..”. Trước sức mạnh của người đàn bà lực điền, hai tên mạt hạng
“chổng quèo”, “ngã nhào” ra hè.
Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngơn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét
tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.
“Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ
nơng dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái
khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn
Tn, lúc ấy Ngơ Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

4. Lão Hạc - Nam Cao

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nơng dân trước Cách mạng tháng
Tám 1945. Ơng vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái
nghèo. Truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật
lão Hạc - dù có một hồn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người
thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến
bộ và sâu sắc.
Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ
cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão cịn có những hồn cảnh riêng vơ cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm.
Con trai lão phẫn chí vì nghèo khơng lấy được người mình u nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng
là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cơ đơn và tuổi
già với ơm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi
con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: "Mặt co rúm lại, những
nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như
con nít", "lão hu hu khóc",...
Ban đầu là "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai", "khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hơm thì lão
ăn củ chuối, hơm thì lão ăn sung luộc, hơm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc".
Rồi đến mức chẳng cịn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Khơng cịn đường sinh sống, lão Hạc chỉ
cịn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết "nhờ" ăn bả chó tự tử...! Cái chết của lão
dữ dội vơ cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người
đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái
chết của một con chó.


Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão khơng vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão
xin bả chó để ăn trộm. Ơng giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn
dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.
Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh, "Chiếc
lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến "Lão Hạc" của Nam

Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão
dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều "cậu" Vàng vì đó là con chó
khơn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn
vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai
lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.
Khơng chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của
con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về
khơng có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ơi! Tình
u thương con của lão thật cảm động biết mấy!
Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều
cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người
khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong "Một bữa no" của Nam Cao..) nhưng lão Hạc thì khơng.
Với sự giúp đỡ của ơng giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão "từ chối gần như hách dịch"
khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó "lão cũng ra phết đấy
chứ chẳng vừa đâu". Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: "con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư
để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn". Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng
sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay cịn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn đi. Nhưng lão lại nghĩ
rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ khơng ăn của con!
Lịng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết
khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó
Vàng tội nghiệp. Nhưng cịn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính tốn để ngay cả khi chết đi
rồi cũng khơng làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì
nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ơi lão Hạc!
Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện
trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn
miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh
động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.Nam Cao đã đồng cảm đến tận
cùng với cái nghèo, cái đói của người nơng dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường
cùng và lối thốt nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.

Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi
họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình u thương, người nơng dân cịn sống đầy tự trọng. Trong cái
đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vơ cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân
tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão khơng chỉ giữ được tình thương tươi mát mà cịn giữ được lịng tự
trọng
vàng
đá
của
mình.
Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: "Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn".
Chưa đáng buồn bởi cịn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ
tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi
trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn cịn nhận định người nông dân
"như những con lợn không tư tưởng". Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!
Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão
Hạc, người nơng dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này,
nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.



×