Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.86 KB, 4 trang )
Cách khắc phục chứng đái dầm
ở trẻ em
Chứng đái dầm là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Chứng bệnh này
thường xảy ra vào ban đêm. Ở tuổi lên 5, đa số trẻ em đã biết giữ được mình khô
ráo cả ban ngày lẫn ban đêm.Nhưng nếu khi lên 7 tuổi mà trẻ vẫn bị đái dầm thì có
thể coi là bất thường và có thể do trẻ bị căng thẳng về mặt tâm lý tình cảm. Tình
hình sẽ trở nên tốt hơn nếu trẻ hết căng thẳng.
Các loại đái dầm
Chứng đái dầm ở trẻ nhỏ thường được chia ra làm 2 loại:
Đái dầm tiên phát: Tức là trẻ đái dầm từ bé đến lớn và liên tục, chiếm khoảng 90%
các ca bệnh đái dầm.
Đái dầm thứ phát: Có một khoảng thời gian trẻ không đái dầm nhưng sau đó lại
mắc chứng đái dầm.
Do di truyền: Một số gia đình bố hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh đái dầm, thì có
khoảng 40% con cái họ cũng bị bệnh đái dầm, còn nếu trong một gia đình có cả bố lẫn
mẹ bị măc bệnh đái dầm thì sẽ có khỏang 70 – 75% con cái họ sẽ bị mắc chứng này.
Nguyên nhân
Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng của chứng đái dầm,
nhưng có thể do rất nhiều các nguyên nhân sau:
Chứng đái dầm vào ban đêm rất phổ biến ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân về thể chất:
Do có vấn đề về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang; khả năng phát triển
bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá; không kiểm soát được cơ của ống dẫn
tiểu; nhiễm trùng đường tiểu; không kiểm soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát
triển hệ thống thần kinh; động kinh vào ban đêm…
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến đái
dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm.
Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi
tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.
Nguyên nhân về cảm xúc: