TRUNG TÂM ĐIỀU TRA VÀ QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI
TRUNG TÂM QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
…………………….
BÁO CÁO
DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
KHAI THÁC HỢP LÝ, HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN ĐẤT THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU CẢ NƯỚC
HÀ NỘI, NĂM 2020
TRUNG TÂM ĐIỀU TRA VÀ QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI
TRUNG TÂM QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
…………………….
BÁO CÁO
DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
KHAI THÁC HỢP LÝ, HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN ĐẤT THEO HƯỚNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU CẢ NƯỚC
HÀ NỘI, NĂM 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - TS. ........... đã tận tình
chỉ bảo, góp ý và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện báo cáo này.
Để có thể hồn thành báo cáo Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến
sử dụng đất và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả, bền
vững tài nguyên đất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu cả nước,
ngồi những nỗ lực, phấn đấu của chính bản thân trong suốt q trình học tập,
tơi xin gửi lời tri ân trước hết đến những người thân đã luôn động viên, giúp
đỡ.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến q Thầy Cơ, những người đã
tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học vừa qua. Sau cùng,
ii
tác giả xin chân thành cám ơn đến các bạn bè thân thiết của lớp và các cộng tác
viên đã giúp đỡ tơi có số liệu hồn thành tốt báo cáo này.
Dù đã rất cố gắng, xong báo cáo của tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Mong được sự góp ý tận tình của các thầy cơ cùng tồn thể các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
.............................
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.
Mục đích, yêu cầu ........................................................................................................ 3
2. Nội dung ............................................................................................................................ 4
3. Phương pháp .................................................................................................................... 4
4. Kết quả thực hiện ............................................................................................................. 5
iii
4.1. Khái quát kịch bản biến đổi khí hậu (RCP4.5), nước biển dâng và những tác
động ảnh hưởng trên địa bàn cả nước ............................................................................... 5
4.1.1. Sự biến đổi nhiệt độ trung bình năm ....................................................................... 5
4.1.2. Sự biến đổi lượng mưa trung bình năm .............................................................. 27
4.1.3. Kịch bản nước biển dâng ........................................................................................ 46
4.1.4. Đánh giá những tác động chính của yếu tố biến đổi khí hậu trên địa cả nước .. 49
4.2. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất cả nước ............................ 84
4.2.1. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất nông nghiệp ............................... 84
4.2.2. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất phi nơng nghiệp.......................... 92
4.3. Đề xuất giải pháp nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất theo
hướng thích ứng với biến đổi khí hậu cả nước .............................................................. 102
4.3.1. Giải pháp chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực ................. 102
4.3.2. Giải pháp chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực .......... 104
4.3.3. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các khu vực địa lý - khí hậu .. 111
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 114
DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ Tài ngun và Mơi trường
BĐKH
Biến đổi khí hậu
NBD
Nước biển dâng
ĐNB
Đơng Nam Bộ
KL
Kết luận
NĐ
Nghị Định
QĐ
Quyết định
TTg
Thủ tướng
iv
TW
Trung ương
v
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ cơ sở
Bảng 1.2: Kịch bản biến đổi khí hậu về nhiệt độ trung bình năm
Bảng 3:Biến đổi của nhiệt độ theo kịch bản RCP4.
Bảng 4: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ cơ sở
Bảng 5: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (°C) so với thời kỳ 1986 – 2005
Bảng 6: Tổng hợp số liệu biến đổi tổng tích ơn theo kịch bản biến đổi khí hậu
năm 2030
Bảng 7: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1)
Bảng 8: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Bảng 9 : Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải cao (A2)
Bảng 10. Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở
Bảng 11: Kịch bản biến đổi khí hậu về lượng mưa trung bình năm
Bảng 12: Tổng lượng mưa trung bình tháng theo các tiểu vùng giai đoạn 1990
– 2017
Bảng 13: Biến đổi của lượng mưa theo kịch bản RCP4.5
Bảng 14. Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở
Bảng 15: Tổng hợp số liệu biến đổi lượng mưa theo kịch bản biến đổi khí hậu
năm 2030 và năm 2050
Bảng 16: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải thấp (B1)
Bảng 17: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2)
Bảng 18: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải cao (A2)
Bảng 19. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999
Bảng 20: Dự báo tỷ lệ diện tích đất bị ngập trong điều kiện có cơng trình thủy
lợi
Bảng21: Diện tích đất bị khơ hạn theo loại đơn vị hành chính
Bảng 22: Tổng hợp kết quả các khu vực sạt lở bờ sông
Bảng 23 : Tổng hợp điều tra khu vực có nguy có nguy cơ lũ quét vùng Trung
du miền núi phía Bắc
Bảng 24. Diện tích đất bị khơ hạn theo loại đơn vị hành chính vùng ĐNB
Bảng 25: Tổng hợp các khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn vùng Bắc Trung bộ
và Duyênhải miền Trung
Bảng 26: Tổng hợp các khu vực có nguy cơ sạt lở, xâm thực bờ sông vùng Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Bảng 27: Thống kê diện tích các khu vực có nguy cơ khơ hạn, hoang mạc hóa
vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
vii
Bảng 28. Nguy cơ ngập theo kịch bản nước biển dâng vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung
Bảng 29: Thống kê diện tích các khu vực có nguy cơ ngập úng vùng Bắc Trung
bộ và Duyên hải miền Trung
Bảng 30: Dự báo diện tích đất trồng lúa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu
trên địa bàn vùng Tây Nguyên
MỞ ĐẦU
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (BĐKH), các biểu hiện
của BĐKH gồm: (1) Nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng lên; (2) Sự dâng cao
mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan; (3) Sự thay đổi thành phần và
chất lượng khí quyển; (4) Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác
nhau của trái đất; (5) Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu
khí quyển, chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa
hóa khác; (6) Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng
và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển. Trong các biểu hiện
trên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu và mực nước biển dâng thường
được coi là biểu hiện chính của BĐKH.
Nghiên cứu của các nhà khí tượng học, khí hậu Việt Nam đã có những
biến đổi rõ rệt. Cụ thể, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm tăng 0.5oC
trên phạm vi cả nước, lượng mưa giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ
. Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trung bình tồn dải ven biển Việt
Nam từ 57 – 73cm. Bên cạnh đó, lượng phát thải nhà kính từ các hoạt động
giao thơng, cơng nghiệp, sử dụng năng lượng, … đang góp phần làm tăng thêm
sự nóng lên tồn cầu và nước biển dâng . Cũng theo ước tính, nếu nước biển
dâng lên 1m có khả năng ảnh hưởng tới 12% diện tích và 20% dân số Việt Nam,
làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng và 1,5-2 triệu
ha tại đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm ngàn ha ven biển miền Trung.
Bão, lũ trong những năm vừa qua cũng gây ra nhiều hậu quả nặng nền về người
cũng như tài sản. Những cơ sở nuôi trồng, tàu thuyền đánh bắt, mùa màng của
người dân bị tàn phá gây thiệt hại nặng nề. Những cơn gió mạnh và những cơn
bão bất thường thậm chí ở những vùng mà trước đây ít chịu ảnh hưởng bởi bão
2 cũng gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, công trình, mùa màng cũng như tính
mạng người dân.
BĐKH làm cho đất nơng nghiệp có thể bị giảm, một phần diện tích sẽ
khơng sử dụng được nữa do ngập úng, khơ hạn, xói mòn hoặc sẽ phải chuyển
đổi thành đất ở cho những hộ dân phải di rời do ảnh hưởng của thiên tai (ngập
lụt, sạt lở đất).
Đất đai là thành phần quan trọng của thể tổng hợp địa lý tự nhiên, là tài
nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người,
là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đối với ngành nông nghiệp. Tuy
nhiên, trước những biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu đang tác động
ngày càng xấu đến tài nguyên đất Việt Nam, khiến cho đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp. Điều này cho thấy, biến đổi khí hậu là một vấn đề hiện hữu, là
xu hướng chung của tồn cầu, khơng một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào có
thể tránh khỏi.
Do vậy, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất và đề
xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất
theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu cả nước trong thời gian tới là vấn đề
cần thiết và cấp bách giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại do biến đổi khí hậu
gây ra. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy những tác động của biến đổi khí
hậu cũng như những chiến lược ứng phó thích hợp hay khả năng thích ứng lại
phụ thuộc vào từng địa phương cụ thể. Bởi với mỗi vùng, mỗi địa phương, mức
độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lại phụ thuộc vào đặc điểm địa hình cũng
như tình hình kinh tế và cơ sở vật chất riêng có của địa phương đó.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất và
đời sống con người, để có thể thích ứng có hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại do
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, việc xác định các yếu tố và đánh giá
mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất từ đó làm căn cứ
xây dựng kế hoạch hành động, đưa ra các giải pháp có tính khả thi trong quy
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ sự cần thiết
phải đánh giá được biến động sử dụng đất của cả nước trong thời gian qua cũng
như dự báo cho tương lai tới. Vì vậy, việc “Báo cáo dự báo tác động của biến
đổi khí hậu đến sử dụng đất và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý,
hiệu quả, bền vững tài nguyên đất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu
cả nước” là hết sức cần thiết.
1. Mục đích, yêu cầu
Dự báo tác động của kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên
địa bàn cả nước đến các loại sử dụng đất, kết hợp với các kết quả điều tra khảo
sát hiện trạng của dự án nhằm đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý, hiệu
quả, bền vững tài nguyên đất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa
bàn cả nước đến năm 2030.
2. Nội dung
- Khái quát kịch bản biến đổi khí hậu (RCP4.5), mực nước biển dâng
và những tác động ảnh hưởng trên địa bàn cả nướcđến năm 2030.
- Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất trên địa bàn cả
nướcđến năm 2030.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả, bền vững tài
nguyên đất theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu cả nước đến năm 2030.
3. Phương pháp
a) Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ
báo cáo. Các tài liệu, thông tin thứ cấp sẽ được thu thập từ:
- Các cơ quan ban hành cơ chế, chính sách có liên quan.
- Các thư viện, trang web của các cơ quan Chính phủ, các Bộ ngành,
các viện
- Đồng thời thu thập các kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đây
liên quan đến báo cáo.
b) Phương pháp kế thừa
Báo cáo đã kế thừa số liệu và kết quả của “Kịch bản biến đổi khí hậu
và nước biển dâng cho Việt Nam” được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây
dựng và cơng bố năm 2016.
c) Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp
Báo cáo này sử dụng hệ thống dự báo mô phỏng được tác động của các
kịch bản của biến đổi khí hậu đến mục đích sử dụng đất: tới diện tích, cơ cấu
của từng loại đất.
d) Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia về các vấn đề chuyên môn liên quan đến
sử dụng đất và biến đổi khí hậu
4. Kết quả thực hiện
4.1. Khái quát kịch bản biến đổi khí hậu (RCP4.5), nước biển dâng
và những tác động ảnh hưởng trên địa bàn cả nước
4.1.1. Sự biến đổi nhiệt độ trung bình năm
4.1.1.1. Đối với vùng Tây Nguyên
Nhiệt độ vùng Tây Nguyên phụ thuộc theo mùa, mùa khô nhiệt độ
thường cao hơn mùa mưa từ 0,80 đến 3,20C, nhiệt độ trung bình năm là 22,40C,
nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,40C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 18,40C,
nhiệt độ trung bình của mặt đất là 28,90C. Biên độ nhiệt độ là 100C. Ẩm độ
trung bình là 81,3%. Số giờ nắng trung bình là 2.366,7 giờ/năm. Tháng lạnh
nhất là tháng 2, nóng nhất là tháng 5. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng lạnh
nhất và nóng nhất (biên độ năm) từ 3 - 60C. Tuy nhiên nhiệt độ và độ ẩm phụ
thuộc vào độ cao của địa hình. Vùng có địa hình thấp như Kon Tum, An Khê,
Ayun Pa, M’Đrăk, Buôn Ma Thuột nhiệt độ đều ≥ 10C. Ayun Pa là vùng có
nhiệt độ cao nhất (cao hơn các vùng khác từ 1,60 đến 6,930C). Nhiệt độ thấp
nhất là ở bình sơn nguyên Đà Lạt: nhiệt độ trung bình năm là 18,3 0C, cao nhất
là 23,30C, thấp nhất là 14,30C, thấp tuyệt đối là - 0,10C, nhiệt độ mặt đất là
20,40C; ẩm độ cao nhất là 84%.
Trong những năm gần đây, nền nhiệt độ trung bình năm của vùng có xu
hướng tăng, đặc biệt các tháng nóng nhất: nhiệt độ trung bình năm giai đoạn
2001 - 2009 cao hơn so với giai đoạn 1960 - 2000 trong khoảng từ 0,2 - 0,70C
tùy từng khu vực. Theo kịch bản biến đổi khí hậu (RCP4.5), nhiệt độ trung bình
năm vùng Tây Nguyên vào đầu thế kỷ có mức tăng phổ biến từ 0,6-0,80C.
Mức tăng nhiệt độ chủ yếu là mức tăng nhiệt độ trung bình năm các
mùa trong năm trên địa bàn vùng. Nhiệt độ mùa đông (tháng XII - II) mức tăng
phổ biến từ 0,80C (0,4÷1,30C). Nhiệt độ mùa xuân (tháng III - V) mức tăng phổ
biến từ 0,7 - 0,80C (0,3÷1,20C). Nhiệt độ mùa hè (tháng VI - VIII) mức tăng
phổ biến từ 0,70C (0,3÷1,20C). Nhiệt độ mùa thu (tháng IX - XI) mức tăng phổ
biến từ 0,6 - 0,70C (0,3÷1,20C). Biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại các tỉnh
trên địa bàn vùng Tây Nguyên được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 1. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ cơ sở
(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 10% và cận trên 90%)
STT
Tỉnh, thành phố
Kịch bản RCP4.5
2016-2035
2046-2065
1
Kon Tum
0,8 (0,4÷1,2)
1,5 (1,1÷2,2)
2
Gia Lai
0,7 (0,4÷1,1)
1,4 (0,9÷2,0)
3
Đắk Lắk
0,7 (0,4÷1,2)
1,4 (0,9÷2,0)
4
Đắk Nơng
0,7 (0,4÷1,2)
1,4 (1,0÷2,1)
5
Lâm Đồng
0,7 (0,4÷1,2)
1,5 (1,0÷2,1)
(Nguồn: Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam)
(a) vào giữa thế kỷ XXI
(b) vào cuối thế kỷ XXI
Hình 1: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (°C) theo kịch bản
RCP4.5
4.1.1.2. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng
Trên cơ sở nghiên cứu kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
phiên bản năm 2016 đã công bố, căn cứ khuyến nghị thứ 4 của kịch bản: “Theo
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, tất cả các quốc gia đều phải hành động để
giữ cho nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng ở mức dưới 2oC so với thời kỳ
tiền công nghiệp. Điều này có nghĩa kịch bản RCP4.5 có nhiều khả năng xảy
ra hơn so với các kịch bản RCP khác”, do vậy kịch bản RCP4.5 sẽ được lựa
chọn để xây dựng định hướng sử dụng đất vùng Đồng bằng sông Hồng
Bảng 2: Kịch bản biến đổi khí hậu về nhiệt độ trung bình năm
Tên tỉnh, thành phố
Biến đổi nhiệt độ
vùng Đồng bằng sơng Hồng
2016 - 2035 theo RCP4.5
1
Vĩnh Phúc
0,7 (0,3÷1,1)
2
Bắc Ninh
0,7 (0,3÷1,1)
3
Quảng Ninh
0,7 (0,4÷1,1)
4
Hải Phòng
0,7 (0,4÷1,1)
5
Hải Dương
0,7 (0,3÷1,1)
6
Hưng Yên
0,7 (0,3÷1,1)
7
Hà Nội
0,6 (0,2÷1,1)
8
Hà Nam
0,7 (0,2÷1,1)
9
Thái Bình
0,7 (0,3÷1,1)
10
Nam Định
0,7 (0,4÷1,1)
11
Ninh Bình
0,7 (0,2÷1,1)
STT
(Nguồn: Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam)
Theo kịch bản RCP4.5, từ năm 2016 đến năm 2035: Nhiệt độ của tồn
vùng Đồng bằng sơng Hồng có thể tăng từ 0,6 ÷ 0,7oC so với thời kì cơ sở.
Hình 2: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (°C) theo kịch bản
RCP4.
4.1.1.3 Vùng Trung du miền núi phía Bắc
a. Diễn biến nhiệt độ trung bình giai đoạn 1990 – 2017
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa được
chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa khơng khí nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 9 hàng năm; mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, thời tiết khơ hanh, ít mưa, lạnh, kèm theo các đợt gió mùa Đơng Bắc. Theo
số liệu khí tượng trong giai đoạn 1990 - 2016 có thể chia vùng Miền núi phía
Bắc thành các tiểu vùng khí hậu có những đặc trưng chủ yếu sau:
Tiểu vùng 1: gồm 1 phần của tỉnh Lạng Sơn, chịu ảnh hưởng của hai
trạm khí tượng Thất Khê và Lạng Sơn. Đây là tiểu vùng có lượng mưa thấp,
lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.367,4 mm, nhiệt độ trung
bình giai đoạn 1990 - 2016 là 21,4°C.
Tiểu vùng 2: gồm một phần tỉnh Sơn La, số liệu khí tượng đo tại các
trạm khí tượng Sơn La và Bắc Yên. Đây là tiểu vùng có lượng mưa nhỏ, lượng
mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.424, 8 mm; nhiệt độ trung bình giai
đoạn 1990 - 2016 là 21,3°C.
Tiểu vùng 3: gồm huyện Phù Yên tỉnh Sơn La; huyện Trạm Tấu, thị xã
Nghĩa Lộ, và một phần huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái; huyện Lục Ngạn, Lục
Nam tỉnh Bắc Giang; huyện Hữu Lũng, Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn; huyện Ba Bể,
Bạch Thông, thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn; huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm tỉnh
Cao Bằng. Số liệu khí tượng đo từ các trạm Phù Yên, Nghĩa Lộ, Hữu Lũng,
Lục Ngạn, Bắc Kạn, Chợ Rã, Bảo Lạc. Đây là tiểu vùng có lượng mưa nhỏ,
lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.404,1 mm, nhiệt độ trung bình
giai đoạn 1990 - 2016 là 23,0°C.
Tiểu vùng 4: gồm huyện Sốp Cộp, huyện Sông Mã, huyện Mai Sơn,
huyện Yên Châu tỉnh Sơn La. Số liệu khí tượng đo từ các trạm Sông Mã, Còi
Nòi, Yên Châu. Đây là tiểu vùng có lượng mưa thấp nhất vùng, lượng mưa
trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.253,1 mm; nhiệt độ trung bình giai đoạn
1990 - 2016 là 23,0°C.
Tiểu vùng 5: gồm phía Bắc huyện Đại Từ, phía Tây thị xã Phổ Yên
tỉnh Thái Nguyên (số liệu khí tượng đo tại trạm Tam Đảo). Đây là tiểu vùng có
lượng mưa tương đối cao, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là
2.283,7 mm; nhiệt độ trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 19,2°C.
Tiểu vùng 6: gồm phía Đơng huyện Phong Thổ, phía Tây huyện Tam
Đường, phía Đơng Bắc huyện Sìn Hồ, thành phố Lai Châu của tỉnh Lai Châu;
huyện Mộc Châu, huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La; tỉnh Cao Bằng; huyện Ngân Sơn,
huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn; phía tây huyện Thất Khê, huyện Bình Gia, huyện
Bắc Sơn, huyện Văn Quan, huyện Đình Lập, phía đơng huyện Lộc Bình tỉnh
Lạng Sơn. Số liệu khí tượng đo tại các trạm Tam Đường, Mộc Châu, Trùng
Khánh, Nguyên Bình, Cao Bằng, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đình Lập. Đây là tiểu
vùng có lượng mưa thấp, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.693,5
mm; nhiệt độ trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 21,1°C.
Tiểu vùng 7: gồm phía Tây huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn, phía
Nam huyện Sìn Hồ, phía Nam huyện Tân Un, huyện Than Un tỉnh Lai
Châu; phía Tây huyện Văn Bản tỉnh Lào Cai; huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên
Bái; tỉnh Điện Biên; huyện Quỳnh Nhai, phía Bắc huyện Mường la, phía Bắc
huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La; huyện Xí Mần, Hồng Su Phì tỉnh Hà Giang.
Số liệu khí tượng đo tại các trạm Tuần Giáo, Pha Đin, Quỳnh Nhai, Mù Cang
Chải, Hoàng Su Phì. Đây là tiểu vùng có lượng mưa thấp; lượng mưa trung
bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.698 mm; nhiệt độ trung bình giai đoạn 1990 2016 là 21,4°C.
Tiểu vùng 8: gồm phía Đơng tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang, tỉnh Yên Bái,
tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Thái Nguyên, phía Tây tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Phú Thọ. Số
liệu khí tượng đo tại các trạm Hà Giang, Bắc Hà, Lục Yên, Hàm n, Chiêm
Hóa, n Bái, Phú Hộ, Việt Trì, Minh Đài, Định Hóa, Thái Nguyên. Đây là
tiểu vùng có lượng mưa tương đối thấp, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990
- 2016 là 1.711,7 mm; nhiệt độ trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 23,9°C.
Tiểu vùng 9: gồm phía Đơng huyện Mường Tè, phía Nam huyện Nậm
Nhùn tỉnh Lai Châu, thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, tỉnh
Hòa Bình, tỉnh Bắc Giang, huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, huyện Lâm Bình, Na
Hang tỉnh Tuyên Quang. Số liệu khí tượng đo tại các trạm Mường Tè, Mường
Lay, Điện Biên, Hòa Bình, Lạc Sơn, Chi Nê, Tuyên Quang, Hiệp Hòa, Bắc
Giang, Sơn Động, Bắc Mê. Đây là tiểu vùng có lượng mưa tương đối thấp;
lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.794,8 mm; nhiệt độ trung bình
giai đoạn 1990 - 2016 là 23,9°C.
Tiểu vùng 10: gồm huyện Mai Châu, huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình (số
liệu khí tượng đo tại trạm Mai Châu). Đây là tiểu vùng có lượng mưa tương đối
thấp, lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 1.722,6 mm; nhiệt độ trung
bình giai đoạn 1990 - 2016 là 24,1°C.
Tiểu vùng 11: gồm phía Đơng huyện Nậm Nhùn, phía Tây huyện Sìn
Hồ, phía Tây huyện Phong Thổ, phía Đơng huyện Tam Đường, Tân Un tỉnh
Lai Châu; huyện Sa Pa, TP. Lào Cai, huyện Bát Xát. Số liệu khí tượng đo tại
các trạm Sìn Hồ, Sa Pa. Đây là tiểu vùng có lượng mưa lớn, nhiệt độ trung bình
năm thấp nhất tồn vùng. Lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là
2.609,1 mm; nhiệt độ trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 16,4°C.
Tiểu vùng 12: gồm huyện Bắc Quang, huyện Quang Bình tỉnh Hà
Giang (số liệu khí tượng đo tại trạm Bắc Quang). Đây là tiểu vùng có lượng
mưa cao nhất tồn vùng; lượng mưa trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 4.505,8
mm; nhiệt độ trung bình giai đoạn 1990 - 2016 là 23,8°C.
b.Sự biến đổi nhiệt độ trung bình năm theo kịch bản biến đổi khí hậu
đến năm 2030 vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Những biểu hiện của khí hậu và thời tiết trong giai đoạn gần đây cho
thấy mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất nơng nghiệp và hoạt
động sống ngày càng rõ rệt hơn. Biểu hiện của sự thay đổi này là nhiệt độ trung
bình hàng năm tăng, trong khi đó lượng mưa khơng còn tn theo quy luật...
Sự thay đổi này được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng thành Kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam với 4 kịch bản (RCP2.6,
RCP4.5, RCP 6.0, RCP 8.5) dựa trên mức độ phát thải khí nhà kính.
Khuyến nghị của Bộ Tài Nguyên và Mơi trường đối với các chương
trình, dự án của Bộ xây dựng cho giai đoạn từ nay đến năm 2100 nên sử dụng
kịch bản RCP4.5. Trong dự án này do đó đề xuất và lựa chọn "Kịch bản nồng
độ khí nhà kính trung bình thấp - RCP4.5" để làm căn cứ xây dựng định hướng
sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Bảng 3:Biến đổi của nhiệt độ theo kịch bản RCP4.5
Thứ tự
Tỉnh, thành phố
Kịch bản RCP4.5
1
Hà Giang
0,6(0,1÷ 1,1)
2
Cao Bằng
0,6(0,2÷1,1)
3
Lào Cai
0,7(0,3 ÷ 1,1)
4
Bắc Cạn
0,6(0,2÷ 1,1)
5
Lạng Sơn
0,6(0,2÷ 1,0)
6
Tuyên Quang
0,6(0,1÷ 1,1)
7
Yên Bái
0,6(0,2÷ 1,1)
8
Phú Thọ
0,7(0,2÷ 1,1)
9
Thái Nguyên
0,6(0,2÷ 1,1)
Thứ tự
Tỉnh, thành phố
Kịch bản RCP4.5
10
Bắc Giang
0,7(0,3÷ 1,0)
11
Lai Châu
0,7(0,4÷ 1,1)
12
Điện Biên
0,7(0,4÷ 1,1)
13
Sơn La
0,7(0,3÷ 1,1)
14
Hịa Bình
0,7(0,3÷ 1,1)
(Nguồn: Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam)
Nhiệt độ: Theo kịch bản RCP4.5, đến năm 2030 nhiệt độ trung bình
năm tăng khoảng 0,6 - 0,70C. Trước đây, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất
ở Tây Bắc từ 25 - 27oC, nhưng vài năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tháng
nóng nhất có thời điểm lên đến 34oC. Chưa khi nào thời tiết giữa các vùng miền
lại có nét tương đồng như hiện nay; miền núi cũng nóng như miền xi, nền
nhà cũng đổ mồ hơi... Còn miền xi, mùa đơng ngắn lại, khí hậu khơng khác
gì phía Tây, Tây Bắc, nắng nhiều, mưa ít. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong
ngắn và trung hạn khơng làm thay đổi chất lượng đất một cách rõ ràng để dễ
nhận biết, tuy nhiên các yếu tố đầu vào như tăng lượng mưa theo mùa, một số
tiểu vùng khí hậu có sự thay đổi về nhiệt độ dẫn đến ngưỡng khơ hạn thay đổi
kéo theo đó là một số hiện tượng cực đoan như đất bị xói mòn nhiều hơn, khô
hạn hơn .
4.1.1.4. Vùng Đông Nam Bộ
Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên tồn
quốc có mức tăng phổ biến từ 0,6÷0,80C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng từ
1,3÷1,70C. Trong đó, khu vực Đơng Nam Bộ từ 1,3÷1,40C.
Hình 3: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP4.5
Bảng 4: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ cơ sở
(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 10% và cận trên 90%)
TT
Tỉnh, TP
Kịch bản RCP4.5
2020 - 2035
2046 - 2065
1
Đồng Nai
0,7 (0,4÷1,2)
1,5 (0,9÷2,1)
2
Bình Dương
0,7 (0,4÷1,2)
1,5 (0,9÷2,2)
3
Bình Phước
0,7 (0,4÷1,2)
1,5 (1,0÷2,1)
4
Bà Rịa - Vũng Tàu
0,7 (0,4÷1,2)
1,3 (0,9÷2,0)
5
Tây Ninh
0,7 (0,4÷1,2)
1,4 (0,9÷2,1)
6
TP. Hồ Chí Minh
0,7 (0,4÷1,2)
1,5 (1,0÷2,1)
(Nguồn: Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt
Nam)
Trong phân vùng khí hậu Việt Nam, vùng ĐNB thuộc miền khí hậu Nam
Bộ với đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô; số giờ nắng nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm
ln ở mức cao (khoảng 260C - 280C), lượng bức xạ tương đối ổn định 150
kcal/cm2/năm, tổng tích ơn hàng năm từ 9.500 - 10.0000C. Biên độ nhiệt giữa
các tháng trong năm không lớn, dao động từ 3 - 50C và thấp hơn so với biên độ
nhiệt giữa ngày và đêm. Có thể thấy rằng ở khu vực phía Đơng Bắc của vùng
ĐNB thuộc tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, nơi chuyển tiếp với rìa phía Nam
của Tây Nguyên, nền nhiệt độ có thấp hơn so với phần diện tích cịn lại lớn hơn
của ĐNB (thể hiện bằng đường đẳng trị nhiệt độ trung bình năm 240C).
Chế độ gió của vùng tương đối ổn định do nằm ngồi ảnh hưởng của gió
mùa cực đới, chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống hoàn lưu vành đai nóng
nội chí tuyến: mùa khơ chủ yếu là tín phong bán cầu Bắc với hướng gió thịnh
hành là hướng Đơng - Đơng Bắc, về mùa mưa là gió mùa Tây Nam với hướng
gió thịnh hành là hướng Tây - Tây Nam và tín phong Đơng, Đơng Nam. Chế
độ gió mùa đem đến sự phân hóa sâu sắc về chế độ mưa, với 6 tháng mùa mưa
và 6 tháng mùa khơ. Lượng mưa bình qn hàng năm từng khu vực khác nhau,
dao động phổ biến trong khoảng 1.500 - 2.500 mm/năm.
Tâm mưa năm lớn nhất là ở Đồng Xoài, Phước Long (tỉnh Bình Phước).
Lượng mưa trung bình năm ở trạm khí tượng Phước Long tới 2.541 mm và từ
tâm mưa này, sự phân bố lượng mưa năm giảm dần từ Đơng Bắc xuồng Tây
Nam (về phía đồng bằng sơng Cửu Long) và từ Tây Bắc xuống Đơng Nam (về
phía Đồng Nai, Bình Thuận). Mùa mưa vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 10,
chủ yếu do gió mùa Tây Nam và sự xâm nhập của khối khí xích đạo, liên quan
đến rãnh thấp hoặc xốy gió mùa từ Ấn Độ Dương thổi lên, đặc tính nóng ẩm,
gây mưa lớn. Lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm, trung bình mỗi tháng
có 20 ngày mưa với lượng mưa bình quân từ 200 - 250 mm/tháng.
Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9, hơn 450 mm. Mưa có cường
độ lớn, tập trung gây xói mịn, rửa trơi mạnh, nhất là ở những nơi có thảm thực
vật trơ trụi, độ dốc lớn.
Mùa khơ được hình thành cùng với sự xâm nhập của khối khí cực đới và
khối khí chí tuyến hải dương, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào
mùa này, vùng ĐNB thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc (gió