Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân biệt chứng cứ và nguồn của chứng cứ phân biệt bị hại và nguyên đơn dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 20 trang )

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


ĐỀ VIẾT TIỂU LUẬN SỐ 1
Câu 1 (8 điểm): Phân biệt chứng cứ và nguồn của chứng cứ theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015? Cho ví dụ về từng loại chứng cứ và
nguồn của chứng cứ?
Câu 2 (2 điểm): Phân biệt bị hại và nguyên đơn dân sự theo quy định của Bộ luật
Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015? Cho ví dụ bị hại và nguyên đơn dân sự?


BÀI LÀM
Câu 1:
I. Chứng cứ và nguồn chứng cứ theo Tố tụng hình sự.
1.1. Sơ lược về chứng cứ và nguồn chứng cứ.
Chứng cứ là nội dung quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự, mang tính
trọng tâm. Chứng cứ khơng chỉ đóng vai trị xác định sự thật khách quan của vụ án,
mà cịn phản ánh chính bản thân q trình xác định sự thật khách quan đó được
diễn ra như thế nào. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong suốt quá trình tố tụng từ
khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử chỉ có thể xác định các tình tiết của vụ án bằng
chứng cứ, từ đó có cơ sở để chứng minh có hay không tội phạm xảy ra, quyết định
áp dụng các biện pháp tố tụng cần thiết. Có nghĩa là chứng cứ là phương tiện
khẳng định sự kiện nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời cũng có
chức năng loại trừ những sự kiện không liên quan đến vụ án.
Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng hình sự cịn có quy định về nguồn chứng cứ.


Mặc dù chưa có một định nghĩa cụ thể nào tuy nhiên dựa vào quy định tại điều 87
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) thì có thể hiểu nguồn chứng cứ tức là
hình thức chứa đựng chứng cứ trong đó; là nơi để tìm ra những đối tượng phục vụ
cho việc chứng minh. Chính vì chưa có khái niệm chính thức nên dẫn đến khơng ít
sự hiểu lầm, nhầm tưởng giữa chứng cứ và nguồn chứng cứ, gây khó khăn trong
q trình áp dụng. Do đó, cần phân biệt rõ chứng cứ và nguồn chứng cứ là gì? Dựa
trên những quy định, thuộc tính, bản chất của nó để việc hiểu và áp dụng được
đúng đắn, chính xác hơn.
1.2. Chứng cứ trong Tố tụng hình sự.
Khái niệm chứng cứ được quy định rất rõ ràng trong BLTTHS, cụ thể chứng
cứ là: “Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ
luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi
phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa
trong việc giải quyết vụ án”1. Từ khái niệm, chúng ta có thể nhận dạng ra được ba

1

Điều 86 Bộ luật TTHS 2015.

1


thuộc tính đã được khoa học tố tụng hình sự ghi nhận đó là: Tính khách quan; tính
liên quan; tính hợp pháp.
- Tính khách quan: thuộc tính này bắt buộc chứng cứ phải được tồn tại khách quan,
đòi hỏi cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong q trình tố tụng phải nổ
lực hết mình, tơn trọng sự thật, tránh sự nóng vội, thiếu trung thực. Dẫn đến đánh
giá sai chứng cứ gây ra oan, sai.
- Tính liên quan: những gì tồn tại khách quan chỉ được coi là chứng cứ nếu có liên
quan đến vụ án. Chứng cứ dùng để chứng minh có tội hay khơng có tội cũng như

các tình tiết khác, cho nên chứng cứ phải có tính liên quan. Nếu tách ra sẽ khơng
nói lên điều gì mà phải tổng hợp, tính tốn, đánh giá tổng thể chứng cứ để tìm ra
hướng giải quyết vụ án được chính xác.
- Tính hợp pháp: Đây là thuộc tính để hiện trên phương diện pháp lý, chứng cứ
ngồi việc phải khách quan thì cịn phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do luật
định.
Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 hiện nay chưa có sự phân loại
giữa các chứng cứ với nhau, nhưng dựa trên khái niệm có thể chia các loại chứng
cứ như sau:
1.2.1. Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.
1.2.1.1.Chứng cứ trực tiếp.
Chứng cứ trực tiếp là chứng cứ xác định sự kiện chủ yếu, trực tiếp của đối
tượng cần chứng minh trong vụ án hình sự. Thơng qua chứng cứ trực tiếp có thể
xác định được hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, lỗi của người
phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, các yếu tố nhân thân và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc
giải quyết vụ án. Chứng cứ trực tiếp có thể thu từ các nguồn chứng cứ do pháp luật
quy định như lời khai, lời trình bày, vật chứng…Vì chứng cứ trực tiếp có giá trị
chứng minh cao nên có thể dùng làm chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội.
Ví dụ: Đêm ngày 14/07/2019, xảy ra án mạng tại bưu cục xã X. Người làm
chứng là anh Thiên tài xế xe ôm đậu xe tại sân bưu cục xã X đã tận mắt chứng kiến
anh Hải dùng thớt đập chết chị Vân trong bưu cục. Tại cơ quan điều tra, anh Hải
2


cũng thừa nhận đã dùng thớt đập chết chị Vân. Do đó, xác định những thơng tin
bên trong hai lời khai này là chứng cứ trực tiếp để xác định anh Hải là hung thủ
trong vụ án.
1.2.1.2.Chứng cứ gián tiếp.
Chứng cứ gián tiếp tức là chứng cứ không thể trực tiếp xác định được những

đối tượng chủ yếu cần chứng minh trong một vụ án hình sự. Nó khơng thể chứng
minh được hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, động cơ, mục đích
phạm tội. Chứng cứ gián tiếp không là cơ sở để làm sáng tỏ bản chất vụ án. Cùng
với đó, nếu xem xét một cách rời rạc thì sẽ khơng có ý nghĩa gì mà phải đánh giá
một cách tổng quan, không phải tự nhiên mà những chứng cứ gián tiếp có sự liên
quan với nhau mà khi kết hợp lại sẽ nảy sinh vấn đề, và chính vấn đề đó có thể
được sử dụng làm căn cứ để xác định về những sự kiện có ý nghĩa pháp lý trong vụ
án. Vì vậy, phải tổng hợp lại thành một hệ thống chứng cứ gián tiếp.
Trên thực tế, khơng ít vụ án mà cơ quan điều tra với mục đích là ln ln
tìm chứng cứ trực tiếp để xác định hành vi và đối tượng phạm tội, dẫn đến với một
vụ án phức tạp việc thu thập chứng cứ trực tiếp là vô cùng khó khăn, hướng điều
tra sẽ đi vào bế tắc. Do đó, việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ gián tiếp là
vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay nhiều tội phạm dùng thủ đoạn tinh vi
để thực hiện hành vi phạm tội, xóa chứng cứ, dấu vết trực tiếp.
Ví dụ: Tại một căn nhà nơi xảy ra vụ án giết người, người chết là chị Hương.
CQĐT lấy lời khai của chị Tú, chị Tú khai là đi mua đồ tại tiệm tạp hóa kế bên căn
nhà đó và thấy một người đàn ông đi vào, đi ra khỏi nhà liên tục trong đêm xảy ra
án mạng. Hỏi anh Cường là hàng xóm thì những ngày qua nhà đó thường có tiếng
cãi vả giữa hai vợ chồng anh Bình và chị Hương. CQĐT cũng thu thập được một
con dao chôn ở sau nhà và tiến hành giám định thì phát hiện có dấu vân tay của
anh Bình trên con dao đó, xác định anh Bình chính là người đã giết chị Hương.
Qua đó có thể thấy, những lời khai từ người làm chứng chưa thể xác định được anh
Bình gây án nhưng cũng mở ra hướng điều tra tập trung vào anh Bình, con dao và
dấu vân tay là chứng cứ trực tiếp xác định đối tượng gây án.
1.2.2. Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội.
3


Với cách phân loại này, sẽ thiên về phương hướng cách sử dụng ra sao chứ
không phải thiên về bản chất của chứng cứ. Tại vì trong một số vụ án, chứng cứ có

thể sử dụng để buộc tội một người nhưng khía cạnh khác lại dùng để gỡ tội một
người khác. Trong quá trình dùng để buộc tội lúc đầu nhưng sau đó dùng để gỡ tội
cho chính họ. Do đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có quy định các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự
thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định
có tội và chứng cứ xác định vơ tội.2
1.2.2.1. Chứng cứ buộc tội.
Chứng cứ buộc tội là chứng cứ khơng có lợi cho bị can, bị cáo trong một vụ
án hình sự. Chứng cứ buộc tội dùng để xác định một tội phạm được thực hiện như
thế nào, người thực hiện hành vi phạm tội, lỗi của người phạm tội đó. Bên cạnh đó,
dùng để xác định các tình tiết định khung tăng nặng, tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự đối với người bị buộc tội. Tuy nhiên, việc sử dụng lời khai của bị
can, bị cáo phải hết sức thận trọng, đặc biệt là lời nhận tội vì cịn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố tác động đến họ trong quá trình lấy lời khai như tâm lý sợ hãi, hiện
tượng móm cung, ép cung. Do đó, Bộ luật tố tụng hình sự quy định lời nhận tội của
bị can, bị cáo chỉ được xem là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của
vụ án; Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để
buộc tội, kết tội.3
Ví dụ: Ơng An thấy chị Ngọc đang nghe điện thoại bên đường nên nảy sinh
hành vi cướp giật tài sản, ông An áp sát giật được điện thoại của Ngọc. Chị Ngọc
cùng một số người dân đuổi theo vô tình thấy anh Cường với trang phục, nhân
dạng khá tương tự ông An nên giữ lại giao cho công an. Anh Cường luôn phủ nhận
việc giật điện thoại của chị Ngọc, cơng an sau đó phải triệu tập một số đối tượng
tình nghi trên địa bàn trong đó có ơng An. Sau khi thực hiện giám định mẫu da, vết
máu trong móng tay chị Ngọc vì chị Ngọc khai là có giằng co cào vào tay đối
tượng thì cho ra kết quả trùng khớp với nhóm máu của ơng An, tay ông An cũng
2
3

Đoạn hai điều 15 Bộ luật TTHS 2015.

Khoản 2 điều 98 Bộ luật TTHS 2015.

4


có để lại vết trầy được xác định do bị tác động bởi móng tay. Do đó, những thơng
tin, kết quả bên trong kết luận giám định trên là chứng cứ buộc tội trực tiếp cho
hành vi cướp giật tài sản của ông An.
1.2.2.2.Chứng cứ gỡ tội.
Chứng cứ gỡ tội là chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo, dùng để chứng minh
người bị buộc tội khơng có thực hiện hành vi phạm tội đó hoặc khơng đủ yếu tố
cấu thành tội phạm. Xác định các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự, các tình tiết
định khung giảm nhẹ, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người bị
buộc tội. Bên cạnh đó, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng là rất nặng nề
khi phải thu thập chứng cứ buộc tội vừa phải thu thập cả chứng cứ gỡ tội để trong
quá trình giải quyết vụ án được khách quan, đúng người, đúng tội, khơng để xảy ra
oan sai. Cùng với đó, bộ luật TTTHS 2015 cho phép bị can, bị cáo trong q trình
tố tụng có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu4. Thường thì những tài
liệu, chứng cứ, đồ vật, yêu cầu này có ý nghĩa có ý nghĩa gỡ tội cho bị can , bị cáo
chứng minh bị can, bị cáo không phạm tội hoặc chứng minh những tình tiết giảm
nhẹ hình phạt cho họ. Do đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải kiểm tra đánh giá
khách quan nhằm xác định đó có phải là chứng cứ gỡ tội cho họ hay khơng.
Ví dụ: Dương và Tiến bị bắt về hành vi giết người, cướp tài sản. Dương chỉ
thừa nhận hành vi cướp tài sản còn giết người do Tiến thực hiện. Ngày 25/7/2020,
phiên tòa xét xử sơ thẩm được mở, mặc dù cả Dương và Tiến đều đổ tội giết người
cho nhau nhưng cả hai vẫn phải chịu mức án tử hình cho hai tội danh trên. Đến
ngày 14/1/2021, Viện trưởng VKSNDTC có kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm bản án hình sự sơ thẩm trên vì phát hiện trong quá trình điều tra, có một bản
khai do chính Tiến viết rằng mình là người duy nhất giết nạn nhân cịn Dương chỉ
cướp tài sản, trùng khớp với lời khai của Dương. Tuy nhiên, CQĐT đã vi phạm thủ

tục tố tụng trong q trình giải quyết vụ án, khơng cơng bố bản khai nhận này,
VKS cấp sơ thẩm trong quá trình kiểm sát điều tra cũng không phát hiện vi phạm
dẫn đến q trình truy tố, xét xử khơng được khách quan, khả năng cao xảy ra oan

4

Điểm đ khoản 2 điều 60; điểm đ khoản 2 điều 61 Bộ luật TTHS 2015.

5


sai. Từ đó, có thể xác định bản khai nhận của Tiến chính là chứng cứ gỡ tội cho
Dương trong vụ án này.
Qua ví dụ trên, có thể thấy sự khách quan, liêm chính của các cơ quan tiến
hành tố tụng là vơ cùng quan trọng trong q trình giải quyết vụ án, vì tồn bộ q
trình tố tụng tác động rất lớn đến người bị buộc tội, nếu không nêu cao những yếu
tố trên thì nguy cơ sẽ dẫn đến oan sai là rất lớn. Do đó, các cơ quan tiến hành tố
tụng phải thật sự khách quan, thu thập chứng cứ đầy đủ cả về buộc tội lẫn gỡ tội,
quy trình thực hiện phải bám sát quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Có như
vậy thì việc buộc tội hoặc gỡ tội cho một ai đó mới thật sự thuyết phục, đúng pháp
luật, tránh tình trạng oan sai.
1.2.3. Chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại, chép lại.
Dựa vào nơi xuất xứ của của thông tin, tư liệu thu thập được, chứng cứ có thể
được phân thành chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại, chép lại.
1.2.3.1.Chứng cứ gốc.
Chứng cứ gốc có nghĩa là chứng cứ được phản ánh từ một nguồn đầu tiên,
trực tiếp và không qua một giai đoạn trung gian nào. Do mang tính chất gốc nên
loại chứng cứ này sẽ phản ánh khách quan những tình tiết có trong vụ án. Chứng
cứ gốc có độ tin cậy rất cao, khả năng xác thực thơng tin gần như tuyệt đối, chính
vì vậy trong quá trình điều tra cần chú trọng đặc biệt đến loại chứng cứ này. Tuy

nhiên, không tránh khỏi một số vụ án mặc dù là chứng cứ gốc nhưng nó chỉ mang
ý nghĩa gián tiếp, tức là không trực tiếp xác định hành vi hay đối tượng phạm tội.
Ví dụ: Do chị Thu thiếu nợ anh Tấn quá hạn không trả nên anh Tấn cùng một
số người đến nhà chị Thu để địi nợ. Lời qua tiếng lại thì nảy sinh mâu thuẫn, anh
Tấn có thủ sẳn con dao trên người nên đã lấy ra đâm chị Thu nhiều nhát khiến chị
gục tại chỗ và tử vong ngay sau đó. CQĐT sau đó tiến hành lấy lời khai của những
người đi theo anh Tấn đến nhà chị Thu để đòi nợ, tất cả đều khai mình đã chứng
kiến tồn bộ sự việc, do cảnh tượng quá dã man nên không ai dám vào can ngăn và
sau đó bỏ chạy, hiện Tấn đang bị công an phát lệnh truy nã. Qua trường hợp này,
có thể xác định lời khai của những người đi theo địi nợ là chứng cứ gốc vì họ trực
tiếp chứng kiến và khai chứ không kể lại cho ai nghe, tất cả lời khai của họ đều
6


trùng khớp với nhau nên có thể xác định Tấn là người giết chị Thu, CQĐT có đủ
căn cứ để ban hành lệnh truy nã đối với Tấn.
1.2.3.2.Chứng cứ thuật lại, chép lại.
Chứng cứ thuật lại, chép lại là chứng cứ không được phản ánh từ nguồn đầu
tiên, nơi mà nó xuất xử mà chỉ được thể hiện qua một giai đoạn trung gian. Với
tính chất nêu trên thì loại chứng cứ này sẽ phản ánh tình tiết khách quan của vụ án
không được qua khâu trực tiếp, từ nguồn đầu tiên. Chính vì vậy, tính xác thực, độ
tin cậy tất nhiên sẽ thấp hơn chứng cứ gốc rất nhiều lần. Thậm chí, khi chứng cứ
này được thể hiện thơng qua lời khai thì ít nhiều sẽ khơng phản ánh đúng đối tượng
cần chứng minh vì sẽ cịn tùy thuộc vào lời khai của ai, mối quan hệ giữa người
khai với sự kiện hoặc vụ án đó như thế nào, v.v. Cho nên khi thu thập lời khai từ
người này nói cho người kia nghe thì phải hết sức cẩn thận, tránh chủ quan để có
được thơng tin chính xác nhất. Mặc dù, loại chứng cứ này cũng có giá trị để chứng
minh nhưng nhất thiết cần phải thu thập chứng cứ gốc, tiến hành kiểm tra đối chiếu
lại với chứng cứ gốc đó. Tuy nhiên, giống như chứng cứ gốc, cần phải thống nhất
rõ ràng rằng, chứng cứ gốc có thể chỉ là chứng cứ gián tiếp và ngược lại chứng cứ

thuật lại, chép lại thì có thể là chứng cứ trực tiếp xác định được ngay hành vi, đối
tượng cần chứng minh.
Ví dụ: Anh Hùng đang trên đường đi làm gần về đến nhà thì thấy Minh và
Tuấn (17 tuổi) đều là bạn học của con anh Hùng, xảy ra xô xát đánh nhau, khi
Minh bắt đầu gục xuống thì Tuấn bỏ chạy, anh Hùng cùng một số người dân đưa
Minh đi cấp cứu. Anh Hùng sau đó về nhà và kể lại toàn bộ sự việc cho vợ anh là
chị Thắm nghe. Qua ngày hôm sau, do vết thương quá nặng nên Minh đã chết,
công an vào cuộc điều tra, qua tìm hiểu thì xác định anh Hùng là người đã chứng
kiến toàn bộ sự việc cũng như đưa Minh đi cấp cứu nên đến nhà tìm anh để lấy lời
khai của người làm chứng. Anh Hùng đã đi làm nên chị Thắm ở nhà đã kể lại sự
việc ngày hơm qua như lời chồng mình nói cho cơng an ghi nhận lại. Do đó, qua
tình huống này có thể xác định lời khai của chị Thắm là loại chứng cứ chép lại,
thuật lại do chị không trực tiếp chứng kiến quá trình vụ việc đã xảy ra như thế nào
mà chỉ thông qua lời kể lại của chồng mình.
7


Thơng qua những phân tích và ví dụ trên, có thể thấy việc phân loại chứng cứ
là vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Việc phân loại này
giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng dễ thu thập, phân loại, đánh giá chứng cứ đúng
với quy định của pháp luật và xác định đúng vị trí của chứng cứ trong tổng thể các
chứng cứ trong một vụ án.
1.3. Nguồn chứng cứ trong Tố tụng hình sự.
Chứng cứ là những gì có thật liên quan đến vụ án hình sự mà dựa vào nó, các
cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ xác định có hay khơng có hành vi phạm
tội, người thực hiện hành vi phạm tội, mức độ, tính chất hành vi và từ những tình
tiết khác liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Đặc biệt phải đảm
bảo ba thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp. Trong đó, với yếu tố hợp
pháp được thể hiện trên phương diện pháp lý, tức là chứng cứ phải được chứa đựng
trong những nguồn và thu thập theo biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy

định. BLTTHS 2015 chỉ liệt kê các nguồn chứng cứ5, nhưng thơng qua đó có thể
phân biệt được giữa nguồn chứng cứ với chứng cứ.
1.3.1. Vật chứng
Vật chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng mà thơng qua nó các cơ quan
tiến hành tố tụng có thể chứng minh được sự việc hoặc định hướng điều tra. Theo
Điều 89 BLTTHS năm 2015, vật chứng được hiểu là “vật được dùng làm công cụ,
phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm,
tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý
nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Với quy định trên, vật chứng có một số đặc
trưng cơ bản sau:
+ Thứ nhất, vật chứng tồn tại dưới dạng vật thể, sự thể hiện của vật chứng rất
phong phú với đủ hình dạng, kích cỡ, trọng lượng, màu sắc. Do tồn tại dưới dạng
vật thể, vật chứng có thể bị các yếu tố tự nhiên tác động làm thay đổi, biến dạng
hoặc bị hủy hoại, cho nên các cơ quan tiến hành tố tụng cần chú ý trong quá trình
phát hiện, thu giữ, bảo quản và xử lý vật chứng.

5

Điều 87 Bộ luật TTHS 2015.

8


+ Thứ hai, vật chứng chứa đựng thông tin về những vấn đề phải chứng minh
trong vụ án hình sự, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết
đúng đắn vụ án; Và cần phải thu thập theo quy định của pháp luật.
Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, nó ghi nhận
chính xác những sự kiện thực tế của vụ án nên giá trị chứng minh của nó trong vụ
án hình sự có thể là rất cao. Vật chứng là chứng cứ mang tính vật chất, nó tồn tại
độc lập, khách quan và không bị chi phối bởi ý thức chủ quan của con người.

Ví dụ: Chị A có quen anh T trên Facebook, sau một thời gian thì chị A mời
anh T về nhà chị chơi. Do chỉ có hai người ở nhà nên anh T nảy sinh ý định giao
cấu, chị A không đồng ý nên hai bên giằng co, chị thốt ra chạy xuống nhà bếp thì
cùng lúc đó anh T đuổi theo lấy được một con dao và đâm nhiều nhát làm chị A
gục tại chỗ. Như vậy, trong vụ án này vật chứng là con dao trên và đồng thời cũng
là công cụ gây án.
1.3.2. Lời khai, lời trình bày.
Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng, người
bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên
quan đến vụ án cũng là một nguồn chứng cứ có giá trị rất lớn. Đặc điểm chung của
lời khai thể hiện các thông tin về vụ án được lưu giữ trong ý thức của người tham
gia tố tụng. Vì vậy, các thơng tin đó được thu thập thơng qua lời khai, lời trình bày
của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, do được lưu giữ trong ý thức của con người
nên ít nhiều tính khách quan sẽ dễ bị ảnh hưởng, với lại còn tùy vào người nào
tham gia tố tụng với tư cách gì. Do đó, nguồn chứng cứ từ lời khai, lời trình bày rất
khác biệt so với vật chứng nên đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là
CQĐT, VKS trong quá trình lấy lời khai phải thực sự khách quan, động viên người
khai đúng sự thật để đảm bảo cho việc xét xử được chính xác, dựa vào những gì có
thật, khách quan để đưa ra bản án đúng đắn.
Ví dụ: A và B bị bắt về hành vi giết người, cướp tài sản. Trong quá trình điều
tra, cả hai đều thừa nhận hành vi của mình. Đến phiên tịa sơ thẩm hình sự được
mở, thì hai bị cáo kêu oan, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, tố cáo
CQĐT và VKS bức cung, móm cung cho hai bị cáo. Qua ví dụ này, có thể thấy lời
9


khai, lời trình bày mặc dù là một nguồn chứng cứ quan trọng nhưng khơng dễ để
nó phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án vì phụ thuộc rất lớn vào ý chí, sự
thành khẩn của người tham gia tố tụng. Cho nên Hội đồng xét xử vụ án này phải
hết sức thận trọng để đưa ra quyết định đúng đắn không làm oan người vô tội cũng

như không bỏ lọt tội phạm.
1.3.3. Dữ liệu điện tử.
Đây là nguồn chứng cứ được BLTTHS 2015 bổ sung, thể hiện sự kịp thời,
khắc phục những thiếu sót, khó khăn trước đây khi mà sự phát triển không ngừng
nghỉ của khoa học công nghệ hiện đại và tội phạm cũng đang lợi dụng sự phát triển
ấy để thực hiện hành vi phạm tội với tính chất ngày càng tinh vi, mưu mơ hơn gây
khó khăn cho q trình điều tra. Nên việc bổ sung nguồn chứng cứ này đã tạo ra
hành lang pháp lý thuận lợi để đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm công nghệ cao.
Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi
tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn
vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp
khác để từ đó cung cấp thơng tin liên quan đến sự kiện phạm tội
Ví dụ: Tuấn là đối tượng phản động sống ở nước ngồi, một thời gian sau thì
Tuấn về nước hoạt động. Tuấn là người tạo ra trang web Canh tân Việt Nam với
mục đích lan truyền thơng tin sai lệch, khơng chính thống về chính sách của Đảng
và Nhà nước. Bên cạnh đó, Tuấn cịn sử dụng Facebook để nhắn tin, rủ rê, lôi kéo
một số đối tượng khác tham gia biểu tình ở các cơng viên của Tp.HCM. Công an
Tp.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt khẩn cấp Tuấn. CQĐT đã làm việc
và xác định một số nội dung được lưu trữ trong laptop cũng như những đoạn tin
nhắn lôi kéo của Tuấn trên Facebook. CQĐT đã niêm phong chiếc laptop và in
những đoạn tin nhắn thành văn bản cho Tuấn xác nhận. Như vậy, chiếc laptop là
phương tiện điện tử chứa dữ liệu về những hoạt động phạm tội trên trang web của
Tuấn, những dòng tin nhắn cũng là dữ liệu điện tử theo quy định của pháp luật
TTHS.

10


1.3.4. Kết luận giám định, định giá tài sản.
Kết luận giám định là nguồn chứng cứ mang lại nhiều hiệu quả cao do dựa

trên kiến thức chuyên môn, khoa học kĩ thuật để làm căn cứ vạch ra sự thật khách
quan của vụ án hình sự. Trong nhiều vụ án phức tạp, để góp phần làm sáng tỏ sự
thật của vụ án, việc giám định của giám định viên hoặc người có kiến thức cần
thiết về lĩnh vực chun mơn cần giám định, được các cơ quan tiến hành tố tụng
trưng cầu đối với các vấn đề phát sinh trong vụ án, là điều rất cần thiết. Thực tiễn
điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, khơng ít trường hợp, nếu khơng có kết luận giám
định, thì khơng có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số loại tội
phạm. Do đó, địi hỏi rất cao về tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của
người giám định.
Bên cạnh kết quả giám định thì định giá tài sản cũng là một nguồn chứng cứ
rất quan trọng với sự khách quan và được tin cậy cao do được thực hiện bởi Hội
đồng định giá tài sản. Định giá tài sản dùng để xác định thiệt hại về mà tội phạm
gây ra để từ đó xác định đúng tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.
Là hai nguồn chứng cứ dùng khoa học, kĩ thuật, kiến thức chun mơn thực
hiện nên độ chính xác cao và được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng triệt để
khi xác định cần thực hiện giám định hoặc định giá tài sản. Qua đó, giúp cho q
trình giải quyết vụ án được minh bạch, khách quan và chính xác hơn.
Ví dụ: Anh Quang là phóng viên thuộc đài truyền hình của tỉnh X, trong một
lần xuống thực tế để lấy tin về vụ việc có cơng ty tại tỉnh X xả chất thải ra bên
ngoài. Khi đang thực hiện quay phóng sự thì bất ngờ có rất nhiều thanh niên cầm
gậy gộc đuổi đánh làm anh bất tỉnh, anh Quang sau đó được người dân đưa đi cấp
cứu. Cơng an tỉnh X đã khởi tố vụ án, tiến hành việc điều tra và có trưng cầu giám
định. Dựa vào bản kết luận pháp y về thương tích của Trung tâm pháp y tỉnh X thì
CQĐT đã ra thơng báo kết luận giám định về thương tích của anh Quang là 13%.
Trong vụ án này, bản kết luận giám định pháp y về thương tích của TTPY tỉnh X
đối với anh Quang là nguồn chứng cứ về kết luận giám định.
1.3.5. Biên bản trong hoat động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án.
11



Biên bản về hoạt động tố tụng là một trong những biện pháp tố tụng dùng
trong quá trình chứng minh. Mọi thơng tin về nội dung và những tình tiết liên quan
đến vụ án hình sự được ghi chép lại theo quy định của pháp luật tức là lập thành
biên bản. Biên bản về hoạt động tố tụng không những chỉ là nguồn chứng cứ mà
còn là cơ sở để kiểm tra các trình tự, thủ tục của các cơ quan tiến hành tố tụng có
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hay khơng.
Khơng một vụ án hình sự nào mà khơng có biên bản, vì mọi hoạt động tố tụng
phải được công khai, giám sát kịp thời để khơng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân. Do đó, bởi vì đây là nguồn chứng cứ khá quan trọng nên
các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện đầy đủ về mặt thông tin, chính xác về
mặt nội dung, hợp pháp về mặt hình thức. Thực tiễn quá trình tố tụng từ khởi tố
đến giai đoạn thi hành án những khâu được thực hiện trong biên bản tố tụng còn
chưa thống nhất, Cho nên, địi hỏi trong pháp luật tố tụng hình sự cần có quy định
cụ thể hơn nữa về cách lập, ghi biên bản và xử lý những người vi phạm gây hậu
quả nghiêm trọng.
Ví dụ: Ơng A bắt cóc chị B để hiếp dâm, sau khi thực hiện hành vi đồi bại rồi
giết luôn chị B, giấu xác tại một khu rừng. CQĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can và
bắt tạm giam ông A. CQĐT quyết định thực nghiệm điều tra tại nơi xảy ra vụ án.
Như vậy, biên bản thực nghiệm điều tra vụ án này là một nguồn chứng cứ theo quy
định của BLTTHS 2015.
1.3.6. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác.
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác là một nguồn
chứng cứ. Đối với các vụ án có yếu tố nước ngồi như hành vi phạm tội được thực
hiện kéo dài ở cả trong nước và nước ngoài, người nước ngoài phạm tội ở Việt
Nam, người phạm tội đã có tiền án ở nước ngồi… thì việc ủy thác tư pháp có ý
nghĩa hết sức quan trọng, trong nhiều trường hợp quyết định đến hiệu quả giải
quyết vụ án.
Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một

số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc
12


điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên6. Đồng thời Luật Tương trợ tư pháp
cũng quy định rõ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện t ương trợ tư pháp về
dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa
Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong
tương trợ tư pháp. Ngoài việc ủy thác tư pháp, cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi có thể thực hiện hoạt động hợp tác
quốc tế khác bằng sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện hoạt động phục vụ yêu
cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Ví dụ: A là công dân Trung Quốc sang Việt Nam để làm ăn. Tại Việt Nam, A
có quen chị B được một thời gian, bất đồng về văn hóa nên cả hai chia tay, A đem
lòng thù hận nên đã giết chị B rồi chặt xác nhét ba lô và quăng xuống sông. Chiếc
ba lô được người dân phát hiện rồi trình báo cho cơ quan cơng an. CQĐT thuộc Bộ
Cơng an đã lập yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi Cơ quan cơng an của
Trung Quốc với mục đích yêu cầu phía Trung Quốc hỗ trợ xác minh lý lịch tư
pháp, tiền án tiền sự của A để việc điều tra, truy tố, xét xử tại Việt Nam được diễn
ra khách quan, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của A. Kết quả thực hiện ủy
thác tư pháp do phía Trung Quốc gửi lại chính là nguồn chứng cứ trong vụ án.
1.3.7. Các tài liệu, đồ vật khác.
Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án cũng là một nguồn chứng cứ khi chúng là
những văn bản pháp lý, vật chứa đựng những thông tin về những tình tiết có liên
quan đến vụ án hình sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân, cung cấp cho cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Các tài liệu, đồ vật này rất đa dạng, không thể bao quát hết để quy định trong
Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng liệt kê về nguồn của chứng cứ. Vì vậy, những
tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân
cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu nó thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ

là tính xác thực, tính liên quan và tính hợp pháp. Nhưng có một thực tế loại nguồn
chứng cứ này do khơng phải cơ quan tiến hành tố tụng thu thập nên dễ dẫn đến

6

Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp 2007.

13


khơng đảm bảo tính hợp pháp. Do đó, cần đề cao trách nhiệm kiểm tra, đánh giá
loại nguồn chứng cứ này để việc thu thập được đầy đủ và khách quan.
Ví dụ: Các tài liệu có thể là sổ sách, hóa đơn, chứng từ, những số liệu báo cáo
liên quan đến vụ án hình sự.
Qua những phân tích và ví dụ về từng loại chứng cứ và nguồn chứng cứ. Có thể
phân biệt được những đặc diểm của chứng cứ và nguồn chứng cứ. Trong đó, nếu
chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục, được dùng làm
căn cứ để xác định đối tượng cần chứng minh và bắt buộc phải được rút ra từ
những nguồn chứng cứ với phạm vi hẹp hơn, đối với nguồn chứng cứ đã được
BLTTHS 2015 liệt kê ra những loại nguồn cụ thể để các cơ quan tiến hành tố tụng
thuận lợi trong việc tìm kiếm. Tuy nhiên, dù cho đó là những gì có thật nhưng
khơng được thu thập theo trình, thủ tục do BLTTHS quy định thì khơng có giá trị
pháp lý và khơng được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Chính vì thế,
việc phân biệt và nắm rõ như thế nào là chứng cứ với nguồn chứng cứ có thể nói
rất quan trọng. Vì suy cho cùng chỉ có tìm ra được chứng cứ mới có cơng lý, khơng
làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm.
Câu 2:
Bị hại và nguyên đơn dân sự đều là những chủ thể tham gia tố tụng được
BLTTHS ghi nhận và bảo vệ. Xác định đúng tư cách tham gia tố tụng sẽ là tiền đề
giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng quy định của pháp luật. Việc xác

định sai tư cách của người tham gia tố tụng sẽ dẫn đến quyết định sai về phần trách
nhiệm dân sự, về quyền kháng cáo … sẻ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ và
làm cho việc giải quyết vụ án hình sự khơng được tồn diện, triệt để. Tuy nhiên, do
bị hại và nguyên đơn dân sự có nhiều điểm tương đồng, dễ nhầm lẫn nên cần phải
căn cứ theo quy định của BLTTHS để việc xác định được chính xác hơn, góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và giải quyết các vụ án hình sự đúng pháp
luật.

14


BLTTHS 2015 mà cụ thể ở khoản 1 Điều 62 có ghi nhận: “Bị hại là cá nhân
trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt
hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Qua điều luật trên,
có thể thấy bị hại là cá nhân, cơ quan và tổ chức. Bị hại bị tội phạm gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại trực tiếp hay nói cách khác đối tượng mà tội phạm hướng
tới là bị hại.
Nguyên đơn dân sự theo quy định của Điều 63 BLTTHS thì: “Nguyên đơn
dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu
cầu bồi thường thiệt hại”. Tham gia với tư cách tố tụng này cũng là cá nhân, cơ
quan và tổ chức nhưng chỉ bị thiệt hại gián tiếp, bắt buộc phải có đơn yêu cầu bồi
thường mới được Tòa án xem xét cho phép tham gia vào vụ án.
Qua những đặc điểm có thể rút ra được một số điểm khác biệt như sau:
Tiêu chí
Loại thiệt hại

Bị hại

Nguyên đơn dân sự


- Thể chất, tinh thần, tài sản, - Chỉ thiệt hại về tài sản.
uy tín.

Tính chất thiệt

- Bị thiệt hại trực tiếp hoặc - Bị thiệt hại gián tiếp và phải

hại

chưa xảy ra thiệt hại trên xảy ra trên thực tế do bị kéo
thực tế. Là đối tượng tác theo thiệt hại của người bị hại.
động của tội phạm.

Tham gia tố tụng

- Được quyền tham gia tố - Chỉ được xem xét cho tham
tụng ngay cả khi khơng có gia khi có đơn yêu cầu bồi
yêu cầu tham gia.

thường thiệt hại.

Quyền khi tham

- Đề nghị hình phạt, mức bồi - Chỉ được quyền đề nghị mức

gia tố tụng

thường thiệt hại, biện pháp bồi thường thiệt hại, biện pháp
bảo đảm bồi thường;


bảo đảm bồi thường;

- u cầu cơ quan có thẩm - Khơng được quyền yêu cầu
quyền tiến hành tố tụng bảo cơ quan có thẩm quyền tiến
vệ tính mạng, sức khỏe, danh hành tố tụng bảo vệ tính mạng,
15


dự, nhân phẩm, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
quyền và lợi ích hợp pháp tài sản, quyền và lợi ích hợp
khác của mình, người thân pháp khác của mình, người
thích của mình khi bị đe dọa; thân thích của mình khi bị đe
- Kháng cáo bản án, quyết dọa;
định của Tòa án;

- Chỉ được kháng cáo về phần
bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ khi

- Có mặt theo giấy triệu tập - Tương tự như người bị hại

tham gia tố tụng

của người có thẩm quyền tiến nhưng có thêm nghĩa vụ trình
hành tố tụng; trường hợp cố bày trung thực những tình tiết
ý vắng mặt khơng vì lý do liên quan đến việc bồi thường
bất khả kháng hoặc không do thiệt hại.
trở ngại khách quan thì có
thể bị dẫn giải.


Ví dụ 1: A kiện B về hợp đồng mua bán tài sản tại Tòa án huyện T. Tòa án
tiến hành thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục do luật định. Tại phiên hòa giải,
trong lúc Thẩm phán tiến hành làm việc thì hai bên đương sự xảy ra cự cãi dẫn tới
đánh nhau, A dùng ghế và máy tính đập nhiều lần vào đầu của B khiến người này
gục tại chổ, Thẩm phán thoát chạy kịp ra bên ngoài, A bên trong tiếp tục dùng ghế
đánh B cho đến khi B khơng cịn cử động. Cơng an sau khi trấn áp được B đã khởi
tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi giết người. Tại phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự tại Tịa án tỉnh M, đại diện tòa án huyện T đã đưa ra yêu cầu bồi thường
thiệt hại mà cụ thể là chi phí mua mới lại bàn, tủ, dàn thiết bị điện tử khác mà A đã
đập phá và dùng để đánh B. Như vậy, theo vụ án này thì tư cách tham gia tố tụng
của B là người bị hại, tịa án huyện T có đơn u cầu bồi thường thiệt hại nên sẽ là
nguyên đơn dân sự.
Ví dụ 2: A và B đang ngồi nhậu tại quán chị H, sau một hồi thì có lời qua
tiếng lại với một đám thanh niên ngồi bàn bên cạnh. B bực tức liền đập vỡ chai bia
và lấy mảnh bia đó lao tới đâm một trong những đám thanh niên đó, A cũng lấy
16


ghế đánh tới tấp, hai bên dùng bàn ghế đánh nhau trong quán rồi chạy ra ngoài
đường khiến người tham gia giao thông hoảng sợ, không đi tiếp được nên xảy ra
ùn tắc cục bộ. Sau khi lực lượng công an tới thì tình hình mới được kiểm sốt. Cơ
quan CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về các hành vi gây rối trật tự công
cộng và cố ý gây thương tích. Chị H chủ quán nhậu đã có đơn yêu cầu bồi thường
số bàn ghế, đồ đạc trong quán bị các đối tượng đập phá với tổng giá trị là 23 triệu
đồng. Trong vụ án này, đối tượng tác động không phải nhắm vào chị H hay tài sản
trong quán chị mà các đối tượng chỉ dùng những đồ đạc có sẳn để giải quyết mâu
thuẫn nên chị H không phải là bị hại mà chỉ là nguyên đơn dân sự và chị có gửi
đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Qua những phân tích và ví dụ trên có thể thấy bị hại và nguyên đơn dân sự

vẫn có nhiều điểm tương đồng nhưng vẫn là hai chủ thể tham gia với tư cách tố
tụng khác nhau. Cho nên, việc hiểu và nắm rõ những đặc điểm của hai chủ thể này
giúp cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
2/ Vương Văn Bép (2014). Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng
cứ trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam, khoa Luật, Trường Đại học quốc gia Hà
Nội.
3/ Giáo trình luật Tố tụng hình sự. Trường Đại học luật Tp HCM. NXB Hồng Đức.
Trang web
1.
2.
3. />
18



×