Tải bản đầy đủ (.docx) (240 trang)

ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI KÌ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 240 trang )

ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ
SOẠN BÀI: TRI THỨC NGỮ VĂN ( trang 9 )
1. Cốt truyện
- Cốt truyện trong tác phẩm tự sự (thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết,
...) và kịch được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện). Sự kiện là sự việc, biến cố
dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ
những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy
cho đến khi nó xảy ra.
2. Truyện kể
- Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể
nhất định. Mạch kể này thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao
gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận, ...) tạo thành truyện kể.
3. Người kể chuyện
- Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện. Trong nhiều loại hình tự sự dân gian,
người kể chuyện có thể là người trực tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công
chúng. Trong tự sự của văn học viết, người kể chuyện là “vai” hay “đại diện”
mà nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện việc kể chuyện.
- Nhờ người kể chuyện, người đọc được dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của truyện
Kể để tri nhận về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian, ... Người kể chuyện cũng
khơi dậy ở người đọc những suy tư về ý nghĩa mà truyện kể có thể gợi ra.
4. Nhân vật
- Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện
pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thần
linh, loài vật, đồ vật, ... nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm
lí, ý chí hay khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá
và cắt nghĩa về con người.
5. Thần thoại:


Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 1


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Thần thoại là thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát
vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thuỷ. Căn cứ vào chủ
đề, có thể chia thần thoại thành hai nhóm: thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và
mn lồi (thần thoại suy nguyên); thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và
sáng tạo văn hoá (thần thoại sáng tạo). Ra đời trong “tuổi ấu thơ” của loài người nên
thần thoại mang tính nguyên hợp: chứa đựng các yếu tố nghệ thuật, tơn giáo, triết
học, lịch sử, ... Vì vậy, thần thoại có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc lưu giữ di
sản văn hoá nguyên thuỷ của cộng đồng.
- Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung
vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần
thoại”). Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có
nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng
khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường... Chức năng của nhân vật trong thần thoại
là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của
con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân
loại. Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ
và khơng gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí
tưởng tượng bay bổng, lãng mạn đã làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bền cho
thần thoại.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079


Page 2


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

SOẠN BÀI: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI
* TRƯỚC KHI ĐỌC:
Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Truyện: thần thoại Hy Lạp, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Thần Kim
Quy, Thần trụ trời, thần núi Tản Viên, Nữ Oa vá trời,...
- Phim: Cuộc chiến của các vị thần (thần thoại Ấn Độ), Đông phương thần Oa
(Trung Quốc), truyền thuyết Thánh Gióng (Việt Nam),....
- Điều làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm là những yếu tố kì ảo vơ cùng đặc biệt, con
người thường có siêu năng lực làm những điều phi thường, nội dung tác phẩm kì thú,
lơi cuốn bạn đọc.
* ĐỌC VĂN BẢN:
1. Chú ý các chi tiết mở đầu câu chuyện
- Chưa có vũ trụ, mn vật và lồi người
- Trời đất hỗn độn, tăm tối, lạnh lẽo
2. Hình dung vóc dáng và những hành động của thần Trụ Trời
- Vóc dáng: Một ơng thần thân thể to lớn, chân bước một bước từ tỉnh này qua tỉnh
nọ, đỉnh núi này sang đỉnh núi kia
- Hành động: đứng dậy dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá thành cái cột vừa to vừa
cao để chống trời
3. Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?
- Thần đếm cát, thần tát biển, thần kể sao, thần đào sông,thần trồng cây, thần xây rú,
thần trụ trời

4. Chú ý các chi tiết miêu tả cơng việc và “tính khí” của thần Sét

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 3


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Công việc: thi hành luật pháp ở trần gian, thần có một lưỡi búa, khi xử án kẻ nào
dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào
đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Có khi xong việc thần khơng mang
lưỡi búa lên theo mà quẳng ln tại đó. Thần thường ngủ về mùa đông, vào tháng
hai, ba mới dậy làm việc.
- Tính khí: rất nóng nảy, hễ Ngọc Hồng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên
cũng có lúc làm cho người, vật chết oan
5. Chú ý hình dạng và hoạt động của thần Gió
- Hình dạng: kì quặc, khơng có đầu, bảo bối của thần là một thứ quạt màu nhiệm
- Hoạt động: làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần
Gió phối hợp với thần Mưa, có khi cả thần Sét là những lúc đáng sợ nhất. Những lúc
thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi
lên trận gió xoay, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu.
6. Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?
- Nhằm giải thích hiện tượng gió và lí giải sự xuất hiện của cây ngải tướng quân. Đó
là do con thần Gió hố thành khi phải chịu hình phạt của Ngọc Hồng.
*TRONG KHI ĐỌC:
Nội dung chính
Văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới” đã lý giải về sự hình thành

của thế giới tự nhiên thơng qua các vị thần. Mỗi vị thần có một quyền năng đặc biệt,
đảm bảo sự sống cho trái đất. Truyện về các vị thần đã phản ánh quan niệm nhận
thức của con người thời cổ về thế giới xung quanh và thể hiện khao khát chinh phục
tự nhiên.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 4


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

* SAU KHI ĐỌC:
Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Đặc điểm

Thần Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gió

Thời gian

Chưa có vũ trụ, chưa có mn vật và lồi người

Khơng gian


Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

Nhân vật

Thần trụ trời – một
ông thần thân thể to
lớn không biết bao
nhiêu mà kể

Thần Sét – có danh
hiệu là Thiên Lơi, ơng
Sấm

Thần Gió – hình
dạng kì quặc, khơng
đầu

Thần ở trong đám mờ
mịt hỗn độn không
biết đã từ bao lâu,
bỗng đứng dậy dùng
đầu đội trời lên rồi
đào đất, đá đắp thành

Thần bị bắt nằm im
một nơi khơng cựa
quậy, con gà của Ngọc
Hồng được lệnh thỉnh
thoảng lại mổ một cái
làm cho thần đau nhói


Thần Gió có đứa con
nghịch ngợm. Khi hạ
giới mất mùa đói
khổ, người chồng đi
xa xin được bát gạo
về nấu cho vợ nhưng

Sự
chính

kiện

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 5


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

một cái cột vừa to vừa
cao để chống trời.

nhưng khơng làm gì
được

bị con thần Gió quạt
tứ tung văng xuống

ao.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Nhân vật chính: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió => đều là những vị thần sáng tạo
thế giới
- Nội dung: lí giải về sự hình thành của bầu trời, mặt đất, của sấm sét và gió
Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét đều có ngoại hình kì lạ khác thường, tính khí
mạnh mẽ, nóng nảy, nghịch ngợm
- Sự tưởng tượng về các vị thần dựa trên những đặc điểm của những hiện tượng tự
nhiên mà con người cần lý giải.
+Bầu trời rộng lớn => Thần Trụ Trời có thân thể to lớn
+Sét là những tia nhỏ, âm thanh lớn => thần Sét có mặt mũi rất nanh ác, tiếng qt
tháo rất dữ dội
+ Gió khơng có hình thù rõ ràng => thần Gió có hình dạng kì quặc, khơng có đầu.
Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Thần Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gió

Cơng
việc

Nâng đỡ bầu trời

Tạo tia sét

Tạo gió


Miêu
tả
cơng
việc

Thần ở trong đám mờ
mịt hỗn độn không
biết đã từ bao lâu,
bỗng đứng dậy dùng

thi hành luật pháp ở
trần gian, thần có
một lưỡi búa, khi xử
án kẻ nào dù là

Làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu
hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc
Hồng. Thần Gió phối hợp
với thần Mưa, có khi cả thần

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 6


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

Mục
đích


BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

đầu đội trời lên rồi
đào đất, đá đắp thành
một cái cột vừa to vừa
cao để chống trời.

người, là vật, là cây
cỏ thì thần tự mình
nhảy xuống tận nơi
trỏ ngọn cờ vào đầu
tội nhân rồi dùng
lưỡi búa bổ xuống
đầu.

Sét là những lúc đáng sợ
nhất. Những lúc thần xuống
hạ giới đi chơi vào những
buổi tối trời là lúc giữa đồng
bằng tự nhiên nổi lên trận gió
xoay, dân gian thường gọi là
thần Cụt Đầu.

Lí giải tại sao có mặt
đất và bầu trời

Lí giải tại sao mỗi
lần chớp rạch, biết có
sét


Lí giải hiện tượng gió và sự
xuất hiện của cây ngải gió

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Con người nhận thức thế giới tự nhiên vơ cùng bí ẩn, có những năng lực kì lạ
khơng thể giải thích. Vì vậy, họ tạo ra hình tượng các vị thần để lí giải tất cả những
hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh.
- Họ gửi gắm vào các hình tượng thần linh khát vọng khám phá, giải thích và chinh
phục tự nhiên.
Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Cách xây dựng các nhân vật thần linh đều mang một ngoại hình đặc biệt, khác
thường, một sức mạnh siêu nhiên thần bí.
- Tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên: tôn sùng, kính trọng
Câu 7 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- HS có thể đưa ra nhiều cách lí giải, sau đây là một gợi ý
- Trong cuộc sống hiện đại, mọi hiện tượng tự nhiên đều có thể lí giải bằng kiến thức
khoa học. Tuy nhiên, cuộc sống vơ cùng rộng lớn và cịn những điều bí ẩn mà con
người khơng thể khám phá hết, vì vậy, niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó
vạn vật đều có linh hồn vẫn cịn sức hấp dẫn cho đến hiện tại. Việc con người có
niềm tin tín ngưỡng, tin vào những vị Thần Phật chính là điển hình cho thấy ngày
nay, chúng ta vẫn ln có niềm tin vào thế giới linh thiêng.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 7


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG


* KẾT NỐI ĐỌC- VIẾT:
Bài tập (trang 14): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo
trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.
Tham khảo
 Nữ Oa là vị thần sinh ra loài người. Con cháu bà sống trong cõi thế gian bình n
vơ sự thì bỗng một hơm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự
đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gẫy gập xuống, một góc trời
bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Nữ Oa đau lòng khi thấy con
cháu sống trong cảnh tối tăm khổ ải đã khơng quản khó khăn, vất vả, ngày đêm một
mình hì hục khn đất, đội đá ở khắp nơi về để vá trời cho bằng được, kịp cứu đàn
con. Bà chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt
vá hết các vết thủng trên vịm trời. Từ đó, con người sống dưới vịm trời trong xanh,
điểm mây ngũ sắc, khơng cịn lo trời sập, khơng sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm
lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi.

SOẠN BÀI: TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC (Chuyện chức phán sự đền Tản ViênNguyễn Dữ)
* TRƯỚC KHI ĐỌC:
Câu hỏi (SGK trang 15 Ngữ văn 10 Tập 1):
- Truyện có những yếu tố kì ảo ln có sức hấp dẫn bạn đọc bởi nó khiến chúng ta
tị mị, bị lơi cuốn bởi những điều khơng có thực đó.
Câu hỏi (SGK trang 15 Ngữ văn 10 Tập 1):
- Trước những sự việc bất công, tôi cảm thấy vô cùng bất bình và tức giận. Tơi mong
muốn mình có thể đứng ra giải quyết, giúp đỡ người chịu khổ và trừng phạt kẻ gây
ra những trái ngang cho người khác.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 8



ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

* TRONG KHI ĐỌC:
1. Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn
- Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn
khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là
một người cương trực.
2. Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ Cơng?
- Tử Văn kinh ngạc khi nghe câu chuyện của Thổ Công và hỏi rõ ngọn ngành, sẵn
sàng địi lại cơng bằng cho Thổ Cơng.
3. Dự đốn kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm
- Dự đoán: Tử Văn tố cáo tên tướng bại trận của Bắc triều với Diêm Vương và thắng
kiện
4. Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án?
- Tử Văn xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi.
5. Diễn biến và kết của cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đốn của bạn
khơng?
- Giống. Vì cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng, lấy lại được công bằng cho Thổ cơng.
6. Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức Phán sự đền Tản Viên?
- Tử Văn nhận chức Phán sự vì muốn trở thành một vị quan chính nghĩa, xét xử cơng
bằng những vụ án của nhân dân, để kẻ ác không lộng hành, người tốt không chịu
khổ.
7. Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?
- Người đưa ra lời bình là tác giả Nguyễn Dữ.
- Nội dung chính: Ca ngợi bản lĩnh chính trực, dũng cảm, dám chống lại cái xấu, bảo
vệ cái tốt của Ngô Tử Văn, đồng thời thể hiện niềm tin về lẽ công bằng ở đời.
*SAU KHI ĐỌC:


Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 9


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Nội dung chính: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ đề cao
tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, diệt trừ cho dân
của Ngô Tử Văn, đồng thời thể hiện niềm tin vào cơng lý, cái chính nghĩa nhất định
sẽ chiến thắng cái phi nghĩa.

* Trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Người kể chuyện là tác giả Nguyễn Dữ
- Những lười kể giúp hình dung về tính cách của nhân vật Tử Văn: Chàng vốn khảng
khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một
người cương trực.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Các sự kiện chính:
+ Trong làng có ngơi đền bị hồn ma tác yêu tác quái, Tử Văn tức giận khấn trời và
châm lửa đốt đền.
+ Tử Văn sốt mê man, mơ thấy tên hung thần đòi trả đền và đe doạ đưa xuống địa
ngục
+ Tử Văn gặp Thổ Công và được nghe kể rõ câu chuyện về viên tướng ở đền, bất
bình muốn kiện Diêm Vương.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079


Page 10


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

+ Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tên hung thần, bắt hắn phải chịu tội, yêu cầu
xin tư giấy đến đền Tản Viên để làm chứng.
+ Tên tướng bị Diêm Vương trừng phạt, Tử Văn được thưởng và trở về trần gian.
+ Tử Văn mất và nhận chức phán sự ở đền Tản Viên.
- Các sự kiện được kể theo trình tự thời gian.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Diễn biến câu chuyện xử án: Tử Văn bị đưa xuống Âm Phủ, Diêm Vương xét xử
định tội. Ngô Tử Văn và người đội mũ trụ cãi cọ mãi không phân phải trái. Vì vậy,
Tử Văn yêu cầu xin giấy tư đền ở Tản Viên để làm chứng khiến tên đội mũ trụ sợ
hãi, nói khéo tha tội Tử Văn. Diêm Vương sai người đến Tản Viên chứng thực, nhận
ra viên tướng kia nói dối liền xử phạt, bỏ vào ngục Cửu U, còn Tử Văn được thưởng
và trở về trần gian.
- Yếu tố đóng vai trị quyết định cho chiến thắng của Tử Văn: thái độ cương quyết,
khẳng khái của Ngô Tử Văn khiến Diêm Vương phải sai người đến đền Tản Viên để
lấy chứng thực.
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Nhân vật Tử Văn được khắc hoạ chủ yếu qua lời nói và hành động
+Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền
=> Những hành động của Ngơ Tử Văn rất cương quyết, có tính tốn, chủ động,
khơng phải sự bộc phát, cho thấy ý chí mạnh mẽ, quyết tâm diệt trừ cái xấu.
+ Khi nghe tên tướng đe doạ, Tử Văn ngồi ngất ngưởng tự nhiên => thái độ ngang
tàng, bất khuất, không e sợ trước cái xấu, cái ác.
+ Câu nói: “Ngơ Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo

cho, khơng nên bắt phải chết một cách oan uổng” => Tinh thần khẳng khái, tự tin,
dám làm dám chịu, không cúi đầu trước cái xấu cái ác của Ngô Tự Văn
- Nhân vật Ngô Tử Văn là một người dũng cảm, cương trực, khẳng khái, luôn sẵn
sàng đấu tranh bảo vệ cái ác và diệt trừ cái xấu.
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 11


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Tác giả nhấn mạnh người ở hiền gặp lành và sẽ được đền đáp xứng đáng. Ngơ Tử
Văn với việc làm chính nghĩa của mình đã nhận được phần thưởng xứng đáng, bất tử
và để lại tiếng thơm muôn đời.
Câu 6 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Thế giới thần linh, ma quỷ trong câu chuyện đã thể hiện suy nghĩ của tác giả “trần
sao âm vậy”, làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Những lời nói của Tử Văn
với Thổ Cơng, lời nói của Diêm Vương đã phản ánh hiện thực chốn quan trường:
những người có tài năng phải lánh đục về trong, cịn những kẻ có chức có quyền thì
cấu kết hại dân. Ngồi ra, tác phẩm cịn phản ánh hiện thực cuộc sống đầy bất cơng,
khổ cực đối với những con người thấp cổ bé họng trong xã hội.
Câu 7 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Quan niệm về kẻ sĩ: Kẻ sĩ khơng nên kiêng sợ sự cứng cỏi.
- Đồng tình với quan niệm đó. Vì kẻ sĩ là những người tri thức, có hiểu biết, vì vậy
khơng nên vì bất cứ khó khăn gì mà nản lịng, bỏ cuộc. Câu nói đề cao phẩm chất
kiên quyết hành động, con người cần phải bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám đương
đầu với khó khăn thử thách.

* KẾT NỐI ĐỌC- VIẾT: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố
làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.
THAM KHẢO
Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của “Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên” là tác giả đã viết rất thực, rất hay về một thế giới tâm linh kì ảo – đó là chốn
Âm Phủ. Đó là cách để nhà văn gián tiếp tái hiện hiện thực xã hội thời bấy giờ,
thông qua lời nói của Diêm Vương: “Lũ các ngươi chia tồ sở, giữ chức sự, cầm
lệnh chí cơng, làm phép chí cơng, thưởng thì xứng đáng mà khơng thiên tư, phạt thì
đích xác mà khơng nghiệt ngã, vậy mà cịn sự dối trá càn bậy như thế, huống chi về
đời nhà Hán, nhà Đường bn quan bán ngục thì những mối tệ cịn nói sao hết
được!”. Câu nói đã cho thấy việc những kẻ có cường quyền trong xã hội chia bè kéo
phái làm hại dân lành, phản ánh cuộc sống bất công, cực khổ của nhân dân và bộ
mặt dối trá của những kẻ làm quan, làm tướng. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc
của tác phẩm.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 12


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

SOẠN BÀI: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ- NGUYỄN TUÂN
* TRƯỚC KHI ĐỌC:
Câu hỏi (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Tác phẩm viết về cuộc đời của người tử tù và tài viết chữ của người đó.
* TRONG KHI ĐỌC:
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079


Page 13


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

1. Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại
- Viên quản ngục nhận được phiến trát có ghi tên sáu tên tù án chém, trong đó có
Huấn Cao – người được khen tài viết chữ rất nhanh và đẹp. Viên quản ngục bảo thầy
thơ lại quét dọn lại cái buồng trong cùng để cầm giữ Huấn Cao. Quản ngục và thơ lại
cảm thấy tiếc một người nhiều tài như Huấn Cao lại phải chết.
2. Chú ý các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, mơi trường sống
của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách nhân vật này.
Đặc điểm

Chi tiết / câu văn

Ngoại hình

Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu

Suy nghĩ

Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự bây giờ biến mất hẳn,
chỉ cịn là mặt nước ao xn, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.

Lời nói


Có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như
mình. Chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một
kẻ biết tiếc, biết trọng người tài, hẳn không phải kẻ xấu hay là vơ
tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực
trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ
lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở n. Để mai ta dị ý
tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”

Sở thích

Kính mến khí phách, biết trọng người tài

Mơi
sống

Trong hồn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc

trường

Tính cách

Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc,
tính cách dịu dàng và lịng biết giá người, biết trọng người ngay của
viên coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản
đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 14



ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

3. Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở
phần (1) có thể khiến bạn suy đốn như vậy.
- Viên Quản ngục sẽ đối xử tốt với Huấn Cao, dành cho Huấn Cao những biệt đãi
riêng.
- Chi tiết:
+Yêu cầu thầy thơ lại dọn dẹp phòng giam cuối cùng
+Lời nói thể hiện ý muốn dị hỏi ý tứ thầy thơ lại để có thể biệt đãi Huấn Cao mà
khơng bị phát giác
4. Hình dung hồn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa quản ngục và Huấn Cao
- Huấn Cao và Viên quản ngục gặp nhau trong ngục tù. Huấn Cao xuất hiện với tư
thế hiên ngang, bất khuất, lạnh lùng. Viên quản ngục hiền lành, lòng kiêng nể cố giữ
kín đáo mà đã rõ quá rồi.
5. Huấn Cao đã tiếp nhận sự "biệt đãi” của quản ngục như thế nào?
- Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái
hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Tuy nhiên, khi quản ngục ngỏ ý muốn chu cấp
thêm, Huấn Cao khẳng khái trả lời, mong muốn quản ngục không đặt chân vào đây.
6. Dự đốn xem Huấn Cao có bằng lịng cho chữ viên quản ngục khơng?
- Huấn Cao có bằng lịng cho chữ quản ngục.
7. Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ.
Thời gian

Buổi đêm, trước ngày Huấn Cao bị đưa ra pháp trường

Không gian


Trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rập, đất
bừa bãi phân chuột phân gián

Con người

Người cho chữ

Người nhận chữ

Lời nói

Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy

Kẻ mê muội này xin bái lĩnh

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 15


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

quản nên thay chốn ở đi....
Đậm tô những nét chữ trên tấm
lụa trắng tinh
Cử
chỉ,
Hành động


Khúm múm cất những đồng tiền kẽm
đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa.
Cảm động, vái người tù một vái, chắp
tay nói một câu mà nước mắt rỉ vào
kẽ miệng làm cho nghẹn ngào.

8. Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào
trước lời khuyên đó?
- Huấn Cao khuyên: quản ngục nên thay chốn ở, nên tìm về nhà q mà ở, thốt cái
nghề này rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.
- Thái độ quản ngục: Cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà nước
mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào.
9. Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đốn của bạn lúc mới đọc nhan đề
tác phẩm hay không.
- Nội dung câu chuyện giống với dự đoán: cuộc đời người tử tù và tài viết chữ của
người đó.
* SAU KHI ĐỌC: Nội dung chính
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành cơng
hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách
hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự
bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lịng u nước.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 16


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I


BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc
Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao – một người tài hoa, khí phách, đấu tranh để
lật đổ xã hội hiện hành và viên quan ngục – một người yêu cái đẹp nhưng lại đại
diện cho cái xã hội mà người kia muốn lật đổ.
Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Lời về nhân vật quản ngục là của Nguyễn Tuân. Nó giúp người đọc cảm thấy viên
quan ngục có những đặc điểm khác với cách mà người ta tưởng tượng là một kẻ đại
diện cho xã hội cầm quyền. Viên quản ngục là một người hiền lành, nhân hậu, biết
yêu và thưởng thức cái đẹp, là một “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn
mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Sự kiện thầy thơ lại gặp Huấn Cao, kể rõ sự tình và nỗi lịng của quản ngục.
- Sau sự kiện ấy, Huấn Cao đã có cảm tình hơn với viên quản ngục và trân trọng tấm
lịng biệt nhỡn liên tài của ơng, đồng ý viết chữ tặng viên quản ngục.
Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Những chi tiết tiêu biểu cho thấy tính cách nhân vật Huấn Cao
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 17


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

+ Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gơng nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gơng
xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.

+ Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái
hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm
+ Huấn Cao trả lời quản ngục: “Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân
vào đây”
+ Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô neys chữ trên tấm lụa
trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván.
+ Huấn Cao khuyên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy Quản nên thay chốn
ở đi....Thầy nên tìm về quê nhà mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi
hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.”
- Đặc điểm tính cách: Huấn Cao là một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và
khí phách hiên ngang, bất khuất.
Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bởi nó xuất hiện trong hồn
cảnh vơ cùng đặc biệt:
+ Thời gian: Đêm khuya-Ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao bị tử hình.
+ Khơng gian: Buồng giam chật hẹp, bẩn thỉu, ẩm ướt
Mùi thơm của nghiên mực >< mùi hôi hám, ấm mốc của căn buồng giam
→ Thời gian và không gian cho chữ xưa nay chưa từng có khi cái đẹp lại được sáng
tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà
bóng tối và cái ác đang ngự trị.
+ Sự đối lập về hoàn cảnh giữa 2 con người
Người cho chữ

Người nhận chữ

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 18



ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

-Người cầm đầu chống lại triều đình

-Mất tự do về thể xác nhưng tự do
trong tâm hồn
-Cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang
tô đậm những nét chữ trên nền lụa trắng
tinh

-Một viên chức trong bộ máy cai trị,đại diện
của thế lực đen tối.
-Tự do về thể xác nhưng mất tự do trong tâm
hồn
-Khúm núm,run run,kính cẩn,vái lạy

+ Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại là những con người đồng điệu về tính cách.
Đó là sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp
nhận,yêu và say mê cái đẹp. Trên bình diện xã hội,họ có thể đối lập nhau nhưng trên
bình diện nghệ thuật, họ là tri kỉ, đều là những con người yêu và say mê cái đẹp.
=> Hoàn cảnh cho chữ độc lập cùng những tương đồng, đối lập trong con người đã
tạo nên một cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”.
Câu 6 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
+ Người ra chỉ có thể thưởng thức cái đẹp khi tâm hồn mình trong sáng.
+ Người thưởng thức chữ khơng chỉ thưởng thức bằng thị giác mà còn bằng cả tâm
hồn.
+ Cái đẹp sẽ vươn lên và chiến thắng được cái ác.
Câu 7 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Tử Văn và Huấn Cao đều là những con người mang trong mình một thái độ
“ngơng”. “Ngơng” ở đây khơng phải “ngông ngênh” mà là thái độ hiên ngang, bất
khuất, đầy bản lĩnh, không bao giờ đầu hàng trước cái xấu, cái ác, ln đấu tranh bảo
vệ chính nghĩa.
* KẾT NỐI ĐỌC- VIẾT:
Bài tập (trang 27) : Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ
thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 19


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Tham khảo
Cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi
là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trước hết bởi hồn cảnh diễn ra nó vơ
cùng đặc biệt: vào buổi đêm – trước khi Huấn Cao ra pháp trường đối mặt với cái
chết. Huấn Cao đã viết chữ tặng viên quản ngục ngay trong ngục tù hôi hám, bẩn
thỉu. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại
toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. Huấn cao – một người tù
cổ đeo gông, chân vướng xiêng đang dậm tô những nét chữ tài hoa với một tư thế
đĩnh đạc, hiên ngang. Viên quản ngục – người đại diện cho sự thống trị lại trong tư
thế khúm núm, kính cẩn xin chữ. Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại bắt gặp sự
đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận, say mê
cái đẹp. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp: cái đẹp luôn toả sáng trong mọi hồn
cảnh, cái đẹp có sức cảm hoá và chiến thắng cái xấu, cái ác.


SOẠN BÀI: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
a. Tiên triều: triều đại trước
Hàn sĩ: người học trò nghèo
b. Khoan dung: rộng lịng tha thứ cho người có lỗi lầm
hiếu sinh: tôn trọng sự sống, không sát sinh, tránh những hành động gây hại đến
sự sống của mn lồi
c. nghĩa khí: chí khí của người nghĩa hiệp
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 20


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

d. hoài bão: ấp ủ trong lòng ý muốn làm những điều lớn lao và tốt đẹp
tung hoành: hoạt động một cách mạnh mẽ, ngang dọc theo ý muốn, khơng điều gì
có thể ngăn cản
Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
a. 5 từ Hán Việt: nhất sinh, quyền thế, tứ bình, trung đường, thiên hạ
b. Giả sử thay từ “tứ bình” thành “bộ tranh gồm 4 bức treo liền với nhau”
Đời ta cũng mới viết có hai bộ tranh gồm 4 bức treo liền với nhau và một bức trung
đường cho ba người bạn thân của ta thôi.
=> Sự thay thế khiến câu văn trở nên dài dịng, làm giảm đi tính trang trọng của
tranh tứ bình
c. Ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt
- Tạo ra một khơng khí cổ kính của một thời vang bóng
- Khiến lời nói của nhân vật thêm phần tôn nghiêm, trang trọng.

Câu 3 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Cương chính: Một người cương chính sẽ khơng bao giờ làm trái pháp luật.
- Chính trực: Anh ấy là một người chính trực, công tư phân minh
- Cơ hàn: Khi dịch bệnh xảy ra, gia đình ấy đã lâm vào cảnh cơ hàn.
- Tiến sĩ: Cô ấy học rất giỏi, đã lên đến bậc tiến sĩ.
- Hiếu thảo: Mỗi người con cần biết bày tỏ tấm lịng hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ.
- Sát sinh: Phật dạy mỗi người cần tu tâm tích đức, khơng được sát sinh.
Câu 4 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
a. Lỗi dùng từ: trí thức (người chun làm việc lao động trí óc và có tri thức chun
mơn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình). Khơng thể nói tích luỹ nhiều
“người làm việc lao động trí óc”
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 21


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

=> sửa: tri thức (những hiểu biết về vạn vật xung quanh do con người tích luỹ được)
Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều tri thức bổ ích.
b. Lỗi dùng từ: hàn sĩ (người học trị nghèo) khơng phù hợp nghĩa với “sự cứng cỏi,
ngang tàng”, ngoài ra, đây là danh từ chỉ chung một chức danh, cần một số từ đứng
trước để phù hợp với chủ ngữ
Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng
của một bậc dũng sĩ.
c. Lỗi dùng từ: yếu điểm (điểm lớn nhất, giữ vị trí quan trọng). Khơng thể nói: thói
quen học tập “nước đến chân mới nhảy” là điểm quan trọng nhất của nhiều bạn học
sinh.

=> sửa: điểm yếu (phần cịn nhiều hạn chế, khó khắc phục)
Thói quen học tập theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” là một điểm yếu của nhiều
bạn học sinh.

SOẠN BÀI: VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT
TÁC PHẨM TRUYỆN
Trước một tác phẩm truyện, mỗi người đọc có thể có những cảm nhận, quan
điểm riêng biệt. Khi cần chia sẻ những cảm nhận, quan điểm đó, chúng ta có thể sử
dụng kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Ở dạng bài viết
này, bạn cần làm rõ chủ đề của truyện là gì, truyện có những nét đặc sắc nào về hình
thức nghệ thuật. Để việc giải đáp các vấn đề đó có sức thuyết phục, bạn hãy chú ý
vận dụng những kiến thức về thể loại đã được học trong phần Tri thức ngữ văn.
* Yêu cầu:

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 22


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả, ...) và ý kiến khái
quát của người viết về tác phẩm.
- Tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính).
- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.
- Đánh giá về tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Khẳng định giá trị của tác phẩm truyện.

* Phân tích bài viết tham khảo:
Giá trị hay là sự vô giá của quà tặng trong truyện ngắn Quà Giáng sinh của O.Hen-ry
- Nhan đề bài viết cho biết tên truyện, tên tác giả và hướng phân tích của người viết.
- Đoạn văn 1: Giới thiệu và cung cấp thông tin khái quát về tác phẩm.
- Đoạn văn 2: Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn.
- Đoạn văn 3: Phân tích cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại, …; Phân
tích lời kết của truyện dựa vào các dẫn chứng lấy từ văn bản truyện.
- Đoạn văn 4: Nêu tác dụng của việc kể chuyện từ ngôi thứ 3 và xác định chủ đề của
truyện.
- Đoạn văn 5: Nhấn mạnh và mở rộng chủ đề của truyện.
- Đoạn văn 6: Phần kết luận tóm lược các ý kiến đánh giá đã trình bày trong bài viết.
Khẳng định giá trị của truyện: độ phổ biến, sức sống lâu bền, khả năng tái sinh, …
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Vấn đề chính được bàn luận là: Giá trị hay là sự vô giá của quà tặng trong truyện
ngắn “Quà giáng sinh” của O.Hen-ry
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 23


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

- Bài nghĩ luận cung cấp đến bạn đọc các tri thức về truyện ngắn “Quà giáng sinh”
bao gồm: tình huống truyện độc đáo, kết truyện hấp dẫn, ngôi kể thứ ba khách quan
và chủ đề câu chuyện rất sâu sắc. Qua đó, người đọc hiểu truyện ngắn “Quà giáng
sinh” của O.Hen-ry là một tác phẩm thành cơng, có sức sống lâu bền, thu hút nhiều

độc giả và gửi gắm nhiều thông điệp cuộc sống ý nghĩa.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
- Tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự từ các yếu tố nghệ thuật đến giá trị
nội dung của tác phẩm.
+ Giới thiệu khái quát về tác phẩm
+ Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn
+ Phân tích cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại
+ Phân tích đoạn kết của truyện dựa vào các dẫn chứng lấy từ văn bản truyện
+ Nêu tác dụng của việc kể chuyện từ ngôi thứ ba
+ Xác định chủ đề của truyện
+ Nhấn mạnh và mở rộng chủ đề truyện
+ Kết luận tóm lược các ý kiến đánh giá đã trình bày trong bài viết
+ Khẳng định giá trị của truyện
* THỰC HÀNH VIẾT:
1. Chuẩn bị viết
- Lựa chọn một tác phẩm truyện mà bạn yêu thích, gợi cho bạn nhiều hứng thú và
suy ngẫm: Truyện “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân.
- Đọc lại để nắm bắt tác phẩm ở mức độ khái quát nhất, xác định những yếu tố hay
vấn đề của tác phẩm sẽ được phân tích, đánh giá (chủ đề, cốt truyện, tình huống
truyện, nhân vật, ngơi kể, lời thoại, ...).
2. Tìm ý, lập dàn ý

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079

Page 24


ĐỂ HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- KÌ I

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG


a. Tìm ý:
- Vì sao tác phẩm này được lựa chọn để phân tích, đánh giá? Điều gì khiến bạn u
thích tác phẩm?
→ “Chữ người tử tù” là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách
mạng, được đánh giá là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”
- Câu chuyện trong truyện diễn ra như thế nào?
→ Huấn Cao là một tử tù bị bắt giam chịu sự quản lí của viên quản ngục. Viên quản
ngục lại rất yêu thích chữ Huấn Cao, đã nhiều lần biệt đãi và xin Huấn Cao cho chữ
nhưng chỉ nhận lại sự khước từ lạnh lùng. Trong đêm cuối cùng trước khi ra pháp
trường, Huấn Cao hiểu tấm lòng viên quản ngục, đã đồng ý cho chữ, cảnh cho chữ
diễn ra trong nhà lao, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
- Chủ đề của truyện là gì?
→ “Chữ người tử tù”: tơn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của cái đẹp
trong cuộc đời.
- Truyện có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật (cách xây dựng cốt truyện, tình
huống truyện, nhân vật, ngôi kế, lời thoại, ...)?
→ Nhận xét: Bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa: Miêu tả con người trong sự toàn
thiện, toàn mỹ; Thủ pháp đối lập; Ngơn ngữ cổ kính, giàu tính tạo hình, ….
- Những câu, đoạn nào trong truyện cần được trích dẫn và phân tích để làm sáng tỏ
chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật?
→ Những câu, những đoạn cần chú ý:
+ Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu
dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là
một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xơ
bồ.
+ Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn
khơng phải là kẻ xấu hay vơ tình.

Th.s: TRỊNH THỊ HẰNG- TRỊNH THỊ TÚ - 0383902079


Page 25


×