Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI TẬP LUYỆN ĐỀ NGỮ VĂN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.25 KB, 5 trang )

1
LUYỆN ĐỀ NGỮ VĂN 6
Đề 1
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như
người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trơng đến xấu. Râu ria gì mà cụt có
một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ...”.
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Người kể chuyện trong đoạn
trích trên là ai? Kể theo ngôi kể thứ mấy?
Câu 3: Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào?.
Câu 4: Nêu nội dung của đoạn trích. Có ý kiến cho rằng: “Dế Choắt chết là do lỗi của chị
Cốc nhầm. Tội phạm gây ra cái chết của Dế Choắt là chị Cốc”, em có đồng ý với ý kiến
đó khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
ĐÁP ÁN
Đề 1:
Câu 1:
- Đoạn trích được trích từ văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
- Tác giả: Tô Hồi
Câu 2:
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
- Người kể chuyện: Dế Mèn
- Kể theo ngôi thứ nhất
Câu 3:
- Phép so sánh: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện
thuốc phiện.
- Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng (như)


Câu 4:
- Nội dung đoạn trích: Miêu tả vẻ bề ngồi của Dế Choắt qua góc nhìn của Dế Mèn (ốm
yếu, nhỏ bé nhưng hiền lành, bao dung người khác).
- Em không đồng ý hồn tồn với ý kiến đó. Vì: Nếu xét một cách trực tiếp, chị Cốc đã
gây ra cái chết cho Dế Choắt, nhưng nguyên nhân gián tiếp đẩy Dế Choắt vào tình cảnh
đó là do ban đầu Dế Mèn đã khơng suy nghĩ, nơng nổi, vì thói kiêu căng, muốn ra oai với
Dế Choắt, chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ mà trêu chị Cốc mới dẫn đến hiểu lầm.
Đề 2
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:


2
…“Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giịn giã. Lúc tơi đi bách bộ thì cả
người tơi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tơi to ra
và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp
như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng”
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3: Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào?
Câu 4: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Có ý kiến cho rằng: “Dế Mèn có vẻ đẹp của
thanh niên cường tráng”, em có đồng ý với ý kiến đó khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
ĐÁP ÁN
Đề 2:
Câu 1:
- Đoạn trích được trích từ văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
- Tác giả: Tơ Hồi
Câu 2:

- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất
Câu 3:
- Phép so sánh: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi
liềm máy làm việc.
- Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng (như)
Câu 4:
- Nội dung đoạn trích: Dế Mèn tự miêu tả ngoại hình (khỏe mạnh, cường tráng, oai vệ, tự
tin), qua đó hé lộ một phần tính cách kiêu căng của mình.
- Em đồng ý với ý kiến đó. Vì: Sự cường tráng thể hiện qua ngoại hình và hành động:
+ Ngoại hình: Cả người một màu nâu bóng mỡ, đầu to và nổi từng tảng; hai răng đen
nhánh; râu dài uốn cong.
- càng: mẫm bóng
- vuốt: cứng dần, nhọn hoắt
- cánh: dài, kín tận đi
- cả người: màu nâu bóng mỡ
- đầu: to, nổi từng tảng rất bướng
- răng: đen nhánh
- râu: dài, uốn cong
+ Hành động: Vũ lên phành phạch, giịn giã; nhai ngồm ngoạp, trịnh trọng vuốt râu.
- Co cẳng, đạp phanh phách
- Vũ lên phành phạch giịn giã
- Nhai ngồm ngoạp
- Vuốt râu trịnh trọng, khoan thai
- Đi đứng oai vệ, làm điệu dún dẩy. Khỏe khắn


3
Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống, tự tin, yêu đời của Dế Mèn.
Đề 3

I. ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các u cầu:
Tơi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt tiên là sự
ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tơi, tơi hồn hảo đến thế
kia ư? Tơi nhìn như thơi miên vào dịng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tơi". Vậy mà
dưới mắt tơi thì.......
- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.
Tơi khơng trả lời mẹ vì tơi muốn khóc q. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tơi sẽ nói
rằng: “Khơng phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!”
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3: Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào?
Câu 4: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Tìm những từ diễn tả tâm trạng của nhân vật
“tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Vì sao nhân vật “tơi” có tâm trạng như
vậy?
II. LÀM VĂN
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
Đề 3
Câu 1:
- Đoạn trích trên được trích từ văn bản: Bức tranh của em gái tôi
- Tác giả: Tạ Duy Anh
Câu 2:
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng “tơi”
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 3:
- Phép so sánh: Tơi nhìn như thơi miên vào dịng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi".
- Kiểu so sánh: so sánh ngang bằng (như)
Câu 4:
- Nội dung của đoạn trích: Tâm trạng của nhân vật “tơi” khi đứng trước bức tranh em gái
vẽ mình.

- Những từ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình:
ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
- Nhân vật “tơi” có tâm trạng như vậy vì:
+ Người anh bất ngờ trước việc cô em gái vẽ chân dung mình để dự thi trong khi hằng
ngày mình ln xét nét, quát mắng em. Ngỡ ngàng trước tài năng của em gái.
+ Hãnh diện vì bức tranh em gái vẽ mình được giải nhất.
+ Vì đã coi thường em, xa lánh, ghen tị với em, thấy mình hèn kém, ích kỉ, nhỏ nhen (vậy
mà em vẫn coi mình là người thân thuộc nhất); soi vào bức tranh ấy, người anh đã nhận ra
những hạn chế của mình, thấy mình khơng xứng đáng với tấm lịng nhân hậu của em gái.


4

Đề 4
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mị cua bắt
ốc thì cịn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như
ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa
nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thống qua trong trí…”
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3: “Ý nghĩ tốt thống qua trong trí …” thể hiện tính cách gì của Sơn?
Câu 4: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Theo em việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo
bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
Đề 4
Câu 1:
- Đoạn trích trên được trích từ văn bản: Gió lạnh đầu mùa

- Tác giả: Thạch Lam
Câu 2:
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 3: “Ý nghĩ tốt thống qua trong trí …” thể hiện tính cách tốt bụng, có tấm lịng biết
u thương, đùm bọc những người có hồn cảnh khó khăn của Sơn.
Câu 4:
- Nêu nội dung của đoạn trích:
Nhận thấy hồn cảnh của mẹ con Hiên khó khăn, Sơn bàn với chị Lan về lấy áo của em
Duyên đến cho Hiên.
- Việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen, vừa
đáng trách:
+ Đáng khen ở chỗ: Hai đứa trẻ tốt bụng, biết sẻ chia và quan tâm những người có hồn
cảnh khó khăn.
+ Đáng trách ở chỗ: Đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép
của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác.
PHẦN II: LÀM VĂN
Gợi ý lựa chọn trải nghiệm: tham khảo một số ý tưởng sau:
- Một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc (một lần kết bạn, chuyến đi có ý nghĩa, một bữa tiệc
sinh nhật, một thành tích hay chiến thắng, một lần em giúp đỡ người khác hay được
người khác giúp đỡ,...)


5
- Một trải nghiệm buồn, tiếc nuối (chia tay một người bạn, hiểu lầm một người, một lần
mắc lỗi,...)
- Một trải nghiệm khiến em thay đổi, tự hồn thiện mình (một hành trình khám phá, một
lần thất bại,...)
Hình thức trình bày: triển khai bài theo bố cục 3 phần:
(*) Mở bài: Giới thiệu về trải nghiệm.

(*) Thân bài:
- Giới thiệu chung về trải nghiệm: Thời gian, khơng gian, hồn cảnh,...xảy ra trải nghiệm.
- Giới thiệu những nhân vật liên quan đến trải nghiệm.
- Trình bày trải nghiệm theo trình tự hợp lí:
+ Kể những sự việc/ chi tiết đã xảy ra trong trải nghiệm của em
+ Nêu kết quả của trải nghiệm.
+ Tác động/ ảnh hưởng của trải nghiệm đối với các nhân vật tham gia trải nghiệm và bản
thân em.
+ Suy nghĩ của em sau khi trải nghiệm xảy ra.
(*) Kết bài: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân em.



×