Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề cương ôn thi cuối kì II Ngữ Văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.93 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CUỐI HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 7
A. LÝ THUYẾT
Phần I. Tiếng Việt
1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần
lưu ý điều gì? SGK / 15, 16
- Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một thành phần nào đó trong câu, có thể là CN –
VN, hoặc cả CN và VN.
Ví dụ:
- Những ai ngồi đây?
- Ơng lý Cựu với ơng Chánh hội.
Rút gọn vị ngữ
- Tác dụng của câu rút gọn:
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ đã xuất hiện
trong câu trước.
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
- Khi rút gọn câu cần chú ý:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu khơng đầy đủ nội dung câu
nói.
+ Khơng biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã
2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Với mỗi tác dụng, hãy lấy
một ví dụ minh họa. So sánh câu đặc biệt với câu rút gọn. SGK/ 28, 29
- Khái niệm: là loại câu khơng có cấu tạo theo mơ hình C – V.
VD: Nắng. Gió. Trải mượt trên cánh đồng.
- Tác dụng:
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
+ Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói đến trong đoạn.
+ Gọi đáp.
- Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu đặc biệt


Câu rút gọn

- Câu khơng có cấu tạo theo mơ hình CN – VN.
- Câu đặc biệt không thể khôi phục CN – VN.

- Câu rút gọn là kiểu câu bình thường bị
lược bỏ CN hoặc VN, hoặc cả CN, VN.
- Có thể khơi phục lại CN, VN.

3. Trạng ngữ. SGK/39
Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì?
Về hình thức: Nêu vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
thường có ranh giới gì? Lấy ví dụ về trạng ngữ. Nêu công dụng của trạng ngữ.
- Để xác định: thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn
ra sự việc nêu trong câu.

1


- Vị trí của trạng ngữ trong câu:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.
+ Giữa trạng ngữ và CN, VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi
viết.
- Cơng dụng của trạng ngữ:
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội
dung của câu được đầy đủ, chính xác.
+ Nối kết các câu, các đoạn văn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được
mạch lạc.
4. Câu chủ động là gì? Ví dụ. Câu bị động là gì? Ví dụ. Nêu mục đích chuyển đổi
câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động

thành mỗi kiểu câu bị động? SGK/57,58,64.
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào
người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng
vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại: Việc chuyển đổi câu
chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu
trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
- Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động: Có hai cách:
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc
được vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc
biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
5. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu là gì? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở
rộng câu? SGK/ 68,69
- Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,
gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
- Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: Các thành phần câu như CN, VN và
các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo bằng
cụm C-V.
6. Thế nào là phép liệt kê? Tác dụng của phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? SGK/105
- Liệt kê là cách xắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy
đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
VD: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Không giết được em người con gái anh hùng (Tố Hữu)
- Các kiểu liệt kê:
+ Xét về cấu tạo: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
+ Xét Về ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
7. Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy? Với mỗi cơng dụng, hãy lấy
một ví dụ minh họa. SGK/122

- Dấu chấm lửng dùng để:
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

2


+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội
dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Dấu chấm phẩy dùng để:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận quan trọng trong một phép liệt kê phức tạp.
8. Công dụng của dấu gạch ngang? Với mỗi công dụng, hãy lấy một ví dụ minh họa.
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? SGK/129
- Dấu gạch ngang có cơng dụng sau:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
+ Đặt ở đầu dịng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
+ Nối các từ nằm trong một liên danh
- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối:
+ Dấu gạch nối khơng phải là một dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ
mượn gồm nhiều tiếng.
+ Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
Phần II. Đọc – hiểu văn bản
1. Các văn bản nghị luận hiện đại
Lập bảng thống kê các văn bản nghị luận hiện đại đã học đã học ở học kì II theo mẫu sau:
a. Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tác giả: Hồ Chí Minh
Vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Luận điểm chính: Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. (Câu văn đầu tiên)

Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Phương pháp lập luận: Nghị luận chứng minh
b. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
Vấn đề nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ
Luận điểm chính:
- Sự giản dị hòa hợp với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.
- Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: Bác giản dị trong đời sống: quan hệ với mọi
người, lời nói và bài viết.
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Phương pháp lập luận: Nghị luận chứng minh (kết hợp giải thích và bình luận)
c. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
Vấn đề nghị luận: Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Luận điểm chính:
- Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương mn lồi, mn vật.
- Văn chương hình dung, sáng tạo ra sự sống mn hình vạn trạng, gây những tình cảm
khơng có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Phương pháp lập luận: Nghị luận giải thích (kết hợp bình luận)
2. Truyện ngắn hiện đại

3


Lập bảng thống kê các văn bản truyện ngắn hiện đại đã học ở học kì II theo mẫu sau:
Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
Thể loại: Truyện ngắn hiện đại
Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Nội dung:
+ Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm
quyền và cảnh sống thê thảm của ngời dân trong XH cũ.

+ Giá trị nhân đạo: Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vơ trách nhiệm với tính mạng người dân
Nghệ thuật: Dùng biện pháp tương phản, đối lập, tăng cấp để khắc họa nhân vật làm nổi
bật tư tưởng của tác phẩm.
Ý nghĩa nhan đề:
+ Là vế đầu của câu thành ngữ: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi (Chỉ thái độ vơ trách
nhiệm, vì tiền bạc mà coi thường sinh mạng con người của 1 số thầy thuốc, thầy bói trong
xã hội xưa)
+ Nhan đề đã phản ánh được thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu với
nhân dân trong cảnh khốn cùng.
+ Gợi được trí tị mị, gây hứng thú cho người đọc.
Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết
mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vơ trách nhiệm, ích
kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng
của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy
bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện,
Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang
danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết
nhân tính, thờ ơ trước sự sống cịn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình
cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn
vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen đỏ, mặc kệ dân chúng
xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn
lên tiếng phê phán thói vơ trách nhiệm, ích kỉ, lịng lang dạ sói của tầng lớp quan lại
phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ
của người dân.
3. Văn bản nhật dụng
Lập bảng thống kê các văn bản nhật dụng đã học ở học kì II theo mẫu sau:
Văn bản: Ca Huế trên sơng Hương (Hà Ánh Minh)
Thể loại: Bút kí
Phương thức biểu đạt: Thuyết minh + miêu tả + biểu cảm
Nội dung:

- “Ca Huế trên sông Hương” là bài bút kí của Hà Ánh Minh, nội dung ghi chép lại một
trong những nét đẹp văn hoá truyền thống ở cố đô Huế là ca Huế. Bài văn vừa giới thiệu
về nguồn gốc những làn điệu dân ca Huế vừa tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng.
Thông qua sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh
thần đằm thắm, thiết tha của con người xứ Huế.

4


- Qua bài viết, tác giả đa thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu
mến trân trọng dành cho ca Huế. Ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn sang trọng và dun
dáng. Chính vì thế, nghe Ca Huế trên sơng Hương cũng là một thú vui tao nhã.
Nghệ thuật:
- Biện pháp tu từ: liệt kê. so sánh
-Từ ngữ. hình ảnh: vừa chân thực, vừa gợi cảm
Phần III. Làm Văn
Dạng 1. Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh
a. Văn nghị luận chứng minh
Đề 1: Nhân dân ta thường khun rằng: “Có cơng mài sắt, có ngày nên kim”.
Em hãy chứng minh lời khuyên trên.
a. Mở bài
- Giới thiệu: Con người cần có lịng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm
- Trích lời khun qua câu tục ngữ: Có cơng mài sắt có ngày nên kim
b. Thân bài:
b1. Giải thích
- Nghĩa đen: Một cục sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thì sẽ
rèn thành 1 cây kim bé nhỏ hữu ích.
- Nghĩa bóng: Con người có lịng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ
thành cơng trong cuộc sống.
b2. Vì sao có cơng mài sắt, có ngày nên kim?

- Tất cả mọi thành cơng khơng tự nhiên mà có, đều qua q trình khổ luyện.
- Lịng kiên trì giúp ta vượt qua mọi khó khăn, trở ngại
+ Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động như anh Nguyễn Ngọc
Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền …
+ Trong học tập: Bản thân của học sinh Trong kháng chiến: Dân tộc Việt Nam của ta
b3. Lịng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào với đời sống của chúng ta
Vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của con người
b4. Bài học – liên hệ bản thân
- Khơng ngại khó, khơng chán nản
- Phải có tinh thần học hỏi
- Khuyên nhủ mọi người cần phải có lịng kiên trì và có nghị lực.
c. Kết bài:
Khẳng định lịng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng của con người.
Đề 2: Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”
Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên.
Dàn ý:
a. Mở bài:
- Tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh.
- Trích câu tục ngữ: “Một cây...núi cao”.
b. Thân bài
b1. Giải thích nghĩa câu tục ngữ.

5


+ Nghĩa đen: Một cây đơn lẻ không thể tạo nên ngọn núi mà phải có thật nhiều cây mới
có thể tạo thành. Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi
theo.
+ Nghĩa bóng: Một người đơn độc không thể làm nên việc lớn mà cần phải có sự đồn

kết của nhiều người thì mới có thể đạt được thành cơng.
b2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Trong lịch sử chống ngoại xâm: Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu chiến thắng nhiều kẻ
thù xâm lược:
+ Chống kẻ thù phương Bắc xâm lược: Nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh...
+ 3 lần ta chiến thắng Chống quân Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh...
+ Chiến thắng TD Pháp và đế quốc Mĩ : kẻ thù giàu có, trình độ kĩ thuật hiện đại, vũ khí
tối tân, lực lượng quân đội thiện chiến...
- Trong đời sống hàng ngày:
+ Nhân dân ta đoàn kết trong lao động, trong sản xuất: Con đê Sông Hồng ngăn lũ cho cả
vùng châu thổ Bắc Bộ...; Cơng trình thủy điện Sơng Đà đưa ánh áng đến mọi nhà...
+ Đồn kết trong công cuộc đấu tranh chống những âm mưu chia rẽ dân tộc, bơi nhọ
chính quyền...
- Đồn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định nên thành cơng. Bác Hồ đã
từng khẳng định:
Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết.
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng
 Trong bất kì một lĩnh vực nào, sự đồn kết luôn tạo ra sức mạnh to lớn và là yếu tố
quan trọng làm nên thành công.
b3. Làm thế nào để phát huy sự đoàn kết trong một tập thể xã hội?
+ Đoàn kết bắt nguồn từ sự đồng cảm, chia sẻ và tinh thần làm việc nghiêm túc, hòa
đồng, biết lắng nghe.
+ Kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ, đùm bọc, bảo vệ và xây dựng đất nước.
b4. Mở rộng vấn đề - liên hệ bản thân
+ Phê phán lối sống tư lợi, ích kỉ, tự cơ lập mình với xã hội.
+ Đồn kết khơng có nghĩa là kết bề kéo cánh, làm những việc xấu gây ảnh hưởng đến xã
hội.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ: Đoàn kết là cội nguồn, là yếu tố
quan trọng để thành công.

- Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Đề 3: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người.
- Giới thiệu nhận định: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
b. Thân bài
b1. Giải thích
- Rừng là gì?

6


Là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất
rừng … trong đó thành phần chính là một hoặc một số lồi cây thân gỗ, tre, nứa…
- Nói “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta” có nghĩa là gì?
Rừng có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của con người, do vậy cần vấn đề
bảo vệ rừng cấp thiết hơn bao giờ hết.
b2. Chứng minh
- Chứng minh bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống:
+ Rừng là lá phổi xanh điều hịa khí hậu
+ Rừng là ngơi nhà chung của mn lồi động – thực vật, trong đó có những lồi vơ cùng
q hiếm. Nếu ngơi nhà chung ấy khơng được bảo vệ sẽ dẫn đến những hậu quả không
nhỏ về mặt sinh thái.
+ Rừng chắn lũ, chống xói mịn.
- Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn:
+ Rừng là nơi ở của hàng trăm loài thảo dược quý hiếm linh chi, nấm, nhân sâm…
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,..
+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, ....
+ Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi thu hút khách du lịch,..

- Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ an ninh quốc phòng:
+ Rừng là mái nhà che bộ đội, rừng vây quân thù trong hai cuộc kháng chiến trường kì
+ Rừng bảo vệ chiến sĩ khỏi tầm mắt của giặc, cùng nhân dân cả nước kháng chiến.
b3. Thực trạng – hậu quả rừng hiện nay
- Thực trạng: Rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng ngày một thu hẹp.
- Nguyên nhân: Ý thức bảo vệ rừng kém, mục đích sử dụng rừng khơng hợp lí và nạn
chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ...
- Hậu quả: ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người:
+ Làm mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên
+ Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét… tàn phá nhà cửa, mùa
màng. Cướp đi sinh mạng của con người.
+ Đốt nương làm rẫy sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh thái, gây thiệt hại không
thể bù đắp được,...
b4. Trách nhiệm của con người:
- Nhà nước cần có những quy định xử phạt cho hành vi chặt phá rừng, săn bắt động vật
hoang dã trái phép. Đồng thời, các đơn vị kiểm lâm cũng cần phải thường xuyên kiểm
tra, theo dõi để bảo vệ rừng.
- Cá nhân:
+ Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng
+ Khai thác rừng hợp lí, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.
+ Trồng rừng.
c. Kết bài:
- Khẳng định lợi ích to lớn của rừng, bảo vệ rừng.
- Mọi người cần nâng cao nhận thức về rừng.
b. Văn nghị luận giải thích

7


Đề 1: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau

cùng”
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
a. Mở bài:
- Nhân ái là truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.
- Trích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
b. Thân bài
b1. Giải thích nghĩa câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: “nhiễu điều” tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ,
bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Mọi người phải biết đồn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương
yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
b2. Vì sao phải sống đồn kết, yêu thương?
- Không ai sống đơn độc trên đời, con người ln cần hịa nhập
- Đây là tình cảm tạo nên giá trị cao cả của con người.
- “Thương người” tạo nên sự gắn bó giữa người và người, cùng nhau duy trì và phát triển
cuộc sống.
- Là gốc rễ để tạo nên những điều tốt đẹp trong cuộc sống, như sự cao thượng, sự sẻ
chia,...
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động, sinh hoạt: chống bão lũ, hạn
hán, những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim
bẩm sinh, trẻ em ung thư…
b3. Biểu hiện của sống đồn kết u thương:
- Cảm thơng với khổ đau, bất hạnh của người khác.
- Giúp đỡ, đùm bọc để con người vượt qua gian khổ bằng những việc làm thiết thực, phù
hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình.
- Xem việc giúp đỡ người khác là lẽ sống và xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện,
tự giác.
b4. Bài học – liên hệ bản thân
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân u trong gia
đình, hàng xóm…

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ
thiện….
- Thể hiện bằng hành động cụ thể, hữu ích.
- Lan tỏa yêu thương khắp mọi nơi.
- Cần lên án, phê phán, tránh xa những người có lối sống ích kỉ, hẹp hịi...
c. Kết bài
- Câu tục ngữ là bài học quý giá mà cha ông để lại.
- Thế hệ trẻ phải ln mở rộng tấm lịng u thương con người.
Đề 2: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
a. Mở bài:
- Nhân ái là truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.
- Trích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

8


b. Thân bài
b1. Ý nghĩa câu tục ngữ:
- “Thương người” có nghĩa là gì?
u thương, chia sẻ, giúp đỡ...những người xung quanh.
- Thế nào là thương người khác như thương thân mình?
Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
- Tóm lại, câu tục ngữ đề cao vấn đề gì?
Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải có lịng thương người, u thương đồng loại như
u thương chính bản thân mình và người thân của mình.
b2. Vì sao phải yêu thương người khác như bản thân mình:
- Khơng ai sống đơn độc trên đời, con người ln cần hịa nhập
- Đây là tình cảm tạo nên giá trị cao cả của con người.
- “Thương người” tạo nên sự gắn bó giữa người và người, cùng nhau duy trì và phát triển
cuộc sống.

- Là gốc rễ để tạo nên những điều tốt đẹp trong cuộc sống, như sự cao thượng, sự sẻ
chia,...
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động, sinh hoạt: chống bão lũ, hạn
hán, những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim
bẩm sinh, trẻ em ung thư…
b3 . Biểu hiện của tình thương người như thương thân:
- Cảm thơng với khổ đau, bất hạnh của người khác.
- Đề cao giá trị, phẩm chất của con người.
- Mong những điều tốt đẹp mà mình muốn cũng đến với người khác.
- Giúp đỡ, đùm bọc để con người vượt qua gian khổ bằng những việc làm thiết thực, phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
- Xem việc giúp đỡ người khác là lẽ sống và xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện,
tự giác.
- Lịng thương người khơng chỉ là u thương người thân ruột thịt, bạn bè làng xóm,
đồng bào quê hương, mà rộng ra là yêu thương toàn nhân loại trên thế giới.
b4. Bài học – liên hệ bản thân
- Thương yêu con người phải từ trái tim chân thành.
- Thể hiện bằng hành động cụ thể, hữu ích.
- Lan tỏa yêu thương khắp mọi nơi.
- Cần lên án, phê phán, tránh xa những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi...
c. Kết bài
- Câu tục ngữ là bài học quý giá mà cha ông để lại.
- Thế hệ trẻ phải ln mở rộng tấm lịng u thương con người.
Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: .
- Trích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
b. Thân bài
b1. Giải thích ý nghĩa nghĩa câu tục ngữ:


9


- “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn
vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong
sạch.
- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ
nhân phẩm và đạo đức.
b2. Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”:
- Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người
đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.
- Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng
cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.
- Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và
sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.
- Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng
mọi gian lao, thử thách.
- Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.
- Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh
thản cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hịa, tốt đẹp hơn.
b3. Bài học – liên hệ bản thân
- Bồi dưỡng tâm hồn, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lâu dài,..
- Hồn thiện bản thân để có khả năng giải quyết khó khăn mỗi khi gặp phải, khơng ngồi
yên chờ nó đi qua.
c. Kết bài
Khẳng định câu tục ngữ là bài học quý giá mà cha ông để lại.
Dạng 2. Viết đoạn văn (5 – 7 câu)
Đề 1: Từ lòng yêu nước của nhân dân trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta” (Hồ Chí Minh), hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về biểu hiện của lòng yêu
nước trong học sinh hiện nay.

Đề 2: Từ tinh thần đoàn kết của nhân dân trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta” (Hồ Chí Minh), hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết
trong học sinh hiện nay.
Đề 3: Từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết đoạn văn ngắn
chứng minh Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại nhưng rất giản dị.
Đề 4: Hãy chứng minh quan phụ mẫu trong văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy
Tốn) là kẻ nhẫn tâm, lịng lang dạ thú.
- Kẻ thờ ơ, vơ trách nhiệm: điềm nhiên chờ bốc trúng quân mình cần để hạ bài trong khi
mọi người đều giật nảy mình khi nghe tin đê sắp vỡ.
- Kẻ đam mê cờ bạc, coi bài bạc đỏ đen là niềm vui, vui thú trên nỗi đau khổ của nhân
dân: chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.”
- Một kẻ vơ trách nhiệm, đam mê cờ bạc, lịng lang dạ coi nước bài cao thấp hơn tính
mạng, tài sản của người dân.
Đề 5: Em có đồng ý với thái độ và hành động của quan phụ mẫu khi đi hộ đê trong
văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn) khơng? Vì sao?
- Khơng đồng ý. Vì:

10


+ Hộ đê là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến tính mạng con người.
+ Hành động của quan phụ mẫu thể hiện sự vô trách nhiệm, đáng lên án.
+ Quan phụ mẫu phải có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của nhân dân...
Đề 6: Từ thói vơ trách nhiệm của quan phụ mẫu trong văn bản “Sống chết mặc
bay” (Phạm Duy Tốn), em hãy trình bày quan điểm chỉ đạo của các nhà lãnh đạo
của Việt Nam qua thời gian chống dịch Covid 19.
- Chính phủ Việt Nam chăm lo đến đời sống của nhân dân.
- Đưa ra các biện pháp để phòng chống dịch covid
- Yêu cầu nhân dân phải thực hiện đúng các phương pháp phòng chống dịch: Ở đau thì ở
n đó, đeo khẩu trang, không tiếp xúc nơi đông người…từ vùng dịch về phải khai báo

để cách li….
- Quyết không để dân bị hoang mang khi mắc covid
- Những nơi bị cách li không được để dân thiếu về nhu yếu phẩm, cung cấp đầy đủ cho
người dân vùng cách li
Đề 7: Từ văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn), theo em, chúng ta cần làm
gì để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt?
- Tăng cường trồng cây gây rừng, trồng rừng chắn sóng, phủ xanh đồi trọc.
- Khơng khai thác rừng bừa bãi, không được chặt phá rừng. Bởi thảm thực vật của rừng,
những cây xanh, rừng phòng hộ sẽ giảm thiểu thiệt hại của lũ lụt, lũ cuốn, sạt lở đất.
- Nguyên nhân sâu xa của lũ lụt là do mơi trường bị ơ nhiễm. Nó là hệ quả tất yếu của
việc tàn phá môi trường, biến đổi khí hậu. Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ
mơi trường sống (đất, nước, khơng khí) làm cho mơi trường ln trong lành.
- Chủ động phịng ngừa thiên tai, mưa lũ, tăng cường xây dựng và bảo vệ đê điều, ứng
cứu kịp thời khi có thiên tai, mưa lũ...
Đề 8: Dựa vào văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Hà Ánh Minh) và những hiểu
biết về tác phẩm này, hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cách thưởng
thức ca Huế.
Đề 9: Sau khi học xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Hà Ánh Minh), em biết
thêm gì về vùng đất Huế.
Sau khi đọc bài này em đã có thêm những hiểu biết về Huế:
+ Các làn điệu ca Huế phong phú, sâu sắc
+ Huế có rất nhiều các loại nhạc cụ.
+ Thêm hiểu biết về các địa danh lịch sử ở Huế
+ Ca Huế hay nhất là khi nghe trên dòng sông Hương
- Một số cảnh đẹp, di tích, địa danh ở Huế.
- Trang phục, con người.
- Các điệu dân ca với nguồn gốc, cái hay, cái đẹp riêng.
Đề 10: Sau khi học xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Hà Ánh Minh), em
thấy thế hệ học sinh cần làm gì để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Khẳng định: Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc.

- Vinh danh các nghệ sĩ, nghệ nhân có cơng gìn giữ, biểu diễn và truyền bá ca Huế.
- Tìm hiểu các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc.

11


- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng.
- Đem bản sắc văn hóa quảng bá với bạn bè thế giới.
- Cố gắng học tập thật tốt.
- Có thái độ trân trọng, yêu quý, gìn giữ những phong tục, tập quán của dân tộc.
- Biết phê phán, trê trách những người có tư tưởng phá bỏ các phong tục, tập quán dân
tộc.
- Có thái độ yêu quý, trân trọng..
Đề 11: Vì sao nói, nghe ca Huế là một thú vui tao nhã?
+ Người thưởng thức ca Huế ngồi trên những chiếc thuyền Rồng, thả nhẹ tâm hồn trên
dòng sống Hương, lắng nghe từng bài ca Huế ngân nga trầm bổng.
+ Ca Huế trang trọng, mang nội dung trong sáng, gợi tình người, tình đất nước, chủ yếu
ca ngợi quê hương, con người Huế
 Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người
xứ Huế.
+ Những nhạc cơng, ca cơng thể hiện những điệu khúc dân ca là những nghệ sĩ tài hoa,
điêu luyện trên những nhạc cụ dân gian.
+ Không gian: trên sống Hương + thời gian: đêm trăng gió mát
 Khơng gian, thời gian hịa quyện cùng những bài ca Huế làm cho tâm hồn người
thưởng thức cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái.
Đề 12: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh của người
dân trong văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn)
- Họ xuất hiện trong bối cảnh mưa gió sấm chớp càn qt qua vùng thơn q bình n.
- Họ tất bật với thuổng, cuốc rồi đội đất, vác tre, bì bõm dưới nước bùn lầy.
- Họ cũng thấp cổ bé họng, bị bọn tham quan chà đạp, áp bức đến khơng thở nổi cơ mà.

Tình cảnh đáng thương vừa chịu sự tàn phá của thiên tai, vừa chịu sự áp bức của quan lại
ấy đáng thương biết bao.
- Tình cảnh của những người dân ấy thật bất hạnh, khốn khổ biết bao. Chẳng có lối thốt
nào cả, chẳng có ánh sáng nào cả, vì họ rồi cũng sẽ bị nhấn chìm dưới dịng nước lũ ấy
mà thơi!
B. BÀI TẬP
Bài 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi
trong một màu trắng đục. Tơi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình
người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành
cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thống để vua hóng mát ngắm
trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vịm được trang trí lộng lẫy, xung quanh
thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang
thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngồi ra cịn có đàn
bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
Câu 1: Tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt (Đêm. Xác định thời gian)
Câu 2: Nêu tên các nhạc cụ được nhắc đến trong đoạn trích.

12


Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh
Câu 3: Trong câu: Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị,
đàn tam, tác giả sử dụng BPTT gì? Nêu tác dụng của BPTT đó.
BPTT liệt kê. Cho thấy sự đa dạng của các loại nhạc cụ.
Câu 4: Nội dung của đoạn trích.
Miêu tả khung cảnh một đêm ca Huế trên sông Hương. Đồng thời giới thiệu những loại
nhạc cụ khi biểu diễn ca Huế.
Bài 2:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn
ràng. Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện
ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất
mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng
khoanh tay, chực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để
trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy
những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao
chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngốy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bơng trơng mà thích
mắt...”
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
Câu 2. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: “Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha
lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng”. Cho biết ý nghĩa của thành phần trạng
ngữ ấy.
Trong đình
Xác định địa điểm/ nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu.
Câu 3. Ghi lại câu văn có sử dụng phép liệt kê ở trong đoạn trích.
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi
ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía,
hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chi ngà, nào ống vơi chạm,
ngốy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bơng trơng mà thích mắt
Câu 4. Đoạn trích trên đã tơ đậm lối sống như thế nào của quan phụ mẫu?
- Sống xa xỉ, nhàn nhã.
- Thích hưởng thụ.
- Vơ trách nhiệm...
Câu 5. Em có đồng ý với cách hộ đê của quan phụ mẫu trong đoạn trích trên khơng? Vì
sao?
Khơng đồng ý. Vì:
+ Hộ đê là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến tính mạng con người.

+ Hành động của quan phụ mẫu thể hiện sự vô trách nhiệm, đáng lên án.
+ Quan phụ mẫu phải có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của nhân dân...
Bài 3:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

13


“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì
thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập
quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là
thảm.”
(Văn 7 – tập 2, NXBGD)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
Câu 2: Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó.
Nội dung:
+ Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm
quyền và cảnh sống thê thảm của ngời dân trong XH cũ.
+ Giá trị nhân đạo: Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng người dân
Nghệ thuật:
+ Dùng biện pháp tương phản, đối lập, tăng cấp để khắc họa nhân vật làm nổi bật tư
tưởng của tác phẩm
+ Lời văn cụ thể, sinh động
Bài 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt
râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy
đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta
bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
- Có ăn khơng thì bốc chứ!
Thầy đề vội vàng:
- Dạ, bẩm, bốc.”
(Ngữ văn 7, Tập hai)
Câu 1 Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả?
Câu 2 Nội dung của đoạn văn trên?
Sự tương phản đối lập giữa hành động, thái độ của quan phụ mẫu với hành động, thái độ
của mọi người khi nghe tin đê sắp vỡ.
Câu 3 Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn.
+ Mặc kệ!
+ Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại.
+ Có ăn khơng thì bốc chứ!
+ Dạ, bẩm, bốc.
Câu 4 Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ
lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.”
Câu văn giúp cho người đọc có những cảm nhận đầy đủ về viên quan phụ mẫu:

14


+ Kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm: điềm nhiên chờ bốc trúng quân mình cần để hạ bài trong khi
mọi người đều giật nảy mình khi nghe tin đê sắp vỡ.
+ Kẻ đam mê cờ bạc, coi bài bạc đỏ đen là niềm vui, vui thú trên nỗi đau khổ của nhân
dân: chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.”
- Nghệ thuật tương phản đối lập làm nổi bật chân dung của quan phụ mẫu - Một kẻ vơ

trách nhiệm, đam mê cờ bạc, lịng lang dạ coi nước bài cao thấp hơn tính mạng, tài sản
của người dân.
- Câu văn giúp người đọc hiểu và cảm thông với những bất hạnh của người dân trong xã
hội cũ; bày tỏ thái độ lên án, phê phán tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa.
Bài 5
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói
như vậy.
Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc khơng cịn u thương,
hoặc họ khơng cho mình nữa, hoặc mình khơng đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì
cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay
một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.
Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu khơng có họ, thì
mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ khơng hay, nếu có. Văn
minh đơn giản là như vậy.
[….] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm
ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục
tốt từ cha từ mẹ.
(Trích Lịng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Nghị luận
Câu 2 Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
…Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc khơng cịn u thương, hoặc
họ khơng cho mình nữa, hoặc mình khơng đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng
nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một
miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.
Liệt kê
Câu 3 Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.
Lịng biết ơn
Câu 4 Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.

Lịng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.
- Ghi nhớ công ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.
- Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.
- Sống có trách nhiệm, ân nghĩa, thủy chung với ông bà cha mẹ, với tổ quốc, với những
người cho ta cuộc sống hạnh phúc, bình an.
Bài 6
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

15


Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước
Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vơ hồi xa mãi cùng những
tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe
buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân,
tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng Bắc pha phách điệu Nam
không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sơi nổi, tươi vui, có buồn
cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi
lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch."
Câu 1: Trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
Câu 2: Trong câu văn Thể điệu ca Huế có sơi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khng,
có tiếc thương ai ốn..., tác giả đã sử dụng BPTT nào? Tác dụng?
BPTT liệt kê
Cho thấy sự phong phú trong âm hưởng của ca Huế
Câu 3: Ca Huế thường diễn ra trong khung cảnh nào? Nét sinh hoạt này có gì độc đáo?
Khung cảnh: Khi đêm đã về khuya
Nét độc đáo: Cả người nghe và người biểu diễn cùng ngồi trên thuyền Rồng, vừa nghe
những giai điệu của ca Huế, vừa ngắm cảnh sông Hương thơ mộng, êm đềm.
Bài 7

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“[...] Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê,
mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!
Có biết khơng?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy?
Khơng cịn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra !”
(Ngữ văn 7 - tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Đoạn trích được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Có thể thêm thành phần trạng ngữ vào câu “Đê vỡ rồi” được khơng?
Được.
Ví dụ: Ngồi kia, Chỗ bờ sơng phía nam đình,...
Câu 3. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?
Biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt
hoảng của nhân vật.
Câu 4. Đoạn trích trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?
- Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, quen thói hống hách quát nạt.
- Là một tên quan “lịng lang dạ thú”, vơ trách nhiệm, là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến
việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình.
NGỮ VĂN 6

16


Bài tập 1
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ơng lão chăm

chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ơng bà ao ước có một đứa con. Một hơm bà ra
đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém
thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé
mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên
ba vẫn khơng biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân
gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở
làng Gióng có hai vợ chồng ơng lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”
Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 4: Tìm các từ mượn trong câu văn: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng
Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”; cho biết nguồn
gốc của các từ mượn đó.
Bài tập 2
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ,
bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng
dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu
với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá
tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua
truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là ai ?
Câu 3: Cho biết ý nghĩa của chi tiết : “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói địi đi
đánh giặc” ?
Câu 4 : Tìm cụm danh từ trong câu : “Ơng về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt,
một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”
Câu 5 : Hội thi trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”. Hãy lí giải vì

sao?
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc – hiểu
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc
đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái
bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước

17


lên vỗ vào mơng ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi,
nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón
đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.”
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 3: Tìm 01 cụm danh từ trong đoạn văn trên?
Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì: “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh
núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.
II. Làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Mỗi người
cần có cái riêng của mình.
Câu 2: Đóng vai Lý Thơng kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh.

ĐỀ SỐ 2
I. Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Một hôm có hai chàng trai đến cầu hơn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ:
vẫy tay về phía đơng, phía đơng nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng

dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng
khơng kém: gọi gió, gió đến; hơ mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một
người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng
làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời
các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào?
Thơi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Câu 1: Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? Nêu khái niệm về thể loại
đó.
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ "băn khoăn" ? Cho biết em giải thích nghĩa của từ bằng
cách nào?
Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên.
Câu 4: Hãy viết đoạn văn trình bày ý nghĩa biểu tượng của những nhân vật chính em
vừa tìm được trong đoạn văn.
II. Làm Văn

18


Câu 1: Theo em để cùng "lau nước mắt", "rửa sạch máu" cho Trái Đất, mỗi người chúng
ta cần phải làm gì?
Câu 2: Kể lại một truyền thuyết mà em u thích bằng ngơi kể thứ nhất.
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc – hiểu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“Mẹ tơi khơng phải khơng có lý khi địi hỏi tơi phải lấy người khác làm chuẩn
mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình
thơng minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành
đạt? Thành cơng của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay,
khơng ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ

muốn tơi giống người khác, thì người khác đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là
người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.”
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Nghị luận
Câu 2: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? “Xem người ta kìa”, Tác giả
Lạc Thanh.
Câu 3: Xác định trạng ngữ có trong câu văn sau? Và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?
“Vì lẽ đó, xưa nay, khơng ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân
xuất chúng.”
- “Vì lẽ đó” là trạng ngữ chỉ mục đích.
- “Xưa nay” là trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Mẹ tơi có lý khi địi hỏi tơi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Bởi trên đời,
mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Nhiều người xuất chúng nhờ noi gương.
PHẦN II: Làm văn
Câu 1: Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và
tơn trọng sự khác biệt. Em có đồng ý với ý kiến này khơng? Vì sao?
Câu 2: Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện “cây khế” ?
ĐỀ SỐ 4
Phần I. Đọc – hiểu
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác
bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tự tiện tay là vứt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này
thành tệ nạn...Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác...Những nơi khuất,
nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ
sinh nặng nề...”
(SGK Ngữ văn 7, tập2, trang 10 )
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2: Chỉ ra những thói quen xấu của con người có trong đoạn trích trên?


19


Câu 3: Tìm trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?
PHẦN II: Làm văn (6 điểm)
Câu 1: Mỗi chúng ta cần làm gì để bảo vệ ngơi nhà chung của chúng ta?
Câu 2: Em hãy đóng vai nhân vật Thánh Gióng kể lại câu chuyện Thánh Gióng.
ĐỀ SỐ 5
I. Đọc - hiểu
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tôi
nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én
rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là
cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc
gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ . Sao ta không quăng gánh nợ này đi
để dạo chơi một mình có sướng hơn khơng?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi
vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đồn Cơng Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trị)
Câu 1. Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào? Được kể theo ngơi thứ mấy?
Người kể có trong câu chuyện không?
Các nhân vật: Chim Én, Dế Mèn
- Ngơi thứ 3.
- Người kể khơng có trong truyện
Câu 2. Chim Én giúp Mèn đi chơi bằng cách nào? Hai Chim Én ngậm hai đầu của một
cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa.
Câu 3. Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo
xuống đất như một chiếc lá lìa cành. So sánh

Câu 4. Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào? Em suy
nghĩ gì về hành động của Dế Mèn?
Chim Én: Nhân ái, giúp đỡ người khác. Dế Mèn: Ích kỉ, ngu ngốc.
Phần II. Làm văn
Câu 1: Nêu suy nghĩ của em về vấn đề: Nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi
người, khơng nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác.
Mỗi người đều có sự khác biệt, khơng ai giống ai, vì thế nên tơn trọng sự khác biệt.
Vì sao cần tơn trọng sự khác biệt hình thức: hình thức khơng quan trọng bằng tính cách,
tâm hồn tài năng.
Nếu ai đó khiếm khuyết về mặt hình thức, cần cảm thông, chia sẻ với họ.
Chế giễu sẽ làm tổn thương người khác dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Câu 2: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách
em đã đọc.

20



×