Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Báo cáo khảo sát chi tiêu công pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 86 trang )



Về thực hiện Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 “Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải
thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp luật thuộc Chương trình 135 giai đoạn II”


Về thực hiện Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 “Chính sách hỗ trợ các
dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp luật thuộc Chương
trình 135 giai đoạn II”
iv
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
Lời cảm ơn
Báo cáo Khảo sát theo dõi chi tiêu công này được thực hiện trong năm 2011 - 2012 trong khuôn khổ
Chương trình Hợp tác Quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF. Tài liệu này thể hiện mối quan
hệ chặt chẽ giữa Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tỉnh Điện Biên và UNICEF Việt Nam.
Nghiên cứu do nhóm nghiên cứu gồm bà Nguyễn Thị Kim Dung (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương),
bà Trần Như Trang (Trung tâm Phát triển Nông thôn) và bà Hoàng Thị Thúy Nguyệt (Học viện Tài
chính) thực hiện với sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của Giáo sư Bernard Gauthier (Đại học tổng
hợp Montreal).
Báo cáo Khảo sát này đã được lấy ý kiến từ các chuyên gia đến từ các Sở, ban ngành ở địa phương
tại tỉnh Điện Biên (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Cục
Thống kê, và các cơ quan có liên quan tại hai huyện Mường Chà và Điện Biên Đông) và Bộ ban
ngành trung ương (Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc).
Bộ Kế hoạch - Đầu tư và UNICEF Việt Nam xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân
đã đóng góp xây dựng và hoàn thành báo cáo này!

v
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
Danh mục từ viết tắt
Bộ/Sở KH&ĐT Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bộ/Sở LĐTBXH Bộ/Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội


Bộ/Sở/Phòng GD&ĐT Bộ/Sở/Phòng Giáo dục và đào tạo
PTTH Phổ thông trung học
THCS Trung học cơ sở
QĐ 112 Quyết định 112
PETS Khảo sát chi tiêu công
UBND Ủy ban nhân dân
UBDT Ủy ban Dân tộc
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

vi
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
MỤC LỤC
Tóm tắt Tổng quan x
5
5
6
8
9
10


14
15
18
19






4.1.1 Kinh phí chuyển từ trung ương xuống tỉnh 32
4.1.2 Kinh phí chuyển từ tỉnh xuống huyện 33
4.1.3 Kinh phí chuyển từ huyện xuống trường 33
4.1.4 Chậm trễ đáng kể trong chuyển kinh phí từ trường xuống hộ 33

4.2.1 Kinh phí chuyển từ trung ương xuống tỉnh 38
4.2.2 Kinh phí chuyển từ tỉnh xuống huyện 38
4.2.3 Kinh phí phân bổ từ huyện xuống trường 39
Rút kinh phí từ Kho bạc huyện về trường 41
vii
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
4.2.4 Nhận tiền ở hộ 42
48
Phạm vi triển khai và đối tượng hưởng lợi 48
Một số tồn tại trong khâu lập danh sách, xác định đối tượng 51
51
Quy trình thủ tục phức tạp 51
Mức độ hài lòng của hộ và Thông tin về QĐ 112 53
Thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan 57
58
59
59
Bài học kinh nghiệm 63

viii
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
Danh mục Bảng
Bảng 1. Các thông tin chính về hai huyện trong mẫu khảo sát 10
Bảng 2. Các xã chọn mẫu ở hai huyện 11
Bảng 3. Mẫu khảo sát của nghiên cứu PETS Điện Biên 11

Bảng 4. Các đặc điểm chính của nhóm hộ được chọn mẫu 12
Bảng 5. Đặc điểm của các trường học trong mẫu khảo sát 13
Bảng 6. Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Điện Biên, năm 2007-2009 (%) 19
Bảng 7. Chênh lệch thời gian giữa quy định và việc thực hiện quy trình ngân sách của
Q Đ 112 tại tỉnh Điện Biên qua 2 năm học 2009-2010 và 2010-2011 26
Bảng 8. Rà soát, đối chiếu danh sách đối tượng hưởng lợi của QD112 với các bên 29
Bảng 10. Thời gian phê duyệt ngân sách theo thông tin từ các trường (số ngày) 32
Bảng 11. Kinh phí trung ương cấp về Điện Biên triển khai hỗ trợ học sinh nghèo theo QĐ 112 33
Bảng 12. Thời gian từ Ngày rút tiền đến Ngày chi trả cho học sinh 34
Bảng 13. Thời gian chậm trễ trong quy trình lập dự toán cho QĐ112 35
Bảng 14. Thời điểm nhận tiền hỗ trợ của học sinh tại hai huyện Mường Chà và
Điện Biên Đông trong hai học kỳ năm học 2010-2011 37
Bảng 15. Kinh phí trung ương cấp về tỉnh Điện Biên triển khai hỗ trợ học sinh nghèo theo QĐ112 38
Bảng 16. Kinh phí cấp cho huyện Điện Biên Đông để triển khai QĐ 112
trong 2 năm học vừa qua (con số gộp cho cả 3 cấp học) 39
Bảng 17. Kinh phí chuyển cho huyện Điện Biên Đông trong 2 năm học 40
Bảng 18. Kinh phí chuyển cho huyện Mường Chà trong 2 năm học vừa qua 40
Bảng 19. Số tiền các trường đã rút, báo cáo chi trả và kết chuyển kỳ sau
trong 2 năm học vừa qua 41
Bảng 20. Phương thức chi trả hỗ trợ cho QĐ112 42
Bảng 21. Tần suất nhận tiền hỗ trợ trong năm học 2010-2011 tại các trường học 43
Bảng 22. Thời điểm và số tiền hỗ trợ đã nhận của học sinh tại hai huyện Mường Chà
và Điện Biên Đông trong hai học kỳ năm học 2010-2011 44
Bảng 23. Số tiền được giữ lại ở các trường sau các kỳ chi trả QĐ112 46
Bảng 24. Số trường học rút kinh phí hỗ trợ trong kỳ nghỉ hè 46
Bảng 25. Tỷ lệ người trả lời có nhận định về một số thiếu sót vừa qua trong triển khai
QĐ112 đến người dân 49
Bảng 26. Số trường học cung cấp được tài liệu, chứng từ có đề rõ ngày tháng cấp phát
cho học sinh 56
ix

BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
Danh mục Hình
Hình 1. Các hợp phần của Chương trình 135 và QĐ 112 và Phạm vi triển khai nghiên cứu PETS 18
Hình 2. Cơ cấu tổ chức thực hiện Quyết định 112 20
Hình 3. Cơ cấu tổ chức triển khai Quyết định 112 theo thực tế tại tỉnh Điện Biên 20
Hình 4. Dòng thông tin và kinh phí thực hiện QĐ112 23
Hình 5.Tỷ lệ hộ cho biết phải trả hoa hồng để nhận tiền hỗ trợ QĐ112 47
Hình 6. Tỷ lệ hộ cho biết phải đóng góp lại một số chi phí cho trường ngay khi
được nhận tiền hỗ trợ QĐ112 47
Hình 7. Tỷ lệ học sinh nghèo thuộc trong mẫu khảo sát chưa nhận được
kinh phí hỗ trợ 50
Hình 8. Nhận xét của hộ và cán bộ giáo viên về thủ tục giấy tờ 51
Hình 9. Sử dụng tiền hỗ trợ theo QĐ112 tại hộ 53
Hình 10. Mức độ hài lòng của hộ về hỗ trợ từ QĐ112 53
Hình 11. Có được thông tin về tiền hỗ trợ QĐ112 trước khi nhận hỗ trợ 54
Hình 12. Tỷ lệ hộ biết về QĐ 112 54
Hình 13. Tại sao hộ lại được hỗ trợ theo QĐ 112 55

x
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
Tóm tắt Tổng quan
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả phát triển khả quan, trong đó có việc nâng
cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân với tỷ lệ nghèo đói đã giảm đáng kể trong khắp cả
nước. Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm một nửa tỷ lệ người nghèo sống với
thu nhập dưới 1 đô la Mỹ một ngày so với năm 1990. Tuy nhiên khoảng cách giữa nông thôn và thành
thị vẫn còn lớn, tỷ lệ nghèo đói ở các khu vực miền núi, đặc biệt trong nhóm các đồng bào dân tộc
thiểu số vẫn còn cao. Năm 2008, tỷ lệ nghèo trong nhóm hộ dân tộc là 50,3%, trong nhóm người Kinh
và người Hoa chỉ là 9%. Ngoài ra, tuy chỉ chiếm 1/8 dân số nhưng người dân tộc chiếm 50% trong
nhóm người nghèo, nhất là nghèo lương thực. Đầu tư công vẫn tăng nhưng chất lượng giáo dục ở
nhiều khu vực miền núi vẫn thấp, tỷ lệ trẻ em đi học cũng thấp. Chẳng hạn ở Điện Biên theo số liệu

năm 2008, chỉ có 88 trong số 100 trẻ ở độ tuổi đến trường được đi học, trong khi tỷ lệ nhập học đúng
độ tuổi trung bình của cả nước là 90/100, và tỷ lệ này trong nhóm học sinh nữ vẫn thấp hơn trong
nhóm học sinh nam
1
.
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và vượt qua những thách thức mới, nhằm thực hiện đúng các cam
kết và công ước quốc tế đã ký kết, đặc biệt là Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (1989) và Tuyên bố
chung về quyền con người (1984) với nhiều điều khoản nhấn mạnh về quyền an sinh và bảo trợ xã
hội, chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội để đáp ứng yêu cầu trên từng
lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội là công cụ phục vụ lập kế
hoạch để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, đảm bảo an ninh quốc gia.
Ngoài ra, Chính phủ còn xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với một số đối tượng mục tiêu và vùng
trọng điểm nghèo đói.
Trong thời gian qua, UNICEF Việt Nam đã và đang phối hợp cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư nâng cao
chất lượng thiết kế các nội dung mang tính xã hội trong bản kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội bằng
phương pháp tiếp cận kiểm toán xã hội. Các công cụ trong phương pháp này cung cấp thông tin về
chất lượng cũng như chi tiêu cho dịch vụ xã hội từ ý kiến, nhận xét của người dân sử dụng dịch vụ.
Trong các công cụ đó, Khảo sát Chi tiêu công (PETS) được thử nghiệm tại hai huyện của tỉnh Điện
Biên nhằm trực tiếp đánh giá hiệu quả của một chương trình hỗ trợ tiền cho học sinh, và đồng thời
nâng cao năng lực cho địa phương trong việc sử dụng công cụ này.
Mục tiêu của công cụ PETS hướng tới việc theo dõi lượng nguồn lực công được chuyển tới tay đối
tượng mục tiêu và phân tích tìm ra những vấn đề nổi cộm trong quá trình cung ứng dịch vụ. Khảo
sát PETS giúp xác định những vướng mắc của quá trình triển khai chương trình hỗ trợ, thu thập các
thông tin giúp nâng cao chất lượng quá trình ra quyết định và xây dựng chính sách của Chính phủ.
Ngoài ra, kết quả của PETS cho thấy phương thức, số lượng và thời điểm nguồn lực được chuyển
tới tay người hưởng lợi. Ở Điện Biên, nghiên cứu PETS thu thập các thông tin và bằng chứng về
việc chuyển kinh phí hỗ trợ qua các cấp quản lý và từ đơn vị cung cấp dịch vụ (trường học) tới người
hưởng lợi (học sinh) trong suốt quá trình thực hiện Quyết định 112, một phần của Chương trình 135-
Chương trình Mục tiêu quốc gia hỗ trợ các xã vùng đặc biệt khó khăn. Các đối tượng hưởng lợi là học
sinh dân tộc thiểu số nghèo với mức hỗ trợ 140.000 đ/tháng (khoảng 7 đô la Mỹ) nhằm hỗ trợ thêm

chi phí cho học tập, giảm tỷ lệ bỏ học của học sinh.
Khảo sát được triển khai từ tháng 12/2011 đến tháng 1/2012 tại huyện Điện Biên Đông và Mường
Chà. Các nguồn thông tin thu thập chính gồm phỏng vấn cán bộ các cấp, ban giám hiệu 65 trường
tiểu học và trung học cơ sở của hai huyện. Khảo sát 293 hộ với 604 học sinh, trong đó có 470 em đã
nhận được hỗ trợ từ QĐ 112 ở tám xã đã thu nhận nhiều thông tin về chất lượng và cách thức chi trả
hỗ trợ.
Nghiên cứu thu thập thông tin về quá trình thực hiện và chuyển hỗ trợ trong hai năm học 2009-2010
và 2010 – 2011. Ở cấp hộ, Nhóm nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát thông tin của năm 2010-2011.
Các phát hiện chính cho thấy nhìn chung, các hộ hưởng lợi từ QĐ112 cũng như cán bộ và giáo viên
địa phương đều hài lòng với hỗ trợ từ nhà nước theo quyết định này. 77% các hộ được khảo sát thể
1 UNICEF (2009), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Điện Biên, trang 80
xi
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
hiện mức hài lòng trong đó ở Điện Biên Đông có tới 85% các ý kiến hài lòng hoặc rất hài lòng, tỷ lệ
này ở Mường Chà thấp hơn đôi chút (70%). Ngoài ra, 95% các ý kiến khẳng định hỗ trợ từ chương
trình đóng góp một phần kinh phí đáng kể để tạo thêm cơ hội cho con em đi học- 1/10 trong tổng số
các ý kiến khẳng định nếu không có hỗ trợ thì họ không thể cho con em tiếp tục đến lớp trong thời
gian qua.
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực như vậy, nghiên cứu PETS dưới đây cho thấy còn khá
nhiều hạn chế cần rút kinh nghiệm cho các chương trình hỗ trợ tiếp theo như sau:
Khoản hỗ trợ tiền mặt của Chương trình được phân bổ một lần hoặc hai lần mỗi năm và không có
nhiều bằng chứng về việc thực sự căn cứ vào thời gian đến lớp thực tế. Điều này chưa phù hợp với
nội dung hướng dẫn của Chương trình khi quy định hỗ trợ tiền mặt hàng tháng cho học sinh con hộ
nghèo thuộc các xã 135 theo thời gian đến lớp. Ngoài ra, kinh phí chuyển cho hộ thường chậm tới vài
tháng, rất muộn vào cuối học kỳ, thậm chí tới kỳ nghỉ hè hay cho tới tận năm học sau, như vậy đã làm
ảnh hưởng tới bản chất của chương trình muốn hỗ trợ tiền mặt kịp thời, giảm hiệu quả khuyến khích
động lực của học sinh tích cực đến lớp.
Nguyên nhân đầu tiên chính là chậm trễ từ khâu lập dự toán ở tất cả các cấp quản lý- mức chậm trễ
ghi nhận được của hai năm học được nghiên cứu là từ ba đến mười hai tháng, dẫn đến việc thực
hiện chương trình cũng triển khai chậm, bắt đầu ngay từ khâu giải ngân, giao dự toán từ cấp trung

ương về tỉnh. Theo quy định về quản lý ngân sách thông thường, kinh phí phải được giao từ trước 31
tháng 12 của năm trước. Tuy vậy rõ ràng nếu nhìn vào kinh phí của học kỳ hai năm học 2009-2010
chẳng hạn (thuộc năm tài chính 2010), thời gian kinh phí về đến tỉnh chậm là 5 tháng; còn kinh phí
cho học kỳ 1 năm học 2010-2011 (cũng thuộc năm tài chính 2010), thời gian chậm chễ là 11 tháng.
Việc chuyển kinh phí từ tỉnh xuống huyện có nhanh hơn đôi chút nhưng cũng thường mất từ hai tới
thậm chí tám tuần qua hai năm học vừa qua.
2

Hỗ trợ từ trường tới học sinh cũng tiếp tục bị chậm trễ. Theo số liệu của trường thì 2/3 số trường cấp
hỗ trợ trong vòng 10 ngày sau khi rút tiền từ kho bạc huyện, và có tới 10% số trường phải chờ tới bốn
tháng sau mới chuyển tiền hỗ trợ tới học sinh. Số liệu từ khảo sát hộ theo giả thuyết do nghiên cứu
đặt ra cho rằng tỷ lệ chuyển tiền ngay trong tháng cũng chỉ đạt 60-70% và khoảng 20-30% chỉ được
nhận tiền tới 4-5 tháng sau.
Số tiền đã nhận cho tới thời điểm khảo sát cũng là một thông tin cần xem xét nếu so với số tiền được
cấp phát theo quy định. Đối với học kỳ 1 năm học 2010-2011, theo giả thuyết đang phân tích, ở Điện
Biên Đông số tiền đã nhận vẫn còn thiếu 31% so với mức quy định, ở Mường Chà còn thiếu 9%; số
tiền đã nhận của học kỳ 2 ở Điện Biên Đông còn thiếu 22% và Mường Chà là 12%.
Theo thông tin của các hộ, phải trả phí dịch vụ để nhận tiền hỗ trợ cũng là một thực tế không phải
không phổ biến. Thêm vào đó, các hộ dân còn xác nhận là họ phải đóng góp một khoản tiền ngay
cho trường khi được nhận hỗ trợ với số tiền trung bình là khoảng 140.000 – 170.000 đ mỗi học sinh-
tương ứng khoảng hơn một tháng hỗ trợ cho học sinh.
Rủi ro về thất thoát còn nằm trong cách thức nhiều trường chưa chuyển lại phần kinh phí còn dư
cho kho bạc. Dù có quy định rõ của hệ thống Kho bạc về quản lý kinh phí còn dư, ở cả hai huyện
Mường Chà và Điện Biên Đông, một con số không nhỏ vẫn được giữ lại ở các trường: trong năm học
2010-2011, ở Mường Chà mỗi học kỳ số tiền được kết chuyển tiếp cho các trường lên tới hơn một tỷ
đồng, số tiền ở Điện Biên Đông cũng từ 700 đến 800 triệu.
Quy trình xác định và rà soát đối tượng hưởng lợi khá rườm rà đã trở thành gánh nặng cho các hộ
dân và tạo nguy cơ gây mất công bằng cho các đối tượng hưởng lợi. Cụ thể là yêu cầu photo 3 bản
công chứng (sổ hộ nghèo) đang gây thêm phiền hà, tốn kém cho hộ dân, nhất là các hộ nghèo ở vùng
sâu để hoàn tất hồ sơ để được nhận hỗ trợ.

2 Trong học kỳ 2 năm học 2010-2011, do kinh phí chuyển từ trung ương về muộn, tỉnh Điện Biên đã chủ động tạm ứng
kinh phí của địa phương để thực hiện chi trả cho học sinh theo QĐ 496/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên ngày
30/05/2011
xii
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
Các hộ dân cũng chia sẻ về vấn đề hạn chế trong việc nhận hỗ trợ. Có khoảng 20% số hộ dân được
khảo sát cho biết con em họ vẫn chưa được nhận hỗ trợ cho dù điều kiện của gia đình phù hợp với
tiêu chí của chương trình. Ở một số trường, tỉ lệ học sinh là con em các hộ nghèo chưa được nhận hỗ
trợ còn lên tới 30%.
Phương thức tổ chức thực hiện chương trình ở tỉnh Điện Biên chưa hoàn toàn thống nhất với quy
định của trung ương, đặc biệt là vai trò của Ban Dân tộc vẫn còn tương đối hạn chế so với trách
nhiệm đã được giao là giám sát tổng thể, theo dõi và giám sát tình hình thực hiện chương trình tại tỉnh
Hệ thống thông tin phục vụ báo cáo và giải trình khá hạn chế bởi cách thức lập biểu, lưu trữ dữ liệu
ở các đơn vị cấp huyện, xã và trường học chưa theo một quy chuẩn thống nhất nào. Thông tin còn
sơ sài, và không thống nhất giữa các cấp và khó có thể thu thập được một cách đầy đủ và chính xác.
Đặc biệt là ở cấp trường học, khi được đề nghị cung cấp thông tin, nhiều trường học không đưa ra
được các chứng từ liên quan đến việc chuyển, nhậ tiền hỗ trợ. Ví dụ, danh sách ký nhận tiền của học
sinh cũng chỉ có tên họ, chứ ký mà không có ngày nhận tiền thực tế của từng học sinh. Thêm vào
đó, cách thức lập biểu, lưu trữ dữ liệu ở các đơn vị không tương đồng nên trong nhiều tính toán của
nghiên cứu không thể so sánh dữ liệu giữa các bên.
Xét về công tác quản lý chung, cho tới thời điểm của nghiên cứu này (tháng 12/2011, tháng 1/2012),
sáu tháng sau khi QĐ112 hoàn tất ở các trường học, công tác lập báo cáo quyết toán chi trả hỗ trợ
vẫn chưa được tiến hành. Theo luật Ngân sách, báo cáo cuối cùng để kết luận về chi tiêu và quản lý
chương trình chỉ có thể được thực hiện sau khi đơn vị quyết toán và được UBND địa phương thông
qua, hoặc sau khi đơn vị thực hiện chi trả đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ với Kho bạc. Quy định thông
thường cho hàng năm là trước 25 tháng 1 năm sau
3
. Ở Điện Biên, chỉ mới có báo cáo quyết toán cho
năm 2009, chưa quyết toán cho hai năm tài chính 2010 và 2011. Kinh phí chi trả đã hai năm nhưng
thực ra vẫn mới chỉ là hình thức tạm ứng kinh phí. Do vậy chưa thể đưa ra kết luận về chất lượng và

hiệu quả sử dụng kinh phí cũng như mức thất thoátthất thoát thực tế.
Một trong những phát hiện chính của nghiên cứu có thể lý giải cho mâu thuẫn trong việc tỷ lệ hài lòng
của người dân vẫn cao cho dù có nhiều chậm trễ và có khả năng rò rỉ kinh phí hỗ trợ đó là thực tế
người dân chưa hiểu rõ về mục tiêu và thời gian, số tiền được hỗ trợ theo quyết định. Chỉ 40% số hộ
được khảo sát cho biết họ có biết đôi chút về quyết định này nhưng những hiểu biết chỉ rất mờ nhạt.
Sau bốn năm triển khai Quyết định, tỷ lệ này là rất thấp. Theo đó, Với hiểu biết không kỹ về tiền hỗ
trợ, việc sử dụng kinh phí cũng thiếu trọng tâm.
3 Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập,
báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm
1
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
Các khuyến nghị


Tỉnh nên tranh thủ mọi cơ hội và có biện pháp quản lý, điều hành phù hợp để tìm hiểu sâu hơn nữa
những kết quả và bài học thực sự của quá trình triển khai QD 112 nhằm xây dựng một hệ thống quản
lý chi tiêu công minh bạch, đơn giản hơn. Để làm được điều đó, tỉnh cần xác định và lựa chọn một
số tiêu chí quan trọng như xác định chính xác đối tượng hưởng lợi, triển khai hỗ trợ kịp thời, đúng số
lượng, nâng cao chất lượng kết quả thực hiện.
Địa phương nên rút kinh nghiệm để giảm bớt các yếu tố làm chậm tiến độ lập dự toán và trình duyệt
dự toán, có thể bắt đầu từ quy trình lập và phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi. Việc kiểm tra và
đối chiếu với chính quyền xã cũng cần được thực hiện nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình của các
bên.

Để tăng khả năng đảm bảo nguồn lực vốn đã hạn hẹp của chương trình đến được đúng nhóm đối
tượng mục tiêu, một số việc cần được kiên quyết thực hiện ngay, bao gồm kiểm tra đảm bảo chấm
dứt cách thức đưa học sinh ký trước để hoàn tất thủ tục giấy tờ cho Kho bạc, ngăn chặn tình trạng
trung gian và “phí dịch vụ” để được nhận hỗ trợ, giảm bớt các trường hợp thu đóng góp chi phí cho
trường học ngay khi cấp phát hỗ trợ cho học sinh, kiểm tra lại và thực hiện theo đúng hướng dẫn của
hệ thống Kho bạc về việc chuyển lại kinh phí còn dư sau cấp phát. Tăng cường nhận thức và sự tham

gia của cộng đồng để hiểu rõ hơn về mục tiêu, quy trình thực hiện chính sách này nhằm giảm rủi ro
thất thoát. Nên cân nhắc huy động thêm cả kênh ban phụ huynh, đoàn thể của xã phường để tham
gia quá trình chi trả hỗ trợ và sau đó là sử dụng hỗ trợ của đối tượng hưởng lợi.
Nhanh chóng quyết toán theo hướng dẫn của Luật ngân sách cho các khoản đã chi trả của 3 học kỳ
vừa qua. Cũng nên quy định địa phương và các trường học báo cáo công khai các hoạt động của
chương trình theo định kỳ hàng quý và hàng năm, trong đó nêu rõ danh sách đối tượng, số tiền và
ngày tháng của mỗi lần chuyển hỗ trợ. Nên thực hiện và công khai báo cáo kiểm toán động lập.

Thông tin, tuyên truyền tốt hơn nữa cho người sử dụng, người hưởng lợi. Trong quá trình triển khai,
cần huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là sự tham gia của chính quyền địa phương để không ngừng
nâng cao nhận thức cho người hưởng lợi về mục tiêu của chương trình, qua đó tất cả cùng hướng tới
tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sử dụng hỗ trợ thật sự hiệu quả.

Việc thiết lập các hoạt động tham gia của cộng đồng và tham vấn trong tiến trình lập ngân sách, nhất
là khâu chuyển kinh phí hỗ trợ là những công việc cần thiết để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.

Để hình thành một quy trình tổ chức minh bạch, rõ ràng, thông suốt, từng khâu thực hiện đều phải
được tập hợp, ghi chép lại và đánh giá bằng những chỉ số hiệu quả cụ thể. Quy trình lập, giao dự toán

BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
ngân sách cần được công khai hơn để mọi người cùng nắm rõ về quy trình, hình thức, biểu mẫu, đặc
biệt ở cấp đơn vị cung cấp dịch vụ tuyến đầu và người sử dụng.
Hệ thống lưu trữ và quản lý cần được cải tiến ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp hộ gia đình.
Ban Dân tộc tỉnh và các Phòng Dân tộc huyện nên được phân công nhiệm vụ rõ ràng hơn nữa để
thực sự trở thành một đơn vị giám sát quá trình cấp phát ngân sách, giải ngân và chi trả cho đối
tượng hưởng lợi. Nên huy động cả Ban Giám hiệu nhà trường cùng thanh tra nhân dân của xã, thôn
giám sát quá trình cấp phát và sử dụng hỗ trợ.
Nên sử dụng các tổ chức độc lập, bên ngoài các đơn vị thực hiện, các cơ quan chính quyền có liên
quan để đánh giá độc lập về chất lượng thực hiện.


Hệ thống tổ chức, năng lực triển khai là những điểm cũng rất cần được nhìn nhận đầy đủ bởi chất
lượng triển khai chung, tính bền vững của chương trình phụ thuộc đáng kể vào những yếu tố như vậy.


● Tác động thực sự của khoản hỗ trợ tới chất lượng học tập của học sinh;
● Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả triển khai hỗ trợ theo Nghị định 49 ở hai huyện nghiên cứu,
qua đó sẽ có thể so sánh, rút ra bài học về phương thức triển khai cũng như mức hỗ trợ.

BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
4
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
chương
1
5
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG


Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan, đã nâng cao thu nhập và xóa
đói giảm nghèo cho người dân với tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể trong khắp cả nước. Việt Nam đã
vượt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ- bao gồm mục tiêu từ năm 1990 tới năm 2015 giảm một
nửa tỷ lệ người nghèo sống với mức thu nhập dưới 1 đô la Mỹ một ngày. Tuy nhiên, khoảng cách
giữa nông thôn và thành thị vẫn còn lớn, tỷ lệ nghèo đói ở các khu vực miền núi, đặc biệt trong nhóm
các đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao. Tốc độ giảm nghèo ở các nhóm dân tộc đó thấp hơn
nhiều so với nhóm dân có đa số là người Kinh và người Hoa. Năm 2008, tỷ lệ nghèo trong nhóm hộ
dân tộc là 50,3%, trong nhóm người Kinh và người Hoa chỉ là 9%. Ngoài ra, tuy chỉ chiếm 1/8 dân số
nhưng người dân tộc chiếm tới 50% số người nghèo, nhất là nghèo lương thực. Điều kiện tự nhiên
và thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn các dịch vụ cơ bản, không tiếp cận được thị trường chính là những
yếu tố chính gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân tộc ở khu vực miền núi cũng như
những cộng đồng thôn xã vùng hẻo lánh.
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và vượt qua những thách thức mới và nhằm thực hiện đúng các

cam kết và công ước quốc tế đã ký kết, đặc biệt là Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (1989) và
Tuyên bố chung về quyền con người (1984) với nhiều điều khoản nhấn mạnh về quyền an sinh và
bảo trợ xã hội, chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội cho từng giai đoạn
nhằm đáp ứng yêu cầu trên từng lĩnh vực bao gồm cả kinh tế, xã hội và môi trường. Kế hoạch Phát
triển Kinh tế Xã hội là công cụ phục vụ lập kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, môi
trường, an ninh quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ còn xây dựng các chương trình hỗ trợ một số đối
tượng mục tiêu và vùng trọng điểm nghèo đói. Các chương trình hỗ trợ này tập trung nâng cao khả
năng tiếp cận của các cộng đồng nghèo đến các dịch vụ công và các dịch vụ xã hội.
Trong thời gian qua, UNICEF Việt Nam đã và đang phối hợp cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư nâng cao chất
lượng các nội dung xã hội trong bản kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội thông qua phương pháp tiếp
cận kiểm toán xã hội. Các công cụ theo phương pháp này được sử dụng để cung cấp thông tin về
chất lượng của các dịch vụ xã hội cũng như chi tiêu cho các dịch vụ đó xuất phát từ ý kiến, nhận xét
của người dân sử dụng dịch vụ. Trong số các công cụ đó, Khảo sát Chi tiêu công (PETS) được thử
nghiệm ở hai huyện của tỉnh Điện Biên nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình hỗ trợ tiền cho học
sinh, và đồng thời để nâng cao năng lực của các cơ quan, cán bộ tai địa phương như Sở KHĐT, Sở
LĐTBXH, Ban Dân tộc tỉnh, Cục Thống kê tỉnh và các đơn vị cấp huyện trong việc sử dụng công cụ
này. Khảo sát PETS rà soát dòng chi hỗ trợ từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống trường và sau đó là
tới các học sinh của các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Mục tiêu của công cụ PETS hướng tới việc theo dõi dòng chảy của nguồn lực công cho tới khi tới
đích là được chuyển tới tận tay đối tượng mục tiêu và phân tích tìm ra những vấn đề nổi cộm trong
quá trình cung ứng dịch vụ. Khảo sát PETS giúp xác định những vướng mắc của quá trình triển khai
chương trình, thu thập các thông tin giúp nâng cao chất lượng quá trình ra quyết định và xây dựng
6
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
chính sách của Chính phủ. Ngoài ra, kết quả của PETS cho thấy phương thức, số lượng và thời điểm
nguồn lực được chuyển tới tay người hưởng lợi. Ở Điện Biên, nghiên cứu PETS thu thập các thông
tin và bằng chứng về việc chuyển kinh phí hỗ trợ qua các cấp quản lý và từ đơn vị cung cấp dịch vụ
(trường học) tới người hưởng lợi (học sinh) trong quá trình thực hiện Quyết định 112, một phần của
Chương trình 135- Chương trình Mục tiêu quốc gia hỗ trợ các xã vùng đặc biệt khó khăn. Các đối
tượng hưởng lợi là học sinh với mức hỗ trợ 140.000 đ/tháng (khoảng 7 đô-la Mỹ) nhằm hỗ trợ thêm

chi phí cho học tập, giảm tỷ lệ bỏ học.
Khảo sát được triển khai từ tháng 12/2011 đến tháng 1/2012 tại huyện Điện Biên Đông và Mường
Chà. Các nguồn thông tin thu thập chính gồm phỏng vấn cán bộ các cấp, ban giám hiệu 65 trường
tiểu học và trung học cơ sở của hai huyện. Khảo sát 293 hộ với 604 học sinh, 470 đã nhận được hỗ
trợ từ QĐ 112 ở tám xã và đã thu nhận nhiều thông tin về chất lượng và cách thức chi trả hỗ trợ.

Báo cáo gồm sáu phần chính. Sau phần 1 giới thiệu, phần 2 trình bày tổng quan về cách tiếp cận
cũng như phương pháp chọn mẫu và thực hiện nghiên cứu. Phần 3 mô tả về chương trình mục tiêu
135, QĐ112 và bối cảnh tổ chức đợt khảo sát. Phần 4 tóm lược về cơ cấu tổ chức của chương trình,
các định mức hỗ trợ. Phần 5 giới thiệu các phát hiện chính từ đợt khảo sát, những vướng mắc, hạn
chế trong quá trình thực hiện như chậm trễ, dấu hiệu về thất thoát nguồn lực và tính công bằng trong
phân bổ hỗ trợ. Phần 6 kết luận về nghiên cứu và đưa ra một số bài học, đề xuất.
7
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
8
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG


9
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG



Nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho đợt khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo ba
bước: nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phân tích hệ thống tổ chức thực hiện và đánh giá nhanh dữ liệu, và
sau đó khảo sát diện rộng.

Nghiên cứu tài liệu là bước đầu tiên nhằm phân tích và tổng hợp các tài liệu và dữ liệu đã có sẵn.
Nhóm nghiên cứu đã rà soát một số lượng lớn các tài liệu bao gồm các tài liệu chính thức của
Chương trình 135 và QĐ 112

4
, tất cả các quyết định chính thức về việc thành lập các Ban chỉ đạo
Chương trình 112 tại trung ương và cấp tỉnh. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn rà soát các tài liệu khác
bao gồm các báo cáo hành chính, tài chính, thanh tra và kiểm toán có liên quan.
Việc nghiên cứu tài liệu đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu những thông tin đầu vào hình thành báo
cáo phân tích hệ thống tổ chức thực hiện, xác định các bên liên quan chính cũng như các luồng chu
chuyển nguồn lực của QĐ112.

Báo cáo phân tích hệ thống tổ chức thực hiện nhằm đánh giá bộ máy tổ chức quản lý triển khai
chương trình cũng như các quy định thực hiện. Bước này gồm các công việc như đánh giá nhanh
lượng dữ liệu có sẵn thông qua phỏng vấn, trao đổi với các đơn vị liên quan ở tỉnh, huyện và cả xã
trong quá trình lập dự toán và cấp phát kinh phí hỗ trợ của QĐ 112. Các cuộc phỏng vấn được thực
hiện vào tháng 10 và tháng 12 năm 2011 với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính, Sở GD&ĐT, Sở KH&ĐT,
UBND tỉnh, Ban Dân tộc huyện, Phòng tài chính huyện, Phòng GD&ĐT huyện, UBND xã, trưởng thôn/
bản, ban giám hiệu một số trường và đại diện một số hộ dân hưởng lợi. Mỗi cuộc phỏng vấn đều dựa
trên các câu hỏi định hướng được chuẩn bị trước.
4 Quyết định số 07/2006/QD-TTg ngày 10/1/ 2006 và Quyết định số 112/2007/QD-TTg ngày 20/7/2007, Quyết định
101/2009-QD-TTg
10
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Dựa vào kết quả đánh giá sơ bộ hệ thống tổ chức thực hiện và nguồn thông tin đã sẵn có, nhóm
nghiên cứu biên soạn bảng hỏi dành cho các cấp quản lý, cấp trường học và bảng hỏi dành cho hộ
dân. Bộ bảng hỏi dự thảo được tập huấn cho các cán bộ khảo sát và sử dụng trong lần khảo sát thử
tại 15 hộ gia đình tại 2 xã thuộc huyện Điện Biên. Sau khi khảo sát thử, bảng hỏi được hoàn chỉnh
cùng với bản hướng dẫn phỏng vấn để phục vụ đợt thu thập dữ liệu từ tháng 12/2011 đến tháng
1/2012.

Ngay từ đầu, hai huyện Mường Chà và Điện Biên Đông đã được lựa chọn làm địa bàn khảo sát bởi
tỉ lệ hộ nghèo thuộc các dân tộc thiểu số cao (khoảng 50%) và do đó có số lượng trẻ em thuộc đối

tượng hưởng lợi của QĐ112 lớn (hai huyện này chiếm khoảng 30% tổng số trẻ em được hưởng lợi
của toàn tỉnh). Về mặt địa lý, hai huyện này đều nằm không quá xa so với tỉnh lỵ của tỉnh là thành phố
Điện Biên Phủ nhưng lại có đặc điểm khác nhau: trong khi huyện Mường Chà có địa hình phẳng và
có hệ thống đường nhựa tốt hơn thì huyện Điện Biên Đông lại khó tiếp cận hơn do địa hình đồi núi và
điều kiện đường sá khó khăn hơn. Tại mỗi huyện có hai xã được lựa chọn và dự kiến có tổng cộng
khoảng 300 bảng hỏi được thu thập từ các hộ gia đình được chọn mẫu từ các xã này (xem Bảng 1).

  


Dân số 52,655 56,709 493,000
Tỷ lệ đồng bào
dân tộc
95% 99% 78%
Tỷ lệ hộ nghèo
(2009)
55.1% 49.8% 33.6%
Số xã 135 (% toàn tỉnh) 9 (15%) 13 (22%) 59
Vị trí Cách thành phố Điện
Biên Phủ 45 km,
đường trải nhựa
Cách thành phố Điện
Biên Phủ 50 km, địa bàn
khó đi, đường xấu
Số trường học
Tiểu học số lượng (%
toàn tỉnh)
21 (12%) 23 (13%) 173
Trung học cơ sở số lượng (%
toàn tỉnh)

18 (16%) 15 (13%) 115
Số học sinh nhận hỗ trợ từ QĐ 112 (2010-2011)
Tiểu học số lượng (%
toàn tỉnh)
4,552 (18%) 3,358 (14%) 24,736
(100%)
Trung học cơ sở số lượng (%
toàn tỉnh)
2,109 (15%) 1,576 (12%) 12,915
(100%)
Nguồn: Tính toán từ các tài liệu thứ cấp
11
BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
Ở hai huyện, nhóm nghiên cứu dự kiến thu thập dữ liệu từ 300 hộ dân từ tám xã
5
. Các hộ được chọn
từ danh sách đối tượng được nhận hỗ trợ của mỗi trường. Như vậy, tại tám xã địa bàn khảo sát có
24 trường học, từ mỗi trường chọn mẫu 10-15 học sinh từ danh sách đã nhận hỗ trợ của năm học
2010-2011 (tương ứng theo tỷ lệ số học sinh nhận hỗ trợ ở mỗi trường).

 
Mường Luân Huổi Lèng
Na Son Si Pa Phìn
Pú Nhi Mường Mươn
Luân Giói Mường Tùng
Cùng với khảo sát hộ ở 8 xã, toàn bộ 65 trường tiểu học và trung học cơ sở ở các xã 135 của hai
huyện cũng được khảo sát bằng bảng hỏi riêng
6
.


 










Số học sinh được hỗ trợ từ QĐ
112 (năm học 2010-2011)
1.940 1.410 6.661 4.934 37.651
Số hộ khảo sát 170 123
Số học sinh nhận hỗ trợ
QĐ112 đã được khảo sát
271 199 470
Tỷ lệ % học sinh nhận hỗ trợ
của QĐ 112 đã được khảo sát
so với toàn bộ
14,0% 14,1% 4,1% 4,0% 1,2%
Nguồn: Khảo sát PETS tại Điện Biên 2012
Đợt khảo sát đã thu được tổng cộng 293 bảng hỏi dành cho hộ, thu thập thông tin về 787 em (từ 6
đến 21 tuổi), trong đó có 604 em có đi học. Có 553 học sinh thuộc 24 trường được chọn mẫu tại các
xã 135, trong đó có 470 em xác nhận đã nhận được khoản tiền hỗ trợ, chiếm 14% tổng số người
hưởng lợi của các xã được chọn mẫu tại hai huyện.
5 Các phương án chọn xã do máy tính chọn ngẫu nhiên và Ban quản lý Dự án tỉnh bạn hữu Điện Biên quyết định lựa chọn
phương án với đầy đủ đại diện cả xã vùng cao và vùng đồng bằng.
6 Bảng hỏi trường học gồm hai phần: bảng hỏi phỏng vấn do nhóm điều tra viên thực hiện khi đến gặp ban giám hiệu

trường học và một biểu điền thông tin

BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG

Bảng 4 trình bày các đặc điểm chính của nhóm hộ trong mẫu- đặc trưng cho những hộ có học sinh
được hưởng hỗ trợ từ QĐ 112 (bảng A1 trong phụ lục cung cấp chi tiết).
Đa số người trả lời phỏng vấn ở Mường Chà là người dân tộc H’Mông (63%) và người dân tộc Thái
(30%). Ở huyện Điện Biên Đông, tỷ lệ người trả lời là người dân tộc Thái chiếm đa số (65%), người
dân tộc H’Mông chỉ chiếm 24%. Trong toàn bộ những người tham gia cung cấp thông tin, chỉ có
khoảng 10% đã học hết tiểu học, đa số chưa từng đi học. Trong nhóm vợ, chồng của người trả lời
phỏng vấn, thông tin về trình độ học vấn cũng cho kết quả tương tự. Tất cả các hộ đến khảo sát đều
có Sổ hộ nghèo cho năm 2011, nhưng chỉ có 82% trong tổng số các hộ này có Sổ hộ nghèo trong năm
2010. Trung bình mỗi gia đình ở Mường Chà có đông trẻ em hơn Điện Biên Đông- 2,87 so với 2,42
hàm ý số trẻ em trong tổng dân số ở Mường Chà là cao hơn. Tuy nhiên, khi tính đến tỷ lệ đi học đầy đủ
trong tổng số trẻ em, tỷ lệ ở Mường Chà lại thấp hơn ở Điện Biên Đông (73% so với 79%). Xét về thu
nhập, thu nhập hộ trung bình hàng năm ở cả hai huyện đều ngang nhau, khoảng 13 triệu đồng/năm.

  
Số hộ trong mẫu 170 123 293
Người trả lời là nam giới (%) 82.4 37.4 63.5
Nhóm dân tộc Thái (%) 30.0 65.0 44.7
H’mông ( %) 63.5 24.4 47.1
Khác (%) 6.5 10 8
Học hết lớp 1 hoặc chưa bao giờ đi học (%) 58,2 71,5 63,8
Học hết lớp 1-5 (%) 28,2 19,5 24,6
Học hết lớp 6-12 (%) 12,4 8,1 10,6
Đã kết hôn (%) 92,4 83,7 88,7
Số trẻ trong độ tuổi đi học của hộ (6-21) 2,9 2,4
Tỷ lệ trẻ đang đi học (%) 73,16 79,6 75,6
Tỷ lệ hộ có sổ hộ nghèo năm 2011 (%) 100 99,2 99,7

Tỷ lệ hộ có sổ hộ nghèo năm 2010 (%) 72,4 95,1 81,9
Thu nhập trung bình năm (triệu đồng) 12,86 13,43 13,1
Nguồn: Khảo sát PETS tại Điện Biên 2012

Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 65 bảng hỏi khảo sát từ các trường của hai huyện trong đó có 28
trường thuộc huyện Mường Chà (17 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, một trường gồm cả
hai cấp học); 37 trường của huyện Điện Biên Đông (22 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở)
(xem Bảng 5).

BÁO CÁO KHẢO SÁT CHI TIÊU CÔNG
Trung bình mỗi trường có 17 phòng học, một nửa trong số đó đã có điện. Hầu hết các trường học
đều có nhà vệ sinh riêng cho nam nữ và có điện thoại cố định. 20% trường học chưa có Internet. Đa
số các trường đều nằm gần trung tâm xã nhưng đều vẫn khá xa trung tâm huyện. Trung bình đi từ
trường ra trung tâm huyện bằng xe máy mất 1,5 giờ, trong đó trường xa nhất mất 3 giờ.
Về đội ngũ cán bộ, bộ máy tổ chức giữa các trường khá tương đồng: mỗi trường có khoảng 35 cán
bộ giáo viên, trong đó khoảng 80% là giáo viên. Số học sinh trung bình của một trường ở Mường Chà
nhiều hơn so với Điện Biên Đông- 300 em so với 269 em. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh là người dân tộc ở
Điện Biên Đông lại cao hơn với 95% trong khi ở Mường Chà chỉ là 90%. Mặc dù vậy, tỷ lệ số học sinh
hưởng lợi từ QĐ 112 ở Mường Chà vẫn cao hơn hẳn- 60% so với 46% ở Điện Biên Đông, trong nhóm
đó học sinh dân tộc cũng chiếm tỷ lệ lớn hơn: 63% ở Mường Chà và 47% ở Điện Biên Đông.






Số trường khảo sát 28 37 65
Tỷ lệ trường có học sinh bán trú (%) 53% 62% 58%
Tỷ lệ trường có nhà vệ sinh riêng nam nữ (%) 93% 91% 92%
Tỷ lệ trường có điện thoại (%) 93% 95% 94%

Tỷ lệ trường có Internet (%) 79% 81% 80%
Thời gian đi bằng xe máy từ trường tới các địa điểm
(phút)
- Trạm Y tế 29 16 22
- Trung tâm xã 26 19 22
- Kho bạc Huyện 96 81 87
- Phòng Giáo dục huyện 96 81 87
Số cán bộ giáo viên trung bình 35 34 34
Số giáo viên trung bình 28 26 27
Số học sinh trung bình (2010-2011) 300 239 263
Số học sinh là người dân tộc thiểu số trung bình
(2010-2011)
271 228 246
Tỷ lệ % học sinh là người dân tộc thiểu số 90% 95% 94%
Tỷ lệ % học sinh được hưởng hỗ trợ từ QĐ 112 59% 46% 52%
Tỷ lệ % học sinh được hưởng hỗ trợ từ QĐ 112 là
người dân tộc thiểu số
63% 47% 54%
Nguồn: Khảo sát PETS tại Điện Biên 2012

×