Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƢ (RPF) - Địa điểm thực hiện Dự án: 10 tỉnh Miền Trung docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.99 KB, 49 trang )


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
=============================================


DỰ ÁN QUẢN LÝ THIÊN TAI VIỆT NAM (VN-Haz)
















KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƢ (RPF)

Địa điểm thực hiện Dự án: 10 tỉnh Miền Trung
THANH HÓA, NGHỆ AN, HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ,
ĐÀ NẴNG, QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI, BÌNH ĐỊNH VÀ NINH THUẬN

Báo cáo cuối cùng



















Hà Nội, Tháng 3/2012
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam



LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu này là Khung chính sách Tái định cƣ (RPF) cho Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam (gọi
tắt là Dự án). Tài liệu đƣợc chuẩn bị nhằm đáp ứng yêu cầu về chính sách an toàn xã hội của
Ngân hàng Thế giới về Tái định cư bắt buộc (OP 4.12). Đồng thời, tài liệu này đƣợc liên kết với
những công cụ an toàn khác, gồm có Khung quản lý xã hội và môi trƣờng (ESMF), Khung phát
triển Dân tộc thiểu số (EMPF), Kế hoạch hành động tái định cƣ (RAP), Kế hoạch phát triển dân

tộc thiểu số (EMDP), và Kế hoạch quản lý môi trƣờng (EMP) của Dự án.

RPF đƣợc chuẩn bị trên cơ sở tích hợp Chính sách tái định cƣ không tự nguyện của NHTG và
các Luật, Nghị định của Việt Nam về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, kết quả Đánh giá xã hội
và tham vấn các bên liên quan trong vùng dự án. RPF sẽ đƣợc áp dụng cho tất cả các tiểu dự án
và các khoản đầu tƣ do Ngân hàng Thế giới (NHTG) tài trợ trong Dự án mà có yêu cầu thu hồi
đất, đền bù, và di dời theo định nghĩa trong OP 4.12.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2
ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ 1
TÓM TẮT THỰC HIỆN 3
1. GIỚI THIỆU 5
1.1 Thông tin chung về dự án 5
1.2 Mục tiêu của dự án 5
1.3 Các hợp phần của dự án 5
1.4 Các tác động của dự án 7
1.5 Mục tiêu của Khung chính sách tái định cƣ 7
2. KHUNG PHÁP LÝ 9
2.1 Chính sách và luật pháp của Việt Nam về thu hồi đất và tái định cƣ 9
2.2 Chính sách về tái định cƣ không tự nguyện của Ngân hàng Thế giới 10
2.3 Những điểm khác nhau giữa chính sách của Chính phủ Việt Nam và NHTG 10
3. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ VIỆC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN TÁI
ĐỊNH CƢ 13
4. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ PHÊ DUYỆT CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH
CƢ 14

4.1 Quy trình chuẩn bị RAP 14
4.2 Quy trình phê duyệt RAP 15
5. CÁC TIÊU CHUẨN HỢP LỆ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƢỜI BAH 16
5.1 Tiêu chuẩn xác định ngƣời BAH hợp lệ theo quyền sử dụng đất (tài sản) 16
5.2 Các tiêu chuẩn hợp lệ để xác định ngƣời BAH bởi dự án 16
6. CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG VÀ TÁI ĐỊNH CƢ 17
6.1 Những nguyên tắc chung 17
6.2 Quyền và quyền lợi đƣợc bồi thƣờng 18
6.3 Di dời và chiến lƣợc khôi phục thu nhập 25
6.4 Nhóm dễ bị tổn thƣơng, giới và dân tộc thiểu số 25
7. CÁC THỦ TỤC VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 26
7.1 Khung tổ chức thực hiện bồi thƣờng, tái định cƣ 26
Cấp cộng đồng: 28
7.2 Kế hoạch thực hiện tái định cƣ của dự án 28
8.1 Quy trình thực hiện 29
8.2 Sự phối hợp giữa thực hiện tái định cƣ và xây lắp 29
9. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 31
9.1 Các yêu cầu của Ngân hàng Thế giới 31
9.2 Cơ chế giải quyết khiếu nại 31
10. QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ THAM VẤN 33
10.1 Chính sách về phổ biến thông tin (OP17.50) của NHTG 33
10.2 Cơ chế tham gia và tham vấn 33
11. CÁC NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƢ 34
11.1 Các nguồn kinh phí 34
11.2 Quản lý và phân bổ kinh phí 34
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam


12. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 35

12.1 Giám sát nội bộ 35
12.2 Giám sát độc lập 35
PHỤ LỤC 1: HƢỚNG DẪN CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƢ (RAP) 37
Cấu trúc của một Kế hoạch hành động TĐC mẫu: 38
XII. PHÂN BỔ THỜI GIAN THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƢ PHỤ LỤC 2: THAM GIA VÀ
THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 39
PHỤ LỤC 2: THAM GIA VÀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 40
PHỤ LỤC 3: CÁC CHỈ BÁO GIÁM SÁT NỘI BỘ VÀ ĐỘC LẬP TĐC 42
PHỤ LỤC 4: HƢỚNG DẪN ĐIỀU TRA GIÁ THAY THẾ


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1. Những điểm khác nhau cơ bản giữa Chính sách tái định cƣ của Việt Nam và Chính sách tái định
cƣ không tự nguyện (OP4.12) của Ngân hàng Thế giới.
Bảng 2. Ma trận quyền lợi 17
Bảng 3. Các phƣơng án lựa chọn quyền lợi của ngƣời BAH nặng 24


Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam


Các từ viết tắt

BAH
Bị ảnh hƣởng
CPO
Văn phòng Dự án Trung ƣơng
DMS

Kiểm kê chi tiết
DRC
Hội đồng bồi thƣờng huyện
DTTS
Dân tộc thiểu số
GOVN
Chính phủ Việt Nam
IDA
Hiệp hội Phát triển Quốc tế
IMO
Tổ chức giám sát độc lập
LĐTB-XH
Lao động thƣơng binh-xã hội
MARD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PPMU
Ban Quản lý dự án tỉnh
PRC
Hội đồng bồi thƣờng tỉnh
RAP
Kế hoạch hành động tái định cƣ
RCs
Các Hội đồng bồi thƣờng
RPF
NHTG
TDA
TĐC
Khung chính sách tái định cƣ
Ngân hàng thế giới
Tiểu dự án

Tái định cƣ
UBND
Ủy ban Nhân dân
VN-HazP
Dự án quản lý thiên tai Việt Nam
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 1


ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Tác động dự án tức là bất kỳ hệ quả nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi đất hoặc
hạn chế việc sử dụng các khu vực đƣợc lựa chọn hợp pháp hoặc khu
vực đƣợc bảo tồn. Những ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi việc thu
hồi đất có thể bị mất nhà, đất trồng trọt/chăn nuôi, tài sản, hoạt động
kinh doanh, hoặc các phƣơng tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ
có thể mất quyền sở hữu, quyền cƣ trú, hoặc các quyền sử dụng do thu
hồi đất hay hạn chế tiếp cận.
Người bị ảnh hưởng tức là những cá nhân, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh hƣởng trực
tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài sản khác
một cách bắt buộc do dự án mà Ngân hang tài trợ gây ra, dẫn đến (i) di
dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii)
mất các nguồn thu nhập hay những phƣơng tiện sinh kế, cho dù ngƣời
bị ảnh hƣởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không. Ngoài ra,
ngƣời bị ảnh hƣởng là ngƣời có sinh kế bị ảnh hƣởng một cách tiêu
cực bởi việc hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp cận các khu vực đƣợc
chọn hợp pháp và các khu vực đƣợc bảo vệ.
Ngày khóa sổ là ngày hoàn thành công tác kiểm kê thiệt hại trong quá trình chuẩn bị
Kế hoạch hành động tái định cƣ. Những ngƣời bị ảnh hƣởng và các
cộng đồng địa phƣơng sẽ đƣợc thông báo về ngày khóa sổ kiểm kê

của từng hợp phần dự án, và bất kỳ ai chuyển tới vùng dự án sau ngày
này sẽ không đƣợc quyền nhận đền bù và hỗ trợ từ dự án.
Tính hợp lệ tức là bất kỳ ai mà tại ngày khóa sổ kiểm kê đã ở trên diện tích đất bị
ảnh hƣởng bởi dự án, các tiểu hợp phần của dự án, hoặc những phần
khác của tiểu dự án khác, và có: (i) mức sống bị ảnh hƣởng tiêu cực,
(ii) các quyền, quyền sở hữu, hay tuyên bố về quyền đối với bất kỳ
diện tích đất nào (đất nông nghiệp, đất chăn thả gia súc, hay rừng),
nhà ở hoặc công trình kiến trúc (để ở hay vì mục đích thƣơng mại, tạm
thời hay vĩnh viễn), hoặc (iii) các tài sản sản xuất nhƣ kinh doanh,
việc làm, nơi làm việc, cƣ trú, hoặc nơi sống, hoặc (iv) việc tiếp cận
tài sản bị ảnh hƣởng bất lợi (ví dụ, quyền đánh bắt cá).
Đơn vị tính quyền lợi là cá nhân hay hộ gia đình, cộng đồng hay tổ chức hợp lệ để nhận bồi
thƣờng hay các lợi ích về phục hồi.
Chi phí (giá) thay thế là phƣơng pháp định giá tài sản, giúp xác định khoản tiền phù hợp để
thay thế cho những tài sản đã mất và chi trả cho các chi phí giao dịch.
Đối với đất nông nghiệp, đó là giá trị thị trƣờng tại thời điểm trƣớc dự
án hoặc tại thời điểm thực hiện bồi thƣờng, tùy theo mức nào cao hơn,
của đất có tiềm năng sản xuất tƣơng đƣơng hoặc có giá trị sử dụng
tƣơng đƣơng nằm trong khu vực gần diện tích đất bị ảnh hƣởng, cộng
thêm chi phí chuẩn bị đất để đất có mức giá trị tƣơng tự nhƣ mức của
đất bị ảnh hƣởng, cộng thêm bất kỳ chi phí đăng ký hay thuế chuyển
nhƣợng nào. Đối với đất ở các khu vực đô thị, đó là giá trị thị trƣờng
của đất tại thời điểm thực hiện bồi thƣờng, có cùng diện tích và mục
đích sử dụng, với các công trình hạ tầng và dịch vụ tƣơng đƣơng hoặc
tốt hơn, và nằm gần mảnh đất bị ảnh hƣởng, cộng thêm bất kỳ chi phí
đăng ký hay thuế chuyển nhƣợng nào. Đối với nhà ở và các công trình
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 2



kiến trúc khác, đó là giá thị trƣờng của nguyên vật liệu để xây
nhà/công trình thay thế với một diện tích và tiêu chuẩn kỹ thuật tƣơng
tự hay tốt hơn nhà ở hay công trình bị ảnh hƣởng, hoặc để sửa chữa
một phần của nhà/công trình bị ảnh hƣởng, cộng thêm chi phí nhân
công và nhà thầu, cộng thêm chi phí đăng ký và thuế chuyển nhƣợng
nếu có. Trong quá trình xác định giá thay thế, không đƣợc tính khấu
hao tài sản và giá trị của những nguyên vật liệu có thể tận dụng đƣợc
cũng nhƣ không khấu trừ giá trị của những lợi ích có đƣợc từ dự án.
Khi luật trong nƣớc không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn về đền bù với
toàn bộ giá thay thế, thì cần bổ sung thêm các biện pháp khác nhằm
đáp ứng tiêu chuẩn về giá thay thế. Khi áp dụng phƣơng pháp định giá
này, không đƣợc khấu hao giá trị của nhà/công trình và tài sản. Đối
với những thiệt hại mà không dễ định giá trị hay đền bù bằng tiền (ví
dụ, sự tiếp cận các dịch vụ công cộng, khách hàng, và nhà cung cấp;
hay sự tiếp cận trong đánh bắt cá, chăn thả gia súc, hay các khu vực
rừng), thì cần tạo ra sự tiếp cận tới các nguồn tài nguyên tƣơng đƣơng
và chấp nhận đƣợc về mặt văn hóa và các cơ hội tạo thu nhập. Những
hỗ trợ bổ sung này là riêng biệt, không phải là các hỗ trợ tái định cƣ sẽ
đƣợc cung cấp.
Tái định cư theo thuật ngữ của Ngân hàng, tái định cƣ bao hàm tất cả những thiệt
hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc thu hồi đất và hạn chế
sự tiếp cận, cùng với những biện pháp đền bù và sửa chữa. Tái định cƣ
không hạn chế ở sự di dời về mặt vật chất. Tái định cƣ có thể, tùy
thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể, bao gồm (a) thu hồi đất và các công
trình trên đất, bao gồm cả việc kinh doanh, buôn bán; (b) sự di dời về
mặt vật chất; và (c) sự khôi phục kinh tế của những ngƣời bị ảnh
hƣởng nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống.
Nhóm dễ bị tổn thương là các nhóm đối tƣợng đặc biệt có khả năng phải chịu tác động không
tƣơng xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa hơn nữa do tác động của
tái định cƣ, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ (không có chồng, góa hay

chồng mất sức lao động) có ngƣời phụ thuộc, (ii) ngƣời tàn tật (không
còn khả năng lao động), ngƣời già không nơi nƣơng tựa, (iii) ngƣời
nghèo theo tiêu chí của Bộ LĐTB-XH, (iv) ngƣời không có đất đai, và
(vi) ngƣời dân tộc thiểu số.

Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 3


TÓM TẮT THỰC HIỆN

Dự án quản lý thiên tai Việt Nam (WB5) là một trong những dự án đƣợc Chính phủ đầu tƣ để hỗ
trợ việc thực hiện Chiến lƣợc quốc gia này. Dự án có nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới
(NHTG) và đƣợc thực hiện ở 10 tỉnh miền Trung, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và Ninh Thuận.
Mục tiêu của dự án là: (i) Tăng cƣờng năng lực của các cơ quan quản lý rủi ro thiên tai cấp quốc
gia, tỉnh và huyện để cải thiện việc lập kế hoạch và giảm thiểu các rủi ro; (ii) Cải thiện hệ thống
dự báo và cảnh báo thiên tai sớm; (iii) Xây dựng năng lực cấp làng và xã để hỗ trợ phát triển “Các
kế hoạch thôn an toàn và xã an toàn”; (iv) Giảm các rủi ro thiên tai ở các vùng ƣu tiên cao thông
qua việc bố trí các biện pháp công trình hiệu quả, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô vừa và
nhỏ; (v) Nâng cao năng lực quản lý và thực thi dự án, quản lý môi trƣờng, xã hội trong công tác
quản lý thiên tai tổng hợp.
Khung chính sách tái định cƣ (RPF) này đƣợc lập để áp dụng cho tất cả các tiểu dự án thuộc Dự
án quản lý thiên tai Việt nam. Kế hoạch hành động tái định cƣ (RAP) cho từng tiểu dự án sẽ
đƣợc lập theo các hƣớng dẫn trong RPF này sau khi có đầy đủ thông tin cụ thể. Khung chính
sách tái định cƣ đƣợc lập nhằm đảm bảo rằng những tác động bất lợi của các tiểu dự án, nếu có
xảy ra, sẽ đƣợc đánh giá và giảm thiểu một cách thỏa đáng.
Chính sách của Việt Nam về thu hồi đất và tái định cư: Hiến pháp của Nƣớc Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam (1992) khẳng định quyền của công dân về sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu
nhà ở. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành một số luật, nghị định, và quy định tạo thành khung

pháp lý về thu hồi đất, bồi thƣờng, và tái định cƣ.
Chính sách về Tái định cư bắt buộc của NHTG: Chính sách hoạt động (OP) 4.12 về Tái định cư
bắt buộc và OP 4.10 về Người bản địa (tƣơng đƣơng với ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam)
đƣợc áp dụng cho Dự án này. Các chính sách này mô tả mục tiêu và các hƣớng dẫn cần phải tuân
thủ trong những tình huống có thu hồi đất bắt buộc và hạn chế bắt buộc trong việc tiếp cận tới
các vƣờn quốc gia và các khu vực đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, và khi có liên quan tới ngƣời bản
địa hay ngƣời dân tộc thiểu số. Mục đích của Chính sách hoạt động OP 4.12 là nhằm tránh tái
định cƣ bắt buộc tới mức thấp nhất, hoặc nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi về xã hội và
kinh tế do tái định cƣ bắt buộc gây nên. OP 4.12 khuyến khích sự tham gia của những ngƣời phải
di dời trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện tái định cƣ. Mục tiêu kinh tế chính của chính sách
này là hỗ trợ những ngƣời phải di dời với những nỗ lực của họ để cải thiện hoặc ít nhất khôi phục
thu nhập và mức sống của họ sau khi di dời. Chính sách quy định việc bồi thƣờng và những biện
pháp tái định cƣ khác để đạt đƣợc các mục tiêu mà chính sách đề ra cũng nhƣ yêu cầu bên vay
chuẩn bị các công cụ tái định cƣ phù hợp trƣớc khi Ngân hàng Thế giới thẩm định dự án đề xuất.
Để chuẩn bị và thực hiện các hoạt động có thu hồi đất, bồi thƣờng, di dời, hay hạn chế việc sử dụng
các nguồn tài nguyên, OP4.12 và OP4.10 yêu cầu thực hiện tham vấn chặt chẽ với ngƣời bị ảnh
hƣởng về việc giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm tàng, trong đó có chú ý tới các vấn đề về
DTTS, giới, và những nhóm dễ bị tổn thƣơng khác. Đồng thời, các chính sách cũng quy định về phổ
biến thông tin, giám sát và đánh giá và đảm bảo các đơn vị thực hiện có đủ năng lực và kinh phí.
Tính hợp lệ: Tất cả những ngƣời bị ảnh hƣởng (BAH) bởi dự án, những ngƣời đƣợc xác định trong
các khu vực ảnh hƣởng của dự án vào thời điểm ngày khóa sổ kiểm kê, sẽ có quyền đƣợc nhận bồi
thƣờng cho các tài sản bị ảnh hƣởng và các biện pháp khôi phục để hỗ trợ họ cải thiện hoặc ít nhất khôi
phục sinh kế nhƣ trƣớc khi có dự án.
Ngày khóa sổ kiểm kê sẽ là ngày cuối cùng của hoạt động kiểm kê sơ bộ để chuẩn bị RAP của
từng tiểu dự án/từng hợp phần đầu tƣ. Những ngƣời lấn chiếm khu vực dự án hoặc tạo lập tài sản
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 4


mới (cải tạo, xây mới nhà/công trình, trồng mới cây cối) sau ngày khóa sổ sẽ không có quyền

nhận bồi thƣờng hay bất kỳ hỗ trợ nào khác.
Quyền lợi: Dựa trên các loại hình sở hữu và kết hợp với mức độ ảnh hƣởng, dự án sẽ xác định
từng nhóm ngƣời BAH và quyền lợi của họ một cách thỏa đáng theo ma trận quyền lợi dƣới đây.
Kiểm kê chi tiết và các đánh giá xã hội sẽ là cơ sở xác định những tác động thực tế. Các cuộc
điều tra giá thay thế sẽ đƣợc thực hiện để xác định các đơn giá thay thế thực tế cho đất và các tài
sản khác BAH nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời BAH.
Cơ chế giải quyết khiếu nại: Chính sách tái định cƣ không tự nguyện của NHTG yêu cầu mỗi dự
án phải thiết lập một cơ chế giải quyết khiếu nại và xác định trách nhiệm của các cơ quan liên
quan trong việc giải quyết khiếu nại của những ngƣời bị ảnh hƣởng về các vấn đề bồi thƣờng, hỗ
trợ và TĐC. Cơ chế này nhằm đảm bảo mọi khiếu nại của ngƣời BAH sẽ đƣợc tiếp nhận và giải
quyết thỏa đáng. Khi bắt đầu triển khai dự án, các Hội động bồi thƣờng cần phổ biến cơ chế giải
quyết khiếu nại cho ngƣời BAH biết hƣớng dẫn họ các thủ tục khiếu nại. Cơ chế khiếu nại sẽ đƣợc
áp dụng đối với những ngƣời và nhóm ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi dự án cũng
nhƣ những ngƣời có quan tâm tới dự án và/hoặc có khả năng ảnh hƣởng tới kết quả của dự án một
cách tích cực hay tiêu cực. Ngƣời BAH khi không hài lòng với bất kỳ vấn đề gì liên quan đến bồi
thƣờng và thực hiện dự án thì có thể khiếu nại bằng miệng hoặc văn bản tới những ngƣời/cơ quan
có trách nhiệm giải quyết nhƣ quy định trong cơ chế này. Toàn bộ chi phí liên quan tới quá trình
xử lý khiếu nại của ngƣời khiếu nại và/hoặc đại diện của họ đều đƣợc miễn chi trả
Tổ chức thực hiện tái định cư ở cấp nhà nước và cấp dự án: Văn phòng Dự án Trung ƣơng (CPO)
thuộc Bộ NN & PTNT chịu trách nhiệm chung về tái định cƣ và thu hồi đất trong dự án, bao gồm cả
đào tạo về các chính sách an toàn và việc thực hiện RPF và RAP cho các PPMU, PRC và DRC; tuyển
chọn đơn vị giám sát độc lập tái định cƣ; báo cáo về các vấn đề tái định cho MARD và WB. Các
PPMU sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với CPO và các DRC và thực hiện giám sát nội bộ thƣờng xuyên
việc thực hiện tái định cƣ. Văn phòng Dự án Trung ƣơng (CPO) sẽ giám sát quá trình thực hiện TĐC ít
nhất một lần một năm và báo cáo kết quả giám sát thƣờng niên cho NHTG.
Nguồn kinh phí thực hiện bồi thƣờng và TĐC bao gồm kinh phí chi trả bồi thƣờng và hỗ trợ, xây
dựng các khu TĐC (nếu cần), khôi phục sinh kế và thu nhập, và quản lý thực hiện TĐC là nguồn
vốn đối ứng của Chính phủ. Riêng kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu TĐC và thực hiện
các chƣơng trình khôi phục sinh kế có thể lấy từ nguồn vốn IDA để giảm bớt khó khăn về vốn
đối ứng của Chính phủ và của các tỉnh.

Giám sát và đánh giá: Công tác thực hiện RAP sẽ đƣợc thƣờng xuyên (hàng tháng/quý) giám sát
và theo dõi bởi CPO và các Ban quản lý dự án tỉnh. Những vấn đề đƣợc phát hiện và khuyến
nghị sẽ đƣợc các Ban QLDA tỉnh đƣa vào báo cáo tiến độ hàng tháng để trình CPO và NHTG
xem xét. Việc thực hiện bồi thƣờng và TĐC cho TDA với một RAP đầy đủ phải đƣợc giám sát độc
lập bởi một cơ quan Tƣ vấn độc lập có đủ năng lực do CPO tuyển chọn. Mục tiêu chính của giám
sát độc lập là cung cấp các đánh giá và xem xét định kỳ về (i) mức độ đạt đƣợc các mục tiêu của
TĐC; (ii) những thay đổi về mức sống và sinh kế của ngƣời BAH; (iii) sự khôi phục và/hoặc cải
thiện nền tảng kinh tế và xã hội của ngƣời BAH; (iv) hiệu quả và sự bền vững của các quyền lợi
của ngƣời BAH; và (v) sự cần thiết phải có các biện pháp giảm thiểu hơn nữa.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 5


1. GIỚI THIỆU

1.1 Thông tin chung về dự án
1. Việt Nam là một trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới phải thƣờng xuyên hứng chịu hậu
quả nặng nề của thiên tai. Các loại thiên tai phổ biến là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất và hạn hán,
trong đó loại thiên tai xảy ra thƣờng xuyên và có mức độ tàn phá lớn nhất là bão và lũ lụt. Hàng
năm thiên tai gây ra những thiệt hại to lớn về các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng; gây cản trở
trực tiếp tới sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nƣớc. Đặc biệt ở khu vực miền Trung,
một dải đất hẹp chạy dọc bờ biển phía đông dãy núi Trƣờng Sơn, địa hình phức tạp lại dốc
nghiêng ra phía biển Đông nên thƣờng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của bão, lũ (chiếm 65%). Các
cơn bão thƣờng xảy ra dồn dập trong thời gian ngắn, có khi trong 1 tháng bị ảnh hƣởng của 2-3
cơn bão có cƣờng độ lớn và mỗi khi lũ xuất hiện thì xảy ra rất nhanh, chảy xiết và gây thiệt hại
nặng nề.
2. Thiên tai là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển bền vững kinh tế xã hội và gia
tăng đói nghèo. Nhận thức sâu sắc về những thiệt hại về ngƣời và tài sản do thiên tai gây ra,
Chính phủ Việt Nam coi công tác quản lý và giảm nhẹ thiên tai là một trong những hoạt động
quan trọng của quá trình phát triển bền vững. Năm 2007, Chính phủ đã xây dựng “Chiến lƣợc

quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tới năm 2020”, trong đó có nhiệm đảm bảo an
toàn cho hệ thống đê và cải thiện khả năng chống bão của hệ thống kè cho tất cả các tỉnh phía
Bắc, duyên hải miền Trung, củng cố và nâng cấp đê biển trên toàn quốc, đảm bảo an toàn cho
các hồ chứa, đặc biệt là những hồ chứa gần khu vực tập trung dân cƣ và khu vực nhạy cảm về
kinh tế, chính trị, văn hóa cũng nhƣ các công trình quan trọng liên quan tới an ninh và quốc
phòng quốc gia.
3. Dự án quản lý thiên tai Việt Nam (WB5) là một trong những dự án đƣợc Chính phủ đầu
tƣ để hỗ trợ việc thực hiện Chiến lƣợc quốc gia này. Dự án có nguồn vốn vay của Ngân hàng thế
giới (NHTG) và đƣợc thực hiện ở 10 tỉnh miền Trung, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và Ninh Thuận.
1.2 Mục tiêu của dự án
4. Mục tiêu trƣớc mắt của dự án là: (i) tăng cƣờng năng lực của các cơ quan quản lý rủi ro
thiên tai cấp quốc gia, tỉnh và huyện để cải thiện việc lập kế hoạch và giảm thiểu các rủi ro; (ii)
cải thiện hệ thống dự báo và cảnh báo thiên tai sớm; (iii) xây dựng năng lực cấp làng và xã để hỗ
trợ phát triển “Các kế hoạch thôn an toàn và xã an toàn”; (iv) giảm các rủi ro thiên tai ở các vùng
ƣu tiên cao thông qua việc bố trí các biện pháp công trình hiệu quả, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng quy mô vừa và nhỏ; và (v) nâng cao năng lực quản lý và thực thi dự án, quản lý môi trƣờng,
xã hội trong công tác quản lý thiên tai tổng hợp.
5. Mục tiêu dài hạn của Dự án là (i) tăng cƣờng khả năng phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ
thiên tai ở các cấp quốc gia, tỉnh, huyện, xã của Việt Nam; củng cố tính sẵn sàng ứng phó với rủi
ro thiên tai dựa vào cộng đồng, cải thiện việc dự báo thời tiết và năng lực cảnh báo sớm, giảm
nhẹ các tác động tiêu cực của thiên tai cho các tỉnh đƣợc lựa chọn ở Việt Nam; và (ii) cải thiện
hệ thống Quản lý thiên tai tại Việt Nam theo chiến lƣợc quốc gia, đƣa ra những biện pháp nhằm
giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Củng cố năng lực và thể chế
quản lý thiên tai để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của những vùng dễ bị tổn
thƣơng nhất để giảm bớt thiệt hại về ngƣời, kinh tế và tài chính khi xảy ra thảm hoạ thiên tai.
Bên cạnh đó, dự án sẽ tập trung vào nâng cao năng lực cấp trung ƣơng, cấp vùng và cấp tỉnh
trong dự báo và cảnh báo sớm.
1.3 Các hợp phần của dự án
Khung chính sách tái định cư

Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 6


6. Dự án đƣợc thiết kế gồm 5 hợp phần chính nhằm đạt đƣợc các kết quả sau:
Cải thiện thể chế quản lý thiên tai ở tất cả các cấp.
Cải thiện các hệ thống dự báo và cảnh báo sớm.
Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai tại các tỉnh dự án.
Thúc đẩy chƣơng trình Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng của Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng tổ chức, quản lý và thực hiện dự án.
Hợp phần 1: Tăng cƣờng thể chế
7. Nâng cao khả năng lập Kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRM) tại các cấp quốc gia,
khu vực và tỉnh. Hợp phần sẽ giúp cho việc chuẩn bị cơ sở dữ liệu giảm thiểu rủi ro thiên tai để
theo dõi, kiểm tra quá trình hoạt động của Trung tâm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
(CDPM) quốc gia mới thành lập; cải thiện/mở rộng việc lập kế hoạch quản lý thiên tai tổng hợp;
hỗ trợ việc lập bản đồ và phân vùng rủi ro theo lƣu vực và ở cấp tỉnh, hỗ trợ việc quản lý cơ sở
dữ liệu an toàn đập, hỗ trợ cho việc thiết kế tiêu chuẩn xây dựng an toàn chống thiên tai trên các
vùng địa lý khác nhau; và tăng cƣờng các thông tin quản lý thiên tai; xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các Trung tâm quản lý thiên tai Trung ƣơng, Trung tâm quản lý thiên tai khu vực, tỉnh,
huyện, xã để có những hoạt động hiệu quả và thống nhất trong công tác ứng phó và phòng chống
thiên tai.
Hợp phần 2: Tăng cƣờng Hệ thống dự báo khí tƣợng thủy văn và cảnh báo sớm thiên tai có
nguồn gốc khí tƣợng thủy văn
8. Các hoạt động chính của hợp phần này là trang bị các phƣơng tiện quan trắc khí tƣợng
thủy văn hiện đại và các thiết bị thông tin, phát triển các cơ sở dữ liệu, tăng cƣờng các hệ thống
phổ biến về thời tiết và cảnh báo sớm cho các đối tƣợng cƣ dân khác nhau.
Hợp phần 3: Quản lý Thiên tai dựa vào cộng đồng
9. Các hoạt động chính của hợp phần này là hỗ trợ cho Chƣơng trình quản lý rủi ro thiên tai
dựa vào cộng đồng (CBDRM). Các Trung tâm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (CDPM) cấp
tỉnh sẽ đƣợc thành lập (hoặc tăng cƣờng ở nơi đã có) và hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống và
giảm nhẹ thiên tai cấp huyện và xã, bao gồm việc lập kế hoạch và phát triển chiến lƣợc giảm thiểu

rủi ro thiên tai. Đào tạo phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại các cấp xã cũng nhƣ các đầu tƣ ƣu
tiên quy mô nhỏ, đặc biệt là cho việc giảm thiểu lũ và hạn hán. Đào tạo cho cộng đồng các biện
pháp ứng phó, phòng tránh rủi ro thiên tai thông qua các hoạt động tập huấn về tuyên truyền, phổ
biến kiến thức về phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ
cho các tổ chức và cá nhân trong địa bàn thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng thiên tai, bão lũ.

Hợp phần 4: Hỗ trợ đầu tƣ giảm thiểu rủi ro thiên tai cho các TDA ƣu tiên
10. Dự án sẽ đƣợc triển khai thực hiện trên 10 tỉnh duyên hải miền Trung. Các hoạt động
chính của hợp phần nhằm hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp công trình đã đề
xuất trong Kế hoạch thực hiện Chiến lƣợc quốc gia để phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu rủi ro
thiên tai đến năm 2020. Phƣơng pháp tiếp cận lƣu vực sông đƣợc áp dụng để xác định và ƣu tiên
cho các dự án đầu tƣ trong các lƣu vực đƣợc lựa chọn ở Miền Trung. Các biện pháp công trình sẽ
giảm thiểu các rủi ro thiên tai do lũ lụt, trƣợt lở đất, bão lớn.
11. Các tỉnh dự án đã đề xuất các hạng mục đầu tƣ để đƣa vào dự án, bao gồm gia cố, cải tạo
và nâng cấp các tuyến đê, kè, đập và đƣờng cứu hộ đã xuống cấp nhằm tăng cƣờng khả năng
phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho sản xuất, tài sản và đời sống của ngƣời dân ở các lƣu
vực sông của 10 tỉnh Miền Trung.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 7



Hợp phần 5: Quản lý dự án
12. Các hoạt động chính của hợp phần này là hỗ trợ các hoạt động quản lý dự án, bao gồm việc
chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và giám sát thực thi chính sách an toàn xã hội và môi trƣờng, quản lý
tín dụng và tài chính, v.v. Hợp phần này cũng sẽ hỗ trợ phát triển hệ thống giám sát và đánh giá
(M&E).
1.4 Các tác động của dự án
a) Các tác động tích cực
13. Thông qua các hạng mục đầu tƣ đƣợc đề xuất nhƣ cải tạo và nâng cấp các hồ chứa, gia cố

các đập, kè sông và các tuyến đê, dự án sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho quốc gia và cho
cộng đồng. Cụ thể là: (i) tăng cƣờng năng lực quản lý và phòng chống thiên tai cho các cấp, các
ngành và cộng đồng; (ii) giảm rủi ro do mất an toàn các hồ chứa và các tuyến đê; (iii) bảo vệ
khoảng 900.000 ngƣời (hơn 210.000 hộ) và gần 50 ngàn hecta đất sản xuất không phải chịu lũ
lụt và hạn hán hàng năm; (iv) giải quyết vấn đề thiếu nƣớc tƣới, nƣớc sinh hoạt và cải thiện cuộc
sống cho ngƣời dân vùng dự án; (v) cải tạo môi trƣờng sinh thái và giao thông nội vùng, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tạo cảnh quan môi trƣờng vùng dự án.
b) Các tác động tiêu cực
14. Để thực hiện việc nâng cấp và cải tạo các công trình đê, kè, hồ chứa, đƣờng cứu hộ cứu
nạn đã đƣợc xây dựng từ lâu và đang xuống cấp nghiêm trọng, việc thu hồi đất và ảnh hƣởng bất
lợi đến sản xuất của các hộ dân thuộc phạm vi các công trình dự án sẽ không thể tránh khỏi. Tuy
nhiên, mức độ ảnh hƣởng là nhỏ do việc lựa chọn các công trình và giải pháp thiết kế kỹ thuật thay
thế đã tuân thủ các quy định của dự án nhằm giảm tối đa việc thu hồi đất và tài sản của ngƣời dân.
Căn cứ theo kết quả đánh giá sơ bộ (do đội chuẩn bị dự án của Bộ NN&PTNT thực hiện), ƣớc tính
khoảng 3.000 hộ (khoảng 12.900 ngƣời) ở khu vực nông thôn sẽ bị ảnh hƣởng bởi các TDA sẽ
đƣợc thực hiện trong Dự án VN-Haz. Các tác động chủ yếu là thu hồi đất nông nghiệp, rất ít
trƣờng hợp phải tái định cƣ và bị ảnh hƣởng đến kinh doanh do các tiểu dự án đƣợc lựa chọn chỉ
khôi phục và nâng cấp các công trình sẵn có đã xuống cấp. Theo khảo sát đánh giá cho 6 TDA
đƣợc thực hiện năm đầu, có khoảng 1.294 hộ (với 5.525 ngƣời) sẽ BAH, trong đó khoảng 3,2% số
hộ BAH nặng do bị thu hồi hơn 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) đất nông nghiệp,
3 hộ phải di dời, 8 hộ BAH kinh doanh. Tổng diện tích đất thu hồi vĩnh viễn bởi 6 TDA là khoảng
26,12ha, trong đó đất ở là 1,8ha, đất nông nghiệp là 19,23ha, đất thủy sản – 3,56ha, đất rừng –
0.0ha, đất vƣờn – 1,44ha; Tổng diện tích đất thu hồi tạm thời khoảng 55,89ha, bao gồm một số hố
lấy đất tạm mƣợn, các mỏ đá hay các bãi đổ đất đào đắp. Số lƣợng mồ mả phải di dời là 22 mộ, tập
trung chủ yếu ở tỉnh Bình Định (18 mộ). Không có ngƣời DTTS BAH bởi 6 TDA thực hiện trong
năm đầu. Số liệu chính xác về ngƣời và tài sản BAH bởi mỗi TDA sẽ đƣợc cập nhật trong RAP
của mỗi TDA sau khi hoàn thành kiểm kê chi tiết (DMS) của TDA.
1.5 Mục tiêu của Khung chính sách tái định cƣ
15. Khung chính sách TĐC này đƣợc chuẩn bị theo chính sách tái định cƣ bắt buộc OP4.12
của Ngân hàng thế giới (NHTG), nhằm làm rõ các nguyên tắc bồi thƣờng và tái định cƣ, sắp xếp

về tổ chức và thiết kế các tiêu chuẩn cần đƣợc áp dụng cho tất cả các TDA sẽ đƣợc xác định trong
quá trình thực hiện dự án, kể cả các tác động tạm thời có thể xảy ra ở các hố lấy đất tạm mƣợn,
các mỏ đá hay các bãi đổ đất đào đắp của các tiểu dự án.
16. Khung chính sách quy định những ngƣời BAH cần đƣợc bồi thƣờng cho thu nhập bị mất,
bồi thƣờng cho các tài sản bị ảnh hƣởng theo giá thay thế, tạo cơ hội để ngƣời BAH đƣợc hƣởng
lợi từ dự án và đƣợc hỗ trợ trong trƣờng hợp phải di chuyển hay tái định cƣ. Các chính sách của
RPF đƣợc áp dụng cho tất cả ngƣời BAH bất kể về số lƣợng ngƣời BAH, mức độ nghiêm trọng
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 8


của các tác động và có hay không có quyền sử dụng đất hợp pháp. Mục tiêu cuối cùng là khôi
phục khả năng tạo thu nhập của ngƣời BAH bởi dự án, nhằm cải thiện hoặc ít nhất là khôi phục
điều kiện sống của họ nhƣ trƣớc khi có dự án.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 9


2. KHUNG PHÁP LÝ

2.1 Chính sách và luật pháp của Việt Nam về thu hồi đất và tái định cƣ
17. Hiến pháp của Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) khẳng định quyền của
công dân về sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu nhà ở. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành một số luật,
nghị định, và quy định tạo thành khung pháp lý về thu hồi đất, bồi thƣờng và tái định cƣ. Các
văn bản pháp lý chính bao gồm:
(i) Luật đất đai số 13/2003/QH11 đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.
(ii) Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 29/10/2004 về việc thi
hành luật đất đai.
(iii) Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 03/12/2004 về việc bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Nghị định này đƣợc coi là

nghị định quan trọng về pháp lý và thay thế cho nghị định số 22/1998/NĐ-CP của
Chính phủ, ban hành ngày 24/4/2998 - là nghị định quy định cơ sở ban đầu cho các
hoạt động bồi thƣờng và tái định cƣ.
(iv) Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính Phủ, ban hành ngày 3/12/2004 về việc thu tiền sử
dụng đất.
(v) Nghị định 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 16/11/2004 về phƣơng
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
(vi) Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 27/1/2006 về sửa đổi và bổ
sung một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định 197/2004/NĐ-CP nêu
trên.
(vii) Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 25/05/2007 quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, trợ
cấp và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại.
(viii) Thông tƣ 06/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, ban hành ngày
15/6/2007 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 84 của Chính phủ.
(ix) Nghị định 123/2007/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 27/7/2007 về sửa đổi và
bổ sung Nghị định 188/2004/NĐ-CP nêu trên.
(x) Thông tƣ 145/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính, ban hành ngày 6/12/2007 hƣớng dẫn thực
hiện Nghị định 123/2007/NĐ-CP nêu trên của Chính phủ và thay thế Thông tƣ
144/2004/TT-BTC ban hành ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện
Nghị định 188 nêu trên.
(xi) Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 13/8/2009 quy định quy
hoạch bổ sung về sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, và tái định cƣ.
(xii) Thông tƣ 14/2009/TT-TNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, ban hành ngày
16/11/2009 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và thay
thế Thông tƣ 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị
định 197/2004 của Chính phủ.
(xiii) Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Quốc hội, ban hành ngày 20/4/2007 về thực
hiện dân chủ ở cấp xã, phƣờng, thị trấn, quy định những vấn đề cần công khai, trong
đó có việc công khai các “dự án, công trình đầu tƣ và thứ tự ƣu tiên, tiến độ thực

Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 10


hiện, phƣơng án đền bù, hỗ trợ GPMB, tái định cƣ liên quan đến dự án, công trình
trên địa bàn cấp xã”.
18. Các luật, nghị định và quy định khác liên quan tới quản lý đất, thu hồi đất và tái định cƣ
gồm có Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 về các hoạt động xây dựng,
quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân đầu tƣ xây dựng công trình và các hoạt động xây
dựng; Nghị định 105/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 11/11/2009 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành
ngày 12/2/2009 về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng và thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP và
Nghị định 112/2006/NĐ-CP về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng; Nghị định 131/2006/NĐ-CP
của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA); và Nghị định
70/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, quy định rằng tất
cả những hồ sơ đăng ký tài sản gia đình và quyền sử dụng đất phải ghi tên cả vợ và chồng;
những Quyết định của các tỉnh dự án liên quan tới bồi thƣờng và tái định cƣ trên địa bàn tỉnh
cũng sẽ đƣợc áp dụng cho từng tiểu dự án tƣơng ứng.
19. Luật, nghị định và quyết định liên quan tới phổ biến thông tin gồm có Luật đất đai số
13/2003/QH11, Điều 39, yêu cầu phổ biến thông tin cho những ngƣời BAH trƣớc khi thu hồi đất
nông nghiệp và phi nông nghiệp trong khoảng thời gian tƣơng ứng tối thiểu là 90 và 180 ngày.
20. Các nghị định liên quan tới bảo vệ và bảo tồn tài sản văn hóa có trong Nghị định
186/2004/NĐ-CP, theo đó yêu cầu các khu vực đƣợc công nhận là di tích văn hóa và lịch sử và
các khu vực nằm trong ranh giới hành lang an toàn đƣờng thủy phải đƣợc giữ nguyên, không
xâm phạm theo các quy định pháp lý hiện hành.
21. Ban quản lý Trung ƣơng các dự án thủy lợi (CPO) thuộc Bộ NN & PTNT có trách nhiệm
đảm bảo việc thực hiện hiệu quả RPF với sự tham vấn chặt chẽ của các ban ngành liên quan và
UBND các tỉnh, huyện dự án.
2.2 Chính sách về tái định cƣ không tự nguyện của Ngân hàng Thế giới
22. Chính sách an toàn xã hội của NHTG bao gồm Chính sách hoạt động (OP) 4.12 về Tái

định cư không tự nguyện và OP 4.10 về Người bản địa
1
. Những chính sách này mô tả mục tiêu
và các hƣớng dẫn cần phải tuân thủ trong những trƣờng hợp có thu hồi đất không tự nguyện, hạn
chế không tự nguyện việc tiếp cận hay sử dụng các nguồn tài nguyên, hoặc các khu vực đƣợc
bảo vệ nghiêm ngặt, và trƣờng hợp có liên quan tới ngƣời dân tộc thiểu số. Mục đích của Chính
sách hoạt động OP 4.12 là nhằm tránh tái định cƣ không tự nguyện tới mức có thể, hoặc giảm
thiểu những tác động bất lợi về xã hội và kinh tế do tái định cƣ không tự nguyện gây nên. OP
4.12 khuyến khích sự tham gia của những ngƣời BAH trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện
tái định cƣ. Mục tiêu kinh tế chính của chính sách này là hỗ trợ những ngƣời BAH cùng với các
nỗ lực của họ để cải thiện hoặc ít nhất khôi phục thu nhập và mức sống sau khi di dời. Chính
sách còn quy định việc bồi thƣờng và những biện pháp tái định cƣ khác để đạt đƣợc các mục tiêu
mà chính sách đề ra cũng nhƣ yêu cầu bên vay chuẩn bị các công cụ tái định cƣ phù hợp trƣớc
khi NHTG thẩm định dự án đƣợc đề xuất.
23. Để chuẩn bị và thực hiện các hoạt động thu hồi đất, bồi thƣờng và TĐC, chính sách của
NHTG yêu cầu thực hiện tham vấn chặt chẽ với ngƣời bị ảnh hƣởng và giảm thiểu những tác
động tiêu cực tiềm tàng đến ngƣời dân, trong đó có chú ý tới các vấn đề về DTTS, giới và những
nhóm dễ bị tổn thƣơng khác. Đồng thời, các chính sách cũng quy định việc phổ biến thông tin
cho ngƣời BAH, giám sát và đánh giá việc thực hiện bồi thƣờng và TĐC.
2.3 Những điểm khác nhau giữa chính sách của Chính phủ Việt Nam và NHTG

1
Thuật ngữ “Người bản địa” trong chính sách của NHTG tƣơng đƣơng với “người Dân tộc thiểu số” ở Việt nam.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 11


24. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều thông tƣ, nghị định liên quan đến
bồi thƣờng và TĐC nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời BAH và giảm những khác biệt giữa chính
sách TĐC của Việt Nam với chính sách an toàn xã hội của các nhà tài trợ nhƣ WB và ADB. Tuy

nhiên, cần đƣợc xác định rõ những điểm khác nhau còn tồn tại và đƣa ra biện pháp để giải quyết
trong quá trình thực hiện dự án. Bảng 1 dƣới đây nêu một số điểm khác nhau cơ bản giữa Chính
sách tái định cƣ của Việt Nam và Chính sách tái định cƣ không tự nguyện (OP4.12) của Ngân
hàng Thế giới.
Bảng 1. Những điểm khác nhau cơ bản giữa Chính sách tái định cƣ của Việt Nam và Chính
sách tái định cƣ không tự nguyện (OP4.12) của Ngân hàng Thế giới.
Chính sách về TĐC
của Việt Nam
Chính sách về TĐC không
tự nguyện của NHTG
Chính sách áp dụng
cho Dự án
Giá bồi thường:
UBND tỉnh sẽ quyết định các
đơn giá bồi thƣờng đất theo
quy định của Chính phủ cho
từng loại đất đƣợc sử dụng tại
thời điểm thu hồi đất. Nếu đơn
giá bồi thƣờng đất thấp hơn giá
giao dịch thực tế trong các điều
kiện thị trƣờng bình thƣờng,
UBND tỉnh có trách nhiệm xác
định giá bồi thƣờng đất phù
hợp với giá thực tế.

Bồi thƣờng đất theo giá thay
thế. Cần thực hiện một cuộc
điều tra giá thay thế ở thời
điểm thu hồi đất.


Tại thời điểm thực hiện thu
hồi đất, các Hội đồng bồi
thƣờng huyện thực hiện điều
tra giá thay thế nhằm đảm
bảo rằng các đơn giá bồi
thƣờng cho tất cả các tài sản
bị thiệt hại là giá thay thế
theo giá trị thị trƣờng hiện
hành.
Bồi thường cho nhà/vật kiến
trúc trên đất không hợp lệ để
được bồi thường đất:
Nhà, công trình khác xây dựng
trên đất không đủ điều kiện
đƣợc bồi thƣờng theo quy định
của pháp luật, nhƣng tại thời
điểm xây dựng chƣa có quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đƣợc cấp có thẩm quyền công
bố hoặc xây dựng phù hợp quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
không vi phạm hành lang bảo
vệ công trình thì đƣợc hỗ trợ
tối đa bằng 100% mức bồi
thƣờng cho nhà/vật kiến trúc.

Tất cả nhà cửa và công trình
bị ảnh hƣởng, không xét tới
tình trạng sử dụng đất, sẽ
đƣợc bồi thƣờng theo giá thay

thế.

Nhà cửa và các công trình
trên đất không hợp lệ để nhận
bồi thƣờng, nhƣng tại thời
điểm xây dựng không vi
phạm quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đƣợc cấp có thẩm
quyền công bố hoặc không vi
phạm hành lang bảo vệ công
trình thì sẽ đƣợc bồi thƣờng
bằng 100% chi phí thay thế
của nhà/công trình mới,
không tính khấu hao các
nguyên vật liệu có thể sử
dụng lại.
Hỗ trợ kinh doanh:
Chỉ những hộ có đăng ký kinh
doanh mới đƣợc hỗ trợ
Tất cả các hộ kinh doanh
BAH đều có quyền đƣợc hỗ
trợ, bất kể họ có đăng ký hay
không.
Tất cả các hộ kinh doanh
BAH đều hợp lệ để nhận hỗ
trợ, bất kể họ có đăng ký hay
không.
Hỗ trợ hộ BAH nặng:
Ngƣời BAH trực tiếp sản xuất
bị mất hơn 30% đất sản xuất

(ngoài đất ở), thì ngoài bồi
thƣờng cho đất bị mất, sẽ đƣợc
hỗ trợ khôi phục cuộc sống và
đào tạo nghề/ tạo việc làm.
Đối với những hộ có sinh kế
dựa vào đất, khi bị thu hồi
20% hoặc hơn tổng diện tích
đất sản xuất thì đƣợc coi là
BAH nghiêm trọng và đƣợc
hƣởng gói hỗ trợ khôi phục.

Những ngƣời BAH mất từ
20% hoặc hơn (10% hoặc
hơn đối với hộ nghèo và hộ
dễ bị tổn thƣơng) tổng diện
tích đất sản xuất sẽ đƣợc bồi
thƣờng bằng “đất đổi đất”
hoặc tiền mặt theo giá thay
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 12


Chính sách về TĐC
của Việt Nam
Chính sách về TĐC không
tự nguyện của NHTG
Chính sách áp dụng
cho Dự án
thế tùy theo yêu cầu của hộ
và quỹ đất công của địa

phƣơng. Ngoài bồi thƣờng
cho đất bị mất, hộ còn đƣợc
hỗ trợ khôi phục sinh kế và
đào tạo nghề/tạo việc làm.
Không có quy định về giám sát
độc lập.
Cần thực hiện giám sát độc lập
quá trình tái định cƣ bởi một cơ
quan độc lập và có năng lực về
giám sát tái định cƣ.
Cần tuyển chọn cơ quan giám
sát độc lập quá trình thực
hiện tái định cƣ và khôi phục
sinh kế.

Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 13


3. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ
VIỆC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƢ

25. Các nguyên tắc và mục tiêu cơ bản của chính sách tái định cƣ không tự nguyện đƣợc nêu
trong OP4.12 của NHTG đã đƣợc vận dụng cùng với chính sách bồi thƣờng và tái định cƣ của
Chính phủ Việt nam trong việc chuẩn bị Khung chính sách này. Các nguyên tắc và mục tiêu đó
sẽ đƣợc áp dụng cho tất cả các TDA của Dự án quản lý thiên tai Việt nam, cho dù phạm vi và
mức độ phức tạp của các vấn đề TĐC có đòi hỏi phải chuẩn bị một RAP hay không. Các nguyên
tắc và mục tiêu cụ thể là:
Giảm thiểu việc thu hồi đất và tái định cƣ đến mức thấp nhất có thể bằng cách lựa chọn các
giải pháp thiết kế kỹ thuật có tính đến những lợi ích và mối quan tâm của ngƣời BAH.

Ở những nơi không thể tránh đƣợc thu hồi đất và TĐC thì các hoạt động TĐC sẽ đƣợc
thiết lập và thực hiện nhƣ những chƣơng trình phát triển bền vững trên cơ sở tham vấn
với ngƣời BAH, tạo cơ hội cho những ngƣời BAH đƣợc chia sẻ các lợi ích của dự án.
Hơn nữa, ngƣời BAH cần đƣợc hỗ trợ cùng với những nỗ lực của họ để cải thiện hoặc ít
nhất là khôi phục sinh kế và mức sống của họ nhƣ trƣớc dự án.
Chính sách này áp dụng cho tất cả những ngƣời BAH bất kể số lƣợng ngƣời BAH hay
mức độ nghiêm trọng của các tác động. Cần chú ý đến nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn
thƣơng, đặc biệt là các nhóm nghèo, ngƣời già, phụ nữ và trẻ em, và các nhóm dân tộc
thiểu số (DTTS) BAH bởi dự án.
Thiếu các quyền hợp pháp về sử dụng đất (hay các tài sản) sẽ không cản trở ngƣời BAH
trong việc nhận bồi thƣờng, các biện pháp hỗ trợ và TĐC để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề
ra trong RPF.
26. Ban quản lý trung ƣơng dự án thủy lợi (CPO) sẽ cung cấp các hƣớng dẫn chung về lập kế
hoạch cho quá trình bồi thƣờng và TĐC để đảm bảo sự phối hợp giữa các bên liên quan và giám
sát việc thực hiện. Khi bắt đầu triển khai mỗi TDA, các bên liên quan sẽ đƣợc tham vấn để thiết
lập các nguyên tắc lập kế hoạch, bố trí các hoạt động nhằm xác định và giảm thiểu các tác động
xã hội do các TDA gây ra. Việc chi trả bồi thƣờng cho ngƣời BAH cần đƣợc thực hiện trƣớc khi
bắt đầu các hoạt động xây lắp ở mỗi TDA. Ngân hàng thế giới sẽ không phê duyệt bất kỳ gói
thầu xây lắp nào nếu việc chi trả bồi thƣờng chƣa đƣợc thực hiện thỏa đáng.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 14


4. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ VÀ PHÊ DUYỆT
CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƢ

4.1 Quy trình chuẩn bị RAP
27. Khi một TDA ảnh hƣởng đến ngƣời dân địa phƣơng, liên quan đến thu hồi đất vĩnh viễn
hay tạm thời thì một Kế hoạch hành động tái định cƣ (RAP) cần đƣợc chuẩn bị theo hƣớng dẫn
và các nguyên tắc đƣợc nêu trong Khung chính sách TĐC này. RAP cần bao gồm các thông tin

sau đây:
• Mô tả tiểu dự án;
• Khảo sát kinh tế xã hội các hộ BAH
• Kết quả kiểm kê chi tiết (DMS);
• Khung pháp lý TĐC;
• Khung thể chế TĐC
• Phân loại những ngƣời BAH và các tiêu chuẩn hợp lệ của họ;
• Các thủ tục định giá và bồi thƣờng cho các thiệt hại;
• Các biện pháp TĐC
• Lựa chọn nơi TĐC, chuẩn bị khu TĐC và di chuyển;
• Nhà ở, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội nơi TĐC;
• Quản lý và bảo vệ môi trƣờng tại các khu TĐC đƣợc đề xuất;
• Cơ chế tham gia và tham vấn cộng đồng;
• Các biện pháp hòa nhập ngƣời TĐC với cộng đồng tiếp nhận;
• Cơ chế khiếu nại;
• Các trách nhiệm tổ chức thực hiện;
• Kế hoạch thực hiện TĐC
• Các chi phí và phân bổ kinh phí thực hiện;
• Giám sát và đánh giá.

28. Các thông tin trên đây có thể đƣợc trình bày theo đề cƣơng đƣợc đề xuất trong Phụ lục 1
của Khung chính sách này. Lƣu ý rằng khi các tác động là nhỏ và không nghiêm trọng, thể hiện
ở chỗ (i) không có hộ nào phải TĐC và dƣới 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng)
đất sản xuất hay tài sản tạo thu nhập của ngƣời dân BAH, hoặc (ii) dƣới 200 ngƣời BAH; một Kế
hoạch hành động TĐC rút gọn cần đƣợc chuẩn bị. RAP rút gọn yêu cầu ít thông tin hơn so với
RAP đầy đủ nêu trên và các thông tin cụ thể bao gồm:

Một cuộc khảo sát những ngƣời BAH và định giá các tài sản BAH;
Mô tả việc bồi thƣờng và các hỗ trợ TĐC khác sẽ đƣợc cung cấp cho ngƣời BAH;
Tham vấn với ngƣời BAH về các biện pháp thay thế có thể chấp nhận đƣợc;

Trách nhiệm tổ chức để thực hiện và các thủ tục về giải quyết khiếu nại;
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 15


Bố trí thực hiện và giám sát; và
Khung thời gian và kinh phí thực hiện.
Các hƣớng dẫn chuẩn bị các nhiệm vụ quan trọng để hoàn thiện RAP đƣợc nêu trong Phụ lục 1
của Khung chính sách này.
4.2 Quy trình phê duyệt RAP
29. Khi Kế hoạch hành động tái định cƣ (RAP) của TDA đƣợc hoàn thiện nó phải đƣợc trình
nộp cho NHTG xem xét trƣớc và phê duyệt (trƣớc khi thực hiện bất kỳ các hoạt động bồi thƣờng
và tái định cƣ nào của TDA). RAP có thể đƣợc yêu cầu sửa chữa theo yêu cầu của NHTG cho
phù hợp với các hƣớng dẫn/quy định đƣợc nêu trong Khung chính sách TĐC này.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 16


5. CÁC TIÊU CHUẨN HỢP LỆ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƢỜI BAH

5.1 Tiêu chuẩn xác định ngƣời BAH hợp lệ theo quyền sử dụng đất (tài sản)
30. Ngƣời BAH bởi dự án có thể là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức (gọi chung là ngƣời
BAH) đƣợc xác định là đã cƣ trú trong vùng dự án trƣớc ngày khóa sổ kiểm kê (cut-off date).
Những ngƣời BAH cƣ trú trong vùng dự án sau ngày này sẽ đƣợc xem là không hợp lệ và không
đƣợc hƣởng quyền lợi bồi thƣờng.
31. Theo chính sách TĐC không tự nguyện (OP4.12) của NHTG, ngƣời BAH có thể đƣợc
phân thành một trong 3 loại sau:
(i) Những ngƣời có quyền sử dụng đất hợp pháp (kể cả các quyền truyền thống và luật tục
đƣợc thừa nhận theo pháp luật);
(ii) Những ngƣời không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm

đánh giá xã hội nhƣng có yêu cầu đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/tài
sản theo quy định của pháp luật.
(iii) Những ngƣời không có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc không thể hợp pháp hóa đƣợc.
32. Các tiêu chuẩn này sẽ đƣợc áp dụng để phân loại ngƣời BAH trong dự án Quản lý thiên
tai Việt Nam. Kết quả đánh giá xã hội cho thấy hơn 90% số hộ BAH đƣợc khảo sát đã đƣợc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số còn lại đang chờ đƣợc cấp hoặc không đƣợc cấp. Đối với
Dự án quản lý thiên tai Việt Nam, các hộ BAH có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc có thể hợp
pháp hóa đƣợc sẽ đƣợc bồi thƣờng đất và tài sản trên đất theo giá thay thế. Các hộ BAH sử dụng
đất bất hợp pháp sẽ không đƣợc bồi thƣờng đất nhƣng đƣợc bồi thƣờng tài sản trên đất, và tùy
theo từng trƣờng hợp cụ thể UBND tỉnh có thể xem xét hỗ trợ.
5.2 Các tiêu chuẩn hợp lệ để xác định ngƣời BAH bởi dự án
33. Đối với dự án quản lý thiên tai Việt Nam, những tiêu chuẩn hợp lệ để xác định ngƣời
BAH bởi dự án bao gồm:
(i) Những ngƣời có quyền sử dụng đất hợp pháp (theo quy định của Luật đất đai 2003,
Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP), kể cả các quyền truyền
thống và luật tục đƣợc thừa nhận theo pháp luật;
(ii) Những ngƣời không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm
thực hiện bồi thƣờng nhƣng đất đó có thể đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật.
(iii) Những ngƣời không có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc không thể hợp pháp hóa đƣợc
nhƣng ở thời điểm thực hiện bồi thƣờng không vi phạm quy hoạch đã đƣợc công bố.
(iv) Những ngƣời đã cƣ trú trong vùng dự án trƣớc ngày khóa sổ kiểm kê.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 17


6. CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG VÀ TÁI ĐỊNH CƢ

6.1 Những nguyên tắc chung
34. Nhìn chung, Luật đất đai 2003 và các Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thƣờng, hỗ trợ

và tái định cƣ, Nghị định 17/2006/NĐ-CP về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định
181/2004/NĐ-CP và Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP về trình tự và thủ
tục thực hiện bồi thƣờng, và Nghị định 69/2009/NĐ-CP hƣớng dẫn bổ sung về sử dụng đất, bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đã đáp ứng hầu hết những nguyên tắc và mục tiêu của Chính sách tái
định cƣ không tự nguyện của NHTG. Nhằm đảm bảo bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thỏa đáng
cho ngƣời BAH Chính phủ Việt Nam sẽ phê duyệt và phổ biến RPF của Dự án trƣớc khi NHTG
thông qua dự án và sẽ chuẩn bị các RAP cho giai đoạn tiếp theo của dự án theo hƣớng dẫn trong
RPF. Chính sách tái định cƣ của dự án cần tuân thủ những nguyên tắc và mục tiêu sau đây:
a. Việc thu hồi đất và các tài sản khác sẽ đƣợc giảm thiểu tối đa trong khả năng có thể.
b. Một RAP đầy đủ sẽ đƣợc chuẩn bị cho tiểu dự án có hơn 200 ngƣời BAH và bị mất trên
20% (hoặc 10% cho các hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) tổng diện tích đất/tài sản sản
xuất hoặc phải tái định cƣ dựa trên hƣớng dẫn kỹ thuật trong RPF này. Ngƣợc lại, một
bản RAP ngắn sẽ đƣợc chuẩn bị theo các hƣớng dẫn kỹ thuật trong RPF này.
c. Tất cả những ngƣời và tài sản BAH đƣợc xác định có mặt trong các khu vực bị ảnh
hƣởng bởi Dự án trƣớc ngày khóa sổ kiểm kê sẽ có quyền nhận bồi thƣờng và các biện
pháp khôi phục, sau ngày đó sẽ không đƣợc bồi thƣờng. Việc thiếu các quyền hợp pháp
đối với tài sản bị thiệt hại sẽ không ngăn cản ngƣời BAH khỏi việc đƣợc hƣởng các
quyền lợi và các biện pháp khôi phục.
d. Những biện pháp bồi thƣờng và khôi phục sẽ đƣợc cung cấp là: (1) bồi thƣờng bằng tiền
mặt theo giá thay thế cho các tài sản bị thiệt hại; (2) đất nông nghiệp đƣợc bồi thƣờng
bằng đất có khả năng sản xuất tƣơng đƣơng với đầy đủ quyền sử dụng đất và đƣợc
ngƣời BAH chấp nhận. Trƣờng hợp không có quỹ đất thì bồi thƣờng bằng tiền mặt theo
giá thay thế; (3) đất ở và đất làm nơi kinh doanh BAH đƣợc bồi thƣờng bằng đất có
cùng diện tích với đất bị thu hồi với đầy đủ quyền sử dụng đất và đƣợc ngƣời BAH
chấp nhận. Trƣờng hợp địa phƣơng không có quỹ đất thì bồi thƣờng bằng tiền mặt theo
giá thay thế; và (4) hỗ trợ ổn định cuộc sống và khôi phục sinh kế.
e. Các kế hoạch thu hồi đất và những tài sản khác cũng nhƣ việc cung cấp các biện pháp
khôi phục sẽ đƣợc thực hiện với sự tham vấn của ngƣời BAH nhằm đáp ứng yêu cầu
của họ.
f. Các hoạt động bồi thƣờng và khôi phục phải đƣợc hoàn thành một cách thỏa đáng trƣớc

khi trao thầu bất cứ gói thầu xây lắp nào của tiểu dự án.
g. Việc bồi thƣờng bằng “đất đổi đất“ đƣợc thực hiện ở những nơi còn quỹ đất công, nếu
không có thì sẽ bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế. Nguồn vốn cho bồi thƣờng và
khôi phục cuộc sống của ngƣời BAH sẽ đƣợc lấy từ vốn đối ứng của Chính phủ phân bổ
cho Dự án.
h. Việc thực hiện RAP sẽ đƣợc giám sát thƣờng xuyên bởi các cơ quan thực hiện dự án và
định kỳ bởi cơ quan giám sát độc lập để đảm bảo công tác thiết kế, lập kế hoạch, tham
vấn và thực hiện bồi thƣờng một cách hiệu quả.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 18


i. Thu hồi đất, bồi thƣờng và di dời ngƣời BAH không thể bắt đầu cho đến khi NHTG đã
xem xét và phê duyệt RAP. Tất cả các hoạt động tái định cƣ sẽ đƣợc phối hợp với kế
hoạch xây lắp.
j. Các khoản bồi thƣờng và hỗ trợ khôi phục phải đƣợc chi trả cho ngƣời BAH ít nhất 30
ngày trƣớc khi thu hồi tài sản của các hộ không phải tái định cƣ và 60 ngày đối với hộ
phải tái định cƣ. Trƣờng hợp ngoại lệ có thể áp dụng cho các nhóm dễ bị tổn thƣơng vì
họ có thể cần nhiều thời gian hơn.
k. Cần có các biện pháp để thu hút sự tham gia tích cực của phụ nữ vào việc lập kế hoạch
và thực hiện chƣơng trình tái định cƣ cũng nhƣ các chƣơng trình khác của dự án. Các
Hội đồng bồi thƣờng và chuyên gia tái định cƣ sẽ trực tiếp tham gia vào mọi khía cạnh
của việc phát triển và thực hiện chiến lƣợc giới (xem Phụ lục) nhằm đảm bảo rằng
những biện pháp này đã đƣợc thực hiện một cách thỏa đáng.
6.2 Quyền và quyền lợi đƣợc bồi thƣờng
35. Quyền: Tất cả những ngƣời BAH đƣợc xác định trong khu vực bị ảnh hƣởng của Dự án
trƣớc ngày khóa sổ kiểm kê sẽ có quyền đƣợc hƣởng bồi thƣờng cho những tài sản bị ảnh hƣởng
và các biện pháp khôi phục đủ để giúp họ cải thiện hoặc ít nhất duy trì mức sống, khả năng thu
nhập và sản xuất nhƣ trƣớc khi có dự án. Ngày khóa sổ kiểm kê sẽ là ngày cuối cùng của công
tác kiểm kê chi tiết (DMS) tại từng tiểu dự án/ hợp phần đầu tư. Những ngƣời lấn chiếm khu vực

đầu tƣ hoặc tạo lập tài sản mới (cải tạo, xây mới nhà/vật kiến trúc, trồng cây mới) sau ngày khóa
sổ kiểm kê sẽ không có quyền nhận bồi thƣờng hay bất kỳ hỗ trợ nào khác, nếu bị ảnh hƣởng.
36. Quyền lợi: Dựa vào các loại tác động, phân loại ngƣời BAH và quyền của họ, RPF thiết
lập các quyền lợi cụ thể cho từng loại ngƣời BAH một cách thỏa đáng trong ma trận quyền lợi
dƣới đây. Ma trận này đƣợc áp dụng cho tất cả các tiểu dự án trong khuôn khổ Dự án quản lý
thiên tai Việt Nam và cho mọi đối tƣợng bị ảnh hƣởng bởi dự án, kể cả những ngƣời bị thu hồi
đất để xây dựng các khu TĐC. Kiểm kê chi tiết và các đánh giá tác động xã hội sẽ xác định
những tác động thực tế và điều tra giá thay thế sẽ đƣợc thực hiện để xác định các đơn giá bồi
thƣờng làm cơ sở cho việc lập phƣơng án bồi thƣờng cho ngƣời BAH.
Bảng 2. Ma trận quyền lợi
Loại thiệt
hại
Ngƣời hƣởng
quyền
Quyền lợi
Các vấn đề thực hiện
Quyền lợi về bồi thường
Mất vĩnh viễn
đất sản xuất
nông nghiệp

Chủ sử dụng đất
có Giấy chứng
nhận quyền sử
dụng đất
(GCNQSDĐ),
chủ sử dụng đất
hợp lệ theo các
quy định của pháp
luật để đƣợc nhận

GCNQSDĐ

Mất đất ít hơn 20% (10% đối với hộ
nghèo và dễ bị tổn thƣơng) tổng diện
tích đất sử dụng:
Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay
thế, tƣơng đƣơng với giá trị hiện hành
trên thị trƣờng của đất trong thôn/ấp,
cùng loại, cùng hạng và cùng năng lực
sản xuất, cộng với chi phí giao dịch
(thuế, phí quản lý).
Hội động bồi thƣờng
huyện thông báo cho
ngƣời BAH ít nhất 3
tháng trƣớc khi thu hồi
đất.
Mất từ 20% (10% đối với hộ nghèo
và dễ bị tổn thƣơng) trở lên tổng diện
tích đất sản xuất:
Ƣu tiên bồi thƣờng bằng đất thay thế
gần với khu đất bị thu hồi với năng
Nếu diện tích đất còn
lại không còn khả năng
kinh tế
2
, theo yêu cầu
của ngƣời BAH, Dự án
sẽ thu hồi toàn bộ diện

2

Ngƣời BAH không thể tiếp tục canh tác trên phần đất còn lại do không đủ điều kiện canh tác
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 19


Loại thiệt
hại
Ngƣời hƣởng
quyền
Quyền lợi
Các vấn đề thực hiện
suất sản xuất tƣơng đƣơng, đƣợc
ngƣời BAH chấp thuận với đầy đủ
quyền sử dụng hay giấy chứng nhận
quyền sử dụng và không phải trả phí,
HOẶC bồi thƣờng bằng tiền mặt
theo giá thay thế trong trƣờng hợp
không có đất thay thế; VÀ đƣợc
nhận gói hỗ trợ và khôi phục nhƣ
xác định dƣới đây cho những ngƣời
BAH nặng.
tích đất còn lại và bồi
thƣờng theo giá thay
thế.

Chủ sử dụng đất
không có
GCNQSDĐ hoặc
không đủ điều kiện
để đƣợc cấp

GCNQSDĐ
Bồi thƣờng cho đất theo chi phí thay
thế nếu đất bị thu hồi không có tranh
chấp, không lấn chiếm và không vi
phạm quy hoạch đã công bố.
Nếu hộ BAH không đáp ứng các điều
kiện để nhận bồi thƣờng đất, thì tùy
từng trƣờng hợp UBND tỉnh xem xét hỗ
trợ.

Hội đồng bồi thƣờng
huyện cần làm việc với
UBND xã và cộng đồng
BAH để xác định nguồn
gốc đất BAH và thời
điểm bắt đầu sử dụng
đất để quyết định việc
có bồi thƣờng hay
không.

Ngƣời sử dụng
đất tạm thời hoặc
thuê đất công.
Bồi thƣờng bằng tiền cho mùa
màng/tài sản trên đất theo giá thị
trƣờng, và
Bồi thƣờng bằng tiền cho chi phí
đầu tƣ còn lại vào đất HOẶC giá trị
còn lại của Hợp đồng thuê đất.


Mất vĩnh viễn
đất ở
Ngƣời sử dụng đất
có GCNQSDĐ,
hoặc hợp lệ để đƣợc
cấp GCNQSDĐ
Với diện tích đất còn lại đủ để xây lại
nhà/công trình phù hợp với quy hoạch
của địa phƣơng:
(i) Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá
thay thế cho đất bị thu hồi và (ii) hỗ trợ
tiền mặt để cải tạo diện tích đất ở còn lại
(ví dụ, san lấp và tạo mặt bằng) để
ngƣời BAH có thể xây nhà trên phần đất
còn lại, và (iii) Hỗ trợ ổn định đời sống
và tiền thuê nhà.
Với diện tích đất còn lại không đủ để
xây lại nhà/công trình:
(i) bồi thƣờng bằng đất/nhà thay thế tại
các khu tái định cƣ hoặc đất trong xã có
cùng loại, theo hạn mức đất ở tại địa
phƣơng, không tính thuế, phí đăng ký
và chuyển mục đích sử dụng đất, với
đầy đủ quyền sử dụng đất hoặc giấy
chứng nhận sử dụng đất/nhà. Trƣờng
hợp diện tích đất đƣợc bồi thƣờng nhỏ
hơn diện tích đất bị thu hồi thì phần
chênh lệch sẽ đƣợc trả bằng tiền theo
giá thay thế; nếu diện tích bồi thƣờng
Hội động bồi thƣờng

huyện thông báo cho
ngƣời BAH ít nhất 6
tháng trƣớc khi thu hồi
đất.
Các khoản bồi thƣờng
và hỗ trợ phải đƣợc trả
cho ngƣời BAH không
phải di dời trƣớc khi thu
hồi đất 30 ngày và 60
ngày nếu phải di dời.
Khu TĐC đƣợc xây
dựng với sự tham vấn
của ngƣời BAH và phải
đầy đủ cơ sở hạ tầng.
Khung chính sách tái định cư
Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam trang 20


Loại thiệt
hại
Ngƣời hƣởng
quyền
Quyền lợi
Các vấn đề thực hiện
lớn hơn diện tích bị thu hồi thì ngƣời
BAH không phải trả phần chênh lệch,
và gói hỗ trợ cho hộ phải di dời HOẶC
(ii) bồi thƣờng bằng tiền mặt theo chi
phí thay thế tƣơng đƣơng với giá thị
trƣờng hiện tại của đất cùng loại, cộng

với các khoản hỗ trợ san lấp mặt bằng
và phí đăng ký quyền sử dụng đất, và
gói hỗ trợ cho hộ phải di dời.
Ngƣời sử dụng đất
không có quyền
hợp pháp hoặc
không thể hợp pháp
hóa quyền sử dụng
đất
Bồi thƣờng cho đất bị ảnh hƣởng
bằng đất đổi đất hoặc tiền mặt theo giá
thay thế nếu không có tranh chấp,
không lấn chiếm hay không vi phạm
quy hoạch đã công bố; nếu có vi phạm
thì không đƣợc bồi thƣờng đất nhƣng
đƣợc bồi thƣờng cho các tài sản trên
đất.
Nếu ngƣời BAH không có nơi ở
khác, UBND tỉnh xem xét phân bổ đất ở
hoặc nhà ở và các gói hỗ trợ và khôi
phục cho ngƣời BAH.
Các Hội đồng bồi
thƣờng huyện kết hợp
với UBND các xã và
cộng đồng BAH để xác
định tính hợp lệ của đất
BAH để bồi thƣờng
Mất quyền
thuê đất/nhà
Ngƣời thuê đất/nhà

hoặc ở nhờ (ở đợ)
Bồi thƣờng cho tất cả các tài sản có
trên đất theo giá thay thế
Hỗ trợ di chuyển
Các Hội đồng bồi
thƣờng huyện kết hợp
với UBND các xã và
chủ sử dụng đất BAH
để xác định tính hợp lệ
của tài sản để bồi
thƣờng.
Hỗ trợ tìm nơi thuê mới
Ngƣời thuê đất/nhà
của Nhà nƣớc hay
tổ chức
Cung cấp nhà cho thuê mới, HOẶC
Hỗ trợ bằng tiền tƣơng đƣơng 60%
giá trị đất hoặc nhà thuê

Mất đất tạm
thời
Ngƣời có quyền sử
dụng đất hợp pháp
Đối với đất nông nghiệp: (i) bồi
thƣờng bằng tiền mặt theo giá thị trƣờng
cho cây cối, hoa màu trên đất bị ảnh
hƣởng và thu nhập thuần bị mất trong
thời gian dự án sử dụng đất; và (ii) khôi
phục phần đất sử dụng tạm thời theo
nguyên trạng ban đầu sau khi hoàn

thành thi công trong vòng 1 tháng. Đối
với đất ở: (i) bồi thƣờng bằng tiền mặt
theo giá thay thế cho các tài sản cố định
bị ảnh hƣởng (ví dụ, công trình, vật kiến
trúc); và (ii) khôi phục phần đất sử dụng
tạm thời theo nguyên trạng ban đầu
trƣớc khi trả lại cho chủ sử dụng đất.
Nếu dự án không thể khôi phục phần đất
sử dụng tạm thời, Hội động bồi thƣờng
huyện sẽ thƣơng thảo với ngƣời BAH
và trả chi phí cho ngƣời BAH tự khôi
Tƣ vấn giám sát thi
công và Tƣ vấn giám
sát độc lập TĐC (IMO)
có trách nhiệm giám sát
việc hoàn trả mặt bằng.

×