Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo Chương trình Giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.23 KB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜˜˜-----

TỐNG THỊ NGỌC LIÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
CHO TRẺ 3-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON XÃ
ĐÌNH TỔ, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜˜˜-----

TỐNG THỊ NGỌC LIÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
CHO TRẺ 3-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON XÃ
ĐÌNH TỔ, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các
số liệu trong luận văn là trung thực.
Kết quả của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào.
Tác giả

Tống Thị Ngọc Liên


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài
“Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm
non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo Chương trình Giáo
dục mầm non”, tơi ln nhận được sự khuyến khích, động viên, tạo điều kiện và
giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình.
Với lịng kính trọng và tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới:
- Ban giám đốc, Phòng Đào tạo sau Đại học, CBQL Học viện Quản lý giáo
dục cùng các thầy giáo, cô giáo và Hội đồng khoa học nhà trường đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ, cung cấp tài liệu, hướng dẫn tơi trong q trình học tập và nghiên cứu

khoa học.
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Thành.
Đặc biệt, BGH cùng giáo viên các trường Mầm non Đình Tổ Số 1, trường Mầm non
Đình Tổ Số 2 đã ủng hộ và khích lệ tơi trong q trình nghiên cứu và viết luận văn.
- Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến GS. TS: Nguyễn Thị
Hoàng Yến - người hướng dẫn đề đã giúp đỡ cho tôi trong việc định hướng đề tài,
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
- Mặc dù đã hết sức cố gắng trong qua trình học tập, nghiên cứu, song với
thời gian cịn hạn chế, kinh nghiệm quản lí chưa nhiều mà thực tiễn cơng tác quản lí
vơ cùng sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của Hội đồng
khoa học, các thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để vấn
đề nghiên cứu được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Tống Thị Ngọc Liên


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................................x
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài...............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
8. Những đóng góp của đề tài.....................................................................................5
9. Cấu trúc luận văn....................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC,
NI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON...........................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..............................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước.................................................................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................................12
1.2.1. Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng..................................................................12
1.2.2. Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ 3-6 tuổi................................................13
1.2.3. Quản lý...........................................................................................................14
1.2.4. Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi tại trường
mầm non...................................................................................................................15
1.3. Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi theo chương trình
giáo dục mầm non......................................................................................................15
1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục Mầm non........................................................15
1.3.2. Mục tiêu hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi ở trường
Mầm non...................................................................................................................17
1.3.3. Nội dung hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi ở trường
Mầm non...................................................................................................................18
1.3.4. Yêu cầu của hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3-6 tuổi ở
trường mầm non......................................................................................................24



iv

1.3.5. Hình thức hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi ở trường
Mầm non..................................................................................................................27
1.3.6. Phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi
ở trường Mầm non....................................................................................................29
1.3.7. Vai trò của lực lượng giáo dục trong hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường Mầm non....................................................................30
1.4. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi ở
trường Mầm non........................................................................................................33
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi ở
trường Mầm non.......................................................................................................33
1.4.2. Tổ chức hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi ở trường
Mầm non...................................................................................................................35
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi ở trường
Mầm non...................................................................................................................39
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi ở
trường Mầm non.......................................................................................................41
1.4.5. Huy động các nguồn lực tham gia hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ
từ 3 - 6 tuổi trường Mầm non...................................................................................44
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường Mầm non...................................................................46
1.5.1. Yếu tố khách quan..........................................................................................46
1.5.2. Yếu tố chủ quan..............................................................................................47
Tiểu kết Chương 1.........................................................................................................48
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI
DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 3 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON XÃ
ĐÌNH TỔ, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH.......................................49
2.1. Khái quát về xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.....................49
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của xã Đình

Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh...................................................................49
2.1.2. Khái quát về trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh..................................................................................................................50
2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát...............................................................................53
2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các
trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.....................54
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh
về vai trò của hoạt động chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ từ 3 - 6 tuổi trong
trường mầm non trong giai đoạn hiện nay...............................................................54
2.3.2. Thực trạng về nội dung chăm sóc ni dưỡng cho trẻ từ 3 - 6 tuổi ở
trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thuận..................................................55


v

2.3.3. Thực trạng về phương pháp chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ từ 3 - 6 tuổi
ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh...............61
2.3.4. Thực trạng thực hiện hình thức chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ mầm non
ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh..................................................63
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ từ 3 - 6
tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh.............................................................................................................................65
2.4.1. Thực trạng về xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc, ni dưỡng cho
trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ.................................................65
2.4.2. Về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ
từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, Huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh...................................................................................................................68
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ
từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành....................72
2.4.4. Thực trạng quản lý điều kiện đáp ứng cho hoạt động chăm sóc, ni

dưỡng cho trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận
Thành........................................................................................................................75
2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
cho trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành
..................................................................................................................................77
2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, ni
dưỡng cho trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh...............................................................................................79
2.5. Đánh giá chung về việc quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ
từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh......................................................................................................................80
2.5.1. Ưu điểm, nguyên nhân...................................................................................80
2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân....................................................................................83
Tiểu kết Chương 2.........................................................................................................86
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI
DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 3 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON XÃ
ĐÌNH TỔ, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH.......................................87
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.....................................................................87
3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu.......................................................................................87
3.1.2. Nguyên tắc toàn diện và hệ thống..................................................................87
3.1.3. Nguyên tắc phát triển.....................................................................................88
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi.........................................88
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.................................................................88


vi

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ từ 3 - 6
tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành.............................89
3.2.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về

cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ 3-6 tuổi cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành..............89
3.2.2. Nâng cao năng lực chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi cho đội ngũ
giáo viên và nhân viên trong các nhà trường...........................................................93
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi............................................................96
3.2.4. Chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền và phối hợp các lực lượng xã hội
trong hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6 tuổi trong trường mầm non
................................................................................................................................103
3.2.5. Xây dựng và hồn chỉnh chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ
giáo viên, nhân viên trong trường mầm non..........................................................107
3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ từ 3 - 6
tuổi trong trường mầm non....................................................................................109
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp......................................................................112
3.4. Tổ chức khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi.........................................113
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm:................................................................................113
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm:................................................................................113
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm:...............................................................................113
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm....................................................................................114
Tiểu kết Chương 3.......................................................................................................118
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................119
1. Kết luận.................................................................................................................119
2. Khuyến nghị.........................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................122
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.

30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
41.

VIẾT TẮT
BGH
BGD&ĐT
BP
CB
CBQL, GV, NV
CMHS
CSGD
CSND
CSVC -TBDH
CTGD
CTGDMN
DTTS
ĐTB
GD
GD&ĐT
GDKNS

GDQD
GV
GVMN
HĐGD
HĐND
HS
HT
LLGD
LLXH
MN
NV
NVMN
PPDH
PTTNTT

QH
QL
QLGD
SDD
SL
TB
TMH
TNCS
TTCN
UBND

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Ban giám hiệu
Bộ giáo dục và Đào tạo
Biện pháp

Cán bộ
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Cha mẹ học sinh
Chăm sóc giáo dục
Chăm sóc ni dưỡng
Cở sở vật chất - Thiết bị dạy học
Chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục mầm non
Dân tộc thiểu số
Điểm trung bình
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục quốc dân
Giáo viên
Giáo viên mầm non
Hoạt động giáo dục
Hội đồng nhân dân
Học sinh
Hiệu trưởng
Lực lượng giáo dục
Lực lượng xã hội
Mầm non
Nhân viên
Nhân viên mầm non
Phương pháp dạy học
Phòng chống tai nạn thương tích
Quyết định
Quốc hội
Quản lý

Quản lý giáo dục
Suy dinh dưỡng
Số lượng
Trung bình
Tai mũi họng
Thanh niên cộng sản
Tiểu thủ cơng nghiệp
Ủy ban nhân dân


viii

42.
43.
44.
45.

VBHN
VD
VSATTP
XHHGD

Văn bản hợp nhất
Ví dụ
Vệ sinh an tồn thực phẩm
Xã hội hóa giáo dục


ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Số lớp và số học sinh Mầm non xã Đình Tổ...................................50

Bảng 2.2.

Kết quả xếp loại về giáo dục qua đánh giá trẻ Mầm non..............51

Bảng 2.3.

Kết quả xếp loại cân, đo theo dõi sức khỏe của học sinh Mầm
non xã Đình Tổ.................................................................................51

Bảng 2.4.

Thống kê số phịng học, phịng chức năng của các trường
Mầm non...........................................................................................52

Bảng 2.5.

Thực trạng về và nội dung nuôi dưỡng CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi
ở trường mầm non...........................................................................56

Bảng 2.6.

Thực trạng mức độ hiệu quả thực hiện phương pháp tổ
chức các hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi.....................................61

Bảng 2.7.


Thực trạng thực hiện hình thức CSND cho trẻ ở các trường
mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh..........63

Bảng 2.8.

Về thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động nuôi dưỡng CSND
trẻ từ 3 - 6 tuổi ở trường mầm non.................................................66

Bảng 2.9.

Về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6
tuổi ở các trường MN xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành...............69

Bảng 2.10. Thực trạng sự tham gia của cha mẹ học sinh về việc phối hợp
với nhà trường để nâng cao chất lượng CSND cho trẻ trường
mầm non...........................................................................................71
Bảng 2.11.

Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6
tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành
...........................................................................................................72

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý điều kiện đáp ứng cho hoạt động CSND
trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện
Thuận Thành....................................................................................75
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động CSND cho trẻ
từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận
Thành................................................................................................77



x

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh...............................................79
Bảng 3.1.

Đánh giá của CBQL, GV, NV về tính cần thiết của các biện
pháp đã đề xuất..............................................................................114

Bảng 3.2.

Đánh giá của CBQL, GV, NV về tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất..............................................................................116

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của CBQL, GV, NV và cha mẹ học sinh về vai trò
của hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi...................................................55
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL, GV, NV về tính cần thiết của các biện pháp
quản lý....................................................................................................115
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL, GV, NV về tính khả thi của các biện pháp
đã đề xuất...............................................................................................117


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Giáo dục mầm non đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong ngành giáo dục

Việt Nam, là bậc học tiên phong đi đầu về giáo dục thế hệ măng non của đất nước.
Cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó giúp trẻ nhỏ phát triển đầy
đủ về thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ ngay từ
những bước chân đầu đời chập chững. Những kỹ năng mà trẻ học được qua chương
trình chăm sóc giáo dục mầm non tại ngơi trường sẽ là nền tảng cho việc học tập ở
cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ sau này. Từ 0-6 tuổi theo
nhiều chuyên gia là giai đoạn vàng trong việc giáo dục cho trẻ. Ở độ tuổi này nếu
được giáo dục đúng cách, trẻ sẽ phát triển tốt về cả thể chất, tâm hồn, trí não. Trong
đó phát triển thể chất cho trẻ mầm non trong giai đoạn này cũng tối quan trọng.
Không chỉ đơn thuần là phát triển thể trạng, mà phát triển thể chất cũng là phát triển
trí não cho trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen tư duy cho những hoạt động học tập
sau này.
Mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, là cở sở để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Để đạt được mục tiêu phát triển tồn diện
thì việc kết hợp hài hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục là điều tất
yếu. Vì sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là niềm hạnh phúc của mỗi gia
đình và tồn xã hội. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, ni dưỡng, tồn
tại và phát triển. Thể chất tốt không những giúp trẻ phát triển cân nặng, chiều cao, sức
đề kháng chống lại bệnh tật mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Sự phát
triển hoàn hảo của não bộ trong những năm đầu đời là nền tảng cho trí thơng minh sau
này của trẻ. Nếu chăm sóc, ni dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của
trẻ, trí tuệ của trẻ.
Đặc biệt thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ
khá nhiều so với thời gian trong ngày. Vì vậy cùng với gia đình, trường mầm non có
vai trị quan trọng trong việc chăm sóc, ni dưỡng và phịng chống suy dinh dưỡng
cho trẻ. Để có được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng tốt trong trường mầm non,
yêu cầu đặt ra cho người cán bộ quản lý trong quá trình chỉ đạo hoạt động chăm



2

sóc, ni dưỡng (CSND) trẻ từ 3 - 6 tuổi cần có những kiến thức cơ bản về dinh
dưỡng và sức khỏe của trẻ.
Thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, nhiều chương trình, dự án về
dinh dưỡng đã được Nhà nước trực tiếp đầu tư và nhiều dự án hợp tác quốc tế được
mở rộng. Điều đó đã cải thiện tình trạng dinh dưỡng người dân một cách rõ rệt. Tuy
nhiên, thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, đặc biệt trẻ em vùng DTTS và
miền núi vẫn cịn ở mức cao.
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1896/QĐ-TTg về Chương trình
“Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà
mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”. Với chương trình này, đối tượng là
trẻ em DTTS sẽ chiếm một phần không nhỏ. Tuy do nguồn lực và nguồn ngân sách
thực hiện vẫn là lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan, mà chưa có
giải pháp riêng, nhất là đối với vùng DTTS và miền núi, nên mục tiêu “giải quyết
căn bản gánh nặng kép về dinh dưỡng”, xem ra không đơn giản.
Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/05/2020,
phê duyệt Đề án “Vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó
khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025” (gọi tắt là Đề
án 588). Theo đó, Đề án 588 sẽ triển khai chuỗi hoạt động, từ vận động nguồn lực
đến hình thành mạng lưới các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế.
Được biết, Bộ GD&ĐT cũng tiếp tục phát động cuộc vận động các nguồn lực
xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền
núi tại một số tỉnh vùng cao. Cuộc vận động nhằm giúp các nhà trường có điều kiện
tốt hơn trong tổ chức hoạt động dạy học, chăm sóc và ni dưỡng học sinh; các em
có điều kiện tốt hơn để học tập và vui chơi.
Xã Đình Tổ là một xã đơng dân cư thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh bắc Ninh.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã có sự cải thiện
về điều kiện về kinh tế xã hội được quan tâm chăm lo, đã giúp cho sự nghiệp giáo
dục của địa phương phát triển khơng ngừng. Được sự chỉ đạo của Phịng Giáo dục

& Đào tạo trong những năm học vừa qua các trường mầm non trên địa bàn xã đã
thực hiện nhiều biện pháp xây dựng và duy trì nâng cao chất lượng giáo dục, cải
thiện bữa ăn cho trẻ trong các nhà trường. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt


3

được, chất lượng ni dưỡng cịn nhiều hạn chế. Cơ chế phối hợp thiếu đồng bộ, gia
đình ít dành thời gian cho con cái; thông tin liên lạc hai chiều chậm, khơng đồng bộ;
cơ sở vật chất nhà trường cịn hạn chế; kinh phí hạn hẹp, đội ngũ cán bộ, giáo viên
thiếu và yếu. Vì thế, để đáp ứng mục tiêu CSND trẻ thì vấn đề tìm giải pháp tăng
cường sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong việc cải thiện chất lượng CSND
trẻ tại trường mầm non là vô cùng cần thiết, nhưng đến nay cũng chưa có cơng trình
nào nghiên cứu về vấn đề này ở ở các trường Mầm non xã Đình Tổ.
Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề
tài “Quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi ở các trường
mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình
giáo dục mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động
CSND cho trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, từ đó đề xuất một số
biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CSND cho trẻ từ 3 - 6 tuổi ở
các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo chương
trình giáo dục mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi tại trường mầm non
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lý hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi được nghiên cứu
và đề xuất trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của các trường mầm non trên địa
bàn xã Đình Tổ, thì khi được áp dụng sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
CSND, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường mầm non xã Đình Tổ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi


4

tại trường mầm non.
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động CSND và quản lý hoạt động CSND trẻ từ
3 - 6 tuổi ở các trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường
mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi tại trường mầm
non và đánh giá thực trạng, để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động CSND trẻ từ
3 - 6 tuổi ở 2 trường mầm non Đình Tổ Số 1 và Đình Tổ Số 2 nhằm thực hiện tốt
mục tiêu chương trình giáo dục mầm non.
Các dữ liệu về thực trạng tổ chức hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi được lấy
trong thời gian 3 năm học gần đây.
Khách thể khảo sát đề tìm hiểu thực trạng, tác giả xin ý kiến của 02 cán bộ
quản lý, 30 giáo viên và nhân viên cùng 90 cha mẹ học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Hồi cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu khoa học và các văn
bản pháp quy về giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục, hoạt động

CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi ở trường mầm non để xây dựng khung lý thuyết của vấn đề
nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên, cha mẹ trẻ; phiếu đánh giá chất lượng CSND trẻ ở các trường mầm non xã
Đình Tổ, huyện Thuận thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động CSND của giáo viên, nhân viên
mầm non theo yêu cầu của Quy chế nuôi dạy trẻ, điều lệ trường mầm non, các
thơng tư về chăm sóc sức khỏe trẻ.
- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả phỏng vấn nhóm ban giám hiệu giáo viên,
nhân viên trong trường.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu phân tích sổ
theo dõi sức khỏe trẻ, biểu đồ tăng trường, sổ tính khẩu phần ăn cho trẻ, sổ theo dõi


5

sức khỏe trẻ hàng ngày, đánh giá sức khỏe trẻ...
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Tác giả sử dụng một số cơng thức tốn học để xử lý các số liệu điều tra trong
q trình hồn thành luận văn và biểu đạt các kết quả nghiên cứu bằng biểu đồ.
8. Những đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6
tuổi và để quản lý hoạt động này tại trường mầm non.
- Đánh giá thực trạng về hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm
non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các
trường mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình
GDMN.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý các trường MN khác có

điều kiện tương đồng với các trường MN trên địa bàn, xã Đình Tổ, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh và là tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng
cán bộ quản lý trường MN.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục kết quả nghiên
cứu luận văn được trình bày trong 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi tại
trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các
trường mầm non xã Đình Tổ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động CSND trẻ từ 3 - 6 tuổi ở các trường
mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Việc “lấy trẻ làm trung tâm” và “tất cả cho trẻ em” được đặt lên hàng đầu của
các nền giáo dục trên thế giới. Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì nhà quản
lý và nhà giáo dục phải phối hợp chặc chẽ với nhau, cùng chung một tiếng nói.
Với kinh nghiệm trong việc quản lý nhà trường, V.A. Xukhomlinxki, trong
tác phẩm của mình: “Vấn đề quản lý và lãnh đạo nhà trường’’ đã nói lên tầm quan
trọng của một hiệu trưởng trong công tác quản lý nhà trường. Hiệu trưởng là người
tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý, phối hợp với các phó hiệu trưởng và đội ngũ
giáo viên, nhân viên. Tác giả nhấn mạnh tính quản lý tập thể trong các hoạt động
của trường mầm non.

Tác giả cho rằng để nâng cao chất lượng quản lý, năng lực chun mơn
nghiệp vụ của giáo viên thì cần tổ chức các hội thảo khoa học. Thông qua hội thảo,
giáo viên có những điều kiện trao đổi học hỏi những kinh nghiệm về chun mơn
nghiệp vụ để nâng cao trình độ chun mơn của mình.
Tác giả Xverxlerơ, ơng nhấn mạnh đến biện pháp dự giờ, phân tích bài dạy,
sinh hoạt tổ nhóm chun mơn. Xverxlerơ cho rằng việc dự giờ và phân tích bài dạy
là rất quan trọng trong cơng tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nhìn
thấy và khắc phục những điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
Những nghiên cứu khác của tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt lõi
của quản lý và quản lý giáo dục như: F.W.Taylor, G.Mayor, P.Druckev,…Liên quan
đến các vấn đề tâm lý trẻ em có các cơng trình như :
Tác giả V.X. Mukhina với cơng trình “Tâm lí học mẫu giáo” nghiên cứu về
đặc trưng tâm lí của trẻ em trong độ tuổi 3-6 tuổi.
Tác giả Erik Erikson với “Trẻ em và xã hội” nghiên cứu về sự phát triển của
trẻ em, cách đối xử và giáo dục trẻ.
Jonh.B.Watson với cơng trình “Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”


7

đã nghiên cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới trào đời và cách chăm sóc chúng.
Một số nhà tâm lý học Xô viết như: L.X. Vuwgotsxki, A.N. Lêơnchiev đã
nghiên cứu q trình hình thành hành động trí tuệ ở trẻ em, nhờ đó đã phát hiện ra
cơ chế chuyển từ hành động vật chất bên ngoài thành hành động trí tuệ bên trong và
đặc điểm, các giai đoạn của sự hình thành các hành động trí tuệ ở trẻ em.
Các trường Đại học Tufts Gerald J. và Dorothy R. Friedman (Hoa Kỳ) là
những trường tiên phong về phát triển dinh dưỡng và được thành lập năm 1981 với
nhiệm vụ tập hợp y học, sinh học, xã hội chính trị và khoa học, các nhà khoa học đã
tiến hành các cuộc nghiên cứu, giáo dục và các chương trình cộng đồng dịch vụ để
cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng cho tồn thế giới,

Văn bản “Kiểm sốt chất lượng thực phẩm nước trái cây trong chế độ ăn của
trẻ em mẫu giáo” năm 2000 của các nước phương Tây cũng đã nêu rõ vai trò quan
trọng của giá trị dinh dưỡng, hàm lượng Vitamin trong rau và nước trái cây các loại
và yêu cầu an toàn của sản phẩm nước trái cây trong chế độ ăn của trẻ em.
Trong giai đoạn 1998-2004, Sở y tế Moscow đã tổ chức cơng tác cải thiện
tình trạng ni dưỡng của trẻ em và thanh thiếu niên trong các cơ sở giáo dục. Quy
định đã cải tiến rõ rệt về chất lượng chế độ ăn của trẻ em và thanh thiếu niên trong
các cơ sở giáo dục, phạm vi thay đổi của thực phẩm được sử dụng trong chế độ ăn
uống trong các nhóm lớp mầm non và các trường phổ thơng. Nhờ đó tỷ lệ SDD của
trẻ em, thanh thiếu niên đã giảm xuống một cách đáng kể. Một yếu tố quan trọng
trong việc cải thiện chất lượng nuôi dưỡng trẻ em ở các nhóm lớp mầm non là việc
tổ chức đấu thầu cung cấp các dịch vụ đô thị và ăn uống trong các cơ sở giáo dục
công lập của thành phố Moscow [55].
Cần lưu ý rằng các văn bản quy định hiện hành về vệ sinh đã thiết lập các
yêu cầu đặc biệt đối với thực phẩm dành cho trẻ 3-6 tuổi và học sinh. Năm 2000,
chế độ dinh dưỡng của trẻ em và thanh thiếu niên trong các cơ sở giáo dục của
thành phố được sử dụng 29 loại thực phẩm và vào cuối năm 2004 số lượng sản
phẩm đã tăng lên đến hơn 200 loại. Chương trình của Chính quyền thành phố "Cải
thiện dịch vụ ăn uống cho sinh viên và học sinh ở các cơ sở giáo dục tại thành phố
Moscow giai đoạn 2004-2006” được Chính phủ phê duyệt ngày 06/07/2004 đã
cung cấp cho các tổ chức giáo dục một hệ thống giám sát các thành phần định tính


8

và định lượng của chế độ ăn uống và phân loại các sản phẩm được phép sử dụng
trong chế độ dinh dưỡng của trẻ em và thanh thiếu niên.
Trong công tác quản lý hoạt động nuôi dưỡng trên thế giới có nhiều cơng
trình nghiên cứu về quản lý hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ em và thanh thiếu niên
và ở các cơ sở giáo dục nói chung, nhưng vẫn cịn rất ít những cơng trình nghiên

cứu về cơng tác quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ trong nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo độc lập tư thục.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về GDMN, đặc biệt có một số cơng trình
đề cập đến những vấn đề CSND trẻ ở các trường mầm non. Điển hình như:
Trong đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng
cao chất lượng chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo trong trường mầm
non” tác giả Lê Thu Hương và cộng sự đã xác định các cơ sở khoa học của việc CSGD trẻ trong trường MN, các yếu tố, các điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng CSGD trẻ [33]
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: B2004-CTGD-02: “Các giải
pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục mầm non” do tác giả Trần Thị Lan
Hương (2005) làm chủ nhiệm đã xác định những yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng
GDMN; xây dựng tiêu chí và cơng cụ đánh giá chất lượng GDMN; tổ chức đánh giá
thực trạng chất lượng GDMN; xây dựng tiêu chí lựa chọn những giải pháp cơ bản
nâng cao chất lượng GDMN và đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng
GDMN [34].
“Cẩm nang một số vấn đề chăm sóc - giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng, môi
trường cho trẻ mầm non” (2005) do Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT ban hành. Cơng trình
đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời
hướng dẫn cho các giáo viên ở các trường MN trong các hoạt động nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ [51].
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số: B2009-37-71TĐ: “Nghiên cứu đề
xuất các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở
gia đình” do tác giả Trần Thị Bích Trà (2011) làm chủ nhiệm đã tổng quan và phân
tích những vấn đề lí luận cốt yếu về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6


9

tuổi ở gia đình: Một số quan niệm về giáo dục gia đình đối với trẻ từ 0 đến 6 tuổi;
chất lượng giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình; tổng quan một số kinh nghiệm

quốc tế ở Singapore, Úc, Mĩ, cộng hòa liên bang Đức về giáo dục mầm non gia
đình. Đề tài đã đánh giá thực trạng thực hiện các biện pháp giáo dục trẻ từ 0 đến 6
tuổi ở gia đình; đi sâu phân tích một số nét về thực trạng phát triển giáo dục mầm
non ở nước ta và giáo dục mầm non gia đình tại các tỉnh điều tra; khảo sát thực
trạng một số yếu tố cơ bản của gia đình ảnh hưởng tới giáo dục mầm non và thực
trạng giáo dục mầm non ở gia đình cùng thực trạng thực hiện phối hợp các biện
pháp giáo dục gia đình đối với trẻ mầm non. Đề tài tổng kết những quan điểm,
nguyên tắc chỉ đạo phát triển giáo dục mầm non, đồng thời đưa ra 7 nguyên tắc đề
xuất biện pháp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng và những nguyên
tắc đã đề ra, đề tài đề xuất 5 nhóm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ từ 0
đến 6 tuổi ở gia đình [49].
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (2009) trong luận văn thạc sĩ QLGD: “Các
biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non
công lập quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh” đã đánh giá thực trạng quản lý
của hiệu trưởng ở các trường mầm non quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh
đối với các hoạt động nuôi dưỡng trẻ, đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ [30].
Tác giả Lê Minh Hà (2010) trong công trình nghiên cứu: “Tiếp tục đổi mới
cơng tác quản lý nâng cao chất lượng CSND trẻ” đã đề cập đến thực trạng CSND
trẻ ở các trường mầm non, đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý nhằm
nâng cao chất lượng CSND trẻ ở các trường mầm non. Tác giả đã đề xuất những
phương hướng đổi mới công tác quản lý từ đổi mới kế hoạch; đổi mới quản lý giáo
viên tới đổi mới đầu tư CSVC cho nhà trường [22].
Tác giả Nguyễn Thị Ly (2010) trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD:
“Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng CSND trẻ của các trường mầm non
ngồi cơng lập tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” đã đánh giá thực trạng
chất lượng CSND trẻ ở các trường mầm non ngồi cơng lập thành phố Vĩnh Long,
tỉnh Vĩnh Long, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng CSND trẻ
như nâng cao chất lượng hoạt động của GVMN, quản lý chặt chẽ nội dung chương



10

trình CSND trẻ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường mầm non ngồi
cơng lập...[38].
Luận văn “Nâng cao chất lượng hoạt động CSND trẻ ở các trường mầm non
thành phố Hạ Long” (2013). Luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD của Đại học sư
phạm - Đại học Thái Nguyên của Lê Thị Thái Hạnh. Đề tài có 3 chương. Chương 1
về cơ sở lý luận, trong phần này tác giả đã nghiên cứu về các nội dung các khái
niệm cơ bản của đề tài như giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý
trường mầm non và mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non. Trên cơ sở
đó, tác giả xác định các nội dung công tác quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non
trong hoạt động CS-GD trẻ như nguyên tắc quản lý trường mầm non, mục tiêu quản
lý, phương pháp quản lý, công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc
và giáo dục trẻ; cơng tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; cơng tác tổ chức
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và cơng tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ. Chương 2 của đề tài đề cập đến các nội dung như khái quát
hoạt động khảo sát có mục tiêu khảo sát, nội dung, phương pháp, đối tượng, thời
gian khảo sát. Thực trạng hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại thành phố Quảng
Ninh về mục tiêu của hoạt động chăm sóc, giáo dục, nội dung, hình thức, phương
pháp hoạt động chăm sóc, giáo dục. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ mầm non thành phố Hạ Long về thực trạng công tác xây dựng kế hoạch
quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ; công tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ; cơng tác tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và cơng tác
kiểm tra, đánh giá các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Luận văn đề ra một số biện
pháp như nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non, nâng
cao năng lực chăm sóc và giáo dục trẻ cho đội ngũ GVMN và nhóm hỗ trợ. Luận
văn đã đánh giá kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề
xuất [26].
Tác giả Vũ Thị Hồng Loan (2014) trong luận văn thạc sĩ QLGD: “Hiệu

trưởng trong quản lý CSND trẻ ở các trường mầm non công lập quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội” đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động CSND trẻ của hiệu
trưởng các trường mầm non công lập quận Hà Đơng, thành phố Hà Nội, bao gồm:
Kế hoạch hóa quản lý hoạt động CSND trẻ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác


11

quy hoạch và chuẩn hóa đội ngũ CBQL, GVMN của trường; chỉ đạo đổi mới
phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả;
chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn; quản lý các điều
kiện bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ CSND trẻ; kiểm tra đánh giá, lấy ý kiến
phản hồi từ phụ huynh học sinh [36].
Trần Thị Bích Trà và nhóm nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
ở các trường mẫu giáo ngồi cơng lập” đã đề xuất được các biện pháp nâng cao
chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mẫu giáo ngoài công lập. Cũng
trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng
cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình” đã xây dựng cơ
sở lý luận của chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình và một
số kinh nghiệm quốc tế, đồng thời khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở gia đình [49].
Tác giả Nguyễn Thúy Hiền (2005) trong luận văn thạc sĩ giáo dục học:
“Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng CSND trẻ trong các trường mầm non
ngồi cơng lập thành phố Hải Phòng theo hướng phối hợp lực lượng giáo dục” [28] đã
đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng CSND trẻ trong các trường mầm non
ngoài cơng lập thành phố Hải Phịng, bao gồm: Tun truyền nâng cao nhận thức đúng
về loại hình giáo dục mầm non ngồi cơng lập; định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của
các cấp quản lý đối với các trường mầm non ngồi cơng lập; tham mưu xây dựng các
chính sách cụ thể hỗ trợ các trường mầm non ngồi cơng lập có điều kiện hoạt động tốt

hơn đảm bảo nâng cao chất lượng CSND trẻ; củng cố, tăng cường công tác quản lý các
trường mầm non ngồi cơng lập; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội
ngũ cán bộ quản lý - giáo viên ở các trường mầm non ngồi cơng lập; phối hợp các lực
lượng xã hội, làm tốt công tác CSND trẻ.
Tác giả Bùi Thị Băng Tuyết (2015) trong luận văn thạc sĩ QLGD: “Biện
pháp quản lý hoạt động CSND trẻ của giáo viên ở các trường mầm non quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phối hợp lực lượng giáo dục” trên cơ sở
luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
động CSND trẻ của giáo viên ở các trường mầm non quận Thủ Đức, thành phố Hồ


12

Chí Minh, bao gồm: Nâng cao nhận thức về hoạt động CSND trẻ; đổi mới xây dựng
kế hoạch hoạt động CSND trẻ; đổi mới tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt
động CSND trẻ; đổi mới kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động CSND
trẻ ; đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động CSND trẻ [48].
Qua việc nghiên cứu, tham khảo các cơng trình nghiên cứu nêu trên, có thể
rút ra một số nhận xét sau đây:
Một là, các cơng trình nghiên cứu và các luận văn nêu trên đã luận giải ở
nhiều khía cạnh khác nhau về ni dưỡng, chăm sóc trẻ ở các trường mầm non trên
những địa bàn, địa danh cụ thể của cả nước. Các cơng trình đều khẳng định tầm
quan trọng của hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm
non. Đã làm rõ được nhiều vấn đề cơ sở lý luận thực tiễn của quản lý hoạt động
giáo dục ở các trường mầm non.
Hai là, vấn đề giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non
được nhiều tác giả nghiên cứu chủ yếu ở góc độ lý luận. Cịn ít những cơng trình
quan tâm giải quyết những địi hỏi cấp bách của thực tiễn để quản lý một cách khoa
học hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng ni
dạy trẻ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội..

Ba là, vấn đề giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non
tuy đã có những cơng trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau về quản lý ni
dưỡng, chăm sóc trẻ; quản lý chăm sóc giáo dục trẻ… nhưng chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về quản lý hoạt động CSND trẻ trong các trường mầm non huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh theo tiếp cận tham gia.
Do đó, đề tài: “Quản lý hoạt động CSND cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm
non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình GDMN” là
một nội dung mới, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết từ thực tế hoạt động chăm sóc
ni dưỡng trẻ mầm non và quản lý hoạt động CSND cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường
mầm non xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh theo chương trình
GDMN hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng
Tác giả Phạm Minh Hậu (1990) nhận thấy GDMN là cấp học đầu tiên trong


13

hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức,
tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua
chương trình chăm sóc GDMN sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau
này của trẻ. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào học lớp một [25].
- Việc CSND trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của
chương trình giáo dục mầm non.
- Hoạt động CSND trẻ bao gồm: Nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
- Việc CSND trẻ cịn thơng qua hoạt động tuyên truyền
phổ biến kiến thức khoa học về CSND trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng
(kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc

vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn,… ).
Việc CSND trẻ trong trường mầm non được tiến hành thông qua các hoạt
động theo quy định của chương trình GDMN. Ba hoạt động chính của cơng tác
CSND trẻ là: Ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe và hoạt động tuyên truyền cho cha
mẹ và cộng đồng.
1.2.2. Hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ 3-6 tuổi
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiếp cận hoạt động CSND trẻ
trong trường mầm non theo quy định tại Điều lệ trường MN. Hoạt động CSND trẻ
bao gồm: Ni dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh và chăm sóc sức khỏe;
đảm bảo an tồn cho trẻ.
Việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cịn thơng qua hoạt động tun
truyền phổ biến kiến thức khoa học về ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho
các cha mẹ và cộng đồng [4, tr.28] Trong mỗi thời kỳ phát triển, cơ thể có những
đặc điểm tâm sinh lý riêng đòi hỏi nhu cầu về chăm sóc ni dưỡng khác nhau.
Ni dưỡng đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở mỗi thời kỳ giúp cho cơ thể trẻ


×