Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.85 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG ĐÌNH MẬU



Hà Nội - 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám
đốc, giảng viên của Học viện Quản lý giáo dục, giảng viên các đơn vị, đã tận
tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình em tham
gia học tập tại Học viện. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu
sắc nhất tới TS. Trương Đình Mậu, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em thực
hiện đề tài này.
Trong quá trình làm luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận
được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu, giáo viên, học sinh của
các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Em sẽ luôn ghi nhớ
với tất cả sự quý trọng và lòng biết ơn về những tình cảm và sự giúp đỡ tốt
đẹp đó.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong q trình học tập và nghiên cứu nhưng
luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản
thân. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không
trùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình
thức nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

BGDĐT
BD
CBQL
CSVC
CNTT
CB
CNN
CĐSH

CM
CNTT
CMHS
C.T.X
ĐG
ĐBAT
ĐTB
ĐTKS
GDKNS
N.T.Đ
GD&ĐT
GV
GDMN
GDTX

Bộ Giáo dục Đào tạo
Bồi dưỡng
Cán bộ quản lý
Cơ sở vật chất
Công nghệ thông tin
Cán bộ
Chuẩn nghề nghiệp
Chế độ sinh hoạt
Cha mẹ
Công nghệ thông tin
Cha mẹ học sinh
Cao Thị Xiêm
Đánh giá
Đảm bảo an tồn
Điểm trung bình

Đối tượng khảo sát
Giáo dục kỹ năng sống
Nguyễn Thị Điệu
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên
Giáo dục Mầm non
Giáo
dục
thường

LL
LLGD
LLXH
MN


MT
NL
NT

ND
NNL
NT
N.T.M.T
N.T.H
N.T.T
N.T.K
N.T.T.A
PP
QL

SGK
SHD

Lực lượng
Lực lượng giáo dục
Lực lượng xã hội
Mầm non
Mục đích
Mức độ
Mục tiêu
Năng lực
Ngũ Thái
Nguyệt Đức
Nội dung
Nguồn nhân lực
Nhà trường
Nguyễn Thị Minh Tuân
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Thị Kỳ
Nguyễn Thị Thu Anh
Phương Pháp
Quản lý
Sách giáo khoa

GVCN
GD
HTTC

HM

HĐGD
HTHĐ
HĐGDKNS

xuyên
Giáo viên chủ nhiệm
Giáo dục
Hình thức tổ chức
Hoạt động
Hà Mãn
Hoạt động giáo dục
Hình thức hoạt động
Hoạt động giáo dục kỹ

TV
TCM
TC
THCS
TH
TK
TQ
TCM

Ti vi
Tổ chun mơn
Trung cấp
THCS Trung học cơ sở
Tiểu học
Thanh Khương
Trí Quả


HS
KN
KNS
KH

năng sống
Học sinh
Kỹ năng
Kỹ năng sống
Kế hoạch

TTB
TTCM
T.T.T
UBND

Trang thiết bị
Tổ trưởng chuyên môn
Tạ Thị The
Ủy ban nhân dân

Sách hướng dẫn

Tổ chuyên môn


iv

KT-XH

KS
KT

Kinh tế- Xã hội
Khảo Sát
Kiểm tra

VD
XD
YC

Ví dụ
Xây Dựng
Yêu cầu


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................iii
MỤC LỤC ...............................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ...................................................................................ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .............................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3

6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài (về khoa học và thực tiễn) ................................................4
9. Cấu trúc của bản luận văn .................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GDKNS CHO TRẺ 5-6
TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ...................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .........................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ..........................................................................7
1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................8
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non ...........8
1.2.2. Hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN ..........................................9
1.2.3. Quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ...................16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6
tuổi ở trường mầm non ........................................................................................22
1.3.1. Nhóm yếu tố về cán bộ quản lý .....................................................................22
1.3.2. Nhóm yếu tố về đội ngũ giáo viên ................................................................23
1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về gia đình .....................................................................23
1.3.4. Nhóm yếu tố về mơi trường pháp lý............................................................. 24


vi
1.3.5. Nhóm yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục kỹ
năng sống............................................................................................................... 25
Tiểu kết Chương 1................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GDKNS CHO TRẺ 5–6 TUỔI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC
NINH..................................................................................................................... 27
2.1. Những nét chính về vị trí địa lý, KT-XH huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh ................................................................................................................27

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và xã hội huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ............27
2.1.2. Một số nét cơ bản về giáo dục mầm non trong những năm gần đây ở
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................29
2.2. Tổ chức khảo sát ............................................................................................32
2.2.1. Mục đích khảo sát .........................................................................................32
2.2.2. Mơ tả khảo sát ...............................................................................................32
2.2.3. Nội dung khảo sát .........................................................................................33
2.2.4. Tiến hành khảo sát ........................................................................................33
2.2.5. Thiết kế công cụ khảo sát ..............................................................................34
2.3. Thực trạng hoạt động GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm
non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh .............................................................35
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai tào, vị trí (VTVT) hoạt động giáo dục cho trẻ 5
– 6 tuổi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và của cha mẹ trẻ ...........................35
2.3.2. Thực trạng thực hiện ND giáo dục KNS cho trẻ 5 -6 tuổi ở các trường
mầm non .................................................................................................................35
2.3.3. Thực trạng sử dụng HTHĐ giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường
mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ........................................................37
2.3.4. Thực trạng phương pháp (PP), HĐ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 -6
tuổi ở 05 trường mầm non ......................................................................................38
2.3.5. Thực trạng điều kiện (ĐK) HĐ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi ở
các trường mầm non ...............................................................................................39
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi
ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh .............................40


vii
2.4.1. Thực trạng xây dựng KH HĐ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở
các trường mầm non ...............................................................................................40
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5
- 6 tuổi ở các trường mầm non ................................................................................41

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5
- 6 tuổi ở các trường mầm non ................................................................................43
2.4.4. Thực trạng quản lý điều kiện thực hiện hoạt động GDKNS cho trẻ 5 - 6
tuổi ở các trường mầm non .....................................................................................45
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non .........................................................47
2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ
5 - 6 tuổi ở các trường mầm non ..........................................................................49
2.6. Nhận định chung về đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................50
2.6.1. Ưu điểm ........................................................................................................50
2.6.2. Hạn chế .........................................................................................................51
2.6.3. Nguyên nhân .................................................................................................52
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................53
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THUẬN
THÀNH, TỈNH BẮC NINH .................................................................................54
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................54
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học .................................................................................54
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ...............................................................54
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ...............................................................55
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi .....................................................................................55
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các
trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh...................................... 55
3.2.1. Khảo sát kỹ năng sống hiện có của trẻ 5-6 tuổi và lập kế hoạch giáo dục
KNS cho trẻ phù hợp bối cảnh ................................................................................55


viii

3.2.2. Tổ chức đổi mới phương pháp và thiết kế quy trình giáo dục KNS cho
trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động trải nghiệm ..........................................................58
3.2.3. Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình giáo dục KNS cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi phù hợp với bối cảnh hiện nay ...........................................................61
3.2.4. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc triển khai giáo
dục KNS cho trẻ mầm non. .....................................................................................63
3.2.5. Đầu tư điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ ở các trường mầm non .......................................................................................66
3.2.6. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS cho trẻ
5-6 tuổi ...................................................................................................................67
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................69
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ....................................................................69
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................72
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................73
1. Kết luận .............................................................................................................73
2. Khuyến nghị ......................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................77
PHỤ LỤC


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng thống kê trình độ đào tạo của GV ........................................29

Bảng 2.2.


Cơ cấu theo giới tính giáo viên .......................................................30

Bảng 2.3.

Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ GV ..............................................30

Bảng 2.4.

Kết quả xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp ...............................31

Bảng 2.5.

Kết quả tham gia tập huấn GDKNS của cán bộ quản lý, giáo
viên trường MN huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ..................32

Bảng 2.6.

Thực trạng đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV
về VTVT của HĐ giáo dục KNS cho trẻ ........................................35

Bảng 2.7.

Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện nội dung giáo dục
KNS cho trẻ 5-6 tuổi ........................................................................36

Bảng 2.8.

Kết quả đánh giá thực trạng triển khai hình thức tổ chức
giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi .........................................................37


Bảng 2.9.

Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện phương pháp giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ...................................................38

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng điều kiện CSVC, NNL phục vụ
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ...........................................39
Bảng 2.11.

Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ 5-6 tuổi ở nhà trường .................................................40

Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở nhà trường ..........42
Bảng 2.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá thực trạng thực trạng chỉ đạo thực
hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi của
nhà trường .......................................................................................43
Bảng 2.14. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động GDKNS cho trẻ 5 - 6 tuổi ở nhà trường ........46
Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các
trường mầm non ..............................................................................47


x
Bảng 2.16. Kết quả thực trạng mức độ ảnh hưởng đến quản lý HĐGD
kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi của các yếu tố .................................49
Bảng 3.1.


Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường
mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ..............................70

Bảng 3.2.

Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục KNS ..........................................................................70

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
biện pháp ...........................................................................................71


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng sống đã và đang trở thành một nội dung quan trọng
trong chương trình giáo dục của các nước trên thế giới đặc biệt là trong
chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Với kỹ năng sống được
trang bị trong nhà trường và được tích lũy trong đời sống hằng ngày,con
người từng bước hòa nhập với cộng đồng, tự khẳng định mình và đóng góp
tích cực cho sự phát triển đi lên của đất nước.. Giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ có vai trị, vị trí rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, qua
đó hình thành cho trẻ những thái độ, giá trị, hành vi và thói quen tốt để trẻ ý
thức được về bản thân, biết tự chăm sóc và bảo vệ mình trước những tình
huống nguy hiểm để trẻ có thể hịa nhập nhanh với lớp, với trường, với thầy
cô, bè bạn và mơi trường quanh em. Trên nền tảng đó, trẻ từng bước xây
dưng và phát triển các mối quan hệ thân thiện với cộng đồng xung quanh,
với cảnh quan thiên nhiên để từ đó học hỏi và tích lũy thêm vốn hiểu biết

cũng như các kỹ năng sống của bản thân em. Do đó, việc giáo dục KNS phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể sẽ là tiền đề giúp trẻ phát triển toàn diện
trong tương lai.
Ngày 28/1/2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 463/BGDĐTGDTX hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở
giáo dục mầm non. giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên (gọi chung
là công văn 463/BGDĐT-GDTX)[10].
Theo đó, dưới sự hướng dẫn của Sở, Phịng GD&ĐT của các địa
phương, Hiệu trưởng các trường mầm non đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thực
hiện theo công văn của Bộ GD&ĐT về giáo dục KNS. Qua báo cáo tổng kết
các năm, một số kỹ năng đã được triển khai đạt mục tiêu, việc quản lý đã có
kế hoạch và tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, nội dung giáo


2

dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi hiện nay khơng bố trí thành một chủ đề
riêng mà được tích hợp trong các chủ đề tự chọn, , hoạt động ngoài giờ lên
lớp và qua hoạt động trải nghiệm... Việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ từ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh đã đem lại nhiều kết quả tích cực: trẻ tự tin hơn, biết tự chăm
sóc bản thân, thân ái đồn kết với bạn bè, lễ phép với thầy cơ, cha mẹ…, ít rụt
rè khi vào lớp một. Tuy nhiên, do nội dung giáo dục KNS chủ yếu được tích
hợp và lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác nên thời gian dành cho nội
dung này khá hạn chế. Việc quản lý hoạt động giáo dục KNS thiếu tập trung,
các tổ chuyên môn chịu trách nhiệm triển khai hoạt động giáo dục này cho
trẻ do nhóm mình phụ trách ít có sự liên thông với các tổ khác. Việc xây
dựng kế hoạch, do đó, chưa bám sát thực tế, thiếu thống nhất, phân công
phân nhiệm chưa cụ thể, thiếu đầu mối điều hành cơng việc. Từ đó việc tổ
chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS còn
nhiều hạn chế, bất cập làm cho chất lượng giáo dục KNS cho trẻ mầm non 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh chưa đạt

kết quả như mong muốn.
Vì vậy tác giả chọn “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp, với mong muốn giúp các trường mầm non trên
địa bàn huyện cải thiện chất lượng giáo dục KNS cho trẻ trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, xây dựng khung lý luận để trên cơ sở đó khảo sát làm rõ
thực trạng hoạt động GDKNS và quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi
ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi cho địa phương nhằm
hình thành kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống và học tập của trẻ.


3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể: Hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
MN.
3.2. Đối tượng: Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường MN huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Trong mấy năm vừa qua, trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh các trường mầm non đã tiến hành GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi. Bên cạnh
một số kết quả nhất định, hoạt động GD này còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhược
điểm. Nếu tác giả luận văn đề xuất được các biện pháp cần thiết và khả thi về
quản lý hoạt động hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi thì sẽ góp phần
đạt mục tiêu giáo dục kỹ năng cho trẻ ở trường mầm non và làm thỏa mãn
mong muốn của CMT trên địa bàn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ 5 - 6

tuổi ở trường mầm non.
5.2. Với CSLL được thiết lập, tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý
hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi để chỉ ra hạn chế, khuyết điểm trong QL
hoạt động này ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
5.3. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp quản lý cần thiết và khả thi để
giúp cho hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đạt mục tiêu đề ra.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi của Hiệu trưởng các trường
MN huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Việc nghiên cứu được tiến hành tại 05 trường mầm non trên địa bàn
huyện Thuận Thành, số người được khảo sát là 195 người, gồm: CBQL: 15


4

người; GV: 180 người.
Ngoài ra, tác giả dự kiến phỏng vấn 20 người là đại diện CBQL, GV và
cha mẹ của trẻ MN 5 - 6 tuổi.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết để xây dựng khung
lý luận cho đề tài.Tác giả tìm hiểu các văn bản về giáo dục KNS cho trẻ, các
chủ trương, chính sách về đổi mới giáo dục mầm non, ngoài ra tác giả tham
khảo các sách giáo trình, tài liệu khoa học, các luận án của nghiên cứu sinh
làm cơ sở khoa học cho đề tài luận văn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra
Bằng bộ câu hỏi được xây dựng, lấy ý kiến CBQL, GV về các chủ đề

và xử lý kết quả.khảo sát được tác giả đưa vào các bảng hỏi, đánh giá khi thực
hiện đề tài.
7.2.2. Phỏng vấn:
Trực tiếp trao đổi với một số CBQL, GV và cha mẹ trẻ để làm sáng tỏ
hơn những vấn đề cần quan tâm trong đề tài..
7.2.3. Nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu các văn bản quản lý và các tài liệu liên quan đến quá trình
triển khai hoạt động GDKNS cho trẻ của nhà trường mầm non được khảo sát.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng một số phần mềm trên máy vi tính để xử lý số liệu và vẽ biểu
đồ của các nội dung liên quan đến đề tài.
8. Đóng góp của đề tài (về khoa học và thực tiễn)
Đã hình thành khung lý luận phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
Thực trạng về hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục
KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh


5

được tác giả phân tích, đánh giá một cách khách quan, khoa học và đặc biệt,
các hạn chế, khuyết điểm trong quản lý hoạt động giáo dục KNS đã được
phân tích làm rõ để có các biện pháp khắc phục hiệu quả trong thời gian tới.
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường MN huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được đề xuất có tính khả thi,
thiết thực, phù hợp với chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và định hướng của địa
phương về phát triển giáo dục MN trên địa bàn nghiên cứu..
9. Cấu trúc của bản luận văn
Cấu trúc luận văn gồm: Mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham
khảo và phụ lục, phần chính luận văn có các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GDKNS CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Kỹ năng sống là một hành trang không thể thiếu cho mỗi con người
sống trong xã hội, thành bại của mỗi đời người đều liên quan đến KNS mà họ
có và KNS cần phải được trang bị cho con người từ tuổi ấu thơ.
Tầm quan trọng của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho con
người nói chung và trẻ em nói riêng, trên thế giới, đặc biệt là ở các nước tiên
tiến đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học giáo dục,
nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố.
- Năm 2009, tác giả Nic Compton đã ra sách “The IndispensableBook of Practical Life Skills (Sách về những kỹ năng thực hành thiết yếu)”
trong đó tác giả đã nêu cách thức hóa giải trạng thái hoang mang, lo lắng
khi trẻ gặp phải.
- Cũng trong năm 2009, hai tác giả Ester A. Leutenberg và John J.
Liptak đã công bố tài liệu nghiên cứu: “The Practical Life Skills Workbook
(Sách hướng dẫn thực hành kỹ năng sống)” của . Trong tài liệu này, các tác
giả đã chỉ ra sự cần thiết của kỹ năng sống trong đời sống thường nhật của
con người và chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa kỹ năng sống với cảm xúc, trí
tuệ, nhân cách và mức độ thành công của mỗi con người.

- Cũng trong khoảng thời gian trên, Deborah Carroll đã có những lời
khun bổ ích cho các bậc làm cha mẹ trong “Teaching Your Children Life
Skills (Dạy kỹ năng sống cho trẻ em)”. [34].
Tóm lại, trong mấy thập niên gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, về cơ
bản khá nhất quán về mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và hầu


7

như nhất quán về quan điểm cho rằng sự phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ phải đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó các nhà quản lý
giáo dục và giáo viên có vai trị then chốt, có tính quyết định thành cơng của
hoạt động này.,
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Từ năm 1996, lần đầu tiên ở Việt Nam, Tổ chức UNICEF của Liên Hợp
quốc bắt đầu triển khai Chương trình “GD kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe
và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”
[6]. Và từ đó, thuật ngữ giáo dục kỹ năng sống bắt đầu được sử dụng rộng rãi.
Trong đó, sự tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, kiên định, đặt mục tiêu
… là những kỹ năng cốt lõi. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non, học
sinh, sinh viên hiện nay đã trở thành trở thành một nhiệm vụ quan trọng của
ngành giáo dục và được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đi sâu tìm hiểu, phát
triển và giới thiệu.
- Năm 2011, Một số vấn đề như: tìm hiểu về KNS, GDKNS, khái lược
GDKNS ở một số nước trên thế giới và thực trạng GDKNS ở Việt Nam đã
được tác giả đề cập [5].
- Trong năm 2012, trong một tài liệu khác, vấn đề “đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ mầm non, những vấn đề chung về giáo dục giá trị sống và giáo dục
KNS” đã được đề cập [26].
Cũng của các tác giả trên cuốn sách “Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng

sống cho trẻ mầm non” do Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội phát hành
năm 2012.
Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Cơng
Khanh “đã góp phần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu về
KNS và giáo dục KNS ở Việt Nam” [4], [17], [22].
Qua đó có thể thấy, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi và
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non


8

đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhiều đề tài luận án,
luận văn, bài báo khoa học đã đề cập đến vấn đề này, điều đó trên bình diện
chung, đã góp phần làm sáng rõ được về cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động
GDKNS, cũng như quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ mầm non.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,
quản lý trường mầm non
1.2.1.1. Quản lý
- Theo nhà quản lý giáo dục Hà Sỹ Hồ, quản lý “là một quá trình tác
động có định hướng (có chủ đích) có tổ chức, lựa chọn trong các tác động
có thể có dựa trên các thơng tin về tình trạng của đối tượng và môi trường,
nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát
triển tới mục đích đã định ” [21, tr.44].
Qua phân tích, lý giải về quản lý của các nhà khoa học, tác giả tiếp
nhận và sử dụng khái niệm quản lý như sau: “Quản lý là quá trình tác động
của chủ thể quản lý thơng qua hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra đến đối tượng quản lý nhằm đạt được
mục tiêu quản lý đặt ra”. Qua đó ta thấy quản lý có bốn chức năng cơ bản
là kế hoạch hóa; tổ chức thực hiện; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá

kết quả thực hiện.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Từ các định nghĩa trên về quản lý giáo dục, tác giả tiếp nhận và sử
dụng khái niệm quản lý giáo dục như sau: “Quản lý giáo dục là sự tác động
có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động
giáo dục ở cấp vĩ mơ (tồn ngành) và vi mô (nhà trường, trung tâm) trong
hệ thống giáo dục quốc dân, đạt tới mục tiêu đặt ra một cách thiết thực,
hiệu quả”.


9

1.2.2.3. Quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non
Nhà trường là một thiết chế xã hội chuyên biệt, là một tổ chức hoàn chỉnh
thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo do Nhà nước và cộng đồng xã hội
giao phó để chuẩn bị cho thế hệ trẻ vững vàng bước vào cuộc sống. Do đó,
ln có mối quan hệ qua lại giữa nhà trường và môi trường xã hội. có nhiều
định nghĩa về QLNT, đơn cử:
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý trường học là thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận
hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo
đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [24, tr11]…
Từ khái niệm về quản lý nhà trường, ta có thể khái quát: “Quản lý trường
mầm non là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công việc của
giáo viên, trẻ mầm non và các lực lượng xã hội khác tham gia vào các hoạt
động của nhà trường, việc sử dụng các nguồn lực phù hợp hướng vào việc
hoàn thành chất lượng và hiệu quả các mục tiêu giáo dục đã đề ra”.
1.2.2. Hoạt động GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN
1.2.1.1 Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
a) Kỹ năng sống

Các cách diễn đạt Kỹ năng sống đều chỉ ra rằng sự thay đổi hay hình
thành các hành vi mới để cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu
và thách thức trong cuộc sống được mối mầm từ giáo dục kỹ năng sống.
Có một số định nghĩa được tác giả đề xuất:
Năm 2015, tác giả Hoàng Thế Nhật đã đưa ra định nghĩa: “Kỹ năng
sống với tư cách là đối tượng của giáo dục kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã
hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống
hàng ngày” [29].
Từ những định nghĩa trên, tác giả của luận văn tiếp thu và áp dụng khái
niệm kỹ năng sống như sau: “Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội


10

mà con người có được thơng qua q trình giáo dục và trải nghiệm và được
thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích ứng và giải
quyết có hiệu quả, an tồn các tình huống nẩy sinh trong cuộc sống”
b) Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi
Đối với trẻ mầm non 5- 6 tuổi, để trẻ được sống khỏe mạnh và an toàn
cần để cho trẻ sớm thích ứng với mơi trường sinh hoạt, vui chơi, học tập trong
trường mầm non, sinh hoạt trong gia đình và từng bước thích nghi với mơi
trường xã hội..
Tiếp thu và phát triển khái niệm kỹ năng sống được áp dụng trong luận
văn này, kỹ năng sống của trẻ mầm non 5-6 tuổi được hiểu như sau: “Kỹ năng
sống của trẻ mầm non 5- 6 tuổi là là những kỹ năng tâm lý xã hội mà trẻ có
được qua quá trình giáo dục hoặc trải nghiệm, giúp cho trẻ ứng xử tích cực,
hiệu quả đáp ứng được với các địi hỏi của mơi trường học tập, sinh hoạt
trong nhà trường, trong gia đình và trong xã hội, để sống an toàn, mạnh khỏe
và sẳn sàng vào học lớp Một”.
1.2.1.2 Về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường

mầm non
a) Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi bao gồm mục tiêu
chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung là hình thành những giá trị về ý thức bản thân; về quan
hệ xã hội; về giao tiếp; về thực hiện công việc; về ứng phó với thay đổi. Mục
tiêu cụ thể bao gồm những kỹ năng, thái độ và kiến thức cụ thể cần có và phù
hợp với trẻ, nhà trường và địa phương.
b) Nội dung kỹ năng sống cần giáo dục cho trẻ mầm non 5-6 tuổi
- Kỹ năng ( KN) tự phục vụ


11

Để giúp trẻ có cuộc sống tốt hơn, dễ dàng hơn mà không phụ thuộc vào
người khác cần giúp cho trẻ tự chăm sóc bản thân mình về quần áo, giày dép,
đầu tóc và một số thói quen phục vụ cho mình. Cụ thể:
KN tự phục vụ bao gồm: tự mặc quần áo, đi giầy dép, đội mũ, …; ăn
uống, giữ gìn vệ sinh; kỹ năng chơi, thu dọn đồ chơi, đi tiểu tiện, đại tiện…;
- KN phòng tai nạn phòng bệnh, bảo vệ bản thân.
Hoạt động này giúp trẻ hình thành những thói quen tốt để giữ cho trẻ
sống an tồn, bảo đảm tính mạng. Các kỹ năng trẻ cần, cụ thể:
Phịng ngừa điện giật, bỏng nước sơi, đồ vật nóng, tai nạn giao thơng;
ăn chin, uống sơi, vệ sinh trước khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh….
- KN giao tiếp, lịch sự lễ phép
Để giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong phát ngôn cũng như hành xử đúng
mực với mọi người xung quanh cần hoạt động giáo dục kỹ năng này.. Hoạt
động giáo dục kỹ năng này bao gồm: cách sử dụng lời nói; tự tin và tự trọng
khi giao tiếp; tôn trọng người khác, như lắng nghe khi người khác nói; biết
hỏi, trả lời rõ ràng các tình huống cụ thể.

- KN về nhận thức
Để giúp cho trẻ hòa nhập với cuộc sống hàng ngày diễn ra xung quanh
cần giáo dục kỹ năng nhận thức cho trẻ. Hoạt động giáo dục này sẽ hình thành
ở trẻ các kỹ năng sau: thể hiện ý thức của bản thân; nhận thức về môi trường
xã hội, tự nhiên và nghệ thuật.
- KN làm việc cùng nhau
Biết chia sẻ ý kiến của mình với mọi người; Biết cách hóa giải mâu
thuẫn. Chấp nhận sự phân công của người lớn hay nhóm bạn; Hợp tác cùng
người khác thực hiện phần việc đơn giản được phân công.
- KN thể hiện xúc cảm
Kỹ năng này giúp trẻ biết điều tiết cảm xúc và biểu lộ cảm xúc trong
các tình huống xảy ra trong đời sống sinh hoạt, học tập hằng ngày. như: xấu


12

hổ, vui, buồn, sợ hãi, thích thú, bực dọc cũng như mong muốn sẻ chia niềm
vui, nỗi buồn với bạn bè và người thân.
- KN thích ứng với mơi trường xã hội.
Kỹ năng này gồm: Trẻ biết được việc mình làm ảnh hưởng tới bạn
khác, người khác ra sao; Biết cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, xưng hô lễ phép với
thầy cơ, anh, chị và người thân trong gia đình… Biết kêu gọi sự hỗ trợ giúp
đỡ của người xung quanh khi cần thiết; Nhận biết một số hành vi (đúng, sai)
của người khác đối với môi trường.
- KN sáng tạo
Đối với lĩnh vực học tập cũng như khi tham gia các trò chơi đa dạng
phong phú của trẻ, kỹ năng sáng tạo có một vai trị rất quan trọng..
Thơng qua hoạt động giáo dục kỹ năng sáng tạo, trẻ sẽ từng bước được
trang bị các kỹ năng sau: Trẻ có thể làm một số cơng việc theo cách mà mình
nghĩ ra; Có thể biết đặt một cái tên khác cho câu chuyện mà mình nghe kể …;

; Trong trị chơi, âm nhạc hoặc trong tạo hình, trẻ có thể đưa ra những sáng
kiến mới, độc đáo của chính mình ; Trẻ có thể thay đổi diễn biến của câu
chuyện được nghe kể, hay kể thêm một một số tình tiết do trẻ nghĩ ra một
cách logic.
c) Hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
- Hình thức giáo dục
Giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi có thể được thực hiện dưới các hình
thức cơ bản sau:
Qua việc thực hiện chế độ sinh hoạt thường nhật trên lớp: Các hoạt
động được lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ giúp trẻ tích lũy được những kỹ năng
cần thiết cho mình trong sinh hoạt (kỷ luật, vệ sinh thân thể…).
Hoạt động học tập, vui chơi: Hoạt động này sẽ giúp trẻ từng bước hình
thành kiến thức, kinh nghiệm, giúp trẻ tích lũy “vốn sống” tích cực cho mình.


13

Vui chơi là một hình thức hoạt động nhằm tích lũy KNS cho trẻ một cách nhẹ
nhàng.
Hoạt động giao tiếp: Hoạt động này giúp trẻ tích lũy được vốn từ, cách
dùng từ, cách đặt câu để có thể diễn tả rõ ràng điều mình muốn biểu đạt về
quan điểm, thể hiện bản thân trẻ.
Hoạt động lao động: Để kích thích trẻ có thái độ tự tin và cảm giác về
sự khéo léo của tay chân phải để trẻ tham gia hoạt động lao động.
Hoạt động lễ, hội: Được tham gia các lễ hội ltraira trải nghiệm bổ ích,
thích thú đối với trẻ. Hoạt động này giúp xây dựng tình bạn, tạo sự gắn bó,
thân thiện với bạn bè, thầy cơ và mọi người xung quanh trẻ.
Hoạt động thăm quan dã ngoại: Nhằm cho trẻ tự khám phá về môi
trường sống bên ngồi, qua đó giúp trẻ thân thiện, gần gũi với mơi trường
xung quanh và từng bước thích ứng với mơi trường mà mình đang sống, cần

tổ chức hoạt động thăm quan, dã ngoại. Hoạt động này là trải nghiệm đáng
nhớ đối với trẻ.
Mục tiêu của hoạt động GDKNS cho trẻ là hỗ trợ cho trẻ từng bước
hình thành cách ứng xử của bản thân theo hướng hiệu quả, tích cực. Với các
hình thức GDKNS nêu trên có thể giúp trẻ từng bước tích lũy KNS cho mình
một cách phù hợp và hiệu quả.
- Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Nhóm phương pháp dùng lời nói:
Phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải đưa ra câu hỏi, lời nói
thật cụ thể, ngắn gọn và dễ hiểu phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Hoạt động này
góp phần từng bước giúp trẻ hình thành các kỹ năng biểu hiện cảm xúc, kỹ
năng giao tiếp của mình.
Nhóm phương pháp thực hành, gồm:
Phương pháp thực hành với đồ chơi, đồ vật,: Để phát triển các giác
quan và rèn luyện tư duy nhằm hình thành các kỹ năng cần thiết, giáo viên


×