Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.36 KB, 38 trang )

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay

Dàn ý nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ
Dàn ý số 1
I. Mở bài:
- Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội địi hỏi ngơn ngữ
phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt
đầu hội nhập thì ngơn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những
từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ
nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó cịn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt
tiêu cực cũng biểu hiện với khơng ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ
làm mất đi hoàn tồn bản sắc vốn có của tiếng Việt.
II. Thân bài:
* Giải thích
- Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài
người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.
Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thơng tin mà cịn tác động đến nhân cách, hình thành
nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
- Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn
can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, và văn hóa ngơn ngữ của nó, đặt vào nó
nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.
* Thực trạng văn hóa ngơn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay
- Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngơn ngữ @ để giao tiếp trở thành
yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ
hiện nay.
- Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngơn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu hiện dưới
các dạng:


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
+ Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngồi.


+ Những hiện tượng biến đổi ngơn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”,
chê người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch chuẩn.
+ Ngơn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu
thả.
+ Hiện tượng nói tục chửi bậy đã trở nên phổ biến mở mọi lớp người, nhưng đặc biệt
nghiêm trọng trong thế hệ trẻ.
* Hậu quả
- Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngơn ngữ nước ngồi
cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời
gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo… làm cho hoạt động
giao tiếp cũng phong phú hơn.
- Tuy nhiên, lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngồi hiện nay ở giới trẻ khiến cho tiếng
Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngơn ngữ.
+ Làm cho ngơn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản
sắc văn hóa ngôn ngữ nước nhà.
+ Làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa
ứng xử của con người.
* Nguyên nhân
- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngơn ngữ có
cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).
- Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội, các thông tin
quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình:


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
+ Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình
thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm
lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân.
+ Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua
những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với

độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vơ
tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và
bắt chước.
- Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát sử dụng từ ngữ thiếu
chuẩn mực, chạy theo thời thượng.
* Giải pháp
- Về phía gia đình: Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ cũng
như tiếng nước ngồi; những lệch lạc trong văn hóa ngơn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ
tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
- Về phía nhà trường, xã hội:
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện
thoại, mạng xã hội; tự trau dồi và làm phong phú vốn ngơn ngữ cả tiếng Việt và tiếng
nước ngồi để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt;
khơng sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Không sử dụng sách giáo khoa,
từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy
trong nhà trường.
+ Phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên
quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình khơng đảm bảo chất
lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm sốt chặt chẽ thơng tin mạng,
sàng lọc thông tin kỹ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
- Mỗi học sinh tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngồi để có vốn từ
phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch
lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi
công dân nước Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước,
cũng là đối tượng nhạy cảm nhất với cái mới – càng cần tỉnh táo, bản lĩnh trước thời

hội nhập, để góp phần giữ vững bản sắc ngơn ngữ dân tộc mình.
- Hành động:
+ Ln ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp, vận
dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong học tập.
+ Ln cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới của thời hiện đại; hòa nhập
nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người học sinh.
III. Kết bài:
Vấn đề văn hóa ngơn ngữ và giáo dục văn hóa ngơn ngữ cho thế hệ trẻ trong giai đoạn
hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Là
chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trị hết sức quan trọng trong
việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và
phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần
thời đại…”.
Dàn ý số 2
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Ngôn ngữ chat của giới trẻ
II. Thân bài
1. Khái niệm về ngôn ngữ chat


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay


Là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng xã hội.



Ngôn ngữ chat phát triển theo trào lưu mạng xã hội đang bùng nổ.

2. Thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ



Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngơn ngữ thời @ để giao tiếp.



Trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và
lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.



Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngơn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu hiện
dưới các dạng:



Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước
ngồi.



Những hiện tượng biến đổi ngơn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng
“k”, chê người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch
chuẩn.



Ngơn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa
cẩu thả.


3. Hậu quả mà ngôn ngữ “chat” mang lại


Làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của Tiếng Việt



Là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân cách



Khơng chỉ vậy từ những lệch lạc trong ngôn ngữ, thái độ sống của con người
cũng lệch lạc theo.



Giao tiếp kém tế nhị khiến cho con người xấu xí hơn trong mắt người khác.



Người có lời nói thơ tục, thiếu chân thực thường khơng được mọi người yêu
thương, hợp tác hay giúp đỡ.



Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất
bản sắc văn hóa ngơn ngữ nước nhà.




Làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với
văn hóa ứng xử của con người.

4. Nguyên nhân


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay


Sự bùng nổ của công nghệ thơng tin là ngun nhân chính dẫn đến những lệch
chuẩn về văn hóa ngơn ngữ có cơ hội phát triển và du nhập (Internet, điện
thoại,…).



Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo, mạng xã hội, các thông
tin quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thơng tin đại chúng, nhất là
truyền hình.



Sự ra đời của mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ tự xây dựng một thế
giới riêng mình. Họ được thỏa sức làm điều họ muốn trong một thế giới ảo.



Sự giảm sút về tình yêu đối với Tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay.




Do gia đình cịn chưa quan tâm đến con em mình.



Nhà trường chưa có biện pháp xử lý, răn đe. Biện pháp giáo dục chưa phù hợp
để nâng cao nhận thức cho học sinh.

5. Giải pháp


Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho con em mình.



Nhà trường chú ý đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh.



Truyền đạt kiến thức nâng cao hiểu biết cho học sinh.



Các cơ quan chức năng, truyền thông



Rút ra bài học cho bản thân về ngôn ngữ “chat”

III. Kết bài
Khẳng định chúng ta cần phải giữ gìn, bảo vệ, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt.

Nghị luận ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ - Mẫu 1
Cùng với sự phát triển của đất nước về mọi mặt thì văn hóa cũng bị ảnh hưởng khơng
nhỏ bởi sự tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến văn hóa của dân tộc trong đó có thể
nói đến chính là ngôn ngữ, là tiếng mẹ đẻ. Trong những ngôn ngữ trên thế giới, tiếng
Việt có lẽ là thứ ngơn ngữ phong phú nhất, trong sáng nhất. Tuy nhiên hiện nay vẻ
trong sáng ấy của Tiếng Việt đang dần bị đánh mất đi từng ngày. Cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và mạng internet, ngôn ngữ “chat” cũng ra đời


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
trong giao tiếp của giới trẻ. Ngơn ngữ này ngày càng phát triển và có những tác động
lớn đến tiếng Việt.
Chúng ta cần hiểu ngôn ngữ “chat” là gì? Là loại ngơn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi
tham gia vào mạng xã hội. Ngôn ngữ chat phát triển theo trào lưu mạng xã hội đang
bùng nổ. Xu hướng này ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet và điện
thoại di động ngày càng tăng. Đây là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và
xâm nhập vào cả đời sống xã hội. Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngơn ngữ
“chat” cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại
ngơn ngữ nào trước đó làm được. ngơn ngữ “chat” để lại nhiều tranh cãi về việc có
những tích cực và tiêu cực mà ngơn ngữ này mang lại đối với Tiếng Việt truyền thống
và xã hội.
Sự phát triển của đất nước, khoa học công nghệ đã không ngừng thúc đẩy con người
phải ln tìm tịi, học hỏi, sáng tạo để chạy theo sự phát triển của xã hội để có thể
thích nghi và tồn tại. Tuy nhiên khơng phải cái gì mới lạ khơng phải bao giờ cũng là
cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự phát triển nhanh và đa dạng về từ
vựng của Tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện khơng ít những yếu tố tiêu
cực. hiện trạng đó đang là vấn đề nóng của giới trẻ của tồn xã hội vì nó đang dần làm
mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.
Như chúng ta biết trong vòng 10 năm trở lại đây, nước ta có những bước tiến vượt bậc
về kinh tế. Đặc biệt là trong các lĩnh vực thơng tin, truyền thơng có nhiều thành tựu

lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của đất nước.
Từ thành thị cho đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn.
Giới trẻ ln có sự bắt nhịp nhanh chóng với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa
tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ
dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng. Chẳng hạn như thế hệ “8X”, “9X”, “ công
dân thời @” hay “ tuổi teen”.
Cùng với sự biến đổi trong ngôn ngữ của giới trẻ do sử dụng ngơn ngữ có sự lai căng,
sử dụng tiếng lóng, được cấu thành không dựa trên một quy tắc hay chuẩn mực nào.
Tất cả được tạo ra một cách ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được các bạn trẻ


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
sử dụng phổ biến trên các trang mạng điện tử hiện nay như: Zalo, Facebook,
messenger,… nó dần hình thành thói quen sử dụng ngơn ngữ tùy tiện trong giới trẻ
hiện nay. Điều này làm cho Tiếng Việt đang bị lai căng, nhí nhố, đánh mất đi trí tuệ,
linh hồn bản sắc dân tộc Việt.
Hiện nay chỉ cần lướt qua một vài trang mạng là chúng ta dễ bắt gặp những cách trình
bày khác lạ của các bạn trẻ. Ta cũng dễ dàng nhận ra quy luật của kiểu ngôn ngữ này.
Trước hết đây là sự đơn giản hóa ngơn ngữ giao tiếp: “u” viết thành “iu”, “biêt”
viết thành “bit”,…
Chúng ta cũng dễ bắt gặp kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả cũng là một xu thế hiện nay:
“không” viết thành “ko”, “với” viết thành “vs”, “cũng” viết thành “cug”,…
Cũng có những kiểu biến âm theo lối đơn giản hóa từ ngữ: “khơng biết” viết thành
“hong bik” hay “hok bik”, “tình yêu” viết thành “tềnh iu”,…
Kiểu biến nghĩa vụng về, dung tục: “cùng nhau đi trốn”, “cùi bắp”, “cùi mía”,“ bó
tay.com”,… và cịn có những câu thành ngữ tối nghĩa chẳng hạn như: “láo như con
cáo”, “chán như con gián”, “buồn như con chuồn chuồn”,… Có rất rất nhiều kiểu
cách, chơi chữ một cách ngắn gọn được giới trẻ sáng tạo và sử dụng rất phổ biến
thông qua các đoạn chat của họ với nhau, đây là những câu nói, những chữ mà hiện
nay chúng ta rất dễ bắt gặp trong các đoạn hội thoại của giới trẻ. Từ một vài trường

hợp đơn lẻ, ngôn ngữ chat đã gây nên một làn sóng mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng
trong giới trẻ. Từ một vài cá nhân học được cách nhắn tin, chat với nhau theo những
ngôn ngữ của giới trẻ đã chỉ cho bạn mình và những người xung quanh. Cũng vì bản
tính của giới trẻ ln năng động, tị mị, thích tìm hiểu những điều mới lạ, mà ngơn
ngữ chat lại có thể giúp cho bạn soạn thảo những dòng tin nhắn một cách nhanh gọn
hơn nhiều so với kiểu viết truyền thống nên rất dễ khiến người khác phải học và làm
theo.
Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngơn ngữ nước ngồi
cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo… làm cho hoạt động
giao tiếp cũng phong phú hơn.
Tuy nhiên việc sử dụng ngôn ngữ chat một cách tùy tiện, bừa bãi như hiện nay đang
để lại những hậu quả cho xã hội và cho chính bản thân họ. Đầu tiên chúng ta phải nói
đến loại ngơn ngữ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng thời có tác động sâu sắc đến văn hóa giao tiếp trong xã hội. Những từ ngữ chuẩn
mực với đầy đủ hàm nghĩa và sự biểu đạt của nó khơng cịn được sử dụng. Thay vào
đó là thứ ngơn ngữ lai căng, cầu thả, tối nghĩa, dung tục lại được phổ biến. Điều này
rất nguy hại, có thể làm biến dạng ngơn ngữ và nền văn hóa dân tộc. Gây nguy hại đến
văn hóa ứng xử của con người trong giai đoạn hiện nay.
Lệch lạc trong ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Khơng
những thế nó cịn là ngun nhân gây nên lối sống buông thả, không tôn trọng pháp
luật. Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ giao tiếp làm nảy sinh những suy nghĩ sai lầm. Từ
đó dẫn đến cách hành vi phạm tội trong giới trẻ.
Việc các bạn trẻ lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến cho
tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngơn ngữ. Làm cho ngơn
ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngơn
ngữ nước nhà. Chẳng hạn như khi những người bạn chat trò chuyện với nhau qua lại

giữa những người bạn hay comment trên các bìa viết của nhau trên mạng xã hội, thay
vì viết theo kiểu truyền thống với đầy đủ chữ nghĩa thì các bạn trẻ lại viết tắt theo
ngôn ngữ teen, hay viết khơng có dấu, sử dụng ngơn ngữ chat để truyền tải thông tin.
Đây cũng là những lệch lạc, thiếu chuẩn mực trong giao tiếp là nguyên nhân gây ra
mâu thuẫn, xung đột. Nhiều vụ ẩu đả dẫn đến án mạng cũng chỉ vì lời nói khó nghe
hoặc khó hiểu hay nhìn thấy ghét của các thanh niên. Cũng vì nguyên nhân này mà
nhiều người sau khi nhận được tin nhắn của người khác và không hiểu, hay hiểu sai
lệch về nội dung người nhắn muốn truyền tải vì viết khơng đủ chữ, hay viết khơng có
dấu nên dẫn đến những hiểu lầm thậm chí đã có những vụ xơ xát giữa người này
người kia, nhóm này với nhóm kia cũng vì sử dụng ngơn ngữ chat khơng đúng cách.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
Thay vì khen “đẹp” thì lại khen “ngon”, “múp”, “đảm đang” thì viết “ dam dang” có
thể hiểu sai thành “ dâm đãng”,…
Người xưa có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”,
qua câu nói muốn nhắn nhủ chúng ta dù có giao tiếp với bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu,
trong hồn cảnh, mơi trường nào dù ngoài thực tế hay qua chat với nhau trên mạng xã
hội thì chúng ta cũng cần phải biết lựa lời mà nói để khơng làm mất lịng, hay gây
xích mích với ai, mặc dù ngơn ngữ của giới trẻ ngày nay đang bị cuốn theo những câu
nói khơng được theo phong trào, thành những câu cửa miệng nhưng chúng ta phải biết
cách làm sao kiềm chế. Khi nói hay viết thì nên nói những lời hay ý đẹp, nói cho tròn
câu, đầy đủ ký tự theo đúng với những gì đã được bố mẹ, thầy cơ dạy bảo. Để giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt khơng bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai.
Khơng chỉ vậy từ những lệch lạc trong ngôn ngữ, thái độ sống của con người cũng
lệch lạc theo. Họ thường tỏ vẻ ta đây, khó chịu với người khác. Họ thường ghét những
gì thuộc về cái đẹp, nề nếp, quy củ, những chuẩn mực. Họ thường kết giao với những
người thấp kém, tầm thường. Sớm muộn gì họ cũng tự rơi vào hố sâu và các tệ nạn xã
hội. Chẳng hạn như chúng ta hay thấy ở giới trẻ hiện nay những đứa trẻ hay chơi bời,
quậy phá thường hay nói những lời lẽ khó nghe, cộc lốc, sống theo kiểu ln thích tỏ

vẻ ta đây là dân chơi, thể hiện mình là đàn anh, đàn chị, nói năng những câu nói khiến
người khác cảm thấy khó chịu. Chính những cơ cậu có lối sống, cách nói chuyện như
vậy thì lại hay chơi với nhau họ thường khơng thích bị ràng buộc bởi các quy chuẩn
của đạo đức hay sự quản lý theo khuôn khổ của gia đình. Họ thích tự do, muốn nói gì
nói, muốn làm gì thì làm nên định hướng, lối sống của họ cũng có những lệch lạc nên
họ rất dễ bị lơi kéo, kích động, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến ngôn ngữ chat của giới trẻ ngày càng trở nên phức tạp và đa
dạng là do sự bùng nổ của công nghệ thơng tin là ngun nhân chính dẫn đến những
lệch chuẩn về văn hóa ngơn ngữ có cơ hội phát triển và du nhập (Internet, điện thoại,
…). Sự phát triển của cơng nghệ thơng tin ln có hai mặt, mặt tích cực và tiêu cực
chính vì vậy đây cũng là nơi để cho giới trẻ có thể học được nhiều điều tốt, xấu.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo, mạng xã hội, các thông tin
quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thơng tin đại chúng, nhất là truyền hình.
Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình
thành đạo đức và nhân cách của thế hệ trẻ. Việc tiếp cận với các văn hóa phẩm lệch
lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm sốt bản thân.
Cùng với đó là sự lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt để gây “ấn
tượng”, “giật gân”. Thậm chí những sáng tạo này cịn được các phương tiện truyền
thơng “tiếp sức” mạnh mẽ. Nhiều nhà quảng cáo đã sáng tạo ra những kết hợp kiểu
biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển. Điển hình như: ”một cảm giác thật là
yomost”, ”một phong cách thật xì-tin”, “sạch hơn cả siêu sạch”,…
Bản thân giới trẻ thì thường có xu hướng chạy theo phong trào, khả năng thích nghi
học hỏi rất nhanh bởi bản tính tị mị của chúng ta. Giới trẻ lúc nào cũng muốn đơn
giản, ngắn gọn khơng thích dài dịng văn tự nên việc sử dụng ngơn ngữ chat là tất yếu
khó tránh khỏi. Vì sử dụng ngơn ngữ chat làm cho cuộc trị chuyện trở nên nhanh
chóng hơn với cách soạn tin, viết như vậy cũng ngắn gọn hơn mà hầu như bạn trẻ nào
cũng có thể hiểu được, đây lại là thứ ngôn ngữ mới lạ khiến nhiều người phải học

theo. Điều đó cho thấy giới trẻ hiện nay thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói
chung và tiếng Việt nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho con người thiếu quan tâm
đến ngôn ngữ giao tiếp. Họ thích nói ngắn gọn. Họ ngại dùng từ hán Việt. Từ đó dẫn
đến việc dùng sai tiếng Việt cả về từ ngữ lẫn ngữ pháp. Một thực trạng dễ thấy là lời
nói của giới trẻ ngày càng khô khan do vốn từ nghèo nàn.
Sự ra đời của mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ tự xây dựng một thế giới
riêng mình. Họ được thỏa sức làm điều họ muốn trong một thế giới ảo. Trong thế giới
đó, nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngồi đời đã khơng cịn nữa. Vì thế,
những phong cách “thời thượng” và cá tính “chính hiệu” đã ra đời.
Một điều đáng lo ngại trong giới trẻ hiện nay là sự giảm sút về tình yêu đối với tiếng
Việt.Ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của một bộ phận nhân
dân đang xuống cấp. Xu hướng lai căng, hướng ngoại đang sôi nổi. Một số bạn trẻ
thích “hiện đại”, thích “thể hiện cá tính, đẳng cấp” khoa trương một cách quá đáng.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
Gia đình cịn chưa quan tâm, dạy bảo, định hướng đúng đắn cho con em mình ngay từ
đầu để bản thân họ có được những nhận định đúng đắn, không học theo phong trào
ngôn ngữ teen của giới trẻ hiện nay. Nhiều gia đình cịn đang bng lỏng cho con
mình được tự do, tự tại làm theo ý mình. Khơng có sự nhắc nhở, chỉnh đốn đối với
những hành vi sử dụng tiếng lóng, ngơn ngữ không phù hợp, không đúng với ngôn
ngữ của tiếng Việt mà thay vào đó là thứ ngơn ngữ rắc rối, phức tạp của giới trẻ.
Nhà trường và xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn, giảm thiểu việc
các bạn trẻ sử dụng loại ngôn ngữ này trong giao tiếp với bạn bè hay mọi người xung
quanh, chưa có biện pháp cụ thể mang tính răn đe đối với các bạn học sinh.
Ngôn ngữ chữ viết của chúng ta có được như ngày nay thì đã trải qua biết bao nhiêu
lần cải cách và đổi mới để có được một ngơn ngữ riêng, là đặc trưng, là nền văn hóa
của dân tộc. Sự phát triển hay tụt lùi của ngơn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến tồn xã
hội. Vì vậy, những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng
đồng. Một xu hướng xấu có thể nảy sinh trong vòng vài năm. Nhưng phải mất rất

nhiều năm để chấn chỉnh, điều hướng và khắc phục hậu quả của nó.
Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngơn ngữ, văn hóa của dân
tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Khơng xuề xịa, chạy
theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.
Các diễn đàn (forum) và các trang mạng xã hội cần xây dựng quy chế rõ ràng và phù
hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những
hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo. Một biểu
tượng đẹp trong ngôn ngữ rất dễ thu hút người xem làm theo.
Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như
những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ đó, đưa
ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội được
tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trạng bị những hiểu biết văn
hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cơ chính là
những người định hướng, giúp các em hồn thiện vốn ngơn ngữ của mình. Bởi vậy,
mỗi thầy cơ cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ.
Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh
hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngơn
phong trong sáng, chuẩn mực.
Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Từ đó,
nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như
khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có
những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó. Cần chú trọng việc
dạy cho các em về kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng mềm bên cạnh việc truyền đạt kiến
thức có trong sách vở cho các em.
Các cơ quan thơng tin truyền thơng cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần
định hướng xã hội. Cần có thái độ kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch

chuẩn. Đấu tranh với những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và
chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.
Sử dụng ngôn ngữ chat trong giao tiếp đặt ra vấn đề bức thiết trong đời sống trước
những biến đổi lớn lao của hệ thống ngôn ngữ dân tộc và thế giới. Giới trẻ ngày nay
phải luôn rèn luyện ngôn ngữ trong giao tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao
tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi
nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt
đẹp hơn nữa. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái. Góp ý, điều chỉnh
những hành vi lệch lạc ngơn ngữ trong giao tiếp của bạn bè. Vận dụng ngôn ngữ mới
nhưng khơng lạm dụng nếu Tiếng Việt có từ tương tự. Rèn luyện ý thức trân trọng và
bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Ngơn ngữ viết và nói của dân tộc ta là kết quả của nhiều cuộc đấu tranh dựng nước và
giữ nước, trải qua bao lần đổi mới để được như ngày hôm nay. Ngôn ngữ của chúng ta
là một ngôn ngữ riêng, đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
chúng ta phải biết quý trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt
trước sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.
Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ - Mẫu 2
Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội địi hỏi ngơn ngữ
phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước ta
bắt đầu hội nhập thì ngơn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc
biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì
khơng ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao
tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Ngôn ngữ
giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc.
Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu đồng thời là phương tiện để con người tư duy và giao
tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong xã hội. Một định nghĩa khác coi ngôn ngữ là một
hệ thống hình thức của các dấu hiệu được điều chỉnh bởi các quy tắc kết hợp theo ngữ

pháp để truyền tải ý nghĩa. Định nghĩa này nhấn mạnh rằng ngơn ngữ con người có
thể được mơ tả như hệ thống kết cấu khép kín. Hệ thống này bao gồm các quy tắc ánh
xạ các dấu hiệu đặc biệt tới các ý nghĩa đặc biệt.
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thơng tin giữa người nói và người nghe
nhằm đạt được một mục đích nào đó. Mục đích của giao tiếp là nhằm thiết lập và củng
cố các mối quan hệ xã hội. Hoạt động giao tiếp có thể tiến hành bằng ngơn ngữ hoặc
bằng các hệ thống ký hiệu khác. Trong đó, giao tiếp bằng ngơn ngữ là hoạt động giao
tiếp chủ đạo trong đời sống con người.
Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh. Xu
hướng lệch chuẩn văn hóa ngơn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực
trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất
kém. Tình trạng này cịn biểu hiện cả trong học tập. Không những sử dụng không
đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp cịn bộc lộ sự thơ lỗ, thiếu lịch sự tế nhị.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này
trước đây ít thấy hoặc khơng thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả trong
hành vi và lối sống.
Khơng thể đổ lỗi cho q trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin.
Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà
truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngơn ngữ giao tiếp nước ta thay
đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong
sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Cịn ngày nay, với ý thức sử
dụng ngơn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao
tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục.
Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý” họ
lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị nghìn trong tiền tệ thành “k”.
Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại cịn lối bắt chước thành ngữ tạo
nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ

như con thỏ”, “chán như con gián”… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc
độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (khơng đáng tin
cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),…
Lại cịn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” (xấu hổ),
“bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U”
(Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)…
Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy
là zui rịi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…
Việc sử dụng ngôn ngữ lệch lạc trong giao tiếp của học sinh hiện nay gây ra những
hậu quả nghiêm trọng. Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng
của Tiếng Việt. Hiện tượng ấy còn gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử
của con người. Có thể nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt đã đánh mất đi sức
mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp khơng cịn được sử dụng nữa. Thay vào
đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo. Ý nghĩa lời nói thiếu rõ ràng, trong


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
sáng. Cách sử dụng ngôn ngữ cẩu thả, tùy tiện khơng phù hợp với hình thức giao tiếp.
Từ đó hàm nghĩa cũng khơng mấy tích cực.
Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia
nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen,
nhu cầu, sự “khối khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa
tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động. Họ
lợi dụng những từ ngữ mới đểu trêu đùa hay xúc phạm nhau một cách quá đáng.
Chẳng hạn như “đm”, “v*”, “đm*”, “sm*”, “tđ*”,… Hàm nghĩa của từ mới này chưa
được xác nhận nên việc hiểu nó đối với người khác khá hạn chế.
Nói bậy, chửi thề có thể do giới trẻ thấy người xung quanh nói nhiều, lại khơng được
ai nhắc nhở rằng việc đó là sai trái, nên cứ quen miệng học theo. gần như, giới trẻ hiện
nay đã miễn nhiễm với hiện tượng này. Họ thấy nó quen tai, thấy thú vị, cũng muốn
làm theo.

Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực trong xã
hội .Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều cuộc xung đột quyết liệt
để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60 số vụ đánh
nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.
Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngồi hiện nay ở giới
trẻ khiến tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngơn ngữ.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất
định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ
yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp
cũng phong phú hơn.
Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ chính là do sự
phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Trước hết là truyền hình. Đây là
loại phương tiện thơng tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội. Truyền hình ảnh
hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ.
Các kênh truyền hình góp phần phát tán các trường hợp lệch chuẩn trong giao tiếp


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
ngơn ngữ. Mục đích là tạo ra sự khác lạ để thu hút người xem. Việc tiếp cận các văn
hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân. Từ đó, có những
hành vi lệch chuẩn sau một thời gian tiếp cận nó.
Một số tờ báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngơn ngữ ở giới trẻ
qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối
với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình
vơ tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm
và bắt chước.
Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở
bất kỳ một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng tiếng
lóng, tiếng bồi, tiếng ghép để thu hút người tiêu dùng. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo
nên xu thế ngôn ngữ lệch chuẩn này.

Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin
quảng cáo khiến cho việc tiếp nhận ngôn ngữ của học sinh ngày càng lệch lạc hơn.
Người tham gia không cần biết người đối thoại là ai. Họ sẵn sàng văng lời tục tĩu, thơ
thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngơn ngữ có
cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất
mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngơn ngữ
có phần q đáng.
Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp
trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa
ở giới trẻ hiện nay.
Giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:
Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng
nước ngồi. Những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ khiến trẻ tiếp thu, bắt chước rất
nhanh.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua
điện thoại, mạng xã hội. Học sinh tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng
Việt và tiếng nước ngồi để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy. Dạy và học
đúng chuẩn tiếng Việt. Thầy cơ giáo khơng sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học
sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót.
Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
Ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong
sáng của tiếng Việt. Cơ quan quản lý văn hóa phải kiên quyết loại bỏ những chương
trình phát sóng trên truyền hình khơng đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ
tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kỹ lưỡng trước
khi người đọc tiếp cận.
Và trên hết là mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó

tiếp thu tiếng nước ngồi để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không
nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính
mình.
Nhiều học sinh dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử dụng Tiếng Việt lệch
chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Họ xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng
ngoại là bình thường. Họ vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa
trong giao tiếp. Điều đó làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao
tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.
Luôn rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các phương tiện giao
tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi
nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt
đẹp. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.
Như vậy, vấn đề văn hóa ngơn ngữ và giáo dục văn hóa ngơn ngữ cho thế hệ trẻ nhất
là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự
chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận thức
và hành động đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với
việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”
Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ - Mẫu 3
Ngôn ngữ là một công cụ quan trọng của giao tiếp, thông qua ngôn ngữ mà con người
thêm hiểu về nhau hơn. Khơng phải ai cũng có thể sử dụng ngơn ngữ một cách khéo
léo, nghệ thuật thế nhưng sử dụng ngơn ngữ một cách lịch sự, chừng mực thì là điều
hoàn toàn trong khả năng của mỗi người. Đối với các bạn học sinh hiện nay, vấn đề sử
dụng ngôn ngữ giao tiếp đang là một vấn đề có nhiều bất cập tồn tại.
Ngơn ngữ là lời ăn tiếng nói mỗi người gửi đến với người xung quanh. Việc sử dụng
ngôn ngữ của mọi người đều nhằm biểu đạt ý tứ, thái độ của người ấy đối với đối
phương. Thế nhưng có một hiện thực là hiện nay các bạn học sinh dường như sử dụng

ngôn ngữ một cách rất thiếu tế nhị, không chắt lọc.
Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở môi trường học đường xuất hiện một khái niệm
tiếng “lóng”, ấy là những phương ngữ được các bạn sử dụng thay cho các khái niệm
thông thường để biểu đạt ý tứ của bản thân. Tiếng lóng dần phát triển với một tốc độ
chóng mặt và lây lan trong môi trường học đường. Các bạn học sinh sử dụng tiếng
lóng rất nhiều, nhiều đến nỗi nó trở nên thân thiết, quen thuộc như lời ăn tiếng nói
hàng ngày.
Khơng chỉ sử dụng tiếng lóng, các bạn cịn thường dùng những ngôn ngữ tuổi teen, từ
ngữ bậy bạ để giao tiếp cùng nhau. Khi nói chuyện thì văn tục chửi bậy, (hiện tượng
nói tục chửi thề ngày càng nhiều trong giao tiếp của học sinh). Đi trên đường, cứ gặp
những nhóm học sinh đi cùng nhau là người ta rất hay nghe thấy những lời nói khơng
văn vẻ gì.
Tiếng lóng cùng các khái niệm mới được các bạn thêm nếm một cách bừa bãi trong
khi ngôn ngữ dân tộc lại dần mất đi. Đa phần các bạn học sinh hiện nay không biết sử
dụng thành ngữ, tục ngữ. Nhiều khái niệm rất đỗi bình thường trong giao tiếp thì các
bạn lại bỡ ngỡ, không hiểu nghĩa. Thấy người ta dùng từ “thành kính phân ưu” khi
chia buồn, có bạn học sinh ngơ ngác bảo “lần đầu em được nghe từ này, có nghĩa là


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
gì”. Ngồi ra, tình trạng nói chuyện với người lớn thì tình trạng nói trống không, dùng
các từ không phù hợp văn cảnh cũng xuất hiện thường xuyên.
Ngôn ngữ vốn là bản sắc, là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trong ngơn ngữ chất chứa
nền văn minh văn hiến lâu đời, chứa đựng nét văn hóa đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta.
Nếu để ngơn ngữ mai một, biến chất thì cũng chính là làm ảnh hưởng tới nền văn hóa
của dân tộc. Không những vậy, việc sử dụng ngôn ngữ không đúng cách, khơng đúng
hồn cảnh cịn khiến cho hình ảnh các bạn học sinh trở nên xấu xí, kém văn hóa trong
mắt của mọi người.
Lời ăn tiếng nói khơng chỉ đóng vai trị làm đẹp mỗi con người mà thơng qua đó con
người có thể thể hiện sự tơn trọng đối phương, thái độ lịch sự của bản thân. Không

phải bỗng dưng mà cha ông ta đã dạy Học ăn học nói, học gói học mở. Việc học nói ở
đây khơng chỉ là học để biết nói mà quan trọng là học để nói thế nào thật lễ phép,
khéo léo.
Muốn làm được những điều trên mỗi bạn học sinh phải chủ động, lắng nghe và học
hỏi tích cực sử dụng những từ ngữ hay, đẹp. Trong giao tiếp hàng ngày, các bạn phải
chú ý lễ phép đối với người trên, không dùng những từ ngữ tục tĩu, khơng sử dụng
tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài mà dần quên mất đi tiếng nói dân tộc. Các bạn
nên biết rằng tiếng Việt cịn là dân tộc cịn, hãy chung tay giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt để làm đẹp thêm cho nền văn hóa của dân tộc, giữ gìn bản sắc nước nhà.
Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ - Mẫu 4
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào
các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hố xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng
của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển,
khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc
sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm,
vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh
vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay
giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn
nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kỹ năng giao
tiếp.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ, sự giao thoa giữa các nền văn hóa và
cơn lốc phát triển, hội nhập nền kinh tế trên thế giới cũng đã tạo ra một thế giới ảo thế giới mạng Internet - nơi mà giới trẻ nói chung và đội ngũ sinh viên nói chung sử
dụng một thứ ngơn ngữ riêng, thứ ngôn ngữ “không đụng hàng” mà chúng ta thường
hay gọi đó là “ngơn ngữ tuổi teen”, “ngơn ngữ thời @”, “tiếng Việt trong ngoặc kép”
hay “ngôn ngữ sinh viên”... Hiện nay loại ngôn ngữ này đã, đang và sẽ lan truyền
ngày càng rộng rãi trong giới trẻ, đặc biệt là giới sinh viên. Nhiều người cho rằng

chẳng thể hiểu nổi sinh viên nghĩ gì và viết những gì trên các chatroom, blog, các diễn
đàn dành cho họ... Chính vì thế, đã có khơng ít các ý kiến trái chiều về việc sử dụng
loại ngôn ngữ này xuất hiện nhiều trên các mặt báo, các phương tiện thông tin đại
chúng và ngay cả trên các diễn đàn tuổi trẻ. Kiểu sử dụng ngôn ngữ này lan tràn hầu
hết trên các diễn đàn, nhật ký trực tuyến nhất là khi tán gẫu qua mạng, tin nhắn điện
thoại. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ trong đó phần lớn là sinh viên. Mối nguy
hại lớn chính là ngơn ngữ này lan vào nhà trường một cách âm thầm. Kiểu ngơn ngữ
khó hiểu như vậy hiện đang được sinh viên sử dụng ngày càng phổ biến trong việc
giao tiếp, nó xa lạ với tiếng phổ thơng và cũng chẳng giống với một ngơn ngữ nào trên
thế giới. Nó bao gồm những ký hiệu phức tạp, tiếng lóng, xen lẫn ngoại ngữ và đặc
biệt là nhiều từ được viết theo âm đọc, nhưng lại bị biến tướng một cách cực kỳ sai
chính tả. Văn hóa ngơn ngữ của ấy cịn gọi là “ngôn ngữ teen, ngôn ngữ sinh viên”
đang là vấn đề nóng trong xã hội, tuy nó khơng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế
hay tính mạng con người nhưng về lâu dài nó sẽ hủy hoại đến nền văn hóa của quốc
gia chúng ta. Từ tầm quan trọng và thực tiễn trên chúng tôi lựa chọn nội dung: Bàn về
việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của sinh viên hiện nay.
Khi xã hội phát triển, quyền tự do ngôn luận của con người ngày càng được bảo vệ.
Bên cạnh việc sử dụng ngơn ngữ hay, đẹp, giàu tính văn chương thì cũng nảy sinh vấn
đề lệch chuẩn trong giao tiếp, đặc biệt phổ biến với giới trẻ nói chung và sinh viên nói
riêng. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngơn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
Một thực trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của sinh
viên rất kém. Tình trạng này cịn biểu hiện cả trong học tập. Không những sử dụng
không đúng chức năng ngơn ngữ mà lối giao tiếp cịn bộc lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế
nhị. Sinh viên ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều
này trước đây ít thấy hoặc khơng thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả
bằng hành vi và lối sống.
Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển cơng nghệ thơng tin.

Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà
truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay
đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong
sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử
dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của sinh viên làm cho ngôn ngữ
giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, thậm chí cịn dung tục.
Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý”
sinh viên lại dùng “ok”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị nghìn trong tiền tệ
thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước
thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ
chét”, “nhỏ như con thỏ”, “xinh như yêu tinh” Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã
như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt”
(không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngốc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu
dốt),
Bên cạnh tiếng lóng, tiếng bồi, lối viết tắt cịn xuất hiện vấn đề chửi tục, nói bậy
không chỉ khiến cho tiếng Việt bị vẩn đục mà cịn đáng báo động nữa là tình trạng giới
trẻ sử dụng “ký hiệu” đang trở nên phổ biến. Việc các bạn sinh viên dùng ký hiệu tràn
lan, “tây, ta” lẫn lộn khiến cho cả các nhà ngôn ngữ học cũng phải “bó tay”. Trong
thời đại thơng tin hiện nay, việc sử dụng các ký hiệu đơn giản là không sai. Nhưng
điều đáng nói là họ đã lầm lẫn khi biến nó thành ký hiệu chung để nói hoặc viết ở mọi
nơi, mọi lúc. Tiếng Việt đang bị bóp méo và xâm phạm đến đáng sợ. Tương lai của nó
sẽ đi đến đâu, dưới bàn tay của “sinh viên”, những chủ nhân tương lai của đất nước.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
Từ “bóp méo” ở đây mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Những thực tế làm chúng ta
cảm thấy thương cho ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam… - Tiếng Việt bị vẩn đục, bị
lạm dụng: Từ xưa, ông bà đã chú trọng rèn dạy lời ăn tiếng nói, rằng “tiên học lễ, hậu
học văn”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Khi cịn đi học, việc khơng nói tục, chửi
thề là một trong những tiêu chuẩn thi đua hạnh kiểm ở trường. Vậy mà hiện nay, nhiều

người có trình độ văn hóa đang tự biến mình thành người thiếu văn hóa. Khi nói tục,
chửi thề, các em học sinh đang cố tình làm vấy bẩn tiếng Việt vốn vô cùng đẹp đẽ và
thiêng liêng. Chắc chắn ai cũng phải thừa nhận rằng chuyện chửi thề, văng tục là một
thói xấu, khơng văn hóa. Thế nhưng lại có khơng ít các bạn sinh viên thường xun có
những “phát ngơn khiến nhiều người phải giật mình và cảm thấy khó chịu, hơn hết là
lo lắng rằng văn minh của họ ngày càng “ngắn” dần. Nhiều bạn sinh viên coi chửi bậy
là sành điệu, không văng tục nói khơng lưu lốt. Khi bực dọc một vấn đề nào đó họ
chửi; bị điểm kém: chửi; khơng thích đứa bạn ngồi cùng bàn: chửi; không đến được
buổi hẹn với bạn bè: chửi, thậm chí cịn chửi u để bày tỏ tình cảm. Trong các câu
chuyện phiếm và cả chuyện nghiêm túc, sinh viên cũng vận dụng triệt để từ bậy thay
thế câu thông thường. Họ coi việc chửi bậy là để xả stress, xả bức xúc, thể hiện cảm
xúc…, ai không biết chửi sẽ rất “quê”. "Chửi bậy" đã trở thành chủ đề nóng trên nhiều
diễn đàn của các trường, học viện trên các trang blog. Vấn đề này đã được tranh luận
rất thẳng thắn và đã có rất nhiều ý kiến trái chiều. Một số sinh viên tỏ ra ủng hộ, thơng
cảm, thậm chí cơ chửi bậy là “một phần tất yếu”. Nhưng cũng có một vài ý kiến tỏ ra
hồi nghi, lo lắng,
Bên cạnh đó sinh viên cịn sử dụng phổ biến tiếng Việt khơng dấu: Đơn giản là những
kiểu viết khơng có dấu thanh. Nhiều người nghĩ viết thế cho nó nhanh gọn nhẹ, vả lại
biết tiếng với nhau cả rồi, chẳng lẽ không dịch được? Nhưng hãy nghĩ lại: ví dụ như
dịng chữ khơng dấu dưới đây: “Ban that la dam dang” – nên hiểu “Bạn thật là đảm
đang” hay “Bạn thật là dâm đãng” đây??? Một tập hợp những con chữ khơng có dấu,
phải dịch chán mới hiểu. Hay một nữ sinh viên nhắn cho bạn: “Tau pun ngu we” (Tao
buồn ngủ quá). Tin nhắn trả lời: “Bit oj, mey mep nhu heo hem bik seo pun ngu lu’m
tje?” (Biết rồi, mày mập như heo không biết sao buồn ngủ lắm thế). - Sự biến dạng
của những từ ngữ, chữ viết: Qua tìm hiểu được biết đây là “mốt” ngôn ngữ riêng của


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
giới trẻ. Đọc một đoạn tin nhắn trên điện thoại di động, lướt qua vài trang blog hoặc
diễn đàn của giới trẻ, dễ dàng bắt gặp những mẩu đối thoại khác người. Thật là nực

cười cho những kiểu viết quái gở: từ “rồi” viết thành “rồi”, “khơng” thành “hơng”,
“hem”, “biết” thành “bít”. Ồ, hãy thử lắp vào một câu xem: “The la cau hem bit roai,
hihi” Nhưng, đó chỉ là những kiểu thay đổi “sơ khai”. Hẳn trí tuệ ln ln phát triển
và họ dành nó để cho ra đời những đứa con tinh thần quái gở hơn, từ “bóp méo” đến
lúc này đã có thể dùng theo nghĩa vốn có của nó. Chữ “a” viết thành 4, chữ e viết
thành 3, i thành j, g đổi sang 9, o thành 0, c thành k, b thành p …
Hiện nay Internet, điện thoại di động đang lan truyền tồn cầu, từ thành thị tới thơn
q, thậm chí cả vùng sâu vùng xa nữa, mà đa số sinh viên sử dụng điện thoại thơng
minh. Vì vậy, sinh viên có thể kết nối với nhau mọi lúc, mọi nơi, và họ học hỏi, cập
nhật ngôn ngữ cho nhau rất nhanh. Ngơn ngữ @ nhanh chóng có thể lan truyền khắp
nơi và tạo ra một làn sóng mạnh mẽ. Phải chăng đó là sự ơ nhiễm ngơn ngữ trong
tiếng Việt. Ngôn ngữ @ đã đi quá giới hạn của văn hóa tiếng Việt.
Học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen
miệng”. Những ví dụ kể trên chỉ là một trong rất rất nhiều những hành vi xấu về ngôn
ngữ trong giao tiếp của một bộ phận sinh viên hiện nay. Ông bà ta từng dạy con cháu
rằng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói
cho vừa lịng nhau… Đáng buồn là một bộ phận sinh viên hiện nay, những người là
chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang làm “biến dạng” đi truyền thống tốt đẹp
của cha ơng.
Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Hiện
tượng ấy còn gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người. Có thể
nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt mà một bộ phận sinh viên sử dụng đã đánh
mất đi sức mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp khơng cịn được sử dụng
nữa. Thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo. Ý nghĩa lời nói
thiếu rõ ràng, trong sáng. Cách sử dụng ngơn ngữ cẩu thả, tùy tiện khơng phù hợp với
hình thức giao tiếp. Từ đó hàm nghĩa cũng khơng mấy tích cực.


Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay
Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia

nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen,
nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa
tuổi sinh viên đa số các em sống xa gia đình, các em sử dụng lâu dần thành thói quen
xấu khó sửa lại khơng có người thân bên cạnh nhắc nhở nên vấn đề nói tục chửi thề
đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động trong một bộ phận sinh viên. Họ lợi dụng
những từ ngữ mới đểu trêu đùa hay xúc phạm nhau một cách quá đáng. Chẳng hạn
như “đm”, “v*”, “đm*”, “sm*”, “tđ*”, … Hàm nghĩa của từ mới này chưa được xác
nhận nên việc hiểu nó đối với nhiều người cịn khá hạn chế.
Nói bậy, chửi thề có thể do sinh viên thấy người xung quanh nói nhiều, lại khơng được
ai nhắc nhở rằng việc đó là sai trái, nên cứ quen miệng học theo. gần như, sinh viên
hiện nay đã miễn nhiễm với hiện tượng này. Họ thấy nó quen tai, thấy thú vị, cũng
muốn làm theo.
Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp nghiêm trọng hơn còn làm
nảy sinh bạo lực trong xã hội. Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến
nhiều cuộc xung đột quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ
quan chức năng, hơn 60 số vụ đánh nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.
Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngồi hiện nay ở giới
trẻ khiến tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn
hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có
tác dụng nhất định đối với sinh viên như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết
kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho
hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.
Do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Trước hết là truyền hình.
Đây là loại phương tiện thơng tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội. Truyền hình
ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ
trẻ. Các kênh truyền hình góp phần phát tán các trường hợp lệch chuẩn trong giao tiếp
ngơn ngữ. Mục đích là tạo ra sự khác lạ để thu hút người xem. Việc tiếp cận các văn



×