Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

vấn đề giảng dạy lỗi sử dụng câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.79 KB, 32 trang )

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG
Chuyên đề: Vấn đề giảng dạy chủ đề lỗi sử dụng câu
tiếng Việt trong nhà trường (Xây dựng Kế hoạch bài
dạy dựa trên một ngữ liệu đọc hiểu cụ thể thuộc văn
bản văn học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận).

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 5
1.
Lí do chọn đề tài.................................................................................................................5
2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................................5
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................6
3.1.
Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................6
3.2.
Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................6
4.
Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................................6
5.
Bố cục của đề tài.................................................................................................................6
NỘI DUNG........................................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÂU TRONG TIẾNG VIỆT.........................................7
1.1.
Định nghĩa về câu...............................................................................................................7
1.2.
Các chức năng của câu.......................................................................................................7
1.3.


Các thành phần của câu trên bình diện ngữ pháp (kết học)...........................................8
1.3.1. Thành phần nòng cốt..........................................................................................................8
1.3.2. Các thành phần phụ của câu..............................................................................................8
1.3.3. Các thành phần biệt lập của câu.........................................................................................8
1.4.
Khái quát về vấn đề phân loại câu....................................................................................8
1.4.1. Phân loại câu Tiếng Việt theo cấu trúc ngữ pháp..............................................................8
1


1.4.1.1. Câu đơn................................................................................................................................ 8
1.4.1.2. Câu ghép.............................................................................................................................. 9
1.4.2.
Phân loại câu Tiếng Việt theo mục đích nói..................................................................9
1.4.2.1. Câu trình bày........................................................................................................................ 9
1.4.2.2. Câu nghi vấn...................................................................................................................... 10
1.4.2.3. Câu cầu khiến..................................................................................................................... 10
1.4.2.4. Câu cảm thán...................................................................................................................... 10
1.4.2.5. Câu phủ định...................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ LỖI SỬ DỤNG CÂU TIẾNG VIỆT.........................12
2.1.
Khái quát những vấn đề về câu tiếng Việt đã được dạy trong nhà trường..................12
2.1.1. Ở khối Trung học cơ sở.....................................................................................................12
2.1.2. Ở khối Trung học phổ thông.............................................................................................12
2.1.3. Chi tiết các bài dạy về sửa lỗi câu tiếng Việt trong nhà trường (theo CT 2006)..............13
2.2.
Các lỗi về câu tiếng Việt thường gặp trong nhà trường.................................................14
2.2.1. Câu sai về cấu tạo ngữ pháp.............................................................................................14
2.2.1.1. Câu thiếu thành phần nịng cốt...........................................................................................14
2.2.1.2. Câu khơng phân định mạch lạc các thành phần câu (chập cấu trúc câu)..........................14

2.2.1.3. Câu sai về trật tự sắp xếp các thành phần..........................................................................14
2.2.1.4. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận................................................................14
2.2.1.5. Câu thiết lập sai quan hệ ngữ pháp....................................................................................15
2.2.2. Câu sai về dấu câu............................................................................................................. 15
2.2.2.1. Ngắt câu sai quy tắc...........................................................................................................15
2.2.2.2. Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu.........................................................................15
2.2.2.3. Lẫn lộn chức năng của các dấu câu...................................................................................15
2.2.3. Câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản...........................................................15
2.2.4. Câu mơ hồ.......................................................................................................................... 15
2.3.
Các biện pháp sửa lỗi câu sai...........................................................................................16
2.3.1. Nguyên tắc sửa câu sai......................................................................................................16
2.3.2. Một vài biện pháp sửa lỗi câu sai......................................................................................16
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH BÀI DẠY VỀ VẤN ĐỀ LỖI SỬ DỤNG
CÂU TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG..............................................................................17
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................29
PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 30

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất thực hiện được chức năng thông báo, nghĩa là
trao đổi được nhận thức, tư tưởng giữa người với người. Khi nói (hoặc viết), người nói
(hoặc người viết) khơng thể tự do tùy tiện tạo câu. Chính tầm quan trọng của việc sử
dụng câu mà khi dạy học môn tiếng Việt ở trường phổ thông, giáo viên đã rất chú trọng
dạy phần ngữ pháp - câu cho học sinh. Câu tiếng Việt được đưa vào chương trình dạy học
môn tiếng Việt ở cả Tiểu học, Trung học cơ sở và bậc Trung học phổ thông.

Để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả, người tham gia giao tiếp phải đặt được câu
đúng, câu hay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi tạo câu, người nói, người viết thường hay
mắc lỗi. Việc đặt câu sai dễ gây ra sự hiểu lầm làm cản trở đến việc bày tỏ tình cảm, thái
độ, nhận định, đánh giá… của mọi người với nhau. Vì vậy, vấn đề này nếu khơng được
tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp khắc phục thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giao
tiếp, tư duy nói chung, ảnh hưởng đến kết quả dạy và học môn tiếng Việt ở nhà trường
phổ thơng nói riêng.
Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vấn đề giảng dạy lỗi sử dụng câu
tiếng Việt trong nhà trường” làm điểm đến nghiên cứu, mổ xẻ cho bài tập nhóm, học
phần Tiếng Việt trong nhà trường.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3


Đã từ lâu, vấn đề về câu – cách sửa luôn là điểm đến thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, của các thầy cô giáo giảng dạy môn Tiếng Việt.
Chào đầu cho vấn đề này, phải kể đến nhóm tác giả Nguyễn Hữu Tưởng - Nguyễn
Thu - Lê Xn Khoa với cơng trình Sai, đúng, hay trong việc dùng từ, đặt câu, chấm
câu (Sách dùng cho học sinh cấp 2). Trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày, giới
thiệu cho học sinh cách đặt câu thế nào là đúng và bước đầu chỉ ra hai loại lỗi học sinh
thường mắc phải khi đặt câu là: câu viết sai cú pháp và câu sai logic.
Vào cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của quan điểm
ngôn ngữ học hiện đại, lí thuyết ngơn ngữ học văn bản, lí thuyết hoạt động giao tiếp dần
dần được phổ biến rộng rãi ở nước ta, việc nghiên cứu lỗi về câu cú nhiều chuyển biến.
Gần đây nhất phải kể đến cơng trình “Tiếng Việt thực hành” do hai tác giả Bùi
Minh Toán và Nguyễn Quanh Ninh biên soạn. Giáo trình này được biên soạn nhằm phục
vụ cho việc dạy và học học phần tiếng Việt thực hành thuộc chương trình Cao đẳng Sư
phạm ngành ngữ văn đào tạo giáo viên Trung học cơ sở. Giáo trình được biên soạn
hướng tới mục tiêu rèn luyện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong đó có kỹ

năng đặt câu. Trong giáo trình, sau phần trình bày những yêu cầu chung về câu trong văn
bản, các tác giả đưa ra bốn loại câu sai: câu sai về cấu tạo ngữ pháp, câu sai về quan hệ
ngữ nghĩa giữa các bộ phận, câu sai về dấu câu, câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong
văn bản. Ngoài việc phân loại câu sai, chỉ ra nguyên nhân và cách sửa từng loại câu sai,
trong giáo trình, các tác giả cịn đưa ra mét hệ thống bài tập thực hành sửa lỗi về câu. Có
thể nói, đây là cuốn giáo trình có nội dung gần gũi và gắn với việc dạy và học tiếng Việt
ở bậc Trung học cơ sở.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là việc giảng dạy các lỗi về câu học sinh
thường gặp phải như:
- Lỗi về cấu tạo ngữ pháp
- Lỗi về nội dung logic – ngữ nghĩa
- Lỗi về dấu câu
- Lỗi về liên kết câu trong văn bản
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là phần lỗi về câu tiếng Việt trong nhà trường,
qua các bộ sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng (chương
trình 2006)
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích ngơn ngữ
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, tiểu luận của chúng tôi cấu
trúc gồm ba chương
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về câu trong tiếng Việt
4


Chương 2. Khái quát về vấn đề lỗi sử dụng câu tiếng Việt trong nhà trường
Chương 3. Kế hoạch bài dạy lỗi sử dụng câu tiếng Việt trong nhà trường


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÂU TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Định nghĩa về câu
Bystrov, Nguyễn Tài Cẩn, Stankevich đã đưa ra bốn tiêu chí xác định câu tiếng
Việt: “Câu là một đơn vị ngôn ngữ biểu thị một tư tưởng tương đối trọn vẹn; câu không
chỉ phản ánh hiện thực mà còn chứa đựng sự đánh giá hiện thực về phía người nói nữa;
câu có những đặc trưng bên ngồi là các tiểu từ tình thái dứt câu và chỗ ngắt câu; câu
có những đặc trưng bên trong là cấu trúc của nó”.
Trong ngữ pháp truyền thống, thuật ngữ “câu” được dùng khi người ta muốn nói
đến một đơn vị ngữ pháp lớn nhất mà đơn vị ngữ pháp ấy chính là đơn vị được làm thành
từ một mệnh đề hay hơn một mệnh đề, là đơn vị nằm ở bậc cao nhất của tổ chức ngữ
pháp và được làm thành từ các đơn vị nhỏ hơn nó (chẳng hạn: cụm từ, từ, hình vị)…
Cao Xuân Hạo cho rằng “lời nói hay ngơn từ, phát ngơn, văn bản ngắn nhất là câu”,
tuy nhiên ông cũng công nhận không phải câu nào cũng có thể độc lập lập làm thành một
văn bản hay một ngơn từ. Có những câu tự nó đã mang được một ý nghĩa trọn vẹn mà
khơng cần sự bổ sung nghĩa của các câu khác gọi là “câu tự lập”.
Theo Diệp Quang Ban, “…..câu (hay cú) là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong
tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập
trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)”
5


1.2.

Các chức năng của câu
Câu dùng vào việc biểu hiện những kinh nghiệm mà con người trải qua trong cuộc
sống thường ngày hay sự việc được nói đến hoặc nghĩ đến, từ đó tạo nên những nghĩa
kinh nghiệm, nghĩa biểu hiện cho câu; chức năng của câu là chức năng diễn đạt nghĩa
biểu hiện. Xem xét câu trong chức năng này là xem xét câu với tư cách sự biểu hiện.

Câu dùng diễn đạt mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, khi đó người
nói thể hiện thái độ của mình đối với người nghe, tác động đến người nghe, và thể hiện
cách nhìn đối với người nghe, tác động đến người nghe, và thể hiện cách nhìn đối với sự
thể được nói đến; chức năng này của câu là chức năng liên nhân hay là chức năng tương
tác. Xem xét câu trong chức năng này là xem xét câu với tư cách lời trao đổi.
Câu cũng được dùng với tư cách phương tiện tổ chức mặt nghĩa của văn bản, tức là
gần nghĩa của câu đang xét với nghĩa của những câu đứng trước hoặc đứng sau, cũng như
gần câu đang xét với ngữ cảnh, với tình huống bên ngồi lời nói; đó là chức năng (tạo)
văn bản của câu. Câu với chức năng văn bản là phương tiện làm cho chức năng biểu hiện
và chức năng liên nhân được thực hiện. Xem xét câu trong chức năng này là xem xét câu
với tư cách thơng điệp.
Ngồi ra, câu cũng được dùng để phản ánh các mối quan hệ logic trong việc diễn
đạt nghĩa, nên câu cũng có thêm chức năng logic. Tuy nhiên chức này được tích hợp
trong các cách tổ chức nghĩa của văn bản (liên kết trong văn bản), vì vậy khơng cần phải
tách riêng ra và cũng không thể tách ra thành một đối tượng nghiên cứu riêng.
Các chức năng kể trên là thuộc về việc sử dụng câu, chứ không phải là các chức
năng bên trong hệ thống ngôn ngữ.
1.3. Các thành phần của câu trên bình diện ngữ pháp (kết học)
1.3.1. Thành phần nòng cốt
 CHỦ NGỮ: Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua lại
với thành phần vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được nói
đến ở vị ngữ.
 Cấu tạo của chủ ngữ
- Chủ ngữ có cấu tạo là một từ. Ví dụ: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế
thanh niên cường tráng (Tơ Hồi)
- Chủ ngữ có cấu tạo là một tổ hợp từ. Ví dụ:
+ Em gái tơi tên là Kiều Phương (Tạ Duy Anh)
+ Tre, nữa, trúc, mai, vầu giúp người trăm công ngàn việc khác nhau (Thép Mới)
- Chủ ngữ là cụm từ cố định. Ví dụ: Rán sành ra mỡ là bản tính của người keo kiệt
- Chủ ngữ là cụm từ C - V. Ví dụ: Từng tảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt

kênh làm tối sầm mặt đất (Đoàn Giỏi)
 VỊ NGỮ: Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lại với
thành phần chủ ngữ, nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng mà chủ ngữ biểu
thị.
6


 Cấu tạo của vị ngữ:
- Vị ngữ là động từ - cụm động từ. Ví dụ: Vào đêm trước ngày khai trường, mẹ không
ngủ được (Thúy Lan)
- Vị ngữ là tính từ - cụm tính từ. Ví dụ: Tre là thẳng thắn, bất khuất (Thép Mới)
- Vị ngữ là cụm C – V. Ví dụ: Người nào người nấy, mặt xanh như tàu lá chuối
(Nguyên Hồng)
1.3.2. Các thành phần phụ của câu
 TRẠNG NGỮ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, biểu thị các ý nghĩa về thời
gian, nơi chốn, phương tiện, cách thức, mục đích, nguyên nhân... Trạng ngữ có thể
đứng trước, sau hay chen giữa nịng cốt câu.
 KHỞI NGỮ: Khởi ngữ là thành phần phụ, đứng trước nịng cốt câu, được dùng để
nêu một đơi tượng, một nội dung với tư cách là đề tài của câu nói (do đó có người gọi
là đề ngữ). Trước khởi ngữ có thể có quan hệ từ "về, đối với"...
1.3.3. Các thành phần biệt lập của câu
 TÌNH THÁI TỪ: Nghĩa tình thái là một bộ phận nghĩa quan trọng của câu - phát ngơn
(nghĩa tình thái cùng với nghĩa miêu tả tạo nên bình diện nghĩa của câu).
 PHỤ CHÚ NGỮ (GIẢI NGỮ CÂU): là thành phần phụ nằm trong câu, đượcdùng để
giải thích hay bổ sung nghĩa cho thành phần câu đứng trước nó và có cùng chức nâng
ngữ pháp với bộ phận được chú thích
1.4. Khái quát về vấn đề phân loại câu
1.4.1. Phân loại câu Tiếng Việt theo cấu trúc ngữ pháp
1.4.1.1.
Câu đơn

 Câu đơn bình thường sẽ là câu đơn có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nịng cốt cho
câu. Ví dụ: Cậu khỏe không?
 Câu đơn rút gọn là dạng câu đơn nhưng lại khơng có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm
nịng cốt cho câu. Có thể là một bộ phận hay đôi khi là cả 2 bộ phận của câu sẽ bị
lược bỏ trong khi giao tiếp với nhau. Song khi cần thiết, ta vẫn có thể hoàn thiện lại
các bộ phận đã bị lược bỏ 1 cách dễ dàng. Ví dụ:
A: Anh về bao giờ?
B: Hơm qua
(Nòng cốt trong này câu đã bị lược bỏ. Nếu phải hồn thiện lại sẽ là: Hơm qua anh về)
 Câu đơn đặc biệt là dạng câu chỉ có một bộ phận duy nhất làm nhiệm vụ nịng cốt và
khơng thể xác định được đó là bộ phận gì. Khơng như câu rút gọn người ta khơng thể
xác định chính xác được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt sẽ là chủ ngữ hay vị
ngữ. Câu loại này chỉ có thể hiểu được trong 1 bối cảnh giao tiếp cụ thể nếu tách khỏi
bối cảnh sẽ khơng cịn tư cách của 1 câu nữa. Thường thì câu đặc biệt sẽ được dùng
để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu lên 1 nhận xét về một sự vật hay hiện tượng nào đó
Ví dụ: A: Buổi dã ngoại hơm qua thế nào?
B: Vui lắm.
7


1.4.1.2. Câu ghép:
 Câu ghép chính phụ: là những câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, hai mệnh đề
này phụ thuộc nhau và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mệnh đề chính phụ thường được
kết nối với nhau bằng các quan hệ từ hoặc từ nối. Mệnh đề chính phụ thường bao hàm
các ý như chỉ nguyên nhân, kết quả, chỉ mục đích, điều kiện,…
Ví dụ: Vì tơi học hành chăm chỉ nên tôi đã đạt giải nhất cuộc thi HSG tỉnh.
=> Cấu trúc: từ nối-mệnh đề-từ nối-mệnh đề.
 Câu ghép đẳng lập: là những câu ghép có các mệnh đề độc lập về nghĩa, có ý nghĩa,
vai trò ngang nhau trong câu. Câu ghép đẳng lập thường dùng để diễn tả mối quan hệ
liệt kê, lựa chọn hoặc tương đồng.

Ví dụ: Mẹ tơi đang nấu ăn, em trai thì học bài cịn bố tơi đi làm chưa về.
=> Cấu trúc: Chủ ngữ-vị ngữ, chủ ngữ-phó từ-vị ngữ, phó từ-chủ ngữ-vị ngữ.
 Câu ghép hỗn hợp: là những câu ghép do câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập
tạo thành.
VD: Anh ấy đi nước ngoài du học, cả nhà ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát
triển tương lai.
=> Trong đó 2 mệnh đề trong câu ghép đẳng lập là “Anh ấy đi nước ngoài du học” và “cả
nhà ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển tương lai”. => Hai mệnh đề trong
câu ghép chính phụ là “cả nhà ai cũng vui”, từ nối “vì” và mệnh đề 2 là “đây là cơ hội tốt
để anh ấy phát triển.”
1.4.2. Phân loại câu Tiếng Việt theo mục đích nói
1.4.2.1. Câu trình bày
Động từ tiếng Việt khơng biến hình, cho nên câu trình bày trong tiếng Việt khơng có
phương tiện hình thức làm biểu thức chứa.
Ví dụ: Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta (Hồ Chí Minh) Cấu trúc cú
pháp của câu trên được phân tích như sau:
Câu
Ngày mai

một ngày vui sướng của đồng bào ta
CTCP Chủ ngữ
Vị tố
Bổ ngữ
1.4.2.2. Câu nghi vấn
- Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn
Có thể gọi kiểu câu này là kiểu câu nghi vấn trọng điểm xác định. Đại từ nghi vấn
là đại từ được dùng vào chức năng tạo kiểu câu nghi vấn này. Đại từ nghi vấn có thể dùng
một mình như gì, sao, hoặc kết hợp với một từ khác, như cái gì, thứ bao nhiêu, làm gì, vì
sao...
Ví dụ: + Anh tìm người nào?

- Câu nghi vấn dùng phó từ
Để tạo câu nghi vấn, tiếng Việt sử dụng các cặp phó từ làm thành các khuôn nghi
vấn sau đây, với các nội dung hỏi khái qt có khác nhau:
(a) có… khơng (hoặc có khơng)
8


=> Hỏi về tính khẳng định / tính phí định
(b) đã… chưa => Hỏi về sự xảy ra / còn không xảy ra
- Câu nghi vấn dùng quan hệ từ lựa chọn hay
Quan hệ từ hay là quan hệ từ bình đẳng, nó được dùng trong câu nghi vấn để hỏi có hạn
chế trong khả năng trả lời bằng cách sử dụng một trong những đề nghị đã được người hỏi
đưa ra. Vì vậy câu nghi vấn này cũng được gọi là câu nghi vấn lựa chọn (tiếng dùng
trước kia là “nghi vấn tuyển trạch”). Nếu các khả năng được đưa ra trong câu nghi vấn
đều không được lựa chọn, thì trả lời bằng sự bác bỏ tồn bộ chúng. Ví dụ: Anh lấy cái
bút này hay cái bút kia?
- Câu nghi vấn dùng tiểu từ chuyên dụng
Câu nghi vấn có tiểu từ chun dụng, nếu khơng có các phương tiện tạo tính nghi
vấn khác đi kèm thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi tách ra trọng điểm. Chẳng hạn
câu chứa à sau đây có thể có những điểm hỏi khác nhau xét theo các câu trả lời bên dưới.
1.4.2.3. Câu cầu khiến
- Câu cầu khiến dùng các từ chuyên dụng
Trong tiếng Việt các từ chuyên dụng để tạo câu cầu khiến gồm hãy, đừng, chớ đứng trước
phần nội dung lệch, cũng gặp các tiếng không, không được ở vị trí này, và các tiếng đi,
thơi, nào, đi thôi, đi nào đứng sau phần được dùng trong quan hệ kính trọng; nếu dùng
trong quan hệ kính trọng thì thường kèm những yếu tố tình thái thích hợp như xin, cho, ạ.
(chẳng hạn: Xin ông hãy chờ (cho) một lát (ạ); Ông hãy chờ cho một lát ạ...)
+ Anh hãy ngồi xuống đây! (Từ đây chỉ vị trí)
+ Không hút thuốc lá!
1.4.2.4. Câu cảm thán

- Câu cảm thán dùng tiểu từ chuyên dụng thay, cho

9


+ Vinh quang thay các vị anh hùng dân tộc!
- Câu cảm thán dùng ngữ thái từ:
Vị trí thường xuyên của tiếng nhỉ là đứng cuối câu, tiếng nhỉ có thể dùng để đánh
dấu một số thái độ khác nhau của người nói, trong đó có tính cảm thán.
Bố mày khơn nhỉ. (Nguyễn Cơng Hoan)
- Câu cảm thán dùng phó từ chỉ mức độ:
+ Lão già tệ lắm! (Nam Cao)
+ Thế thì tốt quá! (Nam Cao)
+ Con này gớm thật! (Nguyên Hồng)
- Biểu thức cảm thán là thán từ và quán ngữ cảm thán:
Thán từ và một số quán ngữ cũng được dùng làm biểu thức cảm thán (biểu thức tình
thái), nhưng khơng tham gia vào cấu trúc thức cảm thán, mà đứng tách riêng như một vế
trong câu ghép.
+ Ôi sức trẻ! (Tố Hữu)
+ Ôi chao đời! (Nam Cao)
- Câu cảm thán là một phát ngôn đặc biệt
Thán từ và các quán ngữ cảm thán nêu trên có thể tự chúng làm thành câu cảm thán với
tư cách một phát ngôn đặc biệt, tức là phát ngôn không chia được thành hai phần đề
– thuyết và không chứa phần nghĩa biểu hiện (một kiểu câu thứ – minor clause).
+ Ô hay! (Bà cứ tưởng con đùa) (Nam Cao)
+ Trời ơi!
1.4.2.5. Câu phủ định
Về mặt hình thức, câu phủ định trong mỗi ngơn ngữ có thể có cấu tạo khác nhau. Chẳng hạn,
nhìn chung thì trong tiếng Việt, câu phủ định có chứa từ mang ý phủ định, và các từ ngữ
phủ định trong tiếng Việt khá đa dạng, như khơng, có …đâu, khơng….đâu.

Một số yếu tố phủ định thường gặp nhất như:
- Các yếu tố phủ định như không, chẳng, chưa, chả. Trong bốn tiếng trên, tiếng khơng
có tính chất trung hịa (khơng mang sắc thái riêng), tiếng chẳng mang sắc thái nhấn
mạnh vào tính hồn tồn của sự phủ định, tiếng chưa xác nhận sự vắng mặt của cái
cần phủ định cho đến thời điểm nói đó, khơng tính đến thời điểm sau khi nói, tiếng
chả dùng phổ biến hơn trong khẩu ngữ. Muốn đưa vào sự phủ định sắc thái
“(khơng/chưa) một chút nào, một lần nào”, thì có thể thêm tiếng hề vào sau để có
khơng hề, chưa hề, chẳng hề, chả hề
- Các tổ hợp có kèm tiếng phải như không phải, chẳng phải, chả phải, chưa phải
- Yếu tố phủ định đâu đứng cuối câu (và trước yếu tố tình thái dứt câu nếu có, ví dụ
đâu ạ)
- Các tổ hợp yếu tố làm thành khn mang ý nghĩa phủ định như (khơng) có ….đâu,
nào có ……đâu, làm gì có (…), có phải….đâu, đâu (có) phải…..

10


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ LỖI SỬ DỤNG CÂU TIẾNG VIỆT
TRONG NHÀ TRƯỜNG
2.1. Khái quát những vấn đề về câu tiếng Việt đã được dạy trong nhà trường
2.1.1. Ở khối Trung học cơ sở
Theo Bùi Minh Toán trong cơng trình Tiếng Việt ở Trung học phổ thơng, chương
trình Ngữ văn ở THCS đã dành khá nhiều thời gian và bài vở cho những vấn đề về câu
tiếng Việt. Những nội dung dạy học về câu được phân bố rải rác ở các năm học từ lớp 6
đến lớp 9 theo nguyên tắc tích hợp, xen kẽ với những nội dung về Văn học và Làm văn.
Có thể hệ thống hóa dưới dạng giản yếu như sau:
- Về cụm từ và các thành phần câu. Ngữ văn ở THCS đã dạy học những nội dung về
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm chủ vị và các thành phần câu: thành phần chính
(chủ ngữ, vị ngữ), thành phần phụ (khởi ngữ trạng ngữ), thành phần biệt lập (gọi đáp,
phụ chú, cảm thán, tình thái) (Bài dạy ở sách giáo khoa lớp 6 – tập 2, tr.92)

- Về các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu. Ngữ văn ở THCS phân biệt các kiểu câu đơn:
câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt. Còn câu rút gọn là kết quả của việc lược bỏ một
hay các thành phần chính trong câu đơn bình thường. Đối với câu ghép, Ngữ văn ở
THCS đã đưa vào nội dung dạy học các kiểu câu ghép có từ nối và câu ghép khơng có từ
nối các vế câu. Đồng thời phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. Ngoài ra,
nội dung dạy học ở THCS còn bao gồm một số phép biến đổi câu: biến đổi câu chủ động
thành câu bị động, dùng cụm vị để mở rộng câu, thêm trạng ngữ cho câu, lựa chọn trật tự
các thành phần câu.
- Về các loại câu xét theo mục đích nói: Ngữ văn ở THCS đã đưa vào nội dung dạy học
các loại câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, câu phủ định và cách dùng trực
tiếp, gián tiếp các loại câu này.
- Về các dấu câu: Ngữ văn ở THCS lần lượt dạy học hệ thống dấu câu: chấm, phẩy,
chấm hỏi, chấm than, chấm lửng, gạch ngang,...
- Về liên kết câu trong văn bản: Ngữ văn ở THCS đã đề cập đến các phép liên kết cấu và
liên kết đoạn văn
- Về nghĩa của câu: Ngữ văn ở THCS chưa đề cập đến hai thành phần nghĩa của câu xét
theo tính chất (nghĩa sự việc và nghĩa tình thái), nhưng Ngữ văn ở THCS đã đưa vào nội
dung dạy học hai loại nghĩa của câu xét theo cách thức biểu hiện: nghĩa tường minh và
hàm ý.
- Về các biện pháp tu từ cú pháp: Ngữ văn ở THCS đề cập đến các biện pháp liệt kê,
điệp ngữ.
- Về thành phần ngữ pháp của câu, chương trình Ngữ văn ở THCS đã trình bày về ba
loại thành phần: Thành phần chính (nịng cốt), thành phần phụ và thành phần biệt lập.
- Về các kiểu câu, chương trình ngữ văn THCS đã trình bày về hệ thống các kiểu câu,
bao gồm ba loại câu: câu đơn, câu phức và câu ghép.
2.1.2. Ở khối Trung học phổ thông
11


Trong chương trình Ngữ văn ở THPT, những nội dung được dạy về câu đều xoay

quanh ba bình diện cơ bản: thứ nhất về bình diện ngữ nghĩa, bao gồm hai thành phần ngữ
nghĩa của câu: nghĩa của sự việc và nghĩa tình thái; thứ hai là bình diện ngữ pháp bao
gồm những thành phần ngữ pháp và cấu tạo ngữ pháp của câu. Cuối cùng chính là bình
diện ngữ dụng gồm mục đich nói và cách thức thực hiện mục đích nói và liên quan đến
điều đó có 2 cách nói là trực tiếp và gián tiếp.
2.1.3. Chi tiết các bài dạy về sửa lỗi câu tiếng Việt trong nhà trường (theo CT 2006)
STT Tên bài dạy
Sách dạy - trang
Nội dung bài dạy
Vấn đề dạy:
+ Câu thiếu chủ ngữ
+ Câu thiếu vị ngữ
+ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
+ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các
+ Sách giáo khoa Ngữ
thành phần câu
Sửa lỗi về Văn 6 – tập hai
Đưa ra các dạng bài tập:
1 chủ ngữ và vị + Từ trang 129 đến
+ Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu
ngữ
trang 131; trang 141- + Sửa lại câu viết sai cho đúng
142
+ Đặt câu hỏi để kiểm tra câu có thiếu chủ
ngữ/vị ngữ?
+ Điền chủ ngữ/vị ngữ thích hợp vào chỗ
trống
+ Chỉ ra lỗi sai và nêu cách sửa.

2


3

Ôn tập về
dấu câu (dấu
+ Sách giáo khoa Ngữ
chấm, dấu
Văn 6 – tập hai
chấm hỏi,
+ Từ trang 149 đến
dấu chấm
trang 151
than, dấu
phẩy

Các dạng bài tập
+ Đặt các dấu câu vào chỗ thích hợp
+ So sánh cách dùng dấu câu trong từng
cặp câu
+ Sửa lỗi về dấu câu trong ví dụ cho sẵn

Vấn đề dạy: Trình bày bốn lỗi thường gặp
khi sử dụng quan hệ từ trong câu
+ Thiếu quan hệ từ
+ Dùng quan hệ từ khơng thích hợp về
+ Sách giáo khoa Ngữ nghĩa
Sửa lỗi về
Văn 7 – tập một
+ Thừa quan hệ từ
quan hệ từ

+ Trang 106 – 108
+ Dùng quan hệ từ mà khơng có tác dụng
liên kết
Các dạng bài tập
+ Thêm quan hệ từ
+ Thay quan hệ từ
12


4

5

Vấn đề dạy: Trình bày bốn lỗi thường gặp
về dấu câu
+ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
+ Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
+ Sách giáo khoa Ngữ
Ơn luyện về
+ Thiếu dấu thích hợp để trách các bộ phận
Văn 8 – tập một
dấu câu
của câu khi cần thiết
+ Trang 150 – 152
+ Lẫn lộn công dụng của các dấu câu Dạng
bài tập
+ Điền dấu câu thích hợp
+ Phát hiện lỗi về dấu câu
+ Sách giáo khoa Ngữ
Sửa lỗi diễn

Tìm lỗi diễn đạt logic trong câu và nêu
Văn 8 – tập hai
đạt (lỗi logic)
cách sửa
+ Trang 127, 128

+ Sách giáo khoa Ngữ
Các dạng bài tập
Văn
9

tập
hai
+ Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong
6
+ Trang 43 - 44; 49 đoạn trích và nêu cách sửa
51
2.2. Các lỗi về câu tiếng Việt thường gặp trong nhà trường
2.2.1. Câu sai về cấu tạo ngữ pháp
2.2.1.1. Câu thiếu thành phần nòng cốt
Câu thiếu vị ngữ; Câu thiếu chủ ngữ; Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ; Câu thiếu
bổ ngữ; Câu ghép thiếu vế câu
2.2.1.2. Câu không phân định mạch lạc các thành phần câu (chập cấu trúc câu)
Hiện tượng chập cấu trúc trong câu sai là hiện tượng lấy một bộ phận hoặc toàn bộ
một cấu trúc này gắn một phần hay toàn bộ cấu trúc khác. Kết quả là dẫn đến sự không
nhất quán về cấu trúc trong một câu. Do khi viết không phân định mạch lạc nội dung vấn
đề trình bày do tư duy rối, thường gặp hơn cả là việc không phân định rõ trạng ngữ và
chủ ngữ, hai thành phần này ở đầu câu nên dễ nhập làm một nên câu văn lủng củng tối
nghĩa
2.2.1.3. Câu sai về trật tự sắp xếp các thành phần

Phương thức trật tự từ trong tiếng Việt biểu thị quan hệ ngữ pháp trong câu, nếu sắp
xếp khơng thích hợp có thể sai nghĩa.
2.2.1.4. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận
- Câu phản ánh sai hiện thực khách quan: do không nắm vững kiến thức
- Quan hệ nghĩa của các bộ phận trong câu không phù hợp với những quan hệ trong
thực tế khách quan hoặc không phù hợp với các quy luật của nhận thức, tư duy con
người
- Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận của câu thực chất không phù hợp với các phương
tiện hình thức thể hiện quan hệ: thường xảy ra ở các câu ghép có dùng quan hệ từ
nhưng khơng thích ứng với quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, bộ phận câu
2.2.1.5. Câu thiết lập sai quan hệ ngữ pháp
Liên kết câu
và liên kết
đoạn văn

13


Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận trong câu nghĩa là thiết lập quan hệ
ngữ pháp nhất định giữa những bộ phận khơng thể có kiểu quan hệ ấy, khiến cho câu
lủng củng, tối nghĩa
2.2.2. Câu sai về dấu câu
2.2.2.1. Ngắt câu sai quy tắc
 Không đánh dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
 Đánh dấu ngắt câu ở chỗ câu chưa kết thúc hoàn chỉnh trọn vẹn
2.2.2.2. Vi phạm quy tắc ngắt các bộ phận của câu
 Không đánh dấu cần thiết để ngắt các bộ phận của câu
 Ngắt sai quy tắc các bộ phận của câu.
2.2.2.3. Lẫn lộn chức năng của các dấu câu
Thường gặp nhất ở trường hợp này là các hiện tượng: đánh dấu chấm hỏi sau

những câu không phải câu nghi vấn, đánh dấu chấm than sau những câu không phải câu
cảm thán hay cầu khiến, dùng ngoặc đơn ở chỗ phải dùng ngoặc kép và ngược lại, dùng
dấu ba chấm mỗi khi nói đến suy nghĩ hay tình cảm... Sau đây là một ví dụ:
2.2.3. Câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản
- Lỗi về liên kết chủ đề: Các câu trong một đoạn không cùng phục vụ chủ đề của đoạn
ấy
- Lỗi về liên kết logic: Các câu trong một đoạn hay trong một văn bản thể hiện những
lập luận thiếu căn cứ hay không nhất quán, hoặc không được sắp xếp theo một trình
tự hợp lí
- Lỗi về liên kết hình thức: Quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn hay trong
một văn bản không được thể hiện bằng các phương tiện liên kết hay bị thể hiện sai lạc
2.2.4. Câu mơ hồ
Câu mơ hồ là câu trong khi có một cách biểu hiện duy nhất ở cấp độ ngơn ngữ này
lại có ít nhất hai cách biểu hiện ngôn ngữ ở cấp độ ngôn ngữ khác.
Câu mơ hồ được viết cố ý, nhất là trong văn học, nhất là để chơi chữ, trào lộng,
châm biếm sự việc nào đó. Khơng chú ý cách viết tới những câu có thể biểu hiện hai, ba
cách, nhiều khi chúng ta vô tình tạo ra những câu mơ hồ tai hại, phản lại ý mình. Đó là
những câu mơ hồ sai. Ví dụ:
- Mơ hồ cố ý: Chè ăn mất (mứt) ngọt. Xơi vị chả ngon.
- Mơ hồ sai: Người sinh viên mới đi tới.
 Các loại mơ hồ từ vựng
 Hiện tượng đồng âm hoặc đa nghĩa của từ vựng.
 Sự mơ hồ qua từ đơn
 Sự đồng âm của danh từ: Mỗi loại danh từ đều tìm thấy những từ đồng âm thuộc các
loại từ khác.
 Sự đồng âm của động từ, tính từ.
 Sự mơ hồ của từ tình thái: Do bản thân từ tình thái đã mang tính mơ hồ. Ở trong câu
chúng cũng gây mơ hồ.
 Từ đa tiết và chuỗi từ mơ hồ.
14



Câu mơ hồ logic.
Chủ ngữ logic và chủ ngữ ngữ pháp.
Từ nhân xưng trong một câu
Từ nhân xưng trong nhiều câu.
Số từ: Câu có số từ mơ hồ do tính không xác định của số từ.
2.3. Các biện pháp sửa lỗi câu sai
2.3.1. Nguyên tắc sửa câu sai
Câu sai có nhiều kiểu khác nhau, vì thế sửa câu sai cũng phải tùy thuộc vào kiểu sai
cụ thể để định ra cách sửa phù hợp. Việc sửa câu sai nhìn chung phải tuân theo một số
nguyên tắc sau đây:
- Cần nắm vững tiêu chí của một câu đúng. Đúng ở đây khơng phải chỉ là đúng ngữ
pháp, mà cịn phải đảm bảo đúng ngữ nghĩa-logic, đúng phong cách và đúng trong mối
quan hệ liên kết các câu trong toàn văn bản.
- Cần đảm bảo được nội dung theo ý người viết. Có thể thêm, bớt từ nếu thấy cần thiết
trong trường hợp khơng làm thay đổi nội dung chính mà người viết muốn truyền đạt.
- Cần phải xác lập mối quan hệ giữa các thành phần câu để xem câu sai ở phần nào, ý
nào. Khi xác định được nguyên nhân làm cho câu sai, ta rút gọn câu để chỉnh sửa ở phần
đó, ý đó.
- Sau khi sửa, cần kiểm tra lại không chỉ cấu trúc nội tại của câu sửa mà cịn phải xem
câu sửa đó có phù hợp với câu khác của tồn văn bản hay khơng. Nếu chưa đạt yêu cầu
thì tìm cách sửa khác cho phù hợp.
2.3.2. Một vài biện pháp sửa lỗi câu sai

Thay thế, thêm, bớt các đơn vị từ, ngữ, vế câu, dấu câu (có thể thêm vào câu thành
phần chủ ngữ phù hợp với vị ngữ và ngược lại; lược bớt các từ nối, từ kèm ở bộ phận mở
rộng để làm cho câu có chủ ngữ và vị ngữ).

Thay đổi vị trí của các thành phần câu hoặc trật tự các từ ngữ hạn định.


Thay đổi cấu trúc câu, thay đổi lối nói (biến câu chủ động thành câu bị động hoặc
ngược lại, tách, đảo, nhập các bộ phận, thành phần trong câu…).






15


CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH BÀI DẠY VỀ VẤN ĐỀ LỖI SỬ DỤNG
CÂU TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
a. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: tự giác thực hiện nhiệm vụ, nỗ lực và thực hiện các phương
pháp học tập hiệu quả, biết đánh giá bản thân và các thành viên khác,…
Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận, đề xuất ý kiến trong các hoạt
động nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng kiến thức để sử dụng tiếng
Việt một cách trong sáng và chuẩn mực.
b. Năng lực riêng:
Năng lực nhận diện và sửa lỗi sai trong sử dụng câu tiếng Việt
Củng cố kiến thức về nhận biết và sửa các lỗi sai thường gặp trong sử dụng câu
Sử dụng đúng câu (hạn chế mắc các lỗi sai thường gặp trong sử dụng câu tiếng Việt)
trong khi tạo lập văn bản và giao tiếp
2. Phẩm chất:
Yêu tiếng Việt, giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Có ý thức sử dụng câu tiếng Việt trong giao tiếp và tạo lập văn bản một cách chuẩn
mực
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu học tập, sách giáo khoa, sách bài tập, phiếu
kiểm tra
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh, gây tò mò khám phá kiến thức mới cho học sinh, thu hút
học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung:
- Học sinh cùng tương tác với giáo viên chơi một trò chơi liên quan đến bài học
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh theo nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*GV chuyển giao nhiệm vụ hoạt động Câu 1: Có 2 cách sửa: bỏ từ “đọc” thứ nhất,
khởi động “Lucky Number”
giữa nguyên phần còn lại hoặc giữ nguyên
- GV chia lớp thành hai đội A và B. GV từ “đọc”, bỏ từ “khiến”
hướng dẫn cách chơi cho HS
Câu 2: Cách sửa: thay từ “mặc dù” thành
+ Đại diện mỗi đội oẳn tù tì để giành “cho dù” và bỏ từ “nhưng”
lượt chơi trước
Câu 3: Cách sửa: thay dấu chấm hỏi thành
16


+ Các đội lần lượt chọn các con số.

Tương ứng với mỗi số sẽ có các câu hỏi,
trả lời được sẽ nhận được một số điểm
tưng ứng với từng câu. Ngồi các con số
có câu hỏi cịn có các con số may mắn.
+ Đội nào giành được nhiều điểm hơn là
đội chiến thắng
Các câu sau dây là những câu có lỗi sai,
theo các em chúng ta sẽ sửa như thế nào
là hợp lí?
Câu 1: Đọc tác phẩm này khiến người
đọc nghĩ nhiều đến tình cảm quê hương
sâu nặng
Câu 2: Mặc dù có việc gì xảy ra, nhưng
anh hãy cứ n tâm.
Câu 3: Họ chưa hiểu rõ cái gì là ưu
điểm, cái gì là hạn chế trong nền kinh tế
thị trường?
Câu 4: Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân
dân ta đánh đuổi quân Minh giành nền
độc lập cho Tổ quốc.
Câu 5: Qua tác phẩm đã cho ta thấy tinh
thần anh dũng của giai cấp cơng nhân
vùng mỏ.
Câu 6: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo
giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung
gậy sắt, xông thẳng vào quân thù.
*Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và thực
hiện (hoạt động theo đội đã chia)
*Báo cáo sản phẩm: cá nhân từng đội
*Đánh giá sản phẩm: HS đánh giá lẫn

nhau và GV đánh giá
GV kết luận, HS theo lõi lắng nghe
(khơng cần ghi)
2.
a.
b.

dấu chấm vì câu trên tuy dùng từ cái gì
nhưng khơng phải là câu hỏi mà là câu
tường thuật.
Câu 4: câu phản ánh sai hiện thức khách
quan: do không nắm rõ kiến thức. Trần
Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh
đuổi giặc Ngun Mơng.
Câu 5: Có 2 cách sửa: giữ ngun từ “qua”,
bỏ các từ “đã cho” và đặt vào đó dấu phẩy
hoặc bỏ từ “qua”
Câu 6: Câu này chỉ mới có phần phát triển
nội dung cho một danh từ đầu câu, chưa có
vị ngữ. Phải sửa là: “Hình ảnh người dũng
sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa
sắt, vung gậy sắt, xông thẳng vào quân
thù đã gây nên những ấn tượng mạnh mẽ.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu:
Nhận biết được các lỗi sai thường gặp trong sử dụng câu tiếng Việt
Biết cách sửa lỗi sai trong sử dụng câu tiếng Việt
Nội dung:
17



c.
d.

Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm
Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh theo nhóm và cá nhân
Tổ chức thực hiện:

Nhiệ
m vụ
1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
*GV chuyển giao nhiệm vụ thảo
luận nhóm: Các HS thảo luận
nhóm về các lỗi câu thường gặp
Yêu cầu: Tìm chủ ngữ, vị ngữ
trong mỗi câu sau đây, sửa lại câu
viết sai cho đúng.
Câu 1: Qua truyện “Dế Mèn phiêu
lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục
thiện
Câu 2: Qua truyện “Dế Mèn phiêu
lưu kí”, em thấy Dế Mèn biết phục
thiện
Câu 3: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt,
vung roi sắt, xơng thẳng vào qn
thù

Câu 4: Hình ảnh Thánh Gióng
cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xơng
thẳng vào qn thù
Câu 5: Bạn Lan, người học giỏi
nhất lớp 6A
Câu 6: Bạn Lan là người học giỏi
nhất lớp 6A
*HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực
hiện theo nhóm
*Báo cáo sản phẩm: kết quả của
từng nhóm
*Đánh giá sản phẩm: các nhóm
nhận xét, đánh giá lẫn nhau; GV
đánh giá
GV kết luận, học sinh theo dõi lắng
nghe và ghi vào vở

18

DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Câu 1: Câu này khơng có chủ ngữ
(khơng biết ai cho thấy). Đây là câu
thiếu chủ ngữ. Có ba cách sửa lại
+ Thêm chủ ngữ: Qua truyện Dế Mèn
phiêu lưu kí, tác giả (Tơ Hồi) cho em
thấy Dế Mèn biết phục thiện
+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ: Truyện
“Dế Mèn phiêu lưu kí” cho em thấy Dế
Mèn biết phục thiện
+ Biến vị ngữ thành một cụm chủ - vị:

Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, em
thấy Dế Mèn biết phục thiện
Câu 2: Đây là câu có đầy đủ thành phần
(chủ ngữ: em; vị ngữ: thấy Dến Mèn
biết phục thiện)
Câu 3: Đây là câu có đầy đủ thành phần
(chủ ngữ: Thánh Gióng; vị ngữ: cưỡi
ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào
quân thù)
Câu 4: Đây là câu thiếu vị ngữ (chưa
thành câu, mới chỉ là một cụm danh từ)
+ Danh từ trung tâm: Hình ảnh
+ Phụ ngữ: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt,
vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù
Cách sửa:
+ Thêm vị ngữ: Hình ảnh Thánh Gióng
cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xơng thẳng
vào quân thù đã để lại trong em niềm
kính phục
+ Biến cụm danh từ đã cho thành một
bộ phận của cụm chủ - vị: Em rất thích
hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt,
vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù
Câu 5: Đây là câu thiếu vị ngữ (chưa


Nhiệ
m vụ
2


thành câu, mới có cụm từ (Bạn Lan) và
phần giải thích cho cụm từ đó (người
học giỏi nhất lớp 6A)
Cách sửa
+ Thêm một cụm từ làm vị ngữ: Bạn
Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn
thân của tôi
+ Biến “câu” đã cho (gồm hai cụm
danh từ) thành một cụm chủ - vị: Bạn
Lan là người học giỏi nhất lớp 6A
+ Biến “câu” đã cho thành một bộ phận
của câu: Tôi rất quý bạn Lan, người
học giỏi nhất lớp 6A.
Câu 6: Đây là câu có đầy đủ chủ ngữ và
vị ngữ
+ Chủ ngữ: bạn Lan
+ Vị ngữ: là người học giỏi nhất lớp 6A
*GV chuyển giao nhiệm vụ cá Câu 1: Lỗi chập cấu trúc: chập trạng
nhân cho HS: đặt vấn đề để học ngữ với chủ ngữ. Ðây là hiện tượng
sinh suy nghĩ, tìm hiểu và đưa ra danh từ / danh ngữ vừa có giá trị như
kết quả
là trạng ngữ, xét trong mối quan hệ với
Yêu cầu: Chỉ ra lỗi sai trong các giới từ đứng trước, lại vừa có giá trị
câu sau đây và nêu cách sửa
như là chủ ngữ, xét trong mối quan hệ
Câu 1: Qua bài thơ Tiếng ru của Tố với ngữ động từ hay ngữ tính từ đứng
Hữu đã để lại trong lịng ta một ấn sau)
tượng sâu sắc
Cách sửa: có 2 cách
Câu 2: Chúng em đã giúp các bạn (1)Triệt tiêu chức năng trạng ngữ của

học sinh những vùng bị bão lụt danh từ/ danh ngữ bị chập bằng cách bỏ
quần áo, giày dép và nhiều đồ giới từ đầu câu, làm cho danh từ /danh
dùng học tập khác.
ngữ bị chập chỉ còn giữ chức năng chủ
Câu 3: Cũng theo tài liệu trên, sự ngữ: Bài thơ Tiếng ru của Tố Hữu đã để
thiếu vốn để tiến hành cạnh tranh lại trong lòng người đọc một ấn tượng
dài hạn là nguyên nhân chủ yếu để sâu sắc.
dẫn đến sự sụp đổ của 80% số (2)Tách danh ngữ bị chập thành hai
công ty.
thành phần ngữ pháp khác nhau: trạng
Câu 4: Tôi đối với người, mà gia ngữ và chủ ngữ, nếu như danh ngữ bị
đình đã chọn cho, chỉ kính chứ chập có định tố biểu thị quan hệ sở
khơng u
thuộc và nghĩa của câu cho phép. Thao
Câu 5: Cắm đi một mình trong tác cụ thể là bỏ giới từ của, thay vào
đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi đó bằng dấu phẩy): Qua bài thơ
19


bồi bên một dịng sơng. Hai bố
con cùng viết đơn xin ra mặt trận.
Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng
cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
Câu 6: Tại văn phòng, đồng chí
Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà
con nơng dân để trao đổi ý kiến.
Mỗi lúc bà con kéo đến hội
trường một đông
*HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực
hiện cá nhân

*Báo cáo sản phẩm: kết quả của
từng học sinh
*Đánh giá sản phẩm: HS đánh giá
lẫn nhau, GV đánh giá
GV kết luận, học sinh theo dõi
lắng nghe và ghi vào vở

20

Tiếng ru, Tố Hữu đã để lại trong lòng
ta một ấn tượng sâu sắc.
Câu 2: Lỗi logic câu
Trong câu trên, đồ dùng học tập khơng
cùng nhóm với quần áo, giày dép
Sửa: Chúng em đã giúp các bạn học
sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép
và đồ dùng học tập.
Hoặc: Chúng em đã giúp các bạn học
sinh vùng
bão lụt quần áo, giày dép và
nhiều đồ dùng sinh hoạt khác
Câu 3: Lỗi câu mơ hồ: mơ hồ về
quy chiếu. Người đọc hiểu câu
này theo hai nghĩa.
- Trong số các công ti bị sụp đổ thì có
tới 80% là do thiếu vốn cạnh tranh.
- Trong tổng số các cơng ti ra đời thì
có 80% bị sụp đổ.
Có thể sửa bằng một trong hai cách
trên để hiểu theo một ý.

Câu 4: Lỗi về dấu câu (ngắt câu sai quy
tắc)
Sửa: Tôi, đối với người mà gia đình đã
chọn cho, chỉ kính chứ khơng u
Câu 5: Lỗi liên kết nội dung
Sửa: Thêm một số từ ngữ hoặc câu để
thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu.
Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa
đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên
một dịng sơng. Anh chợt nhớ hồi đầu
mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn
xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu
hoạch lạc đã vào chặng cuối.
Câu 6: Lỗi liên kết hình thức
Từ văn phịng và từ hội trường khơng
cùng nghĩa với nhau trong trường hợp
này.
Cách sửa: Thay từ hội trường ở câu (2)
bằng từ văn phòng


Tại văn phịng, đồng chí Bộ trưởng đã
gặp gỡ một số bà con nông dân để trao
đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến văn
phịng một đơng
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã được học
Phát triển kỹ năng nhận biết và sửa lỗi thường gặp trong sử ư[[[[[[[[[ơ]ư\\\\\\ư
dụng câu tiếng Việt

Tăng cường khả năng tư duy và khả năng vận dụng kiến thức.
b. Nội dung:
Hoạt động cặp đôi/cá nhân
c. Sản phẩm:
Các câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
Nhiệm *GV chuyển giao nhiệm vụ: GV
vụ 1 phát phiếu học tập số 1 cho HS.
HS bắt cặp (theo vị trí ngồi học),
thảo luận, tìm lỗi sai trong ngữ
liệu đã cho và sửa lại
Yêu cầu: Xác định lỗi sai trong
những ngữ liệu sau và sửa lại
Câu 1: Ðó là một thành công lớn
của Vũ Trọng Phụng đã dựng lên
tấn hài kịch của xã hội thời bấy
giờ
Câu 2: Nếu khơng phát huy những
đức tính tốt đẹp của người xưa thì
người phụ nữ Việt Nam ngày nay
khơng thể có được những nhiệm
vụ vinh quang và nặng nề đó.
Câu 3: Các thầy, các cô nên cố
gắng thực hiện việc “trồng người”
xã hội chủ nghĩa vì lợi ích trăm
năm của Bác Hồ
Câu 4: Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con
trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm
liền trong hai năm rồi chết. Chị

21

DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Câu 1: Lỗi chập cấu trúc
Cách sửa thứ nhất: (Triệt tiêu chức
năng chủ ngữ của danh từ / danh ngữ
bị chập bằng cách đặt dấu phẩy sau nó
và tạo ra chủ ngữ cho động từ, tính từ
hay ngữ tương đương đứng sau bằng
cách lặp từ ngữ, dùng từ đồng nghĩa
lâm thời hay dùng đại từ để thay thế.
Sửa theo cách này là tách câu sai
thành nhiều cú đẳng lập.)
→ Ðó là một thành cơng lớn của
Vũ Trọng Phụng, ông (nhà văn, tác
giả) đã dựng lên tấn hài kịch của xã
hội thời bấy giờ.
Cách sửa thứ hai: (Tiến hành tương tự
cách thứ nhất. Nhưng thay vì dùng
dấu phẩy để tách câu sai thành nhiều
cú, chúng ta dùng dấu kết thúc câu
thích hợp, tách câu sai thành nhiều câu
liên kết.)
→ Ðó là một thành cơng lớn của Vũ
Trọng Phụng. Ơng (nhà văn, tác
giả) đã dựng lên tấn hài kịch của xã


làm quần quật phụng dưỡng cha
mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm

cho con. Có những ngày ngắn ngủi
cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu
thương chị vô cùng. (Dẫn theo
Trần Ngọc Thêm)
Câu 5: Với bộ răng khoẻ cứng,
loài nhện khổng lồ này có thể cắn
thủng cả giày da. Mọi biện pháp
chống lại nó vẫn chưa có kết quả
vì chúng sống sâu dưới mặt đất.
Hiện nay, người ta vẫn đang thử
tìm cách bắt chúng để lấy nọc
điều trị cho những người bị nó cắn
Câu 6: Cam qt bưởi xồi là đặc
sản của vùng này
Câu 7: Qua những câu chuyện cổ
tích kể về người mang lốt vật
Câu 8: Nhà em ở xa trường và bao
giờ em cũng đến trường đúng giờ
*HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực
hiện nhiệm vụ theo cặp
*Báo cáo sản phẩm: kết quả của
từng cặp học sinh
*Đánh giá sản phẩm: HS đánh giá
lẫn nhau, GV đánh giá
GV kết luận, học sinh theo dõi lắng
nghe và ghi vào vở

22

hội thời bấy giờ.

Câu 2: Lỗi logic câu
Hai vế Nếu… thì vốn để biểu thị quan
hệ điều kiện – kết quả nhưng ở đây lại
khơng thể biểu thị quan hệ đó vì những
đức tính tốt đẹp khơng tạo ra “những
nhiệm vụ vinh quang và nặng nề”.
Sửa lại
Nếu khơng phát huy những đức tính
tốt đẹp của người xưa thì người phụ
nữ Việt Nam ngày nay khơng thể
hồn thành được những nhiệm vụ
vinh quang và nặng nề đó.
Câu 3: Lỗi câu mơ hồ
Sửa lại: Vì lợi ích trăm năm, các thầy,
các cơ nên cố gắng thực hiện việc
“trồng người” xã hội chủ nghĩa mà
Bác Hồ đã căn dặn.
Câu 4: Lỗi về liên kết nội dung
Sửa lại: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian
vào câu (2) để làm rõ mối quan hệ thời
gian giữa các sự kiện.
Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm
quần quật...
Câu 5: Lỗi về liên kết hình thức
Dùng từ ở câu (2) và câu (3) khơng
thống nhất.
Sửa lại: thay đại từ nó bằng đại từ
chúng.
Câu 6: Lỗi về dấu câu (không ngắt các
bộ phận câu khi cần thiết)

Sửa: Cam, quýt, bưởi, xoài, là đặc sản
của vùng này
Câu 7: Lỗi câu thiếu thành phần nịng
cốt
Sửa lại: Qua những câu chuyện cổ
tích kể về người mang lốt vật, dân
gian muốn đề cao giá trị chân chính
của con người và tình thương đối với
người bất hạnh


Nhiệm *GV chuyển giao nhiệm vụ: GV
vụ 2 phát phiếu học tập số 2 cho HS.
HS tiến hành làm nhiệm vụ (cá
nhân)
Yêu cầu: Dưới đây là những câu
chép lại từ một số tác phẩm văn
học, nhưng thiếu hoàn toàn các
dấu câu. Em hãy đặt các dấu câu
vào đúng chỗ của nó, và sửa lại
hình thức câu cho phù hợp (Viết
hoa sau dấu chấm câu)
Câu 1: Này cô kia cô nhân viên y
sang trọng đứng dậy mắng tới mà
nhìn đây là hàng khơng hay là cái
xó bếp là phi cơ hay là cái miếu
thờ thế này hả (Trích Mây trắng
cịn bay – Bảo Ninh)
Câu 2: Nhưng Khờ xuất hiện với
đôi thùng nước treo đầu gánh rủ

khơi khơi lên núi chơi bông đá nay
mai sẽ trổ (Trích Đá trổ bơng –
Nguyễn Ngọc Tư)
Câu 3: Ơng Diểu rẽ sang một lối
đi khác ơng muốn tránh sẽ gặp
người lối này đầy những bụi gai
ngáng đường nhưng hoa tử huyền
nhiều không kể xiết ông Diểu
dừng lại sững sờ loài hoa tử huyền
cứ ba chục năm mới nở một lần
người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp
may mắn hoa này màu trắng vị
mặn bé bằng đầu tăm người ta vẫn
gọi hoa này là muối của rừng khi
rừng kết muối đấy là điềm báo đất
nước thanh bình mùa màng phong
túc (Trích Muối của rừng –
23

Câu 8: Lỗi dùng sai quan hệ từ trong
câu
Sửalại: Nhà em ở xa trường nhưng
bao giờ em cũng đến trường đúng giờ
Câu 1: Này, cô kia, cô nhân viên! - Y
sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà
nhìn! Đây là hàng khơng hay là cái
xó bếp? Là phi cơ hay là cái miếu
thờ thế này, hả?
Câu 2: Nhưng Khờ xuất hiện, với đôi
thùng nước treo đầu gánh, rủ khơi

khơi, lên núi chơi, bông đá nay mai sẽ
trổ.
Câu 3: Ông Diểu rẽ sang một lối đi
khác. Ông muốn tránh sẽ gặp người.
Lối này đầy những bụi gai ngáng
đường nhưng hoa tử huyền nhiều
không kể xiết. Ơng Diểu dừng lại sững
sờ. Lồi hoa tử huyền cứ ba chục năm
mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử
huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này mà u
trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người
ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng.
Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo
đất nước thanh bình, mùa màng phong
túc.
Câu 4: Nhưng một hơm, trước lúc
hồng hơn, chim chóc bỗng vui vẻ hót
vang và bầu trời cao khơng gợn một
bóng mây, Kkơ bèn xuống thăm
mảnh vườn rực sáng ánh nắng chiều và
ngắm những luống rau mướt xanh như
ngọc. Rồi nàng ngước mắt lên, nhìn
theo những đám mây hồng đang thong
thả trơi xi trên những đỉnh núi xa xa.


Nguyễn Huy Thiệp)
Câu 4: Nhưng một hơm trước lúc
hồng hơn chim chóc bỗng vui vẻ
hót vang và bầu trời cao khơng

gợn một bóng mây
Kkơ bèn xuống thăm mảnhvườn
rực sáng ánh nắng chiều và ngắm
những luống rau mướt xanh như
ngọc rồi nàng ngước mắt lên nhìn
theo những đám mây hồng đang
thong thả trơi xi trên những
đỉnh núi xa xa (Trích Thủy nguyệt
– Yasunari Kawabata)
*HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực
hiện nhiệm vụ theo từng cá nhân
học sinh
*Báo cáo sản phẩm: kết quả của
từng cá nhân học sinh
*Đánh giá sản phẩm: HS đánh
giá lẫn nhau, GV đánh giá.
GV kết luận, học sinh theo dõi lắng
nghe và ghi vào vở
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung:
Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. Hoạt động cá nhân, chỉ rõ yêu
cầu học sinh phát hiện, giải quyết các vấn đề gắn với nội dung đã học để giải quyết.
c. Sản phẩm:
- Một bài làm hoàn chỉnh, giải quyết được yêu cầu của đề ra.
d.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
GV chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1:
Trong bài Cây tre Việt Nam, nhà văn Thép Mới có viết:
Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
Cách dùng dấu phẩy của tác giả trong câu trên tạo ra nhịp điệu như thế nào cho câu
văn? Nhịp điệu ấy góp phần diễn tả điều gì?
Nhiệm vụ 2:
Viết một đoạn văn về vấn đề nghị luận xã hội: Vấn đề sử dụng tiếng Việt của giới trẻ
24


hiện nay (yêu cầu bài làm: nêu được các ví dụ, dẫn chứng về các lỗi câu khi sử dụng
tiếng Việt của giới trẻ hiện nay; bài làm tránh các lỗi sai về câu đã được học)
* HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện cá nhân
* Báo cáo sản phẩm: kết quả bài làm của từng học sinh
* Đánh giá sản phẩm: GV đánh giá
IV.
Kế hoạch đánh giá:
Hình thức đánh giá
Thời gian
Yêu cầu cần đạt
Công cụ
đánh giá
Trả lời các câu hỏi
7 phút
- Kiểm tra mức độ hiểu bài Phiếu
trắc nghiệm và tự
của học sinh ở mức độ nhận kiểm
luận
biết, cụ thể:
tra,

+ Nhận biết các lỗi sử dụng phiếu
câu tiếng Việt
học tập
+ Sửa được lỗi sai
PHIẾU KIỂM TRA
Phần I. Xác định lỗi sai trong các câu sau
Câu 1: Qua tác phẩm này, tố cáo xã hội bất công.
A. Lỗi logic câu
B. Lỗi dùng từ
C. Lỗi chập cấu trúc
D. Lỗi mơ hồ
Câu 2: Mỗi người một ý, ai cũng nhất trí làm chiếc cầu qua suối.
A. Lỗi chập cấu trúc
B. Lỗi chính tả
C. Lỗi liên kết
D. Lỗi mơ hồ
Câu 3: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.
A. Lỗi logic câu
B. Lỗi chập cấu trúc
C. Lỗi mơ hồ
D. Lỗi dùng từ
Câu 4: Minh, người bạn thân nhất của tôi
A. Lỗi câu thiếu trạng ngữ
B. Lỗi câu thiếu chủ ngữ
C. Lỗi câu thiếu vị ngữ
D. Lỗi câu thiếu trạng ngữ và vị ngữ
Câu 5: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu sau: Bài thơ khơng chỉ hay về nghệ thuật mà cịn
sắc sảo về ngôn từ.
A. Bỏ từ “không chỉ”
25



×