Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc h’mông trên địa bàn huyện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.05 MB, 56 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa bền vững, gắn liền với
cuộc sống và sự phát triển bền vững của xã hội. Văn hóa của một dân tộc được thể
hiện ở bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Bản sắc của dân tộc được thể hiện qua giá
trị văn hóa của dân tộc đó. Như vậy, giá trị văn hóa của dân tộc được ơng cha
truyền từ đời này qua đời khác trong suốt chiều dài lịch sử, là thước đo trình độ
phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có
những nét văn hóa đặc thù. Sự đan xen bản sắc văn hóa của các dân tộc tạo nên
tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Trong quá trình phát triển các dân tộc đã hình
thành nên những bản sắc văn hóa đặc trưng, đồng thời chính bản sắc văn hóa đó trở
thành “nguồn sống”, động lực cho các dân tộc tồn tại và phát triển. Trong các vùng
văn hóa của Việt Nam, ..... là một huyện nằm ở phía tây của Nghệ An; là nơi tập
trung một vùng văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc. Dân tộc H’mông là một
trong 5 tộc người bản địa ở đây, chiếm gần 50% dân số ...... Trong q trình sinh
sống và phát triển, dân tộc H’mơng đã để lại giá trị văn hóa độc đáo và sâu sắc.
Nền văn hóa ấy khơng chỉ ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng
người H’mông mà cịn góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn
hóa dân tộc ở tỉnh Nghệ An.
Trong những năm gần đây, sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc
đầu tư, phát triển bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội giữa các vùng miền nói
chung và tỉnh .....nói riêng đã tạo điều kiện cho các dân tộc ít người phát triển. Tuy
nhiên cũng cịn tồn tại một số vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đã ít
nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc. Nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của người H’mơng bị mai một dần theo
thời gian, khơng cịn giữ được những giá trị nguyên sơ vốn có do ảnh hưởng của
kinh tế thị trường và hiện tượng xâm nhập và phát triển một cách khơng bình
thường của đạo Tin lành trên địa bàn. Đây không phải là vấn đề tơn giáo thuần t,
mà đã có những động thái lợi dụng tôn giáo vùng dân tộc thiểu số, gây nên những
phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Một điều đáng buồn hơn nữa


là một trong chính những người đã tạo ra bản sắc văn hóa đó lại chối bỏ sự tồn tại
của nó, đặc biệt là thế hệ trẻ của chính dân tộc H’mông trên địa bàn ..... không biết
được những tập quán của mình.
Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ....., bản thân tôi hơn ai
hết thấy được những thay đổi của văn hóa dân tộc H’mơng trước những biến động
của cuộc sống. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nghiên cứu để làm rõ thêm những vai
trị của dân tộc H’mơng trong bối cảnh hội nhập, góp thêm vào sự đa dạng của văn
hóa Việt Nam đồng thời đưa một luồng gió mới trong phát triển kinh tế du lịch
thơng qua bản sắc văn hóa đặc thù. Chính vì những lý do đó mà chúng
1


tơi chọn đề tài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng trên địa
bàn huyện .....hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng, thực trạng giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa người H’mông trên địa bàn huyện ..... hiện nay và đưa ra
các giải pháp góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng
ở ..... nói riêng và tỉnh .....nói chung thơng qua dạy học dự án, stem về du lịch do
chính các em học sinh thiết kế xây dựng trong thời gian học online ở nhà, qua đó
tun truyền đến người dân và tìm ra được giải pháp khắc phục tình trạng học sinh
bỏ học giữa chừng đi học nghề, lấy vợ, lấy chồng đang diễn ra có xu hướng gia
tăng trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài hướng vào giải quyết các nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Phân tích và làm rõ các nét văn hóa của dân tộc H’mơng và chỉ ra bản sắc
văn hóa đặc trưng của dân tộc H’mơng.
- Đánh giá thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

H’mơng ở huyện .....hiện nay và chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
H’mơng ở huyện ..... trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu
- Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã được trình bày ở trên, đề tài xác
định đối tượng nghiên cứu là bản sắc văn hố dân tộc H’mơng ở huyện ....., tỉnh
Nghệ An.
- Với đề tài này đã thực nghiệm năm học 2020 – 2021 ở lớp 11A2; 11C1 và
năm học 2021 – 2022 ở lớp 10A1, 11C1, 10C3 tại Trường THPT ......
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những nét văn hóa đặc trưng cơ bản tạo nên bản sắc văn
hóa độc đáo của dân tộc H’mơng ở huyện ..... tỉnh .....nhằm đưa ra các biện pháp
gìn giữ và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý luận: Vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của
Đảng và Nhà Nước về dân tộc, về văn hóa, chính sách phát triển văn hóa dân tộc.
2


Tìm hiểu, vận dụng một số phương pháp, cơng trình nghiên cứu về dân tộc,
bản sắc văn hóa dân tộc để phân tích tổng hợp thơng tin liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thực tiễn: Tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng của việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng trên địa bàn huyện ....., tỉnh
Nghệ An.
- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này kết hợp với phương pháp điều
tra, khảo sát thực hiện hỏi ý kiến người dân H’mông của nhiều thế hệ để hiểu rõ
hơn về bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng, thực trạng sử dụng, giữ gìn và phát huy từ
trước đến nay.
- Phương pháp trao đổi thử nghiệm: Trao đổi trong đồng nghiệp để bổ sung,

hoàn thiện nội dung.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thể nghiệm để từ đó đánh giá mức
độ tiếp thu, hứng thú và khả thi đối với học sinh miền núi hay khơng.
3. Tính mới của đề tài
Khơi dậy ý thức được giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thông
qua dạy học dự án, stem, NCKH vào trong đời sống hằng ngày. Lợi ích văn hóa
gắn liền với lợi ích kinh tế trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế du lịch
ngay trên mảnh đất quê hương ......
Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và mơi trường sau q trình sưu tầm
tranh ảnh, nội dung cho chủ đề, dự án.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN
HĨA
1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa
1.1. Văn hóa
Khái niệm văn hóa được hiểu rất khác nhau. Văn hóa của lồi người đã có từ
rất lâu rồi, nhưng mãi đến thế kỉ XVIII thuật ngữ văn hóa như một khái niệm khoa
học mới được hình thành. Đến nay có khoảng 400 định nghĩa khác nhau về văn
hóa. Tình hình đó phản ánh bản thân nội hàm khái niệm văn hóa rất rộng, mỗi khoa
học lại tiếp cận văn hóa từ những đặc trưng khác nhau.
Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa thế giới - trong bài viết “ mục đọc sách”
đã nói về giá trị, ý nghĩa của đời sống văn hóa: “ Ý nghĩa của văn hóa: vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra
ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hang ngày về mặc, ăn,ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp

của mọi phương thức sinh hoạt cùng biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Từ quan điểm này chúng ta có thể thấy văn hóa là tồn bộ những gì do con
người tạo ra. Văn hóa vật chất bao gồm các đồ vật, cơng nghệ và cả một bộ phận
nghệ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm ngôn ngữ, các kiến thức, kĩ năng, giá trị, tín
ngưỡng và phong tục tập qn. Có thể nói, về bản chất văn hóa thể hiện trình độ
phát triển của con người. Văn hóa chính là dấu ấn cộng đồng được ghi lại, được
lưu truyền vào những phong tục tập quán, nghi lễ, tôn giáo, cách ứng xử, các mối
quan hệ và cả ở những cơng trình hay các sản phẩm vật chất, cũng như các tác
phẩm nghệ thuật do chính con người ở cộng đồng hay dân tộc đó sáng tạo ra trong
những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Như vậy, giá trị văn hóa được tích lũy trong quá trình hoạt động của con
người. Trong suốt quá trình đó đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của mỗi
dân tộc. Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định quan trọng nhất của một nền văn hóa.
Chính vì thế, nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, một dân tộc đánh mất bản sắc văn
hóa, truyền thống văn hóa thì dân tộc đó mất tất cả. Chính vì vậy việc kế thừa, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn đối với
một dân tộc.
1.2. Bản sắc văn hóa
Lịch sử phát triển văn hóa nhân loại cho thấy, nền văn hóa của tất cả các dân
tộc đều có xu hướng bản sắc văn hóa. Các nếp cẩm, nếp nghĩ, tâm lý cộng đồng,
quan hệ giao tiếp, điều kiện tự nhiên và ngôn ngữ dân tộc… ln ln tương tác
thành diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc. Các đặc điểm về truyền thống đạo đức,
4


các quy chuẩn thẩm mỹ làm thành những nét đặc thù trong văn hóa của mỗi dân
tộc. Chính vì vậy, mỗi nền văn hóa bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc,
tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc. Cái bản sắc đó được kết tinh từ tâm hồn,
khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, nó là căn cước để nhận dạng nó trong hàng

trăm ngàn nền văn hóa, là bộ gen để di truyền bản sắc truyền thống của mình cho
các thế hệ mai sau.
Bản sắc văn hóa là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền
văn hóa. Như vậy có thể hiểu bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của
một nền văn hóa riêng vốn có của một nền văn hóa của một dân tộc. Những nét
riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, vật thể
và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện mơi sinh mà
dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn khác nhau của một dân tộc.
Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải qua những thăng trầm biến cố của lịch sử
nó cũng khơng những khơng mất đi, mà cùng với thời gian, nó cịn tiếp nhận
những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú,
đặc sắc hơn cho dân tộc mình, làm cho nó ln là nó chứ khơng phải cái khác.
Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sức sống
của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa. Truyền thống văn
hóa là các giá trị do lịch sử để lại được các thế hệ sau tiếp nối, khai thác và phát
huy trong thời đại của họ để tạo nên một dòng chảy liên tục trong lịch sử văn hóa
các dân tộc. Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa khơng phải là bất biến, cố định
mà nó ln vận động mang tính lịch sử cụ thể. Trong q trình này nó ln đào
thải những yếu tố cổ hủ, bảo thủ, lạc hậu và tạo ra những yếu tố mới để thích nghi
với sự địi hỏi của thời đại.
Như vậy bản sắc văn hóa dân tộc có nhiều màu sắc, nhiều mức độ và quy mô
khác nhau, tạo nên giá trị to lớn, bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc. Đây chính
là nguồn nuôi dưỡng vô tận tâm hồn và đời sống tinh thần của các đồng bào dân
tộc. Đây là một kho tàng quý giá và vô tận, là di sản q báu của văn hóa Việt
Nam. Vì vậy, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc
cần có sự thống nhất chặt chẽ, hài hòa và thực hiện đúng theo định hướng của
Đảng và Nhà nước và ý thức dân chủ tự nguyện của nhân dân.
2. Chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách dân

tộc, trong đó xác định, chính sách về việc gìn giữ và phát huy phong tục tập quán,
truyền thống và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc như là một chính sách quan trọng
để nâng cao đời sống mọi mặt, giúp các đồng bào dân tộc phát huy nội lực cùng
phát triển đất nước.
Nhà nước ta đã đưa ra Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi bổ sung năm
2009) quy định việc Nhà nước khuyến khích bảo tồn giữ gìn, phát huy bản sắc văn
5


hóa dân tộc; bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong nếp sống của dân
tộc, bài trừ những hủ tục có hại; khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển
các nghề thủ công truyền thống; nghiên cứu và ứng dụng y, dược học cổ truyền,
duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân
tộc. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành cũng đã ban hành nhiều quy định
để bảo tồn, phát triển văn hóa, tơn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của
các dân tộc thiểu số, tăng cường đầu tư cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam.
Những năm gần đây, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc các DTTS được tổ
chức. Năm 2011, Việt Nam đã tổ chức trình diễn trang phục 54 dân tộc Việt Nam
và tổ chức thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam. Năm 2010, tổ chức thành công Đại
hội đại biểu toàn quốc các DTTS với trên 1.200 đại biểu DTTS tham gia. Nhiều
cơng trình mang tầm cỡ quốc gia nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS đã
được xây dựng, tiêu biểu như: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng Văn hóa du
lịch các dân tộc Việt Nam ở Thủ đô Hà Nội. Hằng năm, tại đây đã diễn ra rất nhiều
hoạt động văn hóa của 53 DTTS, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước
và quốc tế. Nhiều loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử được in ấn và
phát hành bằng nhiều thứ tiếng dân tộc. Kênh phát thanh và truyền hình quốc gia
đều có kênh chun biệt phát thanh bằng tiếng dân tộc phủ sóng tồn quốc (VOV4
- Đài Tiếng nói Việt Nam, VTV5 - Đài Truyền hình Việt Nam).
3. Vai trị của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng

Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vơ cùng q giá, là linh hồn của chính dân
tộc đó. Tuy nhiên những giá trị của bản sắc văn hóa đó có sự thay đổi theo chiều
dài thời gian dưới sự tác động của các xã hội. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa của các dân tộc góp phần vào sự phát triển tồn diện của văn hóa các dân tộc ở
Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mơng là sự bảo tồn
những đặc điểm tích cực và khắc phục, loại bỏ những yếu tố cịn lạc hậu, mê tín dị
đoan khơng phù hợp với thực tế. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các
dân tộc là một việc làm đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng để góp phần củng cố và phát triển
ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng ở ....., khơng phải tự nhiên mà có, mà được
hình thành từ lâu đời bởi con người của chính dân tộc đó trên cơ sở của điều kiện
tự nhiên và lịch sử của dân tộc. Giữ gìn bản sắc dân tộc H’mơng là khẳng định bản
lĩnh của dân tộc mình, nâng cao lịng u nước, lịng tự hào dân tộc. Cùng với q
trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cơng cuộc xây dựng nông thôn mới,
điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương và người dân được nâng lên. Với điều
kiện kinh tế được cải thiện, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng văn hóa dân tộc
mình, đồng bào các dân tộc thiểu số đã có nhiều cố gắng trong giữ gìn những giá
trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc trong văn hóa
ứng xử, lễ hội, cưới hỏi, ma chay, phong tục tập quán được giữ gìn dưới nhiều
6


hình thức có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ người dân tộc thiểu
số.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông là phát huy tốt
hơn nguồn lực nội sinh của đất nước. Mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng, mang
một nội lực lớn cho sự phát triển cho chính dân tộc đó và góp phần vào sự phát
triển của đất nước. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc H’mông là khẳng định nguồn
lực nội sinh của dân tộc mình, từ đó sẽ tìm hướng đi thích hợp để góp phần nâng

cao giá trị bản sắc của dân tộc mình.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng góp phần tạo nền tảng cho sự hội
nhập, hợp tác và phát triển bền vững. Bản sắc văn hóa dân tộc là đặc điểm nổi bật
của dân tộc ta, do chính dân tộc ta tạo nên và được dân tộc ta học hỏi từ các yếu tố
bên ngoài. Trong bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng ở huyện ....., khơng ngừng hội
nhập, giao lưu văn hóa với thế giới bên ngồi. được lưu giữ và duy trì phát triển
đến hiện nay. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không phải là lưu giữ và
phát triển những điều còn lạc hậu, mà chúng ta phải học hỏi những điều mới mẻ
của thời kì hội nhập mà khơng hịa tan mất đi bản sắc của dân tộc mình.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân H’mơng nhằm thực hiện mục tiêu
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Vì vậy, bản sắc văn hóa của dân tộc H’mơng giống như bất kỳ bản sắc văn
hóa của dân tộc khác, ln có những đặc điểm tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên,
những điểm tích cực là cơ bản, được dân tộc H’mơng thể hiện và phát huy trong
cộng đồng mình. Chúng ta cần bảo tồn các đặc điểm tích cực , làm cho các đặc
điểm đó tốt hơn được truyền rộng rãi trong các thế hệ, đồng thời loại bỏ kịp thời
các điểm lỗi thời, lạc hậu.
4. Tác động của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến cơng tác giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa của ngƣời đồng bào dân tộc
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã vạch ra qui luật khách
quan rằng, đời sống vật chất (hiện thực) quy định đời sống tinh thần của xã hội. Do
đó, trình độ kinh tế - chính trị - xã hội tiên tiến và hiện đại do cơng nghiệp hố hiện đại hố tạo ra sẽ là cơ sở quy định bản chất và trình độ của nền văn hoá xã
hội.
Một vấn đề lớn và quan trọng đặt ra là: Nền văn hoá tiên tiến, hiện đại do
cơng nghiệp hố - hiện đại hố hình thành nên có mâu thuẫn, có thủ tiêu nền văn
hố truyền thống và làm mất đi bản sắc dân tộc của văn hoá truyền thống?
Theo thực tiễn cho thấy, đời sống tinh thần có cuộc sống độc lập của nó so
với nền tảng vật chất. Văn hoá, một khi ra đời, dù là xuất phát từ tồn tại kinh tế, từ
đời sống vật chất, nó trở thành thực thể độc lập với cơ sở kinh tế - xã hội. Thực tế
đã chứng minh, những hệ tư tưởng, chính trị, văn hố đã đóng vai trị điều chỉnh và

qui định chiều hướng vận động. Ngày nay, loài người càng nhận rõ rằng, văn hố
khơng chỉ là cái phát sinh của điều kiện kinh tế, mà còn là động lực nội sinh của sự
7


phát triển kinh tế - xã hội. Nghĩa là, trước sự hiện đại hố và cùng với nó là sự hình
thành những yếu tố văn hố tiên tiến, hiện đại, thì những yếu tố, những thực thể
văn hố truyền thống như là bản sắc văn hoá Việt Nam vẫn độc lập tồn tại và
khơng những tồn tại, mà chúng cịn làm tiền đề cho sự nảy sinh và phát triển các
yếu tố văn hoá mới.
Lịch sử phát triển văn hoá nhân loại cho thấy, mỗi nền văn hoá bao giờ cũng
tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc. Cái bản
sắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, tạo nên nhân
lõi, cốt cách, bản lĩnh và sức sống của một dân tộc, nó là căn cước để nhận dạng nó
trong trăm ngàn nền văn hoá, là bộ gien để di truyền bản sắc truyền thống của
mình cho các thế hệ mai sau. Bản sắc văn hoá là cái bảo đảm cho thế ổn định và
trường tồn của một nền văn hoá.
Vài năm gần đây, ở nhiều thôn bản điều kiện sống, tiện nghi sinh hoạt, lối
sống đã có sự thay đổi lớn, sư thay đổi đó diễn ra khơng chỉ ở bề ngồi mà cả ở
chiều sâu. Sự khủng hoảng một số mặt trong nhiều phương diện đời sống đang
hình thành liên quan đến từng gia đình. Nhiều hiện tượng trước đây hồn tồn xa lạ
thì nay ở khơng ít người được xem như là chuyện bình thường: bạo lực, kích dâm,
xem tiền là tối thượng, xem hưởng thụ vật chất là mục đích của cuộc đời. Đồng
minh của lối sống buông thả là luận điệu tự do, dân chủ không ranh giới. Tất cả
những cái đó nếu khơng kịp thời ngăn chặn, đến một lúc, an ninh quốc gia, thậm
chí độc lập dân tộc sẽ là cái bia bắn phá, lối sống dân tộc, văn hoá dân tộc sẽ bị coi
là lạc hậu, lạc lõng.
Hiện nay, những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc thiểu số đang đứng trước
những thách thức và có những biểu hiện mai một, biến dạng một cách nghiêm
trọng. Những ngôi nhà ở, khuôn viên nhà ở, không gian bản làng đậm đà bản sắc

đang dần bị thu hẹp bởi sự xuống cấp trước sự tàn phá của thời gian, trước sự bất
lực hay thờ ơ của chính đồng bào các dân tộc thiểu số. Những ngôi nhà, không
gian bản làng với kiểu kiến trúc mới được xây dựng bởi những vật liệu mới đang
dần thay thế kiểu kiến trúc, khơng gian truyền thống. Đi cùng với nó là sự mai một
những giá trị truyền thống khác như: ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán
bản địa trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hay lao động sản xuất. Tư duy, nếp
nghĩ, lối sống của thế hệ trẻ dân tộc thiểu số có sự thay đổi mạnh mẽ vừa biểu hiện
sự thay đổi tất yếu của xã hội hiện đại, có tính tích cực nhưng cũng chứa đựng
nhiều yếu tố tiêu cực, biểu hiện sự tự ti dân tộc, xa rời những giá trị truyền thống.
Đặc biệt có một hiện tượng khá phổ biến trong thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số là
mải mê công nghệ, khai thác chủ yếu yếu tố giải trí dẫn đến bê trễ học hành, thụ
động trong lao động sản xuất, sa vào tệ nạn xã hội đang là vấn đề đáng báo động
trong nhiều vùng dân tộc thiểu số hiện nay.
Rõ ràng, làm thế nào để thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hóa mà vẫn giữ
gìn được bản sắc văn hoá dân tộc đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta hiện nay. Điều đầu tiên phải thấy rằng, một trong những
8


biện pháp để cơng nghiệp hố - hiện đại hố không chỉ đơn giản là nhập nội khoa
học - kỹ thuật - cơng nghệ tiên tiến từ bên ngồi, mà là biết kết hợp các yếu tố nội
sinh và ngoại sinh, trong đó, yếu tố nội sinh là gốc, là nền tảng. Bởi Đảng và Nhà
nước ta chủ trương mục đích của hiện đại hố khơng chỉ vì một cuộc sống tiện
nghi, mà là phát triển con người và dân tộc Việt Nam, làm cho nền văn hoá Việt
Nam ngày càng tiên tiến, hiện đại và ngày càng đậm đà bản sắc.
Hội nhập trên cơ sở định hướng với sự lựa chọn tối ưu là làm sao tích hợp
được nhiều tinh hoa đặc sắc của nhiều nền khoa học - kỹ thuật - công nghệ và cách
điều tiết nền kinh tế - xã hội của nhiều nước một cách hợp lý, phù hợp với đặc
điểm và điều kiện dân tộc mình. Nếu nhân danh sự tiếp thu mà bê nguyên xi những
cái bên ngồi thì rốt cuộc văn hố sẽ bị mất gốc, bị đồng hố. Mất nước, chúng ta

cịn giành lại được nước, nhưng mất bản sắc văn hoá dân tộc thì lịch sử thế giới đã
cho thấy, sẽ mất tất cả!
Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong đó
có dân tộc H’mơng ở huyện ....., trong q trình CNH – HĐH được coi là một nội
dung quan trọng để khẳng định sự bền vững của dân tộc đó, góp phần vào sự phát
triển của văn hóa dân tộc Việt Nam. Quá trình CNH – HĐH đã mở ra sự giao lưu
văn hóa giữa các dân tộc trong nước và với Quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều giá trị
riêng của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc H’mơng bị mai một dần, mất
dần nền văn hóa đặc trưng của dân tộc mình và bị các nền văn hóa ngoại lai làm
mờ dần, nhiều hủ tục lạc hậu tưởng chừng như đã mất đi, thì nay một số kẻ xấu lợi
dụng thông qua mạng xã hội “bắt vợ, bùa…” tuyên truyền sai với nét đẹp vốn có
của nó. Chính vì vậy, là người con sinh ra và lớn lên trên quê hương này, là cán bộ
quản lý đã nhiều năm, tôi cùng với những giáo viên công tác lâu năm ở đây, có
những trăn trở, thơi thúc chúng tơi tìm hiểu về thực trạng bản sắc văn hóa dân tộc
H’mơng và tìm ra các biện pháp nhằm góp một phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời tìm ra được giải pháp ngăn chặn nạn tảo
hơn, bỏ học đang có xu hướng phát triển trong đồng bào dân tộc H’mông trong
thời gian gần đây.
5. Tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của
dân tộc H’mơng
5.1. Tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Theo
quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới
đều ln nằm trong q trình vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng theo một quy luật nhất định. Tính giữ gìn và phát huy chính là mối
quan hệ tất yếu khách quan giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển. Giá trị
của việc giữ gìn được quy định bởi vai trị của nó trong q trình phát triển của cái
mới. Khơng có cái mới nào tự sinh ra và ra đời trong sự hư vô cả. Nhờ việc giữ lại
những giá trị tích cực của cái cũ mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện
9



Phát triển chính là sự vận động theo khuynh hướng từ thấp lên cao, từ kém
hoàn thiện lên hoàn thiện hơn, từ lạc hậu đến tiến bộ. Kết quả của sự vận động đó
là sự ra đời của sự vật mới hồn thiện hơn cái cũ. Trong q trình này cái giá trị
tích cực của cái cũ được giữ lại và cải biến để tham gia vào sự vận động. Phát triển
không phải là một bước đi thuần túy mà trải qua một quá trình đầy quanh co và
phức tạp.
Như vậy, giữ gìn là một đặc trưng quan trọng và phổ biến. Nó biểu hiện mối
quan hệ của cái cũ và cái mới trong quá trình hình thành và phát triển. Giữ gìn
được biểu hiện ở nhiều yếu tố khác nhau của từng thời gian, có sự chuyển hóa từ
cái này sang cái khác. Tính phát huy được thể hiện cụ thể thơng qua việc giữ gìn và
chúng ta cũng khơng thể nói nói sự phát triển và phát huy một sự vật khi khơng nói
đến việc giữ gìn. Giữ gìn là sự bảo tồn các đặc điểm, những đặc tính của sự vật
hiện tượng cũ trong q trình phát triển. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc là giữ gìn các giá trị văn hóa cũ theo chiều hướng tích cực, giữ gìn các giá trị
văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc đó, trong đó có dân tộc H’mơng ở
huyện ...... Qua phân tích trên chúng ta thấy được giữ gìn và phát huy mang tính
khách quan và tính tất yếu theo quy luật của tự nhiên, xã hội và sự phát triển tư
duy. Việc giữ gìn và phát huy được thể hiện trong thời gian, không gian, mối quan
hệ giữa truyền thống và hiện đại. Trong điều kiện tồn cầu hóa hiện nay thì giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc là sự tiếp thu có chọn lọc, có phê
phán những giá trị văn hóa cũ và đồng thời phải cải biến cho phù hợp với bản sắc
văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Như vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa của một dân tộc có tính đặc thù riêng.
5.2. Sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc
H’mơng trong giai đoạn hiện nay
Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và củng cố cộng
đồng các dân tộc để đảm bảo sự phát triển toàn diện của cho mỗi dân tộc trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó chính là nội dung cơ bản và phương hướng trong
chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chính vì điều đó mà giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa của một dân tộc thiểu số có sự thay đổi khách quan và chủ
quan. Khơng phải bất kì văn hóa nào cũng được chúng ta tiếp thu, giữ gìn và phát
huy. Cũng khơng phải giá trị văn hóa nào đều mang lại hiệu quả phát triển và tiến
bộ cho xã hội. Ngược lại, có những giá trị văn hóa cản trở sự phát triển của xã hội
vì sự lỗi thời, lạc hậu, khơng phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc H’mơng ở huyện ....., là một việc
làm rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta khơng phải chỉ khăng khăng
giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc H’mơng từ xa xưa. Mà
chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa có giá trị thực sự tích cực, phù
hợp với tình hình phát triển hiện nay mà hiện đang có nguy cơ bị mai một dần.
10


Giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc H’mơng ở huyện ..... là giữ gìn bản
sắc văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc ở địa phương, mặc dù trải qua nhiều thăng
trầm của lịch sử, chiến tranh, biến cố của xã hội, nó vẫn trường tồn, khơng mất đi
bản sắc văn hóa đặc trưng mà chỉ có ở dân tộc H’mơng. Giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa của dân tộc H’mơng là giữ gìn những giá trị văn hóa đặc trưng nhất,
mà người ta có thể dựa vào đó để phân biệt dân tộc H’mơng ở ....., .....với dân tộc
H’mông ở địa phương khác và với các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Nền văn hóa đó khơng bị pha trộn, mặc dù có sự giao thoa giữa các
cộng đồng các dân tộc ở nước ta.
Giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc H’mông ở huyện ..... là việc giữ gìn
và phát huy những nét văn hóa có giá trị tích cực đối với cá nhân và xã hội. Vì vậy,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông phải xuất phát từ yêu cầu
thực tế của địa phương để lựa chọn các phương hướng và giải pháp khả thi trên
thực tế.
Bản sắc văn hóa của một dân tộc ln mang tính lịch sử cụ thể và tạo lập
những giá trị mới để thích ứng với sự phát triển chung của thời đại. Chính vì vậy,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc

H’mơng ở ..... phải gắn với xu hướng phát triển hiện nay. Với chính sách của Đảng
bộ tỉnh .....về phát triển ở vùng dân tộc thiểu số tại huyện ....., chúng ta cần giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa cũ và mới để làm cho huyện ..... ngày càng phát triển,
trở thành vùng nông thôn mới. Vấn đề đặt ra cho cho chúng ta và Nhà nước là làm
thế nào dân tộc H’mông ở huyện ..... tham gia chủ động vào q trình CNH – HĐH
vừa có thể giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình và vừa khai thác nó tạo động
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để làm được điều đó thì ngoài việc tạo tiền
đề để phát triển kinh tế - xã hội thì cịn phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
của dân tộc H’mơng ở địa phương là một điều cấp thiết và quan trọng đặt ra trong
giai đoạn mới hiện nay.
II. THỰC TRẠNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HĨA CỦA
DÂN TỘC H’MƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ....., TỈNH NGHỆ AN
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện ....., tỉnh Nghệ An.
1.1. Điều kiện tự nhiên
..... là một huyện nằm trong 64 huyện nghèo, khó khăn nhất của cả nước.
Diện tích tự nhiên 209.484 ha, địa hình hiểm trở, đất bằng chỉ có 1% tổng diện tích
tự nhiên cịn lại là đất đồi núi có độ dốc trên 300. Huyện có đường biên giới dài
203,409 km (trong đó có 65 km đường biên giới trên sông) tiếp giáp với 5 huyện
thuộc 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô Ly Khăm Xay của nước Cộng hịa Dân
chủ nhân dân Lào; có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và nhiều lối mở qua
11


biên giới; tồn huyện có 21 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới; có 172 bản
thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tồn huyện có 20 xã, 01 thị trấn (trong đó có 11 xã
biên giới). Dân số toàn huyện (đến tháng 8/2018): 79.111 người. Tổng số hộ:
16.175 hộ, trong đó có 56,03% hộ nghèo. Số bản có điện lưới quốc gia: 94/193 bản
(chiếm 48,7%). Người H’mông sinh sống ở 13 xã, 74 bản trong đó chủ yếu là giáp
biên giới với Lào.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trước đây, phần lớn đồng bào các dân tộc H’mơng ở ..... sống du canh du
cư, trình độ canh tác thấp kém, phương thức sản xuất lạc hậu, chủ yếu là phát rừng
làm rẫy nên đời sống phụ thuộc hồn tồn vào thiên nhiên. Đó chính là một phần
bản sắc văn hóa của dân tộc H’mơng hiện nay được lưu giữ. Bên cạnh đó, các tập
tục lạc hậu vẫn tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống của đồng
bào. Lợi dụng điều đó mà các thế lực thù địch hướng tới. Trong những năm gần
đây, hiện tượng đạo Tin lành xâm nhập và phát triển một cách khơng bình thường
trên địa bàn rõ ràng khơng phải là vấn đề tôn giáo thuần tuý, mà đã có những động
thái lợi dụng tơn giáo vùng dân tộc thiểu số, gây nên những phức tạp về an ninh
chính trị và trật tự an tồn xã hội. Cơng tác vận động quần chúng đấu tranh ngăn
chặn, ổn định tình hình của tỉnh đã được triển khai trên tồn địa bàn, song tình hình
vẫn chưa được giải quyết về cơ bản. Người dân tộc H’mông vẫn theo đạo, một bộ
phận có xu hướng tin đạo sâu sắc hơn, hoạt động của các đối tượng ngày một tinh
vi và “bàn tay ngầm” của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chi phối tình hình. Tiếp
đó là tình trạng di cư tự do trong đồng bào dân tộc H’mông tại ..... cũng là một vấn
đề đáng lo ngại, gây nên những bất ổn trong đảm bảo an ninh, trật tự.
Vì vậy với tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - hội trong thời kì
hiện nay đã tác động rất lớn đến bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng. Điều đó đặt ra
vấn đề cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mơng trên địa bàn cho
các thế hệ trẻ và chính quyền địa phương.
2. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mơng trên
địa bàn huyện ....., tỉnh Nghệ An
3.1. Văn hóa vật chất
Về văn hóa vật chất được thể hiện trong các nhu cầu về ăn , ở, mặc, các
phương tiện sinh hoạt, các phương tiện phục vụ cho nhu cầu sản xuất khác, những
yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, thị hiếu và sự biến động của môi
trường, sự phát triển của xã hội.
3.1.1. Nhà ở

12



Một trong những
biểu hiện của bản sắc văn
hóa của dân tộc H’mông là
nhà ở. Khi bước chân lên
vùng miền núi nhận ra
ngay nhà người H’mơng
thường làm rất thấp để
tránh gió lùa vào. Kiến
trúc ngôi nhà người
H’mông dù to hay nhỏ đều
có đủ 3 gian được sắp xếp
theo thứ tự gian đầu, gian
giữa và gian cuối. Các tấm
lợp và mái nhà hầu hết
được sử dụng bằng loại gỗ
có dầu như sa mu, pơ mu
nhằm giữ nhiệt. Đây chính
là nét đặc trưng dễ nhận
biết nhất mỗi khi đặt chân
đến bản làng người
H’mông. Gỗ sa mu, pơ mu
vừa giúp họ vượt qua được
cái lạnh mùa đơng và mát
mẻ vào mùa hè nóng nực,
đồng thời vừa sử dụng
được hàng chục năm trời.
Ta dễ dàng bắt gặp những
ngôi nhà lợp bằng mái sa

mu của người H’mơng đã
lên rêu mốc, ván gỗ cong
vênh lên nhưng cịn rất
chắc chắn. Khác với người
Thái, người Kinh, người H’mông không thắp hương ở bếp vào các ngày lễ tết mà
lúc nào trong gia đình cần sự bảo vệ, chở che thì mới thắp. Điều này tùy thuộc vào
các thầy cúng, khi thầy cúng bảo cần phải thắp hương cúng ma bếp thì mới thắp,
cịn khơng thì khơng cúng vẫn khơng ảnh hưởng gì. Phía trên bếp là 3 gian nhà với
các phịng ngủ được dựng lên phía ngồi dọc theo hai bên cánh cửa chính. Ở gian
giữa là bàn thờ tổ tiên được bài trí với các tấm giấy tự làm của người H’mông và
chiếc “xử ca” (một loại giấy linh thiêng của dân tộc này). Nếu người Khơ mú đặt
bàn thờ nơi bếp thiêng, người Thái có thể đặt ở nhiều vị trí thì bàn thờ người
H’mơng ln đặt hướng cửa chính vào thẳng. Đó chính là nơi các linh hồn thấy rõ
nhất và cũng là con đường đi về nhà ngắn nhất. Phòng ở của các thành viên trong
13


gia đình ln đặt ở phía ngồi bởi đó là nơi chứa nhiều hơi ấm và dễ dàng phát
hiện thấy âm thanh mỗi khi có kẻ thù hoặc thú dữ tấn cơng nhất. Cộng đồng người
H’mơng vốn rất rạch rịi, các phòng ngủ của bố mẹ và con cái đã lập gia đình phải
ở tách biệt với nhau. Bố chồng hoặc con dâu khơng bao giờ được bước chân vào
phịng ngủ của nhau.
Khi làm nhà,
người
H’mông
thường làm 2
cửa, một cửa
ở gian chính
và một cửa đặt


bếp

khơng có cửa
sổ. Việc mở
thêm cửa sổ
của các ngôi
nhà hiện nay
chỉ mới xuất hiện mấy chục năm trở lại đây. Cánh cửa của ngôi nhà luôn được mở
vào trong để thuận lợi trong việc lúc đứng trong nhà mở ra đóng lại nhanh chóng.
Nếu khơng có việc quan trọng hoặc có khách quý ghé thăm, cánh cửa chính ln
được đóng kín, mọi người chỉ ra vào bằng cửa bếp. Then cửa của các ngôi nhà
cũng được làm bằng những cây gỗ tốt, thẳng, bởi họ quan niệm rằng, then cửa là
điểm quan trọng để chốt chặn nên dùng gỗ tốt sẽ xua đuổi được mọi tà ma vào nhà.
Như một giá trị vĩnh hằng lưu truyền từ đời này qua đời khác, người H’mông ở .....
luôn tâm niệm một điều rằng, linh hồn con người luôn trú ngụ ở một nơi nào đó
trong ngơi nhà. Do vậy, những thứ như cột cái, gian bếp…đều gắn liền với những
câu chuyện liên quan đến yếu tố tâm linh của cộng đồng này. Lúc dựng nhà, người
H’mông luôn lấy một chiếc cột, to hay nhỏ không quan trọng nằm ở gian chính để
làm cột cái. Chiếc cột này được dán lên đó những tấm giấy thờ của người H’mơng.
Khách ở ngồi vào khơng được đụng vào. Đây là điều kiêng kỵ của nhất người
H’mông.
Trên đây chỉ là những nét
rất khái quát về kiến trúc nhà ở cổ
truyền của dân tộc H’mông ở ......
Những kiểu kiến trúc như thế này
ngày nay hầu như chỉ cịn lại
trong một số ít ngơi nhà của bào
dân tộc H’mông mà thôi. Hiện
nay kiến trúc nhà ở của dân tộc
H’mơng ở ..... có sự kết hợp

14


giữa truyền thống và hiện đại. Cái truyền thống là sự bài trí trong vẫn được một số
gia đình dân tộc giữ gìn theo cách bài trí truyền thống, nhưng phần cấu trúc nhà và
vật liệu làm nhà đã thay đổi nhiều. Những ngôi nhà của dân tộc H’mông không cịn
là những ngơi nhà gỗ đồ sộ mà là ngơi nhà gỗ theo kiểu người Kinh như nhà gỗ lợp
mái tơn hoặc những ngơi nhà gạch ngói cấp bốn. Hoặc ở một số gia đình khá giả
xây nhà theo kiểu kiến trúc đồ sộ, kiên cố. Hiện nay do sự tác động của phát triển
kinh tế, gia tăng dân số, đất đai ngày càng thu hẹp, rừng bị tàn phá nên tre, gỗ ngày
càng ít,…. Cấu trúc nhà theo xu hướng cải biên mang lại nhiều tiện ích cho đồng
bào dân tộc H’mông ở đây nhưng lại làm nguy cơ mất đi vẻ đẹp và bản sắc riêng
của dân tộc H’mông. Các trang vật dụng sinh hoạt hiện đại như: tivi, điện, đài, tủ
lạnh, máy giặt, bàn ghế salon, phương tiện đi lại đắt tiền đã góp phần nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho người dân ngày càng phổ biến trong các hộ gia đình,
nhưng phần nào làm mất đi nét đẹp truyền thống và bản sắc độc đáo riêng trong
các ngôi nhà. Nếu chúng ta vào ngơi nhà mới của người H’mơng, nhìn vào vật
dụng và cách bài trí thì khó có thể chúng ta nhận ra sự khác biệt với ngôi nhà
những người Kinh trong huyện. Nhưng chúng ta vẫn cịn thấy ít nhiều dấu ấn
truyền thống của người H’mông trong các căn bếp phụ của một số gia đình. Cụ thể,
bên cạnh bếp ga, nồi cơm điện thì một số gia đình vẫn xây dựng bếp phụ ở cuối
nhà để nấu bằng củi. Ở đây họ để các sản phẩm truyền thống như: chum, các hụ
đựng mắm chua, treo các hạt giống….
3.1.2. Trang phục
Trang phục truyền
thống là một nét văn hóa
đặc sắc của người
H’mơng miền Tây xứ
Nghệ. Nếu như người
Thái và người Hoa có

những điểm giống nhau
về trang phục thì người
H’mơng lại khác hẳn. Từ
xa xưa, bộ trang phục
truyền thống này luôn
được lưu giữ trong cộng
đồng và được người
H’mông sử dụng trong
các dịp lễ hội. Ngày nay,
tuy trang phục có nhiều
cách tân mới để phù hợp
với xu thế nhưng về cơ bản vẫn giữ được những nét đặc sắc riêng từ hoa văn trang
trí đến cách mặc. Trang phục phụ nữ H’mông không khoe vẻ đẹp cơ thể qua kỹ
thuật cắt, may như trang phục của phụ nữ Thái, mà chủ yếu thể hiện vẻ đẹp ở trang
trí, màu sắc, hoa văn. Phụ nữ H’mơng rất khéo tay trong nghệ thuật tạo hình trang
1
5


phục. Người H’mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp và đức hạnh của người phụ nữ qua
khả năng thêu, dệt và bộ trang phục mặc trong ngày hội: “Muốn biết người tốt thì
xem gác bếp, muốn hay người đẹp thì xem áo quần”. Người phụ nữ giỏi may thêu
được cả cộng đồng đề cao, tôn trọng và thêu dệt như một nghề bắt buộc được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước khi đi làm dâu, người mẹ tặng cho
con gái bộ váy áo coi như của hồi môn. Khi về nhà chồng rồi, cô gái lại thêu dệt
váy áo để tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Người H’mơng .....quan niệm người phụ nữ
giàu có là người có nhiều váy áo đẹp, nhiều đồ trang sức. Khi thêu, trí tưởng tượng
của người phụ nữ H’mơng khá phong phú, họ khơng có hình mẫu mà vẫn thêu
được những họa tiết đẹp. Đặc biệt là kỹ thuật ghép vải để tạo hoa văn của người
H’mông khá độc đáo, hấp dẫn, tạo những khoang màu khác nhau ở cổ áo, ống tay,

nẹp ngực, gấu váy, tạp dề. Ngồi ra, cịn sử dụng kỹ thuật ghép hạt cườm nhựa, bạc
lên trang phục. Bộ trang phục của phụ nữ H’mơng gồm có: Váy, áo, khăn, thắt
lưng...
Trang phục
của phụ nữ H’mông
rực rỡ như thể hiện
ý nguyện vượt lên
sắc màu của thiên
nhiên, để tôn vinh
và khẳng định vẻ
đẹp của con người.
Đồng thời thể hiện
tính độc đáo trong
nghệ thuật tạo hình.
Người
H’mơng
ở ..... hiện vẫn giữ
khá ngun vẹn
bản sắc văn hóa dân tộc, cho dù cuộc sống có nhiều đổi thay.
Trang phục của đàn ơng của dân tộc H’mông gồm quần, áo ngắn, thắt lưng,
khăn bịt đầu. Quần của nam giới may kiểu quần chân què, cạp rộng lá tọa, đũng
quần rất thấp, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng vải hoặc da thắt lại cho
chặt. Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng nên khi mặc, quần của nam giới H’mơng
có dáng nét riêng, khơng thể pha trộn với bất kì dân tộc nào. Có lẽ độc đáo hơn cả
vẫn là chiếc áo của nam giới H’mơng. Áo rất ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần
ngực, còn một khoảng bụng từ gấu áo xuống tới cạp quần vẫn để hở.
Bộ trang phục là dấu hiệu đầu tiên để ta có thể phân biệt được dân tộc này
với dân tộc khác. Hiện nay, do quá trình giao lưu, học hỏi và phát triển, cuộc sống
sinh hoạt của các dân tộc bị ảnh hưởng rất lớn. Dân tộc H’mông dần dần làm mất
đi những nét truyền thống tốt đẹp vốn có. Vì thế việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy

những nét truyền thống mang đặc trưng của dân tộc H’mông ở huyện ..... rất
16


đáng được Đảng và Nhà Nước chú trọng và quan tâm. Trang phục hằng ngày người
dân tộc H’mông hiện nay giống như trang phục của người Kinh. Trang phục và
trang sức của dân tộc H’mơng có sự thay đổi lớn, trong những sự thay đổi đó có sự
tăng lên của chất lượng cuộc sống. Hiện nay hình ảnh của trang phục và trang sức
truyền thống của dân tộc H’mông chỉ ít nhiều được nhìn thấy trong cách ăn mặc
của một vài người phụ nữ cao tuổi (váy thổ cẩm, vòng đồng đeo tay, sợi cườm đeo
cổ). Còn ở những lứa tuổi khác, đặc biệt ở lứa tuổi thanh niên, bộ trang phục
truyền thống hầu như vắng mặt hoàn toàn trong cuộc sống sinh hoạt đời thường
cũng như trong những dịp đám tiệc, cưới hỏi, tang ma. Họ chỉ mặc những bộ trang
phục và đeo trang sức mang tính hiện đại, thời trang.
Như vậy, tiêu chuẩn thẩm mỹ trong trang phục, trang sức và cách thức làm
đẹp của dân tộc H’mông ở huyện ..... hầu như đã hoàn toàn thay đổi thao xu hướng
của thời đại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn các bộ trang phục và trang sức như: váy
thổ cẩm, cườm đeo cổ, còng đeo tay, túi đeo thổ cẩm… vẫn được người H’mơng ở
đây trân trọng và gìn giữ cẩn thận và được dùng trong các dịp đi lễ, các lễ hội của
dân tộc H’mông hoặc dùng làm vật phẩm trong trao đổi, biếu tặng trong một số
nghi lễ nhất là làm sính lễ trong đính hơn.
3.1.3. Ẩm thực
Người H’mông ăn một ngày hai lần, vào những ngày mùa ăn ba lần; ăn ngơ
là chính, ăn cơm là phụ. Thức ăn có rau đậu, chuối xào mỡ và canh. Trong dịp lễ
tết, hay nhà có khách mới được thiết đãi thịt gà, rượu và hút thuốc lá cuộn. Một
trong số các món ăn truyền thống khơng chỉ phổ biến mà cịn rất ngon được đồng
bào H’Mơng chế biến chủ yếu từ hạt ngơ. Ngơ cịn được chế biến thành nhiều món
bánh hấp dẫn được gọi là bánh ngơ “pá páo cừ”. Bánh ngô chủ yếu được làm từ
ngô nếp, thơm và dẻo. Khi hạt ngơ cịn sữa, hái về đem tách hạt rồi cho vào cối đá
xay nghiền thành bột. Sau đó, họ bỏ bột ngơ xay vào trong một chiếc túi treo lên

cao để phần nước thoát ra ngồi cịn bột ngơ được giữ lại bên trong. Để bột ngô
nhanh khô người ta đặt túi bột ngô vừa xay vào đống tro bếp để tro bếp hút nước
được nhanh hơn. Khoảng hai ngày thấy bột ngô trong túi đông lại, cho ra đánh tơi
rồi cho một lượng nước vừa đủ vào đảo đều sau đó lăn thành từng chiếc bánh hình
trịn giống như bánh rán đem chảo rán vàng.
Cũng làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào H’mơng thì bánh láo khoải (cịn
có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) là thứ không thể thiếu để ăn Tết. Do
truyền thống định cư kiểu đồng tộc, dòng họ, mỗi dịp xuân về đồng bào lại cùng
nhau làm chung một mẻ bánh láo khoải to để dành ăn cho hết tháng giêng. Ngồi
ra cịn có món mèn mén. Mèn mén được chế biến từ các loại ngô được trồng ở rẫy
cao, hạt to, đều lại rất thơm dẻo. Thêm một thứ nữa không thể thiếu khi ăn món
mèn mén này chính là ớt nướng. Do là vùng có khí hậu mùa đơng rất lạnh nền
đồng bào H’mơng ăn ớt để chống rét, ớt càng cay càng tốt, đúng vị nhất phải là ớt
thóc, quả nhỏ xíu như hạt thóc, đem nướng lên giã với muối, ăn cùng với mèn

17


mén. Do đây là một món ăn khơ, vậy nên người thường thức món này nên ăn kèm
thêm một bát canh nóng để tránh bị nghẹn.
Ngồi các thứ bánh làm bằng ngơ thì có một thứ bánh đặc trưng của đồng
bào H’mông được làm bằng nếp nương. Ban đầu nếp được hơng chín, sau đó giã
nhuyễn rồi đem gói vào lá dong. Bánh có thể để được hàng tháng trời, khi ăn có thể
đem hấp nướng hoặc rán lại. Với người H’mông ở huyện ..... bánh Mông là thứ hết
sức có ý nghĩa nó tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, nguồn gốc sinh ra vũ trụ và
lồi người.
Rượu ngơ: Có lẽ món hấp dẫn nhất với đàn ơng H’mơng lại chính là rượu
ngơ. Hầu hết các vùng người H’mơng sử dụng ngơ là ngun liệu chính để nấu
rượu. Trước đây, người H’mông thường dùng các giống ngô rẫy, chủ yếu là ngơ tẻ
để nấu rượu. Chính nhờ hương vị đặc trưng của giống ngô, kết hợp loại men được

làm từ hạt hồng mi, cùng với kỹ thuật ủ cái rượu, chưng cất rượu được đúc kết qua
nhiều thế hệ mà người H’mơng đã cho ra một loại rượu có hương vị thơm ngon,
đậm đà riêng của mình. Rượu là thức uống được người H’mông sử dụng hàng ngày
và không thể thiếu trong các dịp lễ Tết để cúng tổ tiên, mời anh em, con cháu, bạn
bè đến chơi nhà cùng nhâm nhi hàn hun tâm sự.
Văn hóa ăn
uống khơng chỉ đáp
ứng nhu cầu sinh tồn
của con người mà còn
chứa đựng những thói
quen, tập tục, khẩu vị,
tạo nên bản sắc văn
hóa riêng của mỗi dân
tộc. Hiện nay, văn hóa
ẩm thực của dân tộc
H’mơng ở huyện .....
có sự đan xen mạnh
mẽ giữa truyền thống
và hiện đại, điều đó
được thể hiện rất rõ
nét trong các nguyên
liệu, cách chế biến và
bảo quản thức ăn.
Người H’mông ở .....
phần lớn họ vẫn ăn ba
bữa và ăn bằng đũa
như người
Kinh chứ không ăn bốc như trước kia. Lương thực chính là gạo với các thực phẩm
là rau, thịt, cá được họ nấu bằng các dụng cụ nồi cơm điện, xoong, nồi, chảo.
18



Người H’mơng ở đây vẫn thích các món ủ măng chua, các món nướng, rau rừng,
trái đắng….Thức uống là nước sạch ở suối, nước mưa dự trữ hoặc dùng hệ thống
nước sạch của các dự án cấp. Rượu cần ngày nay vẫn còn được ưa chuộng. Tuy
ngày nay rượu cần không được sử dụng rộng rãi nhưng vào các dịp lễ tiệc quan
trong của gia đình thì rược cần vẫn là nước uống không thể thiếu được của người
H’mông cùng với các thức uống hiện đại khác như bia, rượu trắng, nước ngọt.
3.1.4. Công cụ sản xuất
Từ xa xưa trong lao động sản
xuất, người H'mông luôn coi các công
cụ lao động như cuốc, dao mẹo là
những vật không thể thiếu trong lao
động sản xuất, do đặc thù địa hình vùng
cao đồi núi dốc, có diện tích nhỏ, nên
các phương tiện lao động thủ cơng rất
tiện ích, sự ra đời của các nông cụ lao
động này cũng gắn liền với truyền
thống sản xuất của đồng bào H'mông.
Trước đây công cụ lao động chỉ được
rèn thô sơ đủ sắc để cuốc xuống giúp đất tơi xốp hơn để trồng cấy, càng về sau khi
nhu cầu về lương thực càng nhiều thì cơng cụ lao động càng được cải tiến tốt hơn,
lưỡi cuốc dày và sắc hơn, bản quốc to hơn để phù hợp với những chân ruộng bậc
thang nhỏ hẹp. Tập quán sản xuất nương rẫy cùng những dụng cụ lao động này đã
gắn bó mật thiết với văn hóa của người H'mơng. Khơng chỉ có ý nghĩa đặc biệt
trong lao động sản xuất, mà trong đời sống tâm linh, dụng cụ lao động cũng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, nó thể hiện cho sức mạnh của người đàn ơng, vì vậy nhà
nào có nhiều dụng cụ lao động sắc, tốt, bền thì chứng tỏ đàn ơng nhà đó mạnh
khỏe, siêng năng. Vì thế, khi Têt đến Xuân về thì người đàn ơng trong nhà có trách
nhiệm rửa sạch nơng cụ, trang trí cho thật đẹp và cất vào một chỗ trang trọng nhất

gần bàn thờ để dụng cụ lao động được nghỉ ngơi. Thông thường vào ngày 21-22/12
Âm lịch là lúc đồng bào H'mông ngừng lao động sản xuất để chuẩn bị đón Tết.
Cơng việc đầu tiên là những người đàn ơng trong gia đình mang dụng cụ ra rửa
sạch và chuẩn bị giấy để dán. Giấy dán cho dụng cụ lao động là giấy có màu đỏ
giống như vàng mã của người Kinh, người đàn ông khéo léo cắt giấy thành những
mảnh nhỏ và dán vào từng dụng cụ. Theo lý giải của họ, việc dán giấy vào dụng cụ
giống như đặt tên cho người, mỗi dụng cụ một mảnh giấy riêng để không lẫn với
nhau và biết tên nhau. Đây cũng là cách người H'mông "tri ân" những dụng cụ lao
động gắn bó mật thiết với mình hàng ngày.
Hiện nay, ngồi những cơng cụ sản xuất truyền thống cịn khá phổ biến ở các
hộ gia đình của người H’mơng thì họ cũng sử dụng nhiều cơng cụ hiện đại được
sản xuất bằng công nghiệp, các vật dụng làm bằng sắt như: dao, cuốc, rựa, cày…
19


Theo thống kê về việc sử dụng dụng cụ truyền thống ở các hộ gia đình đồng
bào dân tộc H’mơng (bảng 2.3, phụ lục 1), Chum được người dân thỉnh thoảng sử
dụng và chiếm 73/100 người (chiếm 73%), phần còn lại là khơng sử dụng. Xà gạc
có đến 87/100 người sử dụng (chiếm 87%) và 13% còn lại là thỉnh thoảng mới sử
dụng. Đối với gùi, 100 người đều sử dụng gùi để canh tác hằng ngày. Cịn nỏ lại
khơng còn phổ biến trong sinh hoạt đời sống hiện nay của người đồng bào
H’mơng, khơng cịn ai thường xun sử dụng làm nghề săn bắn thú rừng, người
thỉnh thoảng sử dụng (chiếm 30%) và cịn lại là khơng sử dụng.
3.2. Văn hóa tinh thần
3.2.1. Lễ nghi
* Lễ tết: Tết
của người H'mông
trước đây theo lịch
thời vụ của nhà
nông, theo các tuần

trăng như Âm lịch,
có khác là người
H'mơng khơng tính
theo năm nhuận nên
thời gian có xê dịch
trong khoảng 1
tháng. Trong năm,
người H’mơng ăn
hai tết lớn: tết năm
mới vào đầu tháng 12 âm lịch (lịch mỗi tháng có 30 ngày, hết 12 tháng là tết), tết
ngày 5 tháng 5- tết Đoan ngọ. Nhưng từ khi thực hiện chính sách của Đảng và Nhà
nước vận động người H'mông ăn tết cùng với Tết cổ truyền của cả nước, thời gian
ăn Tết cũng được rút ngắn hơn. Tuy nhiên, khơng vì thế mà nhiều nét riêng độc
đáo của đồng bào bị mất đi. Trong phong tục Tết của người H'mơng, các gia đình
dùng ngọn tre quét trong nhà để xua hết mọi điều không may. Trong 3 ngày Tết
không ai được quét nhà. Sau lễ này cịn có lễ Hạp Kỳ (gọi vía) cho người già cũng
rất quan trọng, giống như lễ mừng thọ ở miền xuôi. Đây là một phong tục đẹp, như
là dịp con cháu tỏ lòng hiếu thảo, tạ ơn các đấng sinh thành nhân dịp năm mới.
Trong lễ gọi vía bắt buộc phải có một đơi gà có cả trống cả mái, một con lợn, sau lễ
giết thịt gà trống bày lên cỗ cúng tết, còn để xem chân, đầu gà… để biết những
điều may mắn hoặc không may trong năm mới.
Trong những ngày Tết cổ truyền, các bản người H'mông có nhiều trị chơi
như ném pao. Trong hội thi ném pao, hai bên có cá cược bằng chính vật dụng trên
người như vịng tay, vịng cổ, khăn, thậm chí cả quần áo. Sau hội, cả hai bên đều
rất vui nhộn, thân mật với nhau. Ngồi hội ném pao cịn có thi đẩy gậy, đi cà kheo,
đánh cầu lơng…, Riêng trị chơi đánh cầu lông mà quả cầu tự chế khá nặng, bên
20


thua phải mang một bó củi sau lưng (nặng khoảng 10 kg), nếu thắng lại đổi cho

bên thua phải mang trong thi đấu. Nay trị chơi này đã vắng bóng bởi đã có cầu
lơng thơng thường khá phổ biến. Trong dịp Tết, người Mông cũng thường mời
nhau đến nhà và đi thăm, chúc tết các gia đình thơng gia, bạn bè. Trai gái thì tổ
chức hội Gầu Tào để cùng hát giao duyên, tỏ tình bằng các làn điệu Cự Xưa, Lù
Tẩu… cùng thổi khèn mời bạn xa đến. Nhiều đôi trai gái nên vợ chồng nhờ hội
Gầu Tào này. Do ngày nay trai gái có dịp giao lưu nhiều hơn, các hủ tục như thách
cưới giảm nhiều nên tục “cướp vợ” ở người H'mơng ..... hầu như khơng cịn nữa.
Cùng với xu hướng đó, việc trai gái H'mơng mặc trang phục dân tộc trong các dịp
lễ, tết cũng vắng dần. Lên miền Tây vào dịp lễ, tết ít gặp được thanh niên nam nữ
các dân tộc ăn mặc theo phong tục truyền thống. Đây cũng là điều đáng buồn cần
được ngành Văn hóa quan tâm.
* Lễ chọi bị: Cứ vào dịp đầu năm mới cộng đồng người H’mông sẽ tổ chức
hội chọi bò.. hội thi đấu bò đầu năm vốn đã có từ rất xa xưa, là nét văn hóa độc đáo
vào những ngày Lễ, Tết. Theo quan niệm con bị gắn bó với người H’mơng sống
trên núi, rừng rậm có nhiều thú dữ. Để bảo vệ cho mình và gia chủ bò thường
xuyên đấu đọ sức với thú dữ… hình thành bản năng vào trận nếu có đối thủ đe dọa.
Vì vậy, người H’mơng chọn gỗ chắc, xẻ ván bưng làm chuồng sạch, đẹp và chăm
sóc cẩn thận. Việc chọn và huấn luyện bò được thế hệ trước truyền lại cho thế hệ
sau.
3.2.2. Phong tục tập qn
Các

gia
đình
H’mơng
thường sống gần
nhau, qy tụ
khoảng từ vài ba
chục nóc nhà thì
lập thành bản.

Đứng đầu bản là
trưởng bản, người
điều hành mọi
công việc trong
bản. Bên cạnh vai
trị của trưỏng bản
thì trưởng họ đối
với người H’mơng
cũng rất quan
trọng vì trong xã
hội của người
H’mơng mối quan hệ truyền thống là các dịng họ. Những gia đình cùng dòng họ
thường quần tụ, sống gần nhau tạo thành bản và người trưởng họ được mọi người
21


tín nhiệm, tn theo. Vì theo đồng bào họ là người “cầm quyền ma, quyền khách”;
ông sẽ là người đứng ra giải quyết những mẫu thuẫn, những xung đột hay những
chuyện hệ trọng xảy ra trong các gia đình, trong dịng họ của mình. Trong đời sống
tín ngưỡng người H’mơng đặc biệt chú trọng lễ cúng ma làng (đa zồng), là thần
bản mệnh của làng, người phù hộ độ trì cho dân làng mạnh khỏe, tránh bệnh tật,
mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt,… Vì thế, vào tháng giêng hàng năm, đồng bào
tổ chức lễ cúng ma làng linh đình, đơng vui. Vì quan niệm mọi loại vật đều có linh
hồn nên ngồi cúng ma làng đồng bào H’mơng còn cúng nhiều loại ma như: ma
nhà (xủa cá), ma cửa (xìa mình), ma lợn (bùa dáng), ma bếp (hú sinh),…Với nền
văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc, dân tộc H’mơng có nền văn hóa nghệ thuật khá
giàu có, đặc biệt là truyện kể và âm nhạc thể hiện đời sống tinh thần phong phú,
thái độ và tình cảm của đồng bào đối với thiên nhiên, đất nước, con người, với
truyền thống đấu tranh của dân tộc. Nổi bật trong kho tàng truyện kể của đồng bào
là tác phẩm “Tiếng khèn của Gia Ba Sử”, “Vừ Lin Thoong và Lỳ Ta Xa”, “Truyện

Vừ Lông Pốc”… Âm nhạc của người H’mông cũng khá phát triển với các điệu hát
nổi tiếng, đóng dấu như là “thương hiệu” riêng của họ như là: điệu Cử xia, lù tẩu,
vàng hủa, lệ lệ lệ tù lệ, xến, xằng lề.
* Sinh đẻ và nuôi con
Phụ nữ H’mơng khi có thai kiêng khơng ăn hoa quả dính đơi, thịt các lồi
khỉ, vượn, khơng ăn các con vật có mang bị chết. Người H’mơng rất kiêng khơng
ăn thịt mang, nhím, tê tê vì sợ sinh khó, khơng xách vật nặng, gùi phải mang sau
lưng ngay ngắn, không đi trỉa giùm cho người khác, tóc khơng buộc vì sợ đẻ khó.
Cho đến trước khi sinh, họ vẫn làm việc và ăn uống bình thường. Nơi sinh là trong
nhà, gần chỗ ngủ của sản phụ. Chỗ đẻ thường trải lá rừng. Người đỡ đẻ là bà mụ
vườn. Khi đẻ, chỉ có sản phụ và bà mụ. Người ta kiêng sự có mặt của người thứ ba,
do quan niệm thai nhi sợ sẽ không dám ra. Phụ nữ H’mông sinh ở tư thế ngồi và
quỳ. Để giúp cho việc sinh dễ dàng, bà mụ dùng dây rừng, quấn quanh bụng sản
phụ để sản phụ kéo dây mỗi khi rặn đẻ. Trong trường hợp sản phụ sinh thuận, khi
thai nhi ra hẳn, bà đỡ dùng cật tre nứa vót sắc cắt rốn rồi lấy chỉ khâu buộc lại.
Trong trường hợp sản phụ sinh khó, bà mụ bảo người nhà đi mời thầy cúng về
cúng. Thầy cúng lấy nước dội vào than hồng, sau đó, vừa đi xung quanh sản phụ
vừa đọc các lời khấn xin Yàng làm phép cho trẻ sơ sinh ra, hứa rằng sẽ cho gà, lợn
, rượu. Thầy cúng dùng lược chải tóc cho sản phụ, dùng than nguội rắc lên đầu sản
phụ ngụ ý cho dễ đẻ. Nếu sản phụ vẫn khơng đẻ được thì theo quan niệm là do
Yàng bắt tội, không cho đứa trẻ làm người. Nếu mẹ trịn con vng, bà mụ dùng
cây cỏ mần trầu nhúng vào bát rượu và quệt vào lòng bàn tay tất cả các thành viên
trong gia đình mỗi người 7 lần, ngụ ý mong muốn trẻ sơ sinh sau này luôn gặp tốt
lành. Trẻ sơ sinh được tắm ngay bằng nước suối đựng trong bầu. Gia đình làm thịt
gà, lợn nít, rượu để vào 1 mâm đan và đặt lên bàn thờ cúng thần. Nhau thai được
quấn vào áo rách hoặc chiếu rách, sau đó được chồng sản phụ chôn ở sau nhà, dưới
độ sâu 50 – 70 cm, sau 7 ngày lại được đào lên mang vứt ngoài rừng. Nếu thấy rốn
trẻ sơ sinh bị chảy nước, bà mẹ dùng nước muối bôi vào. Sau 3 ngày, sản phụ được
22



tắm và uống nước đun với lá hay rễ cây rừng. Theo kinh nghiệm, tắm và uống
nước từ 3 thứ lá, rễ cây này sẽ giúp sản phụ mau khoẻ, máu mau sạch hơn. Trong
thời gian kiêng cữ 7 ngày, gia đình cắm lá cây đót hoặc dùng sợi chỉ xanh cột nơi
cửa không cho khách lạ vào nhà, chỉ có anh em, bà con, họ hàng mới vào được. 7
ngày sau khi sinh, gia đình mời bà mụ và thầy cúng làm lễ cúng thần và đặt tên cho
trẻ. Lễ vật gồm gà, rượu cần, 1 con lợn 2 – 3 gang. Sau lễ cúng, bà mụ vườn dùng
ngón tay chấm vào tiết gà và bôi vào trán của đứa trẻ để xin trời cho đứa trẻ khỏe
mạnh. Theo phong tục, sản phụ nghỉ sinh từ 10 – 20 ngày thì đi làm bình thường.
Đứa trẻ bú mẹ đến 3 - 4 tháng thì chuyển sang ăn cơm nhai. Trường hợp bị mất
sữa, người mẹ được khuyên ăn nhiều lá rau rừng và muối rang. Khi trẻ sơ sinh ốm,
người H’mông mời thầy cúng về cúng tại nhà. Lễ vật gồm bát cơm, quả trứng và
than củi, người ta cho rằng bệnh do ma gây ra, và ma thì sợ than, nên than là lễ vật
không thể thiếu để cúng cho trẻ khỏ bệnh. Nếu khơng khỏi thì phải tăng lễ vật bằng
gà hoặc lợn.
Việc phụ nữ vùng cao sinh con tại nhà cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó
ngun nhân chính vẫn là do nhận thức cịn hạn chế. Nhiều chị em sinh con tại nhà
một lần không thấy tai biến gì nên nghĩ việc sinh nở đơn giản nên các lần sinh sau
vẫn cứ để tại nhà. Suy nghĩ đơn giản về vấn đề sinh con và tâm lý chủ quan, xấu hổ
của chị em phụ nữ là tâm lý chung của hầu hết phụ nữ vùng cao, đặc biệt là phụ nữ
dân tộc H’mông, khiến họ không đến sinh con tại cơ sở y tế. Một nguyên nhân nữa
khiến cho tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà đó là nạn tảo hơn vẫn cịn diễn ra tại
các xã vùng sâu vùng xa, tập trung chủ yếu ở đồng bào dân tộc H’mơng.
Để giảm thiểu tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà thì truyền thơng thay đổi
hành vi là yếu tố quyết định để thay đổi nhận thức của phụ nữ vùng cao. Ngồi ra,
chính quyền và các đoàn thể phải cùng vào cuộc, tuyên truyền thường xuyên, đưa
vào hương ước, quy ước thôn, bản để gắn trách nhiệm giữa bản thân, gia đình với
cộng đồng thì mới có thể giảm tình trạng sinh con tại nhà, cũng như nhiều hủ tục
khác, như tảo hôn, sinh con dưới tuổi vị thành niên….
* Phong tục cưới hỏi: Hôn nhân của người Hmông thông qua mua bán và có

phần tin vào tín ngưỡng. Trong lễ ăn hỏi, người H’mơng tin rằng đơi trai gái có
hợp nhau hay không là do lễ cúng "xem chân gà". Người con gái được định giá
thông qua giá trị vật chất thịt, rượu, bạc trắng, thuốc phiện. Mỗi đám cưới thường
nhà gái yêu cầu từ 60 đến 120 đồng bạc trắng, từ 60kg đến 120kg thịt lợn, từ 60kg
đến 120kg rượu và một số thuốc phiện. Giá trị vật chất nhà gái yêu cầu càng nhiều
đối với nhà trai thì người con gái đó càng hồn hảo về tài sắc. Trong quan hệ hơn
nhân con dì, con già, con cơ, con cậu được phép lấy nhau. Điều đặc biệt là con trai
cậu được phép lấy con gái cơ, họ xem đó là một điều tốt đẹp trong gia đình (nước
tốt khơng để chảy vào ruộng người) và (vì tơi đã để vật q ở đây thì phải lấy lại
nó). Người H’mơng có phong tục em chồng được phép lấy chị dâu (nếu anh trai bị
chết), ngược lại chị dâu có quyền lấy em chồng là để giữ gìn tài sản và có trách
nhiệm nuôi dưỡng các cháu của anh trai. Nếu em chồng đã có vợ thì chị dâu chỉ
23


được làm vợ lẽ. Trong trường hợp gia đình khơng có em chồng thì chị dâu được
phép lấy em họ. Trong quan hệ hôn nhân giữa những người trong cùng một dịng
họ thì bị cấm triệt để, khơng được phép lấy nhau. Những người không phải là anh
em nhưng cùng mang tên dịng họ, hơn nhân diễn ra cũng rất dè dặt. Người
H’mông tin rằng quan hệ hôn nhân với dịng họ khác thì làm ăn mới phát đạt, nịi
giống mới phát triển tốt.
Một trong những thủ tục rất đặc trưng của người H’mông là tục “bắt vợ”
trước đây rất phổ biến. Những tục lệ như “bắt vợ”, “ăn hỏi” hay “buộc chỉ cổ tay”
là di sản lớn nhất về tinh thần do ông cha ta từ xưa truyền lại. Trong thực tế có rất
nhiều đơi trai gái u nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha
mẹ đồng ý (chủ yếu là cha mẹ người con gái). Khi cha mẹ đã không đồng ý mà đơi
trái gái tự tìm đến sống với nhau thì khơng những bị coi là bất hiếu mà cuộc hơn
nhân đó cịn khơng được cộng đồng chấp nhận. Thế nên tục “kéo vợ” có thể được
coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng
lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, đơi trái gái sẽ bàn cách tiến tới hôn

nhân bằng tục “kéo dâu” bằng cách nhờ cậy những ông chú, bà thím, bà cô, ông
cậu, anh em, bạn bè... làm nội ứng, thống nhất kế hoạch “kéo dâu”, hợp lý hố
cuộc hơn nhân.
Mọi chuyện được tính tốn trong bí mật, gia đình nhà gái khơng hề hay biết,
cơ gái vẫn ngày ngày đi nương, lấy củi, địu nước như thường. Rồi một ngày như đã
hẹn... chàng trai xuất hiện. Hai người đang tâm sự thì bạn bè của chàng trai xuất
hiện và giúp chàng trai kéo cô gái về nhà mình. Cơ gái dù biết trước mọi chuyện
vẫn cảm thấy bất ngờ, kêu tống lên. Khơng những thế cơ gái phải giả vờ kêu cứu,
khóc lóc để mọi người nhà mình biết đến cứu. Người ta cho rằng người con gái bị
kéo về làm vợ mà khơng khóc lóc, kêu la thì đó là đồ con gái rẻ rúng và hư hỏng,
bị gia đình và làng xóm coi khinh. Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cơ gái
thì các bạn của chàng trai sẽ xơng ra đỡ địn (theo luật lệ của người H’mơng là đã
đi “kéo vợ” thì nhà trai khơng được phép đánh lại nhà gái) để chàng trai mang cô
gái về nhà. Sau khi gia đình chàng trai mang gà ra làm lễ quét phép, cô gái mới
được đưa vào nhà. Người H’mông quan niệm, con gái đã bị người ta dùng gà trống
làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về bố mẹ đẻ cũng khơng thể chấp nhận được vì cơ ta
đã trở thành người của nhà khác, khi chết cũng là ma nhà khác rồi. Chính vì vậy,
khi biết con gái mình đã bị người ta kéo về làm vợ thì dù có khơng đồng ý, có ấm
ức thì đa phần nhà gái cũng đành đồng ý. Tuy nhiên, nếu cứ theo thủ tục thơng
thường thì khi đi ăn hỏi hai bên có thể thỏa thuận về khoản lễ cưới, nhưng nếu nhà
trai dùng tục “kéo vợ” thì nhà gái sẽ ít khi thơng cảm và thường phạt bằng cách địi
lễ cao hơn bình thường. Khi đã chấp nhận dùng tục “kéo vợ” thì nhà trai phải xác
định ngay là sẽ bị nhà gái phạt. Và khi nhà gái đòi bao nhiêu thì phải trả bấy nhiêu
để tránh sự chê cười của làng bản. Chính vì những lệ này mà khơng phải gia đình
nào cũng có thể dùng tục “kéo vợ” cho con trai. Những gia đình muốn dùng tục
“kéo vợ” thường phải là những gia đình, dịng họ tương đối khá giả thì mới có thể
đáp ứng nhu cầu khi nhà gái phạt. Bởi có khơng ít gia đình phải mất vài ba năm
24



mới có thể trả hết lệ phạt mà nhà gái đặt ra. Tục “kéo vợ” cịn có thể diễn ra bởi
nhiều lý do như: người con trai thích người con gái nhưng người con gái lại từ
chối; gia đình người con trai dùng quyền thế “cướp vợ” cho con trai... nhưng
những trường hợp này chỉ xảy ra trước kia, dưới thời xã hội phong kiến.
Còn ngày nay, cũng như nhiều dân tộc khác, người H’mông luôn trọng chế độ hôn
nhân một vợ, một chồng và quan niệm cái đẹp lứa đôi là khỏe mạnh, đạo đức và
chăm chỉ. Hôn nhân là kết quả của tình yêu tự nguyện, các cuộc “kéo vợ” giờ đây
chỉ là sự khẳng định cho tình yêu mãnh liệt, khát vọng về một gia đình hạnh phúc
của trai gái người H’mơng mà thơi. Chính vì vậy, hiểu tục “kéo vợ” của người
H’mông như ngày này chúng ta vẫn hiểu, là khi người con trai thích một người con
gái, liền rủ bạn bè bắt cóc người đó về làm vợ là rất sai lầm, nghiêng về khía cạnh
bạo lực mà khơng thấy hết được tính nhân văn sâu sắc trong đó. Chính vì vậy, có
thể nói, người H’mơng có rất nhiều tục lệ với những ràng buộc khắt khe song bên
trong đó đều chứa đựng các yếu tố nhân văn rất tình người, được xử lý linh hoạt
trên cơ sở đồn kết thương u. Đó chính là nhân lõi để giữ gìn sự gắn bó của cộng
đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa độc đáo của người H’mông.
* Phong tục ma chay: Trước kia, ma chay của người H’mông thường được
tổ chức kéo dài từ 5 đến 7 ngày, ngày nay giảm xuống còn từ 2 đến 3 ngày. Khi gia
đình có người chết, họ đi mời người (thầy mo) đến làm thủ tục cúng hát mở đường,
sau đó mới tiến hành khâm liệm (áo ngồi bằng lanh thì mới được đồn tụ với tổ
tiên). Họ để người chết trên "cáng" treo trước bàn thờ hoặc để trên ghế dài đặt
ngang cửa ra vào. Có nơi người chết được đặt vào quan tài nhưng không đậy nắp
để dễ dàng xem mặt người chết. Trong lúc hát mở đường đến đoạn sự tích gà dẫn
đường cho người chết về với tổ tiên, người ta mang một con gà đã chết để nguyên
lông đặt trong âu bột ngơ để phía dưới người chết. Trong đám ma người Hmông
dùng khèn và trống để thực hiện nghi lễ tiễn đưa người chết về với tổ tiên được êm
đẹp. Sau khi chôn cất xong, nếu là nam giới, người ta cắm 9 cành lá, nữ giới cắm 7
cành để đánh lạc hồn người chết không quay về làm hại những người thân trong
gia đình. Lễ cúng đưa hồn người chết về với tổ tiên sau khi chôn cất hoặc kéo dài
một hay vài năm.

3.2.3. Tín ngưỡng, tơn giáo
* Tín ngưỡng: Để sinh tồn và phát triển giữa thiên nhiên, núi rừng, dân tộc
H’mông ở ..... đã tự tạo nên những cách ứng xử, phong tục rất đặc biệt và thú vị.
Họ tin rằng trong cuộc sống đang diễn ra thường ngày vẫn ln có một lực lượng
siêu nhiên, các đấng bề trên tối cao tồn tại và dõi theo từ rừng xanh sâu thẳm,
những đỉnh núi cao hùng vĩ, đến những hang động, khe suối, con sông… Người
H’mông vẫn gọi các đấng siêu nhiên như thần thánh và ma quỷ với cái tên
đầy tơn kính và sùng bái là ng và Cà.
Thờ cúng tổ tiên, đó là thờ cúng ơng bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã
chết. Người ta tin rằng tổ tiên đã chết, che chở cho con cháu đang sống làm những
nghi lễ cầu xin cho các thành viên thị tộc hay gia đình và tiến hành những nghi
2
5


×