Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cảm nhận tác phậm Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du - Bài làm 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.37 KB, 5 trang )

Cảm nhận tác phậm Độc Tiểu Thanh Ký
của Nguyễn Du - Bài làm 1




Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh cũng "định mệnh" như Thuý Kiều đến với
Đạm Tiên vậy. Ngày tết Thanh minh mà sao sắc xuân không đến với Đạm Tiên trên
nấm cỏ :
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Sắc cỏ vàng úa giữa mùa xuân thật hợp cho cuộc gặp gỡ giữa hai con người có
tên trong sổ đoạn trường. Nguyễn Du với Tiểu Thanh không chỉ là sự cách biệt âm
dương. Đó còn là sự cách biệt của khoảng cách thời gian vời vợi : ba trăm năm lẻ.
Nhưng không phải vì có nhiều khoảng cách mà thiếu đi sự cảm thông. Độc Tiểu
Thanh kí của Nguyễn Du chính là tiếng lòng vượt lên bao khoảng cách để mà cảm
thông và thương xót cho một kiếp người.
Nguyễn Du gặp gỡ Tiểu Thanh mà sao giống như cuộc gặp trong định mệnh.
Đó là cuộc gặp gỡ giữa hai người tài hoa và đầy duyên nợ với văn chương :
Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Cảnh được tả thật hoang tàn. Nguyễn Du nhắc đến một địa danh trong câu thơ
thứ nhất : Tây Hồ (Tây Hồ thuộc tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc), nơi có núi Cô Sơn,
chỗ Tiểu Thanh, một cô gái sắc tài nhưng bất hạnh từng sống. Một sự đổi thay được
cảm nhận như là bước đi của lẽ đời dâu bể. Đó là sự đổi thay tuyệt đối từ quá khứ
sang hiện tại, từ vườn hoa thành gò hoang và từ có đến không. Từ tẫn trong nguyên
bản "hoa uyển tẫn thành khư" gợi sự thay đổi dữ dội, khốc liệt : thay đổi hết, không
còn chút dấu vết gì. Hoá ra câu thơ không phải nói lẽ đời dâu bể. Nguyễn Du đang
thương cho cái đẹp bị dập vùi. Câu thơ mới chỉ tả cảnh mà đã gợi đến bao nỗi xót xa.
Toàn bộ câu chuyện đau thương năm xưa về nàng Tiểu Thanh hiện về. Câu thơ nói
chuyện riêng tư nhưng cũng là nỗi lòng nhân thế.


Câu thơ thừa đề mới thực là cuộc gặp gỡ của Nguyễn Du :
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
(Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ)
Khi còn sống, Tiểu Thanh có làm một tập thơ (Tiểu Thanh kí) để ghi lại nỗi xót
xa, lẻ bóng của mình. Khi nàng tự vẫn, vợ cả đem ra đốt, may còn lại vài bài. Vậy ra
cuộc viếng thương Tiểu Thanh không phải diễn ra tại Cô Sơn. Sự tiếc thương của
Nguyễn Du đã vượt qua khoảng cách thời gian, không gian (chỉ viếng nàng qua tập
sách đốt còn dang dở). Câu thơ tiếp tục khơi vào số phận bất hạnh của Tiểu Thanh.
Phần dư cảo của Tiểu Thanh kí phải chăng cũng chính là cuộc đời tan vụn của nàng ?
Tan vụn nhưng chưa vĩnh viễn mất đi, tan vụn nhưng vẫn còn vương lại để mà tiếp tục
giận hờn oán trách.
Tiểu Thanh đẹp mà bất hạnh, tài năng mà yểu mệnh. Đó có phải là số mệnh của
những kẻ nhan sắc lại tài hoa ? Day dứt ấy ám ảnh Nguyễn Du cả một đời :
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Hai câu thơ khái quát lại nỗi oan trái của Tiểu Thanh. Son phấn là nỗi oan của
sắc. Văn chương là nỗi oan của tài. Hai vật vô tri được nhân cách hoá để có thần, có
mệnh, làm nên cái thần, cái mệnh của Tiểu Thanh. Tập sách kia dẫu có bị đốt đi
nhưng cuộc đời Tiểu Thanh vẫn luôn hiển hiện để mà tiếp tục kêu than, đau đớn thay
cho những kiếp như mình. Hai câu thơ viết bằng cảm hứng xót xa và ngợi ca cái đẹp,
cái tài.
Bốn câu thơ sau là hai sự đổi thay về ý. Từ thương một người con gái tài hoa,
Nguyễn Du thương cho muôn kiếp tài hoa ; từ thương người, Nguyễn Du ngậm ngùi
trong nỗi thương mình.
Nỗi oan, nỗi hận của Tiểu Thanh được Nguyễn Du khái quát thành nỗi hờn, nỗi
oan của bao kẻ cùng hội cùng thuyền :
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Câu thơ chất chứa bao nỗi hờn kim cổ thành một câu hỏi lớn treo lơ lửng giữa
không trung không lời đáp. Tại sao khách má hồng lại gặp nỗi truân chuyên ? Tại sao

những kẻ tài hoa lại hay yểu mệnh ? Câu thơ là nỗi lòng nhân thế, là những nghịch
cảnh thường gặp trong cuộc đời : khách phong lưu lại phải oan, phải khổ. Câu hỏi như
hướng vào vô vọng, không lời đáp. Nỗi hận, nỗi oan cũng vì thế mà càng nhức nhối.
Sau này khi đến thăm chùa Tây Phương, Huy Cận còn nhìn thấy nỗi hờn của
thời đại Nguyễn Du hiện trên mặt tượng đầy bế tắc :
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
Hai câu luận còn là một sự nhập thân. Đó là sự nhập thân tự nguyện của
Nguyễn Du với những kiếp tài hoa bạc mệnh : "Phong vận kì oan ngã tự cư". Chữ ngã
ở đây có nghĩa là "tôi", "ta". Bản dịch, dịch thành "khách" là chưa đạt. Nhưng cũng
phải đến hai câu kết, chủ thể trữ tình mới hiện ra rõ nét :
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
Hai câu cuối lạ, chuyển ý bất ngờ, niêm luật không chú trọng mà không lạc
dòng cảm xúc. Ý tứ đến cũng tự nhiên và hợp lí. Từ thương người, Nguyễn Du
chuyển mạch đến thương mình. Hai câu thơ kết cấu thành một câu hỏi. Câu hỏi hướng
đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại, vì quá khứ và hiện
tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Nguyễn Du cũng không hỏi trời, ông hỏi
người vì còn mong ở đời có thể tìm thấy những tri âm. Với nàng Tiểu Thanh, ba trăm
năm sau đã có một Nguyễn Du "thổn thức", không biết "với mình" liệu ba trăm năm
sau có ai biết đến mà cảm thông ? Câu thơ trĩu nặng. Hai từ bất tri (không biết) đầy tủi
hổ tưởng có thể buông xuôi. Nhưng câu thơ vẫn là một niềm tin. Nguyễn Du vẫn tin ở
nhân tâm của con người.
Thơ hoài cổ thường là tiếng khóc dành cho những cố nhân. Thơ Nguyễn Du
không hoàn toàn như vậy. Nhớ đến, thương đến cố nhân, tác giả chạnh lòng thương
chính bản thân mình và những người nghệ sĩ. Nó chính là khởi nguồn cho cảm hứng
nhân văn cao cả của bài thơ.
Độc Tiểu Thanh kí còn là sự day dứt cả đời của Nguyễn Du. Đó là niềm day
dứt của thi nhân về nỗi bấp bênh của thế thái nhân tình. Niềm day dứt ấy phải vì thế
mà ôm trọn sự bế tắc của "thời đại Nguyễn Du" .


×