Cảm nhận về Nỗi thương mình (trích
Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Nghệ Tĩnh, vùng đất địa linh nhân kiệt, nới thoát ẩn của những bậc thi sĩ, anh
hùng, nơi ẩn của những bậc thi sĩ, anh hùng, nơi sinh ra những con người có chí vững,
tâm hồn mạnh mẽ. Đại thi hào Nguyễn Được cũng là một trong những người con
được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ấy. Sự nghiệp thơ văn của ông không nhiều,
nhưng những gì mà ông đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc lại vô cùng đồ sộ, vĩ
đại. Truyện Kiều là một trong những kiệt tác của Nguyễn Được. Từ cốt truyện của
Thanh Tâm tài nhân. Nguyễn Du đã tạo nên một tác phẩm mới với cái nhìn mới về
con người, xã hội với Nguyễn Du không chỉ là câu chuyện tài mệnh tương đố mà còn
là câu chuyện geữa tài và tâm. Chính điều này đã mang đến cho Truyện Kiều có một
linh hồn mới, một sức sống mới, phù hợp với tâm hồn của người Việt Nam. Truyện
Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa Việt Nam và trở thành món
ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống. Nhân vật trung tâm của Truyện Kiều là
Thúy Kiều –con người tài sắc vẹn toàn. Những cũng không tránh khỏi bi kịch của
cuộc đời. Đoạn trích Thúy Kiều tự thương mình tả lại cảnh Kiều bị mắc lừa sở
khanh bị Tú bà đánh đập tàn nhẫn. Thúy Kiều phải nhận lời tiếp khách làng chơi.
Đoạn trích Kiều thương mình nằm từ câu 1229 đến 1240. Đoạn trích lên cảnh lầu
xanh và tâm trạng của Thúy Kiều sau khi tỉnh giấc à tự thương mình.
Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du đi miêu tả cảnh ăn chơi trác táng ở chốn lầu
xanh:
Lầu xanh mới rủ trướng đào
Cành treo giá ngọc, càng cao phẩm người.
Bướm lả -ong lơi
Lá gió –cành chim
Nguyễn Du diễn tả những du khách làng chơi ở một tầng bậc cao độ. Đây là
cảnh sinh hoạt của một tổ ăn chơi, một cái gì đó dữ dội xô bồ, gấp gáp bởi những từ
ngữ gợi hình, gợi cảm độc đáo. Chính sự tác từ đã làm cho cuộc vui tăng lên gấp bội:
lả lơi…một cách ăn chơi nổ trời và không lúc nào ngớt khỏi cảnh kiếm tìm, đưa đón
tấp nập khiến cảnh trông thấy được nhân lên gấp bội với hình thức ngôn ngữ đặc biệt.
Đó là xé các nhóm từ rồi đan chéo lại với nhau. Cho nên trong một câu thơ, một chủ
thể, một vật thể đựợc tách thành hai chủ thể, hai vị thể. Sự tách bạch đó không đơn
thuần chỉ được nhân lên về lượng mà còn nhân lên cả về chất. Cuộc sống buông thả,
không nề nếp, quy củ và vô cùng trác táng.
Trướng đào tức là biểu hiện quảng cáo có hàng mới và có hàng mới ắt có đông
người tìm đến, vì đông người nên giá mua vui càng cao.
Hai câu tiếp theo của đoạn trích:
Biết bao bướm lả ong lơi
…Dập dìu lá gió cành chim
Rồi tiếp đó là những cuộc say sưa nào là trận cười, cảnh đưa rước tất cả những
cuộc vui đó cứ kéo dài ra quanh năm suốt tháng…Đây chính là cách dùng ngôn ngữ
độc đáo của Nguyễn Du khi miêu tả về những cuộc vui ở lầu xanh. Khách làng chơi
đến lầu xanh được ví như những loài ong bướm lúc nào cũng lả lơi.
Trước hết câu thơ không có chủ từ, đó là chốn lầu xanh, bởi đâu đâu cũng thấy
nàng Kiều xuất hlà nhân vật trung tâm của giá ngọc phẩm người:
Khi tỉnh rượu lúc tàng canh Nguyễn Du không để cho nàng Kiều xuất hiện trực
tiếp, ông chỉ lách ngòi bút của mình thôi mà đã
hiện lên tất cả.
Tỉnh rượu khi tàn, Kiều tỉnh giấc và thương thân mình: Giật mình, mình lại
thương mình xót xa. Chỉ với câu thơ này mới đưa nàng Kiều tự phận gái lầu xanh trở
về với thân phận nàng Kiều trong chính bản thân mình.
Tỉnh rượu, tàn canh là lúc con người sống thật với lòng mình nhất, tự thức về
những hành
động của mình, ý thức về những điều chua chát, đắng cay của bản thân mình.
Và một khi đã ý thức được những hành động của mình thì đó cũng là lúc nhân phẩm
của con người trỗi dậy, là nhân phẩm, bản chất tốt đẹp của nàng Kiều. Chỉ trong một
câu thơ thôi đã có đến ba chữ mình là lúc Kiều cảm thấy mình cô đơn. Kiều tự suy
nghĩ, đánh giá, tự thương mình. Chữ mình thứ hai có ý nghĩa quan trọng nhất, chính
chữ mình này biểu hiện sự tự thương mình lớn nhất, chỉ có mình thấu hiểu hoàn toàn
nỗi lòng của nhân vật trữ tình trong lúc này. Chữ mình thứ hai là loại câu nửa trực
tiếp, nửa gián tiếp, là lời từ Kiều nói cho mình, cũng là lời nói của tác giả, tác giả như
xông vào câu chuyện của Kiều như thấu hiểu mọi nguồn cơn, mọi sự tình vào câu
chuyện của Kiều để cùng chia sẻ, cảm thông với thân phận bọt bèo, nổi trôi của nàng
Kiều. Đây là một câu thơ đa nghĩa, làm lay động lòng người.
Sau đó Kiều luôn sóng trong tâm trạng buồn thương:
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường thế thân
Mặc người mưa Sở, mưa Tần
Những mình nào biết có xuân là gì?
Trong Kiều lúc này đang có sự phân thân. Hiện tại thì đau đớn, tan tác, chia lìa,
nhục nhã đau đớn, đối lập bơ với quá khứ, một qua khứ êm đềm, trong trắng trinh
nguyên. Cuộc sống khi xưa thơ mộng đẹp đẽ bao nhiêu thì cuộc sống hiện tại nhục
nhã ê chề bấy nhiêu. Những dằn vặt da diết đớn đau của một con người bị xô đẩy vào
một hoàn cảnh đối lập hòan toàn với bản chất tâm hồn và với cuộc sống trong sạch
trước đây. Thúy Kiều trước đây là Thúy Kiều rung động trước hình bóng văn nhân,
một đóa hải đường hay một ánh trăng xanh, một xúc động trước cảnh ngộ thương tâm
của con người đời xưa…
Một lời than, sự ngạc nhiên, sự dằn vặt và ẩn đằng sau là nỗi tủi thân chua xót
đến cùng cực mà trước đó là cuộc sống êm đềm hạnh phúc kẻ đón người đưa, tinh
khôi, nõn nà, thơm tho…và bây giờ chỉ là một bông hoa tan tác, bị vùi dập giữa
đường, bị ngắt khỏi cành bị lìa khỏi cội. Một cuộc sống thật phũ phàng, một cuộc đời
thê bỉ, với cảnh tượng giày vò mua đi bán lại:
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Ở đây không đơn thuần chỉ là sự so sánh. Hai từ sao đặt liền câu trước, câu sau
tạo nên sự cách biệt, một nhân vật thành hai nhân vật, hai thân phận. Khi sao -giờ sao
đây là hai khoảng thời gian cách biệt khác nhau cộng lại là nỗi chua xót đắng cay tủi
thân đến vô bờ:
Mặt sao dày gió dạng sương
Thân sao bướm chán ong chường thế thân.
Biểu hiện tại dày gió dạn sương nỗi buồn chán tăng lên gấp bội. Nói đến mặt là
nói đến tâm hồn, thế mà giờ đây mặt trơ trơ. Nàng nhớ đến hành vi đã qua cay đắng
tủi nhục khôn cùng chỉ khi tâm hồn chết theo thì Kiều mới sống được ở chốn lầu xanh
này mà chi có thể quên đi những gì êm đềm tốt đẹp trước đây, một thời trướng phủ
màn che quên đi bản thân mình thì Kiều mới có thể tồn tại được trong xã hội này.
Thông qua việc miêu tả đoạn trích Kiều tự thương mình Nguyễn Du đã đặc biệt
thành công trong việc miêu tả tâm trạng của Kiều. Cái biệt tài của Nguyễn Du trong
đoạn trích này là miều tả tâm trạng cô độc của Kiều, bị tách ra khỏi sự giao tiếp với
nội tâm thì thiên nhiên lập tức xuất hiện để nói hộ lòng người. Thiên nhiên với con
người làm một, cảnh hòa với tình Nguyễn Du có được thành công ấy là do tác giả đã
vận dụng sự hiểu biết của mình về cuộc đời trong việc xây dựng, khám phá nội tâm
nhân vật như nghệ thuật sử dụng từ ngữ một cách chính xác, lựa chọn, sáng tạo hình
ảnh phù hợp với hoàn cảnh. Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng của Kiều, một tâm trạng
bi thương, thấm thía. Một con người có ý thức sâu xa về nhân phẩm của mình và giữ
gìn phẩm chất ấy cho dù cuộc đời có vùi dập đến đâu vẫn không sao xóa bỏ được ý
thức ấy ở chốn lầu xanh. Khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện
lòng thương cảm sâu sắc đối với nhân vật đồng thời qua đó tác giả cũng lên án, phê
phán xã hội một cách sâu sắc.