Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về nỗi sợ hãi của con người (Dàn ý + 5 mẫu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.99 KB, 11 trang )

Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người

Dàn ý nghị luận về nỗi sợ hãi của con người
I. Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: nỗi sợ hãi của con người.
II. Thân bài:
a. Bàn luận về sự sợ hãi của con người trong cuộc sống
- Giải thích khái niệm "sợ hãi":
● Là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang,
lo sợ.
● Trạng thái cảm xúc này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận
ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm.
- Nêu tác hại của nỗi sợ hãi:
● Khiến con người trở nên hèn nhát, không dám đối diện với những chông gai,
thử thách.
● Khiến con người không dám vượt qua giới hạn của bản thân.
b. Bàn luận về cách vượt qua sợ hãi
- Con người cần giữ được sự bình tĩnh, ln giữ bản thân ở thế chủ động để đối mặt
với những lo âu, từ đó tìm cách vượt qua và chiến thắng nỗi sợ.
- Biến nỗi sợ hãi của chính mình thành động lực để hành động thiết thực.
- Can đảm dấn thân, nhanh chóng nắm bắt lấy những cơ hội mà không hề đắn đo, do
dự.
- Trước khi thực hiện mọi kế hoạch, con người cần nghiêm túc suy nghĩ về những khó
khăn, rủi ro tiêu cực có thể xảy ra để vạch ra phương hướng, cách thức vượt qua.
III. Kết bài:
- Khái quát vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.5
Nghị luận về nỗi sợ hãi - Mẫu 1
Con người sinh ra chào đời bằng tiếng khóc, cha mẹ, ơng bà đón lấy những đứa trẻ
bằng giọt nước mắt hạnh phúc. Cuộc sống cứ tiếp diễn tuần hoàn như thế, mọi thứ cứ



Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
sinh sôi nảy nở cùng với nỗi lo muôn thuở của con người, lo sợ nhiều thứ lắm, lo đến
mức quên ăn quên ngủ, tổn hại sức khoẻ và có những người từ nỗi lo ấy mà hình
thành nên sự sợ hãi, khơng cịn tự tin vào bản thân mình nữa, nỗi sợ hãi ấy ám ảnh con
người suốt một thời gian dài. Vì vậy, có ý kiến rất hay cho rằng: “Vượt qua nỗi sợ hãi
là tiền đề cho sự thành công”
Khi ta leo núi, ta trèo được lên đỉnh núi, đó gọi là vượt qua. Hay khi ta gặp phải một
chuyện không hay trong cuộc sống, ta cũng lấy lại được tinh thần sau một khoảng thời
gian u tối, đó chính là vượt qua. Vượt qua nỗi sợ hãi chính là đánh thắng nỗi sợ hãi ấy,
tự tin làm những điều mình nghĩ, bước ra khỏi được chính bản thân mình. Cố gắng
khắc phục được những trở ngại để tiếp tục thực hiện hoài bão và ước mơ của mình.
Nỗi sợ hãi chính là cảm xúc tâm lí tiêu cực của con người, khi họ không tin vào năng
lực của bản thân, không dám tin vào những điều mình làm, thấy mình nhỏ bé và yếu
đuối, thấy những gì mình có khơng thể làm được gì cho người khác. Sống rất tự ti và
khép mình lại, khơng muốn tiếp xúc với ai, sợ bị phát hiện ra điểm yếu. Không bao
giờ dám đưa ra quan điểm sống của mình sợ người khác chỉ trích, vì vậy ln tạo một
vỏ bọc thật vững chắc để không ai làm tổn hại đến mình. Theo một cách khác, sợ hãi
chính là tạo một lớp bảo vệ chống lại tác nhân bên ngồi, tự mình nhận biết được nguy
hiểm và cố gắng chạy trốn khỏi nó. Có nhiều người sinh ra đã ln sợ, sợ ma, sợ
những thứ có hình dạng xấu xí, nhìn ghê ghê, đó là phản xạ rất bình thường hình thành
từ bản năng. Có người vì tác động từ công việc đời sống mà lúc nào cũng lo lắng quá
mức thành sợ hãi. Luôn mệt mỏi trong những cái suy nghĩ tiêu cực.
Tiền ở đây chính là trước hay là cái đầu tiên, đề là cái chủ đề nào đó. Tiền để được
hiểu là cái đi trước, cái mở đường để tạo dựng cái hậu là sự thành cơng. Vì muốn
thành cơng, người ta cũng phải vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ mới có được.
Muốn thành cơng phải xây dựng được nền móng vững chắc trước đã. Mỗi lần bạn
vượt qua được một điều khó khăn nào đó, tự bạn sẽ có kinh nghiệm, tự bạn sẽ trưởng
thành, ngày qua ngày bạn một lớn lên, bạn có những ước mơ to lớn, nếu cứ sợ hãi thì
sẽ khơng bao giờ làm được việc gì cả. Và cũng khơng ai có thể giúp bạn, chính vì vậy
bạn phải vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình thì mới tốt lên được. Đi xin việc mà nói

với người phỏng vấn năng lực của mình rất tồi thì liệu có ai mạo hiểm mà chọn bạn.
Hay làm cơng việc nhóm, bạn sợ hãi mình sẽ làm khơng tốt, sợ mình khơng biết làm
như thế nào thì khi nào cơng việc mới xong, và cũng chẳng ai muốn làm chung với
một người có suy nghĩ như vậy cả. Lúc đó, chính bạn là người tách mình ra khỏi cuộc
sống này, chứ khơng phải một ai khác. Sự tự ti đó sẽ biến bạn thành con người nhút
nhát và yếu hèn. Nếu Bác Hồ của chúng ta năm xưa không vượt qua bao nhiêu khó
khăn và nỗi sợ hãi thì liệu bây giờ mình có được sống cuộc sống ấm no này không.
Thành công luôn đi đôi với nước mắt, bạn không biết phải đổ bao nhiêu thứ, phải chịu
bao nhiêu ấm ức mới có thể có được.


Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
Sợ hãi thì ai cũng có chỉ là ít hay nhiều thôi. Vượt qua được nỗi sợ hãi con người sẽ
tìm thấy bình minh của cuộc đời. Vậy làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi ấy thì là một câu
hỏi khó. Trước hết, bạn phải xem nỗi sợ hãi ấy là gì, tại sao mình lại phải sợ hãi như
vậy, có tác nhân gì khơng. Khi tìm ra nỗi lo lắng ấy, hãy tâm sự với một người bạn
thật sự tin tưởng để họ có thể sẻ chia hoặc cho bạn những lời khuyên chân thành nhất
mà bạn cần. Đừng trốn tránh vì nếu cứ trốn tránh thì nỗi sợ ấy càng dâng cao lên. Nếu
bạn sợ máy bay, hãy đặt một chuyến bay ngắn, nếu bạn sợ chó mèo, hãy thử đến thăm
khu trại động vật. Nếu bạn e dè khi phải nói chuyện trong một đám đơng lớn, hãy
tham dự một sự kiện đòi hỏi phải thuyết trình trước cơng chúng. Dù nỗi sợ hãi đến từ
bất kì điều gì, hãy trực tiếp tấn cơng vào nó. Như vậy bạn đang chứng tỏ mình mạnh
hơn nó. Nhưng nếu bạn làm tất cả những việc đó mà vẫn khơng giải thốt được thì bạn
hãy đi gặp bác sĩ tâm lí, họ sẽ giúp bạn được giải thốt nhanh hơn. Nếu bạn muốn có
một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc thì hãy có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí,
nếu cảm giác quá áp lực, hãy buông bỏ và đến một nơi thật xa để nghỉ ngơi lấy lại
cảm xúc từ sâu trong lòng.
Vượt qua nỗi sợ hãi là vượt qua chính bản thân mình, tìm đến sự thành cơng. Tự tin
mình có thể làm được, đừng cố chấp đặt mình vào những suy nghĩ miên man rồi lại
rút ra mình khơng có khả năng gì, rồi không dám làm. Cuộc sống là phải đương đầu

và tìm kiếm những con đường mới, nếu bạn cứ nhút nhát khơng dám bước thì mãi mãi
bị bỏ lại phía sau.
Sống ở trên đời hãy sống thật có ích, hãy bước qua cái vỏ bọc của bản thân để tìm
được chính mình, chỉ có tìm được chính mình thì mới tạo được ra những giá trị mới.
Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường hãy ln sống là chính mình, tự tin để giúp ích
được cho xã hội. Có thể sẽ có rất nhiều lúc sẽ gặp các khó khăn, nhưng đừng lùi bước,
hãy tự tin bước qua. Hãy là người nắm tay những người xung quanh bạn đang run sợ,
bước cùng bước chân với bạn, để mọi người cùng bước đến thành công.
Nghị luận về nỗi sợ của con người - Mẫu 2
Napoleon từng nói “Kẻ nào sợ bị khuất phục, kẻ đó sẽ thất bại.” Bởi thế nên trong
cuộc sống hàng ngày, chúng ta ln được khích lệ động viên bằng những câu nói
“Đừng sợ thất bại”, “Chớ sợ khó khăn”… Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người, cái sợ
dường như thật vơ ích, cái sợ trở thành một thứ ngăn trở con người tiến lên, thành
công. Vậy mà trả lời phỏng vấn một tờ báo, khi được hỏi sợ điều gì, diễn viên Lương
Mạnh Hải lại nói :”Tơi chỉ sợ luật pháp.” “- Ngoan hiền thế kia sao phải sợ luật
pháp?” “- Chính vì sợ luật pháp nên mới ngoan hiền.” Phải chăng bên cạnh sự can
đảm thì cái sợ ở một khía cạnh nào đó cũng thật cần thiết?


Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
Sợ là cảm xúc lo lắng, bất an khi đối diện với một nỗi nguy hiểm hoặc một mối đe dọa
nào đó có thể xảy đến với mình. Sợ là một biểu hiện tâm lý mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp
phải trong cuộc sống, nó ln hiện diện thật phong phú. Một đứa bé có thể sợ khơng
có mẹ ở bên, một học sinh sợ bị điểm kém, một cơ gái nhút nhát có thể sợ khi đối diện
với đám đông, một người bán rong sợ trời mưa gánh hàng bị ế, một người sắp rời khỏi
cuộc đời sợ cái chết,…. Theo các nhà tâm lý học thì sợ là một cảm xúc thuộc về bẩm
sinh, bản năng của mỗi con người, nó là một điều rất đỗi bình thường.
Đa phần ta vẫn thường cho rằng sợ hãi là một cảm xúc khơng tốt, nó khiến con người
trở nên nhụt chí, trở nên hèn nhát và cản trở thành công. Kinh Phật cũng đề cao cái
“vô úy”, “vô sở úy” (Tức là không sợ hãi) mà răn rằng: “Đừng nên để lịng vào chỗ sợ

hãi lắm mới xa lìa trong trường chiêm bao tráo trác”.
Nếu sợ thất bại mà khơng dám đối diện với khó khăn, khơng dám thử, khơng dám
khám phá những cái mới, cái sợ đó sẽ khiến con người trở nên nhỏ bé và giới hạn khả
năng của chính mình. Turgot nói: “Có những người vì sợ gãy chân mà không dám
bước đi. Nhưng không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy?” Quả thực, với cuộc
sống phong phú này thì một lần dám đối diện với thử thách, một lần dám “liều” thì
con người sẽ khám phá và mở rộng hơn rất nhiều cuộc sống vốn ngắn ngủi, đó là khi
thành cơng đến, là khi tìm thấy và khẳng định được chính mình.
Nếu sợ cường quyền mà khuất phục, cúi đầu để được sống, để đạt được mục đích đê
hèn thì nỗi sợ hãi đó cũng thật đáng khinh. Sợ cấp trên nên nịnh nọt để được thăng
tiến, để không bị trù dập, sợ mất cơ hội mà tranh giành, đấu đá dẫm đạp nên mọi giá
trị. Những nỗi sợ đó khiến con người vốn nhỏ bé lại càng bị kéo xuống thấp hơn.
Nhưng khơng phải vì thế mà cứ sống một cách ngang tàng, khơng biết sợ bởi lẽ có
những nỗi sợ lại rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu biết tiết chế nỗi sợ hãi và biết sợ
hãi đúng lúc, đó có khi lại là một cách hay để sống tốt cuộc sống của mình.
Bởi lẽ đối diện với bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống, cái sợ sẽ khiến con người
trở nên cẩn trọng hơn. Cuộc sống luôn ẩn chứa những khó lường, những thay đổi mà
con người khơng thể biết hết, sợ những hiểm nguy đó cũng giống như một người đi
trong đêm sợ bóng tối vậy. Để từ nỗi sợ đó, ta sẽ tính tốn cẩn thận và có những bước
đi đúng đắn. Sợ thất bại, ta sẽ cẩn trọng để không phải mắc sai lầm, để đi đến thành
cơng nhanh chóng hơn. Nếu khơng biết sợ, ai cũng có thể nhắm mắt làm liều, làm bừa
thì hậu quả sẽ khôn cùng. Vụ sập cầu Cần Thơ năm 2008 chẳng phải cũng là biểu hiện
của sự thiếu cẩn trọng mà căn ngun của nó cũng chỉ vì không biết sợ hay sao?
Hơn nữa, đôi khi cái sợ lại là biểu hiện trái chiều của thái độ trân trọng với cuộc đời.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống.
Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lịng nhớ nhung.” Một ví dụ giản dị


Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
nhất của nỗi sợ, đó là sợ cái chết. Sợ cái chết không chỉ là một nỗi sợ bản năng của

con người mà với những người biết trân trọng cuộc sống, sợ cái chết vì cịn nhiều điều
chưa hồn thành, vì cịn nhiều dự định cịn ấp ủ. Khơng u đời sao phải ngại chết,
khơng trân trọng tình người sao phải sợ mất tình?
Ta vẫn thường nhìn nhận sự sợ hãi đồng nghĩa với hèn nhát, thiếu can đảm, từ đó mà
xem nhẹ, coi khinh cái sợ. Nhưng đơi khi, có những nỗi sợ hãi lại tơn con người lên,
khẳng định phẩm giá của con người, như nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ
người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao - một con người khơng
biết sợ bất cứ thế lực nào nhưng lại có một nỗi sợ thật cao quý “sợ phụ mất một tấm
lịng trong thiên hạ.” Chính cái sợ đó đã tơn vinh Huấn Cao lên thêm một bậc của kẻ
anh hùng.
Trở lại với cuộc đối thoại ngắn của diễn viên Lương Mạnh Hải để thấy được một
trong những điều con người nên sợ hãi, đó là sợ pháp luật. Người ta thường nói, nếu
khơng làm điều gian tà, độc ác, sao phải sợ sự trừng trị của pháp luật? Nhưng Lương
Mạnh Hải lại cho rằng người thiện lương mới là người sợ pháp luật. Bởi lẽ cái sợ sự
trừng trị nghiêm minh của pháp luật với những kẻ gian tà thực chất chỉ là cái sợ bề
ngoài, cái sợ thuộc về bản năng khi phải đón nhận một bản án khơng tốt dành cho
mình. Cịn cái sợ pháp luật của người lương thiện đó khơng chỉ là cái sợ để hướng con
người biết giới hạn, biết hành xử đúng mực mà đó là cái sợ khi phải đối diện với tịa
án lương tâm trong chính mỗi con người.
Xã hội sẽ ra sao nếu như ai ai cũng không biết sợ pháp luật? Đó là khi những quy tắc,
chuẩn mực, giới hạn bị phá vỡ, khi mọi quyền của con người bị xâm phạm một cách
ngang nhiên. Đó là khi ai cũng có thể lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để gây tội
ác, như những dư chấn sau vụ án Lê Văn Luyện, đó là tội ác của Lê Anh Tuấn, khơng
biết sợ pháp luật vì biết mình chưa đủ độ tuổi luật định để nhận bản án thích đáng của
pháp luật đối với tội ác dã man của mình.
Bởi thế mà cái sợ không phải lúc nào cũng là vơ ích, vơ nghĩa. Sợ để biết sống đúng
mực, sợ để biết trân trọng những gì đáng quý trong cuộc đời, sợ để biết cẩn trọng hơn.
Đó là cái sợ nên có trong cuộc đời.
Cuối cùng, thực chất, sợ và không sợ cũng chỉ tồn tại trong cùng một mối quan hệ mà
thơi, vì sợ cái này mà khơng sợ cái kia. Nó giống như sự can đảm của người lính,

khơng sợ cái chết bởi sợ sống một cuộc sống cịn tồi tệ hơn cái chết, đó là cuộc sống
của một dân tộc đã chết. Nó cũng giống như nhà bác học Ga-li-lê không sợ giáo hội
Thiên Chúa giáo thế kỉ XVIII vì sợ chân lý bị đánh cắp khi bảo vệ quan điểm Trái Đất
quay quanh mặt trời của mình. Bởi vậy sợ và khơng sợ, cái nào nên, cái nào khơng
nên thực chất khơng có ranh giới rõ ràng, ranh giới đó do chính mỗi người tự đặt ra


Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
khi đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống. Để làm sao, dù khơng sợ hay sợ thì ta
vẫn ln hành xử một cách đúng mực.
Cịn tơi, tơi sợ một ngày tơi đánh mất chính mình…
Nghị luận về nỗi sợ hãi của con người - Mẫu 3
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Câu nói nổi
tiếng của Đặng Thùy Trâm đã để lại một bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về cách
vượt qua những chông gai, thử thách cuộc đời. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ ai cũng
có được bản lĩnh kiên cường trước những khó khăn, gian nan. Có khơng ít sóng gió
khiến con người sợ hãi, chùn bước và gục ngã. Vậy làm như thế nào để chúng ta có
thể chiến thắng những sợ hãi và vượt qua những phong ba bão táp của đường đời?
Như chúng ta đã biết, sợ hãi là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với
nét tâm lý hoang mang, lo sợ của con người. Trạng thái này xuất hiện như một phản
xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự
nguy hiểm. Khác với sự lo lắng thông thường, nỗi sợ hãi thường khiến con người
không giữ được bình tĩnh, run sợ khơng dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ
hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngồi, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vơ
hình in sâu trong tâm lý, tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại
lực, sự sợ hãi sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của con người.
Nỗi sợ thường xuất phát từ những áp lực ràng buộc con người, chẳng hạn như học
sinh thường lo sợ những bài kiểm tra, sợ điểm kém bởi ảnh hưởng của căn bệnh thành
tích và địn roi từ bố mẹ; các bạn sinh viên, cử nhân ra trường lo sợ khơng thể tìm
kiếm cơng việc phù hợp để ni sống bản thân; nhân viên công sở e dè, không dám

dấn thân trước sự địi hỏi cao của tính chất cơng việc,...
Để vượt qua nỗi sợ hãi, trước hết chúng ta cần giữ được sự bình tĩnh, ln giữ bản
thân ở thế chủ động để đối mặt với những lo âu, từ đó tìm cách vượt qua và chiến
thắng nỗi sợ. Cậu bé Dre Parker trong bộ phim "Karate Kid" là một trong những minh
chứng tiêu biểu thể hiện rõ sự chiến thắng của lòng dám cảm. Năm 12 tuổi, Dre theo
bố mẹ di chuyển từ thành phố Detroit, Mỹ sang Bắc Kinh, Trung Quốc để học tập,
sinh sống. Tại miền đất mới, sự khác biệt về làn da, ngôn ngữ khiến cậu thường xuyên
bị những học sinh khác bắt nạt. Ban đầu, cậu bé học võ chỉ để phòng thân và đánh bại
những người bạn xấu, nhưng đến cuối cùng, cậu nhận ra ý nghĩa của điều mà cậu đang
cố gắng thực hiện. Đó là việc cậu muốn chiến thắng những nỗi ám ảnh, lo sợ: "Con
vẫn muốn lên thi đấu vì con cịn sợ. Con khơng muốn ngày hơm nay kết thúc mà con
vẫn còn nỗi sợ này. Dù thắng hay thua, con vẫn phải làm để con không cịn sợ nữa ...".
Câu nói đã thể hiện nghị lực phi thường, quyết tâm cao độ vượt qua những tổn thương
trong quá khứ của một cậu bé 12 tuổi. Cậu bé đã lựa chọn đứng lên đối diện, đánh bại,


Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
chiến thắng thay vì gục ngã và bị nhấn chìm trong nỗi sợ mãi mãi. Bộ phim đã để lại
bài học sâu sắc về việc biến nỗi sợ hãi của chính mình thành động lực để hành động
thiết thực. Điều này cũng giống như việc chúng ta can đảm dấn thân, nhanh chóng
nắm bắt lấy những cơ hội mà khơng hề đắn đo, do dự. Để làm được những điều này,
chúng ta cần rèn luyện thái độ sống tích cực, lạc quan để xua tan những nỗi lo âu,
muộn phiền giống như bức thơng điệp ẩn chứa trong câu nói: "Hãy hướng về phía mặt
trời. Bóng tối sẽ ngả về sau bạn". Ngoài ra, trước khi thực hiện mọi kế hoạch, con
người cần nghiêm túc suy nghĩ về những khó khăn, rủi ro tiêu cực có thể xảy ra để
vạch ra phương hướng, cách thức vượt qua. Khi làm được điều này, đồng nghĩa với
việc con người đã chiến thắng bản thân để đương đầu trước mọi gian nan, bởi "vượt
qua nỗi sợ hãi chính là tiền đề của sự thành cơng".
Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được cuộc sống của con
người ln chứa đựng nhiều nỗi sợ. Để chiến thắng sự lo âu, sợ hãi, đồng thời đứng

vững và đạt tới thành cơng bằng chính đơi chân của mình, con người cần rèn luyện
bản lĩnh, nghị lực kiên cường, bền bỉ.
Nghị luận về nỗi sợ hãi của con người - Mẫu 4
Có lẽ bất kì ai trong chúng ta cũng đều có những nỗi sợ hãi. Chẳng hạn như có người
sợ rắn, có người sợ ma, có người sợ trời sấm sét và có người cho rằng có lắm thứ trên
đời này đáng sợ. Như tơi thì tơi sợ mỗi lần băng qua đường khi xe cộ đơng nghẹt vì
cảm tưởng như nó sắp tơng mình tới nơi vậy. Nghe thật buồn cười nhỉ? Nỗi sợ hãi là
một điều thường trực trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Vậy sự thật nỗi sợ
hãi là gì, tại sao chúng ta khơng nên sợ hãi và làm thế nào để có thể vượt qua được
những nỗi sợ hãi này.
Có lẽ khơng phải ai cũng biết, thật ra nỗi sợ hãi thường không có thật mà là sản phẩm
do chính tâm trí chúng ta sáng tạo ra. Có người chưa bao giờ nhìn thấy ma nhưng
nghe đến ma thì rất sợ, cũng có người chưa từng bị rắn cắn lần nào nhưng lại rất sợ
rắn. Cũng có khi nỗi sợ hãi ấy đến từ một việc trong tương lai và chưa hề xảy đến. Giả
sử nếu ngày mai có một việc quan trọng nào đó đối với chúng ta như thi cuối kì hay
chuẩn bị đi xa một chuyến chẳng hạn… thì nhiều người thường tưởng tượng ra đủ mọi
thứ tình huống khơng hay và tự khiến mình lo lắng: khơng biết mình có ngủ qn hay
khơng, khơng biết mình có bị trễ giờ thi hay khơng, khơng biết có bị tắc đường hay
không, nhỡ đâu đi trên đường xảy ra tai nạn thì sao… Hay như khi đứng trước một
đám đơng khơng biết có bạn nào cảm thấy rối rắm với nhiều câu hỏi quẩn quanh trong
đầu như ơi, khơng biết mình chuẩn bị như thế đã tốt hay chưa, không biết mọi người
có thích những điều mình nói hay khơng,…Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, suy cho
cùng những nỗi sợ hãi ấy chẳng qua chỉ là do chúng ta tự tưởng tượng ra mà thơi, vốn
dĩ nó khơng hề tồn tại vì đơn giản nó chưa hề xảy ra. Nên có lẽ chúng ta thật thiếu


Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
khôn ngoan khi đi lo sợ một điều không biết là có xảy ra hay khơng. Phải khơng các
bạn?
Có bao giờ bạn nghĩ chính nỗi sợ hãi đã khiến chúng ta bỏ lỡ những điều tuyệt vời mà

lẽ ra chúng ta có thể nhận được hay chưa. Giả sử bạn là một cậu con trai và bạn có
cảm tình với một cơ gái nào đó nhưng bạn lại khơng đủ can đảm để bày tỏ vì bạn sợ
sợ người ấy khơng thích bạn, vì bạn cảm thấy mình kém cỏi, mình khơng xứng đáng
với người ấy thì có thể bạn đang đánh mất một cơ hội để có một mối quan hệ tốt đẹp,
bởi vì biết đâu người ấy cũng có cảm tình với bạn thì sao. Bạn sợ nói chuyện với
người lạ nhưng biết đâu người ấy có thể sẽ là một người quan trọng trong cuộc đời của
bạn thì sao? Bạn có bao giờ nghĩ như thế hay chưa? Cũng giống như nếu muốn cửa
mở thì trước hết ta phải gõ cửa để người bên trong biết được sự tồn tại của mình, cịn
việc sau đó có mở cửa hay không là quyền của họ. Và nhiều khi việc gõ cửa cũng cần
lắm can đảm như việc gõ cửa trái tim ai đó chẳng hạn. Nhưng nếu khơng thử một lần
thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết được kết quả. Phải khơng?
Vậy làm thế nào để có thể vượt qua những nỗi sợ hãi luôn thường trực trong tâm trí
mình? Một trong những cách để bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn khi gặp khó khăn, khi
cảm thấy sợ hãi chùn bước là hãy nhớ lại những việc tương tự mà bạn đã thành cơng
trong q khứ, lúc đó bạn sẽ có động lực để vượt qua nỗi sợ hãi. Chẳng hạn bạn đang
ngồi trên xe buýt, ngồi cạnh bạn là một chàng trai khá điển trai và cậu ta đang đọc một
cuốn sách mà bạn rất yêu thích. Bạn muốn bắt chuyện với cậu ấy để chia sẻ về những
điều hay ho trong cuốn sách đó nhưng lại ngại, lại sợ người ta nghĩ khơng hay về mình.
Vậy thì hãy nhớ lại những lần bạn đã thành cơng bắt chuyện với những người xa lạ
như thế nào, bạn đã hỏi thăm bằng những câu hỏi chân thành ra sao, bạn đã mỉm cười
rạng rỡ và thân thiện với người ấy như thế nào. Hãy nhớ lại và tự tin bắt chuyện với
cậu bạn kia vì bạn cũng đã từng làm được điều đó trước đây.
Một trong những gợi ý khác để giúp chính mình vượt qua những nỗi sợ hãi mà bạn
đang bị ám ảnh đó là hãy biến chính nỗi sợ hãi trở thành động lực để hành động. Nếu
bạn sợ mình quá mập thì hãy chăm luyện tập thể thao, thiền, chạy bộ, bơi lội, tennis,
yoga,… rất nhiều mơn thể thao có lợi cho sức khỏe và làm đẹp hình thể mà bạn có thể
thử dù bạn là ai, ở độ tuổi nào đi chăng nữa. Nếu bạn sợ ra trường bị thất nghiệp thì
hãy chăm chỉ học tập và phấn đấu từng ngày ngay từ bây giờ. Nếu bạn sợ nghèo khổ
thì hãy phấn đấu để trở nên giàu có hơn. Hãy mạnh dạn dấn thân và nắm bắt lấy bất cứ
cơ hội nào mà cuộc đời mang đến để có thể giúp bạn cất cánh. Nếu bạn sợ người bạn

yêu quý không quý mến bạn thì hãy học hỏi và tự bồi dưỡng để trở thành một người
tuyệt vời mà ai cũng yêu quý.
Mỗi chúng ta đều là một sự khác biệt. Mỗi người đều có hồn cảnh sống, sở thích, tính
cách, tài năng, quan niệm sống khác nhau,…nên có đơi khi những điều ta nghĩ là đúng,


Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
là nên làm, là phù hợp với bản thân thì những người khác lại không nghĩ là thế. Họ
cho rằng như thế thật là điên rồ, là ngu ngốc hay lập dị,…Họ dè bỉu, phủ quyết ta một
cách không thương tiếc khiến ta cảm thấy chán nản, tuyệt vọng và mất niềm tin vào
bản thân. Đó là lý do tại sao nói nếu bạn ln sống bên cạnh những người tiêu cực,
khơng ủng hộ bạn thì bạn sẽ ln bị ám ảnh trong nỗi sợ hãi rằng tôi không thể làm
được, như thế thật là điên rồ và đến một lúc nào đó bạn sẽ tin đó là sự thật và bị nhấn
chìm trong nỗi sợ hãi khơng đáng có. Chính vì vậy mà hãy tìm cho mình những người
bạn tích cực và được sống, được hịa nhập trong mơi trường đó bạn sẽ cảm thấy tự tin
hơn khi đối diện với những vấn đề khó khăn vì khi đó bạn sẽ được truyền động lực,
niềm tin yêu và sự lạc quan từ họ.
Thông điệp cuối cùng mà tôi muốn gửi đến các bạn là hãy cho mình cảm giác mình
đang sắp hết thời gian, bạn sẽ bất chấp nỗi sợ hãi. Mỗi một ngày trôi qua nghĩa là cuộc
đời của chúng ta đang dần bị rút ngắn lại. Thời gian chúng ta có thể ở bên cạnh những
người thân yêu đang dần bị thu hẹp lại, thời gian để chúng ta có thể làm những việc
mà mình u thích khơng cịn nhiều nữa. Nhận thức như thế sẽ khiến chúng ta cảm
thấy mạnh mẽ hơn, có động lực và trách nhiệm hơn đối với bất cứ việc gì mà ta làm.
Chính vì thế mà ta sẵn sàng dấn thân vào những thách thức để thử thách bản thân và
để chinh phục những trải nghiệm mới. Có thể khi tơi những dịng này nhiều người sẽ
đặt câu hỏi rằng tơi đã thực sự làm được những điều như thế hay chưa. Tôi xin thú
thực là tôi cũng là một người có lắm nỗi sợ hãi và tơi cũng đang cố gắng rèn luyện để
khắc phục những khuyết điểm của mình, để sống tích cực hơn và để bản thân ngày
càng trở nên hồn thiện hơn. Và cuối cùng, tơi muốn gửi đến các bạn một thông điệp
thông qua một câu ngạn ngữ cổ mà tơi rất tâm đắc đó là “Không nên lo lắng cho ngày

mai hãy để ngày mai tự lo cho chính nó. Bởi ngày hơm nay đã quá nhiều buồn phiền
rồi”. Hi vọng rằng những điều mà tôi viết sẽ gợi lên được chút suy nghĩ, cảm nhận và
niềm cảm hứng để các bạn có thể vượt qua những nỗi sợ hãi khơng đáng có trong
cuộc sống.
Nghị luận về nỗi sợ hãi của con người - Mẫu 5
Trước khi bạn làm một việc gì đó to lớn thì chắc chắn rằng những nỗi sợ hãi sẽ ln
ln thường trực ở bên cạnh. Sự phân vân không biết mình có đủ khả năng để có được
thành cơng hay khơng? Hay đó chính là nỗi sợ hãi khi bạn thấy được những đối thủ
nặng ký khác rồi so sánh với mình. Điều này cũng là cho bạn thiếu đi bản lĩnh để
chạm tay vào thành cơng của chính mình. Và đã có ý kiến nhận xét rất hay nói về mối
liên hệ giữa sợ hãi và thành cơng đó chính là câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho
sự thành cơng”.
Câu nói trên có thật đúng đắn? Đúng hay khơng thì lại phải hiểu được câu nói đó có ý
nghĩa như thế nào? Ta hiểu được “vượt qua” dường như nó đã chỉ kết quả của quá


Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
trình khi con người bằng sự nỗ lực khắc phục được trở ngại để tiếp tục thực hiện
những dự định, cơng việc của mình. Biết bao những cửa ải chơng gai và khó khăn thì
mới có thể thành cơng, mỗi lúc khó khăn nó lại làm cho con người chùn bước. Mỗi
khi chùn bước thì điều quan trọng nhất vẫn chính là gạt đi tất cả để vươn tới sự thành
cơng kia. Đi đến sự thành cơng được ví như một con đường, con đường đó khơng phải
trải đầy hoa hồng mà nó là những chơng gai thử thách. Cho nên con người càng có lập
trường vững vàng khơng sợ khó, khơng sợ khổ thì mới có thể thành cơng được. Còn
“nỗi sợ hãi” là dùng để chỉ trạng thái tiêu cực của con người khi con người thấy mình
nhỏ bé, yếu đuối kém cỏi, khi thấy mình khơng đủ điều kiện, sức mạnh để có thể thực
hiện một kế hoạch, dự định nào đó. Thêm một khái niệm nữa chúng ta cần hiểu đó là
“tiền đề. Tiền đề trong câu nói chỉ ra những điều kiện bắt buộc phải có để từ đó con
người có thể thực hiện được những việc làm tiếp theo. Nhưng điều cốt yếu phải có nếu
con người muốn thành cơng là phải vượt qua những nỗi sợ hãi.

Quả thật chính trong đời sống của con người thì nỗi sợ hãi chắc chắn rằng ai ai cũng
có, cản trở ta hành động, nỗi sợ ấy khiến con người thiếu tự tin, quyết đoán dẫn tới lối
sống được chăng hay chớ, hèn nhát. Trước khi bạn làm một việc gì đó mà nỗi sợ hãi
bủa vây bạn như thế thì sao bạn có dũng khí để tiếp tục theo đuổi cũng như bước tiếp
được cơ chứ? Con người sẽ khơng là được gì nếu như khơng có mục đích, khơng làm
được gì cao cả nếu như mực đích của họ q tầm thường. Thực tế thì ai cũng muốn
làm cho mình có được sự thành cơng lớn, một thành công vẻ vang. Song khi đã đặt ra
thành cơng lớn thì các u cầu về kiến thức, kinh nghiệm lại càng cao khơng phải ai
cũng có thể làm được. Nhưng lại có rất nhiều người chưa thực hiện mà chỉ nhìn thấy
khối lượng cơng việc đã tỏ ra sợ hãi mất niềm tin. Họ dường như nghĩ mình q mạo
hiểm và khơng dám dấn thân. Họ như đã bỏ cuộc ngay cả khi kế hoạch còn đang trong
trứng nước.
Nếu như chúng ta cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi là khắc phục được nhược điểm, con
người cũng sẽ có thêm sức mạnh khi ấy mới đảm bảo cho ta thành cơng được. Thành
cơng chỉ đến khi chính ta phải tin vào bản thân, bình tĩnh tự tin. Sự tự tin tạo lên thành
cơng đó là sự chuẩn bị thật kỹ càng về cả kiến thức, vốn sống. Một kế hoạch đã được
tồn vẹn về mọi mặt thì chẳng có cớ gì mà nó lại khơng được thành cơng và vinh danh
cả.
Nói về sự sợ hãi thì khơng chỉ trong cơng việc, học hành mà con người cịn có rất
nhiều nỗi sợ hãi khác nhau. Như sợ hãi sức mạnh siêu nhiên, thần thánh và ma quỷ, sợ
hãi quyền lực thậm chí họ như lại sợ chính bản thân mình. Ngun do đó chính là họ
cịn thiếu hụt về trình độ nhận thức, do thói quen cố hữu ngại thay đổi. Hay còn do
tâm lý bầy đàn. Họ ngại phải đối mặt những vấn đề đúng nhưng phần đông mọi người
lại không ai để ý cả. Họ ngại phải tiên phong bất cứ việc gì khi có một mình vì họ rất
sợ những thế lực có địa vị cao sẽ chèn ép họ ngay cả việc làm của họ sai trái. Và đây


Văn mẫu 12: Nghị luận về nỗi sợ của con người
cũng là một hiện tượng phổ biến trong xã hội bây giờ, khi cái thiện q ít ỏi nên
khơng dám đấu tranh để bênh vực lẽ phải. Sự sợ hãi luôn làm cho con người bị yếu

mềm không dám sống thật với bản thân và cũng không dám chạm đến thành cơng của
chính mình.
Muốn vượt qua nỗi sợ hãi con người cần có tri thức. Có ý thức đấu tranh chống lại bạo
quyền. Phải biết tôn trọng cá nhân, làm một việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau thì
mới có thể thành cơng được. Hãy cố gắng để vượt qua sợ hãi, vượt qua chính mình thì
thành cơng mới lớn mới vang dội.



×