Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.14 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

CHUYÊN ĐỀ 3

CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu
TS. Trần Bội Lan

\


HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................3
CÁC NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................4
1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ


THUẬT................................................................................................................. 4
1.1. Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.....................................4
1.2. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc........................................8
1.3. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.....................................11
1.4. Trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng.........................16
1.5. Trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh................24
2. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM..................27
2.1. Kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển đội ngũ giảng viên các
trường đại học.................................................................................................27
2.2. Bài học cho Việt Nam trong phát triển đội ngũ giảng viên trong các
cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật..................................................................30
3. GIỚI THIỆU VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................ 32
3.1. Mục đích khảo sát....................................................................................32
3.2. Nội dung khảo sát....................................................................................33
3.3. Phương pháp khảo sát và công cụ xử lý số liệu........................................33
3.4. Đối tượng xin ý kiến trong khảo sát và phỏng vấn...................................35
4. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT..............................................................................36
4.1. Thực trạng số lượng giảng viên................................................................36
4.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giảng viên..................................................37
4.3. Thực trạng về phẩm chất đạo đức............................................................40


4.4. Thực trạng trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp
ứng các yêu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp.......................................41
5. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
NGHỆ THUẬT...................................................................................................47

5.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.................47
5.2. Thực trạng tuyển chọn và sử dụng giảng viên..........................................49
5.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên................................................51
5.4. Thực trạng đánh giá giảng viên và đánh giá đội ngũ giảng viên..............53
5.5. Thực trạng tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát
triển................................................................................................................. 55
5.6. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có tác động đến phát
triển đội ngũ giảng viên..................................................................................57
6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT..............59
6.1. Những thuận lợi, mặt mạnh và nguyên nhân............................................59
6.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân...............................................62
KẾT LUẬN.............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................68
CÁC PHỤ LỤC ................................................................................................72


Chuyên đề 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT
- Thuộc đề tài nghiên cứu sinh “Phát triển đội ngũ giảng viên các cơ
sở đào tạo giáo viên nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay”.
- Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hằng
MỞ ĐẦU
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo
giáo viên nghệ thuật cho thấy phát triển đội ngũ giảng viên này phải nhằm các
mục tiêu:
- Đảm bảo đủ về số lượng;
- Phù hợp về cơ cấu;
- Đạt các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức;

- Phải được nâng cao trình độ đào tạo (từ trình độ đại học lên trình độ thạc
sĩ, lên trình độ tiến sĩ), phải được phong các học hàm (Phó giáo sư, Giáo sư);
- Phải có đủ các điều kiện để được xét thăng hạng giảng viên theo tiêu
chuẩn ngạch giảng viên, trong đó:
+ Có đủ các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ bồi
dưỡng giảng viên chính hoặc giảng viên cao cấp;
+ Đảm bảo trình độ đào tạo ngoại ngữ;
+ Có các cơng trình khoa học (bài báo, đề tài KH&CN, hướng dẫn
học viên cao học và nghiên cứu sinh ...).
Cũng từ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở
đào tạo giáo viên nghệ thuật cho thấy phát triển đội ngũ này cần tập trung
vào các hoạt động quản lý chủ yếu: xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên,
tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên; đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
1


giảng viên; đánh giá đội ngũ giáo viên; và tạo môi trường thuận lợi cho đội
ngũ giảng viên phát triển. Các hoạt động đó phải được xem xét từ kinh
nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học cho Việt Nam.
Dựa trên cơ sở lý luận trên, cần phải sử dụng các phương pháp nghiên
cứu để làm rõ cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; trong đó có: các bài học
đối với Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới;
làm rõ thực trạng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ
thuật (về số lượng, cơ cấu, phẩm chất đạo đức, trình độ đào tạo, các điều kiện
để được thăng hạng giảng viên, ...); đồng thời làm rõ thực trạng các hoạt động
quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên (các mức độ đạt được của các hoạt
động quản lý: xây dựng quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng, đào tạo và bồi
dưỡng, đánh giá, tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ giảng viên phát triển).
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát:

Khảo sát và đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên tại
các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất
các giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên đó góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục
phổ thơng.
- Các mục tiêu cụ thể:
+ Khái quát được chức năng, nhiệm vụ và các thành tựu của một số
cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã được chọn làm đối tượng khảo sát để
nghiên cứu thực trạng vấn đề nghiên cứu;
+ Tổng quan kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển nguồn
nhân lực giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng;
+ Thụ thập, phân tích số liệu để nhận biết thực trạng đội ngũ giảng
viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật;
2


+ Khảo sát và đánh giá thực trạng các hoạt động quản lý nhằm phát
triển đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu chuyên đề này là
các phương pháp thu thập và phân tích số liệu, quan sát, điều tra bằng phiếu
hỏi và phỏng vấn. Cụ thể:
- Thu thập và phân tích số liệu: soạn thảo mẫu thu thập số liệu cần thiết
về thực trạng số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, học hàm và học vị, phẩm chất
và năng lực của đội ngũ giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật;
- Quan sát và ghi chép hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL thuộc các
cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên
của các cơ sở đó;
- Điều tra bằng phiếu hỏi (soạn các phiếu hỏi, gửi phiếu hỏi đến những
đội tượng cần hỏi, thu thập và xử lý số liệu, ...) để nhận biết được các mức độ

đạt được của các hoạt động quản lý nhằm nhằm phát triển đội ngũ giảng viên
tại các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.
- Phỏng vấn một số giảng viên và CBQL tại một số cơ sở đào tạo giáo
viên nghệ thuật bằng việc soạn thảo phiếu phỏng vấn với các câu hỏi về thực
trạng phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ
thuật, tiến hành phỏng vấn (hỏi và trả lời), ghi chép biên bản...

3


CÁC NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT

Hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật tại Việt Nam gồm một
số học viện, trường đại học và trường cao đẳng trực thuộc nhiều bộ ngành
khác nhau; trong đó chủ yếu trực thuộc các Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch, Bộ Quốc phịng, .... Trong luận án này, theo giới hạn và phạm
vi nghiên cứu, dưới đây là những nội dung khái quát về lịch sử hình thành và
phát triển, chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và đội ngũ, cơ sở vật chất
và thiết bị đào tạo, thành tựu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc
tế của một số trường đại học và cao đẳng trong hệ thống các cơ sở đào tạo
giáo viên nghệ thuật.
1.1. Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương, có tên Tiếng Anh:
National University of Art Education (NUAE) trực thuộc Bộ GD&ĐT; có trụ
sở tại: Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Trường được thành lập theo
Quyết định số 117/QĐ-TTg, ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên
cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương.
- Chức năng:
+ Đào tạo đội ngũ giáo viên âm nhạc, mỹ thuật có trình độ đại học,

sau đại học và các trình độ khác.
+ Đào tạo hồn chỉnh kiến thức ở trình độ đại học cho giáo viên Âm
nhạc, Mỹ thuật.
+ Tổ chức đào tạo giáo viên giảng dạy các mơn nghệ thuật khác
theo u cầu giáo dục tồn diện của giáo dục phổ thông, nhu cầu của giáo dục
chuyên nghiệp và xã hội.

4


+ Nghiên cứu và ứng dụng kết quả NCKH Sư phạm Âm nhạc, Sư
phạm Mỹ thuật và các ngành khác trong lĩnh vực nghệ thuật cho các bậc học
phổ thông, trung cấp, đại học và cho xã hội.
+ Tổ chức các hoạt động văn hố-nghệ thuật có quy mơ địa phương
và toàn ngành.
+ Liên kết hợp tác về đào tạo, NCKH với các cơ sở đào tạo trong và
ngoài nước.
- Nhiệm vụ:
+ Đào tạo giáo viên ngành âm nhạc, mỹ thuật các trình độ khác
nhau (đại học, cao đẳng, trung cấp) với phương thức đào tạo (chính quy,
khơng chính quy) và các hình thức đào tạo khác nhau (đào tạo theo địa chỉ,
đào tạo liên kết với một số cơ sở trong và ngồi nước).
+ Đào tạo, chuẩn hố đội ngũ giáo viên ngành Âm nhạc, Mỹ thuật.
+ Nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo nghệ thuật khác.
+ Mở thêm một số mã ngành đào tạo nghệ thuật khác như: Sư phạm
biểu diễn, Nghệ thuật ứng dụng, Múa, Giáo dục nghệ thuật truyền thống...
(theo chủ trương đa các môn nghệ thuật vào giáo dục) và các môn nghệ thuật
do yêu cầu của xã hội.
+ Tiến hành xây dựng chương trình đào tạo sau đại học Sư phạm
Âm nhạc, Mỹ thuật để từng bước triển khai công tác đào tạo sau đại học từ

2010. Xây dựng thành trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giáo dục
nghệ thuật (Thành lập Viện Sư phạm Nghệ thuật thuộc trường).
- Cơ cấu tổ chức và đội ngũ:
+ 09 phòng ban chức năng (Phòng Đào tạo, Phòng Hợp tác Quốc tế,
Phòng Tổ chức Cán bộ, Phịng Hành chính Tổng hợp, Phịng Khoa học Cơng
nghệ, Phịng Kế hoạch Tài chính, Phịng Cơng tác - Học sinh Sinh viên,
Phịng Khảo thí Đảm bảo chất lượng & Thanh tra giáo dục, Phòng Quản trị
Thiết bị).
5


+ 14 Khoa chuyên môn (Khoa Sư phạm Mỹ thuật, Khoa Sư phạm
Âm nhạc, Khoa Nhạc cụ, Khoa Mỹ thuật cơ sở, Khoa Văn hóa Nghệ thuật,
Khoa Tại chức và Đào tạo liên kết, Khoa Sau đại học, Khoa Thanh nhạc, Khoa
Thiết kế Đồ họa, Khoa Thiết kế Thời trang, Khoa Cơng nghệ May, Khoa Lý
luận Chính trị, Khoa Tâm lý giáo dục và Giáo dục thể chất và Khoa Piano).
+ 03 Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng (Trung tâm Công nghệ
Thông tin, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Ứng dụng và Phát triển Nghệ
thuật); Viện Nghiên cứu Sư phạm Nghệ thuật; Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật,
Trang thơng tin điện tử.
+ Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có kinh nghiệm
cơng tác, tâm huyết với nghề, với trên 390 cán bộ, giảng viên, trong đó có 07
Giáo sư và Phó Giáo sư, 15 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ , 212 Thạc sĩ và hiện có
nhiều cán bộ, giảng viên đang là nghiên cứu sinh và theo học cao học; 04 Nhà
giáo ưu tú, 01 Nghệ sĩ ưu tú, 02 giảng viên cao cấp/chuyên viên cao cấp, 34
giảng viên chính/chuyên viên chính; 27 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam/Hội
Mỹ thuật Hà Nội, 21 hội viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam, 06 Hội viên Hội Nhà
báo Việt Nam.
- Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo (CSVC&TBĐT):
CSVC&TBĐT phục vụ cho việc dạy và học đã được trang bị với máy

chiếu, dàn âm thanh, phòng biểu diễn, đàn piano, organ và nhiều trang thiết bị
khác. Trường có Trung tâm Thư viện với lượng lớn đầu sách chuyên ngành,
sách tham khảo, văn học nghệ thuật phong phú. Phòng truyền thống, nhà đa
chức năng với diện tích sàn xây dựng 7.360m2, Ký túc xá, nhà ăn cùng câu
lạc bộ sinh viên… được đầu tư khang trang, hoạt động thu được hiệu quả cao.
- Thành tựu về quy mô và chất lượng đào tạo:
+ Hiện tại Trường có 02 mã ngành đào tạo ở trình độ cao đẳng (Sư
phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật); 11 mã ngành đào tạo ở trình độ đại học
(Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế thời trang, Thiết kế Đồ họa,
6


Hội họa, Quản lý văn hóa, Thanh nhạc, Piano, Sư phạm Âm nhạc mầm non,
Sư phạm Mỹ thuật mầm non, Diễn viên kịch - điện ảnh; 03 mã ngành đào tạo
trình độ cao học (Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc, Quản lý Văn
hóa và gần đây nhất là Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật);
01 mã ngành đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp
dạy học âm nhạc (theo Quyết định . Đặc biệt, năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã có quyết định cho phép Trường đào tạo trình độ Tiến sĩ chuyên ngành
Lý luận và Phương pháp dạy học Âm nhạc).
+ Lưu lượng người học (sinh viên, học viên cao đẳng và nghiên cứu
sinh) trong 01 năm khoảng 4.985 người; trong đó có các sinh viên của các
nước bạn Lào, Campuchia;
+ Hầu hết sinh viên tốt nghiệp (ra trường) có việc làm và được các
cơ sở giáo dục phổ thông hoặc các cơ quan tuyển dụng hài lòng.
- Thành tựu về nghiên cứu khoa học:
Nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), ứng
dụng nghệ thuật, chuyển giao công nghệ để khẳng định uy tín và chất lượng
đào tạo. Nhiều đề tài, dự án, đề án đã nghiên cứu và giải quyết các vấn đề
mang tính đặc thù về giảng dạy nghệ thuật trên cả nước. Từ năm 2008, Nhà

trường chính thức xuất bản tạp chí Giáo dục nghệ thuật - diễn đàn của những
người làm công tác giáo dục nghệ thuật trên phạm vi tồn quốc nhằm giới
thiệu văn hóa, âm nhạc, mỹ thuật của Việt Nam và các nước trên thế giới tới
bạn đọc, với mong muốn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Thành tựu về hợp tác quốc tế:
Trường đã mở rộng quan hệ giao lưu với nhiều trường đại học và các tổ
chức quốc tế; tích cực tham gia nhiều dự án với các đối tác nước ngoài. Trong
thời gian qua, Trường cử cán bộ, giảng viên tham gia hội nghị, hội thảo, khóa
học bồi dưỡng kiến thức ở nước ngồi và tổ chức đón tiếp nhiều đồn chun
7


gia, nghệ sỹ đến từ các quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Malaysia…
tới biểu diễn, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục
nghệ thuật. Trường ĐHSP Nghệ thuật TW hiện có quan hệ hợp tác, trao đổi
văn hóa, biểu diễn với một số cơ sở đào tạo nghệ thuật danh tiếng của nước
ngoài như: Đại học Brigham Young (Mỹ), Plymouth State University (Mỹ),
Đại học South - Wordingborg (Đan Mạch), Viện đại học Kent (Hoa Kỳ), Cao
đẳng nghệ thuật Hokaido (Nhật Bản), Đại học Cơng nghệ Queensland (Úc).
1.2. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc có tên tiếng Anh là (Viet
Bac College of Culture and Arts); trực thuộc thuộc Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch; được thành lập theo Quyết định số 3985/QĐ-BGD&ĐT ngày 25
tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Chức năng:
Trường Cao đẳng văn hoá nghệ thuật Việt Bắc có chức năng đào tạo cán
bộ ở bậc Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
quản lý thuộc các chuyên ngành: Âm nhạc; Mỹ thuật; Múa; Sân khấu; Thư
viện; Văn hóa quần chúng; Quản lý văn hóa; sư phạm Nhạc; Họa cho con em

các dân tộc các tỉnh miền núi phía bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng; Bắc Kạn;
Lạng Sơn; Thái nguyên; Tuyên Quang; Hà giang và các huyện miền núi của
các tỉnh: Bắc giang; Phú Thọ; Quảng Ninh; Lào Cai; Yên Bái, góp phần xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trình độ
thấp hơn trong các lĩnh vực: Âm nhạc, mỹ thuật, múa, sân khấu, sư phạm âm
nhạc, sư phạm mỹ thuật, nghiệp vụ văn hoá và văn hoá du lịch; bồi dưỡng
nghiệp vụ theo chỉ tiêu phân bổ của Nhà nước và nhu cầu của xã hội.
+ Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập
cho các ngành đào tạo của Trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo
8


dục và đào tạo, tài liệu tham khảo và các ấn phẩm khoa học phục vụ hoạt
động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu
được phê duyệt; tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn
bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
+ Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học; triển khai, ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và kết quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu
khoa học với đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật truyền
thống các dân tộc Việt Nam khu vực Việt Bắc.
+ Tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hoá, khoa học và đào tạo phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng trang tin điện tử (Website) riêng, quản lý và cung cấp
các nguồn thông tin khoa học của Trường, tham gia vào hệ thống thông tin
chung của các trường cao đẳng, các Bộ, ngành có liên quan.
+ Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, các tổ chức nghiên cứu

khoa học trong nước và nước ngoài thuộc lĩnh vực văn hoá nghệ thuật nhằm
phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường theo quy định của pháp
luật.
+ Xây dựng quy hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng
viên, viên chức; phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ cán bộ, giảng
viên, viên chức và người học.
+ Cải tiến cơng tác quản lý, hồn thiện bộ máy tổ chức của Trường
theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả; thực hiện các nội dung
cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
+ Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng
đào tạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

9


+ Quản lý nhân sự và người học; thực hiện các chế độ, chính sách
đối với cán bộ, giáo viên, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm
vi quản lý của Trường theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản, ngân sách được phân
bổ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác trong Điều lệ trường cao đẳng và
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.
- Cơ cấu tổ chức và đội ngũ:
Cơ cấu tổ chức: nhà trường gồm 12 đơn vị, trong đó có 4 phịng, 1 ban
chức năng và 7 khoa chuyên môn.
Tổng số cán bộ, giảng viên (tính đến ngày 31/12/2017): 76 người.
Trong đó: Tiến sĩ: 02 người; Nghiên cứu sinh: 03 người; Thạc sỹ: 36
người; Đang học thạc sỹ: 02 người; Đại học: 30 người; Khác: 03 người.
Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gần 30 người có trình độ sau đại học
đang cơng tác tại các trường thuộc Đại học Thái Nguyên và Hà Nội.

Nhà trường có tổ chức Đảng với 43 đảng viên. Các tổ chức đồn thể
trong trường gồm: tổ chức Cơng đồn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh.
- Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo:
Cơ sở vật chất: hiện tại, trụ sở chính của trường có diện tích 1,3 ha với:
26 phòng học lý thuyết; 12 phòng học chuyên ngành; 04 phịng máy tính; 01
phịng học ngoại ngữ chun dụng; 02 phòng hòa nhạc; 01 phòng hội thảo; 01
hội trường (1.200m2); 03 sàn múa; 01 Nhà thực hành du lịch; 03 phòng học
mỹ thuật; 01 Nhà khách; 02 nhà thi đấu đa năng (1.540m2); 01 thư viện với
phòng đọc hiện đại và kho sách với khoảng 6.800 tài liệu.
Khu ký túc xá sinh viên có diện tích 1.228m2 với hơn 300 chỗ ở.
- Thành tựu về quy mô và chất lượng đào tạo:
Trường có 15 mã ngành đào tạo trình độ Trung cấp, bao gồm:
+ Văn hóa, văn nghệ quần chúng;
10


+ Biên tập và dàn dựng ca múa nhạc;
+ Tổ chức sự kiện;
+ Thư viện;
+ Hướng dẫn du lịch;
+ Kỹ thuật chế biến món ăn;
+ Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc;
+ Thanh nhạc;
+ Biểu diễn nhạc cụ phương Tây;
+ Piano; Violon; Organ;
+ Biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
+ Hội họa;
+ Vẽ thiết kế mỹ thuật.
Trường có 10 mã ngành đào tạo trình độ Cao đẳng, bao gồm:
+ Sư phạm Âm nhạc;

+ Sư phạm Mỹ thuật;
+ Thanh nhạc;
+ Thư viện;
+ Bảo tàng;
+ Quản lý văn hóa;
+ Hướng dẫn du lịch;
+ Quản trị nhà hàng;
+ Hội họa;
+ Thiết kế đồ họa.
1.3. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An
Trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An có tên tiếng Anh
là (Nghe An College of Culture and Arts); trực thuộc thuộc Ủy ban Nhân dân
Tỉnh Nghệ An; được thành lập theo Quyết định số 1507/QĐ-BGD&ĐTTCCB ngày 23/3/2004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
11


- Chức năng:
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành Văn hoá, Nghệ thuật và Du
lịch; đội ngũ giáo viên âm nhạc, mỹ thuật ngành giáo dục có trình độ cao
đẳng và các trình độ khác.
- Nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học góp phần phát triển sự nghiệp
văn hoá - nghệ thuật và du lịch, giáo dục - đào tạo; bảo tồn, khai thác kho tàng
di sản văn hoá các vùng miền, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tham gia giải
quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực và nhu cầu chung
của cả nước.
- Cơ cấu tổ chức và đội ngũ bao gồm:
+ Ban Giám hiệu
+ 04 khoa: Khoa Âm nhạc & Sư phạm Âm nhạc, Khoa Mỹ thuật & Sư
phạm Mỹ thuật, Khoa Nghiệp vụ văn hóa & Du lịch, Khoa Lí luận đại cương.

+ 05 phòng chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức - Hành chính Tổng hợp, Phịng Cơng tác chính trị và Quản lí HSSV, Phịng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Phòng Quản lý NCKH &CN.
+ 03 Trung tâm: Trung tâm Đào tạo - bồi dưỡng Năng khiếu Nghệ thuật
& Tin học - Ngoại ngữ; Trung tâm Thông tin - Thư viện; Trung tâm Tư vấn
Hỗ trợ HSSV.
Các tổ chức Đảng và Đoàn thể:
Đảng bộ trường trực thuộc Thành uỷ Vinh, gồm: 4 chi bộ trực thuộc (41
đảng viên). Cơng đồn thuộc Liên đồn Lao động tỉnh Nghệ An (86 đoàn
viên). Đoàn thanh niên Cộng sản HCM trực thuộc Tỉnh Đoàn Nghệ An (trên
1.000 đoàn viên).
Đội ngũ cán bộ và trình độ:
Biên chế được giao: 90; hiện có: 82 người, gồm giảng viên: 61 người;
nhân viên hành chính: 21 người (CB nữ: 53; CB trẻ: 60).
12


Cán bộ hợp đồng: 04 người (1 ThS, 3 đại học).
Về trình độ: Trình độ sau đại học: 52/61 giảng viên (chiếm tỉ lệ 78%),
trong đó có: 03 TS (1 PGS), 3 nghiên cứu sinh; Trình độ đại học: 20.
Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng: 28 người (gồm các PGS, TS, ThS,
NSƯT, NSND).
Trường có đội ngũ nghiên cứu có trình độ chun mơn vững (76 % có
trình độ sau đại học), trong đó có các PGS.TS, các chuyên gia về lĩnh vực văn
hóa, âm nhạc, mỹ thuật, có nhiều nhạc sỹ, họa sỹ, nghệ sỹ, nhà điêu khắc.
- Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo:
Diện tích: Trường có diện tích đất được cấp là 17,6 ha, gồm:
+ Cơ sở 1: tại số 35, đường Phùng Chí Kiên, Tp. Vinh (1 ha)
+ Cơ sở 2: tại xóm 16, xã Hưng Lộc, Tp. Vinh (1 ha)
+ Cơ sở 3: tại xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (15,6 ha)
Hiện trường có đủ các phịng học chun ngành, khu làm việc, hội trường,
sân khấu ngoài trời, các thiết bị dạy học hiện đại, môi trường khang trang.

Trường đang xây dựng nhà học chuyên ngành (5 tầng), ký túc xá (4 tầng)
tại cơ sở 2 (hiện có chỗ ở cho HSSV khoảng 100 chỗ).
Thư viện, giáo trình, sách, tài liệu tham khảo:
Tổng diện tích thư viện: 1000 m2 trong đó diện tích phịng đọc: 200 m2
Số chỗ ngồi: 250; Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 35
Phần mềm quản lý thư viện: ILIBme
Thư viện điện tử: 01 thư viện điện tử
Tổng số sách trong kho: 10.000 tên sách, 25.000 bản sách
- Thành tựu về quy mô và chất lượng đào tạo:
Về các mã ngành đào tạo:
+ Các ngành đào tạo chính quy

13


Chương trình đào tạo của nhà trường, từ khi thành lập đến nay, ngày
càng được bổ sung, điều chỉnh, tăng quy mô và chất lượng, phát huy năng lực
của người học và đáp ứng nhu cầu xã hội. Cụ thể:
Hệ cao đẳng ngành (10 mã ngành):
10 mã ngành cao đẳng chính quy: Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ truyền
thống, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây; Đồ hoạ, Hội hoạ; Quản lý văn hoá, Khoa
học thư viện, Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch); Sư phạm Âm nhạc (trong
đó có chuyên ngành: Sư phạm nhạc họa mầm non); Sư phạm Mỹ thuật.
08 mã ngành cao đẳng liên thơng chính quy: Quản lý văn hoá, Khoa học
thư viện, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Việt Nam học (Hướng dẫn
viên du lịch), Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Thanh nhạc, Hội hoạ.
Hệ cao đẳng nghề (5 mã nghề):
Có 05 mã nghề cao đẳng thuộc lĩnh vực du lịch: Quản trị nhà hàng, Quản
trị khách sạn, Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Chế biến món ăn.
Hệ trung cấp chính quy (9 mã ngành): Nghệ thuật biểu diễn dân ca, Năng

khiếu âm nhạc tuổi nhỏ, Năng khiếu mỹ thuật tuổi nhỏ, Năng khiếu múa tuổi
nhỏ, Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc, Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc
cụ truyền thống, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Diễn viên múa,
+ Hệ liên kết đào tạo đại học:
Liên kết với các trường Đại học đào tạo 5 mã ngành trình độ đại học:
Quản lí văn hóa, Khoa học thư viện, Mỹ thuật, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm
mỹ thuật (với các trường: Trường Đại học Văn hóa, Đại học Sư phạm Hà Nội,
Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW). Hiện đang
đào tạo liên thông với Học viện Âm nhạc Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội,
Đại học Nghệ thuật Huế…
+ Hệ bồi dưỡng năng khiếu tuổi nhỏ:
Gồm các lớp học: Nghiệp vụ sư phạm, Nghiệp vụ sư phạm mầm non, Văn
thư lưu trữ, Hướng dẫn du lịch; Thanh nhạc, Nhạc cụ, Múa, Hội họa, Aerobic;
14


Tin học; Ngoại ngữ, Thiết kế thời trang, Chụp ảnh, Kỹ năng sống… Các hệ
này ngày càng phát triển, thu hút người học và tạo được uy tín lớn đối với
nhân dân. Trường trở thành một địa chỉ tin cậy, đáp ứng nhu cầu của xã hội, là
vườn ươm tài năng trẻ của tỉnh nhà…
Về công tác tuyển sinh và chất lượng đào tạo:
Chỉ tiêu giao hàng năm là 1.200 HSSV (tất cả các hệ: chính quy, liên
thơng, liên kết, đào tạo lại, bồi dưỡng). Hàng năm trường tuyển sinh được
khoảng: 900 đến 1.200 học sinh sinh viên tất cả các hệ, trung bình hàng năm
đạt: 75 - 80% chỉ tiêu.
Địa bàn tuyển sinh chủ yếu là Nghệ An và Hà Tĩnh, một số sinh viên các
tỉnh: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắc Lắc…
Chất lượng đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu xã hội, nhiều SV có năng khiếu,
đạt nhiều giải cao trong các Hội thi, Hội diễn âm nhạc (Huy chương vàng;
giải nhất, nhì Sao Mai…), Triển lãm mỹ thuật, Hội thi du lịch…

Sinh viên ra trường đa số có việc làm đúng chun mơn (75%); nhiều
sinh viên thành đạt (chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý các đơn vị…).
- Thành tựu về nghiên cứu khoa học:
Lĩnh vực các đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu ứng dụng khoa học phục vụ
cho phát triển sự nghiệp Văn hoá - Nghệ thuật - Du lịch, Giáo dục & Đào tạo,
gồm: Sưu tầm, khai thác, nghiên cứu, gìn giữ bản sắc văn hoá xứ Nghệ, phát
huy truyền thống văn hoá các dân tộc (Nghiên cứu văn hóa địa phương, Văn
hóa các dân tộc miền Tây Nghệ An, Dân ca Nghệ Tĩnh, tiềm năng du lịch
Nghệ An và khu vực).
Lĩnh vực sáng tác: âm nhạc, mỹ thuật, gồm: các tác phẩm phục vụ cho
việc học tập, tổ chức biểu diễn, triển lãm, tham gia các Hội thi, Hội diễn…
Lĩnh vực phục vụ trực tiếp dạy học: các giáo trình, tập bài giảng, sách
chuyên khảo, chuyên luận…
15


Kết quả đạt được (trong 5 năm gần đây):
Có 3 đề tài cấp Bộ (đã nghiệm thu), 1 đề tài cấp tỉnh (Nghiên cứu dân ca
Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, học tập
dân ca trong nhà trường, đang thực hiện)
Có hàng chục bài viết đang trên các tập chí khoa học chuyên ngành ở
TW; tham gia nhiều hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế và trong nước…
Hàng năm, có từ 30 - 40 đề tài cấp trường được nghiệm thu và đưa vào
ứng dụng trong dạy học và đời sống xã hội tại địa phương…
- Thành tựu về hợp tác quốc tế:
Là thành viên của Hiệp hội văn hóa du lịch châu Á - Thái Bình dương,
Hiệp hội các trường ĐH - CĐVN; Có quan hệ hợp tác trao đổi chuyên mơn,
nghề nghiệp với tất cả các trường Văn hóa Nghệ thuật trong cả nước và các
trường Đại học, Học viện ở TP. Vinh, Hà Nội, Huế, TP. HCM…
Liên kết với Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Nhạc viện Hà Nội,

Trường Đại Mỹ thuật Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương,
Nhạc viện Huế, Đại học Nghệ thuật Huế... đào tạo đội ngũ các bộ cho ngành
văn hoá nghệ thuật và du lịch có trình độ đại học.
Từ 2012 đến nay, Trường đã có quan hệ trao đổi chuyên môn, hỗ trợ đào
tạo với các trường Ba Lan (Đại học Zielona Gora), Thái Lan (Trường Đại học
Mahasarakham) và một số chuyên gia nghệ thuật Thụy Điển (qua sự giới
thiệu của trường ĐH Nghệ thuật Huế).
1.4. Trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng
Trường Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng có tên tiếng
Anh là: Da Nang College of Culture and Arts; trực thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng; được thành lập theo Quyết định số 989/QĐ-BGDĐT,
ngày 30/3/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
- Chức năng:
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ làm công tác Văn hóa thơng tin chun
nghiệp và khơng chun nghiệp (kể cả phong trào văn hóa, văn nghệ cơ sở)
16


nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật
địa phương.
Đào tạo giáo viên Trung cấp Sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật chính quy và
khơng chính quy cho các trường phổ thơng.
Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý và tác nghiệp
các hoạt động văn hóa - thơng tin theo mơ hình quản lý 3 cấp.
Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc cơng, đạo diễn ... cho các Đồn Nghệ
thuật chun nghiệp và khơng chun có trình độ Trung cấp, Cao đẳng.
Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm công tác văn nghệ quần chúng, quản
lý, chỉ đạo cơng tác văn hóa - Thơng tin cơ sở cho các cơ quan, xí nghiệp, lực
lượng vũ trang và các tổ chức đoàn thể quần chúng.
Đào tạo và nâng chuẩn giáo viên hai chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc Mỹ thuật cho các Trường phổ thơng có trình độ Cao đẳng, Đại học.

Đào tạo tài năng nghệ thuật cho lứa tuổi từ 7-14 tuổi (Âm nhạc, Mỹ thuật,
Sân khấu, Múa) nhằm tạo nguồn để tiếp tục đào tạo các bậc học cao hơn.
- Bồi dưỡng và tập huấn ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn
vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và thông
tin ở cơ sở.
Bồi dưỡng, bổ túc kiến thức chuyên môn Nhạc - Họa cho đội ngũ giáo
viên Tiểu học, Trung học cơ sở giảng dạy những mơn học chính có thêm
nghiệp vụ giảng dạy mơn Âm nhạc - Hội họa.
Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ đắc lực cho sự
phát triển của sự nghiệp Văn hóa thơng tin và Giáo dục đào tạo.
Sưu tầm, khai thác, nghiên cứu bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống của nhân dân Thành phố Đà Nẵng.
Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học góp phần phát triển sự nghiệp
Văn hóa thơng tin, Giáo dục và đào tạo; Bảo tồn, khai thác di sản văn hóa của
Thành phố Đà Nẵng; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên tất cả các phương
17


diện, tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố và
các Tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây nguyên.
- Nhiệm vụ:
Đào tạo Diễn viên Tuồng, Dân ca bài chịi , kịch nói, cải lương.
Đào tạo diễn viên Thanh nhạc, Nhạc công, Múa, Lý luận, sáng tác.
Đào tạo Quản lý Văn hóa, Thơng tin Thư viện, Văn hóa Du lịch, Thơng
tin cổ động, Kinh doanh xuất bản phẩm, Bảo tồn bảo tàng, Đào tạo Mỹ thuật,
Điêu khắc, Thiết kế Đồ họa, Thiết kế thời trang.
Đào tạo Sư phạm Ân nhạc và Mỹ thuật.
Đào tạo sơ cấp năng khiếu nghệ thuật (Âm nhạc, Múa, Mỹ thuật)
Đào tạo theo nhiệm vụ được giao không thường xuyên của thành phố
Liên kết với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đào tạo Đại học Quản lý

Văn hóa, Thơng tin Thư viện , Văn hóa Du lịch.
Liên kết với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đào tạo Đại học
Biên đạo Múa, Huấn luyện Múa, Cao đẳng diễn viên Tuồng, Nhạc công Tuồng.
Liên kết với Trường Đại học Nghệ thuật Huế đào tạo Đại học Sư phạm
Mỹ thuật.
Liên kết với Học viện Âm nhạc Huế đào tạo Đại học Sư phạm Âm nhạc,
Sáng tác lý luận.
- Cơ cấu tổ chức và đội ngũ:
Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Đà Nẵng được tổ chức và hoạt
động theo Điều lệ trường Cao đẳng do Bộ GD&ĐT ban hành.
Các tổ chức chính trị, đồn thể: Chi bộ Đảng; Cơng đồn; Đồn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội học sinh, sinh viên.
Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Hội đồng trường.
Ban Giám hiệu: 04 người (kiêm nhiệm giảng dạy)
Hiệu trưởng - Phụ trách chung, và trực tiếp phụ trách Phòng Kế hoạch 18


Tài chính; Hội đồng khoa học và đào tạo; Hội đồng tư vấn khác.
1 Phó Hiệu trưởng - Phụ trách Đào tạo - Nghiên cứu khoa học; Khoa
nghiệp vụ văn hóa; Khoa đại cương; Trung tâm thực hành.
1 Phó Hiệu trưởng - Phụ trách Khoa âm nhạc; Khoa mỹ thuật; Khoa sân
khấu - múa; Khoa Sư phạm Nhạc - Họa.
1 Phó Hiệu trưởng - Phụ trách Phịng Cơng tác chính trị - Quản lý HSSV; Phịng Hành chính - Tổ chức - Tổng hợp; Xưởng thực hành mỹ thuật;
Thư viện.
Các Hội đồng:
Hội đồng Khoa học và Đào tạo.
Hội đồng tư vấn khác.
Các Phòng chức năng:
Phòng Đào tạo và nghiên cứu khoa học: 08 người

Phịng Hành chính - Tổ chức - Tổng hợp: 11 người
Phịng Kế hoạch - Tài chính: 05 người
Phịng Cơng tác chính trị và Quản lý học sinh - sinh viên: 04 người (03
kiêm nhiệm giảng dạy)
Các Khoa, Tổ bộ môn trực thuộc Khoa:
Khoa Âm nhạc: 12 giảng viên; (Tổ bộ mơn trực thuộc có: Lý thuyết âm
nhạc, Thanh nhạc - Nhạc cụ).
Khoa Mỹ thuật: 09 giảng viên; (Tổ bộ mơn trực thuộc có: Lý thuyết mỹ
thuật, Thiết kế đồ họa)
Khoa Sân khấu - múa: 12 giảng viên; Tổ bộ mơn trực thuộc có: Diễn
viên múa, Biên đạo và Huấn luyện múa.
Khoa Sư phạm nhạc - họa: 15 giảng viên; (Tổ bộ mơn trực thuộc có: Sư
phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật).
Khoa Nghiệp vụ văn hóa: 06 giảng viên; (Tổ bộ mơn trực thuộc có: Khoa
học Thư viện, Văn hóa cơ sở).
19


Khoa Đại cương: 10 giảng viên; (Tổ bộ môn trực thuộc có: Tin học, Giáo
dục đại cương)
- Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo:
Cơ sở 1: Diện tích đất 7.087,9 m2. Tại đường Lê Quang Đạo, phường Mỹ
An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trong đó, diện tích xây dựng:
2.357 m2. Diện tích sàn: 5.627 m2.
Cơ sở 2: Diện tích đất 50,089 m2. Tại xã Hịa Liên, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng. Ngày 15/4/2014 Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã
ký Quyết định số 2332/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Quy mô và phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng Cơng trình: Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật,
Giai đoạn 1.
Thư viện

Trung tâm thực hành: 04 người
Xưởng thực hành mỹ thuật: Kiêm nhiệm
Trang thông tin điện tử: Kiêm nhiệm
Tạp chí, tập san: Kiêm nhiệm
Gồm có: Khu giảng đường (cao 4 tầng). Nhà khách giáo viên (1 tầng).
Phòng y tế. Xưởng thực hành mỹ thuật (1 tầng). Nhà để xe cán bộ giáo viên.
Nhà để xe học sinh. Nhà để xe ô tô. Nhà thường trực. Khu giảng đường, hiệu
bộ; Nhà khách giáo viên: vị trí sau khối giảng đường. Xưởng thực hành mỹ
thuật. (liền kề Nhà khách giáo viên); Sân cầu lơng. Sân bóng chuyền. Nhà để
xe học sinh và nhà để xe cán bộ, giáo viên. Nhà để xe ô tô. Nhà thường trực.
- Thành tựu về quy mô và chất lượng đào tạo:
+ Về cơng tác xây dựng, chuyển đổi chương trình và đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp:
Tháng 10/2016, nhà trường đã ban hành và triển khai 20 chương trình
đào tạo trình độ trung cấp đồng thời thực hiện việc chuyển đổi 20 chương
trình này từ hệ giáo dục chuyên nghiệp sang giáo dục nghề nghiệp theo quy
20


định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phục vụ cho việc đăng ký
hoạt động, kịp tuyển sinh và đào tạo trong năm học 2017-2018;
Tháng 5/2017, nhà trường đã hồn thành cơng tác đăng ký hoạt động
giáo dục nghề nghiệp theo quy định và được Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận số 82/2017/GCNĐKHĐTCDN ngày 24/5/2017. Số ngành, nghề trình độ trung cấp được cấp phép là
15, số chỉ tiêu đào tạo trình độ trung cấp được cấp phép là 425 (Bao gồm 105
chỉ tiêu của 02 ngành nghề sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật do Bộ Giáo
dục và Đào tạo cấp phép).
Kết thúc năm học 2016-2017, nhà trường đã hoàn thành việc xây dựng,
thẩm định và ban hành 03 chương trình cao đẳng (Thiết kế đồ họa, Khoa học
thư viện, Quản lý văn hóa), 03 chương trình này hiện đã được Tổng cục dạy

nghề cấp phép tuyển sinh, đào tạo với tổng 45 chỉ tiêu (mỗi ngành 15 chỉ
tiêu); hiện tại, nhà trường đang tiếp tục xây dựng và hồn thiện 04 chương
trình đào tạo cao đẳng (Diễn viên múa, Thanh nhạc, Sư phạm âm nhạc, Sư
phạm mỹ thuật) để phấn đấu đưa vào tuyển sinh và đào tạo năm 2018.
+ Về công tác tuyển sinh:
Năm 2017, nhà trường đã xây dựng Quy chế tuyển sinh riêng; Thành lập
Ban tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh và các Ban giúp việc thuộc Hội đồng
tuyển sinh để chỉ đạo và triển khai công tác tuyển sinh, trong đó có cơng tác
tun truyền, tư vấn tuyển sinh;
Thành lập Đồn cơng tác đi tư vấn tuyển sinh tại 14 trường THCS, 12
trung tâm GD-TX-HN và 118 trường THPT thuộc 5 tỉnh thành: Đà Nẵng,
Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đăk
Lăk. Đã phát hành đến học sinh tổng số 7500 thông báo tuyển sinh, 7500 tờ
gấp, 2000 hồ sơ đăng ký dự tuyển, 144 băng rôn quảng bá.
Kết quả tuyển sinh: Tổng số thí sinh trúng tuyển trình độ trung cấp là
134 (Trong đó: Khối Âm nhạc 89; Khối Mỹ thuật 06; Khối Múa 25; Khối
21


×