Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÀI THẢO LUẬN số 5 môn LUẬT dân sự di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.76 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
LỚP QUỐC TẾ 46-A1


BÀI THẢO LUẬN SỐ 5
MƠN: LUẬT DÂN SỰ
THÀNH VIÊN NHĨM 4 LỚP QT46A1
STT

HỌ VÀ TÊN

LỚP

MSSV

GHI CHÚ

1

Nguyễn Trương Thùy Dương

QT46-A1

2153801015051

Nhóm trưởng

2


Nguyễn Huỳnh Trang Anh

QT46-A1

2153801015010

3

Lê Thị Mỹ Hạnh

QT46-A1

2153801015068

4

Ngô Phúc Trường Hải

QT46-A1

2153801015066

5

Trần Nguyệt Quế Anh

QT46-A1

2153801015018


6

Trần Thái Minh Châu

QT46-A1

2153801015032

7

Hoàng Thị Thanh Chúc

QT46-A1

2153801015035

8

Trần Thị Hà Lam

QT46-A1

2153801015123

9

Lê Nguyễn Tuyết Nhi

QT46-A1


2153801015185


MỤC LỤC
DI SẢN THỪA KẾ............................................................................................ 4
1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời ................................................................................................................. 4
2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản
mới sau đó thì tài sản mới có là di sản khơng? Vì sao? .......................................... 4
3. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố
có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời. ............................................................................................................ 4
4. Trong Bản án số 08, Tồ án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lời?
................................................................................................................................. 4
5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện
tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ................................. 4
6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn N là
bao nhiêu? Vì sao? .................................................................................................. 5
7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ơng Phùng Văn K có
được coi là di sản để chia khơng? Vì sao? .............................................................. 5
8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện
tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K. ...................................................... 5
9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng cho
tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia
khơng? Vì sao? ........................................................................................................ 5
10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên
là bao nhiêu? Vì sao? .............................................................................................. 6
11. Việc Tịa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 có thuyết
phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 khơng? Vì sao?

................................................................................................................................. 6
12. Việc Tịa án quyết định “cịn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” có thuyết
phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 khơng? Vì sao?
................................................................................................................................. 6

2


QUẢN LÝ TÀI SẢN ......................................................................................... 7
1. Trong Bản án số 11, Tịa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của ông Ð
và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục khơng, vì sao? .............................. 7
2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ..................................................................... 7
3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di sản
có thuyết phục khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ............................................ 7
4. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tơn tạo, tu sửa lại di sản
như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. .............................. 8
5. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác
quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai) không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. .................................................................................. 8
6. Trong Quyết định số 147, Tịa án xác định người quản lý khơng có quyền tự thỏa
thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục khơng? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời. ............................................................................................................ 9

THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ ............................................ 10
1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam. ........................... 10
2. Pháp luật nước ngồi có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không? ..... 10
3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyết định
tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời? ............................................. 10
4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của Bộ luật Dân sự 2015 cho

di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào khơng? Có thuyết phục khơng? Vì sao? ... 11
5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của Bộ luật Dân sự 2015 cho
di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được
cơng bố có cơ sở văn bản nào khơng? Có thuyết phục khơng? Vì sao? ............... 11
6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ 26/2018/AL nêu trên. ........................................... 12

NGUỒN THAM KHẢO ................................................................................. 12

3


DI SẢN THỪA KẾ
1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản
riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Vì vậy, di sản không bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố. Trong trường hợp người
có tài sản để lại cịn có cả nghĩa vụ về tài sản thì thơng thường phần nghĩa vụ này sẽ
được thanh toán bằng tài sản của người chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản
thừa kế và được chia theo di chúc hay theo quy định của pháp luật.
2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản khơng? Vì sao?
Được chi làm hai trường hợp là di sản được thay thể bởi nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân khách quan: những nguyên nhân nằm ngồi dự kiến và con người
khơng lường trước được thì khi những nguyên nhân khách quan tác động làm
cho di sản thừa kế bị hư hỏng thì sẽ được thay thế bằng một tài sản mới. Nhằm
đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế nên tài sản mới thay thế cho di sản
thừa kế đó sẽ được chấp nhận trên cơ sở pháp lí, phần tài sản mới sẽ được phân
chia theo quy định của pháp luật.

- Nguyên nhân chủ quan: những nguyên nhân được xác định là có sự tác động
phần nào bởi yếu tố con người. Trường hợp này sẽ được xác định là thay thế vì
mục đích gì. Nếu là nhầm để chiếm đoạt tồn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng
thời thay thế bởi một tài sản khác thì tài sản mới này sẽ không được coi là di
sản thay thế.
3. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của
người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không? Nêu cơ sở .pháp lý khi trả lời.
-

Người quá cố cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi
đấy đất đấy mới thuộc sở hữu của người quá cố. Mà căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân
sự năm 2015 thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết. Vậy nên quyền sử dụng
đất đấy sẽ được xác định là di sản thừa kế.
4. Trong Bản án số 08, Tồ án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án
có câu trả lời?
Tồ án khơng coi diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là di sản.
- Trích đoạn Bản án số 08/2020/DSST: “Đối với diện tích đất tăng 85,5 m2 chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tại phiên toà đại diện. Viện kiểm
sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa kế, cần tiếp
tục tạm giao cho ơng Hồ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà
nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.”
5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số
08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-

4



Theo tơi, hướng xử lý nêu trên của Tịa án trong Bản án số 08 về diện tích đất
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý. Giải thích:
Việc gia đình ơng Hịa đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân, lán bán hàng trên một
phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận, việc chiếm hữu này đã ổn
định nhiều năm nay nên không thể u cầu ơng Hịa tháo dỡ. Do đó, Tịa án
nhận định đây vẫn là tài sản của ơng Hịa, bà Mai nhưng đương sự phải thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước bởi nếu không xác định là di sản thừa kế
và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương
sự.
6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng
Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
-

Phần di sản của ơng Phùng Văn N là ½ tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ
chồng. Giải tích:
- Tổng diện tích đất ban đầu là 398m2 của chung hai vợ chồng nhưng vào năm
1991 bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ơng Phùng Văn K diện tích
131m2 trong tổng diện tích 398m2 nên phần đất cịn lại là 267m2 là tài sản chung
của hai vợ chồng hình thành trong thời kì hơn nhân nên di sản của ơng Phùng
Văn N là ½ tổng diện tích 267m2 .
7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ơng Phùng Văn
K có được coi là di sản để chia khơng? Vì sao?
Phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không được coi là
di sản để chia. Giải thích:
-

Việc bà G chuyển nhượng đất cho ơng K thì các con của bà G đều biết và đều
khơng có ai có ý kiến phản đối và nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan
nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định

các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích
131m2 nêu trên cho ơng Phùng Văn K. Vậy nên việc Toà án cấp phúc thẩm không
xác định phần đất bà G chuyển nhượng cho ông K nằm trong khối tài sản để chia
là có căn cứ.

8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan
đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Hướng giải quyết của Toà án cấp phúc thẩm liên quan đến phần diện tích đã
chuyển nhượng cho ơng Phùng Văn K là hợp lí. Giải thích:
Hướng giải quyết như thế mới có thể đảm bảo về quyền lợi của ông K trong
giao dịch mua bán dân sự với bà G và nó cũng hợp lí khi phần diện tích đất đó
nay đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc
về ơng K. Điều đó có nghĩa là ông K đã trở thành chủ sở hữu của phần diện tích
đất đấy, vậy nên nó nghiễm nhiên khơng thể coi là di sản để chia.
9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà
dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi
là di sản để chia khơng? Vì sao?
-

Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng
cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó vẫn được coi là di sản để
5


chia. Giải thích:
-

Vì số tiền đó xuất phát từ việc bà G chuyển nhượng phần đất cho ông K. Mà
phần đất đó là tài sản chung của ơng N và bà G được hình thành trong thời kì
hơn nhân. Vậy nên khi bán đi phần đất đấy thì số tiền bán được vẫn là tài sản

chung của ông N và bà G, nên nó vẫn được coi là di sản để chia khi bà G dùng
cho việc cá nhân.

10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện
tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà G chết thì di sản của bà G trong diện tích đất là ½ diện tích đất
trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà (tức là 133,5m2 ). Giải
thích:
-

267m2 là diện tích đất chung của vợ chồng bà được hình thành trong thời kì hơn
nhân nên bà G chỉ có quyền định đoạt ½ của 267m2 diện tích đất. Cịn ½ phần
đất cịn lại thuộc di sản của ơng N chồng bà.

11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2
có thuyết phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 khơng?
Vì sao?
Theo tơi việc Tồ án xác định như thế là hợp lí, có tính thuyết phục. Giải thích:
-

Di sản của bà G sau khi mất là 133,5m2 , nhưng chiếu theo di chúc thì nguyện
vọng của bà G sau khi mất là chia cho chị Phùng Thị H1 (con gái bà) 90m2 thuộc
phần di sản của bà. Nên sau khi chia cho chị H1 thì phần còn lại của di sản của
bà G chỉ còn là 43,5m2 .

12. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần cịn lại”
có thuyết phục khơng? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 khơng?
Vì sao?
-


Theo tơi việc Tồ án xác định như thế là thuyết phục. Giải thích:
Sau khi bà G mất thì di sản của bà sẽ được phân chia theo di chúc hoặc theo quy
định của pháp luật. Thì theo di chúc bà đã để lại 90m2 thuộc phần di sản của bà
cho chị H1, nên phần đất còn lại là 43,5m2 sẽ được chia đều cho ba mẹ và các
con còn lại của bà. Tuy nhiên ba mẹ của bà G đã mất trước đó nên di sản còn lại
của bà G sẽ được chia đều làm 5 kỷ phần cho 5 người con còn lại của bà là điều
hợp lí.

6


QUẢN LÝ TÀI SẢN
1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của
ông Ð và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục khơng, vì sao?
Trong Bản án số 11/2020/DS-PT, Tịa án xác định ơng Phạm Tiến H tức nguyên
đơn là người có quyền quản lý di sản của ơng Đ và bà T.
Tịa án xác định như vậy là thuyết phục. Giải thích:
-

-

-

Nhận thấy, ơng Đ, bà T trước khi chết không để lại di chúc, căn cứ tại Điều 616
của Bộ luật Dân sự năm 2015: “Người quản lý di sản là người được chỉ định
trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra”, thì việc quản lý
di sản của ơng Thiện khơng có sự nhất trí bằng văn bản của các đồng thừa
kế, ơng Thiện khơng có quyền giao lại cho con trai là Phạm Tiến N trông coi,
sử dụng di sản của ơng Đ, bà T. Do đó, giấy ủy quyền cho con trai Phạm Tiến N
đề ngày 15/8/2013 của ông Phạm Tiến T không có giá trị pháp lý; không phải là

cơ sở để phát sinh quyền quản lý di sản của anh Phạm Tiến N đối với di sản của
ông Đ bà T.
Kể từ thời điểm năm 2013, anh Nghĩa có qua lại trơng coi, nhưng khơng ở trực
tiếp tại nhà và đất của ông bà Đ, T mà ở một vị trí đất khác; bà Phạm Thị H (con
gái của ông Đ, bà T) ở liền kề và trơng coi khối di sản này. Do đó, có căn cứ
xác định từ năm 2012 đến nay, di sản của ơng Đ, bà T chưa giao cho ai quản
lý.
Ngồi ông Thiện, những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất (ơng bà Hiệu,
Liền, Nhi, Nhường, Hồi, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa
trên cơ sở hồn tồn tự nguyện; khơng bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều
cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội) đều nhất trí giao cho anh
Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T.

2. Trong Bản án số 11, ơng Thiện trước khi đi chấp hành án có là người
quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong Bản án số 11/2020/DS-PT, ông Thiện trước khi đi chấp hành án
không phải là người quản lý di sản. Giải thích:
Ơng Đ, bà T trước khi chết không để lại di chúc giao cho con cái nào trong gia
đình được sử dụng, quản lý ngơi nhà và diện tích đất nói trên. Căn cứ tại khoản
1 Điều 616 của Bộ luật Dân sự năm 2015: “Người quản lý di sản là người được
chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.”
- Đồng thời, việc quản lý di sản của ông Thiện khơng có sự nhất trí bằng văn bản
của các đồng thừa kế. Căn cứ tại, khoản 2 Điều 616 của Bộ luật Dân sự năm
2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người
thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng,
quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử
được người quản lý di sản.”
3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản
lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-


Trong Bản án số 11/2020/DS-PT, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H)
quyền quản lý di sản là thuyết phục. Giải thích:
7


-

Sau khi anh Phạm Tiến H chấp hành án trở về, ngồi ơng Thiện; những
người cịn lại ở hàng thừa kế thứ nhất (ơng bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường,
Hồi, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở
hồn tồn tự nguyện; khơng bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm
của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội) đều nhất trí giao cho anh
Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T.

-

Căn cứ tại, khoản 2 Điều 616 của Bộ luật Dân sự năm: “Trường hợp di
chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử
được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di
sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được
người quản lý di sản.”

-

Đồng thời, giấy uỷ quyền cho anh Phạm Tiến N của ông Phạm Tiến T về
việc quản lý ngồi nhà cũng khơng có giá trị pháp lý (đã giải thích ở trên).

4. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tơn tạo, tu sửa
lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tơn tạo, tu sửa lại di
sản như trong Bản án số 11/2020/DS-PT.
- Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền
của người quản lý di sản được quy định tại khoản 2 Điều 616 thì người đó được
tiếp tục sử dụng di sản dưới sự đồng ý của những người thừa kế; ngồi ra cịn
được thanh tốn chi phí bảo quản di sản, được hưởng thù lao theo thoải thuận
với những người thừa kế.
- Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền của
người quản lý di sản được quy định tại khoản 2 Điều 638 thì người đó khơng
được thanh tốn chi phí bảo quản di sản.
5. Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người
khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con
trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản khơng có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con
trai).
- Căn cứ tại Điểm a khoản 2 Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa
vụ của người quản lý di sản quy định tại Khoản 2 Điều 616 Bộ luật Dân sự năm
2015 thì người đó khơng có quyền định đoạt tài sản bằng hình thức khác (Trong
đó “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở
hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.” Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Dân
sự năm 2015).
- Tuy nhiên tại điểm a khoản 2 Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về
quyền của người quản lý di sản được quy định tại khoản 2 Điều 638 thì có điểm
khác ở cách dùng từ ngữ. Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 639 Bộ
luật Dân sự năm 2005: “… không được … thế chấp và định đoạt tài sản bằng
các hình thức khác;”. Cịn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 617 Bộ luật
Dân sự năm 2015: “…không được … thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình
thức khác”. Việc sử dụng từ và ở Bộ luật Dân sự năm 2005 có thể hiểu theo


8


hướng người quản lý di sản này không được thực hiện việc định đoạt gắn liền
với việc thế chấp.
6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý khơng có quyền tự
thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục khơng? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong Quyết định số 147/2020/DS-GĐT, Tịa án xác định người quản lý khơng
có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản là thuyết phục. Giải thích:
-

-

-

Theo nhận định Tồ án, ông Nhỏ chỉ là người quản lý di sản của ơng Ngót và
phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bà Chơi, chứ khơng có quyền định
đoạt vì khơng có sự đồng ý của bà Chơi cùng các đồng thừa kế thứ nhất của ơng
Ngót.
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Bảo quản di
sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài
sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn
bản.”
Tuy nhiên tại điểm a khoản 2 Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về
quyền của người quản lý di sản được quy định tại khoản 2 Điều 638 thì có điểm
khác ở cách dùng từ ngữ. Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 639 Bộ
luật Dân sự năm 2005: “… không được … thế chấp và định đoạt tài sản bằng
các hình thức khác;”. Cịn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 617 Bộ luật
Dân sự năm 2015: “…không được … thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình

thức khác”. Việc sử dụng từ và ở Bộ luật Dân sự năm 2005 có thể hiểu theo
hướng người quản lý di sản này không được thực hiện việc định đoạt gắn liền
với việc thế chấp.

9


THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ
1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
Có 03 loại thời hiệu:
Thời hiệu chia di sản:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu
thừa kế:
“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản,
10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc
về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp khơng có người thừa kế quản lý
di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều
236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm
a khoản này”
Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế hoặc phản đối quyền thừa kế của
người khác:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu
thừa kế:
“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác
bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của
người chết để lại:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu

thừa kế:
“Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết
để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
2. Pháp luật nước ngồi có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?
Pháp luật nước ngồi khơng quy định về thời hiệu với u cầu chia di sản.
Ví dụ: Pháp luật dân sự Pháp về phân chia tài sản chung thì về ngun tắc khơng
thể buộc chủ sở hữu chung phải đặt tài sản của mình trong tình trạng khơng thể
phân chia, do họ đã không yêu cầu phân chia trong một thời hạn nào đó. Theo
quy định tại Điều 815 Bộ luật Dân sự Pháp: “Khơng ai có thể bị buộc phải chấp
nhận trong tình trạng di sản chưa chia và bất cứ lúc nào cũng có thể yêu cầu
chia di sản trừ trường hợp việc này được tạm hoãn theo bản án hoặc theo thỏa
thuận”.
3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
- Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là ngày công bố Pháp lệnh thừa
kế 30-8-1990 (tức ngày 10-9-1990).
-

10


Trích đoạn Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL: “Như vậy kể từ ngày
Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tịa án áp dụng quy định tại Điều
623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mởthừa
kế ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế
ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu
khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của
pháp luật”.
4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của Bộ luật Dân sự 2015
cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào khơng? Có thuyết phục khơng? Vì

sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của Bộ luật Dân sự năm
2015 cho di sản của cụ T với cơ sở là khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm
2015.
- Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Thời hiệu để người thừa
kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản,
kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế
đang quản lý di sản đó”.
→ Điều này theo tơi khơng thuyết phục vì theo khoản 1 này, thời hiệu để yêu
cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản. Cụ T đã mất từ năm 1972, đã quá
thời hiệu để yêu cầu.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015: việc viện dẫn
điểm d khoảng 1 điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 là để cho phép áp dụng các quy
định mới về thời hiệu đối với việc giao dịch dân sự được xác lập trước ngày bộ
luật này có hiệu lực. Việc mở thừa kế của cụ T lẽ ra đã diễn ra từ trước khi Bộ
luật có hiệu lực thế nhưng đây là điều khoản quy định về “giao dịch dân sự”.
Thừa kế cũng là một giao dịch dân sự nếu đó là thừa kế theo di chúc, còn đối với
trường hợp của cụ T-thừa kế theo pháp luật thì lại khơng phải giao dịch dân sự,
nên nó đã không được quy định rõ trong Bộ luật và trở thành trường hợp ngoại
lệ.
5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của Bộ luật Dân sự 2015
cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế
năm 1990 được cơng bố có cơ sở văn bản nào khơng? Có thuyết phục khơng?
Vì sao?
- Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của Bộ luật Dân sự năm
2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế
năm 1990 được công bố là thuyết phục hơn việc chỉ áp dụng thời hiệu 30 năm
của Bộ luật Dân sự 2015 mà không kèm theo quy định nào khác. Cơ sở văn bản
căn cứ quy định tại khoản 4 điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ
luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế

vẫn còn theo quy định của pháp luật.
- Cụ T đã mất trước khi Pháp lệnh được công bố, đối với trường hợp này, chúng
ta có quy định theo hướng thời điểm bắt đầu thời hiệu không là “thời điểm mở
thừa kế” mà là thời điểm khác. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp
lệnh Thừa kế: “Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh
này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày cơng
bố Pháp lệnh này”.
-

11


→ Như vậy, theo Pháp lệnh Thừa kế, đối với thừa kế mở trước ngày ban hành
Pháp lệnh Thừa kế như trường hợp của cụ T trong vụ việc, thời hiệu không bắt đầu
từ “thời điểm mở thừa kế” mà từ “ngày công bố Pháp lệnh này”
6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ 26/2018/AL nêu trên.
Khái quát nội dung án lệ: “Người để lại di sản thừa kế là Bất động sản chết trước
ngày công bố Pháp lệnh thừa kế 30-8-1990. Tại thời điểm tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ
luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực Pháp luật. Trường hợp này, phải xác
định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp
lệnh Thừa kế 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản được xác định theo quy định của
Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.”
Án lệ số 26/2018 đã giải quyết được hai vấn đề pháp lý quan trọng:
-

Áp dụng thời hiệu mới - thời hiệu 30 năm đối với di sản là Bất động sản cho
những thừa kế được mở trước ngày 01-01-2017. Căn cứ theo quy định giữa Bộ
luật Dân sự năm 2005 (10 năm đối với Bất động sản và động sản) và Bộ luật Dân
sự 2015 (30 năm đối với Bất động sản và 10 năm đối với động sản), sự thay đổi
rất lớn về khoảng thời gian chia di sản. Đồng thời, tại khoản d điều 688 Bộ luật

Dân sự 2015 cũng nêu rõ “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật
này.” và nội hàm lại được thể hiện rõ tại khoản 1 điều 688 Bộ luật Dân sự “Đối
với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực”. Do đó,
Bộ luật Dân sự chỉ đề cập tới giao dịch dân sự, trong khi vụ án của cụ T là di sản
được chia theo quy định của Pháp luật mà khơng có bất kỳ tranh chấp nào. Vì
vậy, Bộ luật Dân sự chưa quy định cụ thể nên án lệ số 26/2018 đã bổ sung một
vấn đề pháp lý rất quan trọng đối với những thừa kế không được chia theo di
chúc.

-

Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015 với tư tưởng tạo điều kiện cho
người dân tiếp cận với công lý vì Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định Tịa án có
trách nhiệm đảm bảo cơng lý. Vì vậy, để đảm bảo cơng lý thì phải kéo dài thời
hiệu, hạn chế từ chối giải quyết do thời hiệu tạo điều kiện cho người dân yêu cầu
Tòa án giải quyết các tranh chấp về thừa kế được nhiều hơn

-

Nếu không áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 với thời hiệu 30 năm cho những
thừa kế trước đây thì sẽ tạo nên sự bất ổn đối với xã hội. (khi các bên tự giải
quyết bằng những hình thức khác nhau)
Tuy nhiên, trong án lệ số 26/2018 vẫn còn nhiều bỏ ngỏ:

-

Án lệ chỉ tập trung vào việc áp dụng thời hiệu mới, nhưng lại chưa đề cập tới hệ
quả pháp lý đối với những thừa kế được xác lập trước ngày 01-01-2017.

-


Hiện nay có hai Nghị quyết:
• Nghị quyết về nhà ở với trường hợp khơng có yếu tố nước ngồi.
• Nghị quyết về nhà ở với trường hợp có yếu tố nước ngoài.

→ Cả hai Nghị quyết đều cho phép khơng tính một khoảng thời gian vào thời hiệu,
và tùy theo vào loại quan hệ thì khoảng thời gian khơng tính có thể lên tới 10 năm.
→ Án lệ chưa đề cập tới những Nghị quyết trên.
12


Án lệ đã mở ra một phương án hợp lý đối với một vài vấn đề bất cập của Bộ luật
Dân sự hiện nay, mở rộng phạm vi thời hiệu (khơng chỉ áp dụng cho giao dịch dân sự
mà cịn áp dụng cho vấn đề về thừa kế cả thừa kế theo pháp luật lẫn thừa kế theo di sản).
Án lệ còn cho phép Tòa án giải quyết những tranh chấp về yêu cầu chia di sản bị “phớt
lờ” bởi các quy định về thời hiệu yêu cầu chia di sản.

13


NGUỒN THAM KHẢO
-

-

-

Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005); Nghị quyết
02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao
và các điều luật liên quankhác (nếu có);

Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố
Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc;
Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Điều 616, 617 và 618 Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 638, 639, 640 Bộ luật Dân
sự 2005) và các điều luật liên quan khác (nếu có);
Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La;
Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Tịa án nhân dân cấp
cao tại TP. Hồ Chí Minh;
Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 và các điều luật liên quan khác (nếu có);
Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu
yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản.
 Kết thúc 
Cảm ơn thầy đã theo dõi bài!

14



×