ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ PHÁT HUY TIỀM
NĂNG DI SẢN VĂN HÓA TẠI KHÔNG GIAN DI SẢN THẾ GIỚI THÀNH
NHÀ HỒ VÀ KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LAM KINH
Người thực hiện:
THANH HÓA 8-2014
1
ThS. Lê Thị Thảo
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1..........................................................................................................3
SỰCẦ THIẾ PHẢ NGHIÊN CỨ BÀI HỌ Đ I CHỨ VÀ BÀI HỌ KINH
N
T
I
U
C Ố
NG
C
NGHIỆ Đ ÁP DỤ VÀO KHƠNG GIAN VĂ HĨA – DU LỊCH THÀNH
M Ể
NG
N
NHÀ HỒVÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬLAM KINH..............................................3
1.1. Những yêu cầu cấp thiết đối với phát triển du lịch tại Không gian văn
hóa – du lịch Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh...................3
1.1.2. Sự cần thiết kết nối phát triển du lịch đối với Di sản văn hóa thế
giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh......................8
1.1.2.1. Giá trị hấp dẫn đặc biệt của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà
Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.................................................8
1.1.2.2. Những hạn chế trong phát triển du lịch tại Di sản văn hóa thế
giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh....................16
1.2. Yêu cầu phát triển du lịch đối với Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh
và Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ....................................................21
1.2.1. Yêu cầu phát triển du lịch đối với Di tích quốc gia đặc biệt Lam
Kinh.............................................................................................................21
1.2.2. Yêu cầu phát triển du lịch đối với Di sản văn hóa thế giới Thành
Nhà Hồ........................................................................................................23
1.2.3. Yêu cầu liên kết phát triển du lịch giữa Lam Kinh và Thành Nhà
Hồ................................................................................................................24
CHƯƠNG 2........................................................................................................27
KẾ QUẢNGHIÊN CỨ Đ I CHỨ MỘ SỐKHU DU LỊCH TRONG VÀ
T
U Ố
NG
T
NGOÀI NƯ C TƯ NG Đ NG VỚ LAM KINH – THÀNH NHÀ HỒ
Ớ
Ơ
Ồ
I
.............27
2.1. Kinh nghiệm chung phát triển du lịch ở một số quốc gia châu Á..........27
2.1.1. Nhật Bản...........................................................................................27
2.1.2. Campuchia........................................................................................31
2.1.3. Singapore...........................................................................................35
2.1.4. Thái Lan............................................................................................36
2.1.5. Malaysia............................................................................................38
2.1.6. Indonesia...........................................................................................40
2.2. Bài học từ một số khu du lịch nước ngoài..............................................42
2.2.1. Thập Tam Lăng (Trung Quốc).........................................................42
2.2.2. Pháo đài Sanchiago (Manila - Philippines).....................................42
2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số khu du lịch quốc gia ở Việt
Nam.................................................................................................................43
2.3.1. Kinh thành Huế................................................................................43
2.4.2. Hội An...............................................................................................44
2.4.3. Ninh Bình.........................................................................................45
2.4.4. Phú Thọ.............................................................................................46
2.4.5. Hà Nội..............................................................................................48
2.4.6. Cao Bằng...........................................................................................49
CHƯƠNG 3........................................................................................................52
MỘ SỐBÀI HỌ KINH NGHIỆ PHÁT TRIỂ DU LỊCH Đ I VỚ LAM
T
C
M
N
Ố
I
KINH – THÀNH NHÀ HỒTRÊN CƠSỞNGHIÊN CỨ MỘ SỐKHU DU
U
T
LỊCH TRONG VÀ NGOÀI NƯ C.......................................................................52
Ớ
3.1. Bài học từ việc bảo vệ, tôn tạo, khôi phục các di sản văn hóa trong
hoạt động du lịch............................................................................................52
3.2. Vấn đề tổ chức và thương mại................................................................52
3.3. Vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.............................................53
3.4. Vấn đề đầu tư quảng bá du lịch..............................................................54
TÀI LIỆ THAM KHẢ .....................................................................................55
U
O
2
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐỐI CHỨNG VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ ÁP DỤNG VÀO KHÔNG GIAN VĂN HÓA –
DU LỊCH THÀNH NHÀ HỒ VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH
1.1. Những yêu cầu cấp thiết đối với phát triển du lịch tại Không
gian văn hóa – du lịch Thành Nhà Hồ và Khu di tích lịch sử Lam Kinh
1.1.1. Mục tiêu, yêu cầu phát triển du lịch Thanh Hóa trong hệ thống
du lịch Việt Nam và quốc tế
Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, theo đó quan điểm phát triển chủ đạo của Du
lịch Việt Nam là: (i) Trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; (ii) Phát triển theo
hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm và chú trọng phát
triển theo chiều sâu; (iii) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc
tế; (iv) Phát triển bền vững gắn chặt với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa,
mơi trường; và (v) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát
triển du lịch. Mục tiêu đặt ra với du lịch Việt Nam đến 2020 là đón 7 -7,5 triệu
lượt khách quốc tế và 36- 37 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch
đạt 10 – 11 tỷ USD.
Phương án tổ chức không gian lãnh thổ du lịch cả nước xác định có bảy
vùng là: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long. Trong đó có Thanh Hóa nằm trong vùng
Bắc Trung Bộ - là tỉnh cực Bắc của vùng, kết nối vùng Bắc Trung Bộ với
vùng Đồng bằng sông Hồng và đặc biệt là Hà Nội – một trong hai thị trường
khách và điểm trung chuyển khách lớn nhất của cả nước. Đây là vị trí hết sức
quan trọng và có ý nghĩa đối với phát triển du lịch Thanh Hóa.
3
Là một tỉnh lớn, đông dân của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, Thanh
Hóa có vị trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như du lịch.
Thanh Hóa nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi phát tích của
nhà Lê, là vùng hậu phương vững chắc của Tổ quốc trong những năm chiến
tranh quyết liệt. Trải qua biết nao biến động thăng trầm, những thế hệ người
dân Thanh Hóa tự hào về mảnh đất giầu truyền thống đấu tranh yêu nước cũng
như tinh thần cách mạng bất khuất của quê hương mình.
Với bề dày lịch sử lâu đời, Thanh Hóa đang gìn giữ một kho tàng quý
giá các nguồn tài nguyên nhân văn phong phú. Cùng với những giá trị lịch sử,
nhân văn, Thanh Hóa cịn là miền q xinh đẹp với non xanh nước biếc, với
thiên nhiên phong phú và đa dạng bao gồm cả rừng, núi, biển cả và hải đảo.
Những tiềm năng giàu có trên tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hóa
phát triển “Một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch được coi là
một trong những ngành có vai trị đặc biệt quan trọng” như xác định trong
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thanh Hóa có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú đa dạng. Các bãi
biển Thanh Hóa đã là điểm đến truyền thống từ hàng chục năm nay như Sầm
Sơn, ngồi ra cịn nhiều bãi biển khác cũng đang nổi lên như những điểm nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí đầy hứa hẹn như Hải Tiến, Quảng Vinh, Tĩnh Gia...
Bên cạnh hệ thống các bãi biển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự
nhiên như Bến En, Pù Luông cũng là những tiềm năng vô cùng to lớn, tuy
nhiên hầu như chưa được đầu tư khai thác tương xứng với tiềm năng.
Ngồi ra cảnh quan tự nhiên, sơng suối cũng là những tiềm năng hết sức
giá trị đối với khơng chỉ du lịch Thanh Hóa và cả nước, trong đó nổi trội là
suối cá Cẩm Lương và hệ thống các hang động đá vôi vô cùng phong phú,
Không chỉ có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, hệ thống
các hang động đá vôi vô cùng phong phú.
Khơng chỉ có hệ thống tài ngun du lịch tự nhiên phong phú, hệ thống
tài nguyên nhân du lịch nhân văn của Thanh Hóa cũng hết sức đặc sắc mà gần
4
đây việc công nhận Thành nhà Hồ là Di sản thế giới là một minh chứng rõ
ràng nhất. Thành nhà Hồ, cùng với Lam Kinh, cầu Hàm Rồng, di tích khảo cổ
Đơng Sơn, Đa Bút... góp phần tạo nên thế cạnh tranh mạnh mẽ của Thanh Hóa
đối với thị trường Du lịch – Văn hóa – Lịch sử
Khu vực miền núi phía Tây của Thanh Hóa là nơi sinh sống của đồng
bào dân tộc thiểu số là sự bổ sung hết sức quan trọng đối với hệ thống tài
nguyên du lịch của tỉnh, góp phần tạo điều kiện phát triển các sản phẩm du
lịch phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khách du lịch
khác nhau.
Với hệ thống tài nguyên du lịch hết sức phong phú đa dạng và vị trí địa
lí thuận lợi, du lịch Thanh Hóa đã hình thành từ rất sớm và liên tục có những
bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.
Năm 2011 Thanh Hóa đón trên 3,3 triệu lượt khách nội địa và 43 nghìn
lượt khách quốc tế. Cả thị trường nội địa và quốc tế đều có tăng trưởng vững
vàng trong những năm qua. Thị trường khách nội địa cảu Thanh Hóa chủ yếu
là Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Thị trường khách quốc tế của
tỉnh chủ yếu là Đông Bắc Á (50%), Đông Nam Á (gần 20%) và Bắc Mỹ (gần
10%). Doanh thu du lịch năm 2011 cũng đạt trên 1500 tỷ đồng, gần bằng
thành tích của Thừa Thiên - Huế là địa phương có hoạt động du lịch phát triển
nhất trong vùng Bắc Trung Bộ.
Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015 được
phê duyệt theo Quyết định số 2182/QĐ- UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa
ngày 07 tháng 7 năm 2011 xác định việc xây dựng hệ thống điểm du lịch gắn
với các không gian du lịch, đặc biệt nhấn mạnh đến các điểm di tích lịch sử văn hóa và vùng sinh thái tiềm năng: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, Thành
Nhà Hồ.
Trong Kế hoạch Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, thực
hiện Chương trình hành động Quốc gia về du lịch (số 45/KH-UBND ngày
25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa) đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phát
5
triển du lịch Thanh Hóa cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính
chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản
phẩm du lịch đa dạng, đặc trưng, chất lượng cao. Năm 2015, Thanh Hóa phấn
đấu đón 5.500.000 lượt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế là 125.000 lượt;
doanh thu du lịch đạt 3.500 tỷ đồng. Đến năm 2020, đón được 9.000.000 lượt
khách, trong đó, khách du lịch quốc tế là 230.000 lượt khách; doanh thu du
lịch ước đạt 10.200 tỷ đồng. Tốc độ tăng trường bình quân của ngành du lịch
tỉnh giai đoạn 2014 - 2020 đạt 13%/năm về lượt khách và 27,2%/năm về
doanh thu.
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2012
6
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2012
Mặc dù có điều kiện thuận lợi về tài nguyên, nguồn lực và vị trí, du lịch
Thanh Hóa chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do những nguyên nhân,
khó khăn cả khách quan và chủ quan như:
- Nhận thức về du lịch còn chưa đầy đủ, đặc biệt về du lịch bền vững,
du lịch trách nhiệm
- Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và đặc biệt về chất
lượng, đây là hậu quả trực tiếp của tính mùa vụ, gây khó khăn cho các doanh
nghiệp duy trì đội ngũ nhân lực du lịch có tay nghề cao và thường xuyên được
hoạt động nâng cao kỹ năng, chất lượng.
- Điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập, đặc biệt tại khu vực
miền núi phía Tây.
- Chất lượng dịch vụ, sản phẩm còn thấp
- Du lịch Thanh Hóa chịu ảnh hưởng mạnh của tính mùa vụ, đặc biệt
đối với sản phẩm chính của du lịch tỉnh hiện nay là du lịch biển đảo, chưa phát
huy được tiềm năng du lịch của các loại hình khác. Đây là nguyên nhân quan
trọng dẫn tới nhiều hạn chế trong các vấn đề khác.
- Việc liên kết với các địa phương trong vùng, lân cận và với thị trường
gửi khách chính là Hà Nội còn chưa đi vào thực chất, chưa phát huy hiệu quả.
- Công tác quảng bá, xúc tiến còn chưa được thực hiện chuyên nghiệp,
đặc biệt là chưa thực hiện đánh giá hiệu quả từ đó có những điều chỉnh, bổ
sung cần thiết.
Để khắc phục những khó khăn thách thức trên, du lịch Thanh Hóa cần
những biện pháp, giải pháp phát triển thiết thực, cụ thể nhằm góp phần thúc
đẩy tăng trưởng mạnh, bền vững, cụ thể những vấn đề sau cần được quan tâm
7
giải quyết:
- Đặc biệt chú trọng khắc phục vấn đề mùa vụ của hoạt động du lịch, từ
đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ, chất lượng đội ngũ
nguồn nhân lực, tăng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư...
- Chun nghiệp hóa cơng tác quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch
- Cải thiện, nâng cao chất lượng toàn diện sản phẩm du lịch chủ đạo
hiện có của Thanh Hóa: Mạnh mẽ đổi mới, đầu tư cải thiện cơ bản hình ảnh du
lịch Sầm Sơn
- Đầu tư phát triển du lịch biển đảo với những cách tiếp cận mới mà Hải
Thịnh là một trong những ví dụ tiêu biểu
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Tăng cường đầu tư mở rộng hoạt động
du lịch về phía Tây nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường sức hút,
sức cạnh tranh và khắc phục tính mùa vụ của hoạt động du lịch Thanh Hóa.
- Đầu tư phát triển du lịch khu vực Thành nhà Hồ, Lam Kinh, suối cá
Cẩm Lương thành trung tâm du lịch văn hóa - di sản của tỉnh bên cạnh các
trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn và du lịch gắn với thương mại tại
Nghi Sơn.
- Xây dựng chương trình hợp tác liên kết thực chất, có hiệu quả với các
địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ, với thị trường gửi khách lớn nhất miền
Bắc là Hà Nội, với các tỉnh Tây Bắc như Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên qua
quốc lộ 6 và với Lào qua cửa khẩu Na Mèo.
1.1.2. Sự cần thiết kết nối phát triển du lịch đối với Di sản văn hóa thế
giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh
Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam
Kinh có vị trí đặc biệt quan trọng đối với du lịch Thanh Hóa và du lịch Việt
Nam.
1.1.2.1. Giá trị hấp dẫn đặc biệt của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà
Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh được cơng nhận là di tích lịch sử cấp quốc
gia từ năm 1962. Năm 2013, Khu di tích lịch sử Lam Kinh được cơng nhận là
8
Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Khu di tích này có một vị trí quan trọng trong
chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đây
là kinh đô kháng chiến lần thứ nhất chống lại quân Minh xâm lược (1418 –
1427), là kinh đô kháng chiến lần thứ hai chống lại nhà Mạc và Trung Hưng
nhà Lê (1533 – 1556), lại là Tây Kinh – nơi yên nghỉ của Hoàng tộc nhà Lê
sơ. Lăng mộ các vua và hoàng hậu nhà Lê sơ biểu hiện giá trị nghệ thuật cao
cả ở trong trình diễn đồ thức kiến trúc và cả trong các nội dung, kiểu cách tạo
tác các hiện vật điêu khắc.
Nếu xét về khía cạnh sự kiện lịch sử trong thời kỳ 1414-1422 thì nghĩa
quân Lam Sơn chủ yếu quy tụ, gây dựng lực lượng “nếm mật, nằm gai, suốt
chục năm trời” . Trong thời gian này nghĩa quân đã bị vây khốn 3 lần trên núi
Chí Linh, cũng chính nhờ sự đùm bọc, che chở của đồng bào Mường, Thái
vùng Chí Linh, nghĩa quân đã thoát khỏi hiểm nghèo. Những địa danh vẫn còn
lưu lại sau hơn 600 năm như: Khả Lam,. Mục Sơn, Núi Chủ, Núi Dầu, Núi
Mục, Núi Rồng, Núi Voi, Rừng Lim, Làng Cham, Lương Giang; Xa hơn, lên
phía tả ngạn với các địa danh: Sơng Khao, Bát Mọt; Phía hữu ngạn có sơng
Lường, n Trường, Long Linh, Chẩn Xuyên, Ba Cồn; Ngược lên Quan Hóa
là Sóp. Về mặt đường thủy, nghĩa quân đã kết nối Lương Giang (sông Mã) với
sông Lường, sông Âm, sông Khao, sông Chùy Nam (Cầu Chầy), Tề Giang
(sơng Bưởi). Trong q trình biến thiên của lịch sử hơn 600 năm các địa danh:
Lam Sơn hương, Hào Lương hương, Đại Lại thôn, Nguyễn Xá xã, Đàm Thị
xã, Thủy Cối sách, Lại Thương sách, Cao Trĩ sách là địa phận của huyện
Lương Giang thì cương vực ngày nay bao gồm những vùng nào vẫn còn phải
nghiên cứu. Hay huyện Lôi Dương với các địa danh như: Mục Sơn sách, Thủy
Chú sách, Phùng Dực sách, Hải Lịch sách, Thụ Mệnh Thơn, Bái Đơ trang...
Ngồi ra các địa danh khác như: núi Pù Rinh, núi Chí Linh, Mường Mọt,
Mường Nanh, Mường Chính, Mường Thơi, Bồ Mồng, Bồ Thi Lang, Ba Lẫm,
Kình Lộng, Mường Địn, Thiết Ống, Đồng Tâm. Xuôi xuống các huyện đồng
bằng nhiều địa danh do Lê Lợi đặt tên như: Thôn Tứ Trụ, Dốc Hương (xã Thọ
9
Hải), Làng Xn Phả, Thơn Chí Cẩn, Đốn Quyết (huyện Thiệu Hóa), Tiên
Nơng... Cầu Chày, Thung Mai (hay Lũng Nhai – huyện Yên Định), Thung Voi
(Yên Lâm)... Làng Miềng, Bãi Lạnh, (Lang Chánh) gắn với chuyện Hồ Ly;
Làng Vân Am có Làng Trị (Ngọc Lặc) gắn với các trị vui của nghĩa qn như
trị Pồn Pơơng với đền Bà (tục thờ chiếc dón và dao quéo, liên quan đến Lê
Lợi những ngày bị quân Minh vây hãm). Vùng Tây Nam Lam Sơn là huyện
Thường Xuân có núi Bù Rinh, Bù Chó, Bù Gió và Suối Đá Khao (gắn liền với
chuyện “hịa nước sơng chén rượi ngọt ngào", thể hiện tình cảm đồng lòng của
tướng sĩ cùng đồng bào. Tuy nhiên, vùng Lang Chánh cũng có làng Năng Cát
và Huổi Láu (suối rượu) và giai thoại giống như trên . Đây là một vùng rộng
lớn miền Tây Thanh Hóa, bao gồm các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Cẩm
Thủy, Lang Chánh, Thường Xn, Bá Thước, Ngọc Lạc, n Định, Thiệu
Hóa, Đơng Sơn.... Đây cũng là địa bàn hành quân, vừa cầm cự, vừa chống đỡ,
bảo toàn lực lượng trước giặc Minh hung hãn. Nói như thế đủ thấy khơng gian
văn hóa gian Lam Sơn gắn liền với nghĩa Quân Lam Sơn rộng lớn như thế
nào.
Hệ thống di vật văn hóa đặc trưng chủ yếu hiện còn là Khu lăng mộ nhà
Lê Sơ ở Lam Kinh. Đây là nguồn tư liệu mỹ thuật kiến trúc tiêu biểu thời Lê
sơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng còn lại ở thế kỷ XV.
Tuy nhiên, hệ thống di sản văn hóa ở khơng gian văn hóa Lam Sơn
khơng chỉ có quần thể Khu lăng mộ Vua Lê sơ mà cịn có rất nhiều di tích vệ
tinh như đền Tép, đền Tứ Trụ ở xã Thọ Diên, đền Nguyễn Nhữ Lãm, đề Bà ở
làng Trò (Ngọc Lặc) đền Quốc Mẫu...
Nhiều địa danh như núi Chí Linh, Bù Rinh, Bù Chó, Bù Gió và Suối Đá
Khao, làng bản Thái, Mường là những nguồn di sản văn hóa lịch sử và sinh
thái quý giá cần được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy.
Nghiên cứu di sản văn hóa Lam Sơn cho phép nối lại sợi dây văn hóa từ
quá khứ đến hiện tại, để đóng góp vào việc bù lấp những khoảng trống trong
nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, để tìm hiểu sức mạnh thần kỳ giữa
10
yếu tố thực và hư, sự giao thoa văn hóa Việt - Mường - Thái là những vấn đề
khá lý thú. Đồng thời tạo nên tính thiêng, sự lơi cuốn về tâm linh, tình cảm của
cộng đồng, sức hấp dẫn đặc biệt của khơng gian văn hóa Lam Sơn. Từ đó khơi
dậy tiềm năng, kêu gọi cộng đồng tham gia bảo tồn, phát huy những giá trị
văn hóa độc đáo mà lịch sử đã ban tặng.
Những tục trị, tín ngưỡng dân gian gắn liền với huyền thoại về nghĩa
quân Lam Sơn vẫn còn tồn ẩn trong đời sống tinh thần, vật chất của cộng đồng
Thái- Mường- Việt ở không gian văn hóa Lam Sơn là rất đa dạng và phong
phú như: tục thờ bà Hàng Dầu, thờ Bà Quốc Mẫu, thờ Cơng chúa Hồ Ly, thờ
Tứ Trụ triều đình, thờ Lê Lai..., cùng với các trị Bình Ngơ Quốc, Chư Hầu
Lai triều, Xuân Phả, Pồn Pôông, Chè Lam... là những nguồn sử liệu lịch sử văn hóa quý giá cần được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy trong du lịch.
Sự độc đáo của thành nhà Hồ chính là ở giá trị kiến trúc của một kinh
đô, lại xây dựng theo kiểu pháo đài quân sự. Đồ án kiến trúc chủ yếu dựa vào
địa thế tự nhiên của một vạt đồng bằng nhỏ được bao bọc bởi các ngọn núi kế
tiếp nhau hai bên tả, hữu sông Bưởi và sông Mã. Tịa thành bằng đá được gọi
là Hồng Thành, có cạnh tường Bắc dài 877,0 m, cạnh tường Nam 877,1m,
cạnh tường Tây 880,0 m, cạnh tường Đơng 879,3m. Thành có chu vi 3513,4m,
diện tích 769.086m2. Thành nhà Hồ được hiểu theo hai nội dung: tổng quan
kiến trúc của một kinh thành, bao gồm một không gian rộng lớn từ vùng
ngoại vi thành đá hiện có, đó là phố xá của một kinh kỳ và hoàng thành; Nghĩa
thứ hai được hiểu thành nhà Hồ chỉ là tòa thành bằng đá, vốn là Thành Nội
của vương triều nhà Hồ. Tòa thành nằm lọt trong một thung lũng, phía Tây
Bắc là dãy núi Song Tượng (voi mẹ, voi con), phía Tây và Tây Nam có 5
ngọn núi hợp thành khu Động An Tơn với các núi Kim Ngưu và Kim Ngọ,
điểm hợp lưu của sơng Mã và sơng Bưởi ở phía Nam kinh thành. Địa thế của
căn cứ quân sự này dễ dàng kết nối với núi rừng và nhanh chóng tiến xuống
đồng bằng, tiếp cận nam- bắc đều thuận tiện, chính đây là yếu tố hết sức hấp
dẫn khiến cho Hồ Quý Lý quyết định xây dựng Tây Đô vào năm 1937.
11
Bốn cổng thành vốn là biểu tượng rất độc đáo khơng thể nhầm lẫn với
bất kỳ một cơng trình kiến trúc nào khác, mỗi cổng thành mang theo một hình
thái kiến trúc riêng. Cửa Nam (Cửa Tiền) thuộc đất làng Xuân Giai ngày nay,
nối thẳng đến Đàn Nam Giao trên núi Đún (cách 3,0 km), cửa rộng tới
34,85m, gồm 1 cửa lớn cao 8,5m, rộng 5,85m ở trung tâm, 2 cửa bên cao
7,8m, rộng 5,445m; cả 3 cửa đều xây theo vịm cuốn, đá được đẽo vát hình
thang xết ken khít nhau vững chắc. Cửa Bắc chỉ có một lối đi chính, vịm cuốn
cao 5,425m, rộng của vịm cuốn 5,80m; cửa rộng toàn phần 21,342m, sâu
13,55m, cao đỉnh 8,098m. Cửa Nam và cửa Bắc được kiến trúc hồn chỉnh,
hiện cịn nhiều dấu vết về cối kê, hèm cửa, đặc biệt nhiều chân lỗ cắm lan can,
hàng chân tảng, biểu hiện của một vọng lâu trên gác mái rõ rệt. Cổng Nam và
cổng Bắc hợp thành đường chính đạo xuyên qua cơng trình. Cửa Tây và cửa
Đơng hiện cịn cho thấy một đồ án kiến trúc chưa hoàn chỉnh, phản ánh sự thi
công gấp gáp của một pháo đài quân sự, dấu vết dang dở còn lại đến ngày nay.
Kiến trúc cổng Nam thành nhà Hồ là một đồ án cổng có vọng lâu, một thức
kiến trúc rất độc đáo, bao gồm 3 phần đặc trưng theo chiều ngang (3 cửa ra
vào), 3 tầng theo chiều cao (mền móng, cửa thành, vọng lâu), thuộc loại có
sớm nhất, to lớn nhất; Từ sau thế kỷ XV, thức kiến trúc này được áp dụng vào
nhiều cơng trình khác trong nước và khu vực.
Các di vật bằng chất liệu đá hiện có trên cơng trình chủ yếu thuộc nhóm
vật liệu xây thành. Có đến 10 loại vật liệu đá theo nhiều nhóm chức năng khác
nhau trong cơng trình. Đá phiến xây móng, cỡ kích gần vng, trung bình 2,5
x 1,8 x 1,5m; đá bó thành hình khối hộp, chữ nhật, chiều rộng, dài khác nhau
(kích thước khơng đồng nhất, chứng tỏ việc chế tác đá và xây dựng thành khá
linh hoạt) phổ biến là 2,2 x 1,5 x 1,2m, nhiều viên lớn hơn gấp hai lần, nhiều
điểm đá được đẽo gọt cho vừa hình khối, diện tích tường xây; Đá chèn vịm
cuốn hình thang hộp, cạnh đỉnh bé hơn cạnh đáy lơn thường là 1/4; Đá làm kết
cấu mộng, trụ, cối, kê cửa; Đá làm chân tảng trên hai vọng lâu cửa Nam và
Bắc; Đá làm vật trang trí máng nước, trụ lan can; Đá làm bi đạn; Đá làm bi
12
vận chuyển vật liệu ... Do thành nội đã hoang phế hàng mấy trăm năm nên các
di vật điêu khắc đá chỉ cịn đơi rồng đá có hình uốn lượn sóng nước, tạo nên 7
nhịp, biên độ cao 0,9m, dài gần 4,0m. Tượng rồng chầu về hướng làng Tây
Giai (cửa thành Nam), có bốn chân, mỗi chân có 3 móng, hình khối khỏe
mạnh, căng trịn, nhưng uyển chuyển. Tuy đầu rồng đã bị đập vỡ, nhưng dáng
vẻ vẫn sống động, uy lực vẫn rất mạnh mẽ. Đây là tượng rồng điển hình ở thế
kỷ XV. Nhiều giai thoại huyền bí về đôi rồng đá này, đặc biệt những thêu dệt
về việc đầu rồng bị triệt phá, nhiều giả thuyết đặt ra, nhưng quy tụ vẫn là sự
thiêng liêng của di vật, sự ám ảnh của một triều đại phong kiến khá đặc biệt
trong lịch sử.
Các di vật bằng kim loại như đồ đồng hiện chiếm vị trí khá khiêm tốn,
bởi lẽ đã hơn 600 năm rất khó tồn tại bởi giá trị tự thân của vật liệu. Tuy nhiên
những kết quả khai quật khảo cổ mấy chục năm gần đây cho thấy khơng ít di
vật bằng đồng như tiền đồng, tên đồng, đạn bi bằng đồng ở di tích là khá đa
dạng.
Các di vật là chất liệu gốm, đất nung có một giá trị tiêu biểu tại khu di
sản văn hóa thế giới này. Có lẽ yếu tố kiến trúc đá quá cuốn hút nên người ta
chưa có dịp nghiên cứu nhiều hơn về đồ gốm, đất nung tại đây. Có đến hàng
nghìn đơn vị là hiện vật gốm, đất nung đã được đưa vào bộ sưu tập ở thành
nhà Hồ; tuy nhiên con số này mới chỉ là một phần rất khiêm tốn so với những
gì cịn lại dưới lòng đất. Đồ gốm tại thành nhà Hồ sẽ mang lại nhiều ý nghĩa,
bởi mối quan hệ đặc biệt của việc xây thành một cách gấp gáp, phải tháo gỡ
nhiều vật liệu từ Thăng Long đưa về. Đặc biệt hệ thống gạch bìa, gạch bó, vỉa
mà Chu Quang Trứ đã phát hiện từ 1976 nay khai quật phát hiện thêm nhiều
chủng loại rất đa dạng với số lượng hàng trăm viên. Đây là loại gạch nung
dùng để bó vỉa, xây cống thốt nước, ốp bìa mặt cơng trình. Mỗi loại gạch
bên cạnh dọc hoặc cạnh ngang có dấu triện chữ Hán - Nôm, nội dung chủ yếu
là ghi địa danh nơi cúng tiến, một số loại ghi nội dung khác. Kỹ thuật nung
gạch đã đạt ở nhiệt độ cao, gạch chín đều, bề mặt gạch mịn, dấu triện đóng lên
13
gạch kiểu âm bản hay dương bản, chữ triện khắc đẹp, tinh xảo. Các minh văn
ghi trên gạch nung cho nhiều thông tin tư liệu lịch sử quý giá. Vùng Vĩnh Lộc
chiếm số lượng địa danh cung cấp gạch nhiều nhất, tuy nhiên có nhiều loại
gạch ghi xuất xứ tận vùng Tuyên Quang, Hải Hưng…Theo Đại Việt sử ký
toàn thư thì: “Vào năm Tân Tỵ (1401) Hán Thương ra lệnh cho các lộ nung
gạch để dùng vào việc xây thành. Trước đây xây thành Tây Đô, tải nhiều đá
tới xây, ít lâu sau bị sụp đổ, đến đây mới xây trên bằng gạch, dưới bằng đá”.
Cứ theo sách Toàn Thư thì gạch xây trên thành sẽ có rất nhiều, nay chỉ có thể
khai quật tìm thấy phần cịn dưới lịng đất. Vậy phần kiến trúc gạch xây trên
thành có hình thức kiến trúc như như thế nào? Đó là một bí mật vẫn cịn chưa
làm sáng tỏ.
Thành Tây Đơ chỉ tồn tại vẻn vẹn 07 năm (1400-1407) với tư cách là
một kinh đô của nhà Hồ, tuy nhiên với ưu điểm đặc biệt của một thành lũy
kiên cố bằng đá, lại ở vào một vị thế rất đặc dụng cho việc dụng binh mà
nhiều thế lực quân sự, chính trị ở các thời kỳ sau đó đã sử dụng thành làm căn
cứ (quân nhà Minh ở TK XV, nhà Hậu Lê ở TK XVI, XVIII ...). Nhiều di vật
văn hóa tại đây thu được qua các lần khai quật khảo cổ cho thấy sự đa dạng
của nhiều thể loại phong cách đại diện cho mỹ thuật của các thời kỳ Trần, Lê,
Nguyễn. Mặt khác, do tính chất ly kỳ nửa thực, nửa hư của các câu chuyện
nửa lịch sử, nửa huyền thoại mà thành cổ Tây Đơ càng thêm bí hiểm.
Về lịch sử xây dựng thành sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Năm
Đinh Sửu (1397) mùa xuân, tháng giêng, Lại bộ thượng thư kiêm Thái sử lệnh
Đỗ Tỉnh vâng mệnh vua (vua Trần Thuận Tông) đem người vào động An Tơn,
huyện Vĩnh Ninh, trấn Thanh Hố, xem xét, đo đạc đất đai, đào hào xây thành,
lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, xây cung điện, mở đường phố. Vua có ý
dời đơ đến đó. Làm 3 tháng thì xong”. Một cơng trình kỳ vĩ có đến 24.000 m 3
đá xây dựng, tương đương với 40.000 m3 đá nguyên liệu, với kỹ thuật thô sơ ở
thế kỷ XV, lại phải xây dựng thêm các lầu gác, cung điện… liệu 90 ngày làm
xong bằng cách nào?
14
Những câu chuyện ly kỳ về kỹ thuật xây thành, với các giả thuyết khác
nhau, về việc vận chuyển 24.000m3 đá từ núi An Tôn về đây, việc đưa những
phiến đá lớn lên thành, có viên nặng trên 20 tấn. Những công việc lao dịch
khẩn trương trên công trường đá ở thế kỷ XV, nhằm gấp rút hoàn thành pháo
đài để chuẩn bị cho việc phòng thủ quân sự là duyên cớ gây ra biết bao cảnh
tang thương, bi tráng như câu chuyện về nàng Bình Khương và chàng Cống
sinh Trần Công Sỹ…
Câu chuyện về Hội thể trên núi Đún Sơn vào mùa hạ, năm 1399 và cái
chết của 370 người cùng phe cánh với Thượng Tướng Quân, Vũ Tước Quan
Nội Hầu Trần Khát Chân và hàng ngàn con, em, thân thích của họ bị xử chết
và tội đầy rất bi tráng kéo dài nhiều năm tại đây. Sách Đại Việt sử ký toàn thư
viết: “Người đời truyền rằng Khát Chân khi sắp bị chém, lên núi Đốn Sơn gào
thét ba tiếng. Chết qua ba ngày sắc mặt vẫn như sống, ruồi nhặng khơng dám
bậu vào. Sau đó gặp đại hạn đảo vũ thì ứng ngay”.
Câu chuyện về họ Hồ thất trận, hoàng tộc kéo nhau vào rừng sâu lánh
nạn. Chuyện về ý chí kiên cường chống trả quân nhà Minh của quân sĩ họ Hồ
không thành công để lại dấu tích là mau An Tơn ngày nay trên đất xã Vĩnh
Yên (phía Tây Bắc thành).
Câu chuyện về việc xây đàn tế Nam Giao năm 1402, sách Đại Việt sử ký
toàn thư viết: “Nhâm Ngọ 1402, tháng 8, Hán Thương sai đắp đàn Nam Giao
ở núi Đốn Sơn để làm lễ tế Giao; đại xá thiên hạ. Ngày hôm lễ, Hán Thương
ngồi trên kiệu Vân Long do cửa nam mà đi ra”. Ngày nay đàn Nam Giao còn
khá nguyên trạng nền móng, như vậy tại đây có hai mơc lịch sử liên quan đến
hai sự kiện: một là núi Đốn Sơn ở năm 1399 là đất mà Trần Khát Chân tổ
chức Hội thề và đất mà từ năm 1402 Hồ Hán Thương dùng làm đàn tế Giao.
Tại đây các dấu tích về giếng Vua, nền Thượng, nền Trung, nền Hạ còn khá rõ
ràng. Dân gian vẫn còn đọng ký ức về ngọn núi linh thiêng với các buổi lễ
Giao hàng năm, với nhiều tên xóm, làng mang theo hình thế nghi thức lễ bái
15
xưa như: Dọc Bái, Dọc Sen. Tục lế Giao từ thời nhà Hồ được nhà Lê, nhà
Nguyễn thực hiện thành điển lễ rất quy cũ sau này.
Ngày 27/6, tại Paris (Pháp), Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức văn
hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã cơng nhận di tích
thành nhà Hồ ở Thanh Hóa là di sản văn hóa thế giới. Thành nhà Hồ là một di
sản văn hóa thế giới có nhiều giá trị độc đáo, trên cả bình diện văn hóa vật thể
và phi vật thể. Những điều bí ẩn vẫn cịn chờ đợi công tác khảo cổ học tiếp tục
làm sáng tỏ. Nhưng những hiện vật, tư liệu hiện có cũng đủ làm cho di sản văn
hóa thế giới này trở nên hấp dẫn du khách quốc tế và trong nước. Vấn đề là
cần đầu tư cho công tác trưng bầy hiện vật khảo cổ một cách trang trọng tương
xứng với gía trị quý hiếm của hàng ngàn hiện vật đang có. Cần nghiên cứu xác
định rõ quy hoạch thành nội và tổ chức khảo cổ một cách có hệ thống nhằm
làm xuất lộ hình hài của một tịa thành xưa và bảo tồn nó theo kiểu “một bảo
tàng khảo cổ học” phục vụ du khách, thay vì vẫn cho canh tác nông nghiệp
như ngày nay. Cần kết hợp phục dựng một phần đàn tế Giao trên núi Đốn Sơn
cho du khách xem một nghi thức tế Giao ở thế kỷ XV. Cần quyết tâm quy
hoạch lại không gian của thành ngoại, trong đó phục dựng lại hào thành là rất
cần thiết, đây còn là giải pháp bảo tồn lâu dài cho tịa thành cổ.
Việc UNESCO cơng nhận di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa là di sản
văn hóa thế giới là một cơ hội đặc biệt để xúc tiến quảng bá “thương hiệu” cho
các điểm du lịch đầy tiềm năng ở Thanh Hóa. Cùng với Khu di tích lịch sửvăn hóa Lam Kinh, Khu Du lịch sinh thái - văn hóa Hàm Rồng và Thị xã du
lịch biển Sầm Sơn, chắc chắn thành nhà Hồ sẽ có vai trị động lực, thúc đẩy
chuổi các điểm du lịch tiềm năng ở Thanh Hóa hội nhập với du lịch quốc gia
và quốc tế trong một tương lai gần.
1.1.2.2. Những hạn chế trong phát triển du lịch tại Di sản văn hóa thế
giới Thành Nhà Hồ và Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh
- Sự nghèo nàn, đơn điệu của sản phẩm du lịch
16
Hiện tại, Lam Kinh và Thành Nhà Hồ cũng chỉ đáp ứng được hoạt động
du lịch xem nhanh. Kiểu hoạt động du lịch này chỉ cần đi qua, lướt qua là đủ.
Du khách đi du lịch trước hết là xem, nhưng khi xem phải tạo ra được cho họ
sự thích thú (thông qua tâm lý ngưỡng mộ hay tự hào về di tích, thơng qua
hiện tượng đặc thù hay “lạ kỳ” để hiểu biết thêm một điều gì đó trong cuộc
sống v.v). Những gì hiện đang có ở những địa danh du lịch của Thanh Hóa mà
chúng tơi xếp vào nhóm xem nói trên, có lẽ, cịn chưa đủ để tạo ra sự thích thú
có chiều sâu cho du khách khi họ đến tham quan. Đi du lịch, ngoài việc xem
để thích thú cịn phải là ăn ngon, vui chơi nhẹ nhành và mua bán cái mình
thích. Có thể nói, những điều kiện để đáp ứng cho một yêu cầu tối thiểu như
thế của khác du lịch vẫn chưa thấy xuất hiện một cách bài bản ở những địa
danh du lịch nói trên của Thanh Hóa.
Cho nên, kiến nghị thứ nhất mà chúng tôi đề nghị với ngành du lịch
Thanh Hóa là phải khắc phục sự nghèo nàn về loại hình hoạt động du lịch
hiện nay. Để có thể lưu giữ được hành khách (lưu trú lâu ngày, quay trở lại
nhiều lần khác nhau), rõ ràng phải có kế hoạch đổi mới các loại hình du lịch
để làm sao đồng thời đáp ứng được như cầu ngày càng cao của người đi du
lịch. Thay đổi loại hình hoạt động để khi nào người đi du lịch đến Thanh Hóa
là muốn xem và khi xem là thực sự thích thú để/hay có thêm hiểu biết vùng đất
này, là để nghỉ ngơi - vui chơi - mua bán và thực sự là nghỉ ngơi - vui chơi mua bán ở những địa điểm du lịch này.
- Nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch
Nhân lực du lịch ở đây không những chưa đáp ứng với yêu cầu hiện tại
mà khó có thể đáp ứng với địi hỏi cao của người du lịch trong tương lai. Có
thể nói đây là một “yếu diểm” mà du lịch Thanh Hóa cần phải thực sự chú ý
một cách thích đáng. Nếu khơng, trong khi du lịch Thanh Hóa vẫn “giữ
ngun tình trạng như đang có” mà những địa phương khác khơng ngừng thay
đổi thì sự giật lùi của du lịch Thanh Hóa là khơng tránh khỏi.
17
Chúng tôi nghĩ rằng cái dấu hiệu cho thấy chất lượng nhân lực du lịch
còn quá khiêm nhường thể hiện ở những khâu chủ yếu sau đây. Thứ nhất là
chất lượng tổ chức các hoạt động du lịch địa phương thể hiện sự bất cập của
chất lượng nhân lực quản lý; thứ hai là sự đơn giản hóa về tri thức văn hóa
cũng như sự hiểu biết về địa danh du lịch thể hiện ở sự giới thiệu “nghèo nàn”
của đội ngũ hướng dẫn viên tại các địa điểm du lịch; thứ ba là mức độ còn
thiếu tỉ mỉ và ít chu đáo trong hoạt động ăn và nghỉ ở những địa điểm du lịch
Thanh Hóa thể hiện chất lượng nhân lực nhà hàng - khách sạn ở đây chưa
qua đào tạo cịn q nhiều. Những ai đã có điều kiện tham gia các điểm du
lịch ở phía nam đất nước, nhất là đã đi du lịch nước ngoài, người ta sẽ nhận
thấy rất rõ nhất sự mất cân đối về chất lượng của đội ngũ nhân lực du lịch như
đã nói ở trên của Thanh Hóa. Sự mất cân đối về chất lượng nhân lực du lịch
như thế khó có thể tạo ra bước phát triển mới trong tương lai.
Đến thăm nhiều địa điểm du lịch của Thanh Hóa, người ta nhận thấy
phần nhiều người đi du lịch “tự chiêm nghiệm lấy”. Điều này được nhận thấy
rất rõ khi có dịp nghe hướng dẫn viên giới thiệu di tích ở Thành Nhà Hồ, khu
Lam Kinh, hòn Trống Mái (ở Sầm Sơn) v.v. Những gì người đi du lịch nhận
được từ hướng dẫn viên giới thiệu di tích thường khơng vượt q những gì đã
ghi “tóm tắt” và q phổ biến một cách rộng rãi. Với sự giới thiệu “nghèo
nàn” của đội ngũ hướng dẫn viên tại các địa điểm du lịch như thế thì làm sao
khiến cho du khách đi du lịch đến Thanh Hóa là muốn xem và xem là thực sự
thích thú hay có thêm hiểu biết được.
Cho nên, ngành du lịch Thanh Hóa cần có kế hoạch thật sự nâng cấp
chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trong tỉnh mới đáp ứng được yêu
cầu ngày càng cao của người đi du lịch. Chúng tôi nghĩ rằng tiềm năng và cái
hay, cái đẹp của những địa danh du lịch Thanh Hóa có đọng lại trong du khách
hay không một phần quan trọng là phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ hướng
dẫn viên tại các địa điểm du lịch. Chính họ là nhân tố trực tiếp tác động đến sự
18
hấp dẫn của địa điểm du lịch, khiến cho những giá trị văn hóa - lịch sử có tâm
hồn để thuyết phục người đi du lịch.
Nội dung thứ ba thuộc về vấn đề nhân lực du lịch ở Thanh Hóa mà
chúng tơi muốn nói tới là đội ngũ những người làm ở khách sạn - nhà hàng
thuộc các điểm du lịch ở Thanh Hóa. Thể hiện rõ nhất về sự bất cập của nguồn
nhân lực này hiện nay ở địa phương là những người làm ở khách sạn - nhà
nghỉ thì vừa thiếu về kỹ thuật, vừa khơng có tinh thần chu đáo và tỉ mỉ trong
cơng việc; cịn những người làm ở nhà hàng dường như không tạo nên được
“nét độc đáo riêng” của ẩm thực vốn rất phong phú của xứ Thanh. Du khách
có cảm nhận là khi ăn ở nhà hàng khách sạn các điểm du lịch Thanh Hóa,
phần lớn hay đại thể là giống như những nơi khác về cách thức chế biến cũng
như chất liệu thực đơn.
- Sự rời rạc giữa các điểm du lịch và các hoạt động du lịch
Trước hết là nói về sự “rời rạc” của những hoạt động du lịch thuộc
những điểm khác nhau trong Thanh Hóa. Chẳng hạn, những người quản lý du
lịch Thanh Hóa đã nghĩ đến cách thức làm sao các đoàn khách du lịch từ Hà
Nội đến tỉnh có thể đồng thời ghé thăm thành Nhà Hồ kết hợp tham quan “khu
Lam Kinh” hay “suối cá thần Cẩm Lương” gần đó v.v; rồi sau đó, hành khách
tiếp tục về nghỉ một nơi nào đó ở ven biển như bãi biển Sầm Sơn của tỉnh. Để
kết hợp được như thế, rõ ràng, là trách nhiệm của đội ngũ nhân lực quản lý.
Nói một cách khác, ngành du lịch Thanh Hóa tương lai phải có những người
có thể nhìn thấy, có thể tổ chức thành cơng những tua hay chương trình du lịch
có sự kết hợp những địa điểm gần nhau là thành Nhà Hồ, khu Lam Kinh, suối
cá thần Cẩm Lương, khu nghỉ ngới vên biển v.v để đáp ứng như cầu cao của
người đi du lịch trong tương lai. Có như vậy, mới lưu giữ họ nhiều ngày ở
Thanh Hóa, mới khiến họ muốn lần nữa trở lại nơi đây.
- Nhận thức của người dân về phát triển du lịch chưa được nâng
cao
19
Để hướng tới mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp
phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chúng tôi nghĩ rằng những
nhà quản lý nhà nước ở Thanh Hóa phải chú ý đến một vấn đề rất hệ trọng
trong đời sống cộng đồng nơi đây. Đó là phải làm sao cho đặt ra mục tiêu và
có cách thức thay đổi nhận thức của người dân ở những địa bàn có tổ chức
hoạt động du lịch. Bởi vì, trên thực tế tuy mấy năm gần đây thái độ của cộng
đồng người dân ở những địa điểm du lịch của Thanh Hóa “dễ chịu” hơn nhiều
nhưng so với những điểm du lịch khác ở Việt Nam thì sự tiến bộ về cách ứng
xử ấy vẫn chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách đi du lịch.
Du khách đi du lịch đến bất cứ nơi đâu cũng là bỏ tiền để “mua” sự
thoải mái. Cộng đồng cư dân nơi có địa điểm du lịch khi biết làm du lịch hiệu
quả là biết cách làm sao du khách chi phí càng nhiều để “mua” sự thoải mái
ấy. Chỉ khi du khách vui vẻ tự nguyện “chi tiêu” thì giá trị nơi du lịch mới trở
thành bền vững. Có thể nói rằng vẫn còn những khách du lịch đến “chiêm
ngưỡng” và “nghỉ ngơi” ở những địa danh nổi tiếng của Thanh Hóa chưa đánh
giá cao về “chất lượng hay thái độ” du lịch của cộng đồng dân cư nơi đây.
Một con sâu làm rầu nồi canh. Khi vẫn cịn có lời phàn nàn về thái độ ứng xử,
việc lôi kéo được đông đảo tầng lớp khách du lịch đến tham quan nghỉ ngơi
không phải là công việc dễ dàng, nhất là đối với nhóm những “hành khách du
lịch” có địi hỏi cao về chất lượng.
Khi đặt ra vấn đề như thế, sẽ có một câu hỏi nữa được nêu lên. Vậy, cơ
quan quản lý du lịch ở Thanh Hóa cần làm gỉ để nâng cao nhận thức về du lịch
bền vững cho người dân ở những địa bàn có tổ chức hoạt động du lịch. Chúng
tôi cho rằng phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ. Thứ nhất là phải có biện
pháp tuyên truyền để người dân ở những địa bàn có tổ chức hoạt động du lịch
nhận thức được “du lịch bền vững” thực sự mang lại lợi ích cho phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Thứ hai là phải có biện pháp tổ chức sao cho
người dân ở những địa bàn có tổ chức hoạt động du lịch có được thu nhập lành
20
mạnh từ hoạt động du lịch. Chỉ khi nào đạt được kết quả ấy, về lâu về dài,
kinh tế xã hội địa phương mới phát triển. Nói một cách khác, muốn người dân
thay đổi nhận thức để phát triển du lịch bền vững, cách tổ chức thành công
nhất, hiệu quả nhất là đảm bảo hài hịa lợi ích của cộng đồng dân cư, của tổ
chức nhà nước và của nhà đầu tư du lịch.
Đương nhiên, việc tổ chức du lịch đảm bảo hài hịa lợi ích của cộng
đồng dân cư, của nhà nước và của nhà đầu tư du lịch là một cơng việc thực sự
khó khăn. Nhưng khi đặt ra mục tiêu “du lịch bền vững” trong tương lai,
không thể khơng tính đến. Vì thế, ngay từ bây giờ cơ quan quản lý du lịch địa
phương và quốc gia cần chú ý đến việc tuyên truyền và cách tổ chức để người
dân ở những địa bàn có tổ chức hoạt động du lịch có “lợi ích” thật sự và lành
mạnh. Có như vậy, mục tiêu “du lịch bền vững” trong tương lai của Thanh
Hóa nói riêng và của Việt Nam nói chung mới trở thành hiện thực. Lúc đó, thu
nhập của xã hội từ ngành kinh tế quan trọng này mới góp phần vào phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước.
1.2. Yêu cầu phát triển du lịch đối với Di tích quốc gia đặc biệt Lam
Kinh và Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
1.2.1. Yêu cầu phát triển du lịch đối với Di tích quốc gia đặc biệt Lam
Kinh
- Để xây dựng khu di tích Lam Kinh thành điểm du lịch văn hóa – sinh
thái trọng điểm của tỉnh cần tiếp tục được đầu tư, tu bổ, tôn tạo. Nhưng trong
quy hoạch quan trọng là phải giữ được tồn bộ khơng gian tự nhiên của núi
rừng, sự thiêng của toàn bộ khu di tích, trân trọng, gìn giữ những vật thờ, đồ
thờ tuy nhỏ bé nhưng đã khốc trên mình tấm áo được chồng dầy lớp bụi của
thời gian, của lịch sử mà nó đã đi qua.
- Ngồi ra, chúng ta có thể lựa chọn một số trích đoạn lễ hội để phục
dựng, trình diễn cho du khách thưởng thức hịa cùng khơng gian rộng lớn của di
tích như: trích đoạn Lễ nghi Bái yết sơn lăng, lễ tế trời đất, lễ tế tổ, trị Bình
21
Ngơ phá trận, Chư hầu lai triều, Trị Tú Huần. Chú ý quá trình xây dựng kịch
bản phải lấy người dân làm chủ thể trình diễn (tổ chức một đội diễn viên
chuyên biểu diễn cho khách du lịch xem). Tìm những nét đặc trưng, độc đáo để
phát huy thế mạnh của lễ hội và trị diễn. Tránh đơn điệu hố lễ hội hay sân
khấu hoá, trần tục hoá lễ hội, làm cho mất ý nghĩa linh thiêng vốn có của nó.
- Cần mở rộng khơng gian khu di tích tiếp nối đến đền Lê Lai (cách phía
tây thêm 10km) tạo một khơng gian văn hố du lịch hấp dẫn do tính đa dạng
của các giá trị văn hố và sinh thái.
- Cần tiếp tục tăng diện tích rừng vành đai khu lõi của di tích tạo mơi
trường du lịch sinh thái hấp dẫn bao quanh nhánh sông Lương Giang.
- Quảng bá và khai thác tăng cường tính thiêng liêng, niềm tin tín
ngưỡng được cấu thành từ các sử tích và huyền thoại dân gian của đức Lê
Thái Tổ và nghĩa quân Lam Sơn.
- Cần tăng cường các dịch vụ bổ sung tại khu du lịch, chú trọng đến sản
phẩm truyền thống, nâng cao chất lượng lên thành thương hiệu riêng của địa
phương: bánh gai Tứ Trụ, nem nướng, ẩm thực địa phương...
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các khách sạn trong vùng. Ở Lam Kinh có
thể xây dựng các khách sạn xếp hạng từ 2 - 4 sao, có đầy đủ các phòng Hội
nghị, hội thảo chuyên đề, hướng đến thu hút khách đi theo loại hình nghiên
cứu - hội thảo (MICE). Bổ sung các dịch vụ viễn thông, ngân hàng, các dịch
vụ giải trí.
- Các cấp quản lý cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nhân dân,
hướng dẫn phương pháp, cách thức tiếp cận làm du lịch thông qua các lớp học
ngắn hạn. Nâng cao khả năng giao tiếp, mức độ thân thiện, tính chuyên nghiệp
trong hoạt động du lịch đối với khách du lịch từ những hành vi công việc nhỏ
nhất khi tiếp xúc.
- Trong quy hoạch khơng gian văn hóa du lịch Lam Kinh cần phải xác
định điểm hạt nhân là các lăng mộ các vua Lê Sơ, ngồi ra cịn có rất nhiều
22
các điểm di tích vệ tinh trong vùng, tạo ra một khơng gian văn hóa du lịch đặc
trưng. Đền vua Lê, đền Tép (thờ Lê Lai), đền Lê Lai, chùa Quảng Phúc, Lăng
quốc Mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung, lăng Hoàng Khảo, Hành cung Vạn Lại - Yên
Trường, khu lăng mộ vua Lê Dụ Tơng, chùa Tậu, Lễ hội Lê Hồn, Lễ hội làng
Xuân Phả... Đây là một vùng đậm đặc các giá trị văn hóa thời Lê - Trịnh.
Nhiều di vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử quý giá, kiến trúc tín ngưỡng Lam
Kinh là chứng tích độc đáo của hệ tư tưởng Nho giáo và phong cách Mỹ thuật
thời Lê Sơ.
1.2.2. Yêu cầu phát triển du lịch đối với Di sản văn hóa thế giới
Thành Nhà Hồ
- Cần sớm quy hoạch khơng gian chính thức cho khu di tích đặc biệt
này nhằm mở rộng khơng gian văn hoá và du lịch cần thiết.
- Cần di chuyển dân cư đang sống ven chân thành ra khỏi khu vực quy
hoạch, cắm mốc chỉ giới, lập sổ đỏ cho không gian của di tích, đường biên di
tích cần mở rộng cách thành từ 500m - 1000m.
- Từ những tư liệu sử học, khảo cổ học, từng bước phục chế lại toàn bộ
các toà nhà trong nội thành để tạo ra một chỉnh thể hoàn chỉnh theo từng giai
đoạn cụ thể.
- Xây dựng nhà trưng bày các hiện vật lịch sử của triều Hồ và việc xây
dựng thành Nhà Hồ. Nhà trưng bày cần có hướng dẫn viên giới thiệu và
hướng dẫn khách tham quan.
- Phát huy giá trị các di tích vệ tinh trong bán kính 10km như đền thờ
nàng Bình Khương, đền thờ Trần Khát Chân, chùa Hoa Long (Vĩnh Thịnh),
chùa Thông và Động Hồ Công (Vĩnh Ninh), chùa Giáng (Vĩnh Thành), các
ngôi nhà cổ của người Việt ở hai xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Tiến.
- Có thể sử dụng một số đoạn trong lễ hội đền Đún (xã Vĩnh Thành) lễ hội tôn vinh Đức Thánh Lưỡng Trần Khát Chân, cách thành Nhà Hồ 1km
về phía Nam. Chính lễ thường được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 4
(âm lịch). Tuy nhiên, để đưa toàn bộ nội dung lễ hội vào dòng chảy du lịch là
23
một việc khó khăn. Chúng ta có thể sử dụng một số trích đoạn có hàm lượng
văn hố đặc sắc tái diễn cho khách du lịch xem liên tục tại di tích như: phần
Diễn xướng chèo chải với âm hưởng mạnh mẽ, thể hiện hồi ức về chiến thắng
oanh liệu của Trần Khát Chân chém đầu Chế Bồng Nga, kéo dài đến tiết mục
dùng 24 bai chèo xếp thành hai chữ Cầu phúc.
Điểm du lịch Thành Nhà Hồ vừa là điểm hạt nhân nối dài, nhưng đồng
thời đây cũng là điểm trung gian, điểm dừng chân để khách tiếp tục cuộc hành
trình đi suối cá thần Cẩm Lương, Pù Lng - Pù Hu hoặc xa hơn là các điểm
du lịch của tỉnh Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên. Do vậy, trong bán kính 2km
cần xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung:
+ Xây dựng các khách sạn xếp hạng từ 2 - 3 sao đáp ứng nhu cầu nghỉ
lại của những khách sang trọng, khách hội nghị, hội thảo chuyên đề.
+ Xây dựng trung tâm mua sắm, dịch vụ vui chơi, giải trí, thơng tin,
ngân hàng, trung tâm hội nghị.
+ Khôi phục lại các làng chế biến sản vật truyền thống, nâng cao chất
lượng mẫu mã sản phẩm, tạo sức hấp dẫn đối với khách du lịch: chè lam Phủ
Quảng, báo sâm - loại sâm trên núi Báo xã Vĩnh Hùng, củ ấu xã Vĩnh An.
1.2.3. Yêu cầu liên kết phát triển du lịch giữa Lam Kinh và Thành
Nhà Hồ
- Yêu cầu liên kết các sản phẩm du lịch đặc trưng giữa Lam Kinh và
Thành Nhà Hồ và các điểm du lịch lân cận (suối cá thần Cẩm Lương, các
điểm du lịch vệ tinh…) để du khách có thể thưởng thức nhiều "món ăn" du
lịch trên cùng một tour. Xây dựng các phương án liên kết các điểm du lịch phù
hợp với mục đích du lịch thành tour tìm hiểu lịch sử - văn hóa, tour tham quan
nghỉ dưỡng, tour mua sắm, tour phức hợp…
Ví dụ: Liên kết Khu Lam Kinh (quần thể lăng mộ, bia ký, lễ hội Lam
Kinh với các di tích vệ tinh bên tả sông Chu: Đền Tép (thờ Lê Lai xã Kiên
Thọ, Ngọc Lặc), Chùa Quảng Phúc (Xuân Thiên), Đền thờ Lê Hoàn (Xuân
Lập), Lăng quốc mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung (Xuân Châu), Lăng Hoàng Khảo
24
(Xuân Châu); Hành cung Vạn lại Yên Trường (Xuân Châu, Xuân Lập) và bên
hữu ngạn sông Chu: Chùa Tậu và trò Xuân Phả (Xuân Trường)
Liên kết điểm tòa thành nhà Hồ với các di tích lân cận: Đền thờ nàng
Bình Khương (Vĩnh Long), Đình Đơng Mơn (Vĩnh Long), Đình Khương Giai,
đình Tây Giai (Vĩnh Tiến), - Dấu tích Đàn Nam Giao (TT Vĩnh Lộc), Nghè
Vẹt - Phủ Trịnh (Vĩnh Hùng), Chùa Hoa Long, đền thờ Trần Khát Chân (Vĩnh
Thịnh), Chùa Thông, động Hồ Công (Vĩnh Ninh), Chùa Giáng, đền thờ Trần
Khát Chân (thị trấn Vĩnh Lộc)
Đồng thời kết nối Lam Kinh, Thành Nhà Hồ với các tỉnh phía Bắc, phía
Nam theo 2 con đường: QL1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 47 qua huyện
Vĩnh Lộc và 45 qua huyện Thọ Xuân.
- Liên kết các nguồn lực vật chất và kỹ thuật phục vụ du lịch
Liên kết đầu tư phát triển hệ thống giao thông trong không gian du lịch
Lam Kinh – Thành Nhà Hồ để chia sẻ kinh phí đầu tư và quyền lợi du lịch
chung (nâng cấp đường 45, 47). Liên kết đầu tư nạo vét, tu sửa hệ thống giao
thông đường sông (sông Chu và sông Mã) để hình thành tuyến du lịch sơng
nước, kéo dài trên cả vùng Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Yên Định, Cẩm Thủy.
Liên kết kế thừa được các nguồn lực vật chất khác như hệ thống thông
tin, ngân hàng, các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí và các cơ sở kinh tế phục vụ
du lịch.
1.3. Nhu cầu rút ngắn thời gian nghiên cứu và nâng cao hiệu quả
phát triển du lịch đối với khơng gian văn hóa du lịch Lam Kinh – Thành
Nhà Hồ
Khu di tích lịch sử Lam Kinh và Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
là hai di sản văn hóa đặc biệt khơng chỉ của xứ Thanh mà của cả nước Việt
Nam và thế giới. Đến nay, vấn đề phát triển du lịch tại hai di sản này vẫn còn
nhiều hạn chế cần khắc phục. Việc kết nối hai di tích này với nhau trong hoạt
động du lịch là một giải pháp hữu hiệu, không những phát huy lợi thế của từng
25