Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.62 KB, 4 trang )
Những lưu ý khi tập luyện vào
mùa đông
Mặc quá ấm khi trời lạnh có thể phản tác dụng, dẫn tới hạ thân nhiệt. Không những
thế, làn da vẫn có nguy cơ bị tổn hại nếu bạn không bôi kem chống nắng vào mùa
đông.
Coi chừng tê cứng và hạ thân nhiệt
Phơi nhiễm với khí lạnh trong một thời gian dài có thể gây hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể
xuống thấp hơn 35 độ C).
Triệu chứng khi bị hạ thân nhiệt bao gồm đầu óc không tỉnh táo, cử động khó, rùng mình,
kiệt sức, giảm trí nhớ, ngủ lơ mơ, tay vụng về, nói ú ớ, đau ở tứ chi, mạch đập chậm và
yếu, thậm chí bất tỉnh.
Người bị tê cóng rất dễ bị hạ thân nhiệt. Triệu chứng phổ biến của bệnh tê cóng là mất
cảm giác, da tím tái, vùng da bị tê cứng có thể cứng lại và gây đau. Vùng trên cơ thể dễ bị
tê cóng nhất khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân khi
tiếp xúc với không khí lạnh.
Mặc nhiều lớp
Bạn nên mặc nhiều lớp áo để có thể cởi bỏ dễ dàng nếu thấy nóng. Nên chọn các loại vải
nhẹ, thông thoáng để cử động của cơ thể không bị giới hạn.
Số lớp áo phụ thuộc vào cường độ, hình thức vận động mà bạn tham gia, cũng như nhiệt
độ cụ thể trong ngày tập luyện.
Nên mặc một chiếc áo gió bên ngoài cùng bởi chúng không thấm nước nên sẽ giúp giữ cơ
thể khô ráo khi trời mưa.
Giữ ấm đầu và tay, chân
Vào mùa đông, cơ thể chuyển hướng tuần hoàn của máu. Theo Mayo Clinic, lúc này,
máu tập trung lưu thông tới vùng trung tâm của cơ thể, bởi vậy, bàn chân và bàn tay dễ bị
tê cứng nhất.
Bạn nên đeo găng tay hoặc kín hoặc hở ngón khi tập luyện trong thời tiết lạnh hoặc mang
theo túi sưởi để làm ấm bàn tay.
Ngoài ra, khi nhiệt độ giảm mạnh, một lượng lớn nhiệt của cơ thể sẽ mất đi nếu bạn để
đầu mình bị lạnh. Vi thế, bạn nên đội mũ để giúp cơ thể duy trì thân nhiệt.