Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Những lưu ý khi bị chấn thương môn tennis docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.69 KB, 4 trang )

Những lưu ý khi bị chấn thương môn
tennis
Thưa bác sĩ, tôi hay chơi tennis, có dấu hiệu đau khuỷu tay.
Mặc dù trước khi chơi tôi vẫn khởi động bình thường. Bác sĩ
có thể cho tôi biết triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh?
(tennisclub_01…@gmail.com)
BTO: Chứng đau khuỷu tay thường gặp khi chơi tennis là viêm gân
chi hay viêm mỏm trên lồi cầu xương cánh tay.


Vận động viên khi thực hiện các động tác chơi tennis như: ngửa
bàn tay đột ngột, xoay ngoài cẳng bàn tay thường tạo ra những cơn
đau ở nhiều mức độ khác nhau, bên ngoài hoàn toàn bình thường ít
khi có sưng đỏ. Những biểu hiện của viêm lồi cầu xương cánh tay
cũng dễ nhầm với chứng đau cơ thông thường. Vì vậy, bạn nên chú
ý theo dõi các biểu hiện của bệnh. Các triệu chứng này xuất hiện từ
từ và cuối cùng thể hiện đầy đủ như sau:

- Đau chỗ bám cơ, nhất là khi lên gân, gồng cơ, khi đánh bóng.
- Mỏi cơ, lực cơ giảm, đôi khi chuột rút các cơ liên hệ.
- Cảm giác căng tại bụng cơ.
- Tê rần vai, hoặc từ khuỷu xuống bàn và ngón tay.
- Đau, nhức về đêm, nhất là vào gần sáng.
Giai đoạn đầu đau nhiều sau khi các biện pháp giảm đau thông
thường hay nghỉ ngơi chỉ có tác dụng tạm thời. Giai đoạn thứ hai
đau ngay khi tham gia chơi thể thao, trong khi chơi thì không cảm
nhận thấy vấn đề này, nhưng sau khi chơi khoảng 1 - 2h thì đau
nhiều, cần phải nghỉ vài ngày mới có thể chơi lại được. Giai đoạn
nặng đau thường xuyên cả khi vận động bình thường.
Chứng viêm đau khuỷu lúc đầu chỉ làm người chơi quần vợt hơi
khó chịu nên chỉ nghỉ vài hôm rồi lại chơi. Điều này khiến bệnh


ngày càng nặng, thậm chí đến mức phải phẫu thuật mới giải quyết
được. Nếu được phát hiện đúng lúc, phần lớn trường hợp viêm đau
khuỷu được điều trị thành công (với điều kiện phải kiên trì chữa
trong thời gian dài).
Phương pháp điều trị cơ bản ban đầu đối với đại đa số chấn
thương thể thao là sử dụng phương pháp RICE.
Rest: Nghỉ ngơi (giảm các vận động tác động đến vùng bị chấn
thương: bắt tay nhiều lần, nhấc cặp da, mở cửa,…)
Ice: Chườm đá (dùng túi nước đá chườm vùng chấn thương đến khi
hết cảm giác đau nóng thì thôi, ngày có thể chườm 2 – 4 lần cách
nhau 2 – 3h,mỗi lần 30-60 phút. Khi đã có thể sử dụng tay một cách
tích cực, giảm thời gian chườm xuống còn 15 phút/lần, khi chườm
nhớ đặt khăn ngăn cách giữa khuỷu và túi chườm đá.
Compression: Băng ép vùng chấn thương, lưu ý nếu được nên
băng ép từ đầu ngón tay qua vùng chấn thương.
Elevation: Nâng cao vùng chấn thương ở vị trí trên tim để giúp
giảm đau.
Ngoài ra, bạn nên đến bác sĩ vật lý trị liệu để được hướng dẫn kỹ
thuật xoa bóp lạnh và cách làm mạnh cơ. Đến chuyên khoa chấn
thương thể thao để được hướng dẫn sử dụng thuốc kháng viêm và
xem xét hướng điều trị cần thiết.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn mau khỏe !
Phục hồi chấn thương lỏng khớp vai
Tôi bị lỏng khớp vai, bác sĩ chẩn đoán do trật khớp vai. Tôi đã
điều trị một thời gian nhưng hiện vẫn cảm thấy đau và khó cử
động. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi phương pháp để phục hồi
chấn thương? (Vũ Viết Dương, Hoàng Mai, Hà Nội)
BTO: Triệu chứng lỏng khớp vai thường gặp ở các vận động viên
môn bóng như tennis, bóng chuyền, ném đĩa, cử tạ… hay các hoạt
động gắng sức có sự vận động của cánh tay, bả vai như mang vác

nặng, nghề thủ công. Lỏng khớp vai có thể do các nguyên nhân như
trật khớp vai, chấn thương rách hoặc giãn dây chằng, bao khớp cũng
gây lỏng khớp, có thể lỏng khớp mạn tính do trật khớp tái diễn
nhiều lần hay lỏng khớp cấp do mới bị trật khớp. Tùy theo loại chấn
thương và mức độ tổn thương mà có những phương pháp điều trị
cho phù hợp.
Khi bị chấn thương cấp, mới bị trật khớp. Với trường hợp của bạn,
nguyên nhân được bác sĩ chẩn đoán do trật khớp vai. Sau khi nắn
chỉnh khớp ta có thể điều trị bằng thuốc giảm đau chống viêm, giảm
phù nề, điều trị vật lý trị liệu phối hợp. Các phương pháp này có thể
thực hiện tại khoa Vật lý trị liệu hoặc dùng cao đắp chấn thương đặc
hiệu có tại khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Thể thao Việt Nam.
Trong trường hợp bị lỏng khớp mạn tính do trật khớp tái diễn nhiều
lần thì có thể tập phục hồi trên hệ thống máy tập BIODEX có tại
khoa Y học Thể thao – Bệnh viện Thể thao Việt Nam, đây là hệ
thống máy tập phục hồi hiện đại nhất tại Việt Nam. Biện pháp cuối
cùng khi khớp vai quá lỏng, trật khớp chỉ do hoạt động bình thường
thì phải mổ tái tạo lại dây chằng và bao khớp.

Ths. BS Trần Danh Phương – BV.TTVN

×