Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

chuyên đề STEM Cân bằng của vật rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 38 trang )

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được
hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan
đến các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học.
Việt Nam đang thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình
giáo dục phổ thông để HS hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến
thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống.
Đối với mơn Vật lí THPT, ở chủ đề Cân bằng của Vật rắn là một chủ đề
mới được xây dựng trong khung chương trình năm học 2020 – 2021, gắn liền
với rất nhiều hiện tượng và thiết bị trong đời sống và kĩ thuật. Do đó, chủ đề này
rất phù hợp cho việc thực hiện dạy học theo mơ hình STEM, thay thế cho
phương pháp dạy học cũ. Đó chính là lí do tơi chọn đề tài “Dạy học STEM ở
chủ đề Cân bằng của Vật rắn – Vật lí 10 nhằm kích thích hứng thú học tập
và phát triển các năng lực cho HS” để nghiên cứu và áp dụng trong giảng dạy
thực tiễn ở trường THPT Trần Thị Tâm, Hải Lăng, Quảng Trị.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương nhau về số lượng
HS, học lực, tỉ lệ nam nữ. Đó là các em HS lớp 10B5 (gồm 40 em - lớp đối
chứng) và lớp 10B6 (gồm 40 em – lớp thực nghiệm). Lớp thực nghiệm được
thực hiện giải pháp thay thế, thực hiện dạy học STEM ở các tiết học của chủ đề
Cân bằng của Vật rắn - Vật lí 10 năm học 2020 -2021. Lớp đối chứng được dạy
bình thường trong cùng thời gian và phạm vi trên.
Kết quả cho thấy đề tài này đã có tác động rất tích cực đến thái độ học
tập, hứng thú học tập và phát triển các năng lực của HS. HS có thái độ tích cực
hơn với môn học, hứng thú học tập qua các hoạt động, phát triển được nhiều kĩ
năng và năng lực cần thiết, qua đó đã nâng cao được hiệu quả giảng dạy, kết quả
kiểm tra kiến thức căn bản, cũng như kết quả học kì I của HS cải thiện đáng kể.
II. HIỆN TRẠNG
1. Hiện trạng và nguyên nhân
1.1. Vấn đề vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống của HS THPT
hiện nay


Qua khảo sát thực tế và trao đổi với GV và HS ở một số trường THPT
trên địa bàn tỉnh, tôi nhận thấy vấn đề vận dụng kiến thức Vật lí vào đời sống
thực tiễn, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS THPT hiện nay còn rất
nhiều hạn chế. Những biểu hiện phổ biến là:
- Hạn chế khả năng vận dụng các kiến thức vào các vấn đề.
- Hạn chế về các thao tác thực hành, thí nghiệm.
- Hạn chế về khả năng liên tưởng, tư duy logic trong quá trình vận dụng
kiến thức vào việc giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Hạn chế về khả năng đề xuất và thực hiện các biện pháp để giải quyết
các vấn đề thực tiễn.
1.2. Nguyên nhân
Qua đánh giá sơ bộ về phương pháp tổ chức dạy học hiện nay, nhận thấy:
- Chương trình và sách giáo khoa hiện hành ở Việt Nam chưa được xây
dựng như một chỉnh thể mang tính xuyên suốt từ các cấp học, các môn học, hoạt
1


động giáo dục; một số nội dung các môn học và hoạt động giáo dục chưa cân
đối, chưa phù hợp với đối tượng.
- Việc thực hiện dạy học tích hợp và phân hóa hiệu quả chưa cao, chưa đạt
được yêu cầu của mục tiêu chương trình.
- Thiếu sự gắn kết giữa kiến thức, kĩ năng của các môn học nên chương
trình các mơn khoa học tự nhiên cịn thiên về kiến thức hàn lâm, nhẹ về yêu cầu
vận dụng dẫn đến tình trạng phần lớn HS, sinh viên thiếu kĩ năng thực hành
nghề nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, thiếu chủ động, sáng tạo, hạn chế
vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống.
- Cách thức kiểm tra, đánh giá năng lực HS, ma trận đề kiểm tra giữa kì,
học kì, THPTQG cịn nặng tính lí thuyết, chưa thực sự hướng đến việc phát triển
toàn diện các năng lực và phẩm chất cho HS.
- HS ở trường THPT có thời khóa biểu khá dày đặc nên chưa có đủ thời

gian và sự quan tâm đến các hoạt động học tập tích cực.
- Lương GV cịn thấp, hồ sơ sổ sách cịn nặng nề, đa số cơng tác ở xa nhà
nên chưa có đủ thời gian và tâm huyết trong việc đổi mới giảng dạy theo các
hình thức và mơ hình mới cập nhật.
2. Giải pháp thay thế
2.1. Cơ sở pháp lí
Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đổi mới giáo dục trong đó có đề
cập đến giáo dục STEM được ban hành, cụ thể:
- Nghị quyết 29/NQ – TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành TW
Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo.
- Chỉ thị số 16/ CT – TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Quyết định 522/QĐ - TTg ngày 14/5/2018 phê duyệt đề án “Giáo dục
hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn
2018-2025”.
- Kế hoạch số 10/KH - BGDĐT ngày 07/01/2016 về việc ứng dụng ICT
trong quản lý các hoạt động giáo dục ở trường trung học năm học 2016 -2017.
Trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tại một số trường trung học.
2.2. Cơ sở lí luận: Những yêu cầu trong dạy học:
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM (khoa học, cơng nghệ, kĩ
thuật, tốn)
- Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Kết nối trường học và cộng đồng.
- Định hướng hành động, trải nghiệm trong học tập.
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học.
2.3. Các bước soạn chủ đề STEM.
Bước 1: lựa chọn chủ đề bài học
- Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình mơn học.
- Các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên.

- Quy trình hoặc thiết bị cơng nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong
thực tiễn.
2


Bước 2: xác định vấn đề cần giải quyết
- Vấn đề cần giải quyết là: thiết kế, chế tạo một máy, dụng cụ… Xây dựng
qui trình làm hay xử lí một vấn đề.
- Khi giải quyết vấn đề được giao HS phải học được những kiến thức, kĩ
năng cần dạy trong chương trình mơn học đã được lựa chọn hoặc vận dụng
những kiến thức, kỹ năng đã biết để xây dựng bài học.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/ giải pháp giải quyết vấn đề.
- Là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết
vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm.
- Hướng tới việc định hướng quá trình học tập và vận dụng kiến thức nền
của HS chứ không nên chỉ tập trung đánh giá sản phẩm vật chất.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: xác định vấn đề
Hoạt động 2: nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp.
Hoạt động 3: lựa chọn giải pháp
Hoạt động 4: chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá.
Hoạt động 5: chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh.

HOẠT ĐỘNG CHÍNH
THỜI LƯỢNG
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
- Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về:
Mục đích.

Nội dung.
Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành.
Cách thức tổ chức hoạt động.
- Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học.
3. Vấn đề nghiên cứu
Thực hiện dạy học STEM ở chủ đề Cân bằng của Chất rắn - Vật lí 10
- Có làm tăng hứng thú của HS khi học mơn Vật lí hay khơng?
- Có nâng cao được chất lượng học tập mơn Vật lí của HS lớp 10 ở trường
hay không?
- Phát triển các năng lực nào cho HS?
- Sau khi thực hiện dạy học STEM, khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn của HS thay đổi như thế nào?
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Có. Thực hiện dạy học STEM ở chủ đề Cân bằng của Chất rắn - Vật lí
10 có nâng cao hứng thú, phát triển các năng lực và kết quả học tập môn Vật lí
cho HS lớp 10 Trường THPT Trần Thị Tâm.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu.
Tôi chọn khách thể nghiên cứu là lớp 10B5, 10B6 Trường THPT Trần Thị
Tâm – Hải lăng – Quảng Trị. Lớp đối chứng (10B6) và lớp thực nghiệm (10B6)
tương đương nhau về: Số lượng HS, lực học mơn Vật lí, giới tính, nơi cư trú,
điều kiện kinh tế - xã hội… Hai lớp có cùng một GV dạy mơn Vật lí.
3


Bảng 1: Bảng tương quan giữa hai nhóm
HS các nhóm
Các thông tin
Sĩ số
Nam

Nữ
Lớp 10B5
40
20
20
Lớp 10B6
40
21
19
2. Thiết kế nghiên cứu
Bảng 2: Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương
Kiểm tra
Kiểm tra
Lớp
Tác động
trước tác động
sau tác động
Khảo sát về hứng thú
10B5
Dạy học
của HS trước tác
Nhóm đối chứng
bình thường. Khảo sát về hứng
động để xác định hai
thú của HS sau
nhóm tương đương
tác động.
10B6
Dạy học
nhau.

Nhóm thực nghiệm
STEM.
3. Quy trình nghiên cứu
3.1. Chuẩn bị của GV
- Chuẩn bị biên soạn chủ đề STEM chủ đề Cân bằng của Vật rắn - Vật lí
10 (Nội dung ở phụ lục)
- Chuẩn bị thang đo thái độ, bài test cho HS trước và sau tác động.
(Thang đo thái độ, bài test cho HS trước và sau tác động ở phụ lục)
3.2. Khảo sát hứng thú của HS trước khi tác động
- Xây dựng thang đo thái độ: khi xây dựng thang đo, tôi đã lấy ý kiến của
GV trong bộ mơn và góp ý của một số đồng nghiệp trong nhà trường.
- Khảo sát thái độ, của HS ở 2 lớp để xác định sự tương đương về hứng
thú của các nhóm tham gia nghiên cứu. (Kết quả khảo sát thái độ của HS
trước tác động ở phụ lục)
3.3. Tiến hành tác động
Thời gian: Học kì I năm học 2020- 2021
Đối với lớp 10B5: Lớp đối chứng
Dạy học bình thường, cho HS trả lời các câu hỏi và làm các bài tập ở sách
giáo khoa. Sau khi tác động (cuối học kì I), tiến hành khảo sát thông qua bài test.
Đối với lớp 10B6: Lớp thực nghiệm
Dạy học theo mơ hình STEM.
3.4. Khảo sát hứng thú và chất lượng học tập của HS sau khi tác động
- Khảo sát hứng thú và của HS lớp thực nghiệm trước và sau tác động.
- Khảo sát chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
khi sử dụng hai phương pháp học khác nhau.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Tôi đo lường và thu thập dữ liệu về kiến thức và thái độ thông qua việc:
- Sử dụng thang đo thái độ trước tác động (5 câu hỏi theo 3 mức độ:
đồng ý, bình thường, khơng đồng ý. Đính kèm ở phụ lục) của hai lớp đối chứng
(10B5) và lớp thực nghiệm (10B6) để đo sự tương đương về hứng thú của HS

đối với mơn Vật lí.
4


- Sử dụng thang đo thái độ sau tác động (5 câu hỏi theo 3 mức độ: đồng
ý, bình thường, khơng đồng ý. Đính kèm ở phụ lục) của hai lớp đối chứng
(10B5) và lớp thực nghiệm (10B6) để đo sự thay đổi về hứng thú của HS đối
với môn Vật lí.
- Sử dụng bài kiểm tra đánh giá năng lực cho HS ở chương vừa học
(chương 2) và sau khi tác động (chủ đề Cân bằng của Vật rắn – chương 3) đối
với 2 lớp khi tác động dạy học khác nhau.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
 Phân tích kết quả về hứng thú
Bảng số liệu so sánh hứng thú trước và sau khi tác động
đối với lớp thực nghiệm 10B6 năm học 2020 - 2021

Khơng hứng thú
Vấn đề khảo sát
với các giờ học
Vật lí.
Số lượng, tỷ lệ
12
17
11
(Trước tác động)
30,0 %
42,5 %
27,5 %
Số lượng, tỷ lệ
28

7
5
(Sau tác động)
70,0 %
17,5 %
12,5 %
Từ bảng số liệu, ta có thể nhận thấy, sau khi áp dụng dạy học theo mơ
hình STEM, HS được tự học, tự trải nghiệm, hình thành kiến thức nền phù hợp
và giải quyết được các vấn đề thực tiễn thì hứng thú và sự u thích mơn học
tăng lên rõ rệt.
 Phân tích kết quả về chất lượng học tập của HS hai lớp đối
chứng và thực nghiệm
- Sử dụng kết quả của T-Test độc lập giữa lớp thực nghiệm 10B6 và lớp
đối chứng 10b5 trước khi thực hiện tác động để kiểm chứng sự tương đương về
hứng thú học tập mơn Vật lí của HS.
Bảng 3. Kết quả khảo sát chất lượng trước tác động
Lớp thực nghiệm – 10B6 Lớp đối chứng – 10B5
Mode
5.00
5.00
Trung vị
5.75
5.25
Điểm trung bình
5.88
5.64
Độ lệch chuẩn
1.36
1.15
Giá trị P của T – Test

0.21
So sánh kết quả khảo sát trước tác động của 2 nhóm
Các giá trị thống kê về giá trị trung tâm như giá trị trung bình (mean), giá
trị trung vị (median) và mode khá gần nhau. Từ đó có thể thấy việc phân bố
điểm số tuân theo hàm chuẩn, nói cách khác, bài kiểm tra được thiết kế tốt, cho
phép đánh giá đúng HS
Chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm là 0,02 điểm và điểm kiểm chứng
TTEST độc lập kết quả kiểm tra trước tác động giữa 2 nhóm cho giá trị P bằng
0,2125 (P > 0,05), cho thấy xác suất xảy ra ngẫu nhiên cao do vậy chênh lệch
này khơng có ý nghĩa. Ta kết luận: Trước khi tác động, hứng thú của 2 nhóm
tương đương nhau.
Hứng thú với
giờ học Vật lí.

Bình thường,
khơng có ý kiến

5


Bảng 4. Kết quả khảo sát chất lượng sau tác động
Lớp thực nghiệm – 10B6 Lớp đối chứng – 10B5
Mode
7.00
5.00
Trung vị
7.00
5.5
Điểm trung bình
6.95

5.59
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T – Test
Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn (SMD)
của 2 nhóm sau tác động

1.05

1.22
0.000028
1.12

Hình 1. Biểu đồ điểm trung bình kết quả khảo sát về chất lượng học tập
trước tác động và sau tác động
So sánh kết quả sau tác động của 2 nhóm:
- Các giá trị thống kê về giá trị trung tâm như giá trị trung bình (mean),
giá trị trung vị (median) và mode khá gần nhau. Từ đó có thể thấy việc phân bố
điểm số tuân theo hàm chuẩn, nói cách khác bài kiểm tra được thiết kế tốt, cho
phép đánh giá đúng HS
- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 6.95 của nhóm đối chứng là
5.59. Chênh lệch điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là 1.36 cho
thấy điểm TB giữa 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Lớp được tác động (TN) có
điểm TB cao hơn lớp ĐC.
- Kiểm chứng TTEST độc lập kết quả kiểm tra sau tác động giữa 2 nhóm
cho giá trị P rất nhỏ (P = 0.000028 < 0,05) cho thấy chênh lệch điểm TB giữa 2
nhóm rất có ý nghĩa. Điểm TB của nhóm TN cao hơn điểm TB của nhóm ĐC là
6



không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động (thực hiện dạy học theo mơ hình
STEM) nghiêng về nhóm thực nghiệm.
- Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) của kết quả khảo sát 2 nhóm là 1.12.
Theo bảng tiêu chí Cohen, mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Từ kết quả trên, tôi rút ra kết luận: Việc thực hiện dạy học STEM ở chủ
đề Cân bằng của Vật rắn – Vật lí 10 là hồn tồn phù hợp với thực tiễn, kích
thích được hứng thú học tập và phát triển các năng lực cho HS lớp 10 Trường
THPT Trần Thị Tâm.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu tôi đã trả lời được ba câu hỏi đặt ra ở phần vấn đề
nghiên cứu là thực hiện dạy học STEM ở chủ đề Cân bằng của Vật rắn – Vật lí
10 là hồn tồn phù hợp với thực tiễn, kích thích được hứng thú học tập, phát
triển các năng lực cho HS, nâng cao chất lượng học tập bộ môn và quan trọng
nhất là HS vận dụng được các kiến thức vào thực tiễn, đề xuất được các giải
pháp và giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra.
Mơ hình dạy học làm cho các em u thích, hứng thú với mơn Vật
lí hơn, sáng tạo và phát triển nhiều năng lự, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, tự giác của HS trong quá trình học của chương trình Giáo dục phổ thơng
2018.
2. Kiến nghị
a. Đối vối GV
Trong đề tài tôi đã nêu ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng HS phổ
thông yếu kém trong việc vận dụng kiến thức Vật lí vào trong thực tế đời sống,
yếu các năng lực và mất dần hứng thú học tập mơn học. Qua đó, tơi đưa ra được
giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tế đời sống, góp
phần phát triển năng lực cho HS. Để thực hiện được đề tài này, người GV phải
thực hiện những công việc sau:
+ Không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, tham gia đầy

đủ, tích cực trong các buổi tập huấn,…
+ Đổi mới trong việc kiểm tra, đánh giá, nhận xét HS.
+ Đổi mới trong tư duy, trong phương pháp giảng dạy, mạnh dạn thực
hiện các phương pháp dạy học tích cực với sự đầu tư về thời gian và công sức
nhiều nhất.
b. Đối với tổ chuyên môn
Cần tiến hành áp dụng đề tài liên tục trong chương trình lớp 10, 11 và
12. Từ đó giúp HS hứng thú hơn với mơn học, vận dụng được kiến thức mà
mình đã học.
c. Đối với các cấp lãnh đạo
Khuyến khích, động viên GV xây dựng và lựa chọn các phương pháp, các
mơ hình dạy học tích cực. Tạo điều kiện tối đa về thời gian, cơ sở vật chất để
GV thực hiện các chủ đề, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các chủ đề STEM.
Vì thời gian và năng lực hạn chế nên đề tài cịn nhiều thiếu sót, kính mong
q thầy cơ đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
7


Quảng Trị, ngày 06 tháng 03 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là Đề tài
NCKHSPƯD của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.

Phạm Thị Minh Hải

8



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Nga (2018), Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM
cho HS trung học cơ sở và trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm
TP. Hồ Chí Minh 2004.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn về giáo dục STEM.
3. Nguyễn Thanh Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm
thực hành đến tư duy sáng tạo, Nhà xuất bản trẻ.
4. Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Xuân Quế (2002),
Phương pháp dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thơng, Nhà xuất bản Đại
học sư phạm.
5. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học Vật lí ở trường phổ thơng theo định
hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà
xuất bản Đại học sư phạm.

9


PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM ÁP DỤNG
Ở CHỦ ĐỀ CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN – VẬT LÍ 10
CHỦ ĐỀ 1: CÂN MINI DÙNG BẾP
(CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC)
(Số tiết: 01 – Vật lý lớp 10)
1. TÊN CHỦ ĐỀ: CÂN MINI DÙNG BẾP
2. MƠ TẢ CHỦ ĐỀ
HS ơn lại và vận dụng kiến thức về Lực đàn hồi của lò xo (Bài 12 - Vật lí
10) để thiết kế và chế tạo chiếc cân lị xo với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn
thành, HS sẽ được thử nghiệm dùng cân để cân các vật dụng nhỏ quen thuộc
trong cuộc sống và sinh hoạt.

3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Vận dụng được các kiến thức về lực đàn hồi của lò xo để chế tạo được
cân lị xo theo u cầu, tiêu chí cụ thể;
- Vận dụng kiến thức (Định luật Húc và biểu thức tính lực đàn hồi) một
cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề tương tự.
- Vận dụng được điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực
để xác định trọng lượng, từ đó suy ra khối lượng của vật cần đo.
b. Kĩ năng:
- Tính tốn, vẽ được bản thiết kế cân lị xo đảm bảo các tiêu chí đề ra;
- Lập kế hoạch nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế;
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện
được các ý kiến thảo luận;
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
- Yêu thích sự khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học được vào
giải quyết nhiệm vụ được giao;
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi
thực nghiệm.
d. Năng lực:
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của lực đàn hồi của lò xo;
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo chiếc cân lò xo một cách
sáng tạo, hiệu quả, kinh tế;
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và
phân công thực hiện;
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và
đánh giá.
4. THIẾT BỊ

- Các thiết bị dạy học: giấy A4, mẫu bản kế hoạch, …
10


- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Cân lò xo”:

1 chiếc lò xo, 1 dĩa nhựa nhẹ, 1 miếng gỗ làm đế.

2 ống tre dài làm trụ và 1 ống tre ngắn hơn làm gác ngang.

Dây đồng, Keo nến, cưa, bật lửa, thước kẻ, bút,….

Hộp quả cân (50g x 10) (mượn thư viện trường)
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
CÂN LỊ XO
a. Mục đích của hoạt động
- HS nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo cân lò xo” bằng lò xo (do GV
cung cấp) theo các tiêu chí: Cân các vật có khối lượng nhỏ (dưới 1kg); Có tính
ổn định và chính xác cao khi thực hiện cân;
- HS hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về lực đàn hồi của lò xo, điều
kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực để thiết kế và thuyết minh
thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử
nghiệm.
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về một số loại cân lị xo thơng dụng hiện nay
Thực tiễn
Phịng thí nghiệm

- Xác định nhiệm vụ chế tạo cân lị xo với các tiêu chí:


Trọng lượng có thể cân tối đa: 1 kg

Có tính ổn định, chính xác cao, dễ dàng sử dụng.
c. Sản phẩm học tập của HS
- Mơ tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí chế tạo cân;
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo cân mini theo
các tiêu chí đã cho.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao cho HS tìm hiểu về một cái cân đĩa (mơ tả, xem hình ảnh,
video…) với u cầu: mơ tả đặc điểm, hình dạng của cân; giải thích tại sao có
thể cân được.
- HS ghi lời mơ tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm
đơi hoặc 4 HS); trình bày và thảo luận chung.
- GV xác nhận kiến thức cần sử dụng là lực đàn hồi của lò xo, điều kiện
cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực và giao nhiệm vụ cho HS tìm
hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính tốn thơng qua việc thiết kế,
chế tạo chiếc cân với các tiêu chí đã cho.
11


Phiếu đánh giá bản thiết kế

Tiêu chí

Điểm tối đa






10đ

Đúng yêu cầu
Dễ hiểu, chi tiết, cụ thể
Tính thẫm mĩ
Giải thích rõ ngun lí hoạt động
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động
Tổng
Phiếu đánh giá tiêu chí sản phẩm cân lị xo

Tiêu chí
Chế tạo cân sử dụng lò xo
Dễ sử dụng
Cân được vật tối đa là 1kg, tối thiểu 100g
Cân có hình thức đẹp
Chi phí làm cân tiết kiệm
Khả năng thuyết trình giới thiệu sản phẩm
Tổng

Điểm tối đa






10đ

GV thống nhất kế hoạch triển khai


Hoạt động chính
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án
Hoạt động 2: nghiên cứu kiến thức nền và
chuẩn bị bài thiết kế sản phẩm để báo cáo.
Hoạt động 3: báo cáo phương án thiết kế.

Thời lượng
Tiết 1
1 ngày
(HS làm ở nhà theo nhóm)
1 ngày (HS làm ở nhà theo
nhóm, có thể gửi video cho GV
để GV nhận xét, góp ý)
Hoạt động 4: chế tạo, thử nghiệm sản phẩm
1 ngày
Hoạt động 5: triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Tiết 4
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG
BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
HS ơn tập kiến thức về lực đàn hồi của lị xo (chương 2), hình thành kiến
thức về điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực; đề xuất được
giải pháp và xây dựng bản thiết kế chiếc cân.
b. Nội dung hoạt động
- HS nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức
trọng tâm sau:
● Lực đàn hồi của lị xo (Vật lí 10- Bài 12);
● Sự cân bằng lực (Vật lí 10 - Bài 9).
● Điều kiện cân bằng của một vật dưới tác dụng của hai lực và của ba lực

không song song (Vật lí 10 - Bài 17).
- HS thảo luận về các thiết kế của cân lò xo và đưa ra giải pháp có căn cứ.
Gợi ý:
● Điều kiện nào để lị xo có thể đàn hồi?
12


●Những hình dạng, kích thước như thế nào để phù hợp với chiếc cân làm
bằng lò xo?
●Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế
nào?
- HS xây dựng phương án thiết kế cân lò xo và chuẩn bị cho buổi trình
bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hồn thành bản
thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho GV.
- Yêu cầu:
● Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mơ tả rõ kích thước, hình dạng của
cân lị xo và các ngun vật liệu sử dụng…
● Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng
minh cân có thể thực hiện cân được vật bằng tính tốn cụ thể.
c. Sản phẩm của HS
- HS xác định và ghi được thông tin, kiến thức về Lực đàn hồi của lò xo
- HS đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế
cân đảm bảo các tiêu chí.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
●Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Lực đàn hồi của lò xo, điều kiện cân
bằng của một vật dưới tác dụng của hai lực và ba lực không song song.
●Xây dựng bản thiết kế cân lò xo theo yêu cầu;
●Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

●Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm
thơng tin trên Internet…
●Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án
thiết kế tốt nhất;
●Xây dựng và hồn thiện bản thiết kế cân lị xo;
●Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
HS hồn thiện được bản thiết kế cân lị xo của nhóm mình.
b. Nội dung hoạt động
- HS trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
Chứng minh tải trọng của vật mà cân có thể cân được bằng tính tốn cụ thể.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại
các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm cân lò xo.
c. Sản phẩm của HS
Bản thiết kế cân lò xo sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện.

13


d. Cách thức tổ chức
- GV đưa ra yêu cầu về:
● Nội dung cần trình bày;
● Thời lượng báo cáo;
● Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
- HS báo cáo, thảo luận.
- GV điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ HS.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM CÂN LỊ XO

a. Mục đích của hoạt động
- HS dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo cân lò xo đảm bảo yêu
cầu đặt ra.
- HS thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
- HS sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để tiến hành chế
tạo cân lò xo theo bản thiết kế.
STT

Tên nguyên vật liệu, dụng cụ

1
2
3
4
5

Số lượng dự kiến

Lò xo
1
Ống tre
2 ống dài, 1 ống ngắn
Bìa, keo dán, thước, kéo, kìm, dây nhơm
1
Đế gỗ
1
Dĩa nhựa
1
- Trong q trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh

bằng việc cân các vật thông dụng lên cân để thử nghiệm, quan sát, đánh giá và
điều chỉnh nếu cần.
c. Sản phẩm của HS
Mỗi nhóm có một sản phẩm là một chiếc cân lị xo đã được hồn thiện và
thử nghiệm.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao nhiệm vụ:
● Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo cân lò xo
theo bản thiết kế;
14


●Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
- HS tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phầm theo nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM CÂN LỊ XO
a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm HS giới thiệu cân lò xo trước lớp, chia sẻ về kết quả thử
nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
SẢN PHẨM CỦA NHÓM 1

- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:
●Khả năng có thể cân được vật (tiêu chuẩn tối đa khoảng 2 kg);
●Có độ chính xác cao
●Dễ dàng sử dụng.
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
●Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận
xét từ GV và các nhóm khác;

●Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm
●Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình
thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo cân.
c. Sản phẩm của HS
Cân đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phầm trước lớp và tiến hành
thảo luận, chia sẻ.
- HS thử nghiệm cân vật, thử nghiệm để đánh giá khả năng chịu tải, mức
vững vàng khi cân vật và tính dễ dàng khi sử dụng.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến
thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo
cân.
- GV đánh giá, kết luận và tổng kết.
15


Phụ lục - Nhóm 1
Quy trình thực hiện dự kiến:

Các bước

Nội dung

Thời gian dự kiến

Xác định mục tiêu nghiên cứu, tìm
hiểu các kiến thức nền cần thiết
Bước 2
Xây dựng bản thiết kế

Hoàn thiện bản thiết kế, mua vật
Bước 3
liệu, tiến hành làm sản phẩm
Thực nghiệm sản phẩm. Hoàn thiện
Bước 4
sản phẩm
Phân công nhiệm vụ:
Bước 1

T
TT
1
1
1
2
3
3
4

1 buổi
1 buổi
1 ngày
1 buổi

Họ và tên

Vai trị

Văn Bá Giáp


Trưởng nhóm

Nguyễn Thị Ngọc Bích

Thư ký

Võ Thị Mỹ Hạnh

Thành viên

Phát ngôn viên

Thành viên

Photo hồ sơ, tài liệu học tập

Thành viên

Chụp ảnh, ghi hình minh
chứng của nhóm

Thành viên

Mua vật liệu

Lê Mai Hồng Hạnh,
4
Nguyễn Thị Thanh Hằng
5
Nguyễn Thành Đạt

5
Hồ Thị Duyên
Nguyễn Văn Đức,
6
Nguyễn Tấn Dũng
6
Phan Văn Đoàn

Nhiệm vụ
Quản lý, tổ chức chung, phụ
trách bài trình bày trên ppt
Ghi chép, Lưu trữ hồ sơ học
tập của nhóm

CHỦ ĐỀ 2: CỐI GIÃ HẠT CHO MẸ
(CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH)
1. TÊN CHỦ ĐỀ: CỐI GIÃ LẠC CHO MẸ
2. MƠ TẢ CHỦ ĐỀ
HS hình thành kiến thức mới về momen lực và điều kiện cân bằng của vật
có trục quay cố định (Bài 18 - Vật lí 10) để thiết kế và chế tạo cối giã lạc với
những tiêu chí cụ thể. Sau khi hồn thành, HS sẽ được thử nghiệm dùng cối để
cân các nguyên liệu quen thuộc trong lĩnh vực ẩm thực.
3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Vận dụng được các kiến thức về momen lực xác định được giá trị
momen lực do nước tác dụng vào vật khi hoạt động.
- Vận dụng kiến thức momen lực, điều kiện cân bằng của vật có trục quay
cố định một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề tương tự.
b. Kĩ năng:
- Tính tốn, vẽ được bản thiết kế cối đảm bảo các tiêu chí đề ra;


16


- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết
kế;
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện
được các ý kiến thảo luận;
- Tự nhận xét, đánh giá được q trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
- u thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào
giải quyết nhiệm vụ được giao;
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi
thực nghiệm.
- Yêu quê hương đất nước và các giá trị truyền thống của dân tộc.
d. Năng lực:
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo chiếc cối giã một cách
sáng tạo, hiệu quả, kinh tế, đơn giản;
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và
phân cơng thực hiện;
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và
đánh giá.
4. THIẾT BỊ
- Các thiết bị dạy học: giấy A4, mẫu bản kế hoạch, …
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “cối giã hạt”:

Một tấm gỗ


Một số ống tre có độ dài khác nhau.

Thanh sắt nhỏ

2 ống nhựa hoặc 2 nắp nhựa

Keo nến, cưa, dây đồng, thước kẻ, bút;
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
CÂN LÒ XO
a. Mục đích của hoạt động
- HS nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo cối giã” (do GV cung cấp)
theo các tiêu chí: dựa vào sức nước, có thể giã các loại (tỏi, ớt, lạc, mè, gừng,
…); hoạt động tốt.
- HS hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về momen lực, điều kiện cân
bằng của vật rắn có trục quay cố định để thiết kế và thuyết minh thiết kế trước
khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm.
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về cối giã truyền thống của người Việt Nam.
- Xác định nhiệm vụ chế tạo cối giã hạt với các tiêu chí:

Có thể giã được nhiều loại gia vị, hạt: tiêu, ớt, mè, lạc, gừng,…

Hoạt động hoàn toàn bằng sức nước, hoạt động tốt, ổn định.
c. Sản phẩm học tập của HS
- Mơ tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí chế tạo cối giã hạt;
17


- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo cối giã hạt theo

các tiêu chí đã cho.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao cho HS tìm hiểu về cối giã gạo truyền thống ở Việt Nam (mơ
tả, xem hình ảnh, video…) với u cầu: mơ tả đặc điểm, hình dạng của cối giã;
giải thích tại sao có thể sử dụng sức nước và giã được.
- HS ghi lời mơ tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm
đơi hoặc 4 HS); trình bày và thảo luận chung.
- GV xác nhận kiến thức cần sử dụng là momen lực, điều kiện cân bằng
của vật rắn có trục quay cố định và giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu trong sách
giáo khoa để giải thích bằng tính tốn thơng qua việc thiết kế, chế tạo cối giã hạt
với các tiêu chí đã cho.
Phiếu đánh giá bản thiết kế

Tiêu chí

Điểm tối đa
Đúng yêu cầu

Dễ hiểu, chi tiết, cụ thể

Tính thẩm mĩ

Giải thích rõ nguyên lí hoạt động

Trình bày rõ ràng, logic, sinh động

Tổng
10đ
Phiếu đánh giá tiêu chí sản phẩm cối giã hạt
Tiêu chí

Điểm tối đa
Chế tạo cối giã hạt tự động bằng sức nước

Hoạt động tốt, giã nhuyễn, đều các nguyên liệu trong thời

gian ngắn
Cối giã hạt có hình thức đẹp

Chi phí làm cân tiết kiệm, sử dụng các nguyên vật liệu hoàn

toàn thiên nhiên
Khả năng thuyết trình giới thiệu sản phẩm

Tổng
10đ
GV thống nhất kế hoạch triển khai

Hoạt động chính
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án
Hoạt động 2: nghiên cứu kiến thức nền và
chuẩn bị bài thiết kế sản phẩm để báo cáo.

Thời lượng
Tiết 1
1 ngày
(HS làm ở nhà theo nhóm)
1 ngày (HS làm ở nhà theo
Hoạt động 3: báo cáo phương án thiết kế.
nhóm, có thể gửi video cho GV
để GV nhận xét, góp ý)

Hoạt động 4: chế tạo, thử nghiệm sản phẩm
3 ngày
Hoạt động 5: triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Tiết 4
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ
XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động

18


HS hình thành kiến thức mới về momen lực và điều kiện cân bằng của vật
rắn có trục quay cố định; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế chiếc
cối giã hạt.
b. Nội dung hoạt động
- HS nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức
trọng tâm sau:
●Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực. (Vật lí 10 cơ
bản - Bài 18).
- HS thảo luận về các thiết kế của cối giã và đưa ra giải pháp có căn cứ.
Gợi ý:
●Cơng thức tính momen lực?
●Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là gì? Vậy chiếc
cối giã sẽ hoạt động như thế nào?
●Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng như thế nào?
- HS xây dựng phương án thiết kế cân lò xo và chuẩn bị cho buổi trình
bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster..). Hồn thành bản thiết kế (phụ
lục đính kèm) và nộp cho GV.
- Yêu cầu:
●Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mơ tả rõ kích thước, hình dạng

của cối giã hạt và các ngun vật liệu sử dụng…
●Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
Chứng minh cân có thể thực hiện giã được các vật bằng tính tốn cụ thể.
c. Sản phẩm của HS
- HS xác định và ghi được thông tin, kiến thức về momen lực. Tính tốn
cánh tay địn và độ lớn lực tác dụng lên hai bên.
- HS đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế
cân đảm bảo các tiêu chí.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
●Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Momen lực, trục quay, điều kiện cân
bằng của một vật có trục quay cố định.
●Xây dựng bản thiết kế cối giã hạt theo yêu cầu;
●Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
●Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm
thơng tin trên Internet…
●Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án
thiết kế tốt nhất;
●Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế cối giã hạt;
●Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
HS hồn thiện được bản thiết kế cối giã hạt của nhóm mình.
b. Nội dung hoạt động
19


- HS trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.

Chứng minh tải trọng của vật mà cân có thể cân được bằng tính tốn cụ thể.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại
các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm cân lò xo.
c. Sản phẩm của HS: Bản thiết kế sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện.

d. Cách thức tổ chức
- GV đưa ra yêu cầu về:

Nội dung cần trình bày;

Thời lượng báo cáo;

Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
- HS báo cáo, thảo luận.
- GV điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ HS.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM CỐI GIÃ HẠT
a. Mục đích của hoạt động
- HS dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo cối giã đảm bảo yêu cầu
đặt ra.
- HS thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
- HS sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để tiến hành chế
tạo cân lò xo theo bản thiết kế.
S
Tên nguyên vật liệu, dụng cụ
Số lượng dự kiến
TT
1
Cốc nhựa

2
2
Ông tre
2 ống ngắn, 1 ống dài
Bìa, keo dán, thước, kéo, kìm, dây
3
1
đồng, keo nến, nến,…
1 miếng to làm đế,
4
Gỗ
1 miếng nhỏ là chày
- Trong q trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh
bằng việc giã các nguyên liệu thông dụng để thử nghiệm, quan sát, đánh giá và
điều chỉnh nếu cần.
c. Sản phẩm của HS

20


Mỗi nhóm có một sản phẩm là một chiếc cối giã hạt đã được hoàn thiện
và thử nghiệm.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao nhiệm vụ:
●Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo cối giã hạt
theo bản thiết kế;
●Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
- HS tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hồn thiện sản phầm theo nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần.
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM CỐI GIÃ HẠT

a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm HS giới thiệu cân lò xo trước lớp, chia sẻ về kết quả thử
nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phầm.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 2

- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:
●Khả năng có thể giã được nhiều loại nguyên liệu với mức độ đều, đẹp,
nhuyễn, nhanh chóng.
●Dễ dàng sử dụng, an toàn với thiên nhiên.
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.

21


● Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận
xét từ GV và các nhóm khác;
● Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản
phẩm;
● Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình
thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo cân.
c. Sản phẩm của HS
Cân đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phầm trước lớp và tiến hành
thảo luận, chia sẻ.
- HS thử nghiệm giã một số loại hạt, thử nghiệm để đánh giá mức độ hoạt
động của cối giã và tính dễ dàng khi sử dụng.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến

thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo
cối giã.
- GV đánh giá, kết luận và tổng kết.
Phụ lục - Nhóm 2
Quy trình thực hiện dự kiến
Các bước

Nội dung

Thời gian dự kiến

Bước 1

Xác định mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu
các kiến thức nền liên quan.

1 tiết trên lớp

Bước 2

Quan sát các cối giã cũ ở địa phương, hoạt
động của cối giã bằng chân, bằng tay và
bằng sức nước, từ đó thiết kế bản vẽ.

1 buổi

Bước 3

Tính tốn các nội dung, tìm mua nguyên
liệu, chế tạo thử nghiệm và cho hoạt động.

Điều chỉnh lại nếu cần.

2 buổi

Bước 4

Trình bày sản phẩm trước lớp

1 tiết trên lớp

Phân công nhiệm vụ

TT
1
1
2

Họ và tên

Vai trị

Phan Thanh Huy

Trưởng nhóm

2 Mai Thị Thu Hiền
Hồ Thị Mỹ Huyền
3 Trần Viết Mạnh

3

4 Trần Thị Hải Lý
4
Lê Thị Thanh Lan
5 Nguyễn Trung Hiếu
5
Phan Văn Hướng
6 Trần Lư Trí Kiệt

Thư ký

Nhiệm vụ
Quản lý, tổ chức chung, phụ
trách bài trình bày trên ppt
Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập
của nhóm

Thành viên

Phát ngơn viên

Thành viên

Photo hồ sơ, tài liệu học tập

Thành viên
Thành viên

22

Chụp ảnh, ghi hình minh chứng

của nhóm
Mua vật liệu


6

Phan Văn Lãm

CHỦ ĐỀ 3: QUẢ TRỨNG LẬT ĐẬT
(CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ)
1. TÊN CHỦ ĐỀ: Quả trứng lật đật (Số tiết: 02 – Vật lý lớp 10)
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
HS tìm hiểu và vận dụng kiến thức về Các dạng cân bằng và điều kiện
cân bằng của một vật có mặt chân đế (Bài 20 - Vật lí 10 cơ bản) chế tạo quả
trứng lật đậtvới tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành, HS sẽ được thử nghiệm và
tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.
3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Vận dụng được các kiến thức về cân bằng vật rắn để chế tạo được quả
trứng lật đật theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể;
- Vận dụng kiến thức về quả trứng lật đật cân bằng một cách sáng tạo để
giải quyết các vấn đề tương tự.
b. Kĩ năng:
- Tính tốn, vẽ được bản thiết kế lật đật đảm bảo các tiêu chí đề ra;
- Lập kế hoạch nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế;
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện
được các ý kiến thảo luận;
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;

- Yêu thích sự khám phá, tìm tịi và vận dụng các kiến thức học được vào
giải quyết nhiệm vụ được giao;
- Có tinh thần trách nhiệm, hịa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi
thực nghiệm.
- Có ý thức cân bằng, tự đứng lên, khơng gục ngã trong mọi tình huống và
hồn cảnh, rèn luyện, nâng cao chỉ số EQ của bản thân.
d. Năng lực:
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của cân bằng vật rắn;
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo quả trứng lật đật một cách
sáng tạo;
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và
phân công thực hiện;
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và
đánh giá.
4. THIẾT BỊ
- Các thiết bị dạy học: mẫu bản kế hoạch, …
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “Quả trứng lật đật
cân bằng”:
●Vỏ trứng, vỏ quả bóng, các vật liệu có dạng hình trịn;
●Bi sắt, bi ve (có khối lượng riêng lớn);
23


● Nến,
● Kéo, dao rọc giấy; Thước kẻ, bút;
● VD: vỏ quả trứng đã ăn xong, có thể tận dụng lại được.
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
QUẢ TRỨNG LẬT ĐẬT CÂN BẰNG

a. Mục đích của hoạt động
- HS nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo quả trứng lật đật cân bằng”
bằng xốp (do GV cung cấp) theo các tiêu chí: ln đảm bảo ở trạng thái cân
bằng bền.
- HS hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về các dạng cân bằng của vật
rắn, điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế, các cách để làm tăng mức vững
vàng của vật (hạ thấp trọng tâm, tăng diện tích mặt chân đế) và thuyết minh thiết
kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử
nghiệm.
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về một số đồ chơi lật đật có trên thị trường và kiến thức về các
dạng cân bằng của vật rắn.
- Xác định nhiệm vụ chế tạo quả trứng lật đật với các tiêu chí:
● Tái chế được vỏ trứng, vỏ đồ chơi hình trịn, vỏ quả bóng đã qua sử dụng.
● Luôn ở trạng thái cân bằng bền
● Có biện pháp giảm lực cản khi chuyển động.
c. Sản phẩm học tập của HS
- Mơ tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí chế tạo lật đật;
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo lật đật theo các
tiêu chí đã cho.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao cho HS tìm hiểu về lật đật (mơ tả, xem hình ảnh, video…) với
u cầu: mơ tả đặc điểm, hình dạng của con lật đật; giải thích tại sao lật đật lại
khơng bị đổ?
- HS ghi lời mơ tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm
đơi hoặc 4 HS); trình bày và thảo luận chung.
- GV xác nhận kiến thức cần sử dụng là các dạng cân bằng của vật rắn,
điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế và giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu
trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính tốn thông qua việc thiết kế, chế tạo
quả trứng lật đật với các tiêu chí đã cho.

Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ
XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
HS hình thành kiến thức mới về các dạng cân bằng của vật rắn, điều kiện
cân bằng của một vật có mặt chân đế, biết cách làm tăng mức vững vàng đề xuất
được giải pháp và xây dựng bản thiết kế lật đật.
b. Nội dung hoạt động
- HS nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức
trọng tâm sau:
24



Các dạng cân bằng của vật rắn (Vật lí 10 - Bài 20);
- HS thảo luận về các thiết kế của lật đật và đưa ra giải pháp có căn cứ.
Gợi ý:
●Điều kiện nào để quả trứng lật đật không bị đổ?
●Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế
nào?
- HS xây dựng phương án thiết kế lật đật và chuẩn bị cho buổi trình bày
trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hồn thành bản
thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho GV.
- Yêu cầu:
●Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mơ tả rõ kích thước, hình dạng
của quả trứng lật đật và các nguyên vật liệu sử dụng…
●Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
Chứng minh sự cân bằng của quả trứng lật đật bằng tính tốn cụ thể hoặc suy
luận định tính logic.
c. Sản phẩm của HS
- HS xác định và ghi được thông tin, kiến thức về sự cân bằng của vật rắn

và các điều kiện cân bằng của vật rắn.
- HS đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế
quả trứng lật đật đảm bảo các tiêu chí.
d. Cách thức tổ chức
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
●Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Sự cân bằng và điều kiện cân bằng của
vật rắn;
●Xây dựng bản thiết kế lật đật theo yêu cầu;
●Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
●Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm
thơng tin trên Internet…
●Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án
thiết kế tốt nhất;
●Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế lật đật;
●Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
HS hoàn thiện được bản thiết kế quả trứng lật đật của nhóm mình.
b. Nội dung hoạt động
- HS trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
Chứng minh tải trọng của quả trứng lật đật bằng tính tốn cụ thể.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại
các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm lật đật.
c. Sản phẩm của HS
Bản thiết kế lật đật sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện.
25



×