Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Dấu Ấn văn hóa Chăm Pa tại khu di tích Tháp Đôi Quy Nhơn và điểm tương quan khác biệt với Tháp Nhạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.18 MB, 23 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
----------

BÁO CÁO GIỮA KỲ
Học phần thực tế

Đề tài: Dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở khu di tích tháp Đơi – Quy Nhơn

Giảng viên hướng dẫn

:

Hoàng Lê Trà My

Sinh viên thực hiện

:

Nguyễn Thị Huyền – 19CNĐPH01
Nguyễn Thị Hà Ny – 19CNĐPH01
Trương Lê Nữ Hoài – 19CNĐPH02
Huỳnh Phương Yến – 19CNĐPH01

tháng 09 năm 2022

Đà
Nẵng,


MỤC LỤC


TÓM TẮT.................................................................................................................... 3
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................4
1.

Khái niệm về khu di tích thắng cảnh...............................................................6

2. Đặc trưng xây tháp của người Chăm Pa..............................................................6
3.

Quá trình hình thành, phát triển và ý nghĩa khu di tích Tháp Đơi – Quy

Nhơn ............................................................................................................................ 8
3.1. Q trình hình thành và phát triển.......................................................................8
3.2. Ý nghĩa...............................................................................................................9
4.

Dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở tháp Đôi – Quy Nhơn.......................................10
4.1. Tháp Bắc...........................................................................................................10
4.2. Tháp Nam.........................................................................................................13

5.

Sự tương quan và khác biệt giữa tháp Đôi – Quy Nhơn và tháp Nhạn – Phú

Yên .......................................................................................................................... 14
5.1. Sự giống nhau giữa tháp Đôi - Quy Nhơn và tháp Nhạn - Phú Yên..................14
5.2. Sự khác nhau giữa tháp Đôi - Quy Nhơn và tháp Nhạn - Phú Yên...................14
5.2.1. Tín ngưỡng thờ mẫu và tín ngưỡng phồn thực............................................14
5.2.2. Sự khác biệt về kiến trúc............................................................................15
6.


Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch tại khu di tích tháp Đôi –

Quy Nhơn................................................................................................................... 19
6.1. Đẩy mạnh hoạt động tổ chức sự kiện văn hóa ở khu vực tháp Đơi...................19
6.2. Tái tạo di vật cổ đại giúp khách du lịch dễ dàng tiếp cận các giá trị văn hóa
Chăm Pa................................................................................................................... 20
6.3. Tập trung các nghiên cứu sâu sắc và truyền thông đa phương tiện...................20
KẾT LUẬN................................................................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................22


Danh mục hình ảnh
Hình 1: Chất liệu xây dựng tháp đơi...........................................................................10
Hình 2: Hình ảnh cơng trình điêu khắc tháp Bắc.........................................................11
Hình 3: Biểu tượng Linga và Yoni trong tháp Đôi ở Quy Nhơn..................................12
Hình 4: Biểu tượng tín ngưỡng Linga và Yoni trong tín ngưỡng văn hóa Chăm Pa....12
Hình 5: Tháp nam ở khu tháp Đơi Quy Nhơn.............................................................13
Hình 6: Tín ngưỡng Chăp Pa ở tháp Đơi.....................................................................15
Hình 7: Tín ngưỡng Chăm Pa ở tháp Nhạn.................................................................15
Hình 8: Bên trong tháp Đơi (ảnh trái), tháp Nhạn (ảnh phải)......................................16
Hình 9: Bài trí bên trong tháp Đơi...............................................................................16
Hình 10: Bài trí bên trong tháp Nhạn..........................................................................16
Hình 11: Cụm di thích tháp Đơi..................................................................................17
Hình 12: Kiến trúc mái tháp Đơi và mái tháp Nhạn....................................................18
Hình 13: Nhà trưng bày bổ sung di tích của tháp Nhạn...............................................18
Hình 14: Tổ chức lễ hội tại khu di tích tháp Đơi.........................................................19
Hình 15: Chim thần Garuda dưới mái tháp.................................................................20
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Các phức hệ trong hệ thống tháp Chăm...........................................................7

Bảng 2: Phong cách xây dựng tháp Chăm qua các thời kỳ............................................7


TÓM TẮT
Người Chăm để lại một di sản kiến trúc đầy tính nghệ thuật và tinh tế. Đó là
các quần thể kiến trúc - điêu khắc mà chủ yếu là quần thể các tháp Chăm. Từ Đèo
Ngang vào đến Phan Thiết, chúng ta có thể bắt gặp những ngơi tháp Chăm nhiều tầng,
phía trên mở rộng và thon vút như hình bơng hoa. Mặt tường ngồi của tháp được
chạm khắc hình hoa lá, chim mng, vũ nữ cùng với đường nét tinh xảo. Nếu so với
số di tích kiến trúc cổ Chăm Pa đã trở thành phế tích thì những ngơi tháp Chăm cịn lại
chỉ là một phần nhỏ. Tuy nhiên, dù số lượng cịn lại là ít ỏi nhưng chúng vẫn là những
bằng chứng lịch sử rất thuyết phục về một nền nghệ thuật kiến trúc cổ độc đáo của
người Chăm thời xưa. Nghệ thuật xây dựng đền tháp cùng với những kỹ thuật chạm
khắc trên gạch là một thành tựu nghệ thuật độc đáo của người Chăm, đã làm nên một
quần thể kiến trúc mang đậm dấu ấn Chăm Pa. Và đâu đó có một tháp Đơi đứng sừng
sững uy nghi trước sóng gió, là dấu ấn đánh dấu nơi nó có mặt là nơi có người Chăm
cư trú. Mãi cho đến hôm nay, màu gạch vẫn đỏ tươi như mới. Hoa văn được chạm
khắc, gọt đẽo ngay trên gạch, một điều ít thấy có trong kỹ thuật xây dựng và kiến trúc.
Tháp Đôi là một trong những cơng trình kiến trúc tơn giáo của vương quốc Chăm Pa
cổ xưa.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, dân tộc Chăm đã đóng góp vào
kho tàng di sản văn hóa dân tộc khối lượng di tích kiến trúc khổng lồ mà những gì
hiện cịn chỉ là một phần nhỏ. Trong đó chủ yếu là hệ thống đền tháp và thành quách
cổ nằm rải rác dọc mảnh đất Nam Trung Bộ từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tất cả
đều mang những sắc thái riêng của nền văn hóa Chăm Pa cổ xưa. Với những gì cịn để
lại cho thấy văn hóa Chăm Pa xứng đáng là một trong những nền văn hóa cổ vào loại
lớn nhất và giá trị nhất của khu vực Đơng Nam Á.
Bình Định - mảnh đất suốt một thời kỳ dài là kinh đơ Vijaya của vương quốc
Chăm Pa, hiện cịn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa Chăm, đó là hệ thống di tích dày

đặc khắp vùng đồng bằng nơng thơn trong tỉnh, bao gồm nhiều thành cổ, tháp cổ và


khu lị gốm cổ. Di tích văn hóa Chăm Pa trên đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Bình
Định nói riêng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học có liên quan như
khảo cổ học, dân tộc học, bảo tàng học, văn hóa học, đặc biệt là sử học. Là những sinh
viên ngành ngành Đông Phương Học, việc được nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan trải
nghiệm về di tích văn hóa Chăm Pa của tỉnh nhà góp phần nâng cao sự hiểu biết của
chúng tơi về sự hình thành và phát triển của địa phương. Đây là một chuyến đi ý
nghĩa, một tài liệu quý giá giúp chúng tơi nghiên cứu sâu về nó, qua đó giáo dục ý
thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc cho mọi người dân, đặc biệt là
thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những lí do chủ yếu nêu trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “
Dấu ấn văn hố Chăm pa ở khu di tích Tháp Đơi - Quy Nhơn”.


NỘI DUNG
1.

Khái niệm về khu di tích thắng cảnh
Di tích danh thắng hay còn gọi là danh lam thắng cảnh là một thành tố của di

sản văn hóa. Di tích danh thắng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng góp phần tạo nên vẻ
đẹp của một quốc gia, dân tộc.
Luật Di sản văn hóa 2013 cũng định nghĩa về di tích thắng cảnh (danh lam
thắng cảnh) như sau: “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có
sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc, có giá trị lịch sử thẩm
mỹ, khoa học”. Như vậy, pháp luật quan niệm danh lam thắng cảnh là những khu vực
có cảnh đẹp được mọi người biết đến và được thừa nhận rộng rãi.[ CITATION
Cổn19 \l 1033 ]

2. Đặc trưng xây tháp của người Chăm Pa
Văn hóa Chăm Pa có sự tương đồng lớn với văn hóa Chăm Pa Việt cổ ở các
cơng trình nghệ thuật. Tuy nhiên nếu xét về mặt niên đại tồn tại thì văn hóa Chăm Pa
xuất hiện trước, đạt đến đỉnh cao mà văn hóa Chăm Pa Việt cổ khơng thể với tới. Văn
hóa Chăm Pa khác biệt ở điểm các chi tiết trang trí bên trong được chạm, khắc sau khi
đã hồn thiện cơng trình, văn hóa Chăm Pa Việt cổ thì các chi tiết trang trí được chạm
khắc trước khi mang gạch đi nung.
Thế kỷ thứ 10 chính là thời kỳ đỉnh cao của văn hóa Chăm Pa với những lối
kiến trúc độc đáo, ấn tượng kết hợp với những bản điêu khắc mang hình ảnh chim
mng kết hợp với con người, hoạt động cử chỉ của con người.
Trong kiến trúc quần thể, tháp Chăm có hai loại: Loại thứ nhất là các quần thể
kiến trúc bộ ba gồm tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Vishnu, Siva. Loại thứ hai
là các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva và các tháp phụ vây quanh.
Loại này thường xuất hiện muộn hơn; có những nơi trước vốn là quần thể kiến trúc bộ
ba, đến khi tu chỉnh đã được chuyển thành loại quần thể có một tháp trung tâm. Các
nhóm đền tháp Chăm bao giờ cũng có một nhóm, một tổng thể hồn chỉnh phản ánh


vũ trụ quan Ấn Độ. Theo đó vũ trụ có hình vng, chung quanh có núi và đại dương
bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời. [ CITATION Ngu20 \l 1033 ]
Tháp Chăm được biết đến với lối đặc sắc trong kiến trúc và sự đa dạng về phức
hệ, phong cách. Trong hệ thống nghệ thuật Chăm Pa có 6 phức hệ và 6 phong cách.
Bảng 1: Các phức hệ trong hệ thống tháp Chăm

Phức hệ Mỹ Sơn

Mỹ Sơn, Bằng An, Đồng Dương, Chiên Đàn,
Khương Mỹ

Phức hệ Quảng Nam


Dương Long, Thốc Lốc, Tháp Bạc/Bánh Ít, Hủ
Thiện, Cánh Tiên, Bình Lâm, Hưng Thạnh

Phức hệ Bình Định

Tháp Nhạn

Phức hệ Pô Nagar

Pô Nagar

Phức hệ Phú Hài

Phú Hài

Phức hệ Pô Kloong Garai

Pơ Kloong Garai, Hồ Lai, Pơ Romê, Pơ Đàm
(Nguồn: Sưu tầm từ chuyến đi thực tế)

Bảng 2: Phong cách xây dựng tháp Chăm qua các thời kỳ

Phong cách Mỹ Sơn E1

Phong cách cổ, thế kỷ VIII;

Phong cách Hòa Lai

Cuối thế kỉ VIII – giữa thế kỷ IX;


Phong cách Đồng Dương

Giữa thế kỉ IX – đầu thế kỷ X;

Phong cách Mỹ Sơn A1

Thế kỷ X;

Phong cách Chiên Đàn

Thế kỷ XI – XII;

Phong cách Bình Định

Thế kỷ XII, XIII, XIV
(Nguồn: Sưu tầm từ chuyến đi thực tế)


Bình định trước đây là kinh đơ Vijaya (Đồ Bàn) của vương quốc Chăm Pa.
Chính vì vậy trên mảnh đất này có rất nhiều tháp thờ các vị thần đạo Bà la môn được
cho xây dựng. Số lượng các tháp Chăm ở Bình Định (trừ Mỹ Sơn) là lớn nhất Việt
Nam, đồng thời mang một phong cách rất riêng trong tiến trình phát triển nghệ thuật
của Chăm pa, phong cách Bình Định. Và tháp Đơi chính là đối tượng nghiên cứu đặc
biệt bởi nó là một trong những đền tháp Chăm Pa ảnh hưởng yếu tố Khmer rõ nét, vừa
có mặt bằng kiến trúc đặc trưng của tháp Chăm Pa phong cách Bình Định, lại vừa
mang phong cách nghệ thuật Khmer thời Angcovat-Bayon.
3.

Quá trình hình thành, phát triển và ý nghĩa khu di tích Tháp Đơi – Quy


Nhơn
3.1. Q trình hình thành và phát triển
Theo các nhà khảo cổ học, tháp Đơi hay có tên gọi khác là tháp Hưng Hạnh.
Được xây dựng từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV. Tại thời điểm này, vương quốc
Chăm Pa chịu ảnh hưởng bởi nhiều biến động. Tháp được các chuyên gia trùng tu lại
vào những năm 1990, đã trả lại cho ngơi tháp hình dáng gần như xưa. Cả hai ngôi tháp
nằm trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi và đều quay mặt về hướng nam,
tuy có cùng hình dáng và cấu trúc là than hình khối vng và mái hình tháp mặt cong
nhưng ngơi tháp phía bắc cao hơn tháp phía nam.
Theo truyền thống các cụm tháp Chăm Pa cổ thường có ba tháp, nhưng hiện tại
chỉ có hai tháp, theo các nhà nghiên cứu, ngơi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì có
ngun nhân chưa biết được làm cho việc xây dựng tháp thứ ba bị gián đoạn. Trong
hai ngơi tháp hiện cịn của Tháp Đơi, ngơi tháp phía bắc khơng chỉ cao hơn, lớn hơn
mà cịn ít bị hư hại hơn, cửa ra vào phía đơng tháp bị đổ nát từ lâu, chỉ cịn cái khung
cửa hình chữ nhật tạo bởi bốn thanh đá lớn là cịn lại. Ngơi tháp phía nam có hình
dáng, cấu trúc và trang trí giống như ngơi tháp phía bắc nhưng nhỏ hơn và thấp hơn
một chút, tồn bộ phần chân tường của ngơi tháp đã bị đổ nát nặng nề, đến nỗi khó có
thể nhận ra hình dáng lúc đầu của cấu trúc này như thế nào, hiện nay cả hai ngơi tháp
đều đã mất chóp. [ CITATION Bảo22 \l 1033 ]


Đến năm 1990 - 1991 tháp được trùng tu lại và sau này di tích được mở cửa
rộng rãi cho khách thập phương trong nước và quốc tế đến tham quan. Và trải nghiệm
nhiều văn hóa lâu đời tại đây.
3.2. Ý nghĩa
Đền tháp ln đóng vai trị quan trọng trong tâm thức và đời sống văn hóa của
cư dân Chăm. Nó khơng chỉ là nơi thờ tự tơn giáo mà còn mang ý nghĩa tâm linh, là
nơi gửi gắm những ước vọng của người dân qua niềm tin tín ngưỡng - đặc biệt là tín
ngưỡng phồn thực. Điều đó được thể hiện rất rõ nét qua kiến trúc của tháp Đơi tại

Quy Nhơn. Các tháp chính được xây dựng theo dạng hình núi ngồi ý nghĩa tượng
trưng cho ngọn núi Meru - trung tâm vũ trụ nơi ngự trị của các vị thần trong thần
thoại Ấn Độ thì cịn là biểu tượng của linga (dương) và bệ tháp hình vng biểu
tượng của yoni (âm). Âm dương kết hợp với nhau tạo nên sự vững chãi, cân đối, hài
hòa. Đồng thời tháp chính thường có ba tầng cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên
cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một linga trên trên nóc tháp.Nền và móng
tháp là hình khối vng, biểu thị cho sự vững chãi, tịnh tại, ổn định (thuộc âm) và
linga được đặt trên nóc tháp (thuộc dương) tạo nên sự giao hịa âm dương trong sự
xoay vần vũ trụ làm cho sự sống được tái sinh.
Với lối kiến trúc xây tháp gồm hai tháp nằm liền kề nhau, có thể hình dung
tưởng tượng như cặp vợ chồng âu yếm quấn quýt. Bên trong lịng tháp có cối đá xay
bột gạo xưa kia mà sau này người Kinh vẫn đang sử dụng. Có thể thấy từ phía cửa
tháp Đơi nhìn phía lên trên cao như những mũi lao sắc nhọn, khi đứng nhìn từ trong
lịng tháp có thể tưởng như thấy cả một khoảng bao la, rộng lớn. Như vậy thông qua
tháp Đôi cư dân Chăm Pa muốn gửi gắm ước vọng vạn vật được sinh sôi nảy nở, cuộc
sống hạnh phúc, mùa màng bội thu, cư dân no đủ .
4.

Dấu ấn văn hóa Chăm Pa ở tháp Đôi – Quy Nhơn
Do được xây dựng vào khoảng thời gian từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. Nên một

phần kiến trúc tháp Đôi bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Angkor Wat.
Chính vì vậy, tháp Đơi khơng có hình dạng tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống
người Chăm.


Tháp được cấu trúc thành 2 thành phần chính: Chân tháp là khối đá vững chắc
ở phần bệ và gạch phần trên của tháp được xếp chồng nhau một cách vững chãi. Góc
tháp được trang trí theo những nét riêng biệt với các vị thần, phù điêu diễn tả nhân vật,
vũ công điệu múa từ truyền thuyết Ấn Độ. Tại các góc của mái tháp được trang trí

bằng hình tượng chim thần Garuda 2 tay giơ cao. Đây là chi tiết thể hiện sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của nghệ thuật Khmer. Cịn lại tồn bộ phần thân tháp vẫn giữ nguyên kiến
trúc và kiểu trang trí đặc trưng của các ngôi tháp tại Chăm. [ CITATION Gon20 \l
1033 ]
Tháp được dựng lên bằng gạch nung xếp khít với nhau từ chất kết dính đặc
biệt. Đây được xem là một kỹ thuật xây độc đáo, kỳ thú của người Chăm để lại mà
ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã được.
Hình 1: Chất liệu xây dựng tháp đơi

(Nguồn: Sưu tập từ chuyến đi thực tế)

4.1. Tháp Bắc
Trong hai ngôi tháp ở khu di tích tháp Đơi, ngơi tháp phía Bắc khơng chỉ cao
hơn, lớn hơn mà cịn ít bị hư hại hơn, cửa ra vào phía Đơng tháp bị đổ nát từ lâu, chỉ
cịn khung cửa hình chữ nhật tạo bởi bốn thanh đá lớn là cịn lại.
Ở ngơi tháp phía Bắc có chiều cao 20m, chân tháp được thiết kế bằng những
khối đá lớn vững chắc như một đài sen nâng đỡ tồn bộ tịa tháp. Bên cạnh đó, phần
thân và mái đều được xử lý tinh tế bằng những đường diềm hơi thắt lại. Hai bên trang
trí hoa văn đối xứng cùng với 21 hình vũ nữ được chạm khắc tinh tế vòng quanh diềm
mái. Giữa phần mái và thân tháp được trang trí bằng hình tu sĩ ngồi thiền.


Hình 2: Hình ảnh cơng trình điêu khắc tháp Bắc

(Nguồn: Sưu tập từ chuyến đi thực tế)

Một phần tháp khác bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật Khmer là bộ diềm tháp được
tạo hình bằng đá kết hợp điêu khắc hình người 6 tay, 8 tay và các con vật tạp chủng có
đầu sư tử, đầu voi. Bốn góc Diềm đặt 4 vị thần Garuda khổng lồ theo nghệ thuật điêu
khắc thời Angkor Wat. [ CITATION Gon20 \l 1033 ]

Ở ngôi tháp này thờ linh vật Linga – Yoni. Theo truyền thống kiến trúc tôn
giáo của người Chăm trước kia, các tháp Chăm được xây với biểu tượng là núi Meru,
nơi ngự trị của thần linh, thờ 3 vị thần chính của Ấn Độ giáo là Brahma (thần Sáng
tạo), Vishnu (thần Bảo tồn)- Shiva (thần Hủy diệt).


Hình 3: Biểu tượng Linga và Yoni trong tháp Đơi ở Quy Nhơn

(Nguồn: Sưu tập từ chuyến đi thực tế)

Trong văn hóa Chăm Pa, 3 vị thần này thường được thờ thể hiện dưới dạng
biểu tượng Linga-Yoni (dương vật -âm hộ). Trong đó Linga thể hiện 3 phần biểu
tượng của 3 vị thần: phần đế hình vng thể hiện thần Brahma; phần giữa hình bát
giác thể hiện thần Vishnu và phần trên hình trụ trịn thể hiện thần Shiva. Bên cạnh đó,
Linga - Yoni cịn được xem là 2 biểu tượng giống như hình của cối và chày giã gạo.
Cả hai đều thể hiện cho tín ngưỡng phồn thịnh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
Không ở đâu hiện tượng thờ Linga-Yoni sâu rộng như ở Chămpa. Đây là hiện
tượng thờ tam vị nhất linh (3 vị thần là một). [ CITATION Gon20 \l 1033 ]
Hình 4: Biểu tượng tín ngưỡng Linga và Yoni trong tín ngưỡng văn hóa Chăm Pa

(Nguồn: exotic india collection culture creations)

Yoni là một đại diện sinh thực khí của nữ thần Shakti trong Ấn Độ và tượng
trưng cho nguồn gốc của mọi sự sống, là tính thiêng liêng về sinh sản của nữ giới, nó
thường được đặt cạnh Linga là đối tác nam của nó, chúng tượng trưng cho sự hợp
nhất của tiểu vũ trụ và đại vũ trụ, có thể hiểu 2 biểu tượng cạnh nhau tượng trưng cho
sự kết hợp giữa nữ tính và nam tính tái tạo tất cả sự tồn tại.


4.2. Tháp Nam

Phần tháp nhỏ cũng có cấu trúc tương tự, cao 18m. Nhưng ở phần diềm mái
thay vì hình các vũ nữ thì được thể hiện lại bằng một đàn hươu 13 con với nhiều dáng
vẻ khác nhau rất tinh nghịch và sống động. Sự tỉ mỉ của người Chăm đã mang lại một
cơng trình kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Hình 5: Tháp nam ở khu tháp Đôi Quy Nhơn

(Nguồn: QuyNhon.com)

Hiện nay, tháp Đôi tọa lạc trên khu đất đẹp, bằng phẳng, rộng hơn 6.000 m2,
thấp thống bên bóng những cây dừa, cau và hoa đại (những lồi cây gắn liền với văn
hóa Chăm), trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn, Bình
Định.


5.

Sự tương quan và khác biệt giữa tháp Đôi – Quy Nhơn và tháp Nhạn –

Phú Yên
5.1. Sự giống nhau giữa tháp Đôi - Quy Nhơn và tháp Nhạn - Phú Yên
Tháp Đôi và tháp Nhạn đều được người Chămpa xây dựng theo phong cách
kiến trúc Bình Định. Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỷ 11,
trung tâm chính trị của Chăm Pa được chuyển vào Bình Định và từ đó, phong cách
nghệ thuật tháp Chăm Pa mới đã xuất hiện: phong cách Bình Định. Nếu như ngơn ngữ
nghệ thuật chính của các tháp Chăm Pa thuộc phong cách trước là thành phần kiến
trúc đều đi vào đường nét thì ở phong cách này đó lại là mảng khối: vòm cửa thu lại
và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối
đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sống. Hệ
thống cửa giả nhìn mũi giáo xếp lớp, chồng lên nhau tạo thành một khối kiến trúc độc
đáo, đẹp mắt. Các tháp được xây dựng theo phong cách Bình Định đều được xây dựng

trên một bình đồ vng, tức diện tích mặt phẳng của các tháp đều là hình vuông.
5.2. Sự khác nhau giữa tháp Đôi - Quy Nhơn và tháp Nhạn - Phú Yên
5.2.1. Tín ngưỡng thờ mẫu và tín ngưỡng phồn thực
Di tích tháp Đơi và tháp Nhạn được xây dựng dưới bàn tay của người Chăm Pa
để thờ phụng tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng Phồn Thực. Bên trong tháp lớn của di
tích tháp Đơi thờ linh vật Linga và Yoni thông qua biểu tượng cối và chày. Còn tháp
Nhạn dùng để thờ bà Chúa Thiên Y A Na. Thoạt đầu, chúng ta sẽ nghĩ rằng hai tín
ngưỡng này khơng hề liên quan đến nhau nhưng thực cả hai đều là đại diện của một
nền văn hóa lúa nước đề cao chủ nghĩa sinh thực theo chế độ mẫu hệ của người Chăm
Pa.
Theo truyền thuyết Chăm Pa, Pô Inư Nagar được coi là mẹ thần xứ sở và được
thờ trong đền, tháp. Khi người Việt di cư về phương Nam tiếp thu văn hóa người
Chăm đã gọi Bà là Thánh mẫu Thiên Y Ana và tháp Chính của quần thể tháp Bà
Ponagar chính là ngơi tháp thờ Bà. Và ước vọng phồn thực được thể hiện rất rõ trong

Hình 6: Tín ngưỡng Chăp Pa ở tháp Đơi

Hình 7: Tín ngưỡng Chăm Pa ở tháp Nhạn


quan niệm thờ cúng, lễ hội tôn vinh Nữ thần. Cũng theo truyền thuyết này, Pô Inư
Nagar là nữ thần được trời cử xuống trần gian dạy người Chăm trồng lúa, dệt vải, làm
thủy lợi, sinh ra hoa Chămpa và trầm hương - loài hoa và gỗ quý của xứ Kauthara
xưa. Và người dân cũng tương truyền Nữ thần có tới 97 ông chồng và 38 người con
gái đều được cho là các vị thần đã dạy cho phụ nữ cách sinh đẻ, chữa bệnh hiếm
muộn. Vì thế nhiều người hiếm muộn con hoặc sinh đẻ khó đã tới cầu nguyện mong
Mẹ thần xứ sở ban phước lành cho “mẹ trịn con vng”, vợ chồng có con cái. Và
trong lễ tắm tượng Bà, những người được phép tắm tượng sẽ lấy nước tắm cho Bà,
cho Linga - Yoni xoa lên mặt lên người để cầu sức khỏe, cuộc sống sung túc. Và
người dân cũng xin nước tắm tượng để tắm cho trẻ con hay phẩy lên ghe thuyền cầu

mong cho trẻ khỏe mạnh, chóng lớn, ghe thuyền ra khơi thuận buồm xi gió, tơm cá
đầy khoang. Đây chính là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sức khỏe,
thỏa mãn mong muốn về con cái, cuộc sống sung túc, đủ đầy, vạn vật được sinh sơi.
Ngồi ra tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện rất rõ trong lời hát về nữ thần Pô Inư
Nưgar nhằm ca ngợi công lao của thần và cầu thần phù hộ cho cuộc sống sinh sôi nảy
nở, mùa màng bội thu. [ CITATION Cổn18 \l 1033 ]

(Nguồn: Sưu tập từ chuyến đi thực tế)


5.2.2. Sự khác biệt về kiến trúc
a) Kiến trúc bên trong tháp
Tháp Đơi khơng có nóc, nên bên trong tháp Đơi (gồm tháp Bắc và Nam) có
một cái giếng trời thơng khơng khí lên phía trên, khác với cấu trúc tháp Nhạn. Cấu
trúc giếng trời này khiến khơng khí trong hai tháp ln được điều hịa bởi khơng khí
của tự nhiên. Khơng khí bên trong của tháp Đơi ln mát mẻ và biến đổi theo khơng
khí bên ngồi thể hiện được tinh thần hoang dã, nguyên thủy của hai vật thờ Linga Yoni. Khác với cấu trúc tháp Đôi, bên trong tháp Nhạn được xây dựng một cách kín
kẽ, đơn giản và trịnh trọng hơn để thờ bà Chúa Thiên Y A Na.
Hình 8: Bên trong tháp Đơi (ảnh trái), tháp Nhạn (ảnh phải)

(Nguồn: Sưu tầm từ chuyến đi thực tế )

Hình 9: Bài trí bên trong tháp Đơi

Hình 10: Bài trí bên trong tháp Nhạn

(Nguồn: Sưu tầm từ chuyến đi thực tế)

b) Kiến trúc đế tháp



Đế tháp lớn tại cụm di tích tháp Đơi là khối thạch đá được đẽo gọt, mài dũa
một cách công phu và tỉ mỉ, tạo hình như một cái đài sen nở rộ. Đây là một điểm đặc
biệt của tháp Bắc bởi các tháp Chăm khác (gồm cả tháp Nam và tháp Nhạn) đều được
xây dựng đế tháp bằng gạch nung xếp chồng lên nhau. Cũng bởi việc sử dụng đá làm
đế tháp là một qui trình tiêu tốn nhiều công sức và công phu đối với kỹ thuật xây dựng
lúc bấy giờ, ta có thể nói rằng tháp Đơi là một cơng trình được người Chămpa vơ cùng
ưu ái và đầu tư xây dựng.
Hình 11: Cụm di thích tháp Đôi

(Nguồn: Sưu tầm từ chuyến đi thực tế)

c) Kiến trúc mái tháp
Một điểm khác biệt dễ thấy nữa ở cả hai di tích đó chính là kiến trúc mái tháp.
Mái tháp Đôi được thiết kế đơn giản hơn, phân trải nhiều tầng. Các tầng phía trên dần
thu nhỏ về diện tích khiến mái tháp bo trịn và nhỏ dần ơm lấy miệng giếng trời, kết
cấu mái tháp tạo thành hình vòm cuốn biểu tượng ngọn lửa trong tinh thần của người
Chăm Pa. Bốn góc của tầng đầu tiên mái tháp sở hữu bốn vị chim thần Garuda vươn
cao hai đỡ lấy mái tháp. Tầng thứ hai được trang trí bằng tượng thạch muôn vật đặt
cách đều nhau: sư tử, chim, hổ, voi… Những tầng tiếp theo nổi bật lên bằng những
cánh cửa giả hình mũi giáo xếp đều và ngay ngắn khiến cấu trúc mái tháp vô cùng cân
đối và hài hịa. Kiến trúc tháp Nhạn thì khác, mái tháp cao khoảng 8,5 m, bốn góc là


các tai trụ trông như các búp sen, phần đỉnh là hịn đá lớn ngun khối biểu tượng của
Linga.
Hình 12: Kiến trúc mái tháp Đôi và mái tháp Nhạn

(Nguồn: Sưu tầm từ chuyến đi thực tế)


c) Nhà trưng bày và bổ sung di tích tháp Nhạn
Tháp Nhạn có một điểm lợi thế vơ cùng to lớn trong q trình thu hút khách
du lịch so với cụm di tích tháp Đơi đó chính là sở hữu nhà trưng bày và bổ sung di
tích quốc gia đặc biệt. Nhà trưng bày được thiết kế một cách đơn giản nhưng vơ cùng
hữu ích. Vào đây, du khách được tận mắt chứng kiến và quan sát các thời kỳ lịch sử
của tháp Nhạn, các cụm tháp Chăm Pa và các giải thưởng mà tháp Nhạn đạt được
trong suốt thời gian qua.
Hình 13: Nhà trưng bày bổ sung di tích của tháp Nhạn


(Nguồn: Sưu tầm từ chuyến đi thực tế)

6.

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch tại khu di tích tháp Đơi –

Quy Nhơn
Tháp Đơi là một di tích được gìn giữ từ bao đời nay để lưu truyền cho thế hệ
sau về một tín ngưỡng dân gian của người dân Việt Nam, đó chính là tín ngưỡng phồn
thực. Phát triển du lịch là một lợi thế vô cùng to lớn để có thể duy trì kinh tế phục vụ
cho các công tác bảo tồn và sửa chữa tháp Đơi. Nhóm tác giả mạnh dạn đề xuất một
số giải pháp sau để có thể thu hút khách du lịch.
6.1. Đẩy mạnh hoạt động tổ chức sự kiện văn hóa ở khu vực tháp Đơi
Các hoạt động văn nghệ truyền thống, tái hiện lại sự kiện lịch sử và các hoạt
động tín ngưỡng sẽ là một sự kiện tuyệt vời để thu hút khơng chỉ khách du lịch mà
cịn các học giả đam mê tìm hiểu lịch sử, tín ngưỡng thời xưa.


Hình 14: Tổ chức lễ hội tại khu di tích tháp Đôi


(Nguồn: vamvo.com)

6.2. Tái tạo di vật cổ đại giúp khách du lịch dễ dàng tiếp cận các giá trị văn hóa
Chăm Pa
Kiến trúc tháp Đơi tuy vơ cùng độc đáo mà mang một giá trị nghệ thuật to lớn,
nhưng phần mái tháp quá cao và một số chi tiết điêu khắc trên mái tháp đã bị ăn mòn
theo thời gian khiến du khách khó khăn trong việc quan sát và thưởng thức tài năng
nghệ thuật của người Chăm Pa. Nhóm tác giả khuyến nghị các nhà chế tác và phục hồi
có thể sử dụng nguyên liệu hiện đại để phỏng tác kiến trúc mái tháp để truyền tải các
giá trị nghệ thuật Chăm Pa đến mọi người.
Hình 15: Chim thần Garuda dưới mái tháp


(nguồn: vr3d.vn)

6.3. Tập trung các nghiên cứu sâu sắc và truyền thơng đa phương tiện
Thời đại số hóa ngày nay khiến chúng ta dễ dàng tiếp cận thông tin qua mạng
xã hội cũng như internet, hình ảnh của tháp Đơi cũng được dễ dàng tìm thấy qua các
trang tìm kiếm của google. Tuy nhiên, các thơng tin chính thống về lịch sử hình thành
tháp Đơi, các đặc điểm mơ tả và các tín ngưỡng truyền thống liên quan cịn chưa được
cập nhật một cách chính xác và đầy đủ. Những nghiên cứu về tháp Đôi cần được
người dân bản địa và chính quyền địa phương cất nhắc để có thể tạo tiền đề cho du
lịch tháp Đôi phát triển một cách phong phú và sâu sắc hơn.


KẾT LUẬN
Khu di tích tháp Đơi mặc dù trải qua những năm tháng của thời gian, của chiến
tranh nhưng dấu ấn văn hóa Chăm Pa vẫn cịn lưu giữ, hiện hữu ở hai ngôi tháp này.
Cùng kĩ thuật dựng tháp đặc biệt, nét điêu khắc đầy tính sáng tạo, kết hợp nhiều phong
cách, người Chăm đã thực sự để lại cho mảnh đất Bình Định một cơng trình kiến trúc

độc đáo và tinh xảo. Nét đặc biệt thu hút sự hiếu kỳ của du khách khi đến thăm tháp
Đơi ngồi cơng trình kiến trúc tháp độc đáo, nơi đây cịn thờ tín ngưỡng Linga - Yoni,
một nét tín ngưỡng đặc trưng của người Chăm khi xưa mà đến nay vẫn cịn lưu lại ở
khu di tích này.
Khi so sánh tương quan và khác biệt của tháp Đôi và háp Nhạn, chúng ta dễ
dàng nhận thấy những nét đặc trưng trong cách xây tháp của người Chăm và đồng thời
cũng không thể phủ nhận sự đa dạng, sáng tạo mà người Chăm đã thể hiện qua các
cơng trình tháp cịn lưu lại ngày nay, để mỗi tháp có một nét khác biệt, có một linh
hồn riêng.
Qua chuyến đi thực tế và qua q trình tìm hiểu về tháp Đơi cũng như những
thành tựu mà người Chăm đã gây dựng và được gìn giữ đến ngày nay. Chúng tơi, sinh
viên ngành Đơng Phương Học đã tích lũy thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích từ
thực tiễn qua chuyến đi thực tế do khoa Quốc tế học -trường Đại học Ngoại ngữ, Đại
học Đà Nẵng tổ chức về những dấu ấn văn hóa của người Chăm Pa cịn lưu lại trên
mảnh đất Bình Định, Phú n ngày nay. Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch cho khu di tích tháp Đơi – Quy Nhơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu trích dẫn
[1] Cổng thơng tin Điện tử Bộ Văn hóa, T. t. (2019). Di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh là gì? Các tiêu chí và phân loại cụ thể? Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
[2] Cổng thơng tin điện tử, B. V. (2018). Tháp Nhạn - Di tích quốc gia đặc biệt. Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
[3] Đơng, N. T. (2020). Yếu tố văn hóa Cham Pa ở kinh đô Đại Việt và vùng phụ cận.
Tia Sáng.
[4] Gonatour. (2020). Tháp đôi Quy Nhơn. Gonatour.
[5] Ngọc, B. (2022). Cổ kính tháp Đơi Quy Nhơn. Đăk Nơng điện tử.


2. Tài liệu tham khảo
[1] Cổng thông tin Điện tử Bộ Văn hóa, T. t. (2019). Di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh là gì? Các tiêu chí và phân loại cụ thể? Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
[2] Cổng thông tin điện tử, B. V. (2018). Tháp Nhạn - Di tích quốc gia đặc biệt. Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
[3] Đơng, N. T. (2020). Yếu tố văn hóa Cham Pa ở kinh đơ Đại Việt và vùng phụ cận.
Tia Sáng.
[4] Ngọc, B. (2022). Cổ kính tháp Đơi Quy Nhơn. Đăk Nơng điện tử.
[5] Phương, L. (2015). Bình Định - Tháp bánh ít. Tổ Quốc, Báo điện tử của Bộ văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
[6] Vượng, T. Q. (2021). VĂN HÓA CHĂM PA - Chăm pa. Studocu, 2

Trang web hỗ trợ
3.



×