Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề cương nghiên cứu khoa học ngành chăn nuôi đối tượng lợn rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.44 KB, 4 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lợn rừng có tên khoa học là Sus Scrofa, cịn có tên khác là lợn lịi. Nó chính là tổ tiên của các
giống lợn nhà và là một lồi thú săn trong nhiều nghìn năm. Lợn rừng có mặt khắp mọi nơi
trên thế giới. Theo nghiên cứu thì lợn rừng có tới 36 giống và được phân bố rất rộng từ châu
Âu, châu Á đến châu Mỹ và châu Phi.
Ở Việt Nam việc thuần hóa lợn rừng Việt nam và lai tạo chúng với các loại lợn đen bản địa có
ở vùng miền núi bắt đầu từ một vài nơng dân tại Bình phước vào năm 2003. Sau đó nó lan tỏa
đi các nơi khác do cơng việc nuôi dưỡng đơn giản, tận dụng được thức ăn rẻ tiền và thu nhập
cao. Thậm chí phải nói là “hấp dẫn” nhờ thịt lợn rừng được xem là “đặc sản”.
Lợn rừng Việt Nam sống rất nhiều ở các vùng sinh thái khác nhau. Đến nay theo xuất xứ có 4
loại được nuôi: Lợn rừng Việt miền Bắc (được nuôi tại Ba Vì, Hà Nội); Lợn rừng Phú n
(ni tại trang trại động vật quý hiếm Hòa Khánh - Khánh Hòa); Lợn rừng Cát Tiên (ni tại
trang trại ơng Chín - Cần Giuộc, Long An), ông Kỳ (Đồng Nai); Lợn rừng Bình Phước (ni
tại trang trại ơng Bảy Dũng - Bình Phước – ông này được xem là người khởi đầu nghề nuôi
lợn rừng tại Việt Nam). Các loại lợn rừng vùng Đơng Nam bộ, miền Bắc và Lào có thể là một.
Nhưng tại nhiều nơi, nuôi lợn rừng cũng chỉ là theo kinh nghiệm hay theo một vài bài báo viết
dưới dạng cảm tính hoặc chủ quan mà thơi. Về mặt sinh học và tập tính của nó như thế nào thì
ít có tài liệu nói đến hoặc có đề cập tới nhưng chỉ dưới dạng thơng tin ngắn.
Vì vậy, để có những thơng tin và số liệu khoa học cụ thể về chăn nuôi lơn rừng, đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của đàn lợn rừng Việt Nam” được thực hiện.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tập tính sinh hoạt của lợn rừng
Tập tính đi lại
Lợn rừng con: từ 1-3 ngày tuổi lợn thích nằm chỗ kín và ấm, dù mùa hè thì lợn vẫn thích chui
vào rác hoặc nơi có nhiệt độ cao, hầu hết thời gian dành riêng cho ngủ, ngoài thời gian bú mẹ.
Từ ngày thứ 4 trở đi lợn thường chơi đùa ra nơi có ánh nắng, đặc biệt khi thời tiết nóng nực
thì chúng thích lội bùn. Đối với lợn trưởng thành thích cà người vào thân cây hoặc bờ tường,
bờ rào và thích gặm vỏ thân cây (động tác mài răng nanh).
Lợn rừng mẹ: Lợn rừng giống lợn nhà ở chỗ, sau khi ăn no đều nằm nghỉ sau đó mới dành
thời gian cho nô đùa. Thời gian đi lại trong ngày nhiều hơn thời gian ngủ nghỉ, đặc biệt là lợn
trưởng thành và lợn đực: Thời gian hoạt động nhiều nhất trong ngày vào lúc từ 7 giờ rưỡi đến


10 giờ rưỡi, và từ 14 giờ rưỡi đến 17 giờ. Thời gian nghỉ, ngủ thường tập trung vào trưa từ 11
giờ rưỡi đến 13 giờ rưỡi và vào ban đêm.
Tìm kiếm thức ăn
Tập tính ăn
Lợn rừng thích đào bới, tìm kiếm thức ăn trong lịng đất, thích ăn những thức ăn cứng như
hạt, củ, quả, gặm thân các loại cây, đặc biệt là rất thích ăn mía, gốc cỏ voi non, thân cây ngô
non, bèo tây, cây cỏ, rau các loại... Chúng thường ăn lai rai cả ngày, không ăn tập trung như
lợn nhà và ăn khơ khơng thích ăn nước (ăn riêng, uống riêng).
Uống nước
Đối với lợn con chúng thích liếm láp những nơi có nước (chính lý do này mà thời kỳ bú sữa
mẹ hay mắc chứng ỉa chảy). Lợn choai và lợn trưởng thành chúng đều thích uống nước tự do,
chúng khơng thích uống nước vịi, nhưng khi đưa vịi vào thì chúng cũng rất nhanh thích nghi
vì phù hợp với tính tị mị của chúng.


Tập tính bầy đàn
Đặc điểm chung của lợn con, lợn trưởng thành là chúng rất thích sống theo bầy đàn đơng. Đến
thời kỳ sinh sản thì tính gia đình được bảo thủ cao. Trong trường hợp nếu một con đẻ trong
bầy đàn thì lập tức bị bầy đàn cắn chết ngay. Vì vậy, khi đến ngày sinh con thì lợn mẹ thường
tách đàn để đi làm ổ đẻ nơi khác, trong trường hợp đàn đơng thì chúng thường tách xa đàn để
đi làm ổ đẻ và khi con lớn mới tham gia nhập đàn, nhằm bảo toàn cho con của chúng. Trong
trường hợp hai ổ đẻ gần nhau nếu con của con nó sang ổ của con kia lập tức bị mẹ con khác
tấn cơng ngay.
Sở thích: lợn rừng thích đùa nghịch, thích tắm vũng bùn hơn vũng nước, thích ăn những thứ
cứng như củ, hạt.
Tập tính tự vệ
Đối với Lợn rừng mới nhập từ rừng hoang dã về thì tính tự vệ rất cao. Trong trường hợp có từ
2 con trở lên sống chung trong chuồng, khi có người vào hoặc đối thủ khác đến gần thì chúng
túm tụm lại với nhau và hướng đầu ra phía đối phương để phịng vệ, cịn trong trường hợp
một mình thì phản xạ đầu tiên là tấn công thẳng vào đối phương để phòng vệ. Đặc biệt khi

một con trong đàn nhận được tín hiệu lạ từ bên ngồi thì nó kêu lên và cả đàn khi nhận được
tín hiệu đó thì ngay lập tức cả đàn đều kêu và chạy loạn lên vì vậy rất khó cho kẻ thù có thể
tấn công được chúng. Trong trường hợp, khi đi kiếm mồi hay kiếm thức ăn, nếu phát hiện
người lạ đến thì chúng lập tức chạy trốn và dồn về một nơi.
Tính hoang dã được thể hiện ở chỗ khi đang thực hiện việc giao phối mà con đực khác đến,
hoặc người đến làm ảnh đến quá trình giao phối của chúng thì ngay lập tức bị tấn cơng trở lại.
Vì vậy trong q trình chăn ni cần chú ý đến đặc tính này để đảm bảo an tồn trong q
trình lao động.
Tập tính thải phân và nước tiểu
Trong trường hợp ni nhốt hay thả rơng trong khn viên rộng thì chúng đều có phản xạ là
thải phân và nước tiểu nơi có nước hoặc một khu vực tương đối ổn định và phải là nơi ẩm ướt
nhất khu vực, đặc điểm này giống lợn địa phương.
Tập tính ngủ, nghỉ
Chúng thường ngủ, nghỉ ở nơi ít người hoặc ít gia súc đi lại (nơi yên tĩnh) đặc biệt rất ít thấy
lợn ngủ có tiếng gáy. Thời gian ngủ nghỉ thường tập trung vào thời gian trưa từ 11 giờ rưỡi
đến 13 giờ rưỡi và vào ban đêm.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Lợn rừng Việt Nam bao gồm: Lợn từ 1 ngày tuổi, lợn choai, lợn hậu bị, lợn sinh sản (đực và
cái).
Nguồn gốc: lợn rừng được thuần dưỡng từ rừng vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An với giống
mõm dài
Địa điểm nghiên cứu
Cơng ty Khánh Gia- Bình Dương, Trang trại Bảy Dũng- Bình Phước với 120 nái sinh sản.
Cơng ty Giống động vật quý Hà Khánh Nha Trang: 25 nái sinh sản.
Trang trại Xương Lâm Bắc Giang: với 20 nái sinh sản.


Trung tâm Nghiên cứu Bị và Đồng cỏ Ba Vì và một số trại vùng Hòa Lạc- Hà Nội: với 45 nái
sinh sản.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trực quan: quan sát theo dõi và mô tả. Ghi chép các thông tin và số liệu theo
phiếu được lập sẵn từng cá thể.
Nội dung nghiên cứu
Mơ tả đặc điểm ngoại hình của lợn rừng Việt Nam.
Tập tính sinh học của lợn rừng: Tập tính sinh hoạt: vận động, đi lại, ngủ nghỉ, tìm kiếm thức
ăn, nước uống, sử dụng thức ăn, lựa chọn thức ăn, tập tính sinh dục: triệu chứng động dục,
biểu hiện động dục, thời gian động dục, tập tính bầy đàn, tập tính gia đình, tập tính tự vệ và
phòng vệ: được quan sát, theo dõi hàng ngày.
Khả năng sinh sản: Tuổi động dục lần đầu (đực và cái), tuổi phối giống lần đầu, thời gian
động dục, chu kỳ động dục, thời gian phối giống thích hợp, thời gian mang thai, thời gian
động dục lại sau khi đẻ.
KẾT QUẢ DỰ KIẾN
- Biết được lợn rừng có màu lơng đồng nhất trên cơ thể hay nó được phân chia theo từng vùng
khác nhau
- Màu lơng giai đoạn nhỏ có gì khác so với giai đoạn trưởng thành.
- Số lượng răng cửa, răng nanh và răng hàm ở cả hàm trên và hàm dưới
- Tai to hay nhỏ, tai đứng hay tai cụp
- Mắt màu gì, phản xạ của mắt vào ban ngày và vào ban đêm, tuyến lệ có phát triển hay
khơng.
- Lợn rừng Việt Nam thường có bao nhiêu vú
- Biết được tập tính đi lại của lợn rừng con cũng như lợn rừng mẹ
- Tính tính ăn uống của lợn rừng như thế nào
- Trả lời được câu hỏi lợn rừng thích sống đơn độc hay thích sống theo bầy đàn
- Tập tính tự vệ
- Tập tính ngủ nghỉ
- Tập tính thải phân và nước tiểu


- Ghi nhân một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn rừng Việt Nam

Bảng 2. Một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn rừng Việt Nam

Chỉ tiêu
Tuổi động hớn lần đầu

Đơn
vị
tính
Ngà
y

Giới tính

n (con)

Max

Min

Mean

Đực
Cái

Tuổi phối giống lần đầu

Ngà Cái
y
Chu kì động dục
Ngà Cái

y
Thời gian động dục
Ngà Cái
y
Thời gian mang thai
Ngà Cái
y
Tỷ lệ đực / cái
%
Thời gian động dục lại sau Ngà Cái
khi đẻ
y
- Thu thập được khối lượng sơ sinh và số con sinh ra trong một lứa của đàn lợn rừng con
Bảng 1. Khối lượng (kg) sơ sinh và số con sơ sinh (con) của lợn rừng Việt Nam
Chỉ tiêu

n

Mean ± SE

Max

Min

Khối lượng sơ sinh
Số con sơ sinh/lứa

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Võ Văn Sự, Trần Cao. Chăn nuôi lợn rừng Việt Nam. Chuyên mục trồng trọt. Báo nông
nghiệp Việt Nam

Đỗ Kim Tuyên. Cục Chăn nuôi (2006). Một số đặc điểm của lợn rừng thuần nhập từ Thái Lan
về Việt Nam
Kvisna, Keo Sua, Phia Kraixeng Xrium - Thai land (2005). Quy trình kỹ thuật nhân giống và
phát triển heo rừng. Bản dịch của Lê Văn Hiển và Lê Tuấn Tú.
Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Khắc Tích, Nguyễn Thái Bình, Đặng Ngọc Lý và Hồ Quang Sắc
(2006). Kỹ thuật nuôi Lợn rừng (heo rừng), NXB. Nông nghiệp 2006
Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục và Tạ Thị Bích Duyên (2008). Phát triển đàn lợn giống
Móng Cái cao sản tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi.
Tháng 9/2008. Tr.134-145.
Võ Văn Sự, Tăng Xuân Lưu, Trịnh Phú Ngọc và Phan Hải Ninh (2008). Kết quả bước đầu
ni lợn rừng Thái thuần tại Ba Vì và Bắc Giang. Báo cáo Khoa học - Viện Chăn nuôi 9/2008.
Tr: 172-184.



×