Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HỒ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 50 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN 2021 - 2022
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HỒ TÂY

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :
ThS. Ngô Bảo Ngọc
NHĨM SINH VIÊN THỰC HIỆN :
Nguyễn Chí Cường
- 19QL3
- 1951080021
Nguyễn Thị Nguyệt
- 19QL3
- 1951080102
Lê Thị Hảo
- 19QL3
- 1951080051
Nguyễn Thị Hạnh
- 19QL2
- 1951080050
Nguyễn Thị Hiên
- 19QL2
- 1951080053

Hà Nội 4/2022
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI



QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HỒ TÂY

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :
ThS. Ngơ Bảo Ngọc
NHĨM SINH VIÊN THỰC HIỆN :
Nguyễn Chí Cường
- 19QL3
- 1951080021
Nguyễn Thị Nguyệt
- 19QL3
- 1951080102
Lê Thị Hảo
- 19QL3
- 1951080051
Nguyễn Thị Hạnh
- 19QL2
- 1951080050
Nguyễn Thị Hiên
- 19QL2
- 1951080053

Hà Nội 4/2022

CHỮ KÝ :
CHỮ KÝ :


MỞ ĐẦU


1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

6. Khái quát
6.1. Vị trí địa lý khu vực
a. Vị trí địa lý
b. Vị trí chiến lược, kinh tế
6.2. Lịch sử hình thành
a. Di tích lịch sử
b. Đơ thị hóa


4
4
5
6
6
7
8

NỘI DUNG

9

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ KHƠNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HỒ TÂY
1.1. Khái quát một số đặc trưng của khu vực nghiên cứu
1.2. Thực trạng về không gian kiến trúc cảnh quan Hồ Tây
1.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến đổi khơng gian kiến trúc cảnh quan Hồ Tây
1.4. Đánh giá tổng hợp hiện trạng khu vực
1.4.1. Đánh giá chung
1.4.2. Hiện trạng kiến trúc
1.4.3. Hiện trạng cảnh quan

9
9
10
16
17
17
17
18


CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Cơ sở lý luận về Tổ chức và Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
2.1.1. Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị
2.1.2. Kiến trúc cảnh quan đô thị
2.2. Cơ sở pháp lý
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật
2.2.2. Các văn bản pháp lý của địa phương về quản lý không gian KTCQ
2.2.3. Quy chế quản lý thành phố Hà Nội đối với Hồ Tây
2.3. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm
2.3.1. Quốc tế
2.3.2. Việt nam
2.3.3. Bài học kinh nghiệm

19
19
19
20
21
21
25
26
29
29
32
34

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1. Giải pháp theo Quy hoạch
3.1.1. Các tiêu chí quản lý không gian KTCQ Hồ Tây
3.1.2. Giải pháp quản lý theo chỉ tiêu quy hoạch

3.2. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan
3.2.1. Giải pháp quản lý kiến trúc
3.2.2. Giải pháp quản lý cảnh quan
3.2.3. Giải pháp quản lý tiện ích
a. Quản lý hè phố, lối đi bộ
b. Biển quảng cáo
c. Cấp điện và chiếu sang

35
35
35
36
37
37
39
40
40
42
42

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

43


KẾT LUẬN

43

KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

44

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu vực Hồ Tây có ranh giới hành chính thuộc 8 phường của quận Tây Hồ, với
diện tích mặt nước tự nhiên lên tới 500ha, từ trước tới nay luôn được xem là một
không gian đặc sắc của Hà Nội bởi những yếu tố như cảnh quan tự nhiên đẹp - rộng
lớn. Các giá trị truyền thống và di tích lịch sử - văn hóa được bồi đắp gìn giữ qua hàng
ngàn năm, cùng với nhiều tiềm năng kinh tế đóng góp vào sự phồn vinh của đơ thị.
Hiện nay, Hồ Tây đang là một trong những khu vực có tốc độ đơ thị hóa và hoạt
động khai thác kinh tế nóng nhất của Hà Nội; cụ thể là xuất hiện ngày càng nhiều
những cơng trình xây dựng có quy mô lớn nhỏ khác nhau, mật độ dân cư tập trung
cao, hình thức kinh tế tư nhân nhỏ và vừa ngày càng nở rộ. Các hoạt động này đã và
đang làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc không gian, hình ảnh và mỹ quan đơ thị của cả
khu vực và đặc biệt ở vị tri giáp với mặt nước - trong đó biểu hiện rõ nhất ở lĩnh vực
Kiến trúc cảnh quan (KTCQ) đơ thị. Bên cạnh hình ảnh của một đơ thị hiện đại và tiện
ích là hình ảnh của sự quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị; bao gồm: sự
không thống nhất, thiếu bản sắc của hoạt động xây dựng công trình, sự thiếu trật tự
của hoạt động kinh doanh tư nhân, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu
không gian xanh tự nhiên.
Qua các dẫn chứng đã trình bày, cho thấy công tác quản lý đô thị của khu vực Hồ
Tây rất cần đẩy mạnh hơn nữa, đảm bảo tổ chức hợp lý và đủ năng lực chuyên môn để
điều phối các hoạt động nói trên một cách hợp lý. Có như vậy, sự phát triển của khu
vực Hồ Tây mới đảm bảo được tính bền vững và đồng thời có thể trở thành động lực
phát triển kinh tế cho Thủ đô Hà Nội theo đúng định hướng đặt ra.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiền mang lại của cơng tác quản lý

đơ thị nói chung và quản lý KTCQ nói riêng tại khu vực Hồ Tây, đề tài nghiên cứu
khoa học được hình thành với mong muốn sẽ bước đầu đáp ứng các yêu cầu cấp thiết
cho sự phát triển đô thị tại đây.
Cụ thể đề tài: “Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Hồ Tây” nghiên cứu về
công tác quản lý KTCQ tổng thể Hồ Tây, tập hợp đầy đủ các vấn đề KTCQ đặc trưng


mà khu vực Hồ Tây đang gặp phải, như mật độ dân cư cao được tổ chức theo hình
thức làng xóm truyền thống, tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa, có hoạt động xây
dựng cơng trình, tình hình giao thông và kinh doanh phức tạp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả KTCQ Hồ Tây theo quy định
trong Quy hoạch; nhằm bảo vệ, khai thác và phát huy các tiềm năng sẵn có cho chiến
lược phát triển kinh tế của khu vực đơ thị Hồ Tây.
Góp phần xây dựng cơ sở lý luận trong công tác Quản lý đô thị và công tác Quản
lý KTCQ đô thị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bản đồ hiện trạng phạm vi nghiên cứu


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý kiến trúc cảnh quan Hồ Tây


- Phạm vi nghiên cứu (không gian và thời gian)
+ Về không gian: Tuyến đường từ Vườn hoa Lý Tự Trọng đến phủ Tây Hồ bao gồm
6 đoạn:
1. Đường Thanh Niên
2. Phố Yên Hoa

3. Phố Yên Phụ
4. Đường Âu Cơ
5. Đường Xuân Diệu( giới hạn từ nút giao đường Âu Cơ đến đường Quảng An)
6. Đường ven hồ Quảng An( giới hạn từ điểm giao với đường Xuân Diệu đến Phủ
Tây Hồ)


Tổng chiều dài tuyến đường nghiên cứu là khoảng 4,2km



Ranh giới xác định từ tim đường sang 2 bên đường từ 50m đến 100m

Về thời gian:
• Phạm vi thời gian nghiên cứu là 5 tháng bắt đầu từ tháng 10/2021 đến tháng
02/2022.
• Thời gian thực hiện khảo sát nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Tập hợp nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát
thực địa, phân tích đối chiếu, so sánh, phỏng vấn. Xử lý tình huống.
Phương pháp phân tích, suy luận: Bằng các kiến thức đã học, thực tế công tác và
lý luận logic để nghiên cứu vấn đề.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng phương pháp quản
lý KTCQ của đơ thị trong q trình đơ thị hóa.
Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng có hiệu quả các giải pháp quản lý được đề xuất đối với
công tác quản lý KTCQ đô thị Hồ Tây.
6. Khái quát
6.1. Vị trí địa lý khu vực
Quận Tây Hồ là đơn vị hành chính cấp quận được thành lập theo Nghị định số

69/CP ngày 28/10/1995 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/1996. Quận có tổng diện tích tự nhiên là 2400.81 ha với 8 đơn vị hành chính


gồm 05 xã thuộc huyện Từ Liêm trước đây và 03 phường thuộc quận Ba Đình.Từ lâu,
Hồ Tây đã trở thành một địa danh quen thuộc đối với người dân Thủ đơ Hà Nội nói
riêng và cả nước nói chung. Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất nội thành Thủ đô Hà
Nội. Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lịng chảo, ngành địa chất lịch sử đã chứng
minh được Hồ Tây là một phần của Sông Hồng.
a. Vị trí địa lý
Hồ Tây là hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất nội thành thủ đơ. Hồ Tây thuộc
quận Tây Hồ nằm ở hướng Tây Bắc, Thủ đơ Hà Nội.
Vị trí Tây Hồ ngày nay:
Khu vực
Tọa độ
Nguồn cấp nước
chính
Nguồn thốt nước
chính

Tiếp giáp

Quận Tây Hồ, Hà Nội
21° 03′ 19’ B, 105° 49′ 10.07″ Đ
Sơng Hồng
Sơng Hồng
+Phía Đơng Bắc giáp đường Nghi Tám và đường Âu Cơ
+ Phía Tây Bắc giáp với đường vành đai 2 nối với đường
Xuân La
+ Phía Tây Nam giáp với đường Lạc Long Quân

+Phía Đơng Nam giáp với đường Thanh Niên
+ Phía Nam giáp với đường Hoàng Hoa Thám


b. Vị trí chiến lược, kinh tế
Hồ Tây có ranh giới hành chính của 8 phường của quận Tây Hồ: Bưởi, Nhật Tân,
Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Yên, Xuân La, Yên Phụ. Là thắng cảnh nổi
tiếng từ xa xưa. Xung quanh Hồ Tây có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: chùa Trấn
Quốc, Phủ Tây Hồ, làng Nhật Tân, đường Thanh Niên,...
Hồ Tây là không gian đặc sắc bởi các yếu tố như cảnh quan tự nhiên đẹp, rộng
lớn, các giá trị truyền thống được bồi đắp hàng nghìn năm là một trong những lí do
khiến nó trở thành khu vực có tốc độ đơ thị hóa và hoạt động kinh tế phát triển nhanh.
6.2. Lịch sử hình thành
Hồ Tây có từ thời Hùng Vương (Theo sách Tây Hồ chí). Thời điểm đó, nơi đây là
một bến giáp sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp, nên người ta đặt đây là bến Lâm Ấp
thuộc thôn Long Đỗ. Dưới thời Hai Bà Trưng, xung quanh hồ có rất ít người sinh sống
và họ thường sống bằng nghề ăn bắt thú rừng, các loại thủy sản như tôm, cua, cá và


trồng trọt. Hồ được bao bọc bởi rừng thực vật với những loại cây chủ yếu như tre ngà,
bằng, gỗ tầm,…
Ngồi ra, nơi đây cịn là nơi chứa đựng các loại động vật vừa và nhỏ, có cả những
loại thú quý hiếm. Hiện nay vẫn có hệ sinh thái phong phú với các loại thực vật như
sen, tỏa,.. hay động vật thì là nguồn khai thác ốc dồi dào. Qua từng thời đại, qua từng
cách nhìn và tư duy khác nhau, Hồ đã trải qua hàng trăm năm lịch sử. Chính vì thế, nó
cũng được gọi với nhiều cái tên khác nhau qua từng thời kỳ. Hồ Tây trước đây cịn có
các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là
một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành thủ đô Hà Nội, nằm ở quận Tây Hồ. Từ
chốn rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, qua cơng lao khai khẩn xây dựng của bao thế hệ,
trong đó có sự đóng góp rất lớn của một số vương phi các triều đại, Hồ Tây đã trở

thành một thắng cảnh văn hóa - du lịch nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội.
Nếu Hồ Tây được ví như nhụy hoa thì Thập tam trại (13 làng trại) là những cánh hoa
đẹp tỏa hương sắc thơm lành.
a. Di tích lịch sử
Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều
cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu
vực điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc.
Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hố, lịch sử như:


- Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có
kiến trúc độc đáo;
- Làng Nhật Tân với chùa Tảo Sách và nghề trồng hoa đào nổi tiếng;
- Làng Tứ Tổng với chùa Vạn Phúc và nghề trồng dâu nuôi tằm, sau này chuyển sang
trồng quất cảnh. Quất cảnh Tứ Liên (tên mới của Tứ Tổng) đẹp nhất trong tất cả các
vùng trồng quất cảnh ngày nay;
- Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm
Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông;
- Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ
(hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý;
- Làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc;
- Phủ Tây Hồ (thờ Liễu Hạnh Công chúa) nổi tiếng là một di tích và là một thắng
cảnh;
- Đường Thanh niên: Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp
ngăn một góc Hồ Tây. Năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con
đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản
mở rộng như ngày nay, sau đó con đường được đổi tên thành Đường Thanh Niên. Vào
những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền
thưởng ngoạn cảnh đẹp.
b. Đơ thị hóa



Hiện nay với dân cư Hà Nội ngày càng đông, khu vực Hồ Tây gồm các phường
Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La và Phú Thượng
dần mất nét ven đô mà thay đổi theo chiều hướng mật độ cao( hiện tại là 5,443 người /
1km2), phố xá dày đặc. Nơi đây, buổi tối có các quán ăn vặt, kem hay các quán nước
để du khách có thể ngồi và nhìn ngắm mặt hồ.Ngồi ra, xung quanh đây cũng là nơi
có nguồn ẩm thực phong phú, với nhiều món ăn đặc trưng của Hà Nội.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HỒ TÂY
1.1. Khái quát một số đặc trưng của khu vực nghiên cứu
Khu vực Hồ Tây là một danh lam thắng cảnh đặc thù mang đậm dấu ấn của ngàn
năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội mà hiếm đơ thị nào trên thế giới có được.
Lịch sử phát triển Thăng Long – Hà Nội dù ở thời kỳ nào cũng luôn lấy Hồ Tây để
khai thác lợi thế, tạo điểm nhấn cho không gian đô thị.
Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị
Hà Nội, khi xây dựng kinh thành Thăng Long qua các triều đại, Hồ Tây được khai


thác như địa điểm du ngoạn, giải trí mà bằng chứng là nhiều cung điện, đền, chùa và
nhiều di sản văn hóa phi vật thể gắn với lễ hội truyền thống, danh nhân văn hóa cịn
đến ngày nay.
Qua hai lần quy hoạch (năm 1924 – 1925 và năm 1943), Hồ Tây được chú trọng
với ý đồ bảo tồn cảnh quan và khai thác chủ yếu phục vụ nghỉ ngơi, giải trí, tạo vùng
khơng gian xanh mở từ sơng Hồng vào trung tâm hành chính – chính trị. Sau hịa bình
lập lại đến nay, Thủ đô Hà Nội qua 7 lần phê duyệt quy hoạch chung và định hướng
phát triển, đều có điểm chung là kế thừa truyền thống xác định ưu tiên xây dựng chức
năng trung tâm công cộng và công viên lớn ở khu vực này.
Để phát huy giá trị không gian rộng lớn khu vực Hồ Tây, phục vụ cho sự phát triển

bền vững của Thủ đô hơn ngàn năm tuổi, trong những bản quy hoạch gần đây, Hà Nội
đều xác định việc tiếp tục đưa Hồ Tây vào chiến lược bảo vệ, khai thác có hiệu quả.
Cụ thể, tại Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực Hồ Tây đã xác định lấy hồ làm trung
tâm để phát triển không gian đô thị. Cấu trúc không gian được tổ chức theo các dải,
lớp tạo bởi các tuyến đường xung quanh hồ, đặc biệt tạo lập trục không gian bán đảo
Quảng An kết nối Hồ Tây với không gian sơng Hồng và thành Cổ Loa.
Nhằm hiện thực hóa trục không gian này, ngày 15/12/2017, UBND TP Hà Nội đã
ban hành Quyết định số 8665/QĐ-UBND, giao cho một DN du lịch uy tín thực hiện
nghiên cứu và lập quy hoạch chi tiết tại bán đảo Quảng An, thuộc địa bàn phường
Quảng An, quận Tây Hồ. Với quy mô 79,39ha, khu vực trục không gian trung tâm bán
đảo Quảng An là khu chức năng với nhiều cây xanh, khu vui chơi giải trí, cơng viên
văn hóa tâm linh, cơng viên văn hóa nghệ thuật, trong đó nổi bật với một nhà hát quy
mô lớn, hiện đại. Yêu cầu cốt tử là quy hoạch không phá vỡ những giá trị văn hóa
truyền thống đặc trưng như mặt nước, các di tích đền, chùa… hiện có. Trong đó, dự án
nhà hát đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, bởi đây khơng chỉ là cơng
trình đặc biệt của TP mà còn là điểm nhấn quan trọng của cảnh quan Hồ Tây.
1.2. Thực trạng về không gian kiến trúc cảnh quan Hồ Tây
Đối tượng nghiên cứu: Cơng tác quản lí kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ
Tây- đoạn đường từ vườn hoa Lý Tự Trọng đến phủ Tây Hồ.




Tuyến đường từ Vườn hoa Lý Tự Trọng đến phủ Tây Hồ bao gồm 6 đoạn:



Đường Thanh Niên




Phố Yên Hoa



Phố Yên Phụ



Đường Âu Cơ



Đường Xuân Diệu( giới hạn từ nút giao đường Âu Cơ đến đường Quảng An)



Đường ven hồ Quảng An( giới hạn từ điểm giao với đường Xuân Diệu đến

Phủ Tây Hồ)
- Tình trạng chung:
Tuyến đường từ vườn hoa Lý Tự Trọng đến phủ Tây Hồ là tuyến đường kéo dài
khoảng 4,2km trải dài qua nhiều địa điểm mang đậm dấu ấn Hà Nội xưa như chùa
Trấn Quốc, chùa Kim Liên,..
Đây cũng là một trong những tuyến đường ven hồ đẹp góp phần tạo nên giá trị
kiến trúc cảnh quan cho khu vực Hồ Tây. Tuy nhiên song hành với tốc độ đơ thị hóa
của thủ đơ Hà Nội, không gian kiến trúc cảnh quan khu vực ven Hồ Tây có những
bước thay đổi cả về tích cực lẫn tiêu cực. Sự thay đổi này được thể hiện khá rõ tại
tuyến đường nối giữa Vườn hoa Lý Tự Trọng và Phủ Tây Hồ. Hầu hết các đoạn đường



đều đang xuống cấp khá nghiêm trọng, tình trạng rác thải vứt bừa bãi ven đường,cũng
như tình trạng xâm lấn vỉa hè để mua bán hoặc đỗ xe trái phép,..
Để làm rõ thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan , chúng ta sẽ tìm hiểu thực
trạng 6 tuyến đường đã phân tách như trên:
• Đường Thanh Niên: đây là một trong những cung đường độc đáo có một khơng
hai của thủ đô. Đường Thanh Niên dài 1,0 km, là đường ngắn nhất thủ đô và phân
cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Tuyến đường được phủ xanh bằng hàng cây ven
mát 2 bên đường. Trên trục đường còn có chùa Trấn Quốc - ngơi chùa cổ nhất Hà Nội,
được xây dựng từ thời Lý Nam Đế. Đường thanh niên có hệ thống vỉa hè trải rổng hai
bên đường hiện nay đã có nhiều vị trí xuống cấp, bong tróc gạch lát nền chưa được
sửa chữa. Tình trạng bán hàng rong hai bên đường và vứt rác xuống dưới hồ vẫn cịn
làm ơ nhiễm mơi trường.

Đường Thanh Niên ( ảnh hiện trạng )
• Phố Yên Hoa và Phố Yên Phụ: hai con phố nhỏ hẹp này trải dọc ven hồ, có vị
trí địa lý rất lý tưởng. Kiến trúc hai bên đường chủ yếu là nhà cấp 4 độ cao trung bình
là 2 tầng với màu sắc hài hịa chủ yếu là màu vàng và trắng cùng sự ảnh hưởng của
thời gian tạo ra nét hoài cổ, nhưng bên cạch đó nhiều ngơi nhà đã có tình trạng xuống
cấp cần được sửa chữa. 2 tuyến đường cũng là nơi tập chung của các hàng quán ven
đường, lấn chiếm không gian đường đi và cả vỉa hè làm không gian buôn bán hay làm
nơi trông giữ xe cho khách làm cho không gian lưu thông bị hẹp lại.


Phố Yên Hoa

Phố Yên Phụ
• Đường Âu Cơ: hiện nay tuyến đường Âu Cơ đang được mở rộng từ 2 làn sang
4 làn xe. Việc thi công mở rộng gây ảnh hưởng ít nhiều đến giao thơng đi lại do rào
chắn cũng như khói bụi. Hai bên đường là nhà dạng ống chủ yếu hoạt động kinh

doanh. Chiều cao trung bình của nhà dọc theo tuyến đường là 4 tầng.


Đường Âu Cơ


Đường Xuân Diệu: Đường được phân luồng một chiều ô tô đi từ cầu

Thăng Long về nội thành, cùng với đường Âu Cơ trở thành huyết mạch giao thơng
của cửa ngõ phía Tây bắc Thủ đơ. Đường chỉ rộng khoảng 4m, khơng có vỉa hè,
một bên là hồ Tây, một bên là nhà hàng, biệt thự đua chen, nhưng có mật độ người
và phương tiện qua lại rất đông. Hiện nay tuyến đường Xuân Diệu cũng đang
được tiến hành cải tạo và nâng cấp mở rộng long đường lên đến 10,5m

Đường Xuân Diệu
• Quảng An: Tại đây cũng xảy ra tình trạng mua bán ven đường, lấn chiếm
khơng gian vỉa hè. Một bên đường là mặt hồ và hệ thống cây xanh giúp khơng khí
thống mát và trong lành. Tuyến đường này một bên tiếp giáp với hồ
Tây, một bên tiêp giáp với nhà và ngăn cách bởi lề đường. Nhà dọc tuyến phố này chủ


yếu là dành cho sinh sống.
Một số hình ảnh thực trạng khu vực xung ven hồ Tây

Lòng được được ‘’tận
dụng” để trộn vật liệu xây
dựng

Vỉa hè xuống cấp trầm
trọng


Rác thải xây dựng tràn
lan

Chất lượng ghế ngồi quanh
hồ xuống cấp

Mặt nước bị ô nhiễm bởi Chiếm dụng không gian vỉa
rác thải
hè để bán hàng


gạch đá ngổn nagng sau thi
công sửa chữa

Bán hàng, tụ tập ăn
uống ngay trước các di
tích thắng cảnh

1.3. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến biến đổi khơng gian kiến trúc cảnh quan Hồ
Tây
Khu vực này sẽ là một trong những nơi tập trung khu kinh tế đón đầu thu hút đầu
tư cả trong và ngoài nước. Do vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là hình thành
các khu đô thị mới là điều dễ hiểu. Nhưng để lưu giữ được nét đặc trưng của vùng đất
giàu bản sắc trong các khu đơ thị đó lại là điều khơng dễ dàng.
Các khu vực xung quanh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự phát triển, đô thị hóa.
Khi đất canh tác trở thành khu đơ thị, đồng nghĩa người dân sẽ phải rút về canh tác ở
nơi chật hẹp hơn, hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Đất đai ăn theo dịch vụ hạ tầng của
đô thị mới cũng tăng giá theo, do đó việc chia năm xẻ bảy, nhà mọc lên san sát là điều
khó tránh khỏi. Hơn cả là hình ảnh đình chùa, dù được lưu giữ nhưng nay lại lọt thỏm

giữa những cao ốc không hiếm gặp, điều này ít nhiều cũng làm mất đi sự thiêng liêng,
thanh tịnh.
Những dự án lớn được quy hoạch xây dựng trên đất canh tác của dân bản địa. Tuy
nhiên, tất cả các dấu vết về một hình thức canh tác bao đời nay đã bị xóa sạch. Mọi hệ
thống sơng ngịi, kênh rạch bị lấp phủ hồn tồn. Thay vào đó là những khối bê tơng
thơ cứng, hồ nhân tạo với những đặc điểm hình thái chẳng liên quan. Hơn nữa, các đô
thị mới ngày nay được quy hoạch theo cấu trúc mang tính hình học, trong khi văn hóa
truyền thống phương Đơng đề cao tính hữu cơ nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với
mọi đặc trưng văn hóa, ký ức bản địa đều khơng cịn đất để tồn tại trong các khu đô thị
mới.


Như vậy có thể thấy rằng cảnh quan đã thiếu đi sự kế thừa đặc điểm, bản sắc của
Tây Hồ, về mặt kiến trúc cũng vậy. Khu đô thị Tây Hồ Tây theo phong cách Hàn
Quốc,... tất cả đều thiếu vắng yếu tố văn hóa bản địa. Vơ hình chung những khu đô thị
này giống như vật thể tách biệt, khơng có bất cứ điều gì liên quan hay có sự kết nối
các yếu tố địa phương. Thành ra người ta có thể nghĩ rằng những thứ đó có thể dễ
dàng có ở bất cứ đâu. Dễ dàng bê từ nơi này đặt qua nơi khác.
1.4. Đánh giá tổng hợp hiện trạng khu vực
1.4.1. Đánh giá chung
* Điểm mạnh : Khai thác tốt các khía cạnh phát triển du lịch, các loại hình kinh
doanh dịch vụ.
- Có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm năng động, sáng tạo,
khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh
- Cơ sở hạ tầng của thành phố đã được đầu tư đồng bộ góp phần cải thiện chất
lượng, diện mạo đơ thị và tạo dược động lực phát triển đô thị.
* Điểm yếu : do quy hoạch nên khả năng mở rộng các tuyến đường sắt để đảm bảo
khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai bị hạn chế.
- Chất lượng quản lý còn kém, người dân lạm dụng quá loại hình kinh doanh để
sinh lời bất hợp pháp

- Chất lượng mơi trường, ơ nhiễm khơng khí, chất lượng nguồn nước còn đáng lo
ngại
- Chất lượng kiến trúc cảnh quan, bảo tồn giá trị văn hóa càng ngày càng lu mờ
* Cơ hội : Hồ Tây có đủ điều kiện tự nhiên và di sản văn hóa phong phú, có thể
phát triển để tạo ra bản sắc mạnh mẽ cho thành phố.
- Hồ Tây có tiềm năng để tăng cường các khơng gian cây xanh, mặt nước do có
nhiều khơng gian xanh tự nhiên và sông suối đa dạng.
1.4.2. Hiện trạng kiến trúc
Tại phường Quảng An, hàng loạt các cơng trình giáp mặt hồ xây dựng 4 - 6 tầng,
đang được rầm rộ thi cơng hoặc đã hồn thiện. Phố Từ Hoa, công nhân đang hối hả
xây thêm tầng thứ 6. Theo người dân tại đây phản ánh, cơng trình nằm trong ô 20/CC2
theo quy hoạch A6 thuộc phạm vi 50m tính từ mép hồ, khơng được xây dựng cơng
trình q 3 tầng, chiều cao không quá 12m. Thế nhưng không hiểu sao, cơng trình vẫn


xây dựng thoải mái ngày đêm. Hình thức kiến trúc, độ cao, màu sắc không được quản
lý nên tạo ra nhiều tác động không tốt cho kiến trúc, cảnh quan. Bên cạnh đó một vài
tuyết đường nhỏ đã áp dụng các dự án vẽ tranh tường mang lại không gian nhiều màu
sắc tạo ra những tích cự cho người dân xung quanh và du khách nhằm nâng cao chất
lượng không gian công cộng.
Trước đây phương tiện giao thông cá nhân của người dân chủ yếu là xe đạp thì
hiện nay chuyển sang xe máy, ơ tơ. Đây chính là ngun nhân các không gian công
cộng bị đe doạ bởi sự vây kín của các phương tiện như xe máy, ơ tơ. Người dân gặp
nhiều khó khăn khi tiếp cận. Nhiều vườn hoa thậm chí khơng nhận diện được khơng
gian cơng cộng vì bị che khuất, tình trạng thiết kế sơ sài, trang bị thiếu tiện ích và
khơng được bảo trì thường xuyên dẫn đến kiến trúc, cảnh quan xuống cấp nghiêm
trọng.
Nhiều tuyến tuyến đường cũng là nơi tập chung của các hàng quán ven đường, lấn
chiếm không gian đường đi và cả vỉa hè làm không gian buôn bán hay làm nơi trông
giữ xe cho khách làm cho không gian lưu thông bị hẹp lại.

1.4.3. Hiện trạng cảnh quan
Mặt hồ xuất hiện nhiều rác thải, cá chết trôi nổi làm ô nhiễm nguồn nước ngày
càng nặng, nhiều nơi nước trong hồ đã chuyển sang màu màu xanh rêu đậm, bẩn và
đục hơn binh thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường sống của các lồi
sinh vật trong khu vực sông hồ cũng như môi trường sống, cảnh quan xung quanh của
con người. Cây xanh nhiều nơi bị chặt hạ, di chuyển nhường chỗ cho xây dựng cơng
trình giao thơng, nhà ở. Nhiều cây bị người dân xung quanh vẽ bậy , treo biển quảng
cáo, dán tờ rơi làm mất mĩ quan đơ thị , bên cạnh đó các loại cây từ cổ thụ đến cây lâu
năm, cây theo mùa cũng chưa thực sự được lựa chọn phù hợp và chăm sóc tốt.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Cơ sở lý luận về Tổ chức và Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị
2.1.1. Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị
Khái niệm tổ chức không gian Kiến trúc cảnh quan (KTCQ) :
Xoay quanh ba vấn đề: Tạo dựng không gian chức năng; tạo dựng và cải thiện
không gian môi trường; tạo dựng không gian thẩm mỹ nhằm tạo nên bản sắc văn hóa


riêng tại địa phương. Trong đó, mối quan hệ của các thành phần tạo cảnh quan có ý
nghĩa quyết định về chất.
+ Không gian đô thị : Không gian độ thị, từ góc độ cấu tạo, được cấu thanh bởi
binh diện nền, binh diện thẳng đứng và binh diện trên cao, chúng cũng quyết định tỷ
lệ và hình dáng của không gian.
+ Kiến trúc cảnh quan : là một lĩnh vực chuyên môn khoa học tổng hợp ứng dụng
các nguyên lý về khoa học và nghệ thuật, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành
khác nhau (Quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cơng trình,
điêu khắc, hội họa…) nhằm giải quyết những vấn để tổ chức mơi trường nghỉ ngơi –
giải trí, thiết lập và cải tạo môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc
nhằm mang lại mối quan hệ tổng hòa giữa Thiên nhiên – Con người – Kiến trúc.
- Ths.KTS Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng: “Kiến trúc cảnh quan được định
nghĩa là một ngành nghệ thuật tạo hình mà đối tượng nghiên cứu của nó là những

khơng gian từ cực tiểu đến cực đại. Thông qua Kiến trúc cảnh quan con người xây
dựng nên mối liên hệ giữa mình với mơi trường xung quanh, giữa mơi trường nhân tạo
với môi trường tự nhiên. Sản phẩm của KTCQ gần như có thể cảm nhận được bằng cả
5 giác quan. Có thể nói Kiến trúc cảnh quan là một lọai hình nghệ thuật tạo hình, ảnh
hưởng sâu đậm và trực tiếp của tính chất văn hóa - xã hội của địa phương và thời đại,
thể hiện góc nhìn riêng biệt của từng dân tộc về không gian bao cảnh xung quanh.
Ngồi ra Kiến trúc cảnh quan cịn tạo ra sự ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường sống
và có khả năng tích cực trong việc tăng thêm các giá trị thẩm mỹ của khơng gian,
thơng qua đó tạo nên những giá trị kinh tế cho khu vực.
- PTS.KTS Hàn Tất Ngạn cũng mô tả: “Kiến trúc cảnh quan là một môn khoa học
tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch
không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cơng trình, điêu khắc, hội họa,…
nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức mơi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải
thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc”. Các thành phần của
KTCQ: với thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo.
* Các yêu cầu của không gian KTCQ :
* Quy luật tổ chức không gian :
• Cơ sở bố cục cảnh quan:


• Tạo hình khơng gian:
• Các quy luật bố cục cơ bản như: quy luật về đường trục bố cục, quy luật bố cục
đối xứng, quy luật bố cục không đối xứng, quy luật tỷ lệ không gian, quy luật về sự
đồng nhất và sự tương tự, quy luật về sự tương phản, quy luật sáng tối và quy luật về
màu sắc.
2.1.2. Kiến trúc cảnh quan đô thị
Quản lý kiến trúc cảnh quan : là cơng việc phức tạp, địi hỏi sự thỏa thuận và cân
bằng lợi ích giữa các bên liên quan ( từ các cơ quan quản lý, chủ đầu tư cho đến người
dân, các nhà chuyên môn, các nhà hoạt động xã hội và môi trường…)
Kiến trúc Cảnh quan (Landscape Architecture) là thiết kế và quy hoạch môi

trường hoặc đô thị. Cảnh quan là nghệ thuật thiết kế, là việc lập kế hoạch phát triển
quản lý, bảo tồn, phục chế cảnh quan khu vực và địa điểm xây dựng. Được chia làm 2
loại cơ bản đó là:
● Cảnh quan tự nhiên: Là các quang cảnh thiên nhiên như cây xanh, sinh vật
cảnh vật, địa hình hồn tồn khơng có sự tác động của con người.
● Cảnh quan nhân tạo: Là cảnh quan được hình thành do hệ quả của quá trình cả
tạo thay đổi của con người làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên.
Về cảnh quan vùng văn hóa sẽ bao gồm:
● Cảnh quan điểm dân cư
● Cảnh quan nghỉ ngơi – giải trí
● Cảnh quan vùng công nghiệp
● Cảnh quan bảo tồn các khu vườn quốc gia, nơi bảo tồn các quần thể thiên nhiên
có giá trị
● Cảnh quan đô thị là môi trường nhân tạo thiết kế phức tạp nhất và quan trọng
của cảnh quan văn hóa.


2.2. Cơ sở pháp lý

Sơ đồ hệ thống cơ sở và công cụ quản lý kiến trúc, cảnh quan.
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ;
- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến
quy hoạch;
- Luật di sản văn hoá số 10/VBHN-VPQH;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.


- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: gồm

các quy định QLXD theo quy hoạch, quản lý chất lượng xây dựng, xác định vai trò
của các tổ chức liên quan trong hoạt động đầu tư xây dựng. Luật này đồng thời nâng
cao vai trò của quy hoạch trong công tác QLĐT, xác định rõ trách nhiệm quản lý của
các cấp chính quyền và cụ thể hoá các ban quản lý dự án chuyên nghiệp.
- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam: quy định về QHĐT gồm lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh QHĐT; tổ
chức thực hiện QHĐT và QLĐT theo QHĐT đã được phê duyệt. Trong luật này, quy
định nội dung quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị tại điều 58, 59, 60.
- Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: cụ thể
hố các cơ chế đặc thù cho Thủ đơ, tạo khung chính sách để phát triển. Theo đó, cần
62 bảo tồn, tơn tạo, phát huy các hình thái kiến trúc có giá trị văn hố, lịch sử, tạo lập
khơng gian xanh của Thủ đô. Việc cải tạo, chỉnh trang các đường giao thông quan
trọng trong nội thành phải được thực hiện đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang cơng
trình hai bên đường, bảo đảm giữ gìn kiến trúc, cảnh quan đặc trưng của đô thị.
- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý khơng
gian xây dựng ngầm đô thị.
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư
phát triển đơ thị.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/4/2010 về cơ chế
quản lý đối với lĩnh vực lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý QHĐT bao gồm: Quy
định về lập, thẩm định, phê duyệt QHĐT; Quản lý xây dựng theo quy hoạch; Điều
kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia lập QHĐT.
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/4/2010 về quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị: quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan. Nêu rõ các nguyên tắc chính quản lý khơng
gian, kiến trúc, cảnh quan đơ thị, nội dung quản lý, trách nhiệm các bên liên quan như
cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu, chủ đầu tư, cộng đồng dân cư.
- QCXDVN 01/2008/BXD: quy định 7m2 diện tích đất cây xanh sử dụng cơng
cộng ngoài đơn vị ở theo đầu người tại Điều 2.6.3.



×