LỜIMỞĐẦU
Kinh tế thị trường đòi hỏi sự gắn bó mật thiết gữa sản xuất và tiêu thụ,
chính vì vậy thị trường là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn mà các doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh
ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển
được thì một mặt phải củng cố thị trường đã có, mặt khác phải tìm kiếm và
phát triển thị trường mới. Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã
nỗ lực cố gắng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, thông qua chính sách kinh
tế mở cửa nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trởng kinh tế, góp phần làm
giảm tỉ lệ lạm phát, nâng cao đời sống nhân dân. Trong một vài năm trở lại
đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đãđạt được ở mức khá cao so với
khu vực và thế giới. Đạt được kết quảđó, có một phần đóng góp của các tổ
chức đơn vị kinh doanh thương mại quốc tế (kinh doanh xuất nhập khẩu) góp
phần đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Ngày nay khi xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoáđang diễn ra nhanh
chóng, thì việc các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu làđiều
tất yếu. Hoạt động xuất nhập khẩu giúp chúng ta trao đổi lợi thế so sánh của
nước mình với các nước trên thế giới, tiếp nhận những khoa học kỹ thuật mới
trên thế giới, mặt khác việc các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập
khẩu cũng góp phần vào việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua
thuế xuất nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này nên em chọn đề tài “Nội
dung của thuế xuất nhập khẩu. Trình bày một doanh nghiệp mà sinh viên
biết phải đóng thuế xuất nhập khẩu”
I. NỘIDUNGCỦATHUẾXUẤTNHẬPKHẨU
1. Khái niệm
Thuế xuất nhập khẩu (còn gọi là thuế quan): là loại thuế gian thu đánh
vào hàng hoá xuất nhập khẩu của một nước.
2. Nội dung
Chính sách thuế quan có thể nhằm vào mục đích tài chính hay mục
đích bảo họ sản xuất trong nước. Tương ứng, thuế quan gồm có:
- Thuế quan tài chính – là loại thuế có mục tiêu trực tiếp nhằm tăng thu
nhập cho ngân sách quốc gia.
-Thuế quan bảo hộ – là thuế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong
nước thông qua việc đánh thuếđể giảm bớt sức cạnh tranh của hàng hoá nhập
khẩu.
Thường các nước duy trì thuế quan bảo hộở mức hợp lý, dao động trong
khoảng 20-65% và thời gian bảo hộ từ 2 –5 năm, nhưng với điều kiện các
ngành được bảo hộ phải bảo đảm rằng giá cả của họ tiến dần tới mức quốc tế.
Thuế xuất khẩu và nhập khẩu đều tác động tới giá cả hàng hoá có liên
quan. Nhưng thuế xuất khẩu lại khác thuế nhập khẩu ở chỗ: một là, nóáp
dụng cho hàng xuất khẩu chứ không phải hàng nhập khẩu. Hai là nó làm giá
cả quốc tế của hàng hoá bịđánh thuế vượt giá cả trong nước, dẫn đến bất lợi
cho khả năng sản xuất. Mức thuế xuất khẩu cao và duy trì lâu sẽ có lợi cho
đối thủ cạnh tranh, vì vậy, các nước phát triển hầu như không cóđánh thuế
xuất khẩu. Riêng ở Việt Nam, thuế xuất khẩu chỉáp dụng đối với một số mựat
hàng nhằm bổ sung nguồn thu ngân sách và nhằm hạn chế xuất khẩu những
thứ không khuyến khích.
Luật thế xuất nhập khẩu mới của Việt Nam (thay chó Luật thuế xuất
nhập khẩu cũ) bao gồm 3 loại thuế suất gồm:
- Thuế suất thông thường áp dụng cho các nước không có MFN đối
với Việt Nam;
2
- Thuế suất ưu đãi áp dụng với các nước có MFN cho Việt Nam
- Thuế suất đặc biệt ưu đãi cho các nước mà Việt Nam tham gia
khối thương mại.
Ngoài ra, gần đây Nhà nước còn ban hành 3 mức thuế bổ sung để tự vệ,
gồm:
- Thuế chống bán phá giá
- Thuế chống trợ giá - là những loại thuếáp dụng đối với một công
ty, một quốc gia bán hàng vào Việt Nam gây ảnh hưởng đến
ngành sản xuất tương tự của Việt Nam
- Thuếđối kháng – là loại thuế chống phân biệt đối xử trong thương
mại, các nước sử dụng chính sách phân biệt với Việt Nam thì Việt
Nam cũng sẽáp dụng lại.
Để khuyến khích xuất khẩu, Bộ Tài chính cùng các Bộ liên quan đã xác
định thuế xuất khẩu cho hầu hết các mặt hàng đều có thuế suất là 0%.
II. CÔNGTY CENTRIMEX – CHINHÁNHHÀNỘI
1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty CENTRIMEX -
Chi nhánh Hà Nội
Ngày 04/1/1988, để giải quyết chính sách đối với các bộ công nhân
viên dôi dư qua sặp xếp lại bộ máy và lao động của cơ quan Bộ, Bộ vật tư ra
quyết định 03/VT-QĐ thành lập xí nghiệp dịch vụ trực thuộc văn phòng Bộ
vật tư. Xí nghiệp dịch vụđược hoạt động theo phương thức thanh toán, được
mở tài khoản chuyên thu chuyên chi. Khi thành lập xí nghiệp dịch vụ này chủ
yếu kinh doanh các loại vật tư theo kế hoạch của Bộ vật tư giao.
Do nhu cầu kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp ngày
24/03/1988 Bộ vật tư ra quyết định 073/VT-CB sửa đổi bổ sung quyết định
03/VT-QĐ chuyển xí nghiệp thành đơn vị hạch toán kinh tếđộc lập.
3
Nhờ có sự cố gắng nỗ lực để củng cố và phát triển, qua một năm hoạt
động theo cơ chế thị trường, xí nghiệp không những củng cốđược quá trình
phát triển, vị trí tồn tại, xí nghiệp đã vượt ra khỏi lĩnh vực dịch vụđã tổ chức
sản xuất hàng trong nước và xuất khẩu, mở rộng địa bàn khắp cả nước và ra
cả nước ngoạ. Vì vậy ngày 10/1/1990, Bộ vật tư ra quyết định số 10/VT-
QĐđổi tên xí nghiệp dịch vụ thành xí nghiệp dịch vụ và sản xuất vật tư.
Từ chỗ mới thành lập chỉđược cấp 4,2 triệu đồng tiền vốn, sau 2 năm
hoạt động xí nghiệp đã nâng tổng số vốn lên tới 535 triệu đồng và doanh số
1,33 tỉ. Với quy mô phát triển như vậy và khả năng phát triển ngày càng cao,
ngày 16/3/1990 Bộ trưởng Bộ vật tư ra quyết định số 72/VT-QĐ chuyển xí
nghiệp trực thuộc văn phòng Bộ thành xí nghiệp trực thuộc Bộ vật tư.
Qua 3 năm hoạt động, quy mô xí nghiệp không ngừng mở rộng và phát
triển, văn phòng xí nghiệp phải mở rộng phạm vi và quy mô mới đáp ứng
được nhu cầu quản lý các đơn vị trục thuộc.
Trước tình hình đó, ngày 22/4/1991, Bộ trưởng Bộ thương nghiệp ra
quyết định số 412/TN/TCCB chuyển đổi xí nghiệp thành công ty kinh doanh
và sản xuất vật tư hàng hoá, trực thuộc Bộ Thương nghiệp ( nay là Bộ
Thương Mại), tên giao dịch quốc tế là Material Trading Company
(MATECO), đặt trụ sở chính tại 399 Minh Khai.
Trong điều kiện thương nghiệp nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế
thị trường có sự quản lý cuả Nhà Nước, thương nghiệp Quốc doanh phần lớn
rơi vào lúng túng bịđộng, nhằm giúp cho công ty có thể chủđộng giải quyết
được mọi vấn đề, ngày 17/6/1998 Bộ Thương Mại ra quyết định 233/CT-QĐ
cho phép Công ty CENTRIMEX - Chi nhánh Hà Nội được áp dụng hình thức
khoán trong kinh doanh.
Hiện nay, công ty có 6 phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc và
4 đơn vị trực thuộc cùng một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là:
4
-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I.
-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II.
-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu III.
-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu IV.
-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu V.
-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu VI.
-Trạm dịch vụ sản xuất vật tư và nhà khách 12 - Quán Chính - Gia
Lâm.
-Trạm dịch vụ sản xuất vật tư và nhà khách 399 – Minh Khai.
-Cửa hàng kinh doanh kim khí số 1 – Gia Lâm.
-Cửa hàng kinh doanh săm lộp 399 – Minh Khai.
-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 16 – Nguyến Huệ – Quận 1.
Công ty CENTRIMEX - Chi nhánh Hà Nội có chức năng là thông qua
hoạt động kinh doanh sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu để tạo thêm quỹ
vật tư, nguyên liệu, hàng hoá góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh dịch
vụ tăng nguồn thu nhập cho đất nước.
Theo quyết định của Bộ Thương Mại, Công ty CENTRIMEX - Chi
nhánh Hà Nội có phạm vi hoạt động và nhiệm vụ như sau:
* Phạm vi hoạt động của công ty.
-Tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ các loại vật tư hàng hoá trên thị
trường.
-Thực hiện đại lý bán buôn, bán lẻ và giới thiệu các loại vật tư hàng
hoá cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nghành.
-Sản xuất, gia công vật tư hàng hoá, vật liệu xây dựng, bao bì các loại
đểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
5