Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để nghiên cứu biến động lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.17 KB, 9 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU

Nông nghiệp – ngành nghề lâu đời ở Việt Nam. Văn minh của người Việt chính
là văn minh lúa nước. Là một nước nhiệt đới gió mùa, nhiều sông suối phù hợp với
sinh trưởng của cây lúa nước, vì vậy lúa gạo có thể nói là thế mạnh của Việt Nam.
Và cho đến nay, tuy nước ta đã và đang chuyển sang hướng phát triển công nghiệp
và dịch vụ nhưng vẫn không thể phủ nhận được vai trò của nông nghiệp, đặc biệt là
trồng lúa nước. Nhờ sự hỗ trợ của công nghiệp và dịch vụ mà giá trị sản xuất và
tiêu thụ của nông nghiệp ngày càng tăng. Hiện tại đang là nước đứng thứ 2 trên thế
giới (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo và có mặt trên nhiều thị trường gạo trên thế
giới như: châu Á, châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông và Châu Âu. Đặc biệt, từ khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường và gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều điều kiện
để khai thác thế mạnh này của mình.Tuy nhiên, gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn
chưa được đánh giá cao trên thị trường thế giới, đặc biệt là về chất lượng. Vậy thực
trạng của xuất khẩu gạo Việt Nam như thế nào? Xu hướng phát triển của ngành
xuất khẩu gạo của Việt Nam ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi đó, em chọn đề
tài: “Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để nghiên cứu biến động
lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009”.
Nội dung đề án bao gồm:
- Một số vấn đề cơ bản về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
- Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian nghiên cứu biến động xuất
khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009
Đề án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS.Trần Thị Nga cùng
các thầy cô khoa Thống kê. Mặc dù đã cố gắng nhưng do thiếu kinh nghiệm nên bài
làm không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và
chỉ bảo của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trịnh Mai Phương – TKKD 49
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2000 - 2009
1.1. Nông nghiệp Việt Nam những năm gần đây
Năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị xác định vị trí của kinh tế hộ trong
sản xuất nông nghiệp. Chính sách đúng đã đem lại hiệu quả to lớn, làm cho nông
nghiệp phát triển một cách toàn diện. Các năm gần đây, sản lượng nông nghiệp
tăng 4,3%/năm, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh nhờ việc
đầu tư phát triển thuỷ lợi. Các tiến bộ kỹ thuật do việc nghiên cứu khoa học mang
lại.
Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 4 tỷ USD, Việt Nam được
đánh giá là nhà xuất khẩu hàng đầu về gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu…Gạo xuất khẩu
đạt 3,9 triệu tấn với kim ngạch 900 triệu USD, tăng gần 23% so với năm 2003;
Xuất khẩu hạt điều đạt 100.000 tấn, với kim ngạch 400 triệu USD (mở rộng thị
trường sang Mỹ, Trung Quốc, Đông và Bắc Âu). Ngành chế biến gỗ xuất khẩu tăng
mạnh nhất trong năm, đạt trên 1 tỷ đồng (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của
ngành nông nghiệp); Cà phê xuất khẩu đạt 900.000 tấn, tăng gần 40%, với kim
ngạch tăng gần 30%; Xuất khẩu chè đạt 900.000 tấn, với kim ngạch gần 90 triệu
USD, (mức cao nhất từ trước tới nay); Xuất khẩu hồ tiêu đạt hơn 98.000 tấn, trị giá
133,7 triệu USD…
Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế: Các sản phẩm nông nghiệp còn kém về
chất lượng làm cho hàng hóa khó đi vào thị trường của các nước phát triển. Việc
chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, sự đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển chế
biến nông sản…tốc độ chậm. Lao động nông nghiệp tăng ở nông thôn dẫn đến tình
trạng thiếu việc làm, cản trở việc tăng năng suất lao động…
Có nhiều dự án hỗ trợ khẩn cấp nhằm giúp nông dân Việt Nam khắc phục hậu
quả do thiên tai, bệnh dịch như dự án viện trợ khẩn cấp chống dịch cúm gia cầm
quốc gia với khoản viện trợ không hoàn lại là 1,3 triệu USD của Cộng đồng châu
Âu hay dự án viện trợ khẩn cấp lúa giống và phân bón cho nông dân Tây Nguyên

Trịnh Mai Phương – TKKD 49
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khắc phục thiệt hại do hạn hán với khoản viện trợ không hoàn lại của Tổ chức
Nông-Lương LHQ (FAO) trị giá 400.000 USD…
Năm 2004, Ngành NN&PTNT đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, triển khai thực hiện có kết quả phương án đàm phán Phiên 8 đa phương và phiên
nhiều bên về vệ sinh kiểm dịch động thực vật của WTO liên quan đến nông nghiệp,
tham gia thúc đẩy thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ…
Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, các chuyên gia hy vọng Việt
Nam sẽ đạt được mục tiêu gia nhập WTO như dự định, tạo thêm cơ hội để ngành
nông lâm nghiệp thực hiện mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản khoảng
7tỷ USD vào năm 2010, góp phần thực hiện chiến lược hướng mạnh ra xuất khẩu
của ngành nông nghiệp trong những năm tới.
1.2. Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam
Theo Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, sau 21 năm (từ năm 1989 đến nay) Việt
Nam đã xuất khẩu tổng cộng trên 69,8 triệu tấn gạo, trị giá hơn 18,5 tỷ USD và
chiếm được thị phần ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa gạo như châu Á, châu
Phi, châu Mỹ, Trung Đông và Châu Âu, trở thành nước có sản lượng xuất khẩu gạo
lớn thứ 2 trên thế giới.
Đặc biệt, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2009 lại là năm xuất
khẩu gạo đạt cao nhất từ trước đến nay với sản lượng dự kiến 6 đến 6,2 triệu tấn.
Dự báo, năm 2010 là năm đầy biến động và thử thách với các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo Việt Nam. Đây là những thành quả đáng mừng mà Việt Nam đã đạt được.
Theo nhận xét của hiệp hội, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam đã từng bước
ổn định, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã từng bước trưởng thành, tuy nhiên họat
động xuất khẩu vẫn còn những yếu kém, bất cập cần được khắc phục trong thời
gian tới:
Trước tiên đó là vấn đề chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo của Việt
Nam tuy rằng đã và đang được nâng cao về chất lượng so với giai đoạn trước

nhưng vẫn chưa đạt chuẩn của một số thị trường cao cấp, đặc biệt là về chế biến,
bảo quản, mẫu mã, thương hiệu...Có thể nói, gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ chú
trọng đến số lượng mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến chất lượng. Vì vậy, vấn
đề hiện nay đó là cần xây dựng bản sắc chiến lược sáng tạo thương hiệu gạo Việt,
trong đó phải đầu tư lớn từ thiết kế, bao bì, bán hàng, phân phối… thương hiệu
Trịnh Mai Phương – TKKD 49
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
không đơn thuần chỉ là gắn logo lên sản phẩm mà còn đòi hỏi tạo cảm giác trân
trọng đối với khách hàng, cách thức thể hiện phải nhất quán…
Ngoài ra, hiện nay, nước ta có đến trên 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
gạo nhưng rất nhiều doanh nghiệp không có kho dự trữ, cơ sở chế biến, không kinh
doanh chuyên sâu về ngành lương thực, chỉ tham gia khi thị trừơng xuất khẩu thuận
lợi. Điều này dẫn tới tình trạng đến mùa thu hoạch nông dân muốn bán phải chờ
doanh nghiệp ký được hợp đồng xuất khẩu mới bán được.
1.2.1. Tình hình cung cấp và khả năng cạnh tranh
Việt Nam là nước trồng lúa có sức cạnh tranh và có hiệu quả trên thị trường thế
giới. Như đã nói ở trên, Việt Nam là nước có năng suất lúa gạo cao so với thế giới,
trong khi chất lượng gạo của Việt Nam thấp hơn hẳn so với Mỹ và Thái Lan. Ðiều
này được phản ánh ở giá gạo thấp hơn. Những năm gần đây, khoảng cách với giá
gạo Thái Lan được thu hẹp lại cho thấy những tiến bộ về mặt chất lượng của gạo
Việt Nam. Trước cuộc khủng hoảng châu Á, Việt Nam được coi là một trong
những nước có chi phí sản xuất thấp nhất trên thế giới do giá nhân công rẻ. Chi phí
sản xuất ra một tấn gạo chỉ bằng hơn một nửa so với chi phí sản xuất của Thái Lan.
Tuy nhiên, lợi thế chi phí này đã giảm đi do sự mất giá đồng tiền của hầu hết các
đồng tiền của các nước châu Á.
Ðã nhiều lần, Việt Nam vượt qua mức xuất khẩu mà các tổ chức quốc tế dự báo.
Chẳng hạn năm 1993, Ngân hàng Thế giới dự báo rằng năm 2000, nhiều nhất Việt
Nam cũng chỉ xuất khẩu được 1 triệu tấn gạo. Gần đây hơn, tổ chức IRRI và USDA
đều dự đoán rằng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam tối đa là 2 triệu tấn. Trong

khi đó, những dự đoán hiện nay cho thấy khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam có
thể đạt 5 triệu tấn.
1.2.2. Nhu cầu thế giới
Năm 1999, nhu cầu về gạo của thị trường thế giới là 26 triệu tấn, con số này gấp
đôi so với đầu thập niên 90. Tuy nhiên, giao dịch thương mại năm 1999 thấp hơn
con số 29 triệu tấn của năm 1998. Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo giảm từ mức cao
nhất là 9,5 tỉ USD năm 1998 xuống 7,9 tỉ USD vào năm 1999. Năm 1999, Việt
Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan, chiếm 18% thị
trường thế giới về khối lượng và 13% về kim ngạch.
Trịnh Mai Phương – TKKD 49
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.3. Tiềm năng xuất khẩu
Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam không đề cập đến sự phát triển của xuất
khẩu gạo Việt Nam trong những năm 2000, tuy nhiên đưa ra con số dự tính là xuất
khẩu gạo hàng năm của Việt Nam sẽ đạt 4,5 triệu tấn.
Trong khi chất lượng gạo Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, thì giá gạo
trong thập kỷ tới được dự báo là sẽ giảm, điều này có nghĩa là kim ngạch xuất khẩu
về cơ bản là ổn định và đạt khoảng 1 tỉ USD/năm.
Trước thực tế hiện nay Việt Nam cơ bản đã đạt được mức an toàn thực phẩm thì
Chính phủ Việt Nam cũng bớt lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm mà tập trung
vào mặt hàng gạo. Việc giảm giá gạo xuất khẩu năm 1998 đã khiến những người
trồng lúa chỉ còn được hưởng lợi nhuận cận biên và vì vậy người nông dân cố gắng
chuyển sang các cây trồng khác. Hiện nay, chính sách đa dạng hóa đất nông nghiệp
gắn liền với tính kinh tế được quan tâm nhiều hơn vấn đề an toàn thực phẩm đã trở
thành một nguyên tắc chủ đạo.
Theo tài liệu này tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu dựa trên các tiêu
chí sau:
• Vị trí trên thế giới: Nước xuất khẩu đứng thứ hai thế giới chiếm 17% thị phần.
• Tăng trưởng xuất khẩu: Giai đoạn 1995 - 2000, tăng chậm (20%).

• Tăng trưởng trên thị trường thế giới: chậm, tăng 2% về số lượng và giá thực tế
giảm.
• Cung và khả năng cạnh tranh: Hạn chế phát triển do nhu cầu trong nước giảm, sức
ép và khả năng thu lợi nhuận.
• Ưu tiên quốc gia cho xuất khẩu: An toàn thực phẩm là mục tiêu chính trị chủ yếu,
cần đẩy mạnh tính đa dạng hóa: để đạt mục tiêu tăng trưởng 67% giai đoạn 2000 -
2010.
• Giá trị kinh tế xã hội: Có giá trị tích cực góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc
làm, vấn đề giới tính và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Từ những kết quả đánh giá trên, nghiên cứu này đã đưa ra kết luânå: Việt Nam
có khả năng vững vàng để xuất khẩu và gạo là mặt hàng quan trọng có đóng góp
lớn trong kim ngạch xuất khẩu góp phần giải quyết vấn đề tiền lương và việc làm ở
nông thôn. Khả năng gia tăng xuất khẩu còn hạn chế do những hạn chế về nguồn
Trịnh Mai Phương – TKKD 49
5

×