Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO CÁO PHỤC VỤ KHẢO SÁT CỦA THÀNH UỶ HẢI PHÒNG VỀ TỔNG KẾT 30 NĂM ĐỔI MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.82 KB, 15 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
Số: /BC-VHS Hải Phòng, ngày 25 tháng 02 năm 2014
BÁO CÁO PHỤC VỤ KHẢO SÁT CỦA THÀNH UỶ HẢI PHÒNG
VỀ TỔNG KẾT 30 NĂM ĐỔI MỚI
Thực hiện công văn số 1128-CV/TU ngày 21/02/2014 của Thành ủy Hải Phòng về
việc khảo sát tổng kết 30 năm đổi mới theo kế hoạch số 68-KH/TU ngày 18-12-2013 của
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tổng kết “Phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” qua 30 năm đổi mới. Viện Nghiên cứu Hải sản báo cáo với những
nội dung như sau:
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập vào năm 1961 với tên ban đầu Trạm Nghiên cứu Cá biển thuộc Vụ
Ngư nghiệp, Bộ Nông Lâm. Năm 1975, Chính phủ quyết định Trạm trở thành Viện Nghiên
cứu Hải sản thuộc Tổng cục Thuỷ sản; trực thuộc Bộ Hải sản từ 1976-1979, Bộ Thủy sản từ
1980-tháng7/2007; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ tháng 8/2007 đến nay.
Từ khi thành lập đến nay Viện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, các
nghiên cứu phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, sản xuất của ngành; Viện không ngừng
phát triển về mọi mặt; từ chỉ có 3-4 đơn vị trực thuộc đến nay Viện đã có 12 đơn vị; trong
đó 03 đơn vị nghiệp vụ, 09 đơn vị nghiên cứu (05 phòng, 03 trung tâm và 01 phân Viện
NCHS phía Nam) từ Bắc đến Nam. Viện có trụ sở chính tại Hải Phòng, 01 Phân viện NCHS
phía nam tại Vũng Tàu, 01 Trung tâm nghiên cứu tại Cát bà, 01 cơ sở thực nghiệm tại Hải
Thành, quận Dương kinh, 01 Trung tâm nghiên cứu sản xuất nuôi biển tại Bạch Long Vĩ.
Tập thể và cá nhân Viện NCHS đã nhận được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải
thưởng cấp nhà nước, Huân chương hạng Nhất, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Các
Bộ, thành phố Hải Phòng và các tỉnh khác; hàng chục cán bộ của Viện đã trở thành cán bộ
nòng cốt cho Bộ Thủy sản (trước đây), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hiện nay)
và Tổng cục Thủy sản; Đảng bộ Viện Nghiên cứu Hải sản đạt trong sạch vững mạnh liên
tục trong 22 năm qua.
2. Chức năng, nhiệm vụ


2.1 Chức năng
Viện Nghiên cứu Hải sản là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn; phạm vi hoạt động trên toàn vùng biển Việt Nam.
Thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học và công nghệ nghề cá biển (công nghệ khai
thác, CN Sau thu hoạch, CN Sinh học biển, CN nuôi biển); điều tra nguồn lợi hải sản, môi
trường biển và đa dạng sinh học biển; chuyển giao công nghệ; đào tạo sau đại học; tư vấn về
chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nghề cá biển phục vụ yêu cầu quản lý nhà
nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2.2. Nhiệm vụ chính (Phụ lục 1 kèm theo)
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN TRONG 10 NĂM QUA
2.1 Đội ngũ cán bộ
2.1.1. Hiện tại
- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và lao động là 138 người (biên chế là 108; hơp
đồng 30) làm việc tại 12 đơn vị trực thuộc. Bao gồm 01 PGS.TS, 06 tiến sỹ, 53 thạc sỹ, 68
đại học, 11 trung cấp và nhân viên. Số lượng cán bộ dưới 40 tuổi chiếm 90%. Số lượng
Đảng viên là 47 (chiếm 34%).
- Về đội ngũ cán bộ quản lý: Lãnh đạo Viện có 04 đồng chí (01 Viện trưởng, 03 Phó Viện
trưởng. Có 24 cán bộ quản lý 12 đơn vị trực thuộc Viện (phòng, trung tâm, phân viện).
- Công tác quy hoạch cán bộ: Quy hoạch lãnh đạo Viện giai đoạn 2011-2015 có 04 đồng
chí, trong đó QH Viện trưởng 02 đ/c, QH Phó Viện trưởng 02 đ/c (không tính đương chức).
Quy hoạch lãnh đạo Viện giai đoạn 2016-2021 có 12 đồng chí, trong đó QH Viện trưởng 03
đ/c, QH Phó Viện trưởng 09 đ/c. Quy hoạch lãnh đạo 12 đơn vị trực thuộc Viện giai đoạn
2011-2015 có 34 đồng chí, trong đó QH cấp trưởng 13 đ/c, QH cấp phó 18 đ/c; Quy hoạch
lãnh đạo 12 đơn vị trực thuộc Viện giai đoạn 2016-2021 có 35 đồng chí, trong đó QH cấp
trưởng 17 đ/c, QH cấp phó 25 đ/c.
Do làm tốt về công tác cán bộ, nên khi các đ/c lãnh đạo nghỉ hưu/hoặc chuyên công
tác đã có các đ/c khác thay thế bằng nguồn nhân sự tại chỗ.
Như vậy, nhìn tổng thể, giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2015-2020 nguồn cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp về cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển Viện.
2.1.2 Thành tựu trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

a. Đào tạo và cung cấp nguồn cán bộ cho cơ quan cấp trên
Trong 10 năm có hơn 20 cán bộ của Viện đã được Bộ Thủy sản, Bộ NN&PTNT điều
động lên công tác tại Bộ, Tổng cục Thủy sản; trong số này rất nhiều người đảm đương các
trọng trách quan trọng trong cơ cấu lãnh đạo Bộ, Cục, Vụ.
b. Đào tạo sau đại học tại Viện cho cán bộ của TP Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc
Viện NCHS là đơn vị duy nhất của Bộ NN&PTNT được Bộ Giáo dục Đào tạo cho
phép đào tạo Tiến sỹ cho ngành Thủy sản. Trong thời gian qua Viện đã đào tạo 16 Tiến sỹ;
hiện nay đang có 12 nghiên cứu sinh. Từ năm 2005,Viện đã phối hợp với Trường Đại học
Nha Trang đào tạo 56 thạc sỹ thủy sản (ngành khai thác, sau thu hoạch, nuôi trồng ) cho
Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc; hiện nay có 22 học viên cao học đang học tại Viện.
Riêng Thành phố Hải Phòng đã có 12 người tốt nghiệp thạc sỹ và đang đảm đương
các chức vụ tại Sở NN&PTNT Hải Phòng và các đơn vị trực thuộc Sở (Chi cục Khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi, Trung tâm Khuyến nông…).
c. Đào tạo sau đại học tại nước ngoài: Viện đã cử cán bộ sang các nước tiên tiến, có nghề
cá phát triển như Đan mạch, Bỉ, Newzeland, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… để học tập,
nâng cao trình độ: đã có 12 người tốt nghiệp tiến sỹ, thạc sỹ. Hiện nay đang có 04 người
làm nghiên cứu sinh và cao học. Trong giai đoạn tới, Viện dự kiến cử 15-20 người đào tạo
tại nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Viện.
d. Đào tạo sau đại học trong nước: Viện đã cử nhiều nhiều người làm NCS, học cao học
tại các Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Nha Trang
Hạn chế: Hiện tại, đội ngũ Tiến sỹ còn thiếu về số lượng và sẽ được khắc phục từng
bước từ năm 2015.
2.2 Thành tựu Khoa học công nghệ
2.2.1 Thành tựu chung
- Nguồn lợi Hải sản: Từ năm 2000 đến nay, công tác điều tra nguồn lợi đã được chú trọng
cả về chất và về lượng, gắn liền với sự phát triển ngành thủy sản. Các nghiên cứu tập trung
vào các mục tiêu: (1) đánh giá trữ lượng nguồn lợi, đặc biệt là ở vùng biển xa bờ phục vụ
công tác quản lý; (2) nghiên cứu dự báo ngư trường khai thác phục vụ sản xuất; và (3)
nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn và phát triển nguồn lợi. Các nghiên cứu đã bao
phủ hầu hết các nhóm đối tượng nguồn lợi hải sản và các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế

2
của Việt Nam, đồng thời gắn kết đồng bộ giữa các lĩnh vực nguồn lợi – môi trường, nguồn
lợi – nghề cá.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2013, Viện đã thực hiện điều tra tổng thể hiện trạng
nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý và phát triển bền
vững nguồn lợi.
- Dự báo ngư trường khai thác hải sản: Xây dựng các bản dự báo ngư trường khai thác
cho nghề khai thác cá ngừ đại dương (nghề câu, nghề rê, vây và chụp mực ở vùng biển Việt
Nam. Các bản dự báo được phát hành tại website của Viện Nghiên cứu Hải sản
(), Tổng Cục thủy sản () và phát trên đài
Truyền thông duyên hải với tần suất 3 lần/ ngày vào lúc 7h05, 12h05, 19h05. Xây dựng dự
báo các trường hải dương học quy mô 7 – 10 ngày ở vùng biển xa bờ miền Trung và giữa
Biển Đông.
- Bảo tồn đa dạng sinh học biển: Tham gia xây dựng, tư vấn thành lập 19 khu bảo tồn
biển (bao gồm Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ, Hon
Mun, Cát bà, ). Việc đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái biển (rạn
san hô, rừng ngập mặn, rong cỏ biển) cũng đã được thực hiện. Đây là cơ sở khoa học quan
trọng nhằm tư vấn cho Bộ Nông nghiệp có hướng quản lý và duy trì nguồn lợi trong các hệ
sinh thái biển. Ngoài ra, một số đối tượng thủy sản quý, hiếm (bào ngư, trai tai tượng, cá
mòi, ) cũng đa được Viện triển khai nhân giống nhằm bảo tồn và chuyển giao cho ngư dân
nhằm phát triển kinh tế cho một số địa phương ven biển
- Về môi trường biển: Quan trắc, phân tích và cảnh báo môi trường biển, môi trường vùng
nuôi hải sản tập trung, khu bảo tồn biển, cảng cá bến cá ngày càng được nâng cao hiệu quả
phục vụ công tác cảnh báo, khắc phục sự cố môi trường, bảo vệ môi trường và tài nguyên
biển, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đánh giá tác động qua lại giữa môi trường, tài
nguyên sinh vật biển và sản xuất thuỷ sản phục vụ công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi
biển, xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển, phát triển nghề nuôi biển.
- Công nghệ khai thác hải sản: Trong 10 năm qua đã có các công trình Nghiên cứu ứng
dụng kỹ thuật khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây khơi; thiết kế và ứng dụng ngư cụ chọn
lọc cho một số nghề khai thác hải sản; cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu

cá ngừ đại dương; Bổ sung hoàn hiện bộ át lát ngư cụ khai thác hải sản; Điều tra thực trạng
và giải pháp đăng ký, đăng kiểm và quản lý tàu cá Việt Nam; Nghiên cứu ngư trường và
công nghệ khai thác cá ngừ đại dương giống phục vụ nuôi thương phẩm; Nghiên cứu cơ sở
khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản;
Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng nghề lưới rê hỗn hợp; Đánh giá tình hình sử dụng nguồn sáng
trong nghề chụp mực ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý
nguồn sáng; Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn màu, đèn ngầm cho nghề lưới vây và chụp
mực ở vùng biển xa bờ miền Trung; Nghiên cứu cải tiến lưới vây mạn sang lưới vây đuôi;
Nghiên cứu xây dựng mô hình dịch vụ hậu cần cho nghề khai thác hải sản xa bờ ở vùng
biển miền Trung”; Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương; Xây
dựng một số định mức kinh tế - kỹ thuật và TCVN về khai thác hải sản. Các kết quả nghiên
cứu đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngành cũng như giúp cho các nhà quản lý
hoạch định các chính sách quản lý và phát triển nghề một cách hợp lý.
- Công nghệ bảo quản sau thu hoạch: Các nghiên cứu của Viện về công nghệ bảo quản
lạnh bằng nước đá, Phơi khô, ướp muối, bảo quản sống các loài có giá trị cao (tôm hùm, cá
song…); xử lý bảo quản trên tàu khai thác xa bờ đối với các loài thủy sản có giá trị kinh tế:
tôm, mực, cá ngừ, cá thu…; cải tiền hầm bảo quản; đã góp phần nâng cao chất lượng thủy
sản để phục vụ tiêu dùng hoặc làm nguyên liệu cho chế biến thủy sản.
- Công nghệ chế biến thủy sản: Đã có nhiều nghiên cứu chế biến các sản phẩm giá trị gia
tăng như: agar, surimi, đồ hộp tôm cua, các sản phẩm từ mực xà, cá chép xông khói, sứa
3
miến trong bao bì nhỏ…; Công nghệ chế biến các sản phẩm từ phế liệu thủy sản như: canxi
cacbonat từ vỏ hàu, chondroitin từ xương sụn cá nhám, cá đuối, glucosamin từ vỏ tôm cua,
TTX từ cá nóc…để ứng dụng trong Y, Dược; đã xây dựng 11 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
(QCVN) về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là những QCVN cơ bản
nhất của ngành chế biến thủy sản Việt Nam. Các nghiên cứu đã góp phần đa dạng hóa sản
phẩm GTGT, ứng dụng vào sản xuất và phục vụ công tác quản lý ngành chế biến thủy sản.
Đào tạo, tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên phạm vi cả nước về
các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường; hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ xử lý ô
nhiễm, áp dụng sản xuất sạch hơn và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường tiên tiến, theo tiêu

chuẩn ISO 14001.
- Công nghệ sản xuất giống và nuôi biển: Trong những năm qua các nghiên cứu của Viện
đã xây dựng được các quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm: Quy trình sản xuất
giống nhân tạo tôm he Nhật bản, tôm rảo, cá bớp, cá giò, cá song, cá tráp vây vàng, cá ngừ
vây vàng, cá đối mục, Tu hài, bào ngư, cua xanh, ghẹ xanh Các quy trình công nghệ đã
được chuyển giao nhân rộng cho các tỉnh thành ven biển.
- Đánh giá chung: Những thành tựu của Viện đạt được trong 10 năm qua đã có đóng góp
đáng kể trong việc phát triển kinh tế thủy sản. Giai đoạn 2001-2013 ngành thủy sản vẫn tăng
trưởng đều đặn, đóng góp vào GDP chung toàn quốc từ 3,72%-3,1%. Năm 2013 tổng sản
lượng thủy sản đạt 5,75 triệu tấn (trong đó sản lượng khai thác từ biển đạt 2,5 triệu tấn),
kim ngạch XK thủy sản đạt 6,7 tỷ USD.
2.2.2. Hợp tác quốc tế
Viện có quan hệ hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan với các tổ chức,
viện nghiên cứu lớn trên thế giới như FAO, WWF, SEAFDEC , các quốc gia như Na Uy,
Đan Mạch, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canađa, Hoa Kỳ Đây là các cơ sở cho
việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học.
2.2.3 Đóng góp của KHCN Viện đối với HP (những kết quả nghiên cứu khoa học công
nghệ được áp dụng ở HP- phụ lục 2)
- Dự báo ngư trường khai thác hải sản: đã xây dựng dự báo ngư trường khai thác cho
nghề rê trôi, lưới kéo và chụp mực cho khu vực biển HP và lân cận vào tháng 3, 6, 9 và 12
năm 2103. Dự kiến tiếp tục xây dựng dự báo trong năm 2014 và các năm tiếp theo
- Về môi trường biển: Cung cấp thông tin, số liệu về môi trường biển phục vụ công tác bảo
vệ môi trường biển, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và phát triển nuôi hải sản của Hải
Phòng. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến nuôi cá lồng bè, nhuyễn thể, sức tải môi
trường vùng nuôi ở Cát Bà làm cơ sở quan trọng cho sản xuất thuỷ sản hiệu quả. Xây dựng
bộ sinh vật chỉ thị để giám sát chất lượng môi trường vùng nuôi thuỷ sản tập trung Thủy
triều đỏ
- Công nghệ khai thác hải sản: Phối hợp với Trung tâm khuyến nông, Chi cục Khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi chuyển giao công nghệ lồng bẫy khai thác ghẹ; thiết bị thoát cá con.
- Công nghệ chế biến thủy sản: Đã một số nghiên cứu chế biến các sản phẩm giá trị gia

tăng như Công nghệ sản xuất agar chất lượng cao áp dụng tại công ty TNHH Dịch vụ
thương mại Duy Mai; công nghệ sản xuất dịch đạm thủy phân giàu acid amin từ moi bằng
enzyme protease, được ứng dụng phối trộn khi sản xuất sản phẩm ăn liền như bim bim
(snack), mì, miến, bún, hạt nêm. Công nghệ sản xuất thức ăn nuôi ba ba từ con giống đến
thương phẩn ứng dụng tại trại nuôi Tiên Lãng
- Công nghệ sản xuất giống và nuôi biển: Nhiều công nghệ sản xuất giống và nuôi các đối
tượng hải sản kinh tế đã được áp dụng sản xuất tại HP như: cá song, cá giò, cá bớp, cá hồng
mỹ, bào ngư, tu hài, , tôm rảo, tôm he Nhật bản, cua lồng ngoài ra xây dựng được các
quy trình công nghệ nuôi thâm canh bằng thức ăn công nghiệp đạt năng suất cao như: Quy
trình nuôi cá bớp bằng thức ăn công nghiệp năng suất suất 6 tấn/ha/vụ, cá đối mục đạt năng
4
suất 6,5 tấn/ha, Ba ba Đặc biệt đã nhân giống thành công loài bào ngư chín lỗ và chuyển
giao kỹ thuật cho Tổng đội thanh niên xung phong và người dân huyện đảo Bạch Long Vĩ.
2.3 Thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên biển
2.3.1 Thực trạng ở Việt Nam
2.3.1.1 Tài nguyên và môi trường biển
- Về nguồn lợi hải sản: Nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam có chiều hướng suy giảm cả về
số lượng và chất lượng, đặc biệt là ở vùng ven bờ. Kết quả điều tra trong giai đoạn 2011-
2013 của Viện Nghiên cứu Hải sản đã cho thấy:
+ Các chuyến điều tra giai đoạn 2011-2013 đã xác định được 911 loài hải sản thuộc
462 giống nằm trong 191 họ. Trong đó, nhóm cá đáy có số loài phong phú nhất (351 loài),
sau đó đến cá rạn (244 loài) và cá nổi (168 loài).
+ Trữ lượng nguồn lợi hải sản biển Việt Nam giai đoạn 2011-2013 ước tính trung bình
khoảng 4,25 triệu tấn. Trong đó, trữ lượng cá nổi nhỏ khoảng 2,65 triệu tấn (chiếm 62,4%);
hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn (chiếm 11,5%); giáp xác 79 ngàn tấn (chiếm 1,9%);
cá rạn san hô (2,6 ngàn tấn, chiếm 0,1%); cá nổi lớn (1,03 triệu tấn, chiếm 22,9%). Trữ
lượng nguồn lợi hải sản ở vùng bờ ước tính khoảng 541 ngàn tấn (chiếm 12,7%); vùng lộng
khoảng 802 ngàn tấn (chiếm 18,9%); và vùng khơi khoảng 2.906 ngàn tấn (chiếm 68,4%).
Nguồn lợi có chiều hướng suy giảm so với giai đoạn 2000-2005.
+ Khả năng khai thác ước tính khoảng 1,75 triệu tấn. Trong đó, khả năng khai thác của

cá nổi nhỏ 1,06 triệu tấn; hải sản tầng đáy 244 ngàn tấn; giáp xác (tôm, cua) là 32 ngàn tấn;
cá rạn san hô (tại 19 đảo) là 1,3 ngàn tấn và cá nổi lớn là 412 ngàn tấn.
+ Khu vực tập trung của trứng cá, cá con (là bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên) tập trung
chủ yếu ở 4 khu vực chính: Ven bờ từ Quảng Ninh tới Nam Định; Thanh Hoá đến Hà Tĩnh;
Vũng Tàu đến Bạc Liêu; và Vùng biển Cà Mau - Kiên Giang.
- Về môi trường biển: Môi trường biển suy thoái do tác động của sự phát triển kinh tế - xã
hội ven biển và trên biển đến môi trường biển ngày càng thể hiện rõ. Mức độ gia tăng của
các muối dinh dưỡng, chất hữu cơ, kim loại nặng, ô nhiễm dàu,… ngày càng cao. Cấu trúc
quần xã và số lượng thực vật phù du biến đổi theo hướng bất lợi đối với môi trường và tài
nguyên sinh vật. Sự suy thoái ô nhiễm môi trường biển đã tác động ngược trở lại tài nguyên
sinh vật, sản xuất thuỷ sản. Hiện tượng đối tượng hải sản nuôi bị dịch bệnh, chết hàng loạt,
đối tượng nuôi không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra ở nhiều tỉnh
thành ven biển (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Bình Thuận, Kiên Giang,
…) gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi trường biển.
2.3.1.2. Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên biển
- Công tác điều tra, quy hoạch: Những năm gần đây, công tác điều tra, quy hoạch đã được
chú trọng thực hiện. Năm 2006, “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020” đã được phê duyệt thực hiện. Năm 2013, Chính phủ đã
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành
thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Tuy nhiên, công tác
điều tra cơ bản (nguồn lợi và nghề cá) còn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Điều
này dẫn đến nguồn số liệu đầu vào cho quy hoạch còn nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ. Do
vậy, nhiều quy hoạch còn chưa sát với thực tiễn và chưa chi tiết, cụ thể.
- Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi: Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi đã
được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành thủy sản, được quy định trong L:uật
Thủy sản và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trên thực tế, việc thực thi công tác bảo
vệ nguồn lợi và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được tăng cường ở hầu hết các địa phương.
Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này còn chưa rõ rệt. Tình trạng khai thác bằng các ngư cụ
mang tính hủy diệt vẫn còn tiếp diễn ở nhiều địa phương. Việc thực hiện cấm khai thác theo

5
mùa vụ, khoanh vùng bảo vệ vẫn còn chưa được triển khai. Công tác tái tạo nguồn lợi còn
nhiều hạn chế.
- Thực trạng khai thác: Trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2011 số lượng tàu thuyền
khai thác hải sản trong cả nước liên tục tăng từ 79.996 chiếc (2002) lên đến 128.363 chiếc
(2011), ở vùng biển vịnh Bắc Bộ trung bình mỗi năm tăng khoảng 10,0%, miền Trung tăng
khoảng 3,4% , Đông Nam Bộ tăng khoảng 6,5% và Tây Nam Bộ tăng khoảng 5,0%. Tàu
thuyền nước ta chủ yếu vẫn là tàu công suất nhỏ, khai thác ở vùng biển ven bờ, số lượng tàu
có công suất <90cv chiếm trên 85%. Các nghề khai thác mang tính chất hủy diệt như: te,
xiệp, đăng đáy, lưới kéo,… vẫn tồn tại, cơ cấu nghề nghiệp chưa được quy hoạch hợp lý, sự
cạnh tranh ngư trường giữa các tàu khai thác hải sản vẫn diễn ra…. Công nghệ khai thác
nhìn chung còn lạc hậu và chủ yếu chế tạo theo kinh nghiệm của ngư dân.
- Thực trạng bảo quản sau thu hoạch: Công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn khá thô sơ
(chủ yếu bảo quản bằng nước đá, phơi khô, ướp muối); chưa phù hợp với hoạt động khai
thác dài ngày trên biển. Vì vậy, thất thoát sau thu hoạch vẫn còn cao (từ 20 - 30%), chủ yếu
về chất lượng; điều này làm giảm đáng kể hiệu quả đi biển của ngư dân. Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này chủ yếu là do tàu nhỏ, không thể trang bị hệ thống đông lạnh; lý do nữa
là do ngư dân nghèo, thiếu vốn đầu tư. Về phía nhà nước còn thiếu các nghiên cứu cơ bản
và thiếu các chuyển giao công nghệ về bảo quản sau thu hoạch cho ngư dân. Quản lý chất
lượng Thủy sản sau thu hoạch còn nhiều bất cập.
- Thực trạng Công nghệ chế biến thủy sản: Trình độ công nghệ không đồng đều trên cả
nước, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện về nguồn cung cấp nguyên liệu. Dẫn đầu về
công nghệ CBTS là các DN thuộc miền Nam; tiếp theo là miền Trung (từ Đà Nẵng- Bình
Thuận); miền Bắc do thiếu nguyên liệu, nên các doanh nghiệp khó có điều kiện phát triển
sản xuất, dẫn đến việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị cũng gặp khó khăn.
- Quản lý nghề cá: Đã có chuyển biến rõ rệt từng bước thúc đẩy và phát triển nghề cá theo
định hướng chung của Nhà nước. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành mà công tác quản lý
nghề cá vẫn còn nhiều bất cập thể hiện từ hệ thống văn bản pháp quy đến phương thức điều
hành, quản lý các hoạt động nghề cá. Cụ thể như Luật Thủy sản ra đời và có hiệu lực từ năm
2003 nhưng có khá nhiều bất cập và hiện tại đang phải điều chỉnh; Các văn bản dưới luật

không rõ ràng gây khá nhiều khó khăn trong quá trình thực thi. Hệ thống các cơ quan quản
lý nghề cá còn khá yếu dẫn đến việc quản lý các hoạt động nghề cá còn nhiều khó khăn, đặc
biệt trong lĩnh vực khai thác hải sản như: Chưa quản lý được các hoạt động khai thác hải sản
trên biển dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa năng lực khai thác và nguồn lợi hải sản ở các
vùng biển; Khai thác quá mức ở vùng biển ven bờ; Tình trạng cạnh tranh trong khai thác hải
sản diễn ra ngày càng gay gắt, tình trạng cạnh tranh ngư trường giữa các đội tàu làm nghề
khác nhau, các tỉnh khác nhau, giữa tàu khai thác xa bờ và ven bờ thương xuyên xảy ra;
Tình trạng vi phạm các quy định cấm trong khai thác hải sản vẫn còn tiếp diễn (sử dụng
xung điện, chất nổ, xianua …); Hiệu quả kinh tế của các hoạt động khai thác đạt thấp …
- Bảo vệ môi trường biển: Số liệu quan trắc nhiều năm của Viện cho thấy xu hướng gia
tăng đều đặn và nhanh chóng của ô nhiễm môi trường biển. Các chỉ số ô nhiễm môi trường,
đặc biệt là hàm lượng dinh dưỡng, đã tăng nhiều lần trong giai đoạn 2005-2013 theo hướng
năm sau ô nhiễm nặng hơn năm trước. Nguồn ô nhiễm gồm cả nguyên nhân tại chỗ (nuôi
trồng thuỷ sản, nạo vét, xả thải của tàu bè và cư dân trên biển) và nguồn từ lục địa như hoạt
động nông nghiệp, sinh hoạt dân cư, xói lở ở thượng nguồn.
Với hệ thống dòng chảy rất mạnh của Biển Đông, tình trạng ô nhiễm môi trường còn
mang tính khu vực. Với tốc độ dòng chảy 0,5m/s, chỉ trong 2 tháng nước biển có thể hoàn
thành một vòng chu chuyển trong Vịnh Bác Bộ. Điều đó cũng có nghĩa, chỉ trong 1 tháng
nguồn thải từ các nước láng giềng có thể đã đến Việt Nam. Biển Đông được bao quanh bởi
những nước thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới nên đang chịu áp lực ô
6
nhiễm môi trường rất lớn trong khi khả năng quản lý môi trường của những nước này đều
còn hạn chế. Điều này cho thấy việc xem xét tình trạng ô nhiễm càn phải nhìn nhận ở quy
mô rộng hơn và để các giải pháp chống ô nhiễm đạt hiệu quả cần có sự phối hợp liên quốc
gia của các nước trong vùng.
- Dịch vụ hậu cần nghề cá: Cơ sở dịch vụ hầu cần nghề cá còn rất hạn chế. Mâu thuẫn
trong các quy hoạch liên ngành dẫn đến nhiều cảng cá sau đầu tư không được sử dụng, dẫn
tới lãng phí lớn. Do cơ chế xin/cho trong đầu tư và yếu kém trong tư vấn thiết kế, nhiều
cảng cá, bến cá vừa xây dựng xong, vừa đi vào hoạt động đã bị bồi lắng hoạt động kém hiệu
quả, thậm chí có những cảng cá không hoạt động được phải bỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến

tình trạng này là yếu kém trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển các
cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão.
- Hợp tác quốc tế: trong lĩnh vực quản lý và khai thác tài nguyên biển và nghề cá, VN đã
tham gia nhiều công ước quốc tế như công ước luật biển, CITES, ULSFA
2.3.2. Một số vấn đề quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường biển ở Hải Phòng
2.3.2.1. Tài nguyên, môi trường biển Hải Phòng
- Về nguồn lợi hải sản: Vùng biển Hải Phòng thuộc vùng biển vịnh Bắc Bộ, là ngư trường
chính của các đội tàu khai thác của Hải Phòng. Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Hải
sản giai đoạn 2011-2013 đã cho thấy: Nhìn chung, nguồn lợi có chiều hướng giảm sút, đặc
biệt là chất lượng nguồn lợi so với giai đoạn 2000-2005. Số lượng tàu thuyền tăng nhanh
cùng với việc quản lý chưa tốt đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi cả về chất và
lượng. Hàng loạt các loài hải đặc sản có nguy cơ biến mất, các loài cá tạp chất lượng thấp
đang dần chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác.
+ Các họ chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác bao gồm: họ cá khế, cá tráp, cá sơn
sáng, cá liệt, mực ống, cá lượng, cá mối và cá đù. Các loài chiếm tỉ lệ cao trong sản lượng
khai thác gồm cá nục sồ, cá bánh đường, cá sơn sáng, cá sòng nhật và mực ống Trung Hoa.
+ Trữ lượng tức thời nguồn lợi hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ ước tính trung bình
khoảng 750 ngàn tấn. Trong đó, trữ lượng trung bình của cá nổi nhỏ chiếm 83,5%; cá đáy
và hải sản tầng đáy chiếm 16,4%.
+ Vùng biển Hải Phòng nằm trong khu vực bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên của các
nhóm loài hải sản ở vùng ven bờ từ Hải Phòng tới Nam Định, trọng điểm ở khu vực Long
Châu - Cửa Ba Lạt.
+ Vùng biển Hải Phòng là một trong những khu vực có mật độ phân bố của các loài
hải sản khá cao so với các khu vực khác ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Các ngư trường khai thác
chính ở vùng biển Hải Phòng và các vùng lân cận là:
Ngư trường Bạch Long Vĩ: Đây là ngư trường khai thác truyền thống của nghề lưới
kéo đáy. Năng suất khai thác cao tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Đông và Đông Bắc đảo
Bạch Long Vỹ, độ sâu ngư trường từ 30-50m. Các loài chiếm sản lượng cao trong sản lượng
khai thác ở ngư trường Bạch Long Vĩ là: cá miễn sành hai gai, cá nục sồ, cá mối, cá lượng,
cá phèn khoai, ngoài ra các loài cá hồng, cá trác, cá bạc má cũng là những đối tượng thường

xuyên xuất hiện trong sản lượng khai thác.
Ngư trường Cát Bà – Bắc Long Châu: ở khu vực này đối tượng khai thác chính là các
loài tôm, trong đó tôm he, tôm sắt và tôm rảo là những đối tượng chiếm tỉ lệ cao trong sản
lượng tôm khai thác được. Ngoài ra, đây cũng là ngư trường khai thác cá hồng, cá song và
một số loài cá kinh tế khác.
Ngư trường Nam Long Châu: là ngư trường khai thác cá trích, cá hồng, cá mối và cá
phèn. Ngư trường này kéo dài suốt từ phía Nam đảo Long Châu đến cửa Ba Lạt.
- Về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái: Vùng biển Hải Phòng có nhiều hệ sinh thái đặc
hữu như HST rạn san hô, rừng ngập mặn, rong biển với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế
cao như hải sâm, tu hài, bào ngư, cầu gai, cá ngựa, trai ngọc nữ v.v. Tuy nhiên, do hiện
7
trạng khai thác chưa được kiểm soát chặt chẽ nên trong thời gian gần đây nguồn lợi các đối
tượng nay đang bị giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể như hiện trạn các hệ sinh thái rạn san hô
tại Cát Bà, Bạch Long Vĩ bị tẩy trắng và thu hẹp diện tích do tác động của biến đổi khí hậu
và sự khai thác bằng các hình thức hủy diệt (dùng sung điện, cyanua, đánh mìn). Các vùng
rừng ngập mặn (ở Cát Hải, Tiên Lãng) bị thu hẹp diện tích do áp lực phất triển nghề nuôi
trồng hải sản. Nguồn lợi rong cỏ biển tại vùng biển Cát Bà, Bạch Long Vĩ bị giảm sút
nghiêm trọng do sự lắng đọng trầm tích.
- Về môi trường biển: Cùng với xu thế chung của môi trường ven biển Việt Nam, môi
trường ven biển ở nhiều khu vực của Hải Phòng đã có biểu hiện suy thoái ô nhiễm, nhiều
khu vực nuôi thuỷ hải sản đã vượt quá khả năng tự làm sạch của thuỷ vực. Tần suất xảy ra
sự cố môi trường, dịch bệnh thuỷ sản ngày càng tăng cả về phạm vi và mức độ. Chỉ tính
trong 2 năm 2011 - 2012, vùng ven biển Hải Phòng đã xuất hiện 5 đợt thuỷ triều đỏ làm chết
hàng loạt đối tượng nuôi (ngao, cá nuôi bằng lồng bè) gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và
môi trường.
Quá trình nghiên cứu và quan trắc của Viện NC Hải sản cho thấy môi trường biển khu
vực Hải Phòng suy thoái nhanh chóng trong 10 năm qua. Hàm lượng dinh dưỡng đã tăng 2-
4 lần, khiến thực vật phù du tăng trung bình 58 lần ở từ (9 nghìn lên 514 nghìn tế bào/lít từ
2004 đến 2013). Cấu trúc của khu hệ thực vật phù du cũng thay đổi mạnh. Hiện tương thuỷ
triều đỏ trước đây hầu như không bắt gặp nay đã trở nên phổ biến và gây thiệt hại lớn cho

nghề nuôi trồng thuỷ sản, đẩy nghề nuôi trồng thuỷ sản Hải Phòng vào thế khó khăn. Sự gia
tăng dinh dưỡng và ô nhiễm môi trường cũng phá huỷ phần lớn khu hệ sinh vật đáy.
Sự gia tăng dinh dưỡng và ô nhiễm môi trường cũng gây ra sự huỷ diệt đối với khu hệ
sinh vật đáy. Lắng đọng trầm tích và gia tăng của thực vật phù du dẫn đến tình trạng cản trở
chiếu sáng tới nền đáy, khiến độ phủ san hô và khu hệ động vật đáy suy giảm mạnh.
2.3.2.2. Quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường biển Hải Phòng
- Thực trạng khai thác: Cũng tương tự như xu hướng phát triển nghề khai thác hải sản trên
cả nước, số lượng tàu thuyền khai thác hải sản của Hải Phòng cũng liên tục tăng từ 2.902
chiếc (2004) lên đến 3.834 chiếc (2011); số lượng tàu thuyền <90 cv khai thác ven bờ lại có
xu hướng tăng mạnh (năm 2004, tỷ lệ tàu thuyền có công suất máy < 90 cv chiếm 86,73%
trong tổng số tàu thuyền, năm 2012 tỷ lệ này chiếm 93,32% ). Như vậy, áp lực khai thác tại
các vùng nước ven bờ của Hải Phòng có xu hướng tăng lên trong khi nguồn lợi hải sản ở
vùng này đã có dấu hiệu cạn kiệt. Cạnh đó, các nghề khai thác mang tính chất hủy diệt như:
te, xiệp, đăng đáy, lưới kéo,… vẫn tồn tại, cơ cấu nghề nghiệp chưa được quy hoạch hợp lý,
sự cạnh tranh ngư trường giữa các tàu khai thác hải sản vẫn diễn ra…. Công nghệ khai thác
nhìn chung còn lạc hậu và chủ yếu chế tạo theo kinh nghiệm của ngư dân.
- Đội tàu khai thác xa bờ của HP, tiêu biểu là đội tàu chụp mực ở Thuỷ Nguyên suy
giảm do nguồn lợi suy giảm và chất lượng bảo quản sau thu hoạch kém vì thiếu thiết bị và
công nghệ bảo quản phù hợp.
Những năm gần đây, cơ cấu nghề khai thác hải sản của Hải Phòng có những thay đổi
rõ rệt. Các họ nghề cố định, vó mành, te ngày càng có xu hướng tăng dần. Nghề chụp mực
kết hợp với ánh sáng phát triển nhanh trong giai đoạn 2000-2006 và hoạt động khai thác
quanh năm.
Nghề lưới kéo: Đội tàu làm nghề lưới kéo khai thác hải sản ở Hải Phòng chủ yếu là đội
tàu lưới kéo đơn, sử dụng tàu có công suất nhỏ hơn CV khai thác tập trung ở vùng nước ven
bờ. Tuy vậy nghề này đòi hỏi chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất lớn, với giá nhiên liệu
cao như hiện nay, hiệu quả sản xuất của nghề này giảm.
Nghề câu khơi: chủ yếu là nghề câu rạn, đối tượng đánh bắt chủ yếu là các loài có giá
trị kinh tế cao. Tuy nhiên những năm gần đây do diện tích rạn san hô suy giảm dẫn đến
nguồn lợi cá bị suy giảm nghiêm trọng do vậy nghề này ít có cơ hội phát triển.

8
Nghề lưới rê: Trong những năm gần đây, nghề lưới rê có xu hướng phát triển mạnhn
về số lượng tàu thuyền tham gia khai thác hải sản. Tuy nhiên phần lớn các đội tàu đều có
công suất máy nhỏ hơn 90 cv nên phạm vi hoạt động của nghề này cũng khá hạn chế.
Nghề chụp mực: nghề chụp mực của Hải Phòng hoạt động khai thác hải sản chủ yếu ở
các vùng biển xa bờ, ngư trường khai thác chính là vùng biển phía Tây đảo Bạch Long Vĩ.
Hầu hết các đội tàu có công suất máy lớn khai thác xa bờ của Hải Phòng đều tập trung vào
nghề này.
Nghề khai thác hải sản gần bờ khác: Vùng biển ven bờ Hải Phòng là nơi hoạt động
khai thác của rất nhiều loại nghề, đánh bắt các đối tượng khác nhau. Một số nghề khai thác
chính là nghề lưới giã tôm, nghề lưới rê, nghề câu, nghề đăng đáy, và nghề te, xiệp.
- Thực trạng bảo quản sau thu hoạch: Giống như cả nước, hơn nữa đội tàu khai thác hải
sản của Hải Phòng có công suất nhỏ là chủ yếu nên công nghệ bảo quản càng khó khăn hơn.
- Thực trạng Công nghệ chế biến thủy sản HP: Trình độ công nghệ chế biển của HP
thuộc nhóm trung bình so với cả nước (trước đây là tốp đầu) do thiếu nguyên liệu, phải nhập
khẩu đến 50%; Sản phẩm thô chiếm tỷ trọng lớn; sản phẩm giá trị gia tăng chưa nhiều; thị
trường xuất khẩu chưa mở rộng (mới chỉ 15 nước, trong khi cả nước là 150 nước/vùng lãnh
thổ). Chưa xây dựng được thương hiệu đối với các SP đặc trưng của HP. Đội ngũ cán bộ kỹ
thuật và quản lý còn yếu. Công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước về thuỷ sản trên
địa bàn HP chưa đảm bảo tiến độ.
- Công tác điều tra, quy hoạch: Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đã nêu rõ những định
hướng phát triển cho các lĩnh vực: khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và
thương mại thủy sản,… Trong đó, Hải Phòng được xác định là sẽ phát triển thành một trong
6 Trung tâm nghề cá lớn, gắn với ngư trường trọng điểm Vịnh Bắc bộ. Tuy nhiên, việc xây
dựng quy hoạch, kế hoạch và lộ trình phát triển còn chưa chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn.
Công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch còn nhiều hạn chế. Các số liệu điều tra
nguồn lợi và nghề cá dựa vào nguồn số liệu điều tra của Bộ, trong đó chủ yếu tập trung ở
vùng nước xa bờ. Các điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và nghề cá ở vùng nước ven bờ
thuộc quản lý của địa phương (vùng bờ và vùng lộng) còn rất hạn chế. Do đó, nguồn số liệu
đầu vào cho quy hoạch còn nhiều bất cập.

2.4 Những thách thức đối với phát triển ngành thủy sản của Hải Phòng và một số giải
pháp chủ yếu
2.4.1. Những thách thức
Tóm lại, nghề cá Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng đang gặp những
thách thức sau:
- Nguồn lợi hải sản suy giảm mạnh, cả về lượng và chất, với cường độ năm sau
nghiêm trọng hơn năm trước.
- Cường lực khai thác vượt mức cho phép; nghề cá nhỏ lẻ và tập trung ở ven bờ, thiếu
mô hình khai thác hiệu quả và bền vững.
- Môi trường biển suy thoái nhanh và diễn biến phức tạp, đang tác động ngày càng
mạnh tới đa dạng sinh học biển và nuôi trồng thuỷ sản.
- Chưa có biện pháp quyết liệt trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.
- Công nghệ khai thác vẫn còn lạc hậu và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ngư dân.
- Công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn thô sơ, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch cao.
2.4.2. Một số giải pháp chủ yếu
3. Các giải pháp
3.1 Đối với Trung ương
-Đẩy mạnh thực hiện đề án mạnh tái cơ cấu ngành thuỷ sản cho cả nước nói chung và
Hải Phòng nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
9
-Từng bước hiện đại hoá đội tàu khai thác xa bờ, bao gồm công nghệ khai thác và bảo
quản sau thu hoạch.
- Xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho các nghề khai thác ven bờ
phù hợp; Xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ ở Hải
Phòng; Ứng dụng các công nghệ khai thác mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường cho các
nghề khai thác hải sản xa bờ ở Hải Phòng; Có cơ chế, chính sách cho ngư dân khai thác hải
sản ven bờ chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
3.2 Đối với Hải Phòng
Hải Phòng là một trong những địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biển
so với các tỉnh, thành phố trong vùng duyên hải Bắc Bộ. Để quản lý, khai thác có hiệu quả

nguồn lợi hải sản đảm bảo phát triển bền vững, thành phố Hải Phòng đã có những định
hướng phát triển, những quy hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Một số giải pháp nhằm ổn định
và phát triển nghề cá Hải Phòng như sau:
+ Giải pháp về thông tin tuyên truyền: Giảm bớt số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ,
thuyền thủ công để giảm bớt áp lực khai thác ở vùng lộng. Cấm sử dụng chất nổ, hóa chất
để đánh bắt hải sản. Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên, liên tục để người dân nhận thức
từ đó tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi.
+ Giải pháp xây dựng nghề khai thác hải sản có tổ chức: Thành phố Hải Phòng phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu khoa học để có đánh giá đầy đủ về nguồn lợi hải
sản của địa phương, trên cơ sở đó xác định cơ cấu nghề nghiệp và số lượng tàu thuyền khai
thác phù hợp đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi hải sản.
+ Giải pháp quản lý và tổ chức sản xuất: khai thác phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi,
đặc biệt là nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ. Mô hình đồng quản lý dựa trên sự phối
hợp giữa các cơ quan quản lý với cộng đồng ngư dân là giải pháp tốt cần được triển khai và
áp dụng. Đối với tổ chức sản xuất, phát triển mô hình hợp tác xã khai thác hải sản theo mô
hình đã được triển khai tại xã Lập Lễ- Thủy Nguyên.
+ Khuyến ngư: Tổ chức tập huấn cho ngư dân về các phương pháp tổ chức, quản lý
theo mô mình quản lý cộng đồng. Chuyển giao công nghệ mới khai thác hải đặc sản, đặc
biệt là trong khai thác hải sản xa bờ. Trao đổi kinh nghiệm khai thác hải sản để đạt hiệu quả
cao trong sản xuất.
+ Giải pháp khoa học công nghệ: Phối hợp với cơ quan nghiên cứu tiến hành điều tra
đánh giá nguồn lợi hải sản, xác định các bãi đẻ, mùa vụ sinh sản làm căn cứ cho việc quản
lý và sử dụng nguồn lợi có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến nguồn lợi. Các đề tài cấp Bộ,
cấp Nhà nước được ưu tiên áp dụng tại HP: thành phố tập trung chủ yếu vào phần hỗ trợ
chuyển giao công nghệ đối với các ĐT ứng dụng có hiệu quả phục vụ sản xuất; thực hiện cơ
chế đặt hàng sản phẩm KHCN, mua sản phẩm KH (qua hợp đồng), xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm thủy sản của Hải Phòng (sở hữu trí tuệ).
+ Giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: Đẩy mạnh qua trình xã hội hóa
công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở cơ sở. Tăng cường công tác giáo dục ngư
dân về bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Xây dựng các khu bảo tồn biển ở Bạch Long Vỹ và

Cát Bà nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học đồng thời bảo vệ các loài hải sản có nguy cơ
tuyệt chúng. Tăng cường nâng cao năng lực cán bộ chi cục nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ
quản lý và bảo vệ nguồn lợi.
+ Giải pháp về nguyên liệu là duy trì nguồn nguyên liệu thủy sản hiện có (khai thác từ
biển, thu hoạch từ nuôi trồng), tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu từ các nước (Hàn Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ, Đài Loan….) từ 15.000-20.000 tấn/năm, chú trọng nguồn nguyên liệu sứa biển
tại ven biển Vịnh Bắc bộ là 926.250 tấn, khả năng khai thác 648.400 tấn, nguyên liệu từ
ngao, hầu.
10
+ Giải pháp về nguồn vốn đầu tư tận dụng triệt để nguồn vốn từ ngân sách Trung ương
theo Quyết định số 2310/QĐ-BNN-CB ngày 04/10/2011 của Bộ NN&PTNT (ví dụ: giai
đoạn 2016-2020 nhà nước đầu tư 40 tỷ đồng xây chợ đầu mối thủy sản tại Hải Phòng
…… ). Huy động vốn tối đa từ tổ chức/cá nhân, coi trọng vốn từ các “đại gia” thủy sản
trong nước từ các tỉnh khác để tăng liên kết vùng, miền.
+ Giải pháp về thị trường, đổi mới hoạt động xúc tiếp thương mại, đa dạng hóa hình
thức tiếp cận thị trường và giới thiệu sản phẩm, chuyển hướng từ xuất khẩu trực tiếp từ các
nhà nhập khẩu sang xuất khẩu trực tiếp hệ thống phân phối, chuỗi siêu thị. Phát triển thị
trường trong nước, tổ chức hệ thống buôn bán, nhất là tại Hà Nội và các tỉnh/tp phía Bắc.
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo đội ngũ lao động chế biến
thủy sản với các lớp ngắn hạn, phù hợp với sản phẩm của cơ sở chế biến; nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại Hải Phòng
- Giải pháp bảo vệ môi trường, đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý chất thải (nước thải, khí
thải) phù hợp loại hình chế biến, khuyến khích các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, giảm
thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô
nhiếm.
2.6. Một số kiến nghị, đề xuất đối với Hải Phòng
- Có chương trình hành động cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản do Bộ NN&PTNT
phê duyệt:
+ Xây dựng đề án tổ chức tái cơ cấu nghề nghiệp, đối tượng khai thác, mùa vụ khai
thác. Từng bước hiện đại hoá đội tàu khai thác xa bờ, bao gồm cả công nghệ khai thác và

bảo quản; xây dựng mô hình khai thác theo tổ đội cho đội tàu khai thác HP.
+ Dịch chuyển trọng tâm nghề cá xa bờ với đối tượng giá trị kinh tế cao, phát triển
nghề chụp mực là trọng tâm, ứng dụng CN khai thác tiếp cận theo hướng quản lý bền
vững
+ Tiếp tục triển khai ngay việc cấm khai thác theo mùa vụ, thiết lập một số khu bảo vệ
nguồn lợi. Xem xét xây dựng khu bảo vệ nguồn lợi (bãi ương nuôi tự nhiên, bãi đẻ ) từ Lôi
Châu đến Ba Lạt.
+ Phục hồi và tái tạo nguồn lợi các loài hải sản quý hiếm, đặc hữu của Hải Phòng như
bào ngư, tu hài, hải sâm…
+ Tập trung đầu tư nghiên cứu, gia hóa khép kín vòng đời các đối tượng cá biển,
nhuyễn thể và hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo và quy trình nuôi thương phẩm
năng suất cao các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế: cá biển, tu hài, hầu, vẹm xanh, bào ngư,
Hải sâm…
+ Triển khai thực hiện Chương trình công nghệ sinh học phục vụ cho nuôi biển trong
giai đoạn tới. Thông qua ứng dụng công nghệ sinh học, giải quyết các vấn đề bức xúc hiện
nay trong phát triển nuôi biển, đặc biệt là các vấn đề dịch bệnh, các tác động giữa nuôi trồng
hải sản trên biển với môi trường sinh thái. Nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn phù hợp với
từng đối tượng nuôi biển làm giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và lợi thế
cạnh tranh.
+ Xây dựng lộ trình và kế hoạch chi tiết phát triển HP thành trung tâm dịch vụ hậu cần
nghề cá Bắc Bộ, tăng cường cơ sở sản xuất giống cung cấp đầu vào cho ngành nuôi biển của
Miền bắc…
- Quyết liệt triển khai Đề án Quy hoạch không gian biển HP đến 2020 tầm nhìn đến 2030
cho các ngành kinh tế cụ thể, gắn phát triển kinh tế theo phát triển không gian mới , gắn với
quản lý tông hợp đới bờ và bảo vệ vùng biển: khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ, khu dự trữ
sinh quyển Cát Bà, khu bảo tồn bờ sống ven biển (phối hợp với Thái Bình)
- Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản theo sức tải môi trường, trong đó chuyển đổi sang nhóm
đối tượng có khả năng làm sạch và cân bằng môi trường (rong biển, nhuyễn thế), phát triển
11
Bạch Long Vỹ thành trung tâm sản xuất bào ngư trọng điểm, xem xét phương án phát triển

nuôi biển hở để giảm tải môi trường cho vùng vịnh kín.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển các khu trung tâm công nghệ cao: trung tâm
CN sinh học…
- Đẩy mạnh cổ phần hóa các DN thủy sản Hải Phòng.
- Gắn kết và tận dụng hiệu quả vai trò các cơ quan nghiên cứu, quản lý và sản xuất trung
ương đặt tại Hải Phòng như (RIA1, RIMF, IMER, NAFIQUAD, Tổng Công Ty XNKTS
Việt Nam ) tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.
- Gắn phát triển du lịch với thuỷ sản, ví dụ thành lập bảo tàng phục vụ du lịch biển tại Cát

- Thực hiện hiệu quả quy hoạch không gian biển, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi
trường, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Nghiên cứu các mô hình quản lý nghề cá phù hợp với điều kiện Hải Phòng.
Nơi nhận:
- Đoàn công tác Thành ủy (Báo cáo);
- Lãnh đạo và Đảng ủy Viện;
- Chủ tịch HĐKH&ĐT;
- Các đơn vị;
- Lưu VP, KHKH.
VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Quang Hùng
12
Phụ lục 1
NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
(1) Xây dựng và trình Bộ chiến lược, các chương trình, dự án, qui hoạch, kế hoạch dài hạn,
năm năm, hàng năm về khoa học và công nghệ nghề cá biển, tổ chức thực hiện sau khi được Bộ phê
duyệt;
(2) Nghiên cứu nguồn lợi hải sản, quy luật biến động nguồn lợi và sinh học nghề cá; điều tra,
đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác bền vững nguồn lợi hải sản; xây dựng các bản đồ về
nguồn lợi hải sản và dự báo ngư trường;
(3) Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh hải sản; nghiên cứu mối quan hệ giữa môi

trường, nguồn lợi và nghề cá biển; nghiên cứu, đề xuất các phương án, giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trường và quản lý môi trường biển;
(4) Nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn biển; thực hiện các chương trình, dự án điều tra,
đánh giá các hệ sinh thái làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật biển;
nghiên cứu các biện pháp khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi hải sản; tham gia qui hoạch quản
lý các khu bảo tồn biển;
(5) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ khai thác hải sản phù hợp với đối tượng khai
thác tại các ngư trường. Nghiên cứu, cải tiến và tiêu chuẩn hoá các loại ngư cụ, vật liệu dùng trong
nghề cá biển;
(6) Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến thủy sản; dinh
dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng hải sản;
(7) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực: cấu trúc gen, di truyền,
chọn giống hải sản; lưu giữ và phát triển nguồn gien các loài hải sản quý hiếm; vi sinh vật trong xử
lý môi trường; nghiên cứu chiết suất các hoạt tính sinh học cao từ sinh vật biển;
(8) Nghiên cứu, đề xuất các đối tượng mới cho nghề nuôi trồng hải sản; ứng dụng các công
nghệ nuôi trồng hải sản bao gồm: sản xuất giống, kỹ thuật nuôi trồng, thức ăn, phòng trị bệnh, quản
lý môi trường nuôi, thuần hóa lai tạo các đối tượng nuôi mới;
(9) Nghiên cứu và đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh
vực: khai thác, nuôi trồng, bảo quản và chế biến hải sản;
(10 )Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội nghề cá phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao;
(11) Tham gia hoạt động khuyến ngư, chuyển giao công nghệ nghề cá biển đối với các thành
phần kinh tế; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để sản xuất,
kinh doanh các mặt hàng thủy sản theo quy định của pháp luật;
(12) Thông tin khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ tin học và viễn thám trong nghiên
cứu hải sản; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu nghề cá biển; xây dựng bảo tàng và phòng mẫu vật
chuẩn về nguồn lợi, đa dạng sinh học biển, ngư cụ và phương tiện khai thác, nuôi trồng hải sản;
(13) Tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực: điều tra, quy hoạch phát triển
nguồn lợi hải sản, môi trường biển, đa dạng sinh học và bảo tồn biển, khai thác, nuôi trồng, bảo
quản và chế biến hải sản.
(14) Đào tạo sau đại học, đào tạo chuyên đề phục vụ phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực

nghề cá biển;
(15) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghề cá biển theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
(16) Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được giao theo quy định
của pháp luật;
(17) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Phụ lục 2
13
CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAO CHO
VIỆN NCHS THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2008 - 2014
1. Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor), thử nghiệm
và đề xuất hình thức nuôi thương phẩm phù hợp tại đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng (2008 –
2010)
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo loài bào ngư chín lỗ ổn định và đạt tỷ lệ
sống >5%.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật, loại hình nuôi bào ngư chín lỗ thương phẩm đạt tỷ lệ sống
30% tại đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng.
2. Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá bớp thương phẩm đạt năng suất 5tấn/ha bằng thức
ăn công nghiệp ở vùng nước lợ Hải Phòng (2010 – 2012)
- Xây dựng được quy trình nuôi cá bớp thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp đạt năng suất
6 tấn/ha/vụ ở vùng nước lợ Hải Phòng.
- Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế: Trên cơ sở xây dựng được quy trình
nuôi cá bớp thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp, Trung tâm Phát triển Nghề cá và Đa dạng Sinh
học Vịnh Bắc Bộ - Viện Nghiên cứu Hải sẽ hoàn thiện quy trình cho phù hợp với điều kiện sản xuất
của từng địa phương và từng bước chuyển giao công nghệ này cho các đơn vị nuôi trồng thủy sản
của các quận, huyện trong và ngoài tỉnh.
3. Nghiên cứu nguy cơ bùng phát và đề xuất giải pháp phòng , tránh, giảm thiểu tác hại của
thủy triều đỏ tại khu vực ven biển Hải Phòng (2011 – 2012)
- Ghi nhận 5 lần bùng phát thủy triều đỏ trong giai đoạn tháng 7/2011-8/2012 tại khu vực Cát
Bà. Tần suất thủy triều đỏ đã gia tăng nhanh chóng, trùng khớp với sự gia tăng của mật độ phù du
tại khu vực mà nguyên nhân là do sự gia tăng liên tục cảu hàm lượng dinh dưỡng tại khu vực này.

Thủy triều đỏ là nguyên nhân trực tiếp gây chết cho thủy sản nuôi tại khu vực Cát Bà và nguy cơ
này dự báo chưa suy giảm trong giai đoạn tới.
- Thực hiện nhiều cảnh báo có giá trị đối với chính quyền địa phương và người dân; đã chuyển
tải kết quả nghiên cứu đến các phương tiện thông tin đại chúng và ước tính có hàng chục triệu
người đã được nâng cao nhận thức về thủy triều đỏ. Vấn đề thủy triều đỏ ở Cát Bà (cùng với hiện
tượng tương tự ở Trung Quốc) đã trở thành vấn đề nóng của khu vực Tây Thái Bình Dương và nhận
được sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên môn trên thế giới. Đã tư vấn nhiều biện pháp phòng
tránh, giảm thiểu tác hại thủy triều đỏ ở Hải Phòng, được chính quyền địa phương và người dân áp
dụng.
4. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến ngao nuôi ở ven biển và đề xuất giải
pháp phòng tránh, giảm thiểu ảnh hưởng (2011 – 2012)
- Đánh giá được tốc độ sinh trưởng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường bao gồm
nhiệt độ, độ mặn, chất rắn lơ lửng, mức độ tích tụ các kim loại năng và nguồn thức ăn đến sinh
trưởng của ngao nuôi ven biển Hải Phòng;
- Xác định thêm nguyên nhân gây chết ngao nuôi do tảo nở hoa ở vùng ven biển Hải Phòng
trong thời gian nghiên cứu.
- Đề xuất nhóm giải pháp về quản lý, biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến
nghề nuôi ngao của Hải Phòng;
- Báo cáo kết quả tìm hiểu nguyên nhân gây chết ngao và giải pháp khắc phục đã được Sở
Nông nghiệp & PTNT Hải Phòng và UBND huyện Cát Hải sử dụng để phục vụ thực tiễn sản xuất
ngao trên địa bàn Hải Phòng.
5. Nghiên cứu thử nghiệm sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi ba ba từ giai đoạn giống đến
nuôi thương phẩm ở Hải Phòng (2011 – 2012)
- Trên cơ sở kết quả phân tích thành phần hóa học (protein thô, lipid thô, độ ẩm, tro) của 20
loại nguyên liệu dùng chế biến thức ăn, lựa chọn được 10 loại nguyên liệu làm cơ sở cho việc phối
hợp xây dựng khẩu phẩn ăn cho ba ba phù hợp với đặc tính sinh học của chúng.
- Xây dựng được 9 công thức thức ăn nuôi ba ba ở 3 giai đoạn phát triển với hàm lượng đạm
khác nhau. Sản xuất thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm 360kg; quy mô công nghiệp 300kg.
14
- Kết quả nuôi thử nghiệm công thức thức ăn công nghiệp ở 3 giai đoạn từ con giống đến

nuôi thương phẩm cho thấy ba ba nuôi bằng thức ăn công nghiệp so với nuôi ba ba bằng cá tạp đạt
năng suất cao hơn từ 1,09 đến 1,20 lần; lợi nhuận thu được cao gấp 1,3 đến 1,8 lần. Kết quả này là
cơ sở nhân rộng mô hình nuôi ba ba bằng thức ăn công nghiệp cho các hộ dân.
6. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất dịch đạm thủy phân giàu acid amin từ
con moi (con ruốc, tép biển) bằng enzyme protease (2011 – 2012) Hiền
- Đề tài đã lựa chọn được enzyme Alcalase thương phẩm phù hợp cho thủy phân nguyên liệu
moi, xác định được điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân moi đạt hiệu suất cao.
- Nghiên cứu tạo sản phẩm giả chả tôm từ surimi và dịch đạm moi.
- Tạo được dịch đạm thủy phân có hàm lượng acid amin cao từ nguyên liệu moi.
- Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất dịch đạm thủy phân giàu acid amin từ con moi
bằng enzyme protease thương phẩm.
8. Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi động vật đáy có giá trị kinh tế,
quý hiếm ở vùng biển Bạch Long Vỹ và Cát Bà (2011 -2013) Hiếu
- Đánh giá được hiện trạng thành phần loài, phân bố sinh lượng, ước tính trữ lượng của 12
nhóm loài động vật đáy quý hiếm phân bố ven biển tại hai đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ. So sánh
với các nghiên cứu trước đây cho thấy mức độ suy giảm nghiêm trọng về sinh lượng của một số
nhóm loài nghiên cứu.
- Xây dựng và thử nghiệm thành công mô hình khoanh vùng bảo vệ, nuôi tự nhiên 12 loài
động vật thuỷ sản sống đáy tại hai đảo Bạch Long Vĩ và Cát Bà. Qua mô hình, đã đánh giá được
mức độ thành công của việc tổ chức quả lý dựa vào cộng đồng, đánh giá được tốc độ tăng trường
(bằng phương pháp đánh dấu), tỷ lệ sống, tốc độ tái tạo quần đàn trong tự nhiên của các đối tượng
nghiên cứu.
- Xây dựng hoàn thiện 02 bản đồ chi tiết về sự phân bố nguồn lợi của 12 loài/ nhóm loài hải
sản sống đáy tại hai khu vực đảo nghiên cứu Cát Bà và Bạch Long Vĩ.
2. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ dự báo ngư trường khai thác hải sản ngắn hạn ở
vùng biển Hải Phòng và lân cận (2011 – 2013)
Kết quả thu thập thông tin tài liệu, tư liệu, dữ liệu lịch sử có liên quan về hải dương học và
nguồn lợi nghề cá của 03 loại nghề chính (rê trôi tầng mặt, kéo đáy đơn và chụp mực) đã cung cấp
nguồn dữ liệu đầu vào cho công tác xây dựng dự báo ngư trường khai thác ở vùng biển Hải Phòng
và lân cận, góp phần phục vụ thiết thực cho công tác chỉ đạo và thực tiễn sản xuất của nghề khai

thác biển ở vùng biển Hải Phòng và lân cận.
9.Dự án xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus 1758)
bằng nguồn giống nhân tạo phù hợp với điều kiện ở Hải Phòng (2012 – 2013)
- Xây dựng thành công 03 mô hình: ương nuôi cá đối mục; nuôi đơn cá đối mục thương
phẩm; nuôi ghép cá đối mục và tôm sú thương phẩm trong ao đầm nước lợ tại Hải Phòng.
- Kết quả nuôi thử nghiệm ở 3 mô hình trên cho thấy hiệu quả kinh tế và có thể triển khai
chuyển giao áp dụng rộng rãi cho các tỉnh ven biển phía Bắc.
15

×